Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn tieng anh; một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.57 KB, 16 trang )

Kinh nghiêệm
BỒI DƯỢNG HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG ANH 9

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU :

I. CƠ SỞ CHỌN CHUYÊN ĐỀ :
Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển với tốc độ
cao. Cùng với sự phát triển đó, đất nước ta ngày càng đổi mới và chuyển sang nền
kinh tế thị trường - mở cửa , giao lưu hội nhập cùng các quốc gia khác trên thế giới.
Song song với xu thế trên, thì sự lựa chọn số một về ngoại ngữ hiện nay là
tiếng Anh, nó được xem như là ngôn ngữ quốc tế trong việc giao lưu, trao đổi và học
hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Chính vì vậy, ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới
Đảng ta đã quan tâm đến ngành giáo dục và đã chọn bộ môn tiếng Anh là môn học bắt
buộc để giảng dạy trong các trường phổ thông cũng như cao đẳng và đại học.
Hơn nữa, một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta đối với
giáo dục trong thời kỳ đổi mới là: nâng cao nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước. Muốn làm được việc này thật không dễ. Nó đòi hỏi một sự nỗ lực và
sáng tạo không biết mệt mỏi của những người làm công tác giáo dục nói chung và toàn
thể đội ngũ giáo viên chúng ta nói riêng. Nhằm tạo ra nguồn nhân tài trong tương lai
cho đất nước thì ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải
theo dõi, phát hiện và tiến hành bồi dưỡng các em nhằm giúp các em phát huy hết khả
năng của mình.
Là một giáo viên phụ trách giảng dạy môn tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở,
song song với công tác giảng dạy trên lớp theo chuyên môn thì tôi còn tham gia công
tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Anh của trường. Với một ít kinh
nghiệm trong lĩnh vực này, nay tôi xin trình bày cho bạn bè đồng nghiệp tham khảo


2


cũng như chia sẻ cho tôi thêm những kinh nghiệm về công tác này nhằm cùng nhau
đưa phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi tiến thêm những bước mới .

II.PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ :
Trong phạm vi chuyên đề này tôi sẽ trình bày một số giải pháp trong việc bồi
dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Anh THCS ( khối 9 ) vòng Huyện và vòng Tỉnh ở
trường THCS Hựu Thành A , huyện Trà Ôn .

B. PHẦN NỘI DUNG :

I. HỆ THỐNG LÝ LUẬN :
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn trong việc bồi
dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho huyện nhà nói chung. Bồi dưỡng học
sinh giỏi là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò.
Công tác bồi giỏi không chỉ là việc thực hiện nhiệm vụ chung mà còn là nhân tố thúc
đẩy phong trào học tập-giảng dạy của giáo viên và học sinh. Thông qua giảng dạy, bồi
dưỡng học sinh giỏi mà năng lực của giáo viên và học sinh cũng được nâng lên. Và
chính những kết quả thi học sinh giỏi đã góp phần khích lệ giáo viên cũng như học
sinh tự tin hơn vào năng lực bản thân, mạnh dạn và năng động hơn trong giảng dạy và
học tập .

3


II. TÌNH HÌNH THỰC TIỄN :
1.Tình hình chung
Trà Ôn là một huyện vùng sâu của Tỉnh Vĩnh Long , tiếp giáp với các huyện

Vũng Liêm, Bình Minh, Tam Bình thuộc Tỉnh Vĩnh Long, Cầu Kè thuộc Trà Vinh
.Trường THCS Hựu Thành A đóng trên địa bàn xã Hựu Thành, một xã vùng nông
thôn sâu của Huyện Trà Ôn, với 20 lớp học và trên 700 học sinh. Được sự quan tâm
của Ban giám hiệu và sự nhiệt tình của tập thể sư phạm nhà trường, trường THCS Hựu
Thành A đã và đang từng bước khẳng định mình bên cạnh những thuận lợi và khó
khăn của đơn vị :
2. Thuận lợi :
- Trường THCS Hựu Thành A nằm ngay trung tâm xã Hựu Thành , có một vị
trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, văn hoá , giáo dục và xã hội . Phong trào
giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh đang được quan tâm và khích lệ đúng
mức .
- Giáo viên đã và đang được sự quan tâm , động viên kịp thời của Ban giám
hiệu, tập thể đồng nghiệp, hội PHHS, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm tòi học hỏi
thêm trong công tác chuyên môn , cũng như trong việc bồi học sinh giỏi.
- Đa số các em học sinh ngoan, một số em học khá giỏi , năng động chịu khó
học hỏi, có tinh thần tập thể cao, say mê với bộ môn tiếng Anh .
3. Khó khăn :
- Chương trình học của học sinh THCS còn rất nhiều bộ môn khác, nên các em
cũng dành ít nhiều thời gian cho các môn này, hạn chế thời gian luyện tập thêm ở nhà,
mà muốn học giỏi môn tiếng Anh thì cần nhiều thời gian luyện tập ( Practice makes
perfect )

4


- Trường chưa có điều kiện tạo nguồn ( bồi giỏi ) từ lớp dưới để làm nền tảng
cho tiếng Anh lớp 8, lớp 9 .
- Bản thân là một giáo viên đứng lớp vừa phải bảo đảm chỉ tiêu chất lượng bộ
môn, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu về học sinh giỏi, nên việc đầu tư cho công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế .

- Việc soạn giảng cũng gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian . Bản thân
khi dạy bồi giỏi phải tự soạn chương trình dạy , theo kinh nghiệm của bản thân, theo
chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu , tự bỏ tiền ra mua rất nhiều sách .
Trước những tình hình như đã được phân tích trên, muốn đạt được kết quả tốt
thì người giáo viên tham gia dạy bồi giỏi phải thường xuyên học hỏi, tự trau dồi nâng
cao trình độ, phải liên tục cập nhật nâng cao kiến thức để theo kịp những đổi mới về
phương pháp giảng dạy cũng như các yêu cầu của các kỳ thi học sinh giỏi huyện, tỉnh .

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :
1. Đối với giáo viên :
Qua nhiều năm giảng dạy bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm mà
theo tôi nghĩ nó có hiệu quả trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi như sau:
a. Thái độ trong công tác :
Mặc dù công tác bồi học sinh giỏi là một việc rất vất vả, nó chiếm rất nhiều thời
gian công sức và cả tiền bạc. Nhưng không vì thế mà bản thân tôi nhụt chí, hầu như
năm nào tôi cũng tham gia công tác này. Tôi thường quan niệm rằng : sự thành công
của học sinh chính là sự thành công của bản thân tôi . Hằng năm khi được giao nhiệm
vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, tôi thường soạn lại kế hoạch bồi dưỡng, sao cho

5


phù hợp với đối tượng học sinh năm đó , xác định lượng kiến thức cần cho các em, từ
đó có hướng soạn giáo án bồi giỏi thích hợp .

b. Phối hợp trong công việc :
Luôn phối hợp tốt với các giáo viên và đoàn thể khác ở nhà trường trong quá
trình bồi dưỡng .
- Với giáo viên bộ môn trong tổ : luôn trao đổi học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt
tình hình của học sinh qua các năm trước , để tìm ra mặt mạnh và những hạn chế của

từng em trong đội tuyển, thường xuyên trao đổi để có được các dạng bài tập hay - mới
cho công tác bồi dưỡng .
- Với các đoàn thể khác trong và ngoài nhà trường : thường xuyên phối hợp và
tham mưu với các tổ chức đoàn thể để tạo điều kiện tốt cho các em trong đội tuyển ôn
tập . Nhờ giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở nề nếp học tập của các em ,
phối hợp với phụ huynh học sinh để thông báo thời gian ôn luyện cũng như những nhu
cầu cần thiết của các em trong quá trình ôn luyện .
c. Xác định tư tưởng cho học sinh:
Việc tham gia ôn thi học sinh giỏi khiến học sinh phải bỏ ra rất nhiều thời gian
cho môn học này, do đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các môn học khác. Đã không ít học
sinh có ý định bỏ cuộc giữa chừng khi các em đang tham gia ôn tập. Để các em có thái
độ tích cực, tôi thường phân tích cho các em hiểu về lợi ích sau này của việc ôn thi học
sinh giỏi chứ không đơn thuần là ôn tập để thi là xong. Môn tiếng Anh sẽ còn theo các
em rất lâu trong quá trình học tập, cũng như lợi ích của nó trong công việc ở tương lai
của các em sau này. Từ đó các em thấy được tầm quan trọng của môn học và có thái
độ tích cực hơn khi ôn tập. Ngoài ra để tạo điều kiện cho các em tham gia các môn học

6


khác được tốt, tôi thường bố trí thời gian học tập , ôn tập phù hợp cho các em tránh sự
quá tải về thời gian, cũng như việc nhồi nhét kiến thức.
d. Tài liệu tham khảo :
Việc ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi cần phải cho học sinh thực hành
làm thật nhiều các dạng bài tập nâng cao khác nhau, do vậy bản thân tôi đã sưu tầm rất
nhiều loại sách nâng cao qua từng năm học. Các loại sách thường sử dụng :
1. Sách bài tập tiếng Anh 9 ( Mai Lan Hương – Nguyễn Thanh Loan )
2. Bài tập bổ sung tiếng Anh 9 ( Võ Thị Thúy Anh – Tôn nữ phương Chi )
3. 30 bài kiểm tra tiếng Anh 9 ( Nguyễn Bá – Thảo Nguyên )
4. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm TA9 ( Nguyễn Thị Minh Hương )

5. Nâng cao các dạng bài tập trắc nghiệm TA9 ( Nguyễn Thị Tường Phước )
6. 35 đề tiếng Anh thi vào lớp 10 ( Mai Lan Hương – Hà Thanh Uyên )
7. Thực hành tiếng Ạnh 9 ( Tôn Nữ Cẩm Tú )
…..
Ngoài các loại sách tham khảo trên, bản thân tôi còn thường xuyên sưu tầm bài
tập trên mạng Internet, đồng thời cũng giới thiệu và hướng dẫn các em lên mạng để
làm quen với các đề thi . Điều này cũng giúp các em thực hành được nhiều hơn và
cũng gây nhiều hứng thú để các em học tập .

2. Đối với học sinh :
- Tập vở phải ghi chép cẩn thận .
- Ôn luyện theo hướng dẫn của giáo viên .
- Có tinh thần tự giác học tập nâng cao ở trường cũng như ở nhà .

7


3. Nội dung khi dạy vòng sơ tuyển ( vòng Huyện )
- Thời lượng : 10-11 tuần ( giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 )
- Giới thiệu cho các em một số sách tham khảo và các dạng đề thi vòng sơ
tuyển
- Củng cố kiến thức cũ, trang bị kiến thức mới ( HKI lớp 9 )
+ Tenses.
+ Active-Passive Forms.
+ Reported speech ( Statements & Questions).
+ Conditions ( Type 1 & 2 )
+ Wishes.
+ Tag-questions.
+ Prepositions of time / place.
+ Adjectives ( comparison )

+ Adverbs of time / place / frequency / manner.
+ Gerunds.
+ Modals ( may, might, must, can, should, ought to, have to…)
+ Adverb Clauses of Reason/ Result/ Purpose .
+ Word form
* Cách tiến hành :
- Mỗi tuần tiến hành ôn luyện từng chủ điểm ngữ pháp, từng dạng bài tập .
- Cuối mỗi tuần cho các em làm một bài Test ( thường tổng hợp đủ các dạng bài
tập có trong đề thi )
- Hướng dẫn các em cách làm từng dạng bài trong đề ,
Ví dụ :

8


@ Cách làm phần nghe :
- Trước khi nghe : suy nghĩ về chủ đề sắp được nghe , chuẩn bị trước từ vựng
theo chủ đề đó sẽ dễ dàng khi nghe .
- Trong khi nghe : tập trung cao độ, cố gắng không để bị xao nhãng, không nên
đặt mục tiêu quá cao là phải nghe và hiểu hết tất cả nội dung. Hãy cố gắng nghe các từ
chính rồi sau đó đoán ý của bài nghe. Thông thường những từ chính này, người nói
cũng thường phát âm rõ, to ,lên cao để gây chú ý cho người nghe , nếu bình tĩnh để ý
thì sẽ thấy các ý chính luôn luôn được người nói lặp đi lặp lại 2,3 lần hoặc có thể là rất
nhiều lần . Một điều chú ý nữa là dựa vào văn cảnh để đoán nghĩa của từ .
@ Cách làm phần ngữ âm
- Chú ý hai dạng : phát âm và nhấn âm
+ Phát âm : ôn lại cách phát âm danh từ số nhiều , động từ bất qui tắc,
một số qui tắt đơn giản về nguyên âm trong từ ,…
+ Nhấn âm ( trọng âm ) : yêu cầu học sinh chú ý vị trí trọng âm của từ
khi giáo viên dạy từ vựng trên lớp . Ngoài ra giới thiệu thêm một số qui tắt đơn giản:

@ Thông thường nhấn trước các vần sau : cion, tion, sion, cial,
tial
Ví dụ : reputátion
@ Thông thường những động từ đều nhấn sau
Ví dụ : compléte, depénd ,
@ Cách làm bài tập từ vựng : được phân ra thành 2 loại word form và word
choice

9


+ Word form : là dạng bài tập cho 4 phương án là từ cùng gia đình . Ta
phải xác định chổ trống cần có loại từ nào : động từ , tính từ hay trạng từ, … và không
quên dịch nghĩa cả câu .
Ví dụ : There’s a …match between Leeds United and Manchester United next
week.
A. friendship

B. friendless

C. friendly

D.

friendliness
+ Word choice : là dạng 4 phương án đưa ra khác nhau . Ta phải dịch
nghĩa cả câu . Ngoài ra cần phải thuộc lòng một số thành ngữ hoặc cấu trúc câu thông
thường .
Ví dụ : ……… attention to all the traffic sign when you are traveling in the
street

A. Make

B. Pay

C. Keep

D. Take

( Pay attention : chú ý )
@ Cách làm bài tập trắc nghiệm ngữ pháp :
- Đọc và cân nhắc tất cả các sự lựa chọn, ngay cả khi mình cảm thấy đáp án
đúng ở ngay lựa chọn đầu tiên .
- Nếu chưa tìm được lựa chọn đúng ngay thì hãy cố gắng giải đáp bằng phương
pháp loại trừ . Một phương pháp loại trừ phổ biến là tìm 2 sự lựa chọn không đúng và
loại bỏ chúng trước, tiếp tục cân nhắc 2 lựa chọn còn lại .
- Chú ý sự hoà hợp giữa chủ ngữ và động từ , giữa chủ ngữ trong câu hỏi và chủ
ngữ trong câu trả lời, giữa động từ thường và động từ tobe, giữa câu khẳng định và câu
phủ định. Xác định động từ chính của câu, tìm xem cái gì hoặc ai thực hiện hành động
đó ( câu chủ động hay bị động ).

10


Ví dụ : My father stopped ………two years ago .
a. smoke

b. to smoke

c. smoking


d. smoked

Nếu các em nắm vững lý thuyết ngữ pháp thì sẽ dễ dàng loại ngay 2 phương án
a,d . Vì : stop + to Vinf ( dừng lại để làm gì ) và stop + V-ing ( thôi làm gì )
@ Cách làm bài tập sửa lỗi sai :
- Chú ý sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ .
- Cách dùng tính từ và trạng từ , giới từ .
- Cách sử dụng danh từ số ít, số nhiều , đếm được , không đếm được
- Điều quan trọng là phải thuộc tất cả các cấu trúc ngữ pháp đã học .
Ví dụ : She spoke so quick that I didn’t understand what she meant.
quickly
Nếu nắm được trật tự từ trong câu, thì sẽ dễ dàng nhận ra sau động từ thường
phải sử dụng trạng từ .
@ Cách làm bài dạng đọc hiểu điền từ ( điền từ tự do - trắc nghiệm ):
- Đọc lướt qua cả đoạn thật nhanh, không tập trung vào bất kì một từ nào cả.
Mục đích là hiểu chung cả đoạn .
- Nhìn vào từng chỗ trống cố gắng tưởng tượng xem ý nghĩa của từ cần điền,
loại từ cần điền, chú ý sự hòa hợp trong ngữ cảnh tức là phù hợp với các câu khác ở
trong đoạn văn về ý nghĩa và về cấu trúc ngữ pháp .
- Nêu là dạng có phương án gợi ý , không nên lựa chọn phương án trả lời ngay
lần đọc đầu tiên, cũng nên xem lại ý nghĩa , từ loại của từ, lần này lựa chọn một đáp
án trong số những đáp án được gợi ý, chú ý các sự lựa chọn cần phải phù hợp với ngữ
cảnh .
Ví dụ :

11


We don’t only choose clothes to make us look (1) ……, we also use them to tell
the world (2)…… our personality . The clothes we wear and our appearance as a

whole give other people useful information about what we think and how we feel …
1.a. attract

b. attractive

c. attractively

d. attraction

2.a. of

b. with

c. by

d. about

Nếu như hướng dẫn các em cách phân tích đề tốt, thì các em dễ dàng nhận ra ở
chổ trống số 1 là một tiếng tính từ vì nằm sau look ( look + adj  trông có vẻ ), còn ở
chổ trống số 2 là giới từ about ( vì tell …about  nói về …)
@ Cách làm bài dạng đọc đoạn văn chọn câu trả lời
- Đọc kỹ câu hỏi trước , không nên đọc và dịch cả đoạn trước . Vì hiểu được
nội dung câu hỏi, câu hỏi muốn chúng ta trả lời cái gì ,… Chính câu hỏi đó cung cấp
cho ta một phần câu trả lời .
Ví dụ :
An increasing number of people are now going on holiday to Egypt . Last year,
for example , about one and half million tourists visited Egypt . The population of
Egypt is about fifty million and the capital is El Qahira ( Cairo ), a busy city of just
under nine million people …
1. According to the passage, how many people visit Egypt last year ?

a. 1 million

b. 1,5 million

c. 9 million

d.

15

million
Nếu đọc câu hỏi trước các em sẽ dễ dàng tập trung hơn vì trong câu hỏi đã xác
định rõ last year , khi đó học sinh chỉ cần đọc lướt đoạn xem chi tiết nào liên quan đến
last year, đỡ mất nhiều thời gian .
@ Cách làm bài viết

12


- Phải chú ý các yếu tố xác định thời gian xuất hiện trong câu .
- Nắm được cấu tạo của các cụm động từ , giới từ cố định .
- Sự hoà hợp gữa thì động từ , chủ ngữ và động từ
- Xác định cấu trúc đề bài yêu cầu .
Ví dụ :
1. “ Can you solve this problem ?” Bill said to Liz .
 Bill asked Liz ……………………………………
( Bill asked Liz if she could solve that problem )
Đầu tiên hướng dẫn các em phải xác định được cấu trúc đề bài là gì ? ( câu
tường thuật ), kế tiếp là dạng tường thuật câu hỏi gì ? Yes/ No hay Wh-question ? sau
đó chỉ cần cẩn thận ghi lại cấu trúc câu tường thuật ra và áp dụng vào .

4. Nội dung khi dạy vòng Tỉnh
- Thời lượng : 10-11 tuần ( từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 3 )
- Rút ra bài học kinh nghiệm từ vòng sơ tuyển .
- Đánh giá tình hình học tập của từng học sinh để định hướng kế hoạch thực
hiện trong thời gian tới .
- Củng cố kiến thức giai đoạn 1 ( HKI )
- Mở rộng, nâng cao và giới thiệu kiến thức giai đoạn 2 ( HKII )
+ Adverb Clauses of Concession.
+ Relative Clauses (Defining & Non-defining Relative Clauses )
+ Word form
* Cách tiến hành :
- Vẫn tiếp tục dạy theo chuyên đề nhằm giới thiệu, mở rộng, nâng cao kiến thức
.

13


- Tăng cường soạn đề kiểm tra cho các em .
- Giới thiệu và hướng dẫn cách viết bài luận theo từng chủ đề cho học sinh,
cách lập dàn ý, chuẩn bị vốn từ, xác định thì động từ sẽ dùng,…Khi trình bày bài viết
phải chú ý đến hình thức : có mở bài, thân bài, kết luận . Có đầy đủ nội dung theo yêu
cầu đề , ý tưởng mạch lạc, cấu trúc chặt chẽ, chú ý lỗi ngữ pháp .
Ví dụ :
1. Your learning English : your opinion about English, your effective
ways of learning English and your plan to improve your English .
+ Your opinion about English : useful / interesting / important ,…
+Your effective ways of learning English : writing English / do the
homework/ practice listening to English tapes /…
+ Your plan to improve your English : learn by heart the new words / use
a dictionary for reading /…


- Đồng thời nhắc lại cách làm từng dạng bài tập cho học sinh (như giai đoạn 1)
- Động viên khuyến khích các em trong học tập là điều rất cần thiết trong giai
đoạn này .
Khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cần nắm vững các chủ đề, mỗi chủ
đề cần soạn các dạng bài tập cụ thể , từ khó đến dễ . Trong quá trình bồi dưỡng, giáo
viên cần chú ý đến các kiến thức cũ thông qua bài tập về nhà .

C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :

14


Nhờ liên tục đổi mới phương pháp và cách thức ôn tập học sinh và đúc rút được
những kinh nghiệm nhất định trong việc bồi dưỡng do vậy trong những năm học vừa
qua tôi đã đạt được những kết quả sau:
*Bảng thống kê kết quả học sinh đạt giải các năm gần đây:

Số lượng
Năm học
2006 – 2007
2007 – 2008
2008 – 2009
2009 - 2010
2010 - 2011

Số HS đạt

Số HS đạt


vòng Huyện

vòng Tỉnh

2
6
3
7
5

2
3
2
4
4

học sinh
dự thi
2
7
3
8
6

D. PHẦN KẾT LUẬN:

Thực tế cho thấy việc bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc đầy khó khăn đối
với giáo viên các bộ môn nói chung và bộ môn tiếng Anh mà tôi đang đảm nhận nói
riêng, nó đòi hỏi rất cao ở người giáo viên. Với lòng yêu nghề, mến trẻ thì có lẽ bất kỳ
giáo viên nào cũng có thể vượt qua khó khăn, gian khổ để công việc đào tạo nhân tài

cho đất nước ngày càng có những bước tiến vượt bậc.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã đúc rút được trong quá
trình bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn tiếng Anh trong những năm qua. Tôi rất mong
nhận được sự giúp đỡ chân thành của các quý thầy cô, của đồng nghiệp để chúng ta đi
đến mục đích chung cuối cùng là: góp phần đào tạo ra cho xã hội những con người vừa
hồng vừa chuyên đáp ứng nhu cầu “công nghiệp hoá –hiện đại hoá” đất nước .

15


E. KIẾN NGHỊ

Để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các cấp quản lý
cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp :
- Tạo điều kiện thật thuận lợi cho các em tham gia đội tuyển .
- Quan tâm, theo dõi và đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của giáo viên và
học sinh về phòng học, tài liệu, photo bài học, bài tập làm trên lớp cũng như ở nhà ,...
- Tuyên dương khen thưởng kịp thời xứng đáng cho các em học sinh cũng như
giáo viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi ( giấy khen + phần thưởng )

Hựu Thành, tháng 1 năm
2012

Người viết

Nguyễn Thái Yên Bình
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

16




×