Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tiểu luận quản lý nhà nước: Giải quyết khiếu nại về đánh giá, xếp loại học sinh của trường THCS B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.84 KB, 11 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay giáo dục đang tập trung thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đó là: “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao
dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát
triển đát nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển Khoa
học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo là đầu
tư cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo nhu
cầu phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều
kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”.
Phát triển Giáo dục vào Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong
những động lực quang trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của
toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng
nồng cốt có vai trò hết sức quan trọng, việc nâng cao nguồn tri thức con người là
yếu tố cơ bản có tính chất tiên quyết. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí Thư TW
Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục cũng chỉ rõ “Nhà giáo và cán cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt,
có vai trò quan trọng”. Do vậy, muốn phát triển giáo dục đào tạo, điều quan
trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý.
Theo Nghị quyết 29 kỳ họp thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục và đào tạo trong đó có đổi mới công tác kiểm tra đánh giá.
Đánh giá các hoạt động giáo dục nói chung, đánh giá kết quả của việc
quản lý, dạy và học nói riêng là một vấn đề lớn của các nhà quản lý giao dục,
giáo viên, học sinh cũng như của toàn xã hội.

4



Thực hiện chiến lược phát triển Giáo dục và đào tạo, trong những năm
qua ngành Giáo dục và đào tạo Kiên Giang đã đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Điều đó được thể hiện cụ thể từ quy mô trường lớp đến chất lượng giáo dục
cũng như công tác xã hội hóa giáo dục có những thay đổi theo hướng tích cực.
Tuy vậy một thực trạng thường thấy là các nhà quản lý giáo dục chưa coi
trọng đằu tư đúng mức cho công tác này, còn chủ quan thiếu độ tin cậy khoa học
nên hạn chế nhiều đến hiệu quả việc đánh giá đặc biệt là đánh giá xếp loai học
sinh đôi lúc dẫn đến bức xúc trong dư luận.
Để giải quyết thành công những phản ứng, khiếu nạy này là điều không
thể đon giản, đòi hỏi chúng ta phải nhận biết một cách chính xác nguồn gốc nảy
sinh và từ đó đưa ra hướng giải quyết hợp lý, kịp thời.
Chính vì lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải quyết khiếu nại về
đánh giá, xếp loại học sinh của trường THCS B”.

B.NỘI DUNG
1.Mô tả tình huống
Đầu học kỳ II, năm học 2014-2015, Hiệu trưởng trường THCS A tiếp
nhận đơn đề nghị của phụ huynh em Nguyễn Tú Trinh , học sinh lớp 7/4 về việc
xét cho em hưởng chế độ người khuyết tật được giáo dục hòa nhập tại trường
(do em bị rối loạn thần kinh tạm thời theo giám định y khoa của bệnh viện tỉnh).
Nhà trường hướng dẫn cho phụ huynh tiến hành làm hoàn chỉnh các thủ tục, hồ
sơ căn cứ theo Luật người khuyết tật năm 2010 và nộp cho Hiệu trưởng ký xác
nhận, lưu hồ sơ nhà trường. Tiếp đến, Hiệu trưởng chỉ đạo cho giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn lớp dạy theo chương trình và đánh giá học sinh khuyết
tật theo Điều 14, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ban hành quy chế đánh giá học sinh THCS và THPT. Ngày 16 tháng 5 năm
2015 trường nhận đơn phản ánh của cô Nguyễn Mỹ Hạnh là giáo viên trong
trường có con là Lâm Mỹ Hằng học cùng lớp với em Nguyễn Tú Trinh phản ánh
việc hai em có học lực tương đương nhau, nhiều điểm kiểm tra của em Trinh
4



thấp hơn nhưng khi phát sổ liên lạc thì một số điểm kiểm tra ở môn Ngữ văn
của em Trinh cao hơn em Hằng. Kết quả cuối năm của em Hằng đạt loại trung
bình, nhưng em Trinh thì đạt loại yếu phải thi lại 02 môn, đề nghị Hiệu trưởng
xem xét và tạo điều kiện cho em Trinh được lên lớp như em Hằng.
2.Mục tiêu xử lý và tình huống
Thứ nhất : Giữ nghiêm quy chế của ngành giáo dục và pháp luật của Nhà
nước. Qua giải quyết tình huống trên làm sao để cho giáo viên và phụ huynh học
sinh thấy được tính nghiêm túc trong hoạt động dạy và học.Các cấp quản lý có
biện pháp trong việc tổ chức cho giáo viên học tập và thực hiện đường lối pháp
luật của Đảng, Nhà nước và qui định của ngành Giáo dục và Đào tạo, tăng
cường nền nếp, kỷ cương và ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong
giáo dục.
Thứ hai: Qua xử lý tình huống, giáo viên thấy được những khuyết điểm của
mình trong chuyên môn, trong việc chấp hành qui định nhà trường cũng như của
ngành, từ đó có ý thức rèn luyện trong mọi mặt xứng đáng là tấm gương cho học
sinh noi theo.
Thứ ba: Giải quyết tốt tình huống này cũng là bước để đội ngũ giáo viên nhà
trường thấy được tính nghiêm minh trong việc chấp hành luật pháp và các quy
định của ngành, đồng thời chấn chỉnh công tác lãnh đạo, quản lý của thủ trưởng
đơn vị.
3. Phân tích tình huống
Qua xác minh thông tin việc sửa điểm theo như trong đơn khiếu nại là
đúng do cô Nguyễn Thị Ánh giáo viên chủ nhiệm lớp 7/4 đồng thời dạy bộ môn
Ngữ văn khi đánh giá kết quả học lực cuối năm của học sinh lớp mình, nhận
thấy kết quả của em Nguyễn Tú Trinh bị xếp loại yếu do bị khống chế theo quy
định Thông tư 58, Điều 13 hướng dẫn đánh giá xếp loại học lực trung bình,
trong đó “ điểm trung bình của một trong hai môn Toán, Ngữ văn từ 5.0 trở lên”
nhưng môn Toán của em Trinh chỉ đạt 3.7, môn Ngữ văn đạt 4.2 nên giáo viên

nghĩ tự điều chỉnh môn Ngữ văn lên 5.0 để em được lên lớp hòa nhập với các
bạn.
3.1./ Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:
- Do Hiệu trưởng chỉ mới hướng dẫn cho giáo viên dạy lớp 7/4 mà không triển
khai trong tập thể sư phạm nhà trường nắm vững các văn bản liên quan đến
chế độ giáo dục người khuyết tật hòa nhập để cán bộ giáo viên, nhân viên nhà
trường thực hiện tốt trách nhiệm của mình khi trường có học sinh khuyết tật.
4


Đồng thời không công bố trong cuộc họp hội đồng trường hợp có học sinh
khuyết tập học hòa nhập nên mới
- xảy ra tình huống giáo viên trong nhà trường (phụ huynh em Hằng) phản ánh
đòi quyền lợi cho con mình.
- Do công tác kiểm tra giám sát của lãnh đạo nhà trường còn lỏng lẻo, chưa
thường xuyên mà tin tưởng vào giáo viên, nên không phát hiện tình trạng sửa
điểm vi phạm Điều 35 trong TT12/2011/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường
THCS, Trường THPT và trường phổ thong có nhiều cấp học

Nguyên nhân chủ quan
- Đây là trường hợp đầu tiên nhà trường tiếp nhận nên cán bộ, giáo viên còn bở
ngỡ lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đối với người học
khuyết tật. Mặc khác, do cán bộ giáo viên chưa nghiên cứu kỹ các văn bản luật
và dưới luật thực thi người khuyết tật nên dẫn đến giáo viên còn mơ hồ, trong
cách đánh giá xếp loại, cô Nguyễn Thị Ánh cho rằng tạo điểu kiện tức là giúp
đỡ để em được trung bình lên lớp thẳng, nếu bị loại yếu sẽ phải kiểm tra lại
nhỡ không đạt sẽ bị ở lại, nên tự ý sửa điểm để em đạt loại trung bình.
- Giáo viên trong nhà trường chưa có sự đoàn kết, phối hợp cùng nhau trao đổi

giải quyết những vấn đề khúc mắc để nảy sinh trình trạng khiếu nại như trên.
3.2. Hậu quả
- Học sinh được lên lớp trong sự hoài nghi của bạn bè trang lứa, mất lòng tin của
phụ huynh học sinh đối với nhà trường, tạo dư luận không tốt ảnh hưởng đến
uy tín của nhà trường.
- Kỹ cương nhà trường bị giảm sút do giáo viên tùy tiện, muốn làm gì thì làm.
- Gây mất đoàn kết, đố kỵ lẫn nhau làm giảm sút hiệu quả của công tác.
- Sổ gọi tên ghi điểm bị bôi xóa, gây khó khăn trong việc lưu trữ kết quả học
sinh về lâu dài.
4. Đề xuất giải pháp
Về cơ sở pháp lý, căn cứ vào các văn bản pháp lý có liên quan để giải
quyết tình huống trên như: Luật Giáo dục 2005, Luật Viên chức 2010, nghị định
27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính Phủ quy định về xử lý kỷ luật viên
chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, thông tư số
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có
nhiều cấp học. Các phương án được xây dựng và lựa chọn để giải quyết tình
4


huống cần phải căn cứ mục tiêu đã xác định. Do đó đề xuất các giải pháp như
sau:
Giải Pháp 1:
Sau khi xác minh các thông tin đúng với đơn phản ánh, Hiệu trưởng mời giáo
viên vi phạm đến trao đổi trực tiếp, yêu cầu giáo viên phải khắc phục điều chỉnh
kết quả học tập theo hiện trạng ban đầu. Sau đó tiến hành kỷ luật với hình thức
khiển trách trước hội đồng sư phạm nhà trường.
 Ưu điểm:
-Xử lý nhanh chóng kịp thời nhằm răn đe những giáo viên khác thực hiện
nghiêm túc kỹ cương nền nếp.

-Đảm bảo tín trung thực khách quan trong đánh giá xếp loại, kết quả học tập của
học sinh.
 Hạn chế:
-Thực hiện phương án này hợp lý nhưng không hợp tình bởi khi xử lý tình
huống hành chính nào cũng không thuần túy căn cứ vào các văn bản Pháp luật
mà còn căn cứ vào thực tế. Việc điều chỉnh khôi phục lại tình trạng kết quả ban
đầu của học sinh nhằm thực hiện công bằng khách quan trong giáo dục, căn cứ
theo Điều 4 Nghị định Chính phủ 138/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên khuyết điểm của giáo viên chưa đến mức kỷ
luật khiển trách, vì đây là lần đầu tiên giáo viên vi phạm. Trong quá trình công
tác cô Ánh rất nhiệt tình, năng nỗ trong phong trào của nhà trường, có năng lực
chuyên môn và hoàn thành tốt các hồ sơ sổ sách quy định, nên dùng hình thức
giáo dục tạo điều kiện để giáo viên khắc phục sửa chữa.
-Chưa thấy được trách nhiệm của người quản lý trong việc tuyên truyền
các văn bản pháp lý và kiểm tra giám sát để xảy ra việc sửa chữa sổ điểm; giáo
viên mơ hồ trong cách đánh giá học sinh.
-Chưa giải tỏa được thắc mắc khiếu nại của phụ huynh học sinh về quyền
lợi cho con mình, vẫn còn dư luận không tốt, ảnh hưởng uy tín nhà trường.
Giải Pháp 2:
- Yêu cầu giáo viên điều chỉnh điểm theo trạng thái ban đầu và nhắc nhỡ
giáo viên rút kinh nghiệm không để sai xót trong việc thực hiện quy chế chuyên
môn.
-Mời phụ huynh em Hằng đến trao đổi giải thích cho phụ huynh hiểu
trường hợp điểm của bài làm và kết quả trong sổ liên lạc không thống nhất là do
4


giáo viên bộ môn chưa hiểu cách đánh giá học sinh khuyết tật được hòa nhập
dẫn đến sai phạm và kết quả học tập của em Nguyễn Tú Trinh đã được nhà
trường điều chỉnh xuống loại yếu nhưng em vẫn được lên lớp bởi vì trường hợp

của em thuộc diện học sinh khuyết tật hòa nhập nên đánh giá kết quả giáo dục
được thực hiện thông qua nguyên tắc động viên khuyến khích nên em vẫn được
lên lớp theo chế độ giáo dục người khuyết tật. Riêng em Lâm Mỹ Hằng thì phải
thi lại bởi em Hằng không thuộc diện được hưởng chế độ, chính sách của người
khuyết tật căn cứ theo Thông tư Số 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, ngày 12 tháng 12 năm 2011 Ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học
sinh THCS và học sinh THPT đồng thời nhắc nhỡ cô Hạnh (người phản ánh sự
việc) cần tăng cường công tác tự học bồi dưỡng thường xuyên, nắm vững văn
bản trên vì cô cũng là giáo viên trực tiếp đánh giá kết quả học sinh.

Ưu điểm:
- Đảm bảo tính trung thực trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Giải đáp được thắc mắc, tạo niềm tin cho phụ huynh đối với nhà trường
- Nhẹ nhàng giáo dục giáo viên, giúp họ hoàn thiện bản thân.

Hạn chế:
-Cách xử lý vi phạm của Hiệu trưởng đối với giáo viên chưa tạo sức lan tỏa để
răn đe những giáo viên khác tránh sai phạm, chưa thể hiện tính nghiêm minh
trong nhà trường.
-Chưa thấy được trách nhiệm, thiếu sót lơ là của người cán bộ quản lý.
Giải Pháp 3:
- Yêu cầu giáo viên bộ môn sửa điểm phải khắc phục điều chỉnh lại điểm theo
hiện trạng ban đầu, nhưng chú ý xếp loại yếu em Trinh vẫn được lên lớp để học
hòa nhập với bạn bè.
- Trao đổi trực tiếp đối với phụ huynh em Lâm Mỹ Hằng về kết quả xử lý đơn
khiếu nại.
- Hiệu trưởng nghiên cứu kỹ và tuyên truyền trong toàn thể cán bộ giáo viên,
nhân viên nhà trường hiều được chủ trương, chính sách của Nhà nước, các văn
bản thực thi pháp luật liên quan đến việc giáo dục đối tượng học sinh khuyết tật
như Nghị định Quốc hội số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật người

khuyết tật và Nghị định Chính phủ số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
4


- Cán bộ, giáo viên vi phạm điều phải kiểm điểm phê bình trước nhà trường.

Ưu điểm:
Giải pháp này nâng cao được chất lượng giáo dục nhà trường bởi vì:
-Đảm bảo được sự công bằng trung thực khách quan trong đánh giá chất lượng
dạy và học của nhà trường.
-Hiệu trưởng nắm vững chế độ chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật.
-Việc xử lý đối với những cán bộ giáo viên vi phạm vừa tạo điều kiện cho họ
phấn đấu vươn lên hoàn thiện bản thân mình, mặc khác mang tính răn đe nhắc
nhở tập thể nhà trường thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước và quy chế của ngành.
-Cách xử lý này đảm bảo được các ưu điểm của giải pháp 2 và tránh được mặt
yếu của phương pháp 2. Đây có thể coi là phương án tối ưu, đáp ứng nhiều nhất
được mục tiêu đề ra có tính khả thi cao, vừa đảm bảo kỷ cương phép nước, vừa
hợp với lòng dân. Đảm bảo được quyền lợi của cá nhân học sinh, phụ huynh vừa
đảm bảo nhiệm vụ năm học của nhà trường.
5.Tổ chức thực hiện
Điều 3 của Thông tư Chính phủ số 07/2013/TT-TTCP, ngày 31/10/2013
Quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính nêu rõ “ việc giải quyết
khiếu nại phải đảm bảo tính khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời và đúng
thẩm quyền, trình tự thủ tục, thời gian quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân”. Vì vậy để giải quyết những tình huống có hiệu quả cần phải theo một quy
trình chặt chẽ:
Bước 1: Chuẩn bị: Bộ phận tiếp nhận đơn, xác nhận nhân thân kiểm tra đơn

nhận thấy lá đơn đúng là của phụ huynh em Lâm Mỹ Hằng học sinh của trường
THCS B
Bước 2: Phân loại xử lý:
-Trước tiên xác định loại đơn trong tình huống trên là đơn khiếu nại do
phụ huynh học sinh đứng tên mong muốn xem xét kết quả học tập cho con mình.
-Đơn có ghi rõ ngày tháng khiếu nại, nội dung phản ánh về việc đánh giá
xếp loại học sinh của trường THCS B, xét đơn đủ điều kiện thụ lý.
-Với vai trò là cộng tác viên thanh tra của nhà trường khi tiếp nhận phải
xem xét và đây thuộc thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng trường THCS B.
Nên phải ghi lại nội dung khiếu nại của phụ huynh bằng văn bản.

4


-Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại ( nếu trường không có cộng tác
viên thì Hiệu trưởng tiếp nhận chuyển cho Chủ tịch Công đoàn, tiếp đến Chủ
tịch Công đoàn ủy quyền cho Ban thanh tra Nhân dân trong nhà trường) thu thập
chứng, tài liệu có liên quan đến việc xếp loại học lực của học sinh Nguyễn Tú
Trinh lớp 7/4 gồm: sổ gọi tên ghi điểm, sổ điểm cá nhân của giáo viên môn Ngữ
văn, các bài kiểm tra môn Ngữ văn của em Trinh. Qua quá trình xác minh các tài
liệu, chứng cứ thì phát hiện trong sổ gọi tên ghi đểm có chỉnh sửa 03 con điểm
kiểm tra định kỳ ở môn Ngữ văn của em Trinh.
-Lập kế hoạch và thời gian tiến hành xác minh từ ngày 16/5/2015 đến
20/5/2015.
Bước 3:Làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan, báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại:
Trong trường hợp này Ban thanh tra Nhân dân công bố quyết định xác
minh nội dung khiếu nại, yêu cầu giáo viên bộ môn Ngữ văn trình bày quá trình
theo dõi học tập môn Ngữ văn của em Trinh và giải trình sự khác nhau giữa
điểm trong bài làm kiểm tra của học sinh và điểm trong các sổ liên quan.

Lập biên bản đối thoại xác minh ghi rõ ngày, nội dung và hai bên ký tên
(mẫu số 11-KN kèm theo Thông tư 07/2013/TT-TTCP).
Sau khi tiến hành xác minh, Ban thanh tra Nhân dân báo cáo kết quả bằng
văn bản cho Hiệu trưởng, nội dung xác minh kết luận:
Giáo viên chưa nắm vững các văn bản hướng dẫn giáo dục học sinh
khuyết tật học hòa nhập; vi phạm Điều 35 các hành vi giáo viên không được làm
theoThông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo).
Công tác tuyên truyền, quản lý của nhà trường còn rất nhiều hạn chế.
Bước 4: Ban hành gửi và công khai quyết định giải quyết khiếu nại, lập, quản lý
hồ sơ giải quyết khiếu nại:
Thứ nhất: Ban giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn nhà trường, tổ trưởng chuyên
môn họp để thống nhất kế hoạch và hướng giải quyết sai phạm của cô Ánh;
Đồng thời yêu cầu cô Ánh viết bản tự kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật.

4


Thứ hai: Tổ chuyên môn họp kiểm điểm cô Ánh và báo cáo kết quả lên
Hiệu trưởng nhà trường.
Thứ ba: Tổ chức họp hội đồng sư phạm nhà trường để kiểm điểm phê bình
cô Ánh; đồng thời Hiệu trưởng tự nhận khuyết điểm của mình trong công tác
lãnh đạo, quản lý nhà trường.
Thứ tư: Hội đồng trường họp xét và ra quyết định kỷ luật.
Thứ năm: Ban giám hiệu nhà trừờng tự nhận những khuyết điểm, thiếu sót
trước tập thể.Thông báo hình thức kỷ luật cô Ánh trong Hội đồng sư phạm nhà
trường .
Thứ sáu: Kiểm tra lại toàn bộ quá trình xem xét, tiến hành các thủ tục xử lý
vi phạm của cô Ánh.
Thứ bảy: Lưu, quản lý hồ sơ gồm có đơn phản ánh của phụ huynh, các biên

bản họp giải quyết khiếu nại, văn bản giải trình của cô Ánh, bản tự kiểm điểm và
các tài liệu khác có liên quan.
6. Kiến nghị, đề xuất.
Kiến nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo
Thường xuyên tổ chức thanh tra trách nhiệm của Hiệu trưởng trong thực
hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Có thể thanh tra theo kế hoạch, thanh tra
thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất. Việc thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng
các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo vừa là yêu cầu khách quan của
công tác quản lý vừa là biện pháp quan trọng nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật. Công tác này phải tiến hành thường xuyên, liên tục, thông qua đó nâng cao
nhận thức và trách nhiệm của các Hiệu trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trong giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Các vướng mắc, bất cập về cơ chế quản lý, chính sách
pháp luật cũng như các thiếu sót, khuyết điểm được phát hiện, chấn chỉnh, xử lý
kịp thời.

4


Đối với Ban lãnh đạo nhà trường
Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm tăng cường công tác kiểm tra nội
bộ trường học, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chuyên đề và kiểm tra toàn
diện đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên đồng thời cần triển khai, hướng dẫn
kịp thời các văn bản hành chính như luật Lao động; Luật giáo dục; Luật viên
chức ; Luật thanh tra, điều lệ trường trung học,… để họ thực hiện nghiêm túc
các quy chế, quy định của ngành.
Đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường:
-Cần nắm vững nội dung các loại văn bản về luật pháp, nhất là các văn bản
liên quan đến ngành giáo dục, các quy định của ngành.Tham gia đầy đủ, nghiêm
túc các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao tinh thần tự học.
-Tổ chuyên môn tổ chức chuyên đề về giáo dục học sinh học sinh khuyết tật

được hòa nhập để có biện pháp giáo dục phù hợp đới với đối tương này.

C. KẾT LUẬN
Thực tế hiện nay tại các cơ sở giáo dục nói chung đặc biệt là các trường
học nói riêng, việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại vẫn còn nhiều bất cập, chưa
thực hiện đúng quy trình, trình tự của luật khiếu nại từ đó gây nên những ảnh
hưởng không tốt đến công tác quản lý, dạy và học. Vì vậy, việc khiếu nại và giải
quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách
quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
Qua việc giải quyết tình huống khiếu nại nêu trên, chúng tôi muốn nhấn
mạnh đến công tác quản lý, kiểm tra của lãnh đạo nhà trường cũng như việc thực
hiện các quy định, quy chế của ngành. Đồng thời việc giải quyết khiếu nại liên
quan đến các vấn đề nảy sinh trong giáo dục phải kịp thời, hợp lý, đúng quy
trình.

4


Ngoài ra, người cộng tác viên thanh tra trong trường học cần phát huy tốt
vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác thanh tra, kiểm tra, cũng như giải
quyết các khiếu nại, tố cáo nảy sinh trong đơn vị.
Người viết

Trương Thị Quốc Nga

4




×