Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

KT410 (KT310) dien tu dan dung học kỳ 1 (2014 2015) đề 2 đề thi có đáp án ĐHSP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.9 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

¯¯¯¯¯¯¯¯¯

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
Điện tử dân dụng
Thời gian làm bài: 90 phút
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Câu I (2,0 điểm)
Vẽ sơ đồ khối của máy tăng âm và nêu chức năng cơ bản của các khối đó.
Câu II (2,0 điểm)
Nêu nhiệm vụ, vẽ sơ đồ khối và nêu chức năng các khối cơ bản của máy
thu thanh đổi tần.
Câu III (3,0 điểm)
Trình bày những đặc điểm cơ bản và các yếu tố gây ảnh hưởng tới chất
lượng ghi âm.
Câu IV (3,0 điểm)
Nêu các hệ thống truyền hình màu cơ bản và đặc điểm của của các hệ
thống đó.

_______________________________

KT410 (KT310)_14-15K1_D02
Người giới thiệu
Phản biện 1
Trần Quang Huy
Phùng Công Phi Khanh

Phản biện 2
Nguyễn Mẫu Lâm




TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

¯¯¯¯¯¯¯¯¯

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Môn: Điện tử dân dụng
Năm học 2014-2015
Thi lần: …

Câu I (2,0 điểm)
1. Sơ đồ: (0,5 điểm)

0,5

0,25
2. Chức năng của các khối: (1,5 điểm)
- Khối mạch vào: Tiếp nhận tín hiệu âm tần từ các nguồn khác nhau như micrô, đĩa
hát,băng casset … điều chỉnh tín hiệu đó cho phù hợp với máy.
- Khối mạch tiền khuếch đại (khuếch đại sơ bộ): Có nhiệm vụ khuếch đại điện áp từ
một mức nhỏ đến một giá trị đủ lớn để đưa vào tầng sau.
- Khối mạch âm sắc: Là khối có khả năng điều chỉnh hệ số khuếch đại ở những tầng
khác nhau mà ít ảnh hưởng đến tần số vùng lân cận nhằm tạo được đặc tuyến tần số
phù hợp với từng loiaj hình âm thanh(nói một cách đơn giản là dùng để điều chỉnh độ
trầm -bổng của âm thanh theo sở thích của người nghe)
- Khối khuếch đại trung gian: Tín hiệu ra từ mạch điều chỉnh âm sắc còn yếu, cần
khuếch đại tiếp qua mạch khuếch đại trung gian mới đủ công suất kích cho tầng công
suất.
- Khối mạch khuếch đại công suất: Có nhiệm vụ khuếch đại công suất nhằm đưa ra

loa một công suất đủ lớn theo yêu cầu.
- Khối nguồn nuôi: Biến điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều ổn định để cung
cấp cho các tầng khuếch đại.

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

Câu II (2,0 điểm)
1. Nhiệm vụ: (0,5 điểm)
Tín hiệu cao tần điều chế do anten thu được, được khuếch đại lên và biến đổi thành
tần số trung gian không đổi gọi là trung tần. Trung tần thường được chọn thấp hơn tín 0,5
hiệu cao tần.
2. Sơ đồ khối: (0,5 điểm)
0,5

0,25
KT410 (KT310)_14-15K1_D02
Người giới thiệu
Phản biện 1
Trần Quang Huy
Phùng Công Phi Khanh

Phản biện 2
Nguyễn Mẫu Lâm



0,25

3. Chức năng các khối: (1,0 điểm)
- Mạch vào: Làm nhiệm vụ chọn lọc các tín hiệu cần thu và loại trừ các tín hiệu không
cần thu và các loại nhiễu khác nhờ mạch cộng hưởng, tần số cộng hưởng được điều 0,25
chỉnh đúng bằng tần số tín hiệu cần thu f0.
- Khuếch đại cao tần: (một số máy không có tầng này) làm nhiệm vụ khuếch đại tín
hiệu điều chế cao tần.
- Bộ đổi tần: Gồm mạch dao động ngoại sai và mạch trộn tần, khi trộn hai tần số
ngoại sai fns và tín hiệu cần thu f0, được tần số trung gian hay trung tần; giữa tần số 0,25
ngoại sai và tín hiệu cần thu luôn sai khác nhau đúng một trung tần.
Ftt = fns - f0 = const
Khi tần số tín hiệu thay đổi từ f0min ÷ f0max , thì tần số ngoại sai cũng phải biến đổi từ
fnsmin ÷ fnsmax để đảm bảo cho ftt = const .
Đối với máy thu điều biên (AM) ftt = 465 kHz hay 455 kHz.
Đối với máy thu điều tần (FM) ftt = 10,7 MHz.
- Khuếch đại trung tần: Có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu trung tần đến một giá trị đủ
lớn để đưa và tách sóng. Đây là tầng khuếch đại chọn lọc, tải là mạch cộng hưởng có
tần số cộng hưởng đúng bằng trung tần và đảm nhận nhiêm vụ chọn lọc các tần số lân
cận, dải thông của mạch lọc bằng f0 ± 10 kHz.
- Tầng tách sóng: Có nhiệm vụ tách tín hiệu âm tần ra khỏi tín hiệu cao tần điều chế,
sau đó đưa vào khối khuếch đại âm tần giống như đã xét ở phần máy tăng âm.
Câu III (3,0 điểm)
- Tín hiệu âm thanh là một hàm biến số theo thời gian được ghi lên băng từ, chuyển
dịch tương đối qua đầu ghi thành một hàm tọa độ gắn liền với tính chất vật lí của
băng. Nếu hàm tọa độ và hàm thời gian phù hợp hoàn toàn, thì quá trình ghi coi như
không bị méo kể cả lúc tạo lại.
- Vì quá trình ghi và tái tạo lại tín hiệu âm thanh có sự dịch chuyển tương đối giữa hai
đầu ghi, đầu tạo lại và băng từ, do đó nếu tốc độ dịch chuyển của băng khi ghi là v1 và
tốc đọ dịch chuyển của băng líc tạo lại là v2 bằng nhau, thì tín hiệu ra sẽ không bị

méo.
- Khe từ có ý nghĩa quan trọng, nó quyết định chất lượng tín hiệu ở vùng tần số cao.
Khe phải thẳng hai mặt ghép phải song song tuyệt đối và nhẵn ở mặt ngoài để giảm
ma sát đối với băng.
- Có 2 phương pháp ghi tín hiệu âm thanh lên băng từ : ghi không có thiên từ và ghi
có thiên từ. Trong phương pháp thứ nhất: Ghi âm không có thiên từ, nếu tín hiệu âm
tần đưa vào cuộn dây có mức biến đổi từ không đến giá trị ở điểm bão hòa, thì tín
hiệu được tạo lại từ băng sẽ bị méo. Ngược lại nêu dòng âm tần đưa đến cuộn dây của


đầu từ chỉ biến đổi trong khoảng tuyến tính của đường cong B  f  H  thì khi tạo lại
 
tín hiệu sẽ hầu như không bị méo.

0,5

0,5

0,5
0,5

0,5

Câu IV (3,0 điểm)

2


1. Các hệ thống truyền hình màu cơ bản: (0,25 điểm)
- Hệ truyền hình màu NTSC ( National television system commlttee).

- Hệ truyền hình màu PAL ( Phase alternative line).
- Hệ truyền hình màu SECAM (Sequetiel couluer a memoire).
2. Đặc điểm của các hệ thống:
a. Hệ truyền hình màu NTSC. (1,0 điểm)
- Tín hiệu độ chói Y là tổng hợp tất cả các tín hiệu màu cơ bản, được tính theo biểu
thức: Y= 0,3R + 0,59G + 0,11B; Độ rộng dải tần 4,2MHz.
Với Y, R, G, B là mức điện áp của các thành phần EY, ER, EG, EB
- Hai tín hiệu màu được truyền đồng thời sang phía thu. Hai tín hiệu màu R-Y, B-Y
trước hết được xoay pha để tạo thành tín hiệu I và Q. Trục I là trục mà mắt có khả
năng phân biệt màu sắc nhạy nhất nên được truyền với dải tần 1,5 MHz. Trục Q phân
biệt kém nhất nên truyền với dải tần 0,5 MHz:
I = 0,9(R-Y) -0,5(B-Y)= 0,74(R-Y) -0,27(B-Y)
Q = 0,9(R-Y) -0,5(B-Y)= 0,48(R-Y) -0,41(B-Y)
Hai tín hiệu I và Q được điều biên nén cùng với tần số sóng mang màu fc =
3,58MHz nhưng lệch pha 90o
Vì là điều biến nén, nên các thành phần tần số sóng mang màu fc bị triệt tiêu chỉ còn
2 biên tần trên và dưới. Để hồi phục lại tín hiệu I và Q ở phía máy thu tức là hồi phục
lại tần số và pha của fc giống ban đầu thì ở máy phát phải phát đi tín hiệu đồng bộ màu
có cùng tần số. Tín hiệu này gồm khoảng 8÷11 chu kỳ có biên độ đỉnh là 0,9h (h là
chiều cao của xung đồng bộ dòng), được chèn vào sau của xung xóa dòng (hình a).
- Phổ của tín hiệu màu tổng hợp gồm hai tín hiệu chói Y, tín hiệu màu C’ (gồm tín
hiệu điều biên I’ và Q’) được lấy toàn bộ biên tần dưới và một phần biên tần trên
(hình b).

0,25

0,25

0,25


0,25

0,25

Tín hiệu đồng bộ màu (a) và phổ tín hiệu NTSC (b)
b. Hệ truyền hình màu PAL. (1,0 điểm)
- Tín hiệu chói Y giống như hệ NTSC: Y= 0,3R+ 0,59G+ 0,11B; Độ rộng dải tần
5MHz.
- Hai tín hiệu màu được nhân với một hệ số để tạo thành hai tín hiệu V và U, hai tín 0,25
hiệu này được truyền đồng thời sang phía thu.
V = 0,877(R-Y)
Độ rộng dải tần 1,5MHz
U = 0,493(b-Y)
Độ rộng dải tần 1,5MHz
Cả hai tín hiêu V và U cùng được điều biên nén vuông góc trên cùng một tần số 0,25
sòng mang màu fc = 4,43 MHz, nhưng tần số fc của tín hiệu V được đảo pha từng
dòng(+90o và -90o) còn tín hiệu U thì được giữ nguyên. Hệ PAL cho rằng 2 dòng liền
nhau thì hình ảnh coi như là một, mắt không thể phân biệt được sự sai khác nên lấy
màu hai dòng liền kề cộng với nhau, trong đó một dòng được đảo pha, do đó triệt tiêu 0,25
được méo pha nếu có.
Vì hệ PAL cũng dùng điều biên nén, nên phải phát đi xung đồng bộ màu có
tần số đúng bằng fc = 4,43MHz và được cài vào sườn sau xung xóa dòng khoảng
8÷12 chu kỳ.
- Xung đồng bộ màu làm 2 nhiệm vụ:
+ Tự động điều chỉnh tần số và góc pha của bộ tạo dao động sóng mang màu

3


của máy thu để luôn đồng bộ máy phát.

0,25
+ Điều khiển chuyển mạch điện tử trong máy thu để luôn đồng bộ với chuyển
mạch trong máy phát.
- Phổ của tín hiệu màu và vạch phổ của tín hiệu màu không trùng nhau. Khoảng cách
giữ chúng là fh/2. Ở phía thu có thể tách riêng tín hiệu Uu, Uv mạch tách đồng bộ.

Phổ tín hiệu hệ PAL
c. Hệ truyền hình màu SECAM (0,75 điểm)
- Tín hiệu chói Y giống như hệ NTSC và SECAM được truyền ở tất cả các dòng:
Y= 0,3R+ 0,59G+ 0,11B
Độ rộng dải tần 6MHz
- Hai tín hiệu màu được chọn và biểu thị:
DR = -1,9(R-Y)
Độ rộng dải tần 1,5MHz
DB = 1,5(B-Y)
Độ rộng dải tần 1,5MHz
0,25
- Hai tín hiệu được điều tần bởi 2 tần số sóng mang màu phụ khác nhau và lần lượt
truyền đi theo từng dòng, như vậy dòng thứ nhất gồm tín hiệu Y và DR thì dòng tiếp
theo là Y và DB.
Đối với các dòng truyền thì tần số sóng mang màu khi chưa điều chế được chọn:
fR = 282. fH=282. 15,625 = 4,406MHz
fR = 272. fH =272. 15,625 = 4,25MHz
0,25
- Máy phát phải phát đi tín hiệu đồng bộ màu, được thực hiện theo mành và theo
dòng:
+ Theo mành: Mỗi ảnh được chia ra các mảnh lẻ(1,3,5 đến 625), các mành
chẵn(2,4,6 đến 624).
+ Theo dòng: 2 tín hiệu đồng bộ được đặt ở dòng 320÷328 gồm 9 xung, trong
đó 5 xung âm nhận dạng DR và 4 xung dương nhận dạng DB

- Phổ của SECAM được vẽ như trong hình3. Gồm tín hiệu chói Y và tín hiệu màu C
(gồm 2 tín hiệu điều tần tại tần số), biên độ của hai hiệu màu này nhỏ hơn tín hiệu Y.
0,25

Phổ tín hiệu màu hệ SECAM

_______________________________

4



×