Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Vai trò của khoa học và công nghệ trong nền kinh tế thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.15 KB, 35 trang )

Bộ Giáo Dục Đào Tạo
Trường Đại học Phương Đông
Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh
----------

.

CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC

Đề tài: Vai trò của Khoa học và Công
nghệ trong nền Kinh tế Thế giới.


Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc
Nhóm sinh viên thực hiên : 4

Hà Nội, 3/2016
Thành viên trong nhóm 4:
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.


13.
14.
15.
16.
17.

TÊN THÀNH VIÊN
Đào Thúy An
Nguyễn Ngọc Anh
Đỗ Thị Thu Hà
Phạm Thu Hà
Nguyễn Thị Nhật Hạ
Lê Thị Thanh Hoa
Cồ Thị Huê
Đàm Thu Quỳnh Hương
Phan Bá Trung Kiên
Trần Thị Hà Linh
Nguyễn Thị Mỹ
Vũ Thị Thúy Ngọc
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Cao Thị Như Quỳnh
Nguyễn Văn Sao
Lê Thanh Hải Trang
Trần Hải Yến

MSSV
514401201
514401202
514401208
514401210

514401211
514401212
514401214
514401216
514401218
514401221
514401224
514401228
514401229
514401235
514401237
514401244
514401251


MỤC LỤC


Phần mở đầu
Ngày nay, chúng ta đang được sống trong một xã hội hiện đại, tiện nghi. Mọi nhu
cầu của con người gần như đều được đáp ứng thậm chí là đáp ứng hơn cả mong đợi.
Tất cả những gì chúng ta có được đều nhờ các phát minh vĩ đại của khoa học công
nghệ ( giấy, máy vi tính, bóng điện, điện thoại, internet...). Nhờ vận dụng nhanh chóng
những thành tựu mới của khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học... Cục diện hiện nay của nhiều khu vực và nhiều nước trên thế giới đã có
sự thay đổi về căn bản trên quy mô toàn cầu. Trong những năm đầu của thế kỉ XXI,
nhiều nước đang tiến nhanh vào kỉ nguyên thông tin, trong đó nền tàng của sư tăng
trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của
khoa học công nghệ. Hiện này, khoa học công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tùy thuộc phần lớn vào năng lực khoa

học công nghệ, đặc biệt là đối với các nước phát triển thì vai trò của khoa học công
nghệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Điều này đòi hỏi pải có
chính sách khuyển khích và đầu tư đúng đắn cho khoa học công nghệ.
Sau đây chính là tiểu luận của nhóm tôi: “ Vai trò của khoa học công nghệ trong nền
kinh tế quốc tế”.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung.
Chương 2: Vai trò của khoa học công nghệ trong nền kinh tế thế giới.
Chương 3: Những xu hướng phát triển khoa học công nghệ toàn cầu, cơ hội, thách
thức và các giải pháp nhằm phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam.

Phần nội dung
4


Chương 1. Cơ sở lý luận chung.
1.1 CÁC KHÁI NIỆM.
1.1.1 Kinh tế quốc tế.
-

Kinh tế quốc tế là bàn về việc phân phối, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
(động tĩnh) một cách hợp lý giữa các nước, các nền kinh tế qua con đường thương mại
quốc tế, nhằm đảm bảo sự cân đối cung cấp về hàng hóa và dịch vụ trong phạm vi một

-

nước cũng như trong tổng thể nền kinh tế thế giới.
Kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên trái đất, có mối liên
hệ hữu cơ và tác động qua lại với nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế cùng


-

với các quan hệ kinh tế quốc tế của chúng.
Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ kinh tế giữa các nước hoặc các tổ chức kinh tế thế
giới, được nghiên cứu dưới góc độ nền kinh tế thế giới. Các quan hệ kinh tế quốc tế
gồm có:
+ Quan hệ thương mại quốc tế.
+ Quan hệ đầu tư quốc tế.
+ Quan hệ tài chính tiền tệ quốc tế.
+ Quan hệ chuyển giao hợp tác về khoa học công nghệ.
+ Liên kết và hội nhập.
Theo đà phát triển của Khoa học và công nghệ, với nhu cầu của con người ngày
càng đa dạng, các quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển về chiều rộng và chiều sâu. Trong
thực tế còn bao gồm hợp tác và trao đổi quốc tế về khoa học công nghệ và nhiều hoạt

1.1.2
-

động quốc tế khác. Từ đó tạo nên cốt lõi và đánh dấu trình độ phát triển ngày càng cao.
Khoa học công nghệ.
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương
tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Như vậy công nghệ là việc phát
triển và ứng dụng các công cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải

-

quyết những vẫn đề của con người.
Khoa học là các nỗ lực thực hiện phát minh và tăng lượng tri thức hiểu biết của con

-


người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh.
Tuy khoa học và công nghệ có nội dung khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ chặt
chẽ, tác động thúc đẩy lẫn nhau, Khoa học không chỉ mô tả khái quát công nghệ mà
còn tác động trở lại, mở đường cho sự phát triển công nghệ. Khoa học tạo cơ sở lý
thuyết và phương pháp cho ứng dụng, triển khai công nghệ mới vào sản xuất, đời
sống. Ngược lại công nghệ là cơ sở để tổng quát hóa thành những nguyên lý khoa học,
công nghệ còn tạo ra những phương tiện làm cho khoa học có bước tiến dài. Khoa học

5


càng gần với hoạt động sản xuất và đời sống thì việc ứng dụng, triển khai công nghệ
càng mang tính trực tiếp nhiều hơn.
1.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
1.2.1 Nguồn gốc hình thành.
- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần
-

ngày càng cao của con người.
Do sự bùng nổ dân số, sự cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh.
Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa

học – kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.
1.2.2 Các giai đoạn phát triển của khoa học công nghệ.
Cơ cấu sản xuất và trao đổi Quốc tế được biến đổi về chất theo các cuộc cách
mạng Công nghệ:
-

Lần 1 (1820 – 1870): Làm giao thông vận tải phát triển nhanh chóng, công nghệ được


-

mở rộng và bước đầu hình thành một thị trường thế giới rộng lớn.
Lần 2 (1870 – 1913): Gây ra nhưng biến đổi trong các ngành điện lực, hóa chất, luyện
kim. Những thay đổi cơ bản trong buôn bán quốc tế tăng trưởng quá trình đầu tư quốc
tế, hình thành những quan hệ quốc tế ngày càng bền vững. Thời kỳ này cũng đánh dấu

-

sự xuất hiện của nền kinh tế thế giới như thực thế thống nhất.
Lần 3 (1913 – 1950): Làm xã hội phát triển nhanh chóng các ngành năng lượng hạt
nhân, hóa dầu, công nghệ vũ trụ và khai thác đáy đại dương, tin học, công nghệ sinh
học... làm gia tăng dòng đầu tư và buôn bán quốc tế, thúc đẩy sự phát triển của nền

-

kinh tế thế giới về vật chất – kỹ thuật lên một tầm cao mới.
Lần 4: Hiện nay chúng ta đang thực hiện Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, tập trung
phát triển ngành vi điện tử, tin học, thông tin viễn thông và tự động hóa, năng lướng
mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học. Từ đó biến đổi cơ cấu kinh tế của các quốc gia,
đưa xã hội loài người sang một nền văn minh mới.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ.
1.3.1 Nhân tố con người.
Nhân tố con người là điều kiện quyết định trong sự nghiệp phát triển khoa học
công nghệ và áp dụng khoa học công nghệ vào nền kinh tế các nước. Con người là chủ
thể sáng tạo ra khoa học công nghệ, đến lượt khoa học công nghệ lại trở thành phương
tiện công cụ và đồng thời cũng là cơ sở để con người vươn lên hoàn thiện mình về mọi


mặt, đặc biệt là mặt năng lực trí tuệ.
1.3.2 Giáo dục và đào tạo.

6


Giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng trong việc áp dụng khoa học công
nghệ vào nền kinh tế. Được thể hiện qua văn kiện của Đại hội Đảng X: “Giáo dục và
đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực
thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hơn thế nữa trong thời đại ngày nay
khoa học công nghệ phát triển nhanh, tri thức khoa học công nghệ thường xuyên đổi
mới, nếu các nhà chuyên môn không dược đào tạo lại, đào tạo bổ sung thì họ không
tránh được sự lạc hậu và dễ dàng bị đào thải.
1.3.3

Đội ngũ cán bộ khoa học và nguồn lao động có tay nghệ cao.
Đội ngũ cán bộ khoa học và nguồn lao động có tay nghề cao có một vai trò quan
trọng. Bởi họ chính là thành phần trực tiếp tham gia vào các quá trình sản xuất, kinh
doanh và nghiệp vụ trực tiếp vận hành điều khiển các trang thiết bị máy móc hiện đại.
Sự hiểu biết trình độ chuyên môn về ngành nghề của họ có vai trò quyết định trực tiếp
đến hiệu quả sử dụng của máy móc trang thiết bị kỹ thuật cũng như năng suất và chất
lượng của sản phẩm.

1.3.4

Nguồn vốn cho sự phát triển khoa học công nghệ.
Bên cạnh nhân lực thì vốn là điều kiện quan trọng cho sự phát triển khoa học
công nghệ và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Việc đầu tư vốn vào nhập
khẩu chuyển giao công nghệ của các nước đang phát triển còn rất hạn chế do thiếu vốn
đầu tư. Do vậy song song với việc huy động các nguồn vốn, vấn đề sử dụng, bảo toàn

và phát triển vốn cũng có ý nghĩa cực kì quan trọng. Yêu cầu bảo toàn vốn được thể
hiện trước hết ở công tác tổ chức tài trính có ý nghĩa là phải lựa chọn các phương án
tối ưu trong tạo nguồn tài chính.

Chương 2. Vai trò của khoa học công nghệ trong nền kinh
tế thế giới.
2.1 Vai trò của khoa học công nghệ trong nền kinh tế thế giới.
Nếu như nói an ninh, quốc phòng, giáo dục, văn hóa – xã hội... là những lĩnh vực
vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của mỗi đất nước chứ không riêng gì
đất nước Việt nam ta thì khoa học công nghệ luôn được xác định giữu vai trò then chốt
trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đó là một lĩnh vực mà có mối liên hệ mật thiết và bổ trợ cho sự phát triển của

7


các lĩnh vực khác. Trên toàn giới và đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta đang
trong quá trình hội nhập quốc tế thì khoa học công nghệ ngày càng phát triển
Thứ nhất:
Khoa học công nghệ góp phần mở rộng khả năng sản xuất của nền kinh tế, khả
năng đó thể hiện một cách chung nhất là số lượng sản phẩm mà một nền kinh tế có thể
cung ứng cho thị trường. Nếu là một nền kinh tế lạc hậu với trình độ khoa học công
nghệ thấp kém thì chắc chắn khả năng sản xuất của nền kinh tế đó rất thấp. Khoa học
công nghệ có thể nối dài khả năng của con người trong việc chiếm lĩnh tự nhiên, thì
trình độ khoa học công nghệ cao đến đâu thì khả năn sản xuất của nền kinh tế sẽ tăng
tới đó. Dưới tác động của khoa học công nghệ:
-

Các nguồn lực của sản xuất sẽ được mở rộng, điều này có thể thấy rõ dưới tác động
của khoa học công nghệ, con người có thể mở rộng khả năng phát hiện, khai thác và

đưa vào sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên kể cả tài nguyên tái sinh và không

-

tái sinh.
Làm biến đổi chất lượng nguồn lao động theo hướng tiến bộ.
Mở rộng khả năng huy động tập trung chi chuyển các nguồn vốn khác nhau một cách
an toàn. Khoa học công nghệ tạo điều kiện truyền chiến lược phát triển kinh tế theo
chiều rộng cùng chiều sâu.
Liên hệ ngay trong đất nước Việt Nam chúng ta. Trước 1986, một cơ chế nền
kinh tế quan liêu bao cấp, bế quan tỏa cảng, không cho giao lưu hội nhập với các nền
kinh tế bên ngoài. Một nền sản xuất tự cung tự cấp là chính. Vì thế khả năng sản xuất
bị bó hẹp, sản xuất thủ công, sản phẩm không có tính cạnh tranh. Nền kinh tế lạc hậu,
kém phát triển. Từ những năm 1986 trở đi, do nhận thức được đóng vai trò to lớn của
hội nhập quốc tế, đất nước bước sang mợt trang sử mới. Mở cửa giao lưa với các nền
kinh tế khác. Từ đó, nước ta đã có cơ hội giao lưu, học hỏi các nước, chuyển giao khoa
học công nghệ, dẫn đến khả năng sản xuất đã được mở rộng. Sản xuất bắt đầu có
chuyển biến từ thủ công sang máy móc. Năng suất lao động tăng nhanh, sản phẩm
phong phú, đảm bảo chất lượng. Là điều kiện cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai:
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế thế giới. Cơ cấu kinh tế là tỷ trọng các thành phần kinh tế trong
một nền kinh tế thống nhất, nếu là một nền kinh tế lạc hậu thì tỷ trọng nông nghiệp sẽ
chiếm vị trí cao trong cơ cấu kinh tế. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình
8


hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó khoa học công nghệ có vai trò đặc
biệt quan trọng, sở dĩ như vậy là vì sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
không chỉ đẩy mạnh tốc độ phát triển các ngành mà còn làm cho sự phân công lao

động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc và đưa đến sự phân chia các ngành thành nhiều
ngành nhỏ hơn, xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế mới. Từ đó là thay đổi
cơ cấu, vị trí giữa các ngành hay thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng:
-

Tỷ trọng trong GDP của các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần, của ngành nông

-

nghiệp giảm dần.
Cơ cấu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành cũng biến đổi theo hướng ngày càng tăng
mạnh, quy mô sản xuất ở các ngành có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao. Vai trò của
lao động trí tuệ trong các ngành kinh tế ngày càng được coi trọng và trở thành đặc
trưng phát triển khoa học công nghệ.
Lấy ví dụ ngay trong ngành công nghiệp của Việt Nam khi có yếu tố khoa học
công nghệ cao tác động. Cơ cấu các ngành công nghiệp đã có chuyển dịch đáng kể,
hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp, khu chế xuất với
nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ khá hiện đại. Đến năm 2000, công nghiệp khai thác
chiếm khoảng 15% tổng giá trị sản xuất toàn ngành, trong đó khai thác dầu khí chếm
11,2%, công nghiệp chế tác chiếm 79%, trong đó công nghiệp sản xuất thực phẩm
chiếm khoảng 23,6% công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước, chiếm
khoảng 6% trong đó công nghiệp điện chiếm 5,4%.
Thứ ba:
Sự phát triển của khoa học công nghệ góp phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng
hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường. Điều này thể hiện rõ nét trong các hoạt
động của các doanh nghiệp trong kinh tế hàng hóa, mục tiêu cuối cùng của các doanh
nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy, họ phải tìm đến những mặt hàng có nhu cầu
lớn, tối thiểu hóa chi phí các yếu tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến
hình thức mẫu mã hàng hóa, có thể nói rằng mục tiêu trên chỉ thực hiện được khi áp
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh.


-

Việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất không chỉ tạo ra lợi thế cạnh
tranh mà còn tạo ra nhiều sản phẩm mới, vì thế quy mô sản xuất của doanh nghiệp

-

được mở rộng, sự cạnh tranh về hàng hóa của doanh nghiệp tăng thêm.
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đối với nền kinh tế thị trường làm cho
các yếu tố đầu vào của nền kinh tế như sức lao động, tư liệu sản xuất ngày càng hiện
9


đại và đồng bộ hóa; quy mô của sản xuất ngày càng được mở rộng, thúc đẩy sự ra đời
-

và phát triển các loại hình sản xuất mới, nhất là công ty cổ phần.
Việc ứng dụng tiến bộ khoa hoc công nghê còn tạo ra tính chất mới của nền kinh tế thị
trường với đặc trưng độ cao trong tất cả các hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa,
làm thay đổi chiến lược kinh doanh từ hướng nội, thay thế sang hướng ngoại, hướng
vào xuất khẩu, từ thị trường trong nước ra thị trường thế giới, tăng sức cạnh tranh trên
thị trường quốc tế.
Thứ tư:
Phát triển khoa học công nghệ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng
trưởng kinh tế là sự tăng thêm quy mô, sản lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong
một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Nếu tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
của một quốc gia tăng lên, quốc gia đó được coi là tăng trưởng kinh tế. Có nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vốn sản xuất, lực lượng lao động, đất đai, khoa
học công nghệ, thể chế chính trị và đường lối phát triển kinh tế xã hội, đặc điểm dân

tộc, đặc điểm tôn giáo, đặc điểm văn hóa... là một yếu tố của các yếu tố sản xuất,
Trong đó, khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng nhất, nó quyết định sự thay đổi
năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Những phát minh, sáng chế mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải phóng được lao
động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng,
góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội hiện đại.
Có thể thấy rằng khoa học công nghệ không chỉ tạo ra công cụ lao động mới mà
còn tạo ra phương pháp sản xuất mới. Điều này mở ra khả năng về kết quả sản xuất và
tăng năng suất lao động. Kinh tế học hiện đại phân tích đóng góp của các nguồn lực
tào tốc độ tăng trưởng kinh tế đã cho rằng, khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng
nhất hiện nay. Phần đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng kinh tế ở các
nước phát triển đã đạt 60-70%, còn ở các nước đang phát triển ở mức 30-40%. Sự phát
triển của khoa học công nghệ còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, từ quá
trình tăng trưởng về mọi mặt nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, có cả sự tăng
trưởng về quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Khoa học công nghệ
không chỉ là thước đo đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một nước mà còn trở
thành công cụ làm biến đổi sâu sắc bộ mặt văn hóa, giáo dục, y tế và bảo vệ môi
trường sinh thái.

10


2.2 Thành tựu đạt được khi áp dụng khoa học công nghệ ở trên thế giới.
Những thành tựu chính sách của cuộc cách mạng khoa học công nghệ tập trung
vào 3 lĩnh vực mũi nhọn sau đây:
-

Công nghệ thông tin.
Thành tựu khoa học kỹ thuật về điện tử và tin học với các con chíp vi xử ly, kỹ
thuật laser tạo ra “trung tâm thần kinh” cho các hoạt động thu thập, xử lý thông tin, tạo

ra các đột phá lớn trong công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin cho phép thực hiện
các biện pháp thông tin đa dạng như: thông tin sợi quang, thông tin vi sóng, thông tin
vệ tinh, thông tin di động... đã làm cho việc chuyển thông tin không những có dung
lượng lớn, chất lượng tốt, điện phủ rộng, nhanh chóng, linh hoạt, an toàn, đáng tin cậy;
mà còn thực hiện các dịch vụ truyền tin đa phức tạp, đáp ứng mọi nhu cầu truyền tin
của từng cá nhân như truyền tiếng nói, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, các dữ liệu, đồ
họa, văn bản, bảng biểu... trong cùng một hệ thống mạng với tốc độ cực mạnh, mở ra
nhiều khả năng mới cho thời đại.
Ví dụ: Hệ thống cáp quang internet cho phép truyền thông tin nhanh tới 1Gpbs,
nhanh hơn hệ thống Internet ADSL rất nhiều; dịch vụ 3G...

-

Công nghệ vật liệu và năng lượng mới.
Công nghệ vật liệu là công nghệ chế tạo ra các vật liệu thay cho vật liệu tự nhiên
bằng các phương pháp khoa học, cho phép nghiên cứu, chế tạo và phát triển các loại
vật liệu mới mang tính chiến lược gồm có vât liệu composite, gốm, vật liệu siêu dẫn,
vật liệu năng lượng mới. Vật liệu được tạo ra theo công nghệ nano đã đưa đến những
khả năng mới cho nhiều ngành, lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng, hóa chất
điện và điện tử, ký thuật trên biển, hàng không vũ trụ, y sinh học... bởi các khả năng
siêu dẫn, siêu bền, siêu nhẹ và một số đặc tính khác của các loại vật liệu này. Công
nghệ năng lượng mới với sự phát triển năng lượng nguyên tử an toàn, sạch, nhất là
năng lượng mặt trời... không gây tổn hại cho môi trường sinh thái.
Ví dụ: Polyme, vật liệu tổng hợp composite, gốm cao cấp (siêu bền, siêu cứng,
siêu dẫn)...



Turbine gió
Là máy dùng để biến đổi động năng của gió thành cơ năng. Các nước châu Âu đã

hợp tác để xây dựng hệ thống lưới điện năng lượng tái tạo. Hệ thống này sẽ kết nối các
turbine ở ngoài bờ biển Scotland với các tấm thu năng lượng. Mặt trời lớn ở Đức, kết
nối năng lượng tạo ra từ những con sóng đổ vào bờ biển Đan Mạch và Bỉ với các đặp
11


thủy điện Na Uy. Một công nghệ cung cấp lượng điện năng khổng lồ và đặc biệt là nó
rất “xanh”.

-

Công nghệ sinh học.
Trên cơ sở phát triển của sinh học phân tử, di chuyển học phân tử, công nghệ
sinh học bao gồm công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh và công nghệ
enzyme... cho phép con người làm chủ và điều khiển được một số quy trình sinh học
đối với các vật thể sống, đồng thời tạo ra các chế phẩm mới, các giống vật nuôi có
những đặc tính tốt phục vụ cho lợi ích của con người.
Ví dụ: Tháng 3 năm 1997 cừu Đô ly sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính.



Tháng 4 năm 2003 công bố “Bản đồ gen người”, tương lai sẽ chữa được những bệnh
nan y.

12




Cuộc Cách mạng xanh trong nông nghiệp diễn ra vào những năm 60 và 70 của thế kỷ

XX áp dụng những tiến bộ về giống cây trồng, phân bón, biện pháp kỹ thuật canh tác...
đã giúp Ấn Độ năm nào đó thoát khỏi nạn đói, thiếu lương thực và trở thành nước sản
xuất gạo lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc (niên vụ 2010 -2011 đạt 99 triệu tấn) và là
một trong năm nước xuất khẩu gạo lớn nhất châu Á.

2.3 Những thành tựu đạt được của việc ứng dụng khoa học công nghệ tại Việt
Nam.
Thứ nhất:

13


Nền tảng pháp lý cho hoạt động khoa học công nghệ về cơ bản được hoàn thiện:
Nghị quyết số 20 của Hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành Trung ương khóa XI, Luật
Khoa học và công nghệ 2013 và hàng loạt cơ chế chính sách mới đã được ban hành,
tạo điều kiện cho khoa học công nghệ đổi mới mạnh mẽ và ngày càng hiệu quả. Thủ
tướng chính phủ đã ban hành đồng bộ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương
trình phát triển khoa học công nghệ quốc gia đến năm 2020, gắn kết mục tiêu phát
phát triển khoa học công nghệ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh
vực, địa phương và cả nền kinh tế.
Cơ chế quả lý tổ chức và hoạt động khao học công nghệ được đổi mới đã bước
đầu giải phóng sức sáng tạo của cộng đồng khoa học công nghệ, hy vọng sẽ tạo ra
nhiều kết quả nghiên cứu nổi bật, thúc đẩy ứng dụng kết quả khoa học công nghệ trong
các ngành, lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Thứ hai:
Khoa học công nghệ đã thực sự có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các công trình khoa học của chúng ta đã cung cấp
luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng;
bước đầu làm rõ cơ chế của nền kinh tế thị trường định hình xã hội chủ nghĩa, tiêu chí
của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; khẳng định các hệ giá trị và bản sắc

văn hóa Việt Nam; khẳng định chủ quyền quốc gia đối với các quần đảo Hoàng Sa và
toàn vẹn lãnh thể của Việt Nam.
Chúng ta có quyền tự hào về nền toán học, vật lý của Việt Nam đã đạt được thứ
hạng cao trong khu vực, với các nhà khoa học trẻ tài năng như Giáo Sư Ngô Bảo
Châu, Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn đã tạo tiền đề để hình thành một số lĩnh vực khoa
học công nghệ mới về vũ trụ, hạt nhân... Chúng ta đã tiếp cận trình độ các nước trong
khu vực về công nghệ nano, tế bào gốc, giải mã gen cây trồng, vật nuôi và giải mã bộ
gen người. Trong các lĩnh vực kinh tế: Việt Nam đã tự xây dựng nhà máy thủy điện
Sơn La 2400MW lớn nhất Đông Nam Á, trong đó có thiết bị cơ khí thủy công và thiết
bị nâng hạ 1200 tấn; Việt Nam là 1 trong 3 nước ở Châu Á và 1 trong 10 nưới trên thế
giới làm chủ thiết kế và chế tạo giàn khoan dầu khí tự nâng 90m nước, 120m nước...

14


Ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông phát triển vượt bậc với
việc chúng ta đang chuẩn bị sản xuất vi mạch điện tử, thị trường viễn thông Việt Nam
đã được xếp thứ 13 Châu  về cả quy mô và tốc độ phát triển trên 3 linh vực: cố định,
di động và Internet, sản phẩm phần mềm của BKAV được sử dụng ở 106 quốc gia, sản
phẩm của Tosy được trình diễn ở nhiều triển lãm công nghệ quốc tế. Việt Nam đã đưa
lên quỹ đạo các vệ tinh viễn thông Vinasat1 và Vinasat2, vệ tinh viễn thám
VNREDSAT và đã chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ Pico. Chúng ta cũng đã làm
chủ công nghệ tiên tiến trong thiết kế, thi công các công trình giao thông, xây dựng có
trình độ công nghệ cao: cầu bê tông hẫng khẩu độ trên 150m, cầu dây văng nhịp lớn,
cầu Pá Uôn trụ cao gần 100m.
Các kết quả nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã đóng góp tới
30% giá trị gia tăng trong nông nghiệp, Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu thế giới
về năng suất và sản lượng xuất khẩu lúa gạo, hạt tiêu, hạt điều, cao su, cá tra, hải sản...
Việt Nam là quốc gia tự nghiên cứu, sản xuất được nhiều loại vắc xin phòng các bệnh
hiểm nghèo và tiêm chủng mở rộng, mới đây là vắc xin Rotavin; đã thành công trong

lĩnh vực ghép tạng và đa tạng trên người, dẫn đầu khu vực về phẫu thuật nội soi, giải
trình tự gen; đã làm chủ quy trình phân lập, bảo quản tế bào gốc. Chúng ta cũng đã
làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo và sử dụng vũ khí, khí tài, phương tiện hiện đại,
bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Và mặc dù còn nhiều khó khăn, xếp
15


hạng thứ 132/142 trên thế giới vè GDP, nhưng Việt Nam được tổ chức sở hữu tri tuệ
thế giới WIPO xếp hạng 76/142 quốc gia trên thế giới, và xếp thứ 7/37 quốc gia có thu
nhập trung bình thấp về trình độ đổi mới sáng tạo.
Thứ ba:
Tiềm lực khoa học công nghệ có bước phát triển nhanh. Cho đến nay cả nước có
khoảng 4,28 triệu người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có 24,3
nghìn tiến sỹ, 101 nghìn thạc sỹ, trên 62 nghìn người làm R&D chuyên nghiệp.
Các tổ chức khoa học công nghệ công lập trong những năm gầ đây được chuyển
sang cơ chế tự chịu trách nhiệm. Nguồn lực tài chính dành cho khoa học công nghệ
được duy trì mức 2% tổng chi ngân sách nhà nước và tổng đầu tư của toàn xã hội cho
khoa học công nghệ năm 2013 đạt khoảng 1,2% GDP, đã có hơn 20 tỉnh, thành phố và
hàng trăm doanh nghiệp lớn thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt có
doanh nghiệp dành tới 20% thu nhập sau thuế cho hoạt động khoa học công nghệ.
Hệ thống các khu công nghệ cao cũng đã được đầu tư phát triển, với 3 khu vực
công nghệ cao quốc gia, 8 khu công viên phần mền tập trung, 12 khu nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao tại các đia phương. Hạ tầng thông tin khoa học công nghệ đã có
bước phát triển về chất trên cơ sở ứng dụng rộng rãi mạng Internet, mạng Vinaren và
các thư viện điện tử.
Thứ tư:
Thị trường khoa học công nghệ và các dịch vụ khoa học công nghệ đã bước đầu
hình thành, hứa hẹn tiềm năng lớn. Các quyền về tìa sản trí tuệ, quyền giao dịch và
mua bán công nghệ được Nhà nước bảo hộ. Hàng năm có trên 100 sáng chế của người
Việt Nam được xác lập, hàng vạn nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam được bảo hộ. Dịch vụ

tư vấn, giám định, định giá tài sản trí tuệ và công tác quản lý chất lượng sản phẩm
hàng hóa được tăng cường. Các chợ công nghệ và thiết bị Techmart, hoạt động trình
diễn, kết nối cung cầu công nghệ đã được triển khai, hoạt động hỗ trợ sáng kiến của
người dân được quan tâm.
Thứ năm:
Hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ được đẩy mạnh. Đến nay, Việt Nam đã
có quan hệ hợp tác về khoa học công nghệ với trên 70 nước, tổ chức quốc tế và vùng
lãnh thể, là thành viên của 100 tổ chức quốc tế và khu vực về khoa học công nghệ; Bộ
khoa học công nghệ có bộ phận đại diện ở 12 nước có trình độ phát triển cao; đã có

16


hơn 80 hiệp định, thỏa thuận hợp tác khoa học công nghệ cấp Chính phủ và cấp Bộ đã
được ký kết và đang thực hiện. Mới đây ngày 6/5/2014 Việt Nam đã ký chính thức
Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự (Hiệp định 123) với Hoa Kỳ góp phần nâng cao
năng lực ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, phục vụ chương trình
điện hạt nhân của Việt Nam.

Chương 3. Những xu hướng phát triển khoa học công nghệ
toàn cầu, cơ hội, thách thức và các giải pháp nhằm phát
triển khoa học công nghệ ở Việt Nam.
3.1 Những xu hướng phát triển khoa học công nghệ toàn cầu.
Một là, xu hướng liên kết, hợp tác và phân công lao động quốc tế trong nghiên
cứu khoa học công nghệ ngày càng tăng.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, để tận dụng các cơ hội, hạn chế các tác động
tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các nươc, đặc biệt là các nước
đang phát triển phải tăng cường liên kết, hợp tác về khoa học công nghệ với các nước
khác. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học công nghệ cho phép các chủ thể, các
quốc gia khai thác được các thành quả nghiên cứu ới về khoa học công nghệ của thế

giới, tận dụng được vốn, công nghệ, nhân lực của đối tác và để phát huy lợi thế so
sánh của mình trong nghiên cứu khoa học công nghệ. Mức độ hợp tác quốc tế tùy
thuộc vào tiềm lực và khả năng khoa học công nghệ của mỗi quốc gia. Thông thường
những nước đang phát triển tham gia tích cực hơn tron hợp tác quốc tế về khoa học

17


công nghệ, bởi vì các nước này muốn tiếp cận các công nghệ tiên tiến từ bên ngoài, từ
đó nâng cao năng lực công nghệ mội sinh của mình.
Do vậy, hình thức đồng tác giả, đồng sáng chế quốc tế tăng nhanh và trở thành
hình thức hợp tác khoa học phổ biến trên thế giới. Các hoạt động khoa học công nghệ
đang có xu hướng chuyển từ cá nhân sang nhóm, từ quốc gia sang quốc tế. Tỷ lệ sáng
chế toàn thế giới liên quan đến hợp tác quốc tế đã tăng từ 6,6% trong giai đoạn 19961998 lên 7,3% trong giai đoạn 2004-2006.
Bên cạnh xu hướng liên kết, hợp tác quốc tế trong hoạt động khoa học công nghệ
trên thế giới, xu hướng phân công lao động quốc tế giữa các quốc gia, các doanh
nghiệp ngày càng nhiều hơn trong các hoạt động khoa học công nghệ.
Trên cơ sở ưu thế của mình vè năng lượng khoa học công nghệ, từng quốc gia,
doanh nghiệp tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học công nghệ toàn cầu sẽ
chuyên môn hóa vào các lĩnh vực nghiên cứu chính và phối hợp với nhau trong việc
triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất trên phạm vi quốc tế.
Hai là, xu hướng hướng vào những ngành tăng trưởng mới là công nghệ môi
trường, công nghệ sinh học, công nghệ nano... trong hoạt động khoa học và công nghệ
thế giới.
Nghiên cứu trong công nghệ môi trường có thể giúp đtạ được các mục tiêu bảo
vệ môi trường như giảm nhẹ biến đổi khí hậu, kiểm soát ô nhiễm không khí và nước,
nâng cao đa dạng sinh học và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Trong
giai đoạn 2002-2007, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong trích dẫn các bài báo về biến
đổi khí hậu (20%) và đa dạng sinh học (18,5%) vượt xa tỷ lệ tăng trưởng tổng số trích

dẫn các bài báo khoa học nói chúng (15,8%).
Công nghệ sinh học giúp đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội bền
vững như giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, sản xuất năng lượn
sạch...
Công nghệ nano có tác động lớn tới kinh tế và xã hội ở các quốc gia. Nó giúp thu
nhỏ các thiết bị công nghệ thông tin, phát triển nghiên cứu bộ gen và góp phần sản
sinh năng lượng tái tạo.
Ba là, xu hướng gia tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ trên thế giới.

18


Đầu tư cho khoa học công nghệ sẽ tạo ra sản phẩm và công nghệ mới, từ đó góp
phần vào sự phát triển kinh tế của các quốc gia và doanh nghiệp. Các nguồn đầu tư
cho khoa học công nghệ trên thế giới chủ yếu là từ Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ
chức khác.
Theo Trung tâm thông tin khoa học công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công
nghệ: Tổng lượng đầu tư cho khoa học công nghệ trên thế giới tăng gấp đôi trong hơn
10 năm qua, tăng trưởng nhanh hơn so với tổng sản lượng kinh tế toàn cầu. Chỉ số cam
kết đầu tư cho khoa học công nghẹ tăng từ khoảng 525 tỷ USD năm 1996 lên khoảng
1.100 tỷ USD năm 2007.
Mỹ là một nước dẫn đàu trên thế giới trong đầu tư khoa học công nghệ. Năm
2007, Mỹ đầu tư 369 tỷ USD cho phát triển khoa học công nghệ, đồng thời lượng đầu
tư này đều được gia tăng qua các năm.
Đầu tư nghiên cứu phát triển từ ngân sách liên bang cho các tổ chức nghiên cứu
công của Mỹ ( Xem bảng dưới đây). Số liệu trong bảng cho thấy, trong giai đoạn
2003-2007, đầu tư vào khoa học công nghệ từ ngân sách liên bang của Mỹ gia tăng
liên tục qua các năm. Nếu năm 2003 nguồn đầu tư là 118,1 tỷ USD thì năm 200 con số
này là 13 tỷ USD. ở Trung Quốc, trong giai đoạn 1995-2003, tốc độ tăng đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển hàng năm đạt con số 20%. Theo sau là Singapore với tốc độ

tăng trưởng là 15%.
Đầu tư cho khoa học công nghệ của các doanh nghiệp trên thế giới đã tăng lên
đáng kể từ những năm 80 của thế kỷ trước. Xu thế này được đẩy mạnh lên trong
những năm 1990 với sự gia tăng các giao dịch quốc tế vè khoa học công nghệ.
Bốn là, xu hướng tăng cường bảo hộ quyền sở hứu trí tuệ và thống nhất theo các
quy định, tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động khoa học công nghệ.
Khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc
gia, các doanh nghiệp đều phải thực hiện việc bảo hộ quyền sở hứu trí tuệ đối với hàng
háng khoa học công nghệ theo các quy định quốc tế. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
nhằm hạn chế tối đa hàng giả và sự sao chép không trả tiền hàng hóa khoa học công
nghệ ở các nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ yếu. Để đảm bảo việc thực thi quyền sở
hữu trí tuệ trên phạm vi quốc tê, các nước phát triển đã gắn việc bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ với thương mại quốc tế trong các đàm phán vè hội nhập quốc tế.

19


Để các kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng được trên
phạm vi quốc tế trong bối cảnh chuyên môn hóa, phân công lao động quốc tế các hoạt
động khoa học công nghệ ngày càng gia tăng, cần phải có hệ thộng các quy định về
tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá thống nhất giữa các quốc gia. Điều này buộc các nước
và chủ thể khi tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học công nghệ quốc tế phải
tuân thủ những quy định, khuôn khỏ, chế độ và tiêu chuẩn quốc tế trong các hiệp định,
điều ước quốc tế đã ký kết.
Xu hướng này đòi hỏi các quốc gia phải xem xét, điều chỉnh chính sách, hệ thống
pháp luật liên quan và cách thức nghiên cứu khoa học cho phù hợp và hài hòa với
những quy định quốc tế.
Năm là, xu hướng tự do hóa các hoạt động khoa học công nghệ quốc tế.
Để thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ trên phạm vi quốc tế, các quốc
gia không được phân biệt đối xử giữa các chủ thể trong nước và nước ngoài trong các

hoạt đông về đầu tư, thương mại, dịch vụ, di chuyển nhân lực quốc tế... nên đã hình
thành nên xu hướng tự do hóa các hoạt động nêu trên. Theo xu hướng này, các nguồn
lực và công nghệ của các quốc gia, chủ thể, doanh nghiệp sẽ vượt ra khỏi biên giới của
một quốc gia, lưu thông, dịch chuyển trên quy mô quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát
triển của các hoạt động công nghệ toàn cầu.
Trong xu hướng tự do hóa hoạt động khoa học công nghệ, các công ty xuyên
quốc gia có vai trò quan trọng. Các hoạt động đầu tư của công ty xuyên quốc gia có
hai xu hướng: Xu hướng tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiến tiến
để khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu thị trường nước sở tại.
Do vậy, xu hướng này chủ yếu xảy ra ở các nước có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực
đáp ứng được yêu cầu và có thị trường tiềm năng lớn cho các sản phẩm công nghệ cao
như nhóm các nước có nền kinh tế đang nổi lên; Xu hướng đầu tư của các công ty
xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển nhằm khai thác tài nguyên và nguồn nhân
lực có kỹ năng giản đơn và chi phí thấp. Tuy nhiên các nước đang phát triển có thể thu
hút được các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiên tiến của các
công ty xuyên quốc gia nếu đáp ứng các điều kiện về nguồn nhân lực chất lượng cao
và môi trương thuận lợi cho đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiên tiến.
Như vậy, xu hướng phát triển của khoa học công nghệ toàn cầu hiện nay tiếp tục
khẳng định tài sản trí tuệ, khoa học công nghệ có vai trò ngày càng quan trọng, đặc

20


biệt là việc sản xuất ra các sản phẩm khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại, có hàm
lượng tri thức cao, mang lại giá trị lớn.

-

3.2 Những xu hướng công nghiệp sẽ làm thay đổi tương lai.
Dữ liệu hóa.

Định nghĩa dữ liệu lớn không còn xa lạ với nhiều người nhưng nó sẽ là xu hướng
của hiện tại lẫn tương lai. Năm 2010, Chủ tịch điều hành Google, ông Eric Schmidt
cho rằng, thế giới tạo ra 5 exabyte dữ liệu mỗi 2 ngày, và bây giờ có thể đã tăng gấp
đôi.

Hãng IBM và Intel cũng đang nỗ lực chuyển hóa dữ liệu sang dữ liệu lớn với các
siêu máy tính cho khả năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Chẳng hạn siêu
máy tính Watson của IBM.
-

Trí tuệ nhân tạo.
Dữ liệu lớn được thu thập lại sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu chúng ta không tạo ra
một cỗ máy thông minh khai thác lượng dữ liệu trên. Trang Mashable dẫn chứng trong
quá khứ là Microsoft đã tạo ra hệ thống biến dịch đoạn hội thoại hai chiều với Skype.
Mặc dù công nghệ của Microsoft hoạt động chưa thật sự hoàn hảo nhưng tương lai
chắc chắn sẽ tốt đẹp.

21


-

Robot.
Đã có nhiều dòng robot được tạo ra và tham gia các hoạt động sản xuất cùng với
con người. Tuy nhiên, giữa robot và con người vẫn còn một khoảng cách nhất định.
Trước thực trạn này, Giáo sư Julie A. Shah, người dẫn đầu nhóm Robotics, đang làm
việc tại Phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo và Khoa học máy tính của MIT và cho biết:
“Trong năm 2015, chúng ta sẽ thấy điều này có nhiều ảnh hưởng đến sản xuất”. Bà tự
tin ngày càng nhiều có robot làm việc cùng con người.


-

Công nghệ nano và khoa học dữ liệu.
Năm 2014 ghi nhận nhiều thành công của công nghệ nano và khoa học vật liệu,
như thuốc tiêu diệt tế bào ung thư dựa trên công nghệ nano. Trong tương lai, công
nghệ nano sẽ là hướng phát triển trên lĩnh vực như công nghệ, y tế,... Thậm chí vào
năm sau, một hội nghị công nghệ nano sẽ được tổ chức tại Hàn Quốc, hứa hẹn mang
tới nhiều thông tin hay về lĩnh vực này.

22


-

Công nghệ pin và sạc không dây.
Cách để tăng thời lượng sử dụng cho hầu hết các thiết bị cầm tay hiện nay là sạc
dự phòng. Chắc chắn Intel, Qualcomm, Nvidia, AMD và Texas Instruments đang xây
dựng các CPU di động ngày càng hiệu quả hơn, nhưng lượng điện năng tiêu thụ cũng
sẽ hút cạn viên pin.

Trong năm 2015 có thể sẽ có đọt phá. Đầu năm nay, Viện Tiêu chuẩn và Công
nghệ báo cáo rằng, các nhà khoa học của Viện đã phát triển thành công pin công nghệ
mối rẻ hơn, ổn định hơn, mạnh hơn và nhiều năng lượng hơn.
-

Màn hình cong.
Năm 2014 chỉ mới ghi nhận được một số sản phẩm màn hình cong như HDTV
cảu LG hay Fit của Samsung. Và người ta đang mong chờ các sản phẩm có màn hình
không chỉ cong mà còn linh hoạt nữa. Đặc biệt, công nghệ kính cường lực Gorilla
Glass cũng sẽ linh hoạt hơn để áp dụng trên các sản phẩm nàm hình cong.


23


-

Ứng dụng công nghệ trong việc chăm sóc sức khỏe.
Các bác sĩ đã có thể sử dụng công nghệ để phát hiện khác nhau từ ưng thư đến
các bệnh nhận truyền nhiễm. Tập đoàn tài chính Goldman Sách chỉ ra một trong những
ứng dụng nổi bật tại Massachusetts là sử dụng “công nghệ Nhũ ảnh 3-D” cho phép các
bác sĩ phat hiện ung thư vú với độ chỉ tiêu rất cao mà trước đây họ sẽ không có được
khả năng phát hiện.

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thì cũng có các xu hướng ứng công nghệ đang
phát triển, được đánh giá là niềm hi vọng mới cảu ngành kinh tế:
+ Công nghệ 3D với loạt sản phẩm đang được triển khai như răng, chân tay giả...
và trong tương lai là các bộ phận nội tạng.
+ Ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ bác sĩ tăng độ chuẩn đoán chính xác, giúp
nhân viên quản lý tiếp cận gần với bệnh nhân hơn và trong tương lai các siêu máy tính

24


có khả năng đánh giá và phân tích dữ liệu tất cả các triệu chứng hiện tại cảu người
bệnh từ dữ liệu sinh trắc học đến dữ liệu môi trường xung quanh, dữ liệu cá nhân ( chế
độ ăn uống và mức độ hoạt động) và toàn bộ gen người.
+ Giao tiếp giữa bộ não và máy tính: hoạt động đáng chú ý trong việc hỗ trợ bệnh
nhân bại liệt và mất kiểm soát như bệnh Alzheimer.
-


Điện đám mây.

Việc chuyển sang điện toán đám mây là một quyết định quan trọng trong việc xử
lý dữ liệu lớn, thậm chí nền tảng công nghệ này có dẫn đến nhiều mô hình kinh doanh
mới. Điện toán đám mây đang tạo ra một sự thay đổi cơ bản trong kiến trúc máy tính,
phát triển phần mền và các công cụ và cả trong cách chúng ta lưu trữ, phân phối và sử
dụng thông tin. Theo nghiên cứu khảo sát gần đây của Vmware cho thấy có tới 83%
doanh nghiệp Việt Nam coi đám mây là ưu tiên hàng đầu, và khoảng 67% doanh
nghiệp nới rằng điện toán đám mây có ảnh hưởng lớn tới hoạt động chuyển đổi kinh
doanh.
-

Tốc độ tăng trưởng công ty công nghệ.

25


×