Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC Các loại mộ táng cổ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.91 KB, 5 trang )

Đại học quốc gia Hà Nội
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Lịch sử
ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC

Các loại mộ táng cổ Việt Nam
The ancient burials in Vietnam

1. Thông tin về giảng viên
Giảng viên 1:
- Họ và tên: Lâm Thị Mỹ Dung
Chức danh, học hàm, học vị: GVC, PGS.TS
Thời gian, địa điểm làm việc: T.2 và T.5 tại Bảo tàng Nhân học
Địa chỉ liên hệ: Bảo tàng Nhân học, T. 3, 4 nhà D, Trường ĐHKHXH & NV, 336 Nguyễn
Trãi Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0912239853, 045589744
E-mail:
Các hướng nghiên cứu chính:
- Thời đại kim khí Việt Nam
- Sự hình thành Nhà nước sớm ở Miền Trung Việt Nam
- Văn hoá giai đoạn Tiền Sơ sử Việt Nam
- Lý thuyết và Phương pháp nghiên cứu Khảo cổ học
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Hán Văn Khẩn
Chức danh, học hàm, học vị: PGS, TS.
Thời gian, địa điểm làm việc: Từ 8-16 giờ, Khoa Lịch sử, Nhà B, tầng 3, số 336 Nguyễn
Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ: Khoa Lịch sử, Nhà B, tầng 3, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: (04). 8548053.
E-mail:
Các hướng nghiên cứu chính:


- Gốm sứ học và lịch sử gốm sứ.
- Thời đại đá mới.
- Nông nghiệp cổ.
- Các nghề thủ công truyền thống.
1


2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Các loại mộ táng cổ Việt Nam
- Mã số môn học: HIS 6063
- Số tín chỉ: 2
- Môn học: Tự chọn
- Yêu cầu đối với môn học:

Môn học tiên quyết: HIS 6009
Hiện vật mộ táng ở Bảo tàng Nhân học

- Địa chỉ khoa/bộ môn phụ trách môn học: Khoa Lịch sử, Nhà B, tầng 3, số 336 Nguyễn
Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Mục tiêu của môn học
- Mục tiêu kiến thức: Những phương pháp và cách tiếp cận đặc thù trong nghiên cứu mộ
táng. Những loại thông tin mà mộ táng có thể cung cấp khi nghiên cứu xã hội thời cổ. Sự
đa dạng và phong phú của các loại táng thức và táng tục qua các giai đoạn lịch sử. Mối liên
hệ giữa quá khứ và hiện tại qua nghiên cứu và diễn giải tư liệu từ mộ táng.
- Mục tiêu kỹ năng:
 Chuẩn bị xeminar theo yêu cầu của giáo viên
 Phân tích và tổng hợp những kiến thức đã được nghe giới thiệu, thảo luận và tự
học để nhận biết và đưa ra những ý kiến của mình về một số vấn đề trong nghiên
cứu mộ táng .
 Ứng dụng những phương pháp tiếp cận và cách nghiên cứu trong phát hiện và

xử lý vấn đề trên thực tế.
 Vận dụng kiến thức đã học để tiến hành từng bước cách thức làm việc theo
nhóm, tự học và tự nghiên cứu tài liệu, tự tổ chức điền dã dưới nhiều hình thức
khác nhau.
4. Tóm tắt nội dung môn học: Cung cấp cho học viên một cái nhìn chung về diễn biến
các loại hình mộ táng thuộc các giai đoạn và văn hóa khảo cổ Việt Nam. Phương pháp
nghiên cứu mộ táng nói chung và nghiên cứu mộ táng ở Việt Nam. Tầm quan trọng của
việc nghiên cứu mộ táng, những thành tựu và hạn chế trong nghiên cứu loại hình di tích
này. Những loại hình mộ táng tiêu biểu theo thời gian và không gian. Tư liệu từ mộ táng
với nghiên cứu từng bối cảnh chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội cụ thể. Mối quan hệ giữa
táng thức, cấu trúc mộ, phân bố mộ và hiện vật chôn theo với những diễn giải khảo cổ học.
2


5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Hình thức tổ chức dạy và học
Lên lớp: 20
Nội dung

Chƣơng 1. Một số vấn đề về lý



Bài

Thảo

thuyết

tập


luận

7

5

8

2

Thực
hành,
điền dã

Tự học,
tự nghiên

Tổng
30

cứu
10

2

2

6


thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
mộ táng
1.1. Khảo cổ học về Chết và Mộ táng:
Những vấn đề tiếp cận và phương
pháp
1.2. Giới thiệu quan điểm của Binford
và Saxe trong nghiên cứu mộ táng.
1.3. Nghiên cứu địa vị xã hội, thân
thế... từ cách thức và phong tục mai
táng
1.4. Những nguồn tư liệu sử dụng
trong nghiên cứu mộ táng
Chƣơng 2. Một số táng thức và táng

1

1

2

2

6

2

2

2


3

9

tục ĐNA và Việt Nam qua nghiên
cứu so sánh Khảo cổ học dân tộc
2.1. Những táng thức chính
2.2. Những táng tục chính
2.3. Cự thạch, mộ Mường: Những vấn
đề về cấu trúc xã hội và đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo
Chƣơng 3: Táng thức, táng tục và
loại hình mộ táng thời Tiền Sơ sử
Việt Nam
3.1. Mộ táng và cách thức xử lý xác

3


chết trong văn hoá Hoà Bình: Diễn
giải từ góc độ khảo cổ và nhân học.
3.2. Mộ táng trong văn hoá Đông Sơn
với nghiên cứu quá trình tiến hoá của
tính phức hợp xã hội
3.3. Truyền thóng mộ chum, vò ở Việt
Nam và Đông Nam Á qua nghiên cứu
mộ chum trong văn hoá Sa Huỳnh.
Chƣơng 4. Táng thức, táng tục và

2


2

2

3

9

các loại hình mộ táng thời kỳ khảo
cổ học lịch sử Việt Nam
4.1. Mộ táng thiên niên kỷ I đầu CN:
Loại hình, phân bố, tình trạng và
những lý giải Khảo cổ học-Lịch sử
4.2. Mộ táng thời Lý Trần: Một số khu
di tích chính
4.3. Mộ táng thời Lê-Nguyễn: Những
thành tựu nghiên cứu chính
6. Học liệu
6.1. Giáo trình môn học
1. Hà Văn Tấn (chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, tậpI, II, III, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 1999, 2001 và 2002, Tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học.
2. Bộ môn Khảo cổ học: Cơ sở Khảo cổ học, Đang in, Bản thảo lưu tại Tư liệu Bảo
tàng Nhân học.
6.2. Danh mục tài liệu tham khảo
6.2.1. Danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Collin Renfrew - Paul Bahn: Khảo cổ học-Lý thuyết và phương pháp, NXB Trẻ,
TP.Hồ Chí Minh, 2007, Tư liệu Khoa Lịch sử và Tư liệu Bảo tàng Nhân học.
2. Pearson M.P: Archaeology of Death and Burial, Texas A&M University Press,
2005, Tư liệu Bảo tàng Nhân học.

3. Viện Khảo cổ học: Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, tập I, II, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội, 2004 và 2005, Tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học.
6.2.2. Danh mục tài liệu tham khảo thêm
4


4. Lâm Thị Mỹ Dung: Thời đại đồ đồng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
2004, Tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học.
5. Phạm Minh Huyền: Văn hóa Đông Sơn, Tính thống nhất và đa dạng, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, 1996, Tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học.
6. Hán Văn Khẩn: Văn hóa Phùng Nguyên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
2005, Tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học.
7. Trung tâm Khảo cổ học miền Nam: Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt
Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003, Tư liệu Bảo tàng Nhân học.
8. Tạp chí Khảo cổ học và Những phát hiện mới về khảo cổ học hàng năm từ 19802006.
7. Phƣơng pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
7.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên
* Hình thức: tham gia lớp học, làm bài tự học
* Tỷ trọng: 10%
7.2. Kiểm tra - đánh giá định kỳ
- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ:
* Hình thức: Vấn đáp
* Điểm và tỉ trọng: 30%
- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ:
* Hình thức: Tiểu luận
* Điểm và tỉ trọng: 60%
Phê duyệt của Trƣờng

Chủ nhiệm khoa


Ngƣời biên soạn

PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế

PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung

5



×