Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Văn hóa ẩm thực: Xôi bảy màu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
Lời Mở Đầu..........................................................................................................2
Phần I: Tổng quan.................................................................................................3
1.Khái niệm.......................................................................................................3
2.Vai trò............................................................................................................7
3.Nguyên liệu và cách làm................................................................................8
4.Thưởng thức.................................................................................................15
Phần II: Thực trạng.............................................................................................17
Phần III: Giải pháp..............................................................................................21
Tài Liệu Tham Khảo...........................................................................................22

1


Lời Mở Đầu

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.
Hay nói cách khác, thực phẩm là những gì con người có thể ăn, uống được
nhằm mục đích duy trì sự sống hay theo sở thích của mỗi người.
Thực hành kiểm soát thực phẩm là môn học giúp chúng ta hiểu biết thêm
về các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm cũng như phương thức bảo quản
chúng một cách dễ dàng và tiết kiệm nhất. Cùng với đó là cách nhận biết được
thực phẩm: nguyên nhân và biện pháp xử lý thực phẩm.
Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã biết sử dụng thực phẩm để phục vụ cho
nhu cầu ăn uống hằng ngày của mình cũng như cách thức biến tấu nó lên để trở
thành món ăn có đủ các tiêu chí của thẩm mĩ: hương, sắc, mùi, vị. Và món “Xôi
bảy màu” của dân tộc Nùng ở Mường Khương, Lào Cai. Là một món ăn có đầy
đủ những yếu tố đó. Từ một món ăn dân dã từ gạo nếp những người phụ nữ tài
hoa của dân tộc Nùng đã biến tâu thành một món ăn với bảy màu sắc tượng
trưng cho rừng núi, đất trời nơi đây.


Khi đặt chân tới Sapa du khách không thể không nếm thử qua những món
ăn đậm đà bản sắc dân tộc nơi đây. Những đặc sản nơi đây: Rượu Táo Mèo, Cà
Pháo Lục Yên, Thắng Cố, Cá Hồi Sapa, nhưng có lẽ “ Xôi Bảy Màu” là một
món ăn mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm những phiên chợ vùng cao.
Thật là tuyệt vời khi vừa được ngắm những bộ quần áo với đầy màu sắc sặc sỡ
của những cô gái người dân tộc vừa được thưởng thức món “xôi bảy màu”
mang đậm hương vị của rừng núi đất trời. Đây có thể nói là những nét đẹp để
thu hút những vị khách du lịch muốn khám phá về mảnh đất con người nơi đây.
Sapa, Lào Cai – mảnh đất đầy hứa hẹn xin chào đón quý khách.

2


Phần I: Tổng quan
1.Khái niệm
Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp với tỉnh
Vân Nam – Trung Quốc với 203 km đường biên, phía Tây giáp với tỉnh Lai
Châu, phía Đông giáp với tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái và Sơn
La. Diện tích 8.049 km 2 , có 9 huyện và 3 thị xã, dân số gần 600.000 người gồm
nhiều dân tộc anh em chung sống, trong đó có 65% dân số thuộc các dân tộc ít
người. Thiên nhiên đã ưu đãi nguồn tiềm năng lắm về khí hậu, đất đai, khoáng
sản, tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên du lịch, lại có cửa khâu quốc tế Lào Cai
và các cửa khâu quốc gia khác tạo thuận lợi cho Lào Cai phát triển. Nổi tiếng
với những lễ hội Sapa được coi là cái nôi của nền văn hóa các dân tộc vùng Tây
Bắc. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về bà con các dân tộc ở Sapa Lào Cai lại nô nức
chảy hội. Một số lễ hội nổi tiếng như: “Hội xòe” của dân tộc Tày tại xã Thanh
Phú; hội “hát Then” tại xã Bản Hồ; hội “Hát giao duyên” của dân tộc Dao tại xã
Tả Phìn; hội “Gầu Tào” của dân tộc Mông tại xã San Xả Hồ; hội” Xuống đồng”
của dân tộc Dáy tại xã Tả Van...Hội “Roóng Poọc” của người Giáy, Lễ hội
“Nào Cống”, lễ “Tết nhảy”, lễ hội “Nhặn Sồng” và “Nào Sồng”, lễ “Quét làng”

của người Xà Phó….
Khi tham gia những lễ hội này du khách sẽ biết đến những món ăn đặc
sắc của các dân tộc nơi đây như: Thắng cố, Rượu táo mèo, Thịt lợn “Cắp nách”,
Thịt lợn gác bếp…

3


Hình 1.1 : Rượu táo mèo

Hình 1.2 : Thắng cố
Và thật là may măn cho em khi đã một lần được thưởng thức hương vị
đặc trưng của con người nơi đây qua món “Xôi bảy màu”.

4


Hình 1. 3 : Xôi bảy màu

Hình 1.4: Lễ hội “Xuống Đồng”
5


Hình 1.5: Lễ hội “Nào Cống”

Hình 1.6: Lễ hội “Gầu Tào”

6



Hình 1.7: Lễ Tết nhảy
“Xôi bảy màu” là món ăn dân giã của người dân Nùng Dín (Mường
Khương, Lào Cai) vào bịp lễ tết đặc biệt trong năm. Xôi được làm từ gạo nếp
cùng các loại lá cây rừng để tạo màu sắc sặc sỡ cho món xôi.
2.Vai trò
Là món ăn đặc biệt được chế biến vào các ngày trọng đại trong năm,
món “Xôi bảy màu” này không chỉ có giá trị về ẩm thực mà còn có giá trị tâm
linh sâu sắc. Theo người dân nơi đây, mỗi màu của xôi tượng trưng cho mỗi
tháng của cuộc chiến tranh từng diễn ra tại nơi đây. Màu xanh lá chuối là màu
của mùa xuân, màu đỏ thẫm, biểu tượng cho máu của những người đã anh dũng
hi sinh, màu vàng biểu tượng cho sự đau thương li tán, màu đỏ tươi biểu tượng
cho chiến thắng hào hùng của người Nùng Dín…

7


Hình 1.8: Xôi bảy màu
Điều đặc biệt của món xôi bảy màu đặc sản Lào Cai Việt Nam này là
nhờ sự khéo léo của người phụ nữ nơi đây, họ không dùng bắt cứ loại phẩm
màu hay hóa chất nào, hoàn toàn được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên lấy
tại vùng núi “ Tây Bắc” đã cho ra món xôi với nhiều màu sắc sặc sỡ, tưới tắn và
rất ngon mắt. Chỉ nhìn thôi là đã đủ thấy ngon rồi. Bảy màu của xôi (hồng, đỏ
tươi, đỏ thắm, xanh cửu long, xanh vàng, xanh lá chuối, vàng) thường được tạo
ra từ các loại cây lá (cây cẩm hoa, cây hoa vàng, cây nghệ…).
3.Nguyên liệu và cách làm
Nguyên liệu làm “Xôi vàng” là hoa cay hoa vàng đã được phơi khô, khi
dùng thì mang ra luộc lấy nước với một ít muối, nếu nhiều muối thì xẽ bị nhạt
màu, sau đó lọc để nguội rồi đem ngâm gạo.

8



Hình 1.9: Gạo đã ngâm thành màu vàng
“Xôi đỏ tươi” thì dùng lá xôi đũa luộc kỹ, cũng lọc lấy nước để nguội rồi
dùng để ngâm gạo.

Hình 1.10: Gạo đã ngâm thành màu đỏ tươi
9


“Loại xôi tím” cũng dùng lá xôi đũa nhưng đem giã với tro bếp. Trước
khi giã đem đốt qua lửa cho héo. Lượng tro cũng cho vừa phải nhưng phải là tro
than củi, còn tro cỏ rác, rơm rạ thì không được vì nó không có độ mặn, chất màu
không ngấm sâu, xôi sẽ bị bạc màu.

Hình 1.11: Gạo đã ngâm thành màu tím
“Xôi màu xanh nước biển” thì dùng lá xôi hoa giã với tro bếp, lọc rồi
đem ngâm gạo nếp, khi đồ sẽ ra màu xanh nước biển. Nhưng lượng tro và thời
gian ngâm cũng vừa phải, làm sao khi vớt gạo ra có màu xanh lơ đến khi đồ thì
vừa, nếu khi vớt gạo mà đã có màu xanh nước biển thì xôi lên sẽ ngả màu quá
đậm, chuyển sang màu chàm.

10


Hình 1.12: Gạo đã ngâm thành màu xanh nước biển
“Xôi màu xanh lá gừng” thì cách làm phức tạp hơn. Phải dùng gạo nếp
đã ngâm ra màu vàng rồi mới lại ngâm nước xôi hoa loại màu xanh nước biển
với lượng vừa phải. Nếu thiếu nước tro lá xôi hoa thì sẽ ra màu nõn chuối hoặc
nếu nước xôi hoa quá nhiều thì cũng tạo màu xanh đậm, không đẹp.


Hình 1.13: Gạo đã ngâm thành màu xanh lá gừng
11


“Xôi màu nâu” cũng phức tạp như xôi màu xanh lá gừng. Trước hết
phải ngâm gạo nếp màu đỏ cờ. Sau đó lại đem ngâm nước lá xôi đũa giã gio,
một giờ sau vớt ra sẽ ra màu nâu.

Hình 1.14:Gạo đã ngâm thành màu nâu
Cuối cùng là “Xôi đỏ thẫm”. Xôi này khó nên rất ít người làm. Loại xôi
này phải dùng gạo nếp đã nhuộm đỏ sau đó ngâm với lá xôi hoa với một tỷ lệ ít.
Thông thường ngâm nước xôi hoa lần thứ hai.

Hình 1.15: Gạo đã ngâm thành màu đỏ
12


Khi ngâm gạo nếp màu đỏ sẽ giảm màu cờ tạo thành màu đỏ thẫm,
không phải màu nâu, cũng không phải màu tím mà là màu đen thẫm.
Gạo nấu xôi là loại gạo nếp hạt to, dài. Trước khi nấu, nếp nương được
ngâm trong nước khoảng 12 giờ, sau đó cho nước màu được làm từ các loại cây
lá trong rừng vào ngâm khoảng 3 giờ nữa cho ngấm màu. Tiếp đó, gạo được đãi
lại rồi để riêng mỗi màu một góc trong nồi. Xôi được nấu trong khoảng 1,5- 2
giờ. Theo kinh nghiệm của những người phụ nữ nơi đây, để giữ màu xôi được
tươi, khi nấu không được cho muối vào gạo.

Hình 1.16: Màu của xôi

13



Hình 1.17: Cây xôi đũa

Hình 1.18: Cây lá xôi hoa

14


4.Thưởng thức
Món “Xôi bảy màu” này khi ăn sẽ có vị dẻo ngọt của gạo nếp thơm lẫn
trong mùi của lá rừng Tây Bắc, hương vị giản dị mà đậm đà khó quên. Người
dân nơi đây thường ăn xôi kèm với muối vừng đen và thịt gà nướng, lợn bản.
Du khách đến đây được thưởng thức món xôi này đều không ngớt lời khen ngợi
và giờ nó đã nổi tiếng khắp bốn phương được rất nhiều người biết đến và mong
có một lần được thưởng thức món ăn nơi núi rừng này. Ngoài giá trị ẩm thực ,
xôi bảy màu còn có ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Theo lời người dân nơi đây kể lại,
ngày xưa, khi giặc ngoại xâm xâm phạm đất nước ta, người Nùng Dín sống
gần biên cương đã vùng lên chống lại quân giặc.

Hình 1.19: Gà đen
Để ăn mừng chiến thắng, người Nùng Dín đã làm lễ ăn mừng chiến
thắng và kéo dài đến ngày nay. Cứ đến ngày 1/7 âm lịch, người Nùng lại vui
mừng tổ chức để tưởng nhớ công lao của người xưa. Trong lễ hội bao giờ cũng
có xôi bảy màu. Bảy màu của xôi tương ứng với mỗi tháng trong tiến trình
chống giặc. Ngoài ra, xôi bảy màu cũng thường được ăn vào những dịp lễ tết vì
theo quan niệm của người Nùng, xôi bảy màu sẽ mang lại nhiều may mắn cho
họ.
15



Hình 1.20: Lợn bản

Hình 1.21 : Cá suối nướng

16


Phần II: Thực trạng
Lợi thế của Lào Cai là tiềm năng đa dạng, phong phú phục vụ cho phát
triển du lịch: Lào Cai có nhiều quan cảnh thiên nhiên kỳ thú, cùng với nhiều lễ
hội truyền thống, Lào Cai còn tập hợp nhiều di tích văn hóa như: quần thể hang
động Mường Vi, đền Bảo Hà, khu bãi đá khác cổ Sapa, tòa lâu đài trên cao
nguyên Bắc Hà … là những điiều kiện và di vật thuận lợi để phát triển du lịch.
Song còng tồn tại rất nhiều bất cập trong sự phát triển của du lịch Sapa. Đó là sự
phát triển theo tính tự phát, các vấn đề về môi trường …. Và món “Xôi bảy
màu” cũng đang bị mài mòn dần theo năm tháng.
1: Nguyên nhân
Mặc dù là một món ăn hội tụ đầy đủ giá trị vật chất- giá trị ẩm thực và giá
trị tinh thần. Song món “Xôi bảy màu” hiện nay chỉ còn được nấu trong ngày
1/7 ngày mà dân tộc Nùng Dìn làm lễ mừng chiến thắng. Một trong những
nguyên nhân khiến món ăn đậm đà bản sắc dân tộc này bị mai một dần là:
• Sự phát triển mang tính tự phát của các cửa hàng, các gánh
hàng xôi đã khiến cho khách hàng hoang mang dưới sự lôi kéo chào mời của
những người bán hàng.
• Nguyên liệu làm ra màu sắc của xôi ngày càng bị mai một.
Vì cuộc sống ngày càng bận rộn với vòng xoai cơm áo gạo tiền, những người
dân nơi đây không còn để ý tới việc trồng cây lá tím và lá đỏ. Họ quan niệm
rằng những cây đó mọc nhiều ở trên rừng. Với trình độ dân trí còn thấp người
dân dễ nhận biết sai về các nguyên liệu làm ra màu sắc của món xôi. Người ta

sử dụng nhiều loại lá khác nhau chứ không phải là loại lá truyền thống để tạo
màu cho xôi nữa.
• Một vấn đề muôn thủa của thực phẩm đó là bảo quản xôi.
Xôi là món ăn được dùng lúc còn nóng mới mang lại cho du khách cảm nhận
đúng nhất về món ăn này. Khi xôi đã nguội thì nên hâm nóng lên trước khi sử
dụng. Nhưng những người bán hàng khi họ không bán hết xôi với số lượng rất
lớn thì không thể ăn hết số xôi đó. Học chưa có kinh nhiệm cũng như nhiều
17


người không có điều kiện kinh tế để bảo quản xôi. Vì vậy xôi hay bị ôi thiu và
vất đi như thế ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng ta.

Hình 2.1: Các loại là tạo màu khác
• Phương thức nấu bị thất truyền. Không còn nhiều người biết
nấu món xôi truyền thống này nữa. hiện nay trên bản Mường Khương chỉ còn
khoảng 10 người biết nấu xôi đúng cách. Nhưng tuổi tác đã cao nhiều người
không thể tự nấu được nữa. Thời gian không còn nhiều cho việc học hởi cách
làm những món ăn này nữa.
• Nơi chế biến, cách chế biến và nơi bán hàng mất vệ sinh an
toan thực phẩm. Người bán hàng dùng tay lấy xôi cho khách cùng với đó là việc
đựng xôi trong những chiếc lá chưa được rửa sạch dẫn tới khách có nguy cơ bị
đau bụng hay khách cảm thấy mất vệ sinh và không còn cảm giác muốn ăn nữa.

18


Hình 2.2: Người làm ra xôi
• Sử dụng phẩm màu. Vì đua theo lợi nhuận và để có được
màu xôi đẹp hơn bắt mắt hơn cùng với đó là việc rút ngắn thời gian nấu xôi,

những người bán hàng đã không ngần ngại sử dụng phẩm màu.

Hình 2.3: Màu thực phẩm
• Sử dụng gạo kém chất lượng để nấu xôi. Hiện nay trên thị
trường các loại gạo không rõ nguồn gốc được bày bán rất nhiều nhất là trên
vùng Lào Cai – Sơn La nơi có cửa khẩu thông thương thì tình trạng này còn phổ

19


biến hơn. Có thể người bán xôi không biết gạo mình nấu là gạ kém chất lượng
hoặc có thể người bán xôi muốn nâng cao lợi nhuận lên đã sử dụng loại gạo
kém chất lượng. khi sử dụng loại gại này xôi không có mùi thơm dặc trưng cũng
như hạt xôi rất rời rạc không có liên kết , có độ dẻo dai của gạo nếp chính hiệu.

Hình 2.4 : Hình ảnh gạo giả
• Đưa ra giá chênh lệch giữa khách là người Việt và khách
nước ngoài. Những người bán hàng thường đưa ra mức giá cao gấp 5, 6 lần
hoặc có thể là 10 lần khi bán xôi cho khách nước ngoài so với khi bán xôi cho
khách Việt. Vì vậy, du khách cảm thấy không hài lòng và cảm thấy mình bị mua
quá đắt.

20


Phần III: Giải pháp
Thực tế cho thấy, du khách, đặc biệt là khách nước ngoài đến Sa Pa
thường thích đi thăm những bản làng dân tộc để cùng sống và sinh hoạt với dân
bản, cùng dân bản nấu ăn, thực hiện các công việc nhà nông, thưởng thức các
tiết mục văn nghệ dân gian và mua những sản phẩm thổ cẩm, mỹ nghệ, mây tre

đan làm quà lưu niệm. Đặc biệt, số lượng các hộ gia đình cung ứng dịch vụ
homestay liên tục gia tăng ở các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Nắm
bắt tình hình này, một số giải pháp được đưa ra như sau:
• Nâng cao nhận thức của người dân về việc gắn kết các giá trị ẩm
thực truyền thống với sự phát triển của du lịch.
• Mở các lớp dạy, hướng dẫn nấu món “xôi bảy màu” ngon đúng
cách cho người dân.
• Vận động người dân có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống
cũng như môi trường làm việc của mình( nơi họ bán hàng).
• Thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên với
những quán ăn, cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, thức ăn.
• Xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực
phẩm để làm gương, răn đe cho mọi người.
• Tổ chức các cuộc thi nhằm quảng bá giới thiệu những nét đẹp về
văn hóa cũng như ẩm thực cho du khách gần xa biết đến.
• Đào tạo nguồn nhân lực chủ đạo có tay nghề phục vụ cho sự phát
triển du lịch.
• Khuyến khích người dân áp dụng những mô hình du lịch bền vững
vào từng thời gian mùa vụ, địa điểm.
• Thành lập những trang web giới thiệu về các sản phẩm du lịch,
ẩm thực của Lào Cai nói chung và của Sapa nói riêng.
Phần IV: kết luận

21


“Xôi bảy màu” là món ăn dân giã của người dân Nùng Dín (Mường
Khương, Lào Cai) vào bịp lễ tết đặc biệt trong năm. Xôi được làm từ gạo nếp
cùng các loại lá cây rừng để tạo màu sắc sặc sỡ cho món xôi.
Là món ăn mang đậm đà bản sác dân tộc. “Xôi bảy màu” đang được

chính quyền cũng như từng người dân ở Sapa gìn giữ một cách cẩn thận nhất.
Làm bài tiểu luận này em mới biết được thực phẩm có vị trí và vai trò rất
quan trọng trong sự phát triển du lịch nói riêng cũng như sự phát triển kinh tế xã
hội nói chung. Để phát triển du lịch chúng ta cần phải có những hướng đi đúng
đắn về nhiều khía cạnh trong đó có mặt phát triển thực phẩm truyền thống của
từng địa phương.Món “xôi bảy màu” là một minh chứng cho việc đó.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những quán ăn, nhà hang không đảm
bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm vậy nên chúng ta hãy thật thận trọng trong
việc lựa chọn thực phẩm.
Mỗi người dân hãy chung tay góp phần tạo nên một môi trường song lành
mạnh. Có những loại thực phẩm an toàn phục vụ cho đời sống.
Học môn “Thực hành kiểm soát thực phẩm “ em đã trâu dồi cho mình rất
nhiều kiến thức về thực phẩm cũng như khả năng nhận biết phân loại các giá trị
dinh dưỡng của nó. Nó rất có ích cho công việc sau này của em.

Tài Liệu Tham Khảo
Tài liệu tiếng Việt:
22
















9 món ngon nhớ đời khi du lịch Sapa Cẩm nang du lịch iVIVU.com
10 điểm du lịch hấp dẫn ở Sapa Cẩm nang du lịch iVIVU.com
Khám phá ẩm thực Sapa Trung tâm du lịch Lào Cai
Ẩm thực Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai
Cẩm nang du lich Sapa Vietsense travel
Hướng dẫn cho nhà điều hành bán lẻ thực phẩm Sở y tế môi trường
Chỉ dẫn về sự ấn định mức thực phẩm an toàn
Bản chỉ dẫn/dữ kiện Bộ Y Tế Queensland
Bản dữ kiện về Kiểm Soát Viên Thực Phẩm An Toàn
Các chương trình Thực Phẩm An Toàn
Luật Thực Phẩm 2006 – Luật Queensland
“Hỏi đáp về an toàn thức ăn đường phố cho người chế biến, kinh

doanh thức ăn đường phố” Cục an toàn thực phẩm
• “Quyền và trách nhiệm của người chế biến, kinh doanh thức ăn đường
phố để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực
phẩm” Cục an toàn thực phẩm
• “Hỏi đáp về an toàn thức ăn đường phố cho người tiêu dùng”. Cục an
toàn thực phẩm

23



×