Tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn Giải bài 1 trang 36, bài 2,3,4,5,6 trang 37 SGK Hóa lớp
12: Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat.
A. Tóm tắt kiến thức Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat
1. Cấu tạo
– Glucozơ ở dạng mạch hở là monoanđehit và poliancol: CH2OH[CHOH]4CHO
– Fuctozơ ở dạng mạch hở là monoxeton và poliancol, có thể chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường
bazơ:
CH2OH[CHOH3]COOCH2OH
CH2OH[ơCHOH]4CHO
– Saccarozơ: phân tử không có nhóm CHO, có chức poloancol: (C6H11O5)2O.
– Tinh bột: các mắt xích liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm CHO.
– Xenlulozơ: các mắt xích liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm CHO, mỗi mắt
xích có 3 nhóm OH tự do: [C6H7O2(OH)3]n
2. Tính chất hóa học
– Glucozơ có phản ứng của chức CHO:
C5H11O5CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3.
– Fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm.
– Glucozơ, fructozơ, saccarozơ và xenlulozơ có phản ứng của chức poliancol:
+Glucozơ, fructozơ, saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
+Xenluloz ơ tác dụng với axit nitric đậm đặc cho xenluloz ơ trinitrat:
[(C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3(đặc) → (H2SO4 t0) [(C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
– Saccarozơ, tinh bột và xenluloz ơ có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit hay enzim thích hợp.
– Glucozơ có phản ứng lên men rượu.
Bài trước: Giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 33,34 SGK Hóa 12: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ
B. Giải bài tập Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat Hóa 12 trang 36,37
Bài 1. (Trang 36 Hóa 12 chương 2)
Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng dãy chất nào sau đây làm
thuốc thử?
A. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3;
B. Nước brom và NAOH;
C. HNO3 và AgNO3/NH3;
D. AgNO3/NH3 và NAOH.
Giải bài 1:
Chọn A.
Dùng Cu(OH)2 nhận biết được anđehit axetic (không hòa tan được Cu(OH)2); dùng AgNO3/NH3; đun
nhẹ nhận biết được glucozơ (tạokết tủa Ag).
Bài 2. (Trang 37 Hóa 12 chương 2)
Khi đốt cháy hoàn toàn một tập hợp chất hữu cơ thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol là 1 :
1. Chất này có thể làm men rượu. Chất đó là chất nào trong các chất sau?
A. Axit axetic;
B. Glucozơ;
C. Saccarozơ;
D. Fructozơ.
Giải bài 2:
Chọn B.
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O
nH2O : nCO2 = 1 : 1
C6H12O6 → (30 – 350C; men rượu) 2C2H5OH+ 2CO2 ↑
Bài 3. (Trang 37 Hóa 12 chương 2)
Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch riêng biệt trong mỗi nhóm chất sau:
a) Glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
b) Glucozơ, saccrozơ, glixerol.
c) Saccarozơ, anđehit axetic và tinh bột.
Giải bài 3:
a) Cách 1: Dùng dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ sau đó dùng Cu(OH)2.
Cách 2: Dùng Cu(OH)2/OH–.
b) Cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ nhận ra glucozơ. Đun nóng 2 dung dịch còn lại với
dung dịch H2SO4 sau đó cho tác dụng tiếp với dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ nhận ra saccarozơ.
c) Dung dịch iot, nhận ra hồ tinh bột. Cho Cu(OH)2 vào 2 dung dịch còn lại, lắc nhẹ, saccarozơ hòa tan
Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
Bài 4. (Trang 37 Hóa 12 chương 2)
Từ 1 tấn tinh bột chứa 20% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ, nếu hiệu quất của quá
trình sản xuất là 75%?
Giải bài 4:
m tinh bột = (1000.80)/10 = 800 (kg)
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6.
162n kg
180n kg
800kg
x kg.
=> x = (800.180n)/162n = 666,67 (kg).
Bài 5. (Trang 37 Hóa 12 chương 2)
Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân:
a) 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ.
b) 1 kg mùn cưa có 50% xenlulozơ, còn lại là tạp chất trơ.
c) 1 kg saccarozơ.
Giả thiết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giải bài 5:
1. a) mtinh bột=80/100= 0,8 (kg)
(C6H10O5)n + nH2O →H+ nC6H12O6.
162n kg
0,8 kg
180n kg
x kg
→ x = (0,8.180n)/162n = 0,8889 (kg)
1. b) mxenlulozơ= (0,8 . 180n)/162n = 0,5 (kg)
(C6H10O5)n + nH2O →H+ nC6H12O6.
162n kg
0,5 kg
180n kg
y kg
→ y = (0,8.180n)/162n = 0,556 (kg)
1. c) C12H22O12+ H2O →H+ C6H12O6 + C6H12O6
Glucozơ xenlulozơ
342 kg
1 kg
180 kg
z kg
→ z = 180/142 = 0,5263 (kg).
Bài 6. (Trang 37 Hóa 12 chương 2)
Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbonhidrat X thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam nước.
a) Tìm công thức đơn giản nhất của X, X thuộc loại cacbonhiđrat nào đã được học?
b) Đun 16,2 gam X trong dung dịch axit thu được dung dịch Y. Cho tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3thu được bao nhiêu gam Ag? Giả sử hiệu suất của quá trình bằng 80%.
Giải bài 6:
a) Gọi công thức của X là CxHyOz
Ta có: mC = (13,44 . 12)/22,4 = 7,2 (gam); mH = 9.2/18 = 1 (gam)
MO = 16,2 – 7,2 = 8 (gam)
=>x : y : z = 7,2/12 : 1/1 : 8/16 = 0,6 : 1 : 0,5 = 6 : 10 : 5
Vậy CTPT của X là (C6H10O5), X là polisaccarit.
b) (C6H10O5)n+ nH2O→H+ nC6H12O6.
1 mol
16,2/162n mol
n mol
a mol
=>a = 0,1 mol
C5H11O5CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3.
Theo phương trình, ta có: nAg = 0,2 mol
Vì hiệu suất phản ứng bằng 80% =>mAg = (0,2 . 108.80)/100 = 17,28 (gam).
Tiếp theo: Giải bài tập SGK chương 3 hóa 12