Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.74 KB, 21 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


THUYẾT TRÌNH MÔN HỌC

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
“CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA THỜI KỲ
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ”
Lớp: 1706
(Buổi học Chiều Thứ Năm)
Giảng viên: Thầy Trần Hạ Long
Nhóm 8:
1. Ngô Thị Thu Hằng

(16)

5. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (50)

2. Nguyễn Thị Tuyết Mai (38)

6. Huỳnh Thị Kiều Nương

(53)

3. Đặng Thúy Ngọc

(44)



7. Nguyễn Thị Phượng

(57)

4. Trần Nhật Nhi

(48)

8. Trần Nguyễn Việt Trinh

(80)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 
..................................................................................................................................................
-1-


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

MỤC LỤC
I.
II.

Lời mở đầu
Cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập kinh tế quốc tế
1) Tạo điều kiện thuận lợi trong thị trường xuất nhập khẩu
2) Góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài
2


3) Tạo điều kiện cho ta tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến
4) Nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại

giao
5) Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước

6) Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khoa học và công
III.

IV.

nghệ trong thời gian tới
Những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trên trường kinh tế quốc tế
1) Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn
2) Tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có cả rủi ro về mặt xã hội
3) Thể chế xuất hiện những lỗ hổng
4) Nền hành chính bộc lộ nhiều bất cập
5) Đội ngũ nhân lực trở nên thiếu hụt về cả số lượng lẫn chất lượng
6) Sự “hòa tan” về văn hóa và bất ổn trong an ninh quốc gia
Giải pháp quán triệt nhằm tận dụng cơ hội - giải quyết khó khăn khi gia nhập
kinh tế quốc tế

3


I. LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan
hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Thế giới ngày nay đang sống trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế mạnh mẽ. Quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả
trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã
hội, môi trường với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau. Hội nhập kinh tế quốc tế
tạo ra những quan hệ gắn bó, sự tùy thuộc lẫn nhau và những tác động qua lại hết sức
nhanh nhạy giữa các nền kinh tế. Thông qua quá trình tự do hóa, hội nhập kinh tế quốc tế
tạo ra những lợi thế mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh giao lưu kinh
tế giữa các nước, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nước tham gia vào nền
kinh tế toàn cầu.

Việt Nam tham gia tổ chức thương mại Thế giới (WTO) ngày 7/11/2006. Đây là dấu mốc
quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng như một con
dao hai lưỡi, bất cứ điều gì cũng tồn tại hai mặt đối lập. Hội nhập kinh tế mang đến cho
Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít những thách thức. Việt
Nam vừa gia nhập TPP, lại một lần nữa cơ hội và thách thức đang đón chờ. Chuẩn bị sẵn
tâm thế hội nhập sẽ giúp sinh viên có hướng đi đúng đắn trong tương lai, đồng thời có thể
tận dụng được cơ hội và vượt qua thử thách một cách tốt nhất.
Thực tế gần 30 năm đổi mới - mở cửa vừa qua cho thấy, việc hội nhập nền kinh tế trong
nước với trường quốc tế thành công đã luôn tạo động lực thúc đẩy cải cách kinh tế và
nâng cao trình độ phát triển của Việt Nam ta. TPP vừa tạo ra thách thức, vừa tạo ra sức ép
để Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách khu
vực DNNN, hoàn thiện hệ thống luật pháp. Những cải cách này trước mắt nhằm bảo đảm
đủ điều kiện cho Việt Nam bước vào “sân chơi” TPP. Song về lâu dài, chúng có tác động
tích cực đối với việc lành mạnh hóa nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam.

4


II. CƠ HỘI CHO NỀN KINH TẾ VIỆT
NAM KHI GIA NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Tạo điều kiện thuận lợi trong thị trường xuất nhập khẩu
a) Xuất khẩu

Từ khi bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế quan và
các chế độ đãi ngộ khác. Điều đó đã tạo một sự thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam
thâm nhập vào thị trường thế giới, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó có sự
dần lớn mạnh của các doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta cũng đã mở rộng kinh doanh
dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Khi xuất khẩu tăng, số lượng việc làm được tạo ra sẽ
nhiều hơn. Như vậy, đó chính là một tác động tốt: tạo ra nhiều việc làm cũng như tăng

thu nhập của người lao động. Thực tế cho thấy những gì chúng ra đã đạt được rất khả
quan. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã đa dạng hơn và hàng hóa của Việt Nam đã
thâm nhập tốt hơn, đứng vững hơn trong các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU…
VD: Nhiều nước tham gia TPP là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Trong
đó có 2 trong số 3 nước nhập khẩu lớn nhất của nước ta là Mỹ và Nhật Bản. Do vậy,
TPP sẽ mở ra cơ hội gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, Nhật Bản cũng như các
thành viên khác của TPP, nhờ những cam kết mở cửa thị trường mạnh hơn, cao hơn so
với những cam kết hiện có trong khu vực. Riêng với Mỹ, thông qua Hiệp định TPP, Việt
Nam sẽ có cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường này những sản phẩm vốn có thế
mạnh (dệt may, thủy sản, giày dép, sản phẩm gỗ...). Theo dự tính của Trung tâm nghiên
cứu Đông-Tây (QH Mỹ), nhờ tham gia TPP, đến năm 2025, xuất khẩu của Việt Nam tăng
thêm 25,8%. Mức gia tăng này của Việt Nam cao hơn hẳn các quốc gia khác cùng tham
gia TPP.

5


b) Nhập khẩu

Một điều quan trọng nữa cũng cần phải đề cập đến của quá trình hội nhập là việc Việt
Nam nhập khẩu chủ yếu các hàng hóa trung gian hay còn gọi là hàng hóa đầu vào, phục
vụ sản xuất. Tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa trung gian chiếm khoảng 90% tổng số hàng hóa
nhập khẩu, tạo ra lợi thế rất lớn trong việc thúc đẩy sản xuất, cũng như xuất khẩu hàng
hóa vì các yếu tố sau: thứ nhất, quá trình hội nhập kinh tế thế giới sẽ cho phép các doanh
nghiệp trong nước lựa chọn được các hàng hóa đầu vào với giá rẻ do đó sẽ giảm chi phí
sản xuất, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Thứ hai, việc tự do
hóa thương mại cũng giúp các doanh nghiệp lựa chọn được các yếu tố đầu vào có chất
lượng tốt hơn so với thời kỳ trước khi hội nhập, từ đó thúc đẩy việc sản xuất sản phẩm có
chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước kia, khi Việt nam
nhập siêu đã làm nhiều nhà hoạch định chính sách cũng như các chuyên gia kinh tế lo

lắng nhưng thực sự việc nhập siêu hay xuất siêu lại không phải yếu tố cần phải quan tâm.
Vì thực chất, nhập siêu của Việt Nam là nhập hàng hóa đầu vào là chủ yếu, do đó sẽ tác
động đến khả năng xuất khẩu cũng như năng lực sản xuất của nền kinh tế trong dài hạn.
Thật vậy, sau một thời gian dài nhập siêu, Việt Nam đã trở thành nước xuất siêu.

Biểu đồ 1: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam từ
tháng 1/2014 đến tháng 1/2015

6


2. Góp phần thu hút vốn đầu từ nước ngoài.
Chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.Với cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản
lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện.
Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần
kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài. Từ đó tạo ra công ăn việc
làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển. Thực tế trong những năm
qua đã cho thấy, vào năm 2008, dù tình hình kinh tế thế giới xấu đi, nhưng vốn FDI cam
kết đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần ba lần năm 2007. Mặt khác, thông qua việc liên
doanh, hợp tác với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được tăng cường thêm
về vốn, trình độ quản lý, nhân sự và phát triển công nghệ.
Biểu đồ 1:
Tình hình
vốn đầu
tư nước
ngoài qua
các năm
(1988 – 8

tháng đầu
năm
2014)

Tham gia TPP, hàng hóa Việt Nam có cơ hội thâm nhập các thị trường xuất khẩu lớn
mạnh hơn, do thuế thấp hơn. Theo đó, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
mạnh hơn các nước trong khu vực. Các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là từ Trung Quốc,
ASEAN sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam để tận dụng ưu thế thành viên TPP của Việt
Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thu được từ TPP.
Bên cạnh đó, ngay trong các thành viên TPP cũng có nhiều quốc gia là đối tác đầu tư
quan trọng, có khả năng bổ sung cao cho nền kinh tế Việt Nam như: Mỹ, Australia, New
Zealand, Singapore... Khi TPP có hiệu lực, hiệp định này cũng giúp thúc đẩy, gia tăng
đầu tư của các nước nói trên vào Việt Nam, đặc biệt trong một số lĩnh vực Việt Nam
mong muốn như phát triển các ngành công nghệ cao, nâng cao trình độ của các lĩnh vực
công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào
chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
7


3. Tạo điều kiện cho ta tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ
quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp nhận vốn, tiếp thu tri thức khoa học, công
nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh
chóng tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội. Lao động Việt Nam có cơ hội tham gia sâu rộng vào phân công lao động toàn cầu,
tiếp cận với khoa học kĩ thuật tiên tiến, nâng cao trình độ, tăng thu nhập…
Ví dụ: các giải pháp công nghệ tiên tiến giúp Tập đoàn Thủy sản Minh Phú nâng cao giá
trị sản phẩm của mình, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững
Nhận xét: Doanh nghiệp Việt Nam đã biết tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến vào dây
chuyền sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của thương

hiệu

8


4. Nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại giao...
Các hoạt động của nước ta ở các tổ chức WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức
quốc tế khác ngày càng được nâng cao (giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo n Liên hợp
quốc, Chủ tịch ASEAN…).
Ví dụ: Hà Nội (TTXVN) - Đại sứ Lê Lương Minh, Trưởng Phái đoàn đại diện thường
trực Việt Nam
tại Liên hợp
quốc,
khẳng
định Việt Nam
đã sẵn sàng
đảm nhiệm vị
trí chủ tịch luân
phiên của Hội
đồng Bảo an
trong
tháng
7/2008.
Nhận xét: Với
chính sách đối
ngoại
khôn
ngoan,
sáng
suốt của Đảng

Cộng Sản, nước Việt Nam hùng cường dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc
tế
Việc tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện, cơ hội triển khai chủ trương tích
cực, chủ động hội nhập quốc tế mà Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đã đề ra. Hiệp
định này cũng giúp Việt Nam tăng cường quan hệ nhiều mặt với các đối tác quốc tế trong
khu vực châu Á-Thái Bình, trong đó có nhiều đối tác quan trọng của Việt Nam nói riêng
và ASEAN nói chung, như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Việc tham gia TPP với nhiều
điều khoản, mức độ yêu cầu cao về tự do hóa thương mại, thị trường sản phẩm, dịch vụ,
môi trường…cũng chứng tỏ quyết tâm và cam kết cải cách, đổi mới mạnh mẽ của Chính
phủ Việt Nam. Qua đó, làm tăng sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam nói riêng và uy tín
của Việt Nam nói chung đối với các nhà đầu tư, cộng đồng quốc tế; góp phần nâng cao vị
thế của Việt Nam.

9


5. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, nước ta có thể đi thẳng
vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH, HĐH và khoảng cách phát
triển kinh tế so với các nước đi trước. Với tiềm năng trí tuệ dồi dào, nếu có một chiến
lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, nước ta có thể sớm đi vào một số lĩnh vực của
kinh tế tri thức.
Ví dụ: Những công nhân thời kỳ Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa. Trong ảnh là dây
chuyền tại công ty phụ tùng máy số 1 – Sông Công

Thông qua TPP, các quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác giáo dục, khoa học công nghệ
giữa Việt Nam với các thành viên TPP có thể cải thiện, mở rộng nhanh chóng. Theo đó,
tạo thêm nguồn lực từ bên ngoài giúp Việt Nam phát triển, hiện đại hóa đất nước trong
giai đoạn mới. Theo nghiên cứu định lượng của Trung tâm Đông – Tây (Mỹ), các quốc
gia có quy mô kinh tế nhỏ, đặc biệt là Việt Nam sẽ là nước nhận được nhiều lợi ích nhất

từ TPP cũng như các hiệp định thương mại tự do trong khu vực. Trung tâm này dự báo,
đến năm 2025, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 14,7%, chủ yếu nhờ vào việc mở rộng
thương mại thông qua TPP.
10


6. Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KH&CN trong thời gian tới
Quá trình đổi mới đất nước đã tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển KH&CN của
nước ta trong thời gian tới. Nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong
thời gian qua là điều kiện thuận lợi để tăng đầu tư cho phát triển KH&CN, đồng thời thúc
đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng thành tựu KH&CN trong nền kinh tế, nhất là trước
sức ép về cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế
Ví dụ: Trên cơ sở hướng dẫn của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ,
Sở KH&CN Vĩnh Phúc, các hộ chăn nuôi đã ứng dụng kỹ thuật làm đệm lót sinh học
trong chăn nuôi lợn

III.
NHỮNG
THÁCH THỨC MÀ VIỆT NAM PHẢI ĐỐI
MẶT TRÊN TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn

11


Cạnh tranh không chỉ giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước trên thị
trường nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ mà cạnh tranh ngay trên thị trường
trong nước. Điều đó gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những
doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của Nhà nước, những doanh nghiệp có tiềm lực tài
chính và công nghệ yếu kém mà tình trạng này lại khá phổ biến ở doanh nghiệp nước ta.

Các doanh nghiệp đã phải gặp những vấn đề bên dưới đây:
-

Các doanh nghiệp phải học hỏi, hiểu các quy định của WTO, các cam kết khu
vực và luật lệ của các nước bạn hàng

-

Phải áp dụng nhiều tiêu chuẩn trong nước và quốc tế

-

Phải thận trọng hơn khi chọn lựa bạn hàng, thị trường, phương thức kinh doanh,
khi ký kết hợp đồng

-

Nhiều ưu đãi, trợ cấp, bảo hộ của Nhà nước trước đây bị bãi bỏ

-

Thị trường biến động nhanh, đòi hỏi khả năng thích ứng và linh hoạt

-

Nhiều vấn đề tồn tại không dễ khắc phục

-

Một số ngành, sản phẩm, doanh nghiệp có thể bị thua thiệt


Ví dụ: sự gia nhập của các hãng cà phê nước ngoài như Star Bucks, The Coffee Bean &
Tea Leaf đã tạo ra xu thế cạnh tranh rất lớn cho các hãng cà phê trong nước như Trung
Nguyên, Vinacafé, NesCafé, đòi hỏi các hãng này phải luôn tạo ra sản phẩm mới để thu
hút khách hàng.

12


2. Tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội
Thách thức ở đây là đề ra được những chính sách đúng đắn nhằm tăng cường khả năng
kiểm soát vĩ mô, nâng cao tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền
kinh tế, củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khắc phục những khó khăn
ngắn hạn. Tóm lại, phải tạo dựng được môi trường để quá trình chuyển dịch cơ cấu và bố
trí lại nguồn lực diễn ra một cách suôn sẻ, với chi phí thấp.
Ví dụ: Rủi ro khi hàng hóa du nhập vào Việt Nam
Theo tin tức mới nhất từ báo Tuổi Trẻ, mới đây Chi cục Quản lý thị trường (QLTT)
TP.HCM phát hiện lô hàng hơn 3.000 sản phẩm gồm các loại quần áo, giày, ví da, thiết
bị di động... mang các thương hiệu ngoại như Nike, Gucci, Versace đựng trong các bao
lớn. Trong đó, có khoảng 1.500 đôi giày hiệu Nike có tem nhãn ghi rõ được sản xuất tại
VN. Theo quan sát, mặc dù gắn xuất xứ VN nhưng trên những sản phẩm loại này vẫn còn
các tem nhãn chữ Trung Quốc còn sót lại.
Tương tự, một lô hàng lớn gồm 4 xe tải bị Ban chỉ đạo phòng chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia) kiểm tra khi đang chuyển hàng từ
biên giới phía Bắc vào tiêu thụ. Hàng hóa trên xe ước tính khoảng 100 tấn gồm nhiều
chủng loại như: quần áo, phụ tùng xe máy, xe đạp điện, hàng điện gia dụng… Toàn bộ
hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng nhiều sản phẩm gắn mác sản xuất tại VN.

13



3. Thể chế xuất hiện những lỗ hổng
Trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp luật có
liên quan đến kinh tế và thương mại nhưng chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Trước hết, phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư và phát huy
mọi tiềm lực của tất cả các thành phần kinh tế. Đồng thời không ngừng hoàn thiện các
quy định về cạnh tranh để bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng
khi hộp nhập.
Ví dụ:
Ở nước ta, tư tưởng về phát triển kinh tế thị trường trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
(CNXH) được đề cập tại Đại hội VI của Đảng, thừa nhận có sản xuất hàng hóa trong
chủ nghĩa xã hội. Qua các Đại hội VII và VIII, vai trò khách quan của kinh tế thị trường
từng bước được nhận thức rõ hơn. Đại hội IX đã khẳng định: Phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh
tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tiếp theo, Đại
hội X và XI của Đảng tiếp tục từng bước làm rõ hơn những vấn đề cốt lõi về hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường, về xử lý mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường, giữa phát
triển kinh tế trên tinh thần độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế. Về phương diện lý
luận, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nước ta vừa tuân
theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối
bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH, trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc
vận hành kinh tế thị trường được tạo lập và sử dụng để giải phóng sức sản xuất, huy
động mọi nguồn lực phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng
cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng
kết thực tiễn; và là bước phát triển mới về tư duy lý luận của Đảng ta trên lĩnh vực kinh
tế.

14



4. Nền hành chính bộc lộ nhiều bất cập
Do một trong những nguyên tắc chủ đạo của WTO là minh bạch hóa nên khi gia nhập
WTO, nền hành chính quốc gia chắc chắn sẽ phải có sự thay đổi theo hướng công khai
hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn. Đó phải là nền hành chính vì quyền lợi chính đáng
của mọi người dân, trong đó có doanh nghiệp và doanh nhân, lấy người dân, doanh
nghiệp, doanh nhân làm trọng tâm phục vụ, khắc phục mọi biểu hiện trì trệ, thờ ơ và vô
trách nhiệm. Nếu không tạo ra được một nền hành chính như vậy thì chẳng những không
tận dụng được các cơ hội do hội nhập kinh tế nói chung và việc gia nhập WTO nói riêng
đem lại mà cũng không chống được tham nhũng, lãng phí nguồn lực.

Ví dụ:
Trong điều kiện Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, thì người dân cần
được hiểu họ “là chủ” và quan trọng hơn là biết cách “làm chủ” nền hành chính quốc
gia nói riêng và quyền lực nhà nước nói chung. Nhân dân ta cần được tuyên truyền, phổ
biến và giáo dục để hiểu rõ vai trò của mình như Bác Hồ đã dạy: “Nếu Chính phủ làm
hại dân, thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. Với tinh thần như thế, mỗi một hiện tượng
tiêu cực mờ ám của nền hành chính sẽ gặp phải sức đấu tranh không khoan nhượng của
quảng đại quần chúng nhân dân - như một liều kháng sinh cực mạnh cứu chữa cho
những bệnh tật trầm kha của bộ máy hành chính nước nhà. ở nhóm này, hình thức động
lực vật chất và tinh thần được thể hiện gián tiếp. Có nghĩa là, ở mức độ cụ thể, quyết
định, hành vi của bộ máy hành chính nhà nước đều có tác động nhất định tới những công
dân, tổ chức có liên quan. Do vậy, mọi sự phiền hà, nhiêu khê của nền hành chính đều
gián tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của người dân, đó có thể là thời gian, chi phí tiền bạc,
hay những cơ hội sản xuất, kinh doanh mang lại nếu được hỗ trợ tốt từ nền hành chính.
Ở khía cạnh khác, những hành vi của bộ máy hành chính như tham nhũng, tham ô, lãng
phí,… đều làm thất thoát tài sản quốc gia. Khi đó, không phải nền hành chính đó chịu
thiệt hại, mà sự thiệt hại sẽ bị “bổ đầu” cho người dân thông qua các khoản nợ quốc gia
mà các thế hệ công dân phải trả thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí. Có thể thấy,
những lợi ích mà một nền hành chính hiện đại có thể đem lại cho người dân, thì đó cũng

là những tổn thất mà người dân phải chịu nếu như nó còn nhiều bất cập, nhũng nhiễu.
Những lợi ích đó chính là lý do để người dân tạo áp lực như một đòi hỏi tất yếu cho quá
trình hiện đại hóa nền hành chính.

15


5. Đội ngũ nhân lực trở nên thiếu hụt về cả số lượng lẫn chất lượng
Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông cán bộ của ta còn bị
hạn chế về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài.
Nếu không có sự chuẩn bị phù hợp, thách thức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài
hạn rất khó khắc phục.

Ví dụ:
(VOH) - Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần
thứ 10 với chủ đề: “Xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh; huy động mọi nguồn lực;
xây dựng thành phố hồ chí minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình; giữ vững vai trò đầu tàu
về kinh tế - xã hội; sớm trở thành một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại,
khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á"

16


17


6. Sự “hòa tan” về văn hóa và bất ổn trong an ninh quốc gia
Việc mở cửa thị trường, mở rộng giao lưu trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay,
bên cạnh nhiều mặt tốt, những cái xấu cũng đã du nhập vào, điều này đòi hỏi các cấp lãnh
đạo, quản lý và mọi người dân phải nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ gìn bản sắc văn hóa

dân tộc nhằm nâng cao sức đề kháng, chống lại sự tha hóa, biến chất, chống lại lối sống
hưởng thụ, tự do tư sản…

Ví dụ:
Lối tiêu dùng của người Việt Nam vượt rất xa nhu cầu và sở thích trước đây; nó được
nâng lên tầm cao mới hết sức đa dạng theo tầm nhìn và thị hiếu của xã hội công nghiệp.
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, lối sống tiêu dùng người Việt Nam chuyển mạnh từ tầm
tiêu dùng của một nước nông nghiệp nghèo sang lối sống tiêu dùng của xã hội công
nghiệp. Điều đó thể hiện rõ từ nhà ở với tiện nghi sinh hoạt hầu hết bằng đồ điện tử cho
đến phương tiện đi lại bằng xe máy, ô tô. Chỉ trong khoảng một vài thập niên cuối thế kỷ
XX, sản phẩm của nền công nghiệp cao hầu như đều có mặt trong từng gia đình người
dân thành phố: từ ti vi, tủ lạnh cho đến video, máy vi tính, dàn vi sóng. Có thể nói, lối
sống tiêu dùng của người Việt Nam ở các thành phố lớn đang từng bước được nâng lên
từ tiêu dùng của các nước phát triển. Lối sinh hoạt kiểu nông nhàn giờ đây được thay thế
bởi lối sinh hoạt có nhịp điệu gấp gáp. Không khí sinh hoạt và nhịp sống quốc tế không
chỉ tác động tới sinh hoạt và nhịp sống của quốc gia mà cả đến mỗi cá nhân. Người lao
động như cuốn vào mạch sống kinh tế thị trường, kinh tế trí thức, khoa học công nghệ;
học sinh, sinh viên như xoáy vào nhịp độ tăng lên theo cấp số nhân của tri thức. Tác
phong lao động gấp gáp không cho phép người ta chần chừ, ỷ lại mà phải tự vân động,
chớp thời cơ, giành giải trong môi trường sống chung của thời cuộc. Ngay trong lĩnh vực
hoạt động vui chơi, giải trí, người ta cũng được sống trong không khí nhộn nhịp đầy chất
trí tuệ, chất thẩm mỹ do các phương tiện hiện đại, các chủ đề sinh động, hấp dẫn như các
mô hình sống đặc sắc của nhiều nền văn hoá, nền khoa học kỹ thuật thế giới.

18


IV. GIẢI PHÁP QUÁN TRIỆT NHẰM TẬN
DỤNG CƠ HỘI - GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN
KHI GIA NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1. Đối với doanh nghiệp
- Doanh nghiệp cần tìm hiểu các vấn đề về phát triển và hội nhập, thường xuyên
trau dồi kiến thức, nắm bắt thông tin (tự học, nhờ đến sự giúp đỡ của cố vấn;
chuyên gia…)
- Đổi mới tư duy kinh doanh phù hợp với bối cảnh mới: thay ngắn hạn bằng chiến
lược – thay “ai thắng ai” bằng “các bên cùng thắng” – thay khép kín bằng liên kết,
hợp tác, chuyên môn hóa; tham gia Clusters, out-sourcing; off-shoring,….
- Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở lợi thế so sánh và
theo hướng nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị
- Áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và vị trí trong chuỗi giá trị
- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác, tham gia liên kết, mạng lưới và
hiệp hội
- Cần từ bỏ tư duy ỷ lại vào bảo hộ, ưu đãi của Nhà nước, dựa dẫm vào quan hệ
thân quen
- Từ bỏ những thói quen không phù hợp (chạy chọt, tù mù, làm hàng nhái, hàng giả)
- Phải chấp nhận cạnh tranh và đào thải của thị trường
- Coi trọng nghiên cứu thị trường, khách hàng, tiêu thụ sản phẩm => căn cứ vào đó
để xây dựng kế hoạch kinh doanh
- Tìm đường phát triển và xây dựng lợi thế (hơn là chỉ tìm cách xóa bỏ bất lợi thế),
chú trọng thế động (hơn là thế tĩnh) và tạo thêm giá trị gia tăng
- Nâng cao giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất – kinh doanh là yếu tố quyết
định để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, tạo khả năng
cho doanh nghiệp trụ vững và phát triển, trong đó giá trị gia tăng = giá trị doanh
nghiệp tạo thêm trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó đòi hỏi nỗ lực của cả
doanh nghiệp và Nhà nước
- Chọn lựa chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
+Có 3 hướng cạnh tranh cơ bản. Cạnh tranh bằng giá (Cost Leadership), cạnh
tranh bằng sự khác biệt (Differentiaton) và tập trung vào trọng tâm (Focus)
+Có 3 động lực cạnh tranh theo Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế ITC: phản ứng
nhanh, tham gia dây chuyền cung cấp toàn cầu hóa và dịch vụ trọn gói

2. Đối với Nhà nước

19


-

Nhà nước phải sửa đổi, điều chỉnh hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế, hệ thống hành
chính cho phù hợp với nhu cầu phát triển và cam kết quốc tế

Cải cách mạnh mẽ hệ thống hành chính, thay đổi theo hướng công khai hơn, minh
bạch hơn và hiệu quả hơn, nền hành chính phải vì quyền lợi chính đáng của mọi
người dân, trong đó có doanh nghiệp và doanh nhân. Lấy người dân, doanh
nghiệp, doanh nhân làm trọng tâm phục vụ, khắc phục mọi biểu hiện trì trệ, thờ ơ
và vô trách nhiệm
- Cải cách hệ thống tư pháp các cấp, nâng cao năng lực bộ máy Nhà nước, cần phải
có một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đủ mạnh
- Tổ chức tốt việc thực thi và giám sát thi hành pháp luật
- Tạo môi trường kinh doanh công bằng, ổn định
- Xây dựng các thiết chế cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, giải quyết tranh chấp
- Nhà nước cần can thiệp, điều tiết nền kinh tế phải tuân thủ nguyên tắc thị trường
(giá một số mặt hàng, lãi suất…)
- Thực hiện triệt để các cải cách kinh tế và chính sách KT-XH quan trọng
+ Cải cách doanh nghiệp nhà nước
+ Cải cách các hệ thống ngân hàng, thuế, thương mại, dịch vụ công
+ Cải cách hệ thống giáo dục – đào tạo
+ Phát triển các thị trường đất đai, lao động, vốn, công nghệ, thị trường các dịch
vụ và hàng hóa
+ Phát triển kết cấu hạ tầng
+ Cần có các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Phát triển hệ thống an sinh xã hội hiệu quả
3. Đối với học sinh – sinh viên
- Học tập tốt văn hóa và ngoại ngữ, chuẩn bị tâm thế cho thời đại hội nhập
- Giảm bớt thời gian lãng phí cho những trang mạng xã hội để dành thời gian tìm
hiểu về tình hình thời cuộc, rút bài học cho bản thân
- Năng động hơn, nhiệt tình hơn trong các hoạt động ngoài trời, các hoạt động xã
hội để sống cống hiến, sống hòa đồng, nhận được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng
cần thiết sau này
-

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) />
ID=798&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB
%8Bnh%20k%E1%BB%B3&Group=ph%C3%A2n%20t%C3%ADch
2) />3)
/>4)
/>5) />6) />7) />H_-_HDH_-2.jpg
8) />9) />%99i-nh%E1%BA%ADp-kinh-t%E1%BA%BF-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA
%BF
10) />11) />%87u/tt-x%C3%BAc-ti%E1%BA%BFn-%C4%91t-tm-dl/68-tin-c%E1%BA
%A3i-c%C3%A1ch-h%C3%A0nh-ch%C3%ADnh/1308-c%E1%BA%A7n-m
%E1%BB%99t-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-m%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%81-hi
%E1%BB%87n-%C4%91%E1%BA%A1i-h%C3%B3a-n%E1%BB%81n-h
%C3%A0nh-ch%C3%ADnh-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam
12) />13) />
21




×