Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT PHẦN MÁY CÔNG CỤ MÁY BÀO NGANG B665

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.71 KB, 7 trang )

Thực tập sản xuất

Xưởng cơ điện

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT PHẦN MÁY CÔNG CỤ
MÁY BÀO NGANG B665

Nội Dung Thực Tập:
• Thiết kế bảo vệ mất pha cho mạch điều khiển.
• Test rơ-le nhiệt.
• Thiết kế lắp đặt cầu đấu nối trong tủ điện của máy.

PHẦN 1: TÌM HIỂU VỀ MÁY BÀO NGANG B665
Máy bào ngang B665 được dẫn động nhờ 1 động cơ không đồng bộ 3 roto lồng sóc
công suất lớn. Động cơ chỉ hoạt động theo một chiều nhất định.

PHẦN 2: THIẾT KẾ LẮP ĐẶT BẢO VỆ MẤT PHA
SV:Nguyễn Duy Thanh
MSSV:1021060241

Page 1


Thực tập sản xuất



Xưởng cơ điện

Mạch điện ban đầu của máy có sơ đồ như sau:
Sơ đồ:



Nhận xét: qua sơ đồ trên ta thấy mạch điện ban đầu của mạch có nhược điểm
là giả sử khi mất điện pha A (pha còn lại mà không được mạch điều khiển sử
dụng) thì mạch điều khiển vẫn còn hoạt động và khi nút khởi động được tác
động sẽ xảy ra hiện tượng lúc này từ trường bên trong stato sẽ bị lệch về một
phía làm bó chặt không cho rôto quay, dòng điện chạy trong các cuộn dây
stato sẽ rất lớn, gây nóng và cháy động cơ.

• Mạch điện khi có thêm rơ-le trung gian bảo vệ mất pha:

Sơ đồ:

SV:Nguyễn Duy Thanh
MSSV:1021060241

Page 2


Thực tập sản xuất

Xưởng cơ điện

Nhận xét: do ở xưởng chỉ có rơ-le trung gian với điện áp cấp cho cuộn hút là
220VAC. Nên trong mạch điện ta phải câu thêm dây trung tính kết hợp với 1
pha còn lại để tạo điện áp nuôi rơ-le trung gian.
Do trong qua trình thiết kế kết cấu của máy sản xuất thì cáp được đi ngầm
dưới đất chỉ là cáp 3 pha 3 dây không có dây trung tính đi theo. Vì vậy mà
việc đưa thêm dây trung tính vào sẽ gây ra vướng víu và ảnh hướng đến sự
an toàn của các công nhân vận hành máy.
Giải pháp được đưa ra trong trường hợp này: là đào lên và đưa thêm cáp 4

dây vào nhưng giải pháp này là không hợp lý.

• Mạch điện tối ưu:

Sơ đồ:

SV:Nguyễn Duy Thanh
MSSV:1021060241

Page 3


Thực tập sản xuất

Xưởng cơ điện

Đưa ra giải pháp để khắc phúc: làm sao để sử dụng điện áp 380VAC để
nuôi rơ-le trung gian 220VAC.
 Chúng ta sẽ sử dụng thêm điện trở công suất đấu nối tiếp với cuộn hút của
rơ-le trung gian. (Điện trở công suất sẽ giúp hạn dòng sẽ giúp cho cuộn
hút của rơ-le trung gian hoạt động bình thường ở điện áp 380VAC).
Nhận xét: với sơ đồ trên ta đã loại bỏ dây trung tính đưa vào tủ điện. Vì vậy
đã giúp tối ưu cho mạch điều khiển.
PHẦN 3: TEST RƠ-LE NHIỆT
• Khái niệm rơ-le nhiệt

Rơle nhiệt là loại khí cụ điện tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn
vì nhiệt của các thanh kim loại.
Ứng dụng: Rơle nhiệt thường dùng để bảo vệ quá tải cho các thiết bị
điện. Trong công nghiệp rơle nhiệt được lắp kèm với công tắc tơ.


SV:Nguyễn Duy Thanh
MSSV:1021060241

Page 4


Thực tập sản xuất

Xưởng cơ điện

• Cấu tạo của rơ-le nhiệt:

• Nguyên lý làm việc:

Phần tử cơ bản rơle nhiệt là phiến kim loại kép (bimetal) cấu tạo từ hai
tấm kim loại, một tấm hệ số giãn nở bé (thường dùng invar có 36% Ni, 64%
Fe) một tấm hệ số giãn nở lớn (thường là đồng thau hay thép crôm - niken,
như đồng thau giãn nở gấp 20 lần invar). Hai phiến ghép lại với nhau thành
một tấm bằng phương pháp cán nóng hoặc hàn.
Khi đốt nóng do dòng I phiến kim loại kép uốn về phía kim loại có hệ
số giãn nở nhỏ hơn, có thể dùng trực tiếp cho dòng điện qua hoặc dây điện
trở bao quanh. Để độ uốn cong lớn yêu cầu phiến kim loại phải có chiều dài
lớn và mỏng. Nếu cần lực đẩy mạnh thì chế tạo tấm phiến rộng, dày và ngắn.

• Nhận xét:

Do trong xưởng có 2 loại rơ-le nhiệt với dòng tác động lớn nhất là
0,55A và 2,2A.
Nên trong quá trình test với động cơ công suất lớn của máy bào ngang

B665 thì dòng khởi động tăng lớn hơn rất nhiều dòng 0,55A và 2,2A nên rơle nhiệt đã không chịu được và bị cháy.
PHẦN 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

• Mạch thực tế ban đầu:

SV:Nguyễn Duy Thanh
MSSV:1021060241

Page 5


Thực tập sản xuất

Xưởng cơ điện

• Kết quả cuối cùng:

SV:Nguyễn Duy Thanh
MSSV:1021060241

Page 6


Thực tập sản xuất

SV:Nguyễn Duy Thanh
MSSV:1021060241

Xưởng cơ điện


Page 7



×