Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn rèn cho học sinh lớp 4 viết đoạn văn, bài văn miêu tả con vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.29 KB, 20 trang )

Rèn cho học sinh lớp 4 viết đoạn văn, bài văn miêu tả con vật
MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

A

Phần I: Mở đầu

02

I

Lý do chọn đề tài

02

1

Cơ sở lí luận

02

2

Cơ sở thực tiễn

05



II

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

06

III

Đối tượng nghiên cứu

06

IV

Phương pháp nghiên cứu

06

B

Phần II: Nội dung

07

I

Các biện pháp thực hiện luyện cho học sinh lớp 4 viết đoạn văn, bài
07
văn miêu tả con vật.


1

Thế nào là đoạn văn, bài văn miêu tả con vật?

2

Tìm hiểu thực tiễn của việc luyện cho học sinh lớp 4 viết đoạn văn,
bài văn hay.
08

2.1

Đánh giá nội dung luyện viết đoạn văn, bài văn miêu tả con vật trong
SGK Tiếng Việt 4.
08

2.2

Thực trạng những khó khăn của học sinh lớp 4 trường Tiểu học tôi
09
công tác khi làm văn miêu tả con vật.

3

Các bước thực hiện luyện cho học sinh lớp 4 viết đoạn văn, bài văn
12
miêu tả con vật.

07


Bước 1 Giúp HS hiểu cơ sở viết đoạn văn, bài văn miêu tả con vật hay.

12

1.1

Khi tả con vật cần chú ý tới bốn yêu cầu

12

1.2

Yêu cầu về đoạn văn, bài văn tả con vật

12

1.3

Nội dung đoạn văn, bài văn tả con vật

13

Bước 2

Xây dựng hệ thống bài tập luyện cho học sinh lớp 4 viết đoạn văn, bài
14
văn miêu tả con vật.

1.1


Nhóm bài tập cung cấp kiến thức mới

14

1.2

Nhóm bài lập dàn ý

15

1.3

Nhóm bài tập viết đoạn văn

16

1.4

Nhóm bài tập viết bài văn

18

II

Tổ chức thực nghiệm

19

C


Phần III: Kết luận, kiến nghị

20


I

Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc áp dụng đề tài

20

II

Những kiến nghị, đề xuất

22

1

Đối với Bộ GD&ĐT

22

2

Đối với Sở GD&ĐT và Phòng GD

22


3

Đối với Ban giám hiệu nhà trường

22

D

Phần IV: Kết luận chung

23

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

NXB


Nhà xuất bản

VD

Ví dụ

TLV

Tập làm văn

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo


PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
Thế kỉ XXI là thế kỉ của tri thức và khoa học. Hiện nay, trên thế giới, cuộc cách
mạng khoa học công nghệ đã và đang phát triển với một tốc độ nhảy vọt.
Cuộc cách mạng ấy tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
trong đó có giáo dục.
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển Giáo dục và Đào
tạo cùng với phát triển khoa học và Công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và
động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính vì vậy mà
phải “đổi mới giáo dục phổ thông” và đặc biệt là bậc Tiểu học - Đây là bậc học hình
thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện của một con người sau này, là bậc học
đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và hệ thống giáo dục quốc dân.

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục đó là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì chất lượng dạy học trong mỗi nhà trường Tiểu
học là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng dạy học ấy phải được thể hiện
bằng chất lượng toàn diện của các môn học: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên-xã hội, Nghệ
thuật, trong đó môn Tiếng Việt là một môn học đặc biệt gồm nhiều phân môn, ở mỗi
phân môn cụ thể lại có nội dung, phương pháp, cách thức dạy học khác nhau nhưng lại
gắn bó mật thiết với nhau: Phân môn này chuẩn bị hỗ trợ cho phân môn kia và ngược
lại để cùng nhằm đạt được mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học đó là:
“Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt: Nghe, nói, đọc,
viết, để học tập và giao tiếp trong các môi trường họat động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy hay
cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ
giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài.
Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa”.
Học tốt tiếng Việt sẽ giúp học sinh khám phá tìm hiểu về thế giới xung quanh một
cách sâu sắc hơn, đặc biệt là phân môn Tập làm văn.


Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn: Phân môn Tập làm văn có vị
trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ bởi vì đây là phân môn sử dụng và
hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kỹ năng tiếng Việt mà các phân môn
Tiếng Việt khác nhau Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình
thành. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kỹ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó
tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở
thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Phân môn Tập làm văn dạy học sinh sử dụng

được Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy học tập.
Nhiệm vụ cơ bản của dạy học Tập làm văn là giúp cho học sinh tạo ra được các ngôn
bản nói và viết theo các phong cách khác nhau do chương trình quy định, nói cách
khác, nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn là hình thành, phát triển năng lực tạo lập
ngôn bản ở học sinh. Năng lực tạo lập ngôn bản được phân tích thành các kĩ năng bộ
phận như: xác định mục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời dưới dạng nói, viết thành
câu, đoạn, bài. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn là cung cấp cho học sinh những
kiến thức và hình thành, phát triển ở các em những kĩ năng này.
Ở Tiểu học, phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rèn các kĩ năng nói theo các nghi thức
lời nói, nói, viết các ngôn bản thông thường, viết một số văn bản nghệ thuật. Ngoài các
kĩ năng chung để viết văn bản, mỗi loại văn bản cụ thể đòi hỏi cã những kĩ năng đặc
thù. Chẳng hạn: Để viết văn bản miêu tả cần có kĩ năng quan sát, kĩ năng diễn đạt một
cách có hình ảnh… Và phân môn Tập làm văn cũng đồng thời góp phần rèn luyện tư
duy và hình thành nhân cách cho học sinh. Thể hiện rất rõ khi học văn miêu tả (từ một
chú chim họa mi, chú gà trống, chị thỏ nâu… qua bài học đã tạo cho học sinh có sự
hiểu biết, tình cảm yêu mến gắn bó con người với thiên nhiên và vạn vật xung quanh,
từ đây tâm hồn và nhân cách của các em được hình thành và phát triển).
2. Cơ sở thực tế :
Thực tế dạy học cho thấy: Dạy tập làm văn là việc rèn luyện cho học sinh khả năng tổ
chức giao tiếp, tổ chức lời nói ngay từ khi học sinh bắt đầu đi học, đây là một việc làm
tương đối khó khăn mà không phải giáo viên nào cũng thực hiện được. Bởi lẽ khi xây
dựng kế hoạch bài học phải đầu tư nhiều thời gian hơn so với các phân môn khác (yêu
cầu cứ cao dần lên từ lớp 2 đến lớp 5). Ở các nhà trường Tiểu học, số giáo viên dạy
một giờ Tập làm văn sinh động, hấp dẫn chưa có nhiều. Hay khi thi giáo viên giỏi các
cấp (trường, cụm, huyện, tỉnh…) nếu như giáo viên bắt thăm bài dạy thuộc phân môn
Tập làm văn, thì hầu như tâm lí thiếu tự tin hơn các phân môn khác.
Còn đối với việc học của học sinh, ngoài sách giáo khoa tiếng Việt và sách Tập làm
văn (từ lớp 2 đến lớp 5) thì hiện nay, ngoài thị trường có rất nhiều loại sách tham khảo
cho học sinh, giúp các em có cái nhìn đa dạng, phong phú hơn. Song một số em còn lệ



thuộc nhiều vào sách tham khảo… có tư tưởng ngại học, ỷ lại nên cách cảm nhận, cách
nghĩ của các em không phong phú mà thường đi theo lối mòn, khuôn mẫu, tẻ nhạt.
Xuất phát từ thực tế học sinh lớp Bốn, tuy các em đã được làm quen và thực hành các
bài Tập làm văn từ lớp Hai và lớp Ba nhưng các em vẫn viết văn theo kiểu “từ ngữ
khô cứng” nghèo hình ảnh hoặc câu văn chỉ dừng ở mức độ có đủ chủ ngữ vị ngữ (câu
đơn bình thường) còn việc sử dụng các biện pháp tu từ để bài văn thêm sinh động, hấp
dẫn thì rất hạn chế.
Một bài văn hay, có giá trị không phải chỉ ở chỗ trình bày mạch lạc, dễ hiểu, mà cái
quan trọng hơn, đó là sức truyền cảm và sự truyền cảm này có được là do tính chân
thực, tính nhân bản cao hơn nữa là cái chất văn, hơi văn. Để viết được một bài văn
hay, học sinh cần phải rèn luyện sao cho có đựơc năng lực quan sát để nhận biết được
cái đặc trưng của sự vật hiện tượng, năng lực cảm thụ, năng lực thu thập thông tin,
năng lực tưởng tượng, liên tưởng, năng lực phân tích tổng hợp, năng lực lĩnh cảm và
các khả năng biểu đạt, bố cục tạo lập phong cách…. Song việc rèn luyện cho học sinh
những năng lực nói trên không phải là dễ, còn gặp rất nhiều khó khăn, kết quả thu
được còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là thể loại văn miêu tả - Kiểu bài tả con vật (Tập làm
văn lớp 4).
Như vậy, viết đoạn văn, bài văn miêu tả là một trong những nội dung yêu cầu kiến
thức – kỹ năng cơ bản ở Tiểu học. Và thực tế hiện nay (với những nguyên nhân đã nêu
trên), nhiều học sinh viết đoạn văn, bài văn miêu tả ( kiểu bài tả con vật) chưa hay,
thậm chí chưa đạt yêu cầu. Từ cơ sở lý luận và thực tế trên, để khắc phục những hạn
chế trong việc dạy và học Tập làm văn trong nhà trường, tôi đã chọn nghiên cứu sáng
kiến: “Rèn cho học sinh lớp 4 viết đoạn văn, bài văn miêu tả con vật”
II – MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1- Khảo sát tìm hiểu nội dung dạy viết đoạn văn, bài văn ở bậc Tiểu học - khối lớp 4
2 - Tìm hiểu thực trạng viết đoạn văn, bài văn của học sinh địa phương, chỉ ra
nguyên nhân và đưa ra những biện pháp khắc phục.
3 - Soạn các bài tập luyện cho học sinh viết đoạn văn, bài văn đúng yêu cầu và viết
đoạn văn, bài văn hay. Thể loại văn miêu tả, kiểu bài tả con vật (Tập làm văn lớp 4)

4 - Tổ chức cho học sinh thực nghiệm làm các bài tập ở trường tôi công tác. III- ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1- Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Tiếng Việt lớp Bốn bậc Tiểu học. Trọng tâm là
các bài luyện viết đoạn văn, bài văn miêu tả - Kiểu bài : Tả con vật.
2- Thực trạng dạy và học, tình hình chất lượng đoạn văn, bài văn của học sinh địa
phương (Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Nhật Tân - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam)


IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1- Phương pháp khảo sát, quan sát :
Khảo sát (sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập, vở trắc nghiệm, sách bồi dưỡng,
chuyên đề bồi dưỡng)- Tiếng Việt lớp 4; các bài làm của học sinh.
2- Phương pháp phân tích :
Phân tích nội dung sách giáo khoa, những phần luyện viết đoạn văn, bài văn;
phân tích các đoạn văn, bài văn do học sinh viết.
3 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm tổng hợp.
Tổng hợp những yêu cầu, những kiến thức liên quan đến viết đoạn văn, bài văn.
4- Phương pháp thực nghiệm.
Tiến hành cho học sinh lớp 4 thực nghiệm ở một số năm học để đánh giá xem hệ tác
dụng của đề tài đối với kết quả viết đoạn văn, bài cho học sinh đến mức nào?
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I - CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN LUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 4 VIẾT ĐOẠN
VĂN , BÀI VĂN “ MIÊU TẢ CON VẬT”
1. Thế nào là đoạn văn, bài văn miêu tả con vật ?
Đoạn văn, bài văn hay theo quan niệm của người viết là những đoạn văn, bài văn hay,
đúng, phong phú về nội dung và có cách diễn đạt phù hợp, sinh động thể hiện được
tình cảm của người viết. Trong nội dung đề tài này tôi chỉ dừng lại ở phạm vi hướng
dẫn học sinh viết đoạn văn, bài văn miêu tả con vật.
*. Khái niệm: Miêu tả con vật là một thể loại văn bản mà trong đó, người viết dùng
ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật của mình để tái hiện, sao chụp lại hình ảnh con vật

với những đặc điểm nổi bật cả về hình dáng bên ngoài lẫn những hoạt động và thói
quen sinh hoạt nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung, tưởng tượng ra con vật ấy
thông qua các giác quan của mình.
Nếu như viết đoạn văn, bài văn tả con vật mà chínhh mình không trực tiếp quan sát
con vật để có được cảm thụ thì nội dung bài viết không những sai mà còn khiến người
đọc không xúc cảm. Chính vì vậy mà mỗi câu, mỗi chữ trong tả con vật đều gửi gắm
tư tưởng. “Tức cảnh sinh tình”, mượn cảnh mà ngụ tình. Khi tả cảnh đều có cái tình
trong đó.
Để câu chữ chứa đựng tình cảm thì người viết phải quan sát kĩ con vật bằng
tình cảm, yêu quý thực sự như vậy mới nhận biết được đặc điểm của nó rồi dung lời lẽ
sinh động để tả, sao cho có sự giao hoà tình cảm giữa người viết với con vật miêu tả
như tâm tình giữa con người với con người.


2. Tìm hiểu thực tiễn của việc luyện cho học sinh lớp 4 viết đoạn văn, bài văn hay.
2.1. Đánh giá nội dung luyện viết đoạn văn, bài văn miêu tả con vật trong sách giáo
khoa Tiếng Việt 4
a) Về nội dung bài tập: Nhìn chung các bài tập trong mỗi bài học của phân môn Tập
làm văn là phù hợp, vừa sức đối với học sinh.
Trước hết học sinh được trang bị những kiến thức về văn miêu tả. Đó là một số hiểu
biết ban đầu về đặc điểm chính của văn miêu tả. Các kiến thức được cung cấp cho học
sinh một cách có hệ thống và chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản. Các kiến thức được xây
dựng từ hệ thống câu hỏi bài tập học sinh thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh
kiến thức và phát triển kĩ năng. Sau đó các kiến thức sẽ được củng cố và vận dụng
ngay vào các bài tập thực hành. Có thể nói việc chương trình đưa kiến thức lí luận về
văn miêu tả vào dạy cho học sinh là đúng đắn, cần thiết. Bởi vì đây là chỗ dựa, là điểm
tựa giúp học sinh làm đúng, làm tốt bài văn miêu tả.
Sách Tiếng Việt 4 rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh trên cơ sở, quy trình
sản sinh ngôn bản. Mặt khác nó tập trung rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho
học sinh tuỳ theo đối tượng miêu tả giúp học sinh chủ động, tự tin khi tạo lập bài văn

miêu tả hoàn chỉnh tránh tình trạng viết văn sơ sài, viết theo cảm tính hoặc sao chép
của người khác. Tiếng Việt 4 tiến hành luyện tập các kĩ năng viết văn miêu tả thông
qua hệ thống bài tập, các bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Cách
giao nhiệm vụ rõ ràng:
Chẳng hạn : Bài “Luyện tập quan sát con vật”
Bài 1: Đọc bài văn “Đàn ngan mới nở” (Tô Hoài)
Bài 2: Để miêu tả đàn ngan, tác giả đã quan sát những bộ phận nào ? Ghi lại những
điều (câu) miêu tả mà em cho là hay.
Bài 3: Quan sát và miêu tả các đặc điểm ngoại hình của con mèo (hoặc con chó) của
nhà em hoặc của nhà hàng xóm.
Bài 4: Quan sát và miêu tả hoạt động thường xuyên của con mèo (hoặc con chó)
nói trên.
Như vậy, học sinh làm đúng hướng. Bên cạnh đó, đề văn miêu tả trong SGK cũng rất
phong phú, gắn bó với vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh, gần gũi với các em.
Nhiều đề bài còn mở ra cho học sinh những khả năng lựa chọn tuỳ theo ý thích của
mỗi em giúp các em chủ động, sáng tạo, bộ lộ, thể hiện mình. Sản phẩm mà các em tạo
ra sẽ là những bài văn miêu tả chân thực, sinh động của chính các em. Ngoài ra rất
nhiều bài tập luyện từ và câu đã tạo cho học sinh ý thức sử dụng ngôn ngữ khi viết văn
miêu tả.


Ví dụ: Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích, trong đó có ít nhất một câu
có trạng ngữ chỉ phương tiện.
b) Văn miêu tả được bố trí dạy theo nguyên tắc đồng tâm, mục đích giúp học sinh tạo
lập những văn bản miêu tả hoàn chỉnh mang đậm dấu ấn cá nhân.
Nội dung Tập làm văn trong sách giáo khoa lớp 4 đã kế thừa và mở rộng những nội
dung, kĩ năng về quan sát, miêu tả, viết câu văn, đoạn văn ở lớp 2,3 tiến đến làm bài
văn hoàn chỉnh theo một trình tự hợp lý, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh
và sinh động, cảm xúc chân thực. Đây cũng chính là những kiến thức, kĩ năng chuẩn bị
cho học sinh lên bậc trung học cơ sở học tốt các kiểu bài trong thể loại văn miêu tả.

Tuy nhiên trong các bài học, kĩ năng lập dàn bài, viết đoạn văn đã được quan
tâm đúng mức song kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh và sửa lỗi thì lượng bài tập còn
hạn chế (kể cả số tiết dành cho các dạng kĩ năng này cũng còn ít).
2.2. Thực trạng những khó khăn của học sinh lớp 4 trường Tiểu học tôi công tác khi
làm văn miêu tả con vật:
a. Ưu điểm:
Học sinh có sự quan sát tinh tế khi làm văn miêu tả.
Ví dụ: Đây là một đoạn văn miêu tả chú gà trống:
“Chú gà mới đẹp làm sao! Chú kiêu hãnh khoác bộ áo sặc sỡ đủ màu như
một chàng hoàng tử. Thân hình chú thon thon gần bằng chiếc ấm tích. Trông chú thật
khoẻ và rắn rỏi như một chàng hiệp sĩ. Chiếc mào đỏ tươi rung rinh theo bước chân
của chú. Toàn thân chú phủ một lớp lông vũ óng mượt màu vàng xuộm. Phía dưới
cánh có lông màu lông đen. Cái đuôi của chó cong vổng lên như chiếc cầu vồng. Đôi
chân khoẻ khoắn và thoắt cái đã thấy chú trên đỉnh đống rơm rướn dài cái cổ:
Ò..ó..o..o. Lát sau đã thấy chú bên bụi chuối. Chớp mắt chú đã bới được mấy con giun
đất to như chiếc đũa. Nhưng lạ chưa kìa, em không thấy chú ăn mà cứ kêu “tục tục!”.
Một lũ gà mái chạy xô đến. À thì ra chú muốn mời mấy chị gà mái cùng ăn.”.
Ưu điểm cần học tập: Chú gà được miêu tả là một chú gà trống đẹp. Đẹp bởi vóc dáng,
màu lông, đẹp bởi sự cường tráng, khoẻ mạnh. Tất cả được hiện lên bởi những từ ngữ
giàu hình ảnh màu sắc và âm thanh: “sặc sỡ”, “thon thon”, “rắn rỏi”, “đỏ tươi”, “óng
mượt”, “vàng xuộm”, “xanh đen’, “cong vổng lên”, “khoẻ khoắn”, “rướn”. Và cùng
với các từ ngữ này là các biện pháp so sánh,
nhân hoá, cách dùng câu cảm làm câu chủ đề.
Chú gà không những đẹp về hình dáng bên ngoài mà tính nết cũng thật đáng
yêu: Bới giun mời gà mái cùng ăn.


Bằng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, lối diễn đạt tự nhiên, sinh động bạn đã lôi cuốn
người đọc theo dõi bài viết một cách hào hứng chú gà trống hiện lên trước mắt chúng
ta như bằng xương bằng thịt và còn có cá tính thật đặc biệt

nữa.
Chúng ta có thể tham khảo một mở bài tả chú gà trống:
“ Các bạn có biết không? Từ đầu năm học đến giờ, tôi chưa lần nào đi học muộn cả.
Ấy là nhờ chiếc đồng hồ báo thức đặc biệt của tôi đấy. Chiếc đồng hồ được mang tên
là “Chú Trống Choai đáng yêu”.
Như vậy mở bài trên là kiểu mở bài gián tiếp, nó như những lời đố vui thơ ngây làm
cho người đọc tò mò, hồi hộp và rồi lời giải đố cũng bát ngờ làm cho người đọc có
cảm tình ngay khi mới đọc bài văn. Thật là thú vị đáng được học tập.
Hoặc một kết bài tả chú lợn: " Nuôi lợn tuy vất vả nhưng cả gia đình em ai
cũng ham, vì nó tăng thêm thu nhập cho gia đình. Mỗi lần đi học về, cất xong cặp sách
là em ra thăm chú ngay. Thấy em chú vẫy vẫy cái đuôi lũn cũn, khịt khịt cái mũi đến
gần. Cứ nghĩ đến việc phải bán chú đi, em lại thấy tội nghiệp cho chú. Nhưng biết làm
sao được."
Đây là phần kết bài viết theo lối mở rộng. Qua cách viết ta thấy rất rõ tình cảm của
người viết đối với chú lợn nhà mình và cho thấy cả lòng nhân hậu của người viết đối
với loài vật nữa.
Ngoài những ưu điểm về cách dùng từ, viết câu, diễn đạt, sắp xếp ý, các em học sinh
khá giỏi thường viết chữ rất đẹp mà điểm cho thi học sinh giỏi, mỗi kì bao giờ cùng
giành hai điểm cho chữ viết. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, các em cũng còn có
một số nhược điểm (thường gặp ở học sinh trung bình yếu) đó là:
+ Lỗi về nghĩa:
"Con lợn nhà em bằng quả dưa hấu nặng bốn tạ."- Câu sai nghĩa.
"Vì luôn yêu mến em, cún con rất gầy gò"- Câu không có sự tương hợp về
nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu.
+ Lỗi về dấu câu:
Thiếu dấu chấm, dấu phẩy trong từng câu hoặc cả bài. Hoặc sử dụng dấu câu sai. Ví
dụ: "Con chó rất ngoan. Không cắn trộm ai bao giờ".
+ Lỗi câu, lặp từ:
Ví dụ: Cún con luôn thức đêm để trông nhà. Em rất yêu quý Cún vì Cún luôn thức
đêm trông nhà cho em.

+ Lỗi về cấu tạo ngữ pháp:


- Câu không đủ thành phần: Những chú gà đáng yêu.
- Câu thừa thành phần hoặc không phân định được thành phần.
Ví dụ: Em thấy rất có ích nuôi con mèo này.
Và còn một số lỗi nữa đó là: Viết sai lỗi chính tả dẫn đến sai nghĩa của từ, cách sắp
xếp ý chưa có trật tự lô gích.
b. Nguyên nhân của thực trạng:
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy : Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên đó là:
+ Do vốn từ của học sinh chưa phong phú, chưa hiểu rõ nghĩa của từ.
+ Chưa nắm chắc cách làm của từng kiểu bài ở từng thể loại.
+ Việc quan sát thực tế chưa đầy đủ, còn qua loa đại khái.
+ Chưa có thói quen nháp bài (dàn ý chi tiết) trước khi luyện viết.
+ Một số em do đọc, viết yếu dẫn đến tiếp thu bài chậm, làm văn nghèo hình ảnh,
ngại học. Thậm chí nói đến làm văn là sợ.
+ Một nguyên nhân nữa là do sự kèm cặp học sinh yếu, trung bình của giáo viên chưa
tích cực. Chưa đầu tư tìm tòi xây dựng cho các em những bài tập phù hợp với trình độ
khả năng của các em.
3. Các bước giúp học sinh hiểu cơ sở của việc viết đoạn văn, bài văn hay.
Bước 1: Giúp học sinh hiểu cơ sở của việc viết đoạn văn, bài văn hay
1.1.Khi tả con vật cần chú ý tới bốn yêu cầu sau :
1. Chọn vị trí quan sát.
2. Quan sát phải nắm được đặc điểm riêng biệt của con vật.
3. Phải viết ra hình dạng, màu sắc, động thái của con vật cụ thể.
4. Câu chữ phải chứa đựng tình cảm chân thực; Dùng các biện pháp nghệ thuật để tả
(So sánh, nhân hoá…)
1.2. Yêu cầu về đoạn văn, bài văn miêu tả con vật:
1. Đoạn văn hoàn chỉnh có đủ ba phần : mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn và gồm có::
- Đoạn văn tả hình dáng con vật

- Đoạn văn hoạt động và thói quen sinh hoạt của con vật
Hoặc các đoạn văn tổng hợp tả hình dáng con vật kết hợp tả hoạt động và thói quen
sinh hoạt của con vật. đoạn văn có thể được viết theo một trong ba hình thức sau:
- Đoạn văn diễn dịch
- Đoạn văn quy nạp.
- Đoạn văn tổng hợp.


2. Bài văn hoàn chỉnh có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
* Mở bài : Giới thiệu con vật được tả : Gồm : Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
* Thân bài : Tái hiện, sao chụp con vật được miêu tả ở những góc nhìn nhất định.
* Kết bài : Nêu những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người miêu tả với
con vật được miêu tả. Có 2 kiểu kết bài đó là : kết bài mở rộng và kết bài không mở
rộng.
1. 3. Nội dung đoạn văn, bài văn miêu tả con vật :
Đối với văn miêu tả kiểu bài tả con vật: Khi miêu tả, phải nắm lấy cái đặc điểm nổi bật
nhất. Chẳng hạn: chim bay, thú chạy, sâu bò, cá bơi… là phương thức động thường
thấy ở loài vật, cũng là sự thể hiện sức sống của chúng, và những cái đó phải tả sao
cho sinh động. Song chỉ miêu tả chung như vậy thì chưa đủ, vì thế, cần phải quan sát
kĩ, đi sâu tìm hiểu, nắm bắt những đặc điểm riêng, nổi bật nhất của từng con vật thì
mới tả được giống như thật.
Một điểm nữa là: Trên cơ sở miêu tả những đặc điểm nổi bật về hình thể, động tác
bên ngoài của một con vật thì còn phải nắm bắt được đặc điểm tập tính của nó nữa và
cả quan niệm, tình cảm của con người đối với chúng. Và do vậy, con vật được hiện lên
bằng xương, bằng thịt, có hồn nữa.
Chẳng hạn: Sư tử, hổ, báo… là những mãnh thú thì phải chú ý làm nổi bật cái đặc
điểm oai phong, mạnh mẽ. Do vậy mà phải tả tiếng gầm của chúng làm rung động đất
trời, rồi cả cái nanh, cái vuốt sắc nhọn để vồ, để cắn xé, rồi cả đến cái cung cách
không chịu hàng, không chịu thua của chúng nữa.
Chúng ta cùng tham khảo đoạn văn sau đây:

“Dừng một lát, bỗng nghe tiếng hổ gầm. Xa trông trên ngọn núi phía trước là hai
ngọn đèn đỏ rực. Nhìn kĩ thì ra một con hổ vằn. Hai ngọn đèn đỏ kia là mắt hổ đấy…
con hổ gầm vang rồi phốc một cái, biến mất.”
Ở đây, mắt hổ được miêu tả như: “ngọn đèn”, tiếng hổ kêu thì “gầm vang” nhảy thì
“phốc cái”. Thật oai phong dũng mãnh đến sợ, ngoài hổ ra thì còn con nào nữa.
Ngoài ra, cũng một loại con vật, ngoại hình giống nhau, nhưng trong những cái khác
nhau do hoàn cảnh, tình hình khác nhau cũng có những biểu hiện động tác khác nhau.
Nếu ta tả ra được những cái khác nhau đó là ta đã tả được cái đặc điểm riêng biệt của
mỗi một con vật trong số động vật cùng loại. Và như vậy, miêu tả sẽ tinh tế, sống
động.
1.4.Cơ sở để viết đoạn văn, bài văn miêu tả con vật hay :
1. Dùng từ đúng và hay :


Để viết được đoạn văn, bài văn miêu tả hay, các em cần có vốn từ và biết cách sử dụng
từ đúng lúc, đúng chỗ, biết dựa vào từ để tạo ra cái mới, cái riêng, cái độc đáo trong
những dòng, những bài mình viết. Chính vì vậy mà các em phải dùng từ đúng và dùng
từ hay. Chẳng hạn: Cách dùng từ miêu tả âm thanh của các con vật : “Rừng núi còn
chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đấy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người
đang ngon giấc trong những chiến chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành
phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà
gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cành cây
cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều.
Bản làng đã thức giấc”.
2. Viết câu đúng và viết câu hay:
- Viết câu đúng: Viết câu đúng là viết câu biểu đạt, diễn đạt đúng nội dung, đúng ý mà
người viết muốn nói ra. Viết câu đảm bảo đúng về cấu trúc ngữ pháp
VD: Chú gà trống nhà em/ đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
CN


VN

Viết câu hay: Viết câu hay là viết câu được mở rộng các thành phần phụ,
yếu tố phụ: trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ…, sử dụng câu ghép, cách diễn đạt phức hợp.
Bên cạnh đó còn sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá…
VD: Để làm duyên với bọn gà mái, chú còn trang điểm cho mình một chiếc đuôi r ực r
ỡ…
TN

CN BN

VN

BN

Bước 3: Xây dựng hệ thống bài tập luyện cho học sinh lớp 4 viết đoạn văn, bài văn “
Miêu tả con vật”
1.1. Nhóm bài tập cung cấp kiến thức mới.
Bài 1: Đọc đoạn văn miêu tả chú gà trống và nêu nhận xét:
1. Đoạn văn tả những bộ phận nào của chú gà trống? Tả những hoạt động gì của chú
gà trống?
2. Đoạn văn đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh như thế nào? Đã kết hợp tả hình dáng và hoạt
động của chú gà trống.
"Gà Bà Kiên là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn. Nó nhảy tót lên
cây rơm thật cao, phóng tầm mắt nhìn quanh như muốn mọi người hãy chú ý, nó sẽ
gáy một hơi thật to, thật dài. Nó xoè cánh, nghểnh cổ, chuẩn bị chu đáo, nhưng rốt
cuộc chỉ rặn được ba tiếng éc è e cụt ngủn. Nó ngượng quá, đỏ chín mặt, hấp tấp nhảy
xuống đất." (Những chú gà xóm tôi - Võ Quảng)



Bài 2: Những việc làm dưới đây, việc làm nào cần thiết trực tiếp cho việc tìm ý viết
bài văn tả con chó? hãy đánh dấu X vào những việc làm đó.
A. Lấy cơm cho chó ăn.
B. Tắm, kì cọ cho chó.
C. Ngồi quan sát chó ăn.
D. Xích chó vào cột nhà.
E. Quan sát thái độ của con chó trước khách quen, khách lạ.
Bài 3: Gạch chân những từ ngữ không phù hợp với bộ phận miêu tả con mèo dưới
đây:
Bộ phận miêu tả

Các từ ngữ miêu tả

a, Mắt

hai hòn bi ve, xanh lét, xanh lục,

b, Lông

tam thể, xù xì, tro bếp

c, Thâm hình

vạm vỡ, thon dài

d, Bàn chân

đầy móng vuốt, to xù, đệm thịt

e, Tai


thÝnh, dong dỏng, cụp xuống

1.2. Nhóm bài lập dàn ý:
Bài 1: Chép bài văn mẫu số 14 trang 51 (Những bài văn mẫu lớp 4 - NXBTH
-TPHCM).
1. Hãy nối mỗi đoạn văn ghi ở cột A với nội dung ghi ở cột B sao cho đúng:
A

B


2. Chi tiết “ Bình thường… gần sát đất” được tả bằng những giác quan nào?
- Các chi tiết “Cái đầu tròn …rất tài” được tác giả quan sát bằng những giác quan nào?
3. Chọn chi tiết (hình ảnh) so sánh, nhân hoá trong bài văn
Bài 2: Lập dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà (gà, chó…)
Bài 3: Làm dàn ý chi tiết tả các bộ phận của con gà trống, bạn Nga đã theo gợi ý sau:
+ Các bộ phận của gà trống.
+ Mào?
+ Đầu?
+ Mắt?
* Em hãy kể thêm các bộ phận khác của con gà trống giúp bạn Nga tả đầy đủ hơn.
1.3. Nhóm bài tập viết đoạn văn.
a. Bài tập viết câu, dùng từ.
Bài 1: Với mỗi từ sau đây hãy viết thành một đoạn miêu tả hình dáng bên ngoài
của con mèo và tả hoạt động của con mèo?
Hồng hồng, tròn xoe, đánh hơi, đệm thịt, động đậy, nhảy phốc, lao ra, móng
vuốt.
Bài 2: Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để các câu văn hoàn chỉnh tả con mèo,
con chú, con gà trống.

A. Mỗi buổi sáng sớm, khi mọi người chưa thức dậy,..
B. Nếu đánh hơi thấy lũ chuột,..
C. Khi khách lạ đến nhà,…
b. Bài tập chữa lỗi sai do không hiểu nghĩa.
Bài 1: Tìm từ dùng sai trong các câu văn sau và giải thích vì sao? Em hãy chữa lại
cho đúng.
A. Mích- ki lớn nhanh như gió. Giờ đây nó đã là một chú chó trưởng thành với hình
dáng cân đối và đẹp đẽ.
B. Hôm nay trời ấm, chú mèo chạy ra sân nằm cạnh gốc cau đón nắng. Chú mèo cũng
hay đùa nghịch với cún con. Chú mèo còn giỡn cả chị gà mái nữa.
C. Nếu có đệm thịt dày dưới chân, chú mèo đi lại rất êm.


D. Con chó nhà em mới được ba tháng tuổi. Thân nó to bằng chiếc thùng gánh nước.
c. Bài tập mở rộng thành phần câu.
Bài 1: Hãy mở rộng các câu văn sau để tạo thành các câu văn sinh động hơn.
A, Mắt Tô- ny rất sáng.
Thêm : Cặp mắt của Tô- ny sáng trong như hai viên bi thuỷ tinh.
Bộ lông của Mi- mi màu vàng
Thêm : Bộ lông của Mi- mi màu vàng mượt, mịn như nhung.
Bài 2: Các câu văn sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Nó xoè cánh, nghểnh cổ, chuẩn bị chu đáo nhưng rốt cuộc chỉ rặn được ba tiếng éc è
e cụt ngủn. Nó ngượng quá, đỏ chín mặt, hấp tấp nhảy xuống đất”.
A, So sánh.

x
B, Nhân hóa
Bài 3: Em hãy viết đoạn kết bài tả con mèo theo cách mở rộng
1.4. Nhóm bài tập viết bài văn.
Bài 1: Em hãy tả lại một chú gà trống mà em thích nhất.

Bài 2: Chó là vật nuôi trong nhà rất trung thành sống có tình nghĩa. Em hãy viết
bài văn tả chú chó đáng yêu với cách kết bài mở rộng.
Bài 3: Nhà em(hoặc nhà bạn em) có nuôi một con mèo. Em hãy tả lại con mèo
đó?
* Tham khảo mở bài kiểu gián tiếp của bài tập 1:
“Trời còn mờ sương. Mặt trời vẫn còn lấp sau lớp mây bồng bềnh, xôm xốp. Bỗng
một tiếng gáy giòn giã cất lên: ò..ó..o..o…Cả không gian đang mơ
màng như bỗng tỉnh giấc”
* Tham khảo kết bài theo kiểu mở rộngcủa bài tập 2:
“Không có một loài vật nào trung thành với chủ như giống chó. Bây giờ em mới
thấy đủ điều đó. Đối với em Lu Lu có một nét đẹp nữa là sự ngoan hiền, tinh khôn. Em
quý Lu Lu ở tất cả những nét đẹp ấy. Thật là một chú chó tuyệt vời”
e. Nhóm bài tập chữa bài, chữa lỗi.
Bài 1: Bài văn tả các bộ phận của một chú chó con dưới đây, có một số câu dùng từ
miêu tả chưa đúng. Em hãy chỉ ra các câu đó và sửa lại những từ cho phù hợp.


“Mẹ em mới mua về một chú cún con, em đặt tên cho nó là Lu Lu .(1) Đầu chú chó
nhẵn như quả đu đủ (2). Thân chú to bằng chiêc gầu múc nước(3). Bộ lông vàng mịn
thật đẹp (4) Bốn chân của chú khẳng khiu (5). Mỗi khi có khách lạ, chú giơ hai chân
trước lên và kêu ăng ẳng”.(6)
Đáp án:
Câu có từ sai

Từ dùng sai

Sửa lại

(3)


chiếc gầu múc nước

bắp chân người lớn

(5)

khẳng khiu

Nhỏ nhắn

ăng ẳng

Gâu…gâu

(6)

Bài 2: Viết lại kết bài sau tả về một chú chó đáng yêu.
“Chú chó đã canh giữ nhà cho nhà em. Em sẽ chăm chú thật chu đáo để chú khoẻ
mạnh luôn trông nhà cho nhà em”.
Tham khảo:
Chú chó thật trung thành và đáng yêu. Em sẽ chăm sóc chú thật cẩn thận và coi chú là
người bạn thân thiết của gia đình em.
* Những bài văn tham khảo:
1. Tả con mèo của nhà em ( hoặc của nhà bạn em)
2. Tả một chú chó đáng yêu.
3. Viết đoạn văn tả hoạt động của chú gà trống.
4. Viết phần thân bài tả con gà trống.
5. Viết phần thân bài tả một chú chó đáng yêu.
II- TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM
Với nội dung đề tài trên, tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở các tiết Tập làm văn

- Kiểu bài tả con vật tại lớp 4B năm học 2011-2012 sau đó cho học sinh làm bài kiểm
tra viết với ba đề bài
Đề 1: Em hãy tả lại con mèo nhà em (hoặc nhà bạn em).
Đề 2: Chó là vật nuôi trong nhà rất trung thành, sống có tình nghĩa. Em hãy viết bài
văn tả chú chó đáng yêu với cách kết bài mở rộng.
Đề 3: Tả lại chú gà trống mà em thích nhất.
Đối chứng với năm học trứơc, kết quả cụ thể thu được như sau:
Năm học

Số HS Đề

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu


2012-2013
(Thực nghiệm)

2011-2012
(Đối chứng)

25

25


SL

TL % SL

TL % SL

TL % SL TL %

Đề 1

7

28

8

32

9

36

1

4

Đề 2

6


24

8

32

11

44

0

0

Đề 3

9

36

9

36

7

28

0


0

Đề 1

2

8

4

16

16

64

3

12

Đề 2

4

16

3

12


14

56

4

16

Đề 3

3

12

4

16

16

64

2

8

Như vậy khi đối chiếu kết quả bài làm của học sinh của hai năm học với đề bài
như nhau, tôi thấy chất lượng của năm học 2012 - 2013 hơn hẳn so với kết quả năm
học 2011-2012. Bài làm của các em có tiến bộ rõ rệt, các em đã biết viết văn miêu tả
con vật giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Đặc biệt nhiều em đã biết sử dụng điệp từ, điệp

ngữ, nghệ thuật nhân hoá, so sánh bài làm có cảm xúc chân thật. Tuy nhiên vẫn còn
một vài bài viết còn mang tính liệt kê, kể lể. Mặc dù sự chuyển biến chưa măng tính
bứt phá song như vậy cũng là điều đáng quý khi dạy Tập làm văn. Thời gian áp dụng
thực nghiệm chưa có nhiều . Nếu đựơc áp dụng rộng rãi chắc chắn kết quả sẽ còn khả
quan hơn nhiều. Các em học sinh rất phấn khởi và hào hứng làm bài văn, yêu thích
Tập làm văn. Như vậy các bước luyện tập nêu trên đã hoàn toàn hợp lý, có giá trị thực
tiễn, học sinh đã viết được đoạn văn, bài văn hay.

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I - BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VIỆC ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của chiến
lược phát triển giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, giáo viên phải không
ngừng học hỏi, sáng tạo trong giảng dạy, đem hết khả năng và niềm đam mê, lòng
nhiệt huyết cho công tác thì mới có được kết quả như mong muốn. Việc dạy Tập làm
văn nhất là văn miêu tả kiểu bài tả con vật lớp Bốn thì việc làm này càng cần thiết hơn.
Học sinh lớp Bốn tuy đã gần cuối cấp Tiểu học
nhưng việc làm văn cũng mới dừng lại ở mức độ “tập”. Với hệ thống bài tập đưa ra để
rèn kĩ năng cho học sinh đã tạo cho học sinh tiếp xúc, khám phá, tìm
hiểu và thử tài của chính mình, nâng cao khả năng làm văn của các em, giúp
các em tự tin hơn khi học phân môn này. Bước đầu hệ thống bài tập đã tương đối phù
hợp với trình độ của học sinh.


Thực tế giảng dạy lớp 4 trong nhiều năm, tôi thấy để nâng cao chất lượng dạy học
Tập làm văn, ngoài hệ thống bài tập (yếu tố cơ bản, cần thiết) người giáo viên cần phải
tìm hiểu kĩ đối tượng học sinh, hiểu đặc điểm tâm lý của các em. Hiểu và nắm chắc
đặc điểm, yêu cầu của văn miêu tả. Học tốt các phân môn còn lại vì phân môn Tập làm
văn là phân môn thực hành tổng hợp kĩ năng kiến thức của tất cả các phân môn thuộc
môn Tiếng Việt. Mặt khác người giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo trước khi lên
lớp. Trong giờ dạy, tuỳ thuộc vào nội dung từng phần, giáo viên nên đọc cho các em

nghe các câu văn, câu thơ có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, cung cấp cho các em
những đoạn văn mẫu giúp các em mở rộng vốn từ, mở rộng vốn hiểu biết để từ đó học
tập,vận dụng vào bài làm của mình. Giáo viên cần coi tiết trả bài không thể thiếu của
quá trình hoạt động, đó chính là khâu kiểm tra đánh giá nhằm điều chỉnh cho những
hoạt động tiếp theo. Trả bài là tiết học mà giáo viên giành nhiều thời gian để sửa lỗi
cho học sinh, giúp các em tiến bộ hơn. Với học sinh lớp Bốn, các em không thể ngay
lập tức có những câu văn, đoạn văn hay mà phải là kết quả của một sự rèn luyện liên
tục, thường xuyên. “chăm chỉ, thành tài”, Văn hay không thể có được ở những học trò
lơ là đèn sách. Nhận thức được rằng: Việc rèn kĩ năng làm văn vừa để nhằm mục đích
nâng cao ý thức tự rèn luyện của học sinh. Và đó cũng chính là điều thúc đẩy tôi
nghiên cứu và hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Rèn cho học sinh lớp 4 viết
đoạn văn, bài văn miêu tả con vật”
Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân tình của các bạn bè đồng nghiệp và
của các bậc thầy, cô kinh nghiệm hướng dẫn, giảng dạy bộ môn, phân môn để việc
“ Rèn cho học sinh lớp 4 viết đoạn văn, bài văn miêu tả con vật” đạt được kết quả tốt
đẹp hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh, đáp ứng
với mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục hiện nay.
II- NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Để kết quả của đề tài có thể được áp dụng rộng rãi và hiệu quả, tôi xin có một số ý kến
đề xuất như sau:
Đối với Bộ GD&ĐT
Cần tăng thời lượng cho các tiết Tập làm văn dựng đoạn văn miêu tả để học sinh
được rèn kĩ năng nhiều hơn.
Nghiên cứu các ngữ liệu đưa vào sách giáo khoa cho phong phú hơn phù hợp
với tâm lý, lứa tuổi, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
2. Đối với Sở GD&ĐT và Phòng GD
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn (hội thảo, thi giáo viên giỏi, cấp huyện, tỉnh…)
nên khuyến khích giáo viên dạy Tập làm văn để trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Tổ chức



nói chuyện chuyên đề với các chuyên gia về dạy và học Tập làm văn để giáo viên, học
sinh được tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện thông tin hiện đại cho các
nhà trường (đặc biệt khuyến khích sử dụng kết nối, dạy giáo án điện tử phân môn Tập
làm văn).
Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
- Cần đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở các tổ, khuyến khích giáo viên giành thời gian
trao đổi kế hoạch bài học để học tập kinh nghiệm.
- Tăng cường đầu tư về sách, báo trong thư viện để giáo viên có đủ tư liệu tham khảo
phục vụ cho giảng dạy.
- Tổ chức cho giáo viên và học sinh tham quan du lịch hàng năm để nâng cao nhận
thức và vốn hiểu biết về quê hương đất nước. Giáo viên tự tin trong mỗi bài giảng của
mình thì chất lượng, hiệu quả giờ dạy chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt hơn.

PHẦN IV: KẾT LUẬN CHUNG
Trên đây tôi vừa trình bày đề tài “Rèn cho học sinh lớp 4 viết đoạn văn, bài văn
miêu tả tả con vật” mà tôi đã đúc rút và áp dụng qua những năm dạy học sinh lớp 4.
Tuy nhiên, để áp dụng đề tài này sao cho có kết quả tốt hơn còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khách quan, chủ quan của thầy và trò. Song điều tôi tâm niệm là: chính mỗi
giáo viên phải thực sự có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của môn Tiếng Việt ;
phải có tâm huyết, say mê với nghề và phải có một niềm tin vào sự phát triển đi lên
không ngừng của nền giáo dục nước nhà.
Rất mong bạn đọc đóng góp ý kiến cho đề tài này!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đầu sách

Nhà xuất bản

Thiết kế tiếng Việt lớp
Nhà XB Hà Nội

4(Tập 1,2)

Tên tác giả
Nguyễn Huyền Trang

Sách giáo viên lớp 4(TậpNhà xuất bản giáo dục Việt Nguyễn Minh Thuyết(Chủ
1,2)
Nam
biên)
Rèn kĩ năng tập làm văn lớpNhà xuất bản giáo dục Việt
Lê Phương Nga
4
Nam


Nhật Tân, ngày tháng năm 2015
Người viết

Bạch Thị Hoa



×