Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học bài diễn thể sinh thái sinh học 12 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.23 KB, 28 trang )

Nguyễn Thị Thoa - THPT Chuyên HY: Phát huy tính tích cực của
học sinh trong giờ học bài Diễn thể sinh thái - Sinh học 12 nâng cao.
A. MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài
Sinh thái học là môn khoa học trẻ, mới ra đời cách đây một thế kỷ, nhưng đã
có những đóng góp to lớn cho nền văn minh nhân loại, đặc biệt trong việc quản
lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý cả hành vi của con người đối với thiên nhiên,
quản lý và bảo vệ môi trường một cách bền vững. Sinh thái học giúp chúng ta
ngày càng hiểu biết sâu về bản chất của sự sống trong mối tương tác với các
yếu tố môi trường, cả hiện tại và quá khứ, trong đó bao gồm cuộc sống và sự
tiến hoá của con người. Hơn thế, sinh thái học còn tạo nên những nguyên tắc và
định hướng cho hoạt động của con người đối với tự nhiên để phát triển nền văn
minh ngày một cao mà không huỷ hoại đến đời sống của sinh giới và chất
lượng của môi trường.
Việc học bộ môn sinh thái học không những cung cấp kiến thức cơ bản cho
học sinh như những môn học khác mà còn góp phần giáo dục cho học sinh ý
thức bảo vệ môi trường, tinh thần hành động vì sự phát triển bền vững.


Ở Việt Nam, sinh thái học mới chỉ được đưa vào chương trình phổ thông vào
những năm 90 của thế kỷ XX nên giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong
giảng dạy và học sinh chưa dành cho nó sự quan tâm đúng mức.
Qua một số năm giảng dạy sinh học 12, trong đó có phần sinh thái học, tôi
nhận thấy việc dạy và học bộ môn có một số thuận lợi và khó khăn. Bộ môn
này đòi hỏi nhiều kinh nghiêm và vốn sống cũng như hiểu biết thực tế mà giáo
viên không dễ gì có được. Vì thế, nội dung bài học có khi trở nên xa xôi, trừu
tượng đối với học sinh, làm cho học sinh không có hứng thú học tập. Tuy
nhiên, có nhiều phần kiến thức gần gũi với học sinh và nhiều kiến thức mới mẻ
nhưng nếu dược dẫn dắt, học sinh có thể tự tìm hiểu được và lĩnh hội được bài
học tương đối thuận lợi. Với một số bài trong chương trình giáo viên có thể


hướng dẫn học sinh cùng làm việc để lĩnh hội kiến thức mà không cần phải diễn
giảng nhiều. Nhờ đó, giờ học trở nên sinh động, học sinh có hứng thú học tập
hơn, hiệu quả dạy học cao hơn.
Như vậy, việc thu hút học sinh cùng làm việc và làm việc tích cực trong giờ
học sinh thái học có tác dụng rõ rệt đến hiệu quả dạy - học. Xuất phát từ việc
nhận thức rõ vấn đề đó, tôi chọn đề tài “ Phát huy tính tích cực của học sinh
trong giờ học bài Diễn thế sinh thái – Sinh học 12 nâng cao”
II. Mục đích, đối tượng nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu


- Nâng cao hiệu quả dạy - học bài Diễn thế sinh thái nói riêng, phần sinh thái
học nói chung. Từ đó góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng tự học, tự giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc, thảo luận
nhóm cho học sinh. Từ đó, học sinh có lòng ham mê học tập, yêu thích môn
học, có tinh thần học tập cao hơn.
- Học sinh có cái nhìn biện chứng về mối liên quan mật thiết giữa sinh vật với
môi trường, về vị trí, vai trò của con người trong tự nhiên, về tầm quan trọng
của việc duy trì một hệ sinh thái bền vững, duy trì cân bằng sinh học, đa dạng
sinh học trong tự nhiên. Từ đó, học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên môi
trường, có thói quan hành động vì môi trường, vì sự phát triển bền vững.
- Nâng cao kết quả dạy và học cũng như kết quả thi đại học khối B, thi chọn
học sinh giỏi Tỉnh và Quốc gia môn Sinh học lớp 12
2. Đối tượng nghiên cứu
- Kiến thức bài 58 – Sinh học 12 nâng cao (Diễn thế sinh thái):
 Khái niệm diễn thế sinh thái.
 Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái.
 Các dạng diễn thế sinh thái.
 Những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế
sinh thái.

- Các kiến thức bổ trợ cho bài Diễn thế sinh thái:


 Cấu trúc quần xã sinh vật, vai trò của nhóm loài ưu thế đối
với sự phát triển của quần xã sinh vật, tính đa dạng của quần
xã sinh vật, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
 Đặc điểm của các loài thực vật ưa sáng, ưa bóng.
 Chuỗi thứa ăn và lưới thức ăn.
 Sinh khối, sản lượng sơ cấp, sản lượng thứ cấp, sản xuất và
phân giải vật chất của quần xã sinh vật.
- Một số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập về diễn thế sinh thái.
III. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 12 – ban Khoa học tự nhiên (12 toán, 12 lý, 12 hoá).
- Học sinh lớp 12 chuyên Sinh và học sinh giỏi môn Sinh học.
- Triển khai trong các năm học 2008 – 2009, 2009 – 2010, 2010 – 2011.
IV. Ý nghĩa của đề tài
- Rèn luyện kĩ năng tư duy độc lập, kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của
học sinh, góp phần nâng cao kết quả dạy - học và bồi dưỡng lòng yêu thích
môn sinh học của học sinh.
- Sưu tầm và xây dựng được một số bài tập và câu hỏi trắc nghiệm dùng trong
giảng dạy đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học. Qua đó góp phần
nâng cao kết quả dạy và học nói chung, kết quả thi đại học và thi học sinh giỏi
môn Sinh học nói riêng.


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước giờ học.
1.1. Chuẩn bị của học sinh

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà và chia nhóm
học sinh. Mỗi học sinh tự đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo (nếu có),
chuẩn bị phần trả lời của mình. Sau đó, trong giờ học, các học sinh trong mỗi
nhóm thảo luận để thống nhất câu trả lời của nhóm và trình bày trước lớp.
- Nội dung chuẩn bị của học sinh:
 Nhiệm vụ 1: Đọc kĩ nội dung bài học theo SGK.
 Nhiệm vụ 2: Quan sát hình 58.1/SGK trang 241 và giải quyết các
vấn đề sau:
- Mô tả quá trình diễn thế trên đất canh tác đã bỏ hoang. Từ đó cho
biết diễn thế sinh thái là gì?


- Nhận xét về sự biến đổi của môi trường vật lý trong quá trình
diễn thế: độ ẩm đất và không khí, mức độ xói mòn đất, độ phì nhiêu của
đất, nhiệt độ.
- Sự phù hợp giữa hệ động vật và hệ thực vật ở từng quần xã, từ đó
nhận xét về vai trò của hệ thực vật trong diễn thế?
 Nhiệm vụ 3: Tiếp tục quan sát hình 58.1 và giải quyết các vấn đề
sau:
- Xác định loài ưu thế trong mỗi quần xã, đặc điểm (là cây ưa sáng
hay ưa bóng) và vai trò của chúng trong việc làm biến đổi các tính
chất của môi trường.
- Nguyên nhân gây diễn thế sinh thái ở hình 58.1? Ngoài ra có thể
có những nguyên nhân nào gây ra diễn thế? Vai trò của loài ưu thế
trong diễn thế?
- Vai trò của con người trong diễn thế sinh thái?
 Nhiệm vụ 3: Mô tả quá trình diễn thế trên tro tàn núi lửa? So sánh
với diến thế trên đất canh tác bị bỏ hoang?
- So sánh 2 hình thức diễn thế sinh thái theo bảng sau:
DT nguyên sinh

Khởi đầu
Quần xã tiên phong
Kết thúc

DT thứ sinh


- Hai dồ thị sau đây mô tả sự biến đổi về số lượng loài trong quần
xã theo thời gian. Chỉ rõ đồ thị nào mô tả diễn thế nguyên sinh, đồ
thị nào mô tả diễn thế thứ sinh, vì sao?
Số
loài
trong
quần


Số
loài
trong
quần


Thời gian

Thời gian

 Nhiệm vụ 4: Tiếp tục quan sát hình 58.1/SGK trang 241 và tìm hiểu
các vấn đề sau:
- Tỷ lệ giữa sản xuất (P) và phân giải vật chất (R) trong 2 trường hợp
+ Diễn thế ở một hồ chứa nước thải, rất giàu chất hữu cơ

(diễn thế dị dưỡng).
+ Diễn thế ở một hồ nghèo dinh dưỡng đang phát triển (diễn
thế tự dưỡng).


- Sự biến đổi về độ đa dạng của quần xã, kích thước các quần thể,
phân hoá ổ sinh thái của các loài, mối quan hệ giữa các loài trong quá
trình diễn thế?
- Sự biến đổi của lưới thức ăn, vai trò của chuỗi thức ăn khởi đầu
bằng sinh vật sản xuất và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bã hữu
cơ trong quá trình diễn thế?
- Sự biến đổi về kích thước cá thể và tuổi thọ cá thể của các loài
trong diễn thế?
- Cấu trúc các quần xã xuất hiện trong quá trình diễn thế?
 Nhiệm vụ 5: Sưu tầm tài liệu, hình ảnh về diễn thế sinh thái ở địa
phương, trong nước và trên thế giới.
1.2. Chuẩn bị của giáo viên.
- Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập nhỏ dùng để
kiểm tra cuối giờ học và làm bài tập về nhà.
2. Hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học.
2.1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Đặc điểm của thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng? Trong quần
xã sinh vật có sự phân tầng, hai nhóm thực vật này phân bố như thế nào?
Đáp án: - Cây ưa sáng mọc ở nơi trống trải, có lá dày, màu xanh nhạt. Cây ưa
bóng thường sống dưới tán cây khác, có lá mỏng, màu xanh đậm.


- Trong quần xã sinh vật, cây ưa bóng sống dưới tán cây ưa sáng.
Câu 2: Loài ưu thế là gì? Vai trò của loài ưu thế trong quần xã sinh vật
Đáp án: - Loài ưu thế có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn.

- Loài ưu thế quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
Sau khi kiểm tra bài cũ, giáo viên chia nhóm học sinh. Mỗi nhóm cử 1 nhóm
trưởng để điều khiển việc thảo luận của nhóm mình và thay mặt nhóm trình bày
phần trả lời của nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm xây dựng bài mới.
Các nhóm thảo luận trên cơ sở phần chuẩn trước và trả lời các câu hỏi. Nếu
phần trả lời chưa đầy đủ, các nhóm khác sẽ bổ sung. Sau đó, giáo viên nhận xét,
sửa chữa, bổ sung cho hoàn chỉnh nội dung bài học.
2.2.1. Sau khi thảo luận nhiệm vụ 1, đáp án thống nhất là:
- Diễn thế là quá trình phát triển thay thế tuần tự của các quần xã sinh
vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đạt đến quần xã cuối cùng
tương đối ổn định (quần xã đỉnh cực).
- Trong quá trình diễn thế, song song với sự thay đổi của quần xã sinh
vật có sự thay đổi các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng (nhiệt độ, độ ẩm, độ phì
của đất,…)
- Trong quá trình diễn thế, cấu trúc quần xã, mối quan hệ giữa các loài
trong quần xã và giữa quần xã với môi trường đều thay đổi.


- Thực vật có vai trò quan trọng trong quá trình diễn thế. Sự thay đổi
trong quần xã thường khởi đầu ở sự thay đổi thảm thực vật, đi đôi với nó là sự
thay đổi một cách phù hợp của hệ động vật.
2.2.2. Sau khi thảo luận nhiệm vụ 2, đáp án thống nhất là:
- Nguyên nhân của diễn thế là:
 Nguyên nhân bên ngoài: Các hiện tượng bất thường (bão, lụt, cháy, ô
nhiễm môi trường, hoạt động vô ý thức của con người)
 Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã, sự
thay thế nhóm loài ưu thế này bằng nhóm loài ưu thế khác
- Nói chung, diễn thế xảy ra do sự biến đổi của các điều kiện môi trường vật
lý nhưng dưới sự kiểm soát của quần xã sinh vật. Những biến đổi của môi

trường chỉ là nhân tố khởi động, còn quần xã sinh vật là động lực chính cho quá
trình diễn thế.
- Cụ thể, trong hình 58.1, nguyên nhân ban đầu dẫn đến diễn thế là hoạt
động đốt rừng làm nương rẫy của con người. Nhưng quá trình biến đổi tiếp theo
(từ quần xã cây 1 năm qua các quần xã trung gian, cuối cùng hình thành một
khu rừng) xảy ra chủ yếu do hoạt động của nhóm loài ưu thế: Môi trường ban
đầu nghèo dinh dưỡng, độ ẩm thấp, chỉ phù hợp với các loài cây một năm (ưa
sáng). Cây một năm làm biến đổi môi trường theo hướng tăng độ ẩm, tăng độ
phì nhiêu của đất. Môi trường mới này thuận lợi cho sự phát triển của cây thân


thảo (ưa sáng), do đó cây thân thảo phát triển khép tán. Khi cây thân thảo khép
tán thì cây một năm ban đầu bị thiếu áng sáng, do đó tàn lụi dần, thay thế nó là
cây cỏ ưa bóng. Quá trình cứ thế tiếp diễn, sự thay thế quần xã này bằng quần
xã khác gắn liền với sự thay thế nhóm loài ưu thế này bằng nhóm loài ưu thế
khác.
- Như vậy, hoạt động của nhóm loài ưu thế làm cho điều kiện môi trường
biến đổi mạnh đến mức bất lợi cho chính nó, nhưng lại thuận lợi cho loài ưu thế
khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế. Hoạt động của loài ưu thế có thể có
thể coi như “tự đào huyệt chôn mình”.
- Hoạt động vô ý thức của con người có thể gây ra diễn thế: đốt rừng làm
nương rẫy, chặt phá rừng, sử dụng chất độc hoá học, xây đập thuỷ điện, gây ô
nhiễm môi trường, săn bắt, khai thác quá mức các loài động, thực vật,….
- Hoạt động tích cực của con người có thể điều khiển diễn thế theo hướng có
lợi cho con người và môi trường. (Nội dung này sẽ thảo luận trong câu hỏi về
diễn thế thứ sinh ở rừng lim Hữu Lũng)
Chặt hết các cây lim

Rừng lim
nguyên sinh

hoặc thứ sinh

Rừng
thưa cây
gỗ nhỏ

Cây gỗ
nhỏ và
cây bụi

Cây bụi và
cỏ chiếm
ưu thế

Trảng
cỏ


2.2.3. Sau khi thảo luận nhiệm vụ 3, đáp án thống nhất là:
DT nguyên sinh
DT thứ sinh
Môi trường mà trước đó Môi trường đã từng có 1

Khởi đầu

chưa hề có một quần xã quần xã, nhang nay đã bị
Quần xã tiên phong

nào.
huỷ diệt.

Thường là sinh vật dị Sinh vật tự dưỡng: cây

Kết thúc

dưỡng: nấm, địa y
Quần xã đỉnh cực

cỏ ưa sáng
Quần xã

đỉnh

cực,

thường kém ổn định hơn
quần xã ban đầu.
Số
loài
trong
quần


Số
loài
trong
quần


Thời gian
Diễn thế nguyên sinh


Thời gian
Diễn thế thứ sinh

2.2.4. Sau khi thảo luận nhiệm vụ 4, đáp án thống nhất là:
- Kết quả diễn thế là thiết lập trạng thái cân bằng mới.
- Những biến đổi quan trọng trong quá trình diễn thế là:


 Sinh khối và tổng sản lượng tăng, sản lượng sơ cấp tinh giảm.
 Hô hấp của quần xã tăng, tỷ lệ giữa sản xuất và phân giải P/R tiến dần
đến 1
(P/R< 1 hoặc >1 tiến đến 1).
 Số loài tăng, số lượng cá thể của mỗi loài giảm, quan hệ giữa các loài trở
nên căng thẳng hơn, ổ sinh thái của các loài thu hẹp lại.
 Lưới thức ăn trở nên phức tạp, chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng
quan trọng.
 Kích thước và tuổi thọ các loài đều tăng lên.
 Khả năng tích luỹ chất dinh dưỡng trong quần xã ngày một tăng và quần
xã sử dụng năng lượng ngày một hoàn hảo.
2.2.5: Học sinh giới thiệu các tài liệu, hình ảnh về diễn thế sinh thái đã sưu
tầm được.
2.3. Hoạt động 3: Củng cố và giao bài tập về nhà.
2.3.1. Củng cố.
Học sinh làm một bài tập trắc nghiệm trong thời gian 5 phút
Câu 1: Đặc điểm cơ bản để phân biệt diễn thế nguyên sinh với diễn thế
thứ sinh là
A. môi trường khởi đầu.
B. quần xã cuối cùng.



C. diễn biến diễn thế.
D. điều kiện môi trường.
Câu 2: Trong diễn thế sinh thái, hệ sinh vật nào sau đây có vai trò quan
trọng trong việc hình thành quần xã mới?
A. Hệ động vật.
B. Hệ thực vật.
C. Hệ vi sinh vật.
D. Hệ động vật và vi sinh vật.
Câu 3 : Nguyên nhân của diễn thế sinh thái là
A. tác động của ngoại cảnh lên quần xã.
B. tác động của quần xã đến ngoại cảnh.
C. tác động mạnh mẽ của con người.
D. cả A, B và C.
Câu 4: Trong quần xã sinh vật, hoạt động dinh dưỡng của nhóm loài nào
sau đây có thể gây ra diễn thế sinh thái?
A. Loài ưu thế.
B. Loài đặc trưng.
C. Loài chủ chốt.
D. Loài thứ yếu.
Câu 5: Kết quả của diễn thế sinh thái là:
A. thay đổi cấu trúc quần xã


B. tăng số lượng loài.
C. thiết lập mối cân bằng mới
D.tăng sinh khối
2.3.2. Bài tập về nhà và bài tập tham khảo.
Câu 6: Điều nào sau đây không đúng trong quá trình diễn thế sinh thái?
A. Các yểu tố cấu trúc của quần xã không thay đổi.

B. Mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt thay đổi.
C. Mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài thay đổi.
D. Mối quan hệ giữa quần xã và môi trường thay đổi.
Câu 7: Tại thời điểm khởi đầu của quá trình diễn thế nguyên sinh, quần xã
tiên phong xuất hiện thường là
A. quần xã động vật ăn tạp.
B. quần xã sinh vật sống tự dưỡng
C. quần xã sống kí sinh.
D. quần xã sinh vật hoại sinh.
Câu 8: Trong diễn thế sinh thái
A. chỉ có sự biến đổi của quần xã sinh vật, không có sự biến đổi các điều
kiện

môi trường vật lý.
B. quần xã tiên phong luôn là sinh vật tự dưỡng.


C. hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện
sống từ đó tạo điều kiện cho nhóm loài khác trở thành loài ưu thế, gây ra diễn
thế.
D. hoạt động khai thác tài nguyên của con người không thể gây ra diễn
thế.
C©u 9: Điều nào sau đây không đúng với sự biến đổi các chỉ số sinh thái
trong quá trình diễn thế?
A. Lưới thức ăn ngày càng trở nên phức tạp, quan hệ giữa các loài ngày
càng trở nên căng thẳng.
B. Kích thước và tuổi thọ các loài đều tăng lên.
C. Tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể của mỗi loài giảm.
D. Sinh khối, tổng sản lượng và sản lượng sơ cấp tinh đều tăng.
Câu 10: Trong một hồ nước thải giàu chất hữu cơ, quá trình diễn thế

không kèm theo biến đổi nào sau đây?
A. Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bã hữu cơ chiếm ưu thế ở giai đoạn
đầu, chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất chiếm ưu thế ở giai
đoạn cuối.
B. Môi trường chuyển từ trạng thái ôxy hoá sang môi trường khử.
C. Các loài có kích thước cơ thể nhỏ dần thay thế bởi các loài có kích
thước cơ thể lớn.


D. Hàm lượng ôxy tăng dần còn hàm lượng cacbon điôxit giảm dần.
Câu 11: Sinh quyển của chúng ta trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, song
ở giai đoạn đầu, sự diễn thế của nó là
A. diễn thế thứ sinh và dị dưỡng.
B. diễn thế nguyên sinh và dị dưỡng.
C. diễn thế nguyên sinh và tự dưỡng.
D. diễn thế thứ sinh và tự dưỡng.
Câu 12: Những điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Sự diễn thế sau khi rừng bị đốn chặt là một ví dụ về diễn thế thứ sinh.
B. Sự diễn thế sau cháy rừng là một ví dụ về diễn thế thứ sinh.
C. Nói chung, cháy là một quá trình sinh thái rất quan trọng, vì nhiều hệ
sinh thái nhờ vào sự cháy để đổi mới.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 13: Có các nhóm thực vật sau:
1. Cây gỗ ưa bóng.
2. Cây cỏ ưa bóng
3. Cây gỗ ưa sáng
4. Cây cỏ ưa sáng
5. Cây bụi ưa sáng
Thứ tự xuất hiện của chúng trong quá trình diễn thế là:



A.

4 - 5 - 2 - 3 - 1.

B.

4 - 5 - 3 - 2 - 1.

C.

2 - 4 - 5 - 1 - 4.

D.

3 - 1 - 5 - 4 - 1.

Câu 14: Hiện tượng nào sau đây là diễn thế thứ sinh?
A. Rừng cây phục hồi sau khi bị cháy.
B. Quần xã sinh vật hình thành trên tro tàn núi lửa.
C. Rừng ngập mặn được hình thành ở bãi bồi ven biển.
D. Quần xã sinh vật hình thành trên đảo đại dương.
Câu 15: Trong quá trình diễn thế sinh thái, nhận xét nào sau đây không
đúng?
A. Chuỗi thức ăn mùn bã ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong quần
xã.
B. Quần xã sử dụng năng lượng ngày càng hoàn hảo.
C. Lưới thức ăn ngày càng trở nên phức tạp.
D. Số lượng loài giảm nhưng số lượng cá thể mỗi loài tăng.
Câu 16: Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái thường xuyên là

A. sự cố bất thường.
B. tác động của con người.
C. môi trường thay đổi.


D. thay đổi các nhân tố sinh thái.
Câu 17: Diễn thế sinh thái là
A. sự thay đổi bên trong các loài theo thời gian.
B. quá trình biến đổi dần dần thành phần loài của một quần xã theo thời
gian.
C. Quá trình biến đổi dần dần về số lượng cá thể của các loài trong quần
xã theo thời gian.
D. Quá trình biến đổi làm tăng dần sinh khối của quần xã theo thời gian.
Câu 18: Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lý của con người có
thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái được
không? Vì sao?
Câu 19: Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần
nhau. Vào một ngày có gió lớn, một cây to bị đổ giữa rừng, tạo nên một khoảng
trống lớn. Em hãy dự đoán quá trình diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó?
Câu 20: Từ sự xuất hiện tuần tự của các loài thực vật và động vật trong
diễn thế sinh thái, em hãy cho biết, để cải tạo đất, con người phải làm như thế
nào?
Câu 21: Sau đây là sơ đồ về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xá
bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.


Chặt hết các cây lim

Rừng lim
nguyên sinh

hoặc thứ sinh

Rừng
thưa cây
gỗ nhỏ

Cây gỗ
nhỏ và
cây bụi

Cây bụi và
cỏ chiếm
ưu thế

Trảng
cỏ

Từ sơ đồ, em có nhận xét gì về diễn thế thứ sinh? Để nhanh chóng phục
hồi rừng lim sau khi rừng bị chặt phá, ta phải làm thế nào?
2.4. Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập.
2.4.1. Phần trắc nghiệm.
Câu 1: Đặc điểm cơ bản để phân biệt diễn thế nguyên sinh với diễn thế
thứ sinh là
A. môi trường khởi đầu.
Câu 2: Trong diễn thế sinh thái, hệ sinh vật nào sau đây có vai trò quan
trọng trong việc hình thành quần xã mới?
B. Hệ thực vật.
Câu 3 : Nguyên nhân của diễn thế sinh thái là
D. cả A, B và C.
Câu 4: Trong quần xã sinh vật, hoạt động dinh dưỡng của nhóm loài nào

sau đây có thể gây ra diễn thế sinh thái?
A. Loài ưu thế.
Câu 5: Kết quả của diễn thế sinh thái là:
C. thiết lập mối cân bằng mới


Câu 6: Điều nào sau đây không đúng trong quá trình diễn thế sinh thái?
A. Các yểu tố cấu trúc của quần xã không thay đổi.
Câu 7: Tại thời điểm khởi đầu của quá trình diễn thế nguyên sinh, quần xã
tiên phong xuất hiện thường là
B. quần xã sinh vật sống tự dưỡng
Câu 8: Trong diễn thế sinh thái
C. hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện
sống từ đó tạo điều kiện cho nhóm loài khác trở thành loài ưu thế, gây ra diễn
thế.
C©u 9: Điều nào sau đây không đúng với sự biến đổi các chỉ số sinh thái
trong quá trình diễn thế?
D. Sinh khối, tổng sản lượng và sản lượng sơ cấp tinh đều tăng.
Câu 10: Trong một hồ nước thải giàu chất hữu cơ, quá trình diễn thế
không kèm theo biến đổi nào sau đây?
B. Môi trường chuyển từ trạng thái ôxy hoá sang môi trường khử.
Câu 11: Sinh quyển của chúng ta trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, song
ở giai đoạn đầu, sự diễn thế của nó là
B. diễn thế nguyên sinh và dị dưỡng.
Câu 12: Những điều khẳng định nào sau đây là đúng?
D. Cả A, B, C đều đúng


Câu 13: Có các nhóm thực vật sau:
1. Cây gỗ ưa bóng.

2. Cây cỏ ưa bóng
3. Cây gỗ ưa sáng
4. Cây cỏ ưa sáng
5. Cây bụi ưa sáng
Thứ tự xuất hiện của chúng trong quá trình diễn thế là:
B. 4 - 5 - 3 - 2 - 1.
Câu 14: Hiện tượng nào sau đây là diễn thế thứ sinh?
A. Rừng cây phục hồi sau khi bị cháy.
Câu 15: Trong quá trình diễn thế sinh thái, nhận xét nào sau đây không
đúng?
D. Số lượng loài giảm nhưng số lượng cá thể mỗi loài tăng.
Câu 16: Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái thường xuyên là
C. môi trường thay đổi.
Câu 17: Diễn thế sinh thái là
B. quá trình biến đổi dần dần thành phần loài của một quần xã theo thời
gian.
2.4.2. Phần tự luận


Câu 18: Hoạt động khái thác tài nguyên không hợp lý của con người có
thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái vì gây ra
nhiều hậu quả:
- Làm biến đổi dẫn tới mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật, suy
giảm đa dạng sinh học.
- Thảm thực vật bị mất dần (diên tích rừng suy giảm mạnh) gây xói mòn
đất, biến đổi khí hậu, lụt lội, hạn hán, hoang mạc hoá đất, ...
- Môi trường ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, kém ổn định gây ra nhiều
bệnh tật cho con người và các sinh vật.
Những hậu quả trên làm cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề,
không ổn định.

Tuy nhiên, con người, khác với các sinh vật khác, có thể điều chỉnh hoạt động
của mình dể khai thác tài nguyên hợp lý, bảo vệ môi trường sống của mình và
các sinh vật khác. Với trình độ khoa học ngày càng phát triển, con người có khả
năng cải tạo tự nhiên, làm quần xã sinh vật phong phú hơn. Vì vậy, có thể hy
vọng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần hợp lý và Trái
đất sẽ được bảo vệ.
Câu 19: Có thể dự đoán quá trình diễn thế trong khoảng trống như sau:
- Giai đoạn tiên phong: Các cây cỏ ưa sáng tới sống trong khoảng trống.
- Giai đoạn tiếp theo:


+ Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây cỏ.
+ Cây gỗ nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây bụi. Các cây cỏ ưa sáng và
cây bụi nhỏ ưa sáng dần dần bị chết do thiếu ánh sáng. Các cây cỏ
chịu bóng và ưa bóng dần dần vào sống dưới bóng cây gỗ nhỏ và cây
bụi ưa sáng, thế chỗ các cây cỏ và cây bụi nhỏ ưa sáng
+ Cây gỗ ưa sáng cạnh tranh mạnh mẽ với các cây khác, dần dần
thắng thế, chiếm phầm lớn khoảng trống.
- Giai đoạn cuối: Nhiều tầng cây lấp kín khoảng trốn, trên cùng là tầng
cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ và cây bụi chịu bóng ở lưng chừng, cây bụi nhỏ và cỏ ưa
bóng ở phía dưới.
Câu 20: Tiến hành cải tạo đất qua nhiều giai đoạn
- Những loài cây trồng đầu tiên phải là những loài chịu được điều kiện
khắc nghiệt (nghèo dinh dưỡng, độ ẩm thấp, ...) của môi trường và có khả năng
cải tạo môi trường tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho loài đến sau.
- Những loài trồng sau thích nghi được với môi trường mà loài đến trước
đã cải tạo nhưng không phát triển quá mạnh đến mức loại trừ loài đến trước.
- Giai đoạn cuối hình thành được quần xã tương đối ổn định, đa dạng.
Câu 21:
- Diễn thế thứ sinh, cũng như diễn thế nói chung, là quá trình có thể dự

đoán được.


- Diễn thế thứ sinh có thể xảy ra theo 2 chiều hướng: Hình thành quần xã
tương đối ổn định hoặc hình thành quần xã bị suy thoái tuỳ thuộc điều kiện môi
trường.
- Con người có thể tác động vào qúa trình diễn thế, điều khiển diễn thế
theo hướng có lợi cho con người và môi trường tự nhiên.
- Để nhanh chóng phục hồi rừng lim thì khi ở giai đoạn rừng thưa cây gỗ
nhỏ, con người không tiếp tục chặt phá mà tạo điều kiện thuận loại để quần xã
rừng thưa cây gỗ nhỏ diễn thế thành rừng lim (diễn thế theo chiều ngược lại)
mà không diễn thế thành quần xã cây gỗ nhỏ và cây bụi.

II.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua thực nghiệm ở các lớp 12 chuyên sinh và các học sinh khối 12 không
chuyên, kết quả đạt được như sau:
1. Lớp chuyên: 100% học sinh trả lời đúng các câu hỏi kiểm tra tại lớp và
bài tập về nhà.
2. Lớp không chuyên (Ban KHTN):
Chấm điểm bài kiểm tra theo thang điểm 10 (2 điểm/câu trắc nghiệm) thu
được kết quả như sau
- Các lớp thực nghiệm: Tổng số học sinh là 78


×