Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

báo cáo kết quả sáng kiến kinh nghiệm một số dạng đề cơ bản bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.02 KB, 33 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ DẠNG ĐỀ CƠ BẢN
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 10

Môn/ nhóm môn : Ngữ văn
Tổ bộ môn : Văn – Giáo dục công dân
Mã : 54
Người thực hiện: Trần Thị Minh Yến
Điện thoại: 01686186232
Email:

Vĩnh Phúc, năm 2013
1


MỤC LỤC
PHẦN MỘT. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG…………………Trang
I.Lí do chọn đề tài…………………………………………………….. 3
II.Mục đích nghiên cứu……………………………………………….. 4
III.Đối tượng nghiên cứu……………………………………………… 4
IV.Phương pháp nghiên cứu………………………………………… 4
1. Phương pháp thống kê phân loại ……………………………………4
2. Phương pháp hệ thống ……………………………………………... 4
3. Phương pháp phân tích …………………………………………….. 4

2



PHẦN MỘT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
-Về lí luận : Theo quan niệm lí luận dạy học hiện đại, dạy học là một quá
trình định hướng cho người học cách tiếp cận những thông tin về các lĩnh vực
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học đời sống, nhằm rèn luyện kĩ
năng tự học, kĩ năng sáng tạo và ứng dụng kiến thức, kinh nghiệm vào đời sống,
phát huy được khả năng cống hiến, sáng tạo của mình, đạt được những thành
công trong cuộc sống. Bên cạnh việc trang bị những kiến thức, kĩ năng toàn diện
cho học sinh, việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, có năng lực đặc biệt trong
một hoặc một số môn học là nhiệm vụ quan trọng ở các nhà trường phổ thông
nhằm giúp học sinh phát triển một cách tốt nhất khả năng của mình trong quá
trình học và khả năng nghiên cứu, sáng tạo khoa học trong tương lai, góp phần
dựng xây, phát triển đất nước. Hơn nữa, “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưõng nhân tài” cũng là một mục tiêu quan trọng của nền giáo dục Việt Nam.
- Về thực tiễn : Bên cạnh việc giảng dạy đại trà, phát hiện, bồi dưỡng học
sinh giỏi vừa là một trách nhiệm vừa là một vinh dự, một niềm tự hào của người
giáo viên. Bởi công việc đó không chỉ thể hiện trình độ, năng lực, tầm vóc mà
còn thể hiện cả lương tâm, trách nhiệm và nhất là ngọn lửa tâm huyết, yêu nghề,
say mê bền bỉ nghiên cứu sáng tạo của người thầy trong giảng dạy. Trong đó,
việc xác định nội dung chương trình ôn luyện và những kĩ năng cần rèn luyện
cho học sinh là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công. Tuy nhiên,
trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng định hình một cách đầy đủ, chắc
chắn hệ thống kiến thức, kĩ năng cần chú trọng; hoặc quá ham dạy kiến thức mà
ít chú trọng kĩ năng, hoặc quá chú trọng kĩ năng mà chưa dành thời gian thoả
đáng để bổ sung kiến thức và bổ lấp những hạn chế của học trò. Nói một cách
hình ảnh, cách giảng dạy ấy không khác gì vị tướng cầm quân ra trận mà chưa
hiểu tường tận về đối thủ và chiến trường, may thì lập được chiến công mà
không may thì phần nhiều chuốc lấy thất bại. Đặc biệt với các giáo viên có tuổi

nghề chưa nhiều, khi được giao trọng trách bồi dưỡng đội tuyển đã gặp không ít
khó khăn trong công tác bồi dưỡng. Dạy cái gì (?) và dạy như thế nào (?) là
những câu hỏi được đặt ra.
-Về tính cấp thiết : Quan sát và theo dõi kết quả công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi của nhiều trường THPT trong tỉnh trong nhiều năm, bản thân tôi và
không ít giáo viên đã rất băn khoăn, thậm chí, không ít người chán nản và tuyệt
vọng khi ở một số trường THPT, không có một học sinh nào đạt giải thi học sinh
giỏi vòng Tỉnh hoặc số lượng học sinh đạt giải quá ít và không có giải cao. Đành
rằng, chất lượng đầu vào là một điều kiện đặc biệt quan trọng trong lựa chọn
nhân tố bồi dưỡng, bởi “không có bột sao gột nên hồ”, nhưng chẳng lẽ, nếu cứ
duy trì mãi tình thế thầy gắng sức, trò gắng công mà thất bại vẫn hoàn thất bại
thì ngọn lửa tâm huyết của người thầy liệu có còn cháy mãi? Liệu có học sinh

3


nào còn muốn vào học đội tuyển khi biết chắc sự thất bại của chính mình.
Nghiên cứu “Những dạng đề cơ bản bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp
10” nói riêng và các môn học khác nói chung là một việc hữu ích.
- Về năng lực nghiên cứu của bản thân : Bản thân tôi là một giáo viên đã
giảng dạy được 14 năm và suốt 14 năm qua tôi đã thực hiện công tác bồi dưõng
đội tuyển các lớp theo sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường. Thực tế quá
trình công tác đã giúp tôi đúc rút được những kinh nghiệm cho bản thân và chia
sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm ấy trong quá trình giảng dạy. Nghiên
cứu đề tài “Một số dạng đề cơ bản trong bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 10”
hoàn toàn phù hợp với năng lực và kinh nghiệm thực tiễn của tôi.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Với giáo viên : giúp giáo viên hệ thống hoá các đơn vị kiến thức, các
dạng đề cơ bản trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy.

- Với học sinh : giúp các em có thể hình dung về nội dung chương trình,
các kiến thức và kĩ năng cơ bản cần nắm vững trong viết văn nghị luận.
- Với các nhà quản lí giáo dục : chủ động nắm vững hệ thống chương
trình ôn tập của giáo viên và học sinh, có thể tổ chức các buổi hội thảo khoa học
trong đơn vị tổ chuyên môn hoặc nhà trường nhằm cải thiện, nâng cao chất
lượng giáo dục, giảng dạy.
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các dạng đề cơ bản môn Ngữ văn 10 THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp sử dụng các phương pháp sau đây:
1. Phương pháp thống kê phân loại
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài “Những dạng đề cơ bản bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10” cần thực hiện phương pháp thống kê các đơn vị
kiến thức, phân loại những dạng đề đặc trưng cơ bản trong trong từng bài học và
toàn bộ chương trình.
2. Phương pháp hệ thống
Sau khi đã thống kê, phân loại các dạng đề, cần hệ thống hoá các dạng đề
theo những đặc điểm chung về nội dung và phương pháp giải, giúp giáo viên và
học sinh có thể áp dụng những kĩ năng cần thiết để giải quyết được những dạng
đề có đặc điểm tương tự.
3. Phương pháp phân tích
Sau khi hệ thống các dạng đề cần giải quyết cần sử dụng phương pháp
phân tích đặc điểm, mục đích cơ bản và đơn vị kiến thức cần sử dụng với mỗi
dạng đề.
4. Phương pháp so sánh

4


Cần có quá trình so sánh các dạng đề cơ bản để tìm ra điểm tương đồng

và khác biệt nhằm xác định chính xác mục tiêu, yêu cầu đề.
V. GIỚI HẠN VỀ KHÔNG GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi của một bản sáng kiến kinh nghiệm nhằm mục đích ôn
luyện học sinh đội tuyển, người viết không có điều kiện áp dụng kinh nghiệm
của mình trong phạm vi rộng mà chỉ có thể khảo sát, đánh giá kết quả quá trình
nghiên cứu trong phạm vi 20 học sinh đội tuyển môn Ngữ văn lớp 10 năm học
2012 – 2013, thuộc các lớp 10M, 10N, 10I, 10D Trường THPT Trần Phú –
Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó, lớp 10M, 10N là lớp học
môn Ngữ văn theo chương trình Nâng cao ban KHXH, lớp 10I, 10D học theo
chương trình Cơ bản, học sinh chưa có nhiều điều kiện để học tập, nghiên cứu
chuyên sâu về nội dung môn học này.
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
- Người viết sáng kiến kinh nghiệm bắt đầu tiến hành nghiên cứu, vận
dụng sáng kiến từ tháng 9 năm 2012 và kết thúc vào tháng 4 năm 2013 khi hoàn
thành chương trình ôn luyện thi học sinh giỏi và có kết quả của kì thi do Sở GD
– ĐT Vĩnh Phúc tổ chức, làm cơ sở viết sáng kiến này một cách chân thực và
khoa học.

5


PHẦN HAI . NỘI DUNG
I. NHỮNG DẠNG ĐỀ CƠ BẢN TRONG THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN
Cách đây hơn 500 năm, trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhân Tuất niêN
hiệu Đại Bảo thứ 3, Tiến sĩ Thân Nhân Trung (1418-1499) đã khẳng định vai trò
của người hiền tài : “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì
thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì
thế các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài,
kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”. Phát hiện, bồi dưỡng

và trân trọng, đề cao tài năng, danh tiết của người hiền tài là truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, là nguồn nguyên khí vững mạnh cho sự phát triển của quốc gia.
Tiếp nối truyền thống quý báu đó của dân tộc, từ ngàn xưa cho đến nay,
những người hiền tài luôn được coi trọng, dù ở chế độ khoa bảng nào. Trong
thời phong kiến, người học rộng, tài cao, đỗ đạt được vinh qui bái tổ về làng.
Những người đỗ tiến sĩ được ghi tên trên bảng vàng, bia đá. Trong những năm
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt, Đảng và Nhà
nước Việt Nam vẫn chú trọng phát triển giáo dục, bồi dưỡng nhân tài. Các kì thi
học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi khu vực, học sinh giỏi quốc gia được tổ chức
nhằm khơi dậy lòng ham học ở trò, tâm huyết ở thầy và phát triển đến mức cao
nhất tài năng thực học.
Hoà nhập với sự thay đổi, phát triển nhanh chóng của thời đại, giáo dục
Việt Nam đang có sự thay đổi chuyển mình, mục tiêu của giáo dục được điều
chỉnh phù hợp với yêu cầu thời đại, trong các kì thi học sinh giỏi, yêu cầu đề thi
cũng có sự biến chuyển nhiều.
Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, cách ra đề văn trong các kì thi học
sinh giỏi thường chỉ có một câu (10 điểm) và đề thi thuộc kiểu bài nghị luận
văn học.
Ví dụ :
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2000 - 2001
Nhận xét về nội dung văn học Việt Nam giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ
XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, có ý kiến cho rằng :
“Trong giai đoạn văn học này đã hình thành một trào lưu nhân đạo chủ
nghĩa trong đó có các nhà thơ, nhà văn đặt ra những vấn đề về quyền sống của
người phụ nữ, vấn đề tình yêu tự do và hạnh phúc lứa đôi và đấu tranh chống lại
những thế lực xã hội vùi dập con người. Tác giả của văn học giai đoạn này
thường đứng trên lập trường nhân sinh để nhìn nhận những vấn đề đặt ra trong
xã hội”.
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó bằng việc
phân tích một số tác phẩm văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu

thế kỉ XIX.

6


Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2002 – 2003
Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo :
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
Trong truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu viết :
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy mới phi anh hùng”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy chứng minh rằng đó chính là tư
tưởng nhân nghĩa truyền thống, là triết lí cốt lõi cho thế giới quan và nhân sinh
quan của Nguyễn Đình Chiểu, quán triệt toàn bộ thơ văn ông.
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2000 – 2001
Bàn về thơ, nữ sĩ Xuân Quỳnh viết :
“Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình, cái để
người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức
hạnh”. (Theo Các nhà văn nói về về văn, tập 2, trang 52, NXB Tác phẩm mới,
1986)
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến nêu trên ? Hãy làm sáng tỏ điều đó
bằng việc phân tích một số bài thơ mà mình yêu thích nhất.
Việc ra đề thi có ảnh hưởng, chi phối thậm chí mang ý nghĩa quyết định
đối với quá trình dạy và học. Do đề thi trong những năm trước đây chỉ chú trọng
đến kiểu bài nghị luận văn học, cho nên, học sinh không quan tâm nhiều đến
những vấn đề của đời sống xung quanh mình, không biết bày tỏ quan niệm, thái
độ của bản thân trước những vấn đề tốt, xấu, những kiến thức văn học trong nhà
trường mang tính sách vở, hàn lâm và phần nào thoát li cuộc sống phong phú và
sôi động.

Sự đổi mới về quan điểm, phương pháp dạy học, sách giáo khoa và mục
tiêu giáo dục trong thời kì đổi mới khiến cách dạy văn, học văn và ra đề thi môn
Ngữ văn trong các kì thi có sự thay đổi lớn.
Trong những năm gần đây, một đề thi chọn học sinh giỏi từ vòng Tỉnh
đến Quốc gia được cấu trúc với 2 câu hỏi. Câu 1 (3,0 điểm) kiếm tra những kiến
thức, kĩ năng viết nghị luận xã hội. Câu 2 (7,0 điểm) kiếm tra những kiến thức,
kĩ năng viết nghị luận văn học.
Ví dụ
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2012 – 2013
Câu 1 (3,0 điểm).
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.
(Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trên.
Câu 2 (7,0 điểm)

7


Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo.
Bám sát vào định hướng ra đề và mục tiêu giáo dục, đào tạo con người
toàn diện mọi kiến thức, kĩ năng, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã
hệ thống, phân loại các dạng đề nghị luận văn học và nghị luận xã hội để giảng
dạy, rèn luyện kiến thức, kĩ năng cho học sinh một cách đầy đủ và toàn diện
nhất, giúp quá trình ôn luyện đạt được hiệu quả tốt cao.
II. CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ PHƯƠNG PHÁP
GIẢI
Kiểu bài nghị luận xã hội có ba dạng đề cơ bản : Nghị luận về một hiện
tượng đời sống, nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một vấn đề xã hội
đặt ra trong một tác phẩm văn học. Ở mỗi dạng đề có những yêu cầu làm bài
khác biệt. bản thân giáo viên ôn đội tuyển phải nắm chắc sự tương đồng và khác

biệt trong mỗi kiểu đề để đúc kết trên phương diện lí thuyết cho từng dạng đề
một.
1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
1.1 Cách nhận diện đề
Dạng đề này thường nêu lên một vấn đề xã hội mang tính thời sự đang
được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm và yêu cầu người viết trình bày
quan điểm, suy nghĩ của mình trước những hiện tượng đó.
Ví dụ :
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh /chị về bệnh vô cảm trong xã hội
hiện nay.
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về phong trào sinh viên tình
nguyện.
Có người cho rằng chỉ đi du học mới có tương lai. Anh/chị hãy viết bài
văn bày tỏ quan niệm của mình.
Trong quá trình giảng dạy, phân tích các dạng đề nghị luận xã hội, bản
thân tôi nhận thấy các hiện tượng đời sống được nêu lên trong đề bài có tính
chất khác biệt nhau : có dạng đề yêu cầu bàn luận về hiện tượng mang tính chất
tiêu cực trong xã hội ( vô cảm, bạo lực, nghiện Internet, lối sống buông thả, ô
nhiễm môi trường,…); có dạng đề yêu cầu bàn luận về hiện tượng mang tính
chất tích cực trong xã hội (hiến máu nhân đạo, tình yêu thương con người, tình
bạn chân chính,…) có dạng đề yêu cầu bàn luận về hiện tượng vừa mang tính
chất tích cực vừa mang tính chất tiêu cực trong xã hội ( ngưỡng mộ thần tượng,
du học, quan niệm về đồng tiền, ý thức cái tôi của thế hệ trẻ, hiện tượng học
thêm,…). Giáo viên giảng dạy đội tuyển phải giúp học sinh nhận diện đúng tính
chất của từng dạng đề và hướng dẫn phương pháp giải một cách tỉ mỉ, định hình
và khắc sâu những kĩ năng quan trọng giúp học sinh chủ động, tự tin triển khai
bài viết với bất cứ một dạng đề nào.
1.2. Phương pháp giải

8



1.2.1. Phương pháp giải kiểu bài nghị luận về một hiện tượng tiêu cực
trong xã hội
Kiểu bài này nêu lên một hiện tượng mang tính chất tiêu cực trong xã hội
và gây bức xúc trong dư luận bởi những ảnh hưởng xấu mà hiện tượng gây ra.
Ví dụ :
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng tiêu cực trong
thi cử.
Nghiện Internet, một hiện tượng đáng báo động.
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng trên.
Để làm tốt kiểu bài này, cần triển khai bài viết qua các bước như sau :
Bước 1. Giới thiệu vấn đúng vấn đề cần nghị luận
Bước 2. Cần giải thích một số hiện tượng làm cơ sở bàn luận (có một số
hiện tượng không cần giải thích. Ví dụ : tình trạng tai nạn giao thông, hiện tượng
đua xe, nghiện Internet…)
Bước 3. Trình bày rõ hiện tượng đời sống đang được bàn luận. Phần này
thể hiện rõ nhất kiến thức xã hội của học sinh. Học sinh có thể trình bày hiện
tượng mà mình nhận thấy trong gia đình, nhà trường, xã hội, trong nước và trên
thế giới. Học sinh trình bày càng cụ thể, chính xác bài văn càng có tính thuyết
phục. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu, khai thác và tích
luỹ thông tin, nhất là những thông tin mang tính thời sự và có giá trị điển hình.
Bước 4. Phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng. Giáo viên cần hướng
dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân chủ quan (bản thân mỗi người), nguyên nhân
khách quan (gia đình, xã hội).
Bước 5. Phân tích hậu quả của hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến đời
sống cá nhân và xã hội.
Bước 6. Đề ra giải pháp khắc phục hậu quả mang tính khả thi và có ý
nghĩa đối với xã hội.
Bước 7. Bày tỏ thái độ phê phán trước những hiện tượng tiêu cực

Buớc 8. Đánh giá và rút ra những bài học nhận thức và hành động thiết
thực, có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống đối với người viết.
1.2.2. Phương pháp giải kiểu bài nghị luận về một hiện tượng tích cực
trong xã hội.
Ví dụ :
Viết bài văn trình bày suy nghĩ về tình yêu thương con nguời của tuổi trẻ
trong xã hội hiện nay.

9


Viết bài văn trình bày suy nghĩ về tinh thần dũng cảm.
Kiểu đề này có tính chất đối lập với kiểu đề trình bày suy nghĩa về các
hiện tượng tiêu cực. Vì thế, bên cạnh những bước cơ bản cần thực hiện như với
kiểu đề trên, trong phương pháp giải, giáo viên cần nhấn mạnh rõ những điểm
khác biệt. Cụ thể :
Bước 1. Giới thiệu đúng vấn đề cần nghị luận
Bước 2. Cần giải thích một số hiện tượng làm cơ sở bàn luận ( tình yêu
thương con người, phong trào tiếp sức mùa thi, phong trào sinh siên tình
nguyện, phong trào mùa hè xanh, tinh thần dũng cảm của một số cá nhân, tập
thể điển hình,…)
Bước 3. Trình bày rõ hiện tượng đời sống được bàn luận đang diễn ra
trong đời sống như thế nào, sức ảnh hưởng và lan toả ra sao.
Bước 4. Phân tích ý nghĩa của hiện tượng đời sống đối với xã hội và cộng
đồng.
Bước 5. Bày tỏ thái độ ngợi ca với những hiện tượng tiêu biểu trong xã
hội.
Buớc 6. Đánh giá và rút ra những bài học nhận thức và hành động thiết
thực, có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống đối với người viết.
Trong kiểu đề nghị luận về một hiện tượng đời sống mang tính tích cực,

không có bước phân tích nguyên nhân, hậu quả và đề giải pháp khắc phục mà
thay vào đó là phân tích ý nghĩa của hiện tượng và bày tỏ thái độ ngợi ca của
người viết. GV cần khắc sâu phương pháp và kĩ năng làm bài (người viết đã in
nghiêng trong phần phương pháp giải).
1.2.3. Phương pháp giải kiểu bài nghị luận về một hiện tượng vừa mang
tính tích cực vừa mang tính tiêu cực trong xã hội.
Kiểu bài này giúp học sinh nhìn nhận vấn đề một cách khái quát, tổng hợp
và đa chiều. Cuộc sống luôn ẩn chứa nhiều nghịch lí, sự phân biệt rạch ròi đúng
sai trong nhiều hiện tượng nhiều khi rất mong manh. Xét trong hoàn cảnh này,
hiện tượng đó mang ý nghĩa tích cực, nhưng nhìn nhận ở một phương diện khác,
hiện tượng đó lại mang ý nghĩa tiêu cực. Học sinh cần phân tích vấn đề một cách
thấu đáo. Kiểu đề này đòi hỏi học sinh phải có những lập luận chặt chẽ, phân
tích sâu sắc và biết bày tỏ quan điểm thái độ của mình một cách rõ ràng, hợp
tình, hợp lí.
Ví dụ:
Đề bài 1
Có người cho ra rằng, chỉ đi du học mới có tương lai.
Anh/chị hãy viết bài văn bàn luận về quan niệm trên
Đề bài 2

10


Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng học thêm của
học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Với kiểu bài này, học sinh cần triển khai bài viết qua các bước như sau:
Bước 1. Giới thiệu đúng vấn đề cần nghị luận.
Bước 2. Cần giải thích một số hiện tượng làm cơ sở bàn luận (bước này
cần áp dụng linh hoạt).
Bước 3. Trình bày rõ hiện tượng đời sống được bàn luận đang diễn ra

trong đời sống.
Bước 4. Phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
Bước 5. Phân tích tính đúng đắn và hạn chế của hiện tượng.
Bước 6. Đề xuất kiến giải để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực
Buớc 7. Đánh giá và rút ra những bài học nhận thức và hành động thiết
thực, có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống đối với người viết.
2. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
2.1. Nhận diện đề
Dạng đề này thường đưa ra một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao, một lời
nhận xét, đánh giá, một câu nói nổi tiếng của những cá nhân tiêu biểu,…và yêu
cầu người viết bày tỏ quan niệm, suy nghĩa của mình.
Ví dụ :
Đề 1.
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm của Hồ Chí
Minh :
“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó”.
Đề 2.
Tuân Tử, một nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc đã nói :
“Khoan dung đem lại cái lợi cho cả ta lẫn người”.
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trên.
2.2. Phương pháp giải
Bước 1. Giới thiệu đúng vấn đề cần nghị luận.
Bước 2. Giải thích tư tưởng đạo lí ( bước này mang tính chất bắt buộc vì
mọi tư tưởng đạo lí đều thể hiện chiều sâu nhận thức, tư tưởng và nhiều khi
được diễn đạt một cách hình ảnh, đa nghĩa)
Bước 3. Trình bày suy nghĩ của người viết ( khẳng định tính đúng đắn hay
phủ nhận tư tưởng đạo lí, lí giải quan điểm của mình và đưa ra những dẫn chứng
chọn lọc, tiêu biểu chứng minh được vấn đề một cách toàn diện và thuyết phục).


11


Bước 4. Mở rộng vấn đề bàn luận bằng cách nhìn nhận tư tưởng đạo lí ở
nhiều góc độ khác nhau. Xét ở mặt này là đúng, nhưng ở phương diện khác chưa
chắc đã thuyết phục.
Bước 5. Phê phán những hiện tượng đi ngược lại với tư tưởng đạo lí đúng
đắn.
Buớc 6. Đánh giá và rút ra những bài học nhận thức và hành động thiết
thực, có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống đối với người viết.
Lưu ý : Nhằm kiểm tra, đánh giá những năng lực và phẩm chất tư duy đặc
biệt của học sinh, trong kiểu đề nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí còn có
sự kết hợp của hai quan niệm mang tính chất đối lập nhau và yêu cầu người viết
trình bày quan niệm của mình. Ví dụ :
Đề 1. Ca dao Việt Nam của có câu : “Đi một ngày đàng học một sàng
khôn”. Đại văn hào người Nga, Mac - xim Gor-ki lại cho rằng : “Sách mở ra
trước mắt tôi những chân trời mới”. Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị.
Đề 2. Nhằm khẳng định vai trò của người thầy, tục ngữ Việt Nam có câu :
“Không thầy đó mày làm nên”. Nhưng lại có câu tục ngữ khác cho rằng : “Học
thầy không tày học bạn”. Quan niệm của anh/chị như thế nào?
Đề 3. Quan niệm về cách ứng xử trong đời sống, tục ngữ Việt Nam cho
rằng : “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” và
“Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng”. Anh/chị suy nhgĩ như thế nào về những
cách ứng xử nói trên?
Với kiểu đề này, GV cần hướng dẫn học sinh cách giải thích từng quan
điểm. Bình luận mặt đúng đắn và hạn chế của từng vấn đề và rút ra bài học nên
có sự kết hợp của hai quan điểm thì sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
3.Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
3.1.Nhận diện đề

Văn học là một hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng cho nên bao
giờ cũng bắt nguồn từ cơ sở hạ tầng. Vì thế, một trong những ý nghĩa thực sự
của văn học là góp phần cải tạo cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn, những
vấn đề mang ý nghĩa xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học vì thế cũng trở nên
sâu sắc hơn.
Kiểu bài này thường nêu lên một hiện tượng có ý nghĩa xã hội rộng lớn,
nhưng được thể hiện bằng hình tượng trong một tác phẩm văn học và yêu cầu
người viết trình bày suy nghĩ của mình
Ví dụ:
Trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, nhà văn Nguyễn
Dữ viết : “Than ôi ! Người ta thường nói : “Cúng quá thì gãy”. Anh/chị hãy viết
bài văn bày tỏ quan niệm của mình về câu nói trên.
3.2.Phương pháp giải

12


Do kiểu đề này yêu cầu người viết trình bày suy nghĩ về một hiện
tượng đời sống đặt ra trong tác phẩm văn học, nên bên cạnh những phương pháp
giải chung, bài viết có những yêu cầu riêng, cụ thể như sau:
Bước 1. Giới thiệu đúng vấn đề cần nghị luận.
Bước 2. Tóm tắt tác phẩm văn học dẫn đến vấn đề cần nghị luận
Bước 3. Giải thích hiện tượng đời sống
Bước 4. Phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng.
Buớc 5. Phân tích hậu quả (hiện tượng tiêu cực), ý nghĩa (hiện tượng tích
cực).
Bước 6. Mở rộng vấn đề bàn luận bằng cách nhìn nhận hiện tượng đời
sống ở nhiều góc độ khác nhau.
Bước 7. Phê phán những hiện tượng đời sống mang ý nghĩa tiêu cực.
Buớc 8. Đánh giá và rút ra những bài học nhận thức và hành động thiết

thực, có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống đối với người viết.
Trên đây là một số tổng kết về kinh nghiệm viết bài nghị luận xã hội. Do
cùng thuộc đặc trưng của kiểu bài nghị luận xã hội nên trong phương pháp giải
có những bước tương đồng, giáo viên cần nhấn mạnh và khắc sâu những điểm
khác biệt và lưu ý học sinh vận dụng sáng tạo trong một số trường hợp đặc thù
khác, giúp học sinh được rèn luyện tốt về kĩ năng và tư duy xã hội.
III.CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
GIẢI
1.Tổng quan về chương trình văn học môn Ngữ văn lớp 10
Chương trình văn học môn Ngữ văn lớp 10 gồm hai bộ phận : văn học
dân gian và văn học viết. Trong bộ phận văn học dân gian, đặc điểm của các thể
loại sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, truyện cười, tục ngữ được tìm hiểu qua
một số tác phẩm tiêu biểu : sử thi Đăm Săn, truyền thuyết An Dương Vương –
Mị Châu – Trọng Thuỷ, truyện cổ tích Tấm Cám, truyện cười Nhưng nó phải
bằng hai mày và Tam đại con gà và một số bài ca dao chủ đề yêu thương tình
nghĩa, than thân… Sau bộ phận văn học dân gian, học sinh học phần văn học
trung đại với các thể loại thơ trữ tình, cáo, phú, khúc ngâm, truyện thơ và các
truyện lịch sử, truyền kì, văn bia, tựa…Sự phong phú về đặc điểm thể loại giúp
học sinh được trang bị những kiến thức đầy đủ và tương đối toàn diện về diện
mạo văn học dân tộc. Song, cũng phải thừa nhận rằng, với đối tượng học sinh
giỏi có nhận thức và tư duy tốt, một số tác phẩm thuộc thể loại truyện lịch sử,
truyền kì, văn bia, tựa, thư từ,… có nội dung khá đơn giản, các nhân vật được
xây dựng nặng về tính giáo huấn mà nhẹ về ý nghĩa nghệ thuật và tính hình
tượng. Vì vậy, trong phạm vi bản báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, bằng tư duy
thực tiễn, người viết chỉ khảo sát các dạng đề nghị luận văn học ở cấp độ thi học
sinh giỏi qua một số tác phẩm có giá trị văn chương cao qua ba dạng đề cơ bản :
dạng đề cảm thụ một tác phẩm văn học, so sánh văn học và dạng đề tổng hợp.

13



2.Các dạng đề nghị luận văn học cơ bản
2.1. Dạng đề cảm thụ văn học
2.1.1. Vai trò của cảm thụ văn học trong các đề văn nghị luận
Cảm thụ văn học là vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất của một người học văn và
cũng là vấn đề cốt lõi để giải các dạng đề khác. Bởi sự cảm thụ văn học thể hiện
năng lực phân tích, phát hiện những yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm văn
chương và cả khả năng rung cảm tâm hồn, sự trải nghiệm sâu sắc của người học,
đồng thời, các dạng đề thi dù phong phú đến đâu, dù là dạng đề kết hợp giữa lí
luận và cảm nhận hay đơn thuần là lí luận thì vẫn phải giải quyết tốt vấn đề lí
luận sau đó cảm thụ, lập luận hướng vào vấn đề trọng tâm của đề bài. Cho nên,
cảm thụ là kĩ năng cơ bản, là vấn đề cốt lõi trong học văn và làm văn.
2.1.2.Nhận diện đề văn cảm thụ
Trong một đề văn truyền thống thường có kết cấu ba phần : phần
dẫn đề, yêu cầu đề và phạm vi dẫn chứng. Những đề bài cảm thụ văn học trong
phần dẫn đề thường bắt đầu bằng cụm từ “Cảm nhận của anh/chị về …”, “Vẻ
đẹp của một bài thơ mà anh/chị yêu thích”, “Phân tích đoạn thơ (bài thơ, nhân
vật, tác phẩm)…”
2.1.3.Phương pháp giải
Để giải các dạng đề này, người viết cần có cái nhìn tổng quan về vấn đề
cần cảm thụ. Nếu là cảm thụ về một tác phẩm, cần có phần giới thuyết chung về
xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật khái quát cơ bản của tác
phẩm sau đó đi vào cảm thụ nội dung, nghệ thuật cụ thể trong tác phẩm ấy. Nếu
là cảm thụ một đoạn trích, trong phần giới thuyết cần nêu rõ vị trí, nội dung của
đoạn trích cần cảm thụ để người đọc có cái nhìn tổng quan về nội dung bài viết,
vấn đề trọng tâm cần cảm thụ và khơi nguồn cảm xúc ban đầu cho người đọc
văn được lôi cuốn, hoà nhập cùng cảm xúc của người viết. Nếu là sự cảm thụ về
vẻ đẹp của một hình tượng, một nhân vật, cần giải quyết tốt khái niệm lí luận để
làm rõ vấn đề cơ bản, sau đó cần vận dụng kiến thức về loại thể văn xuôi như
tính huống truyện, kết cấu truyện, nghệ thuật trần thuật làm tiền đề khai mở sau

đó mới đi vào cảm thụ, phân tích. Sau khi đã cảm nhận cụ thể, bài viết cần có sự
đánh giá mang tính tổng quát về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của vấn đề đã cảm
thụ, nêu ý nghĩa của vấn đề đó với bản thân và những người tiếp nhận khác, đặc
biệt là cần rút ra bài học mang tính lí luận đối với sáng tác và tiếp nhận văn
chương.
Ví dụ :
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Mị Châu trong Truyện An
Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.
Phương pháp giải như sau :
1.Mở bài : Giới thiệu về Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng
Thuỷ và nhân vật Mị Châu.

14


2.Thân bài
a.Giới thuyết chung về hình tượng và tác phẩm Truyện An Dương Vương
và Mị Châu – Trọng Thuỷ.
Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh
hiện thực. Khác với các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc phản ánh cuộc
sống tâm hồn người nghệ sĩ qua những giái điệu, hội hoạ phản ánh đời sống qua
màu sắc, điêu khắc phản ánh cuộc sống bằng hình khối, đường nét,… văn học
phản ánh cuộc đời quan hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng chất liệu
ngôn từ. Tính hình tượng từ lâu đã được xem là phương thức đặc trưng của sự
thể hiện nghệ thuật đối với đời sống. Từ thế kỉ XIV, Bi-ê-lin-xki, nhà phê bình
văn học Nga đã nhấn mạnh điều này : “Nhà triết học nói bằng phép tam đoạn
luận còn nhà thơ nói bằng bức tranh”.
Trong cuốn “Nguyên lí lí luận văn học”, Ti-mô-phê-ép cho rằng : “Hình
tượng nghệ thuật là một bức vẽ đầy cảm xúc của nhà văn về đời sống. Bức vẽ ấy
vừa cụ thể, vừa khái quát được xây dựng bằng hư cấu có giá trị thẩm mĩ rõ rệt”.

Nói khác đi, hình tượng nghệ thuật là tất cả những gì của đời sống được nhà văn
phản ánh một cách sáng tạo vào tác phẩm văn chương nhằm thể hiện tư tưởng
và tình cảm, nhận thức của mình về con người và đời sống.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ là truyền thuyết tiêu
biểu cho hệ thống truyền thuyết về nước Âu Lạc và An Dương Vương. Mượn
cốt lõi của lịch sử là An Dương Vương xây Cổ Loa thành, quân Triệu Đà sang
xâm lược nước ta, đất nước ta bị đô hộ một nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân đã
sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, có chiều sâu tư tưởng nhằm
truyền lại cho các thế hệ những bài học lịch sử vô giá. Bài học về tình yêu, về
tinh thần cảnh giác chống giặc ngoại xâm, bài học về mối quan hệ giữa trách
nhiệm công dân với đất nước, Tổ quốc. An Dương Vương, Mị Châu, Trọng
Thuỷ, thần Rùa Vàng,…là những hình tượng nhân vật như thế. Đặc biệt là Mị
Châu, một hình tượng nghệ thuật có sức gợi ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn
người đọc, người nghe qua hàng ngàn thế hệ.
b. Phân tích nhân vật Mị Châu
- Mị Châu là nàng công chúa lá ngọc cành vàng, đẹp người đẹp nết, trong
sáng và thơ ngây.
+ Sau khi Triệu Đà đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ nhất bị thất
bại, hắn vẫn không nguôi dã tâm thôn tính Âu Lạc. Biết không thể chống lại sức
mạnh nỏ thần của Âu Lạc, hắn dùng kế cầu hoà, rồi sau đó cầu hôn. Là một đất
nước trải qua nhiều chiến tranh giặc dã, bản thân An Dương Vương và nhân dân
Âu lạc phải trải qua bao gian khổ xây thành đắp luỹ bảo vệ quốc gia, song khi
đã chiến thắng, An Dương Vương lại chủ quan khinh suất, không cảnh giác đề
phòng kẻ thù. Mị Châu là một nàng công chúa, trước những quyết định quan
trọng của quốc gia, nàng cũng không có chính kiến về những vấn đề chính sự
mà hoàn toàn tin tưởng vào quyết định của người cha. Từ cầu hoà, cầu hôn,

15



Triệu Đà còn xin cho con được ở rể. Mưu kế của kẻ thù khá rõ ràng, nhưng cha
con An Dương Vương vẫn không hề hay biết mà còn tạo điều kiện cho kẻ thù
xâm nhập sâu vào lãnh thổ và tìm hiểu bí mật quốc gia.
+ Sống với chồng, như bao người phụ nữ khác, Mị Châu yêu chồng và đặt
cả niềm tin tưởng vào chồng. Kẻ thù đã lợi dụng lòng tin ấy để thực hiện âm
mưu thôn tính Âu Lạc. Trọng Thuỷ đã hỏi dò vợ về bí mật nỏ thần, âm thầm làm
một chiếc nỏ giả, sau khi chiếm được bí mật quốc gia đã vội vã về nước chuẩn
bị đánh Âu Lạc. Mị Châu vẫn rất chân tình, xúc động, lưu luyến trong cuộc chia
tay, không một chút nghi ngờ trong câu nói ẩn chứa nhiều tình ý của Trọng
Thuỷ : “Tình vợ chống không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta
nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta
lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ?”. Mị Châu cả tin đáp lời chồng : "Thiếp phận nữ
nhi, nếu gặp cảnh biệt lí thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng
thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ dứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm
dấu, như vậy sẽ cứu được nhau”.
- Sự chủ quan, dựa vào sức mạnh vũ khí của An Dương Vương cùng thái
độ nhẹ dạ, cả tin, mất cảnh giác của Mị Châu đã dẫn đến bi kịch nước mất, nhà
tan.
+ Triệu Đà đem quân sang đánh Âu Lạc, An Dương Vương đem nỏ thần
ra bắn, phát hiện ra nỏ giả, An Dương Vương vội vã đặt con lên ngựa bỏ chạy ra
phía biển Đông. Trong tình thế nguy nan ấy của đất nước, Mị Châu vẫn không
thức tỉnh để nhận rõ bộ mặt thật của kẻ. Áo lông ngỗng trong sáng Mị Châu đặt
cả niềm tin và tình yêu vào Trọng Thuỷ được rắc dọc đường cũng đồng thời là
tín hiệu chỉ đường cho kẻ thù truy tìm, săn đuổi. Sự lầm lỡ giữa tình yêu và thủ
đoạn, lí trí và tâm hồn đã đẩy bi kịch Mị Châu và nước Âu Lạc đến tận cùng của
sự thảm khốc. Đến bước đường cùng, trước mặt là biển cả mênh mông, sau lưng
là kẻ thù truy đuổi, An Dương Vương kêu Rùa Vàng đến cứu và tỉnh ngộ : “Kẻ
ngồi sau lưng chính là giặc đó !”. Lưỡi gươm oan nghiệt của người cha đã vung
lên chém chết đứa con gái yêu quý của mình. Nước Âu Lạc rơi vào tay kẻ thù
ngoại xâm, nhân dân sống trong lầm than, đau khổ hàng nghìn năm trong màn

đêm nô lệ tăm tối, An Dương Vương được Rùa Vàng rẽ nước xuống biển Đông,
thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân với người anh hùng dân tộc, còn Mị Châu
bị cha chặt đầu, máu chảy xuống biển, trai sò ăn phải biến thành hạt châu, xác
táng ở Loa Thành, biến thành ngọc thạch.
Trong truyện kể dân gian, nhân dân ta thường sử dụng hình thức hoá thân
để kéo dài sự sống của nhân vật ( Kết thúc truyện Thạch sanh, mẹ con Lí Thông
chết rồi biến thành con bọ hung xấu xí, bẩn thỉu. Kết thúc truyện Đá vọng phu,
nàng Tô Thị hoá thành tảng đá hình thiếu phụ bồng con ngóng mãi phía chân
trời). Truyền thuyết An Dương Vương sử dụng thủ pháp đó một cách sáng tạo :
nhân vật không hoá thân trọn vẹn trong một hình hài duy nhất mà hoá thành
ngọc trai, ngọc thạch. Hình thức hoá thân độc đáo, có một không hai trong
truyện kể dân gian này thể hiện tính hai mặt không đơn giản của hình tượng

16


nhân vật là cách để minh chứng cho tấm lòng trong trắng mà bị lừa dối của
nàng. Hình ảnh đó phần nào thanh minh cho sự vô tình gây tội của Mị Châu và
thể hiệnt hái độ cảm thông, thương xót của nhân dân với nàng. Đồng thời cũng
thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử nhân dân muốn truyền lại cho
trai gái nước Việt muôn đời sau trong việc giải quyết mối quan hệ giữa việc nhà
với việc nước, giữa cái riêng với cái chung, giữa lí trí và tình cảm. Có như thế
mới không có bi kịch đau đớn, trái ngang của Mị Châu :
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý rơi tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”.
(Mị Châu – Tố Hữu)
3.Đánh giá
-Nội dung tư tưởng : Qua hình tượng Mị Châu, nhân dân ta thể hiện ý

thức lịch sử sâu sắc. Cần nâng cao bài học tinh thần cảnh giác trước kẻ thù ngoại
xâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; giải quyết tốt mối quan hệ
giữa việc nước và việc nhà, đồng thời, phải đặt vận mệnh quốc gia lên trên tất cả
những tình cảm thông thường khác. Niềm tin và tình yêu đặt không đúng chỗ sẽ
gây ra bi kịch khôn lường, mặt trái của lòng tin là nỗi đau và sự mất mát :
“Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu
Bởi cụt đầu nên tượng càng rất sống
Cái cụt đầu gợi nhớ dòng máu nóng
Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn trào
Anh cũng như em muốn nhắc Mị Châu
Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác
Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước
Nên em ơi, ta đành tự nhắc mình”.
(Mị Châu – Anh Ngọc)
Bi kịch Mị Châu đã đi qua, nhưng pho tượng cụt đầu vẫn còn đó ở Cổ Loa
thành, bài học cảnh giác mãi mãi không bao giờ là xưa cũ.
- Nghệ thuật :
+Truyện có một kết cấu chặt chẽ đến hoàn mĩ, xây dựng được những nhân
vật chứa đầy mâu thuẫn, bi kịch như cuộc sống thường nhật. Mị Châu, nàng
công chúa lá ngọc cành vàng trong sáng, ngây thơ nhưng nhẹ dạ cả tin bị kẻ thù
lợi dụng làm cho bi bịch mất nước đau xót thêm.
+ Những chi tiết nghệ thuật kì ảo như sự hoá thân của Mị Châu là những
chi tiết cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa, đúc kết quan niệm, thái độ và bài học
lịch sử sâu sắc của nhân dân.

17


Tóm lại, với dạng đề cảm thụ văn học, một mặt giáo viên phải cung cấp
cho học sinh những kiến thức cơ bản về lí luận văn học, rèn cho học sinh cách

sử dụng những kiến thức lí luận ấy một cách hợp lí, nắm vững nội dung của vấn
đề cần cảm nhận, tư duy hệ thống phải lôgic, chặt chẽ. Sự kết hợp của tư duy
khoa học và cảm xúc tinh tế của người viết sẽ góp phần làm nên thành công của
bài viết.
2.2. Dạng đề so sánh văn học
2.2.1. Vai trò của so sánh văn học
So sánh văn học vừa là một dạng đề rất cơ bản trong các kì thi Học sinh
giỏi và đại học, cao đẳng trong những năm gần đây, đồng thời đó còn là một
thao tác không thể thiếu trong viết văn nghị luận, dù đề không trực tiếp yêu cầu
so sánh. Mục đích của so sánh là tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các
hiện tượng văn học để thấy được sự sáng tạo và tính kế thừa của các nhà văn
trong sáng tác cũng như phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ, những dấu
vân tay không thể trộn lẫn với bất cứ một ai. Ví dụ, để làm nổi bật một đặc điểm
của Nam Cao hay viết về nước mắt ở nhiều cảnh ngộ khác nhau, nhà nghiên
cứu, phê bình văn học Hà Minh Đức dẫn ra chi tiết nước mắt ở rất nhiều tác
phẩm của Nam Cao. Đó là giọt nước mắt của những người già “không còn nước
mắt để khóc nữa” như bà mẹ Từ : “Bà chỉ còn một cách là còn được ít nước mắt
nào thì rỏ cả ra mà khóc với con”, hay như lão Hạc : “Mắt lão đột nhiên co rúm
lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra”…Cảm nhận bài
Thuật hoài của Đặng Dung, một học sinh lớp 10 đã biết liên hệ so sánh với bài
thơ của Ngu Cơ viết về Hạng Vũ :
Hán binh dĩ lược địa
Tứ diện sở ca thanh
Đại vương chí khí tận
Tiện thiếp hà liêu sinh”
(Quân Hán cướp hết đất – Khúc Sở vang bốn bề - Đại vương chí khí cạn –
Tiện thiếp sống làm chi).
Hai bài thơ có nét giống nhau, đó là cái nhìn hào hùng và bất lực. Cái đẹp
của kẻ sĩ, cái hùng tâm tráng chí của kẻ trượng phu, cái hiên ngang bất khuất của
người anh hùng chỉ còn đọng lại trong hình ảnh cuối cùng “kỉ độ long tuyền đái

nguyệt ma”.
Có thể nói, so sánh là một thao tác không thể thiếu trong bất kì một bài
văn, một câu văn nào, nó mở rộng trường liên tưởng của người đọc, nó khơi mở
cảm xúc từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, phát triển khả năng tư duy và liên
kết văn học, đồng thời bộc lộ trí tuệ của người viết trong quá trình lập luận, lí
giải những vấn đề chung và riêng. Nhờ có so sánh, vấn đề trọng tâm cần làm
sáng tỏ trong bài văn được khắc sâu.
2.2.2. Nhận diện đề so sánh văn học

18


Như trên đã nói, cảm thụ văn học là dạng đề cơ bản nhất trong viết văn
nghị luận, cho nên, về bản chất, so sánh cũng là một dạng cảm thụ văn học.
Nhưng, nếu cảm thụ văn học tập trung vào một đối tượng thì so sánh văn học
tìm điểm tương đồng và khác biệt từ 2, hoặc 3 hiện tượng văn học trở lên. Nhận
diện dạng đề so sánh có thể qua các cụm từ chỉ dẫn sau : “cảm nhận của anh/chị
về hai đoạn thơ (văn, nhân vật, hình tượng hoặc chi tiết) sau :….”; “phân tích
hai đoạn thơ (văn, nhân vật, hình tượng hoặc chi tiết) để tìm ra sự khác biệt và
tương đồng”; so sánh hai đoạn thơ (văn, nhân vật, hình tượng hoặc chi tiết) để
thấy được những khám phá, phát hiện riêng của mỗi tác giả. Đôi khi, trong dạng
đề so sánh, phần dẫn đề không có từ thể hiện yêu cầu so sánh mà chỉ nêu các
vấn đề chung, người viết phải tự mình xác định bản chất dạng đề để so sánh, viết
bài theo đúng mục đích. Ví dụ :
Hình tượng người trí thức nhàn dật trong “Cảnh ngày hè” (Nguyễn Trãi)
và “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Hình tượng người tráng sĩ trong “Thuật hoài” (Phạm Ngũ Lão ) và “Cảm
hoài” (Đặng Dung).
Do không nhận diện đúng dạng đề so sánh mà nhiều học sinh đã không
tìm ra nét chung và riêng, tương đồng và khác biệt, làm rời rạc từng nội dung,

không đáp ứng tốt yêu cầu của đề.
2.2.3. Phương pháp giải
Trong kiểu bài so sánh, thông thường có hai cách giải bài như sau : Cách
thứ nhất, học sinh có thể phân tích để tìm điểm tương đồng giữa hai hiện tượng
văn học, sau đó, phân tích để tìm ra điểm khác biệt và lí giải nguyên nhân của sự
tương đồng và khác biệt đó. Cách thứ hai, học sinh có thể phân tích từng hiện
tượng văn học, sau đó chỉ ra điểm khác biệt, tương đồng và lí giải nguyên nhân.
Dù làm theo cách nào, phải thể hiện đúng mục đích của kiểu bài so sánh và sự so
sánh phải toàn diện, tránh trường hợp thiên về so sánh nội dung mà nhẹ về hình
thức hoặc ngược lại, chú trọng nhiều đến so sánh hình thức mà chưa phân tích
thấu đáo nội dung. Bản chất của cái đẹp là sự hài hoà, mục tiêu của so sánh là phải
đảm bảo sự hài hoà đó.
Ví dụ :
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau :
Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,
Đêm năm canh trông ngóng lần lần.
Khoảnh làm chi bấy chúa xuân,
Chơi cho hoa rữa nhuỵ dần lại thôi.
Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ,
Gác thừa lương giấc ngủ thu phong.
Phòng tiêu lặng ngắt như đồng,
Gương loan bẻ nửa dải đồng xé đôi.

19


(Trích Nỗi sầu oán cuả người cung nữ - Nguyễn GiaThiều)
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng.
Đền có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng lên lời,
Hoa đền kia với bóng người khá thương.
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - dịch giả Đoàn Thị Điểm)
Bài giải gợi ý theo cách 2.
1.Mở bài : học sinh giới thiệu hai tác giả, hai tác phẩm và trích hai đoạn
thơ cần so sánh.
2.Thân bài :
a.Về đoạn thơ trong Nỗi sầu oán của người cung nữ
- Nội dung : Đoạn thơ diễn tả tâm trạng chờ đợi, mong ngóng, nhớ nhung
khắc khoải của người cung nữ khi bị nhà vua ruồng bỏ.
+ Mở đầu đoạn trích là sự đối lập giữa khung cảnh xa hoa, tráng lệ ở cung
vua với cuộc sống tối tăm, u uất nơi cung cấm làm nổi bật bóng dáng nhỏ bé đến
tội nghiệp của người cung nữ. Bị nhà vua ruồng bỏ trong toà nhà lộng lẫy, mênh
mông, người cung nữ suốt năm canh đứng tủi, ngồi sầu, khắc khoải “trông
ngóng lần lần” và chờ mong vô vọng.
+ Trong tình cảnh ấy, nàng ý thức rất rõ kẻ nào đã gây ra tai hoạ khủng
khiếp cho đời mình. Nàng là người bị giết chết không phải bằng gươm sắc mà
bằng cách kéo dài cuộc sống buồn bã không lối thoát trong cảnh chăn gối lẻ loi,
lạnh lẽo :
Khoảnh làm chi bấy chúa xuân
Chơi cho hoa rữa nhuỵ dần lại thôi
“Khoảnh” nghĩa là chơi khăm, chơi ác. “Chúa xuân” là những kẻ hôn
quân, vô đạo. Chúng thật độc ác với người cung nữ. Nỗi cô đơn giày vò khiến,
giằng xé tâm hồn người cung nữ khiến nàng phải cất lên lời oán trách gay gắt.
Nàng nhớ những ngày được vua sủng ái, còn giờ đây, nàng như bị nhấn chìm
trong quên lãng. Bông hoa thắm sắc đượm hương ngày nào giờ là “hoa rữa,
nhuỵ tàn”. Các hình ảnh “chúa xuân”, “hoa rữa, nhuỵ tàn” được sử dụng rất gợi

cảm, cho ta thất thực chất trần trụi của một ông vua háo sắc, vô đạo.
+ Những câu thơ tiếp theo, tác giả miêu tả khung cảnh xa hoa, tráng lệ nơi
cung cấm đối lập với nỗi cô đơn, lẻ loi của người cung nữ :

20


Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ
Gác thừa lương giấc ngủ thu phong
Phòng tiêu lặng ngắt như đồng
Gương loan bẻ nửa dải đồng xé đôi
Nơi nàng sống thật đẹp đẽ, đầy đủ tiện nghi, nhưng tất cả đều trở nên vô
nghĩa, trớ trêu, chỉ gợi thêm nỗi sầu thảm trong lòng nàng mà thôi. Ở lầu đãi
nguyệt (đợi trăng), một mình nàng hết đứng lại ngồi trong đêm mưa. Ở gác thừa
lương (hóng mát), một mình nàng khi thức khi ngủ trong gió thu. Phòng cung nữ
được trát tiêu trên vách cho ấm, cung nữ vẫn thấy lạnh ngắt như đồng không
một chút hơi ấm của sự sống. Buồn bực, xót xa, đau đớn vì sống trong cảnh cô
đơn bị vua ruồng bỏ, nàng đập vỡ đôi chiếc gương loan của tình yêu xưa và xé
đôi dải thắt lưng có thêu hai chữ đồng tâm mà vua trao cho nàng thuở trước.
Nhưng gương dù đập vỡ, dải đồng dù xé đôi vẫn chỉ một mình nàng biết, một
mình nàng hay, vua vẫn thờ ơ, vô tình không đoái hoài tới nỗi buồn đau của
cung nữ.
+ Đoạn thơ cho thấy cuộc sống lẻ loi, cô đơn, buồn tủi của người cung nữ
dưới chế độ cung tần mĩ nữ tàn bạo, độc ác của bọn vua chúa, niềm khát khao
được sống trong tình yêu, hạnh phúc của những người con gái đang ở giữa độ
tuổi thanh xuân và thái độ lên án mãnh liệt của tác giả với vua chúa hôn quân vô
đạo. Đó là tư tưởng nhân đạo, nhân văn cao đẹp của tác giả Nguyễn Gia Thiều.
- Về nghệ thuật :
+ Đoạn thơ được viết theo thể khúc ngâm qua hình thức thể thơ song thất
lục bát có âm điệu triền miên, buồn thương không dứt phù hợp với việc diễn tả

tâm trạng của con người sống trong cảnh nhung nhớ, đợi chờ, buồn thương,
tuyệt vọng.
+ Khả năng phân tích tâm lí sắc sảo của Nguyễn Gia Thiều khiến người
đọc cảm nhận rõ sự đồng cảm của nhà văn với tâm hồn nhân vật. Dường như
nhà văn đã hoá thân vào cuộc đời, số phận của người cung nữ để cất lên tiếng
nói tâm hồn của họ.
+ Việc sử dụng các từ ngữ văn chương sang trọng, đài các, kết hợp ngôn
ngữ bình dân, thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản giữa cuộc sống xa hoa
nơi cung cấm và tình cảnh lẻ loi của người cung nữ, các điển cố, điển tích được
sử dụng sáng tạo có sức ám ảnh, gợi tả,… giúp người đọc thấy được cái tài, cái
tâm của một nhà văn lớn.
b. Về đoạn thơ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Nội dung : Đoạn thơ diễn tả tâm trạng nhung nhớ, đợi chờ của người
chinh phụ khi có chồng đi chinh chiến.
+ Tâm trạng cô đơn của nàng được thể hiện qua hành động :
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen

21


Xa vắng chồng, người chinh phụ lặng lẽ “dạo hiên vắng thầm gieo từng
bước” trong nỗi cô đơn đang tràn ngập tâm hồn. Nhịp thơ chậm gợi cảm giác
thời gian ngưng đọng. Giữa không gian tịch mịch, tiếng bướcchân như gieo vào
lòng người âm thanh lẻ loi, cô độc. Nỗi nhớ nhung sầu muộn và khắc khoải
mong chờ khiến bước chân người chinh phụ trở nên nặng trĩu. Nàng bồn chồn
đứng ngồi không yên, hết buông rèm xuống lại cuốn rèm lên, sốt ruột mong một
tiếng chim thước báo tin mà chẳng thấy.
+ Trong tâm trạng cô đơn, nàng khao khát có người đồng cảm và sẻ chia
tâm tình. Không gian im ắng, tịch mịch chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng. Lúc

đầu, nàng tưởng như ngọn đèn biết tâm sự của mình : “Trong rèm dường đã có
đèn biết chăng”. Nhưng rồi lại nghĩ : “Đèn có biết dường bằng chẳng biết”, bởi
nó là vật vô tri vô giác. Nhìn ngọn đèn chong suốt năm canh, dầu đã cạn, bấc đã
tàn, nàng chợt liên tưởng đến tình cảnh của mình và trong lòng rưng rưng nỗi
thương thân tủi phận : “Hoa đèn kia với bóng người khá thương”. Rõ ràng, cuộc
đời người chinh phụ hầu như đã mất hết sức sống,con người bị vật hoá tựa như
tàn đèn cháy đỏ kết lại đầu sợi bấc, con người bây giờ chỉ còn là bóng người
trống trải, vừa đối xứng vừa đồng dạng, vừa là hiện thân của chính kiếp hoa đèn
tàn lụi.
+ Hình ảnh người chinh phụ “thầm gieo từng bước” ngoài hiên vắng và
suốt năm canh ngồi một mình bên ngọn đèn chong, không biết cùng ai san sẻ nỗi
niềm tâm sự đã diễn tả được tâm trạng cô đơn tột độ của người chinh phụ. Nỗi
cô đơn lẻ loi chiếm lĩnh mọi không gian, thời gian : ban ngày, ban đêm, ngoài
phòng, trong phòng. Nỗi cô đơn tràn ngập không gian và kéo dài vô tận theo
thời gian luôn đeo đẳng, ám ảnh nàng. Tâm trạng ấy có ý nghĩa tố cáo chiến
tranh phong kiến phi nghĩa đã khiến người chinh phụ sống trong cảnh nhớ
nhung, đợi chờ, mỏi mòn, vô vọng. Đoạn trích còn thể hiện tấm lòng nhân đạo
của nhà văn khi bênh vực, khẳng định quyền sống của con người.
- Nghệ thuật : Đoạn thơ thể hiện tâm trạng nhớ nhung sầu muộn của
người chinh phụ qua thể thơ song thất lục bát được biểu đạt qua hình thức khúc
ngâm, các từ láy sử dụng phù hợp cảm xúc, cảnh và tình được miêu tả phù hợp
với diễn biến tâm trạng của nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí sâu sắc… đoạn
trích nói riêng và khúc ngâm nói chung đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc
của văn chương Việt Nam thế kỉ XVIII trong tiến trình chung của nền văn học
dân tộc.
c. Điểm tương đồng và khác biệt
- Tương đồng : Cả hai đoạn thơ đều diễn tả tâm trạng cô đơn, lẻ loi, nhung
nhớ đợi chờ của người phụ nữ khi phải sống trong cảnh cô đơn, mỏi mòn tuyệt
vọng, qua đó, diễn tả niềm khát khao cuộc sống hạnh phúc, tự do của người phụ
nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đoạn trích đều tái hiện chân thực bức tranh

hiện thực xã hội với các cuộc chiến tranh phong kiến li tán, vua chúa ăn chơi

22


hưởng lạc đẩy người phụ nữ vào cuộc đời đau khổ. Nghệ thuật thơ song thất lục
bát và miêu tả tâm lí đã diễn tả thành công tâm trạng của người phụ nữ.
- Khác biệt : Đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ diễn tả tâm trạng
người cung nữ sống trong phủ chúa cung vua, Tình cảnh lẻ loi của người chinh
phụ là tâm trạng của người phụ nữ khi có chồng đi chinh chiến. Nỗi đau của
người cung nữ bị ruồng bỏ có phần đau xót hơn, tuyệt vọng hơn. Người phụ nữ
đợi chờ chồng đi chinh chiến trở về có buồn bã, lẻ loi song nàng được làm chủ
cuộc sống của mình, vì thế, nàng vẫn hi vọng, tin tưởng vào tương lai dù có xa
mờ. Nguyễn Gia Thiều xuất thân từ gia đình đại quý tộc, sống trong cung vua từ
nhỏ, vì thế, ngôn ngữ có phần trang trọng, đài các hơn, hệ thống điển cố, điển
tích sử dụng nhiều hơn so với ngôn ngữ thuần Việt từ bản dịch của Đoàn Thị
Điểm.
- Lí giải nguyên nhân : Có sự tương đồng vì cả hai tác giả đều có sự rung
cảm trước số phận, cuộc đời người phụ nữ, thương xót và bênh vực quyền sống
của họ. Nhưng bản chất văn chương là sự sáng tạo, nó không cho nhà văn được
lặp lại người khác và lặp lại chính mình. Sự sáng tạo là yêu cầu cốt yếu của sáng
tạo nghệ thuật.
2.3. Dạng đề tổng hợp
2.3.1. Nhận diện đề
Dạng đề này thường là những nhận định mang tính khái quát về một trào
lưu, mọt giai đoạn, một đặc điểm văn học, một nhóm tác phẩm,… nhiều khi
dạng đề này chỉ nêu lên một mệnh đề tổng quát và yêu cầu người viết sử dụng
các thao tác nghị luận để làm sáng tỏ vấn đề.
Ví dụ :
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm 1982

Sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam trong văn học.
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2000 – 2001
Nhận xét về nội dung văn học Việt Nam giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ
XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, có ý kiến cho rằng :
“Trong giai đoạn văn học này đã hình thành một trào lưu nhân đạo chủ
nghĩa trong đó có các nhà thơ, nhà văn đặt ra những vấn đề về quyền sống của
người phụ nữ, vấn đề tình yêu tự do và hạnh phúc lứa đôi và đấu tranh chống lại
những thế lực xã hội vùi dập con người. Tác giả của văn học giai đoạn này
thường đứng trên lập trường nhân sinh để nhìn nhận những vấn đề đặt ra trong
xã hội”.
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó bằng việc
phân tích một số tác phẩm văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu
thế kỉ XIX.
2.3.2. Phương pháp giải

23


Để giải dạng đề này cần giải thích nhận định làm cơ sở nghị luận. Trên cơ
sở giải thích, triển khai bài viết theo các luận điểm được thể hiện trong quá trình
phân tích đề. Cảm thụ cũng là một kĩ năng quan trọng trong dạng đề tổng hợp,
song không phải là sự cảm thụ đầy đủ, trọn vẹn về nội dung, nghệ thuật mà chỉ
cảm thụ những yếu tố cần và đủ để làm sáng rõ vấn đề và làm cho vấn đề sâu
sắc hơn. Nếu quá thiên về cảm thụ sẽ thu hẹp phạm vi dẫn chứng, bài viết thiếu
khả năng tổng hợp và khó đạt kết quả cao.
Ví dụ :
Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam.
Phương pháp giải :
1.Mở bài : Giới thiệu vấn đề
2.Thân bài

a.Giải thích khái niệm chủ nghĩa nhân đạo : Cùng với chủ nghĩa yêu nước,
chủ nghĩa nhân đạo là một trong hai nguồn cảm hứng xuyên suốt văn học Việt
Nam qua trường kì lịch sử. Chủ nghĩa nhân đạo là lòng yêu thương con người,
thể hiện niềm tin vào con người trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt
nhất. Ở mỗi thời kì văn học, chủ nghĩa nhân đạo lại có những biểu hiện riêng.
Song, nhìn một cách tổng quát, chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại có 4
biểu hiện chính : các nhà văn đồng cảm xót thương cho cuộc đời đau khổ của
con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh; phát hiện, ngợi ca những
phẩm chất tốt đẹp của họ, tố cáo thế lực phong kiến chà đạp lên quyền sống của
con người, đồng thời, đứng trên lập trường nhân sinh, các nhà văn bênh vực và
khẳng định quyền sống cho họ.
b.Phân tích chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại
- Niềm đồng cảm xót thương cho cuộc đời đau khổ của con người, đặc
biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh của các nhà văn : tuỳ vào năng lực văn
học, học sinh có thể lấy các tác phẩm “Truyện Kiều”, Cung oán ngâm, Chinh
phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, …phân tích để làm sáng rõ vấn đề.
- Các nhà văn phát hiện, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ.
+ Những người phụ nữ đẹp người, đẹp nết (Vũ Nương, Thuý Kiều, Thuý
Vân, Kiều Nguyệt Nga..)
+ Đó còn là người phụ nữ tài năng, đức hạnh (Vũ Nương, Thuý Kiều,…)
+ Người phụ nữ khao khát cuộc sống gia đình hạnh phúc, bình yên (Thuý
Kiều, Vũ Nương,…)
+Người phụ nữ có tấm lòng vị tha, nhân hậu, thuỷ chung, tình nghĩa,…
- Các nhà văn còn tố cáo thế lực phong kiến chà đạp lên quyền sống của
con người: thế lực sai nha, quan lại, vua chúa, bọn buôn thịt bán người, thế lực
đồng tiền, ……
- Đứng trên lập trường nhân sinh, các nhà văn bênh vực và khẳng định
quyền sống cho họ : Vũ Nương đau khổ, bị nghi oan phải tự vẫn nhưng rồi nỗi

24



oan của nàng đã được giải và được sống hạnh phúc dưới thuỷ cung. Thuý Kiều
sau 15 năm lưu lạc được trở về đoàn tụ gia đình. Kiều Nguyệt Nga trải qua bao
đau khổ nhưng được hạnh phúc bên Lục Vân Tiên,…
3.Đánh giá
Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại có sự kế thừa truyền thống
tương thân tương ái của dân tộc Việt. Tuy các nhà văn có hạn chế là chưa tìm ra
con đường đấu tranh, giải phóng cho con người do hạn chế của quan niệm
phong kiến và tầm nhìn lịch sử, nhưng chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung
đại đã góp phần khẳng định vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam, giáo dục lối
sống cao đẹp của con người. Những tác phẩm văn học như vậy là những sáng
tác vô giá còn lại mãi với thời gian.
Trên đây là ba dạng đề nghị luận văn học cơ bản giúp học sinh ôn luyện
đội tuyển đạt kết quả cao. Tất nhiên, sự phân định nào cũng chỉ là tương đối.
Giáo viên và học sinh cần vận dụng linh hoạt sáng tạo, nhất là cần có sự vận
dụng phương pháp giải của từng dạng đề bài văn thể hiện tốt nhất khả năng của
nguời viết, đạt được mục tiêu của quá trình ôn luyện.
IV. HỆ THỐNG CÁC ĐỀ BÀI ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI MÔN
NGỮ VĂN LỚP 10
Trong quá trình giảng dạy đội tuyển, tôi đã hệ thống và hướng dẫn
học sinh giải các dề bài sau:
1.Vẻ đẹp của hình tượng Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao
Mxây”.
2.Ý thức lịch sử của nhân dân ta được thể hiện như thế nào qua truyền
thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ”.
3. Cảm nhận về các nhân vật An Dương Vương - Mị Châu – Trọng Thuỷ.
4. Phân tích cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện cổ tích
Tấm Cám.
5. Cổ tích thần kì là những hư cấu kì ảo về hiện thực trong mơ ước.

Anh/chị hiểu quan niệm trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ qua một số truyện
cổ tích đã học trong chương trình Ngữ văn 10.
6. Giấc mơ của nhân dân qua truyện cổ tích “Tấm Cám”, “Chử Đồng Tử”.
7. Triết lí ở hiền gặp lành của nhân dân qua truyện cổ tích.
8. Hình tượng người phụ nữ qua một số bài ca dao.
9. Vẻ đẹp tâm hồn nhân dân lao động qua ca dao Việt Nam.
10. Sức sống của nhân dân lao động qua văn học dân gian.
11. Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy.
Anh/chị hiểu quan niệm trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua thực tế văn học
dân gian.
12. Thân phận người phụ nữ qua chùm ca dao than thân.

25


×