Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận môn ngân hàng quốc tế thị trường trái phiếu quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.7 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BỘ MÔN NGÂN HÀNG
QUỐC TẾ


TÊN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU:

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ
GVHD: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG
NHÓM 9 – GIẢNG ĐƯỜNG A314 – SÁNG CHỦ NHẬT

TP. HỒ CHÍ MINH


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM


STT

HỌ VÀ TÊN

NHIỆM VỤ CHÍNH


1

Ngô Lê Thùy Lynh
Nhóm trưởng – SĐT: 0989 268 722


Email:






2

Hoàng Diệu Linh






3

Phạm Thị Quỳnh Như






4

Bùi Thị Tuyết Nga




5

Võ Thị Hiền




6

7

Lương Trần Thanh Phong



Phạm Viết Hiếu




Dịch bài: Securitization and the Global
Financial Crisis of 2007 – 2008 – HighYield Debt – Summary.
Sự hình thành và phát triển thị trường trái
phiếu châu Âu.
Tổng hợp word.
Làm powerpoint.
Dịch bài: Pioneering Days - The first
Eurobond - Investor Anonymity Eurobonds After The Collapse of Bretton
Woods.

Kiểm tra nội dung: Securitization and the
Global Financial Crisis of 2007 – 2008.
Thị trường trái phiếu quốc tế.
Tổng hợp word.
Dịch bài: Jumbos, Global, and Private
Placements - Competition In Eurobond
Markets.
Kiểm tra nội dung: Syndication and
Underwriting Risk Management.
Thị trường trái phiếu châu Âu.
Làm powerpoint.
Dịch bài: Eurobond Investors - Retail
Investors - Institutional Investors - Investor
Bias.
Thị trường trái phiếu châu Âu.
Dịch bài: The Eurobond Boom, 1981 1985 - Lower Rates Offered To Issuers Participation By Institutions.
Thực trạng phát hành trái phiếu quốc tế tại
Việt Nam.
Dịch bài: The World's Only Unregulated
Capital Market – The Market Mature Eurobond Issuers.
Kiểm tra nội dung: A Eurobond Pricing
Example - Syndication and Underwriting
Risk Management.
Thị trường trái phiếu châu Âu.
Dịch bài: New Issue Procedures - A
Eurobond Pricing Example - Syndication
and Underwriting Risk Management.





Thị trường trái phiếu châu Âu


MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU


Trong khi thị trường tiền tệ quốc tế cung cấp vốn ngắn hạn và tài trợ cho các dự án
đặc biệt thì thị trường trái phiếu cung cấp các công cụ tài chính trung và dài hạn.
Trên trường quốc tế, trái phiếu Châu Âu là công cụ tài chính cơ bản. Trước năm
1963, phương thức được sử dụng để huy động vốn dài hạn từ quốc tế là phát hành
trái phiếu thả nổi ở một số nước khác bằng chính đồng tiền của nước đó đồng thời
phải phù hợp với các thủ tục tiêu chuẩn của thị trường trái phiếu ở đó. Những trái
phiếu phát hành như vậy được gọi là trái phiếu nước ngoài.
Ngày nay, khi người nước ngoài phát hành trái phiếu bằng USD, đăng ký với Ủy
ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC), chúng được gọi là “Trái phiếu Yankee”.
Những trái phiếu được đăng ký với Bộ tài chính Nhật và được phát hành bằng tiền
Yên được gọi là “Trái phiếu Samurai”, những trái phiếu bảng Anh phát hành ở
vương quốc Anh được gọi là “Trái phiếu Bulldog”… Tất cả chúng đều là trái phiếu
nước ngoài. Mỗi loại đều phải tuân thủ các yêu cầu đăng ký trên thị trường vốn và
những yêu cầu phân phối của quốc gia nơi mà trái phiếu được phát hành. Điều này
thường có nghĩa là công bố một bản cáo bạch bằng ngôn ngữ của quốc gia đó, tuân
thủ các nguyên tắc minh bạch và kế toán, thông qua việc bảo lãnh phát hành và
phân phối chứng khoán.
Tổng khối lượng trái phiếu nước ngoài trung bình hàng năm là 2.6 tỷ USD trong
suốt giai đoạn từ 1964 đến 1974. Sau khi loại bỏ sự kiểm soát thị trường vốn của

Mỹ năm 1974, khối lượng tăng mạnh và đạt trung bình khoảng 16 tỷ USD hàng
năm vào cuối thập niên 1970. Cuối thập niên 1980, trái phiếu nước ngoài được
khuấy động bằng sự xuất hiện của thị trường Samurai ở Nhật, và nhiều quy chế hơn
của thị trường Thụy Sỹ (Thụy Sỹ không cho phép trái phiếu châu Âu bằng đồng
Franc được phát hành), chiếm khoảng 30-40 tỷ USD trái phiếu mới phát hành mỗi
năm và gấp đôi số lượng chỉ một vài năm sau đó. Mặc dù khối lượng hiện tại là lớn
so với tiêu chuẩn trái phiếu nước ngoài, nhưng chúng vẫn chiếm một phần tương
đối nhỏ trong tổng thể thị trường trái phiếu quốc tế.
Sự phát triển của trái phiếu nước ngoài bị cản trở bởi một số bất lợi cho người phát
hành cũng như người đầu tư. Những tổ chức phát hành quốc tế phải đáp ứng yêu
cầu công khai đăng ký với chi phí đáng kể, sự chậm trễ thường liên quan tới việc
các tổ chức phát hành chuẩn bị các tài liệu và bản dịch cần thiết, hoặc chờ đợi được
cấp phép để thực hiện. Phí bảo lãnh và các chi phí phát hành khác thường cao. Tác
động của các quy định và thực tiễn là khiến các tổ chức phát hành tìm cách khác để
huy động vốn nước ngoài.


1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm thị trường trái phiếu quốc tế
Theo cách phân loại cơ bản thì thị trường trái phiếu quốc tế gồm có thị trường trái
phiếu nước ngoài (Foreign Bond Market) và thị trường trái phiếu châu Âu
(Eurobond Market). Nói đơn giản, thị trường trái phiếu quốc tế là nơi mà các chủ
thể phát hành và chủ thể đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Khi một trái phiếu do người không cư trú phát hành ở một quốc gia bằng chính
đồng tiền của quốc gia đó thì trái phiếu đó gọi là trái phiếu nước ngoài và tạo nên
thị trường trái phiếu nước ngoài.
Khi một trái phiếu được do người không cư trú phát hành ở một quốc gia bằng đồng tiền
không phải nội tệ quốc gia đó thì gọi là trái phiếu châu Âu và tạo ra thị trường trái phiếu
châu Âu.
1.1. Thị trường trái phiếu nước ngoài (Foreign Bond Market)
1.1.1. Khái niệm


Là thị trường mua bán trái phiếu do chính phủ, các công ty nước ngoài phát hành tại một
nước bằng chính đồng tiền nước đó để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nội địa. Ví dụ: Công
ty BP (Anh) phát hành trái phiếu bằng đồng Yên ở Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, hay
như Chính phủ Trung Quốc đã có 2 đợt phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường
chứng khoán New York vào năm 1994 với tổng mức phát hành hơn 1 tỷ USD, hoặc là
trường hợp Đan Mạch quyết định phát hành trái phiếu bằng đồng Sterling ở thị trường
chứng khoán Luân Đôn. Tất cả các loại trái phiếu trên là trái phiếu nước ngoài.

Mỗi loại đều phải tuân thủ các yêu cầu đăng ký trên thị trường vốn và những yêu
cầu phân phối của quốc gia nơi mà trái phiếu được phát hành. Có 15 thị trường trái
phiếu nước ngoài trên thế giới, ví dụ: Thị trường trái phiếu Yankee của Mỹ, Samurai của
Nhật, Bulldog của Anh... Ngoài ra, còn có các thị trường không công khai, nơi mà nhà phát
hành trái phiếu không cần phải đăng ký với sở giao dịch và có thể được bán trực tiếp cho
nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường này có quy mô nhỏ và số lượng các nhà đầu tư tham gia
cũng ít hơn.
1.1.2. Đặc điểm

Trái phiếu nước ngoài được thanh toán bằng đồng tiền của nước nơi nó được phát hành.
Tuy nhiên, cũng có những nước mà trái phiếu có thể được phát hành bằng đồng tiền khác.
Trong trường hợp này, tên của trái phiếu nước ngoài sẽ khác. Chẳng hạn, ở Nhật, trái phiếu
phát hành bằng Yen tên là Samurai, phát hành bằng USD tên là Shogun. Thị trường trái
phiếu nước ngoài lớn nhất là thị trường trái phiếu Mỹ và Nhật Bản. Ở Mỹ, thị trường
Yankee là thị trường công khai, cung cấp vốn trung và dài hạn cho nhà đầu tư ngoài nước.
Thị trường trái phiếu Nhật Bản cũng có thị trường công khai là thị trường Samurai. Các
nhà phát hành trên thị trường này có điều kiện tiên quyết là phải được xếp tín nhiệm từ
BBB trở lên. Các trái phiếu Samurai chủ yếu được các nghiệp đoàn và các công ty Nhật
Bản bảo lãnh.
Nếu phân theo chủ thể phát hành, thị trường trái phiếu nước ngoài gồm ba nhóm: (1) Trái
phiếu công ty, chiếm 51,1%; (2) Trái phiếu của các tổ chức quốc tế, chiếm 28.8%; (3) Trái

phiếu chính phủ chiếm 20.1%. Trong đó, trái phiếu của các tổ chức quốc tế có kỳ hạn
trung bình dài nhất 7 năm, sau đó là trái phiếu chính phủ trung bình 6.6 năm, trái phiếu
công ty có kỳ hạn trung bình là 4.9 năm. Kỳ hạn cũng tương ứng với mức điểm tín dụng
của từng chủ thể phát hành các tổ chức quốc tế là AAA, của chính phủ là AA, của công ty
là A. Đa số các trái phiếu đạt điểm AAA được phát hành ở Nhật và thị trường trái phiếu
Châu Âu – 76.2%, sau đó là Australia – 7.5%.
1.2. Thị trường trái phiếu châu Âu (Eurobond Market)
1.2.1. Khái niệm

Thị trường trái phiếu Châu Âu là thị trường mua bán trái phiếu được phát hành bằng
đồng tiền khác với đồng tiền nước phát hành bởi công ty, ngân hàng, chính phủ và các tổ


chức quốc tế. Chẳng hạn, một công ty Pháp phát hành trái phiếu tính bằng đồng bảng Anh
ở Thụy Sỹ, Luxembourg và Hà Lan đều gọi là trái phiếu Châu Âu. Trái phiếu Châu Âu
được bán cùng một lúc ở nhiều nước khác nhau, nó đã trở thành một công cụ tài chính chủ
yéu để huy động vốn quốc tế.
1.2.2. Đặc điểm

Đặc điểm chính của thị trường trái phiếu Châu Âu là tương đối ít bị điều chỉnh, thu nhập từ
thị trường này phần lớn không phải chịu thuế và việc phát hành chứng khoán mang tính
linh hoạt hơn so với thị trường nội địa. Thị trường trái phiếu châu Âu phụ thuộc vào

tiêu chuẩn tự áp đặt của thực tiễn. Trái phiếu Châu Âu thường được thực hiện tùy
thuộc tiêu chuẩn thương mại tối thiểu theo pháp luật của Vương quốc Anh, Hiệp hội
các đại lý buôn bán trái phiếu quốc tế (AIBD), một hiệp hội công nghiệp phi chính
phủ.
Việc vận hành thị trường trái phiếu châu Âu được quy định và thực hiện rất tốt. Tuy
nhiên, khác với các thị trường chứng khoán thông thường trong nước, thị trường trái
phiếu châu Âu là một thị trường bán buôn, nơi mà các thành viên tham gia bị chi

phối bởi quy luật thị trường. Người ta dễ dàng gia nhập thị trường và sự cạnh tranh
tại đây là vô cùng rõ nét. Tổ chức phát hành thường bán với các mức giá thấp nhất,
và thông thường các ngân hàng sẽ thể hiện tầm quan trọng của họ với vai trò là một
tổ chức bảo lãnh (Underwriters). Cuối cùng, các nhà đầu tư lớn của Mỹ thấy được
sự hấp dẫn của thị trường trái phiếu châu Âu, dưới dạng là một nguồn đầu tư không
phải đồng Đô la. Một điểm cộng nữa, là các nhà đầu tư có cơ hội mua các chứng
khoán với chênh lệch lãi suất (cấu trúc rủi ro lãi suất – yield spreads) lớn hơn so với
việc thực hiện đầu tư ở thị trường trái phiếu Mỹ (hoặc ngược lại).
Về loại đồng tiền thanh toán, doanh số phát hành trái phiếu Châu Âu bằng Đô la là lớn
nhất (trong năm 1996, trái phiếu châu Âu ghi bằng USD chiếm 43,78% trên tổng số phát
hành), tiếp theo là Bảng Anh, Mác Đức, Yên Nhật, và đơn vị tiền tệ của Châu Âu ECU
(European Currency Unit).
Hầu hết các trái phiếu châu Âu được phát hành bởi những tổ chức có hệ số tín nhiệm cao,
ví dụ hệ số AAA và AA chiếm tới gần 80% tổng số các đợt phát hành. Những nhà phát
hành Eurobond tích cực nhất là các chính phủ, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới,
Ngân hàng đầu tư Châu Âu và các công ty đa quốc gia. Một số nhà phát hành Eurobond
ghi bằng đồng tiền không được sử dụng vào mục đích cuối cùng, mà họ chuyển đổi sang
đồng tiền cần thiết khác thông qua nghiệp vụ Swap. Mức lãi suất của Eurobond phụ thuộc
vào: điều kiện thị trường và hệ số tín nhiệm của nhà phát hành.
Thông thường trái phiếu Châu Âu được bán cùng một lúc ở nhiều trung tâm tài chính
thông qua các ngân hàng bảo lãnh đa quốc gia và được tổ chức đầu tư quốc tế mua. Các tổ
chức này có phạm vi hoạt động vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia phát hành. Khác
với trái phiếu nước ngoài, việc phát hành traí phiếu Châu Âu cho phép chọn lựa loại đồng
tiền nhờ đó người chủ nợ có thể yêu cầu được hoàn trả bằng một trong những loại đồng
tiền khác nhau và như vậy giảm được rủi ro về chênh lệch tỷ giá hàm chứa trong loại trái
phiếu nước ngoài được phát hành bằng một đồng tiền duy nhất. Tuy nhiên trên thực tế, lãi
vay lẫn nợ gốc vẫn thường được thanh toán bằng đồng dollar Mỹ (USD).
1.2.3. Phân loại

Trái phiếu châu Âu được phát hành dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm:



Dạng phổ thông nhất là trái phiếu có lãi suất cố định và gốc được thanh toán
một lần tại thời điểm đến hạn (gọi là trái phiếu Straights).
• Trái phiếu có lãi suất thả nổi, tuy mới được áp dụng gần đây nhưng ngày
càng được ưa chuộng; đây là trái phiếu châu Âu có mức lãi suất được điều


chỉnh định kỳ 3 hay 6 tháng một lần trên cơ sở thay đổi mức lãi suất cơ bản,
ví dự lãi suất LIBOR. Các ngân hàng ưu tiên đầu tư phần vốn nhàn rỗi vào
các Eurrobond có lãi suất thả nổi.
• Trái phiếu chuyển đổi: cho phép người nắm giữ trái phiếu quyền chuyển đổi
trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành, theo mức giá đã
được ấn định từ trước, tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
1.2.4. Chủ thể tham gia

Các nhà phát hành trái phiếu châu Âu
Các nhà phát hành trái phiếu châu Âu đại diện cho hàng loạt các tổ chức chính phủ
và các công ty khác nhau, từ khắp nơi trên thế giới, có thể tìm ra cơ hội tăng vốn
trong thị trường này.
• Tổ chức đa quốc gia (chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới và các nước thuộc
Liên minh châu Âu), các cơ quan của châu Âu, châu Á, châu Úc, châu Mỹ
La tinh, và các chính phủ khác.
• Các ngân hàng lớn sử dụng thị trường trái phiếu lãi suất thả nổi (FRN),
chiếm khoảng 40% của tất cả các phát hành mới, để tài trợ sổ sách kế toán
vay mượn của họ hoặc cho những hoán đổi. FRNs trả một tỷ lệ gắn liền với
London Interbank Offered Rate (LIBOR) và được điều chỉnh giá mỗi ba
tháng hoặc lâu hơn, để cho phép những trái phiếu giao dịch theo giá trung
bình.
• Các tập đoàn công nghiệp và các công ty tài chính con của họ cũng là những

người vay mượn tích cực.
Hầu hết các tổ chức phát hành hàng đầu của trái phiếu Châu Âu trong năm 2009 đến
từ châu Âu, đặc biệt là Anh Quốc (465 tỷ $). Trái phiếu Châu Âu phát hành bằng
đồng euro đạt ($2.2 tỷ giá trị), điều này không ngạc nhiên lắm, khi hầu hết các tổ
chức phát hành đến từ châu Âu. Lượng phát hành bằng tiền đô la Mỹ đạt 196 tỷ $,
và lượng phát hành bằng đồng Yên đạt 18 tỷ $. Tuy nhiên, các công ty Nhật Bản là
những nhà phát hành trái phiếu châu Âu mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 1984-1990.
Họ phải đối mặt với một thị trường trái phiếu doanh nghiệp quy định chặt chẽ và
đắt đỏ ở Tokyo, cho nên đã tận dụng tối đa thị trường trái phiếu châu Âu. Trong thời
gian này, các tập đoàn Nhật Bản phát hành tổng cộng 162.6 ngàn tỷ Yên trái phiếu
châu Âu (khoảng 500 tỷ Đô la), so với tổng 154 ngàn tỷ Yên phát hành tại thị
trường Tokyo.
• Các tổ chức công cộng và tư nhân ở các nước mới nổi cũng là các nhà vay
mượn tích cực tại thị trường trái phiếu châu Âu. Một trong những lý do mà
các quốc gia mới nổi có khả năng tăng tiền của họ vào thị trường trái phiếu là
do các chính phủ từ các quốc gia G20 chỉ ra rằng sẽ làm việc với các thị
trường mới nổi để tránh khỏi sự đổ vỡ.
Các nhà đầu tư trái phiếu châu Âu
Thị trường Eurobond ngày nay thì rộng lớn và phức tạp, với nhiều thành phần khác
nhau và xu hướng thay đổi được xác định bởi các nhà đầu tư, hay vị trí của họ.
• Những nhà đầu tư bán lẻ
Thuật ngữ “những nhà đầu tư bán lẻ” có nghĩa là một cá nhân, những người thường
ủy thác tiền của mình cho một ngân hàng, nơi mà đầu tư của họ thường theo một số
hướng dẫn chung. Các nhà đầu tư bán lẻ tiêu biểu tại châu Âu thường được mô tả


bởi thị trường như là một “Belgian dentist” – đó là những chuyên gia người Châu
Âu thuộc tầng lớp trung lưu, người mà có thể chuyển một số tiền để đầu tư ra ngoài
quốc gia của mình. Các nhà đầu tư bán lẻ ngày càng phát triển bao gồm các cá nhân
giàu có từ khắp nơi trên thế giới, những người đầu tư nặc danh bởi các ngân hàng ở

châu Âu. Những nhà quản lý danh mục vốn đầu tư bán lẻ có sự ưa thích mạnh mẽ
với những nhà phát hành dạng “household” bởi vì những khách hàng thận trọng và
sợ rủi ro chỉ giao dịch với các công ty nổi tiếng hoặc các chính phủ. Các nhà quản
lý danh mục đầu tư có nhiều cách sử dụng các tài khoản khách hàng; tuy nhiên, theo
đó họ cũng tham gia vào các công ty ít được biết đến, đặc biệt là nếu việc phát hành
được quản lý bởi các ngân hàng nơi mà người quản lý làm việc.
Những cá nhân giàu có tại Nhật Bản đã tham gia thị trường trái phiếu, đặc biệt là
trái phiếu zero-coupon, nơi mà với mỗi mã số thuế, họ không phải trả thuế trên lợi
ích nhận được. Nhu cầu của người Nhật Bản đối với Trái phiếu zero-coupon Châu
Âu ngày càng trở nên mạnh mẽ khi Bộ Tài chính Nhật Bản ban hành quy định hạn
chế tỷ lệ phần trăm của bất kỳ sản phẩm nào được bán vào Nhật Bản. Những cá
nhân Nhật đầu tư vào Trái phiếu Châu Âu chủ yếu là thông qua những công ty
chứng khoán Nhật Bản, nơi mà vai trò của Euromarket được mở rộng trong những
năm 1980, phản ánh nhu cầu mạnh mẽ đối với tất cả các loại Trái phiếu Châu Âu
của Nhật Bản trong thời gian đó.
• Những nhà đầu tư thuộc tổ chức
Những nhà đầu tư tổ chức của thị trường trái phiếu Châu Âu thì không quá khác
biệt so với những nhà đầu tư tổ chức tại Hoa Kỳ. London từ lâu đã là một trung tâm
chuyên môn quản lý tiền, nguồn nhân lực, ví dụ, quản lý doanh nghiệp và quỹ hưu
trí, quỹ tương hỗ, và tài sản tư nhân. Các tổ chức tài chính châu Âu khác, chẳng hạn
như Ngân hàng đầu tư châu Âu và các tổ chức khác của EU, các ngân hàng trung
ương, các công ty bảo hiểm, ngân hàng (bao gồm các ngân hàng nước ngoài không
có cơ sở khách hàng hoạt động ở châu Âu), một mảng phát triển của quỹ tương hỗ
châu Âu và Mỹ, và các công ty với tiền mặt dư thừa có kinh doanh và định hướng
thực hiện tương tự (mặc dù không hoàn toàn như vậy) tới thị trường Mỹ. Vào cuối
những năm 1980, các công ty bảo hiểm lớn của Nhật Bản, các ngân hàng uy tín, và
các tổ chức khác bắt đầu tham gia vào thị trường lần đầu tiên. Bởi vì một số lượng
lớn các quỹ là dành cho đầu tư và tính đồng nhất sở thích của người dân Nhật, mà
các tổ chức Nhật Bản đã có ảnh hưởng rất lớn trên thị trường trong vòng 25 năm
qua.

1.2.5. Sự hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu châu Âu

Thị trường trái phiếu châu Âu trở thành thị trường quốc tế được hầu hết các tổ chức
phát hành ưa thích hơn sau năm 1980. Ngày nay, thị trường này lớn hơn nhiều so
với thị trường trái phiếu nước ngoài và có thể so sánh được về độ lớn với thị trường
trái phiếu công ty Mỹ.
Các Eurobonds đầu tiên được giao dịch tháng 6/1963 và được phát hành bởi
Autostrade, một công ty xây dựng đường cao tốc của Ý, kết hợp với S.G Warburg
và được đồng quản lý bởi các ngân hàng ở Bỉ, Đức, Hà Lan, Luxembourg. Nó được
bảo lãnh theo hệ thống bảo lãnh phát hành của Mỹ, trong đó việc công bố, cung cấp
thông tin, và tiếp thị diễn ra khoảng hai tuần trước khi nó được định giá (trái ngược
với hệ thống của Anh). Các trái phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán
Luxembourg, nơi mà các ngân hàng và nhà đầu tư của họ có thể kiểm tra giá cả thị


trường thứ cấp theo thời gian. Việc phát hành của Autostrade trở thành nguyên mẫu
cho nhiều đợt phát hành khác. Và sau đó thị trường này phát triển một cách chóng
mặt, đặc biệt trong những năm 1980 và 1990. Các ngân hàng đầu tư Mỹ với trụ sở
kinh doanh khắp châu Âu đã trở thành thành viên hoạt động trên thị trường, với kỹ
năng bán hàng nhạy bén bằng cách phân phối trái phiếu nước ngoài được phát hành
tại Mỹ bởi các chính phủ và các đại lý châu Âu đến các nhà đầu tư khác tại châu
Âu.
Nguyên nhân chính làm phát sinh thị trường Eurobonds là do chính phủ Mỹ đánh
thuế thu nhập lãi suất đối với công dân Mỹ nắm giữ trái phiếu USD phát hành tại
Mỹ. Chính phủ Mỹ đánh thuế thu nhập lãi suất vì lo lắng về sự di chuyển vốn dài
hạn ra nước ngoài làm cán cân thương mại xấu đi. Do bị đánh thuế nên các trái
phiếu nước ngoài tại Mỹ trở nên kém hấp dẫn nhà đầu tư Mỹ, điều này kích thích
người nước ngoài phát hành trái phiếu bằng USD bên ngoài nước Mỹ để hạn chế tác
động của thuế thu nhập lãi suất. Một động lực nữa làm phát sinh và thúc đẩy sự phát
triển của thị trường trái phiếu châu Âu là việc Mỹ đánh thuế thu nhập lãi suất đối

với người nước ngoài mua trái phiếu nội địa của Mỹ. Điều này đã khuyến khích
người nước ngoài, không phải công dân Mỹ, nắm giữ trái phiếu châu Âu, vì trái
phiếu này được phát hành ngoài nước Mỹ nên không thuộc đối tượng bị Mỹ đánh
thuế.
Việc xây dựng kiểm soát ngoại hối để hỗ trợ trong việc quản lý cán cân thanh toán
được áp đặt cho cả Mỹ và ngoài Mỹ. Những tổ chức phát hành sử dụng thị trường
trái phiếu châu Âu, mặc dù lãi suất cao hơn ở Mỹ. Tuy nhiên, năm 1971, Mỹ đơn
phương rút khỏi các thỏa thuận của Bretton Woods, thóa thuận ràng buộc đồng
dollar Mỹ với vàng, bằng cách từ chối quy đổi vàng cho dollar được đại diện bởi
ngân hàng trung ương nước ngoài. Động thái này dẫn đến tỷ giá hối đoái thả nổi,
tức là thị trường thiết lập giá cho đồng dollar và các loại tiền tệ khác. Thêm vào đó,
kiểm soát ngoại hối áp đặt để bảo vệ đồng dollar không còn cần thiết nữa và được
rút lại bởi Mỹ và một số nước khác. Điều đó có nghĩa là không còn lý do điều tiết
cho việc sử dụng thị trường trái phiếu châu Âu, và việc kinh doanh có thể quay trở
lại thị trường quốc gia như trước. Nhưng điều đó không xảy ra. Quỹ của eurdollar
không tiêu tan sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods. Các chủ sở hữu của
dollar đã được phép giao dịch chúng trên thị trường, chuyển giao chúng vào các tài
khoản ở New York, hoặc mua những tài sản khác. Nhiều người có tiền, đặc biệt là
cá nhân, duy trì đầu tư eurodollar cho thuế và bí mật lợi thế của họ. Nhiều tổ chức
phát hành ngoài Mỹ của trái phiếu châu Âu cho rằng thị trường châu Âu nhiều
thuận tiện hơn thị trường Mỹ, nơi mà phí bảo hiểm nước ngoài phải được trả để thu
hút các tổ chức đầu tư. Sau đó, do hậu quả của cú sốc dầu mỏ đầu tiên vào tháng
10/1973, thặng dư thương mại của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trở
thành nguồn cân đối eurodollar đầu tiên. Những điều kiện này, đến lượt nó, bắt đầu
thu hút các nhà đầu tư châu Âu và các nhà đầu tư đa quốc gia (trái ngược với cá
nhân) vào thị trường một các đáng kể.
Đến năm 1980, sự tham gia đông đảo của các tổ chức trên thị trường trái phiếu đòi
hỏi cơ sở hạ tầng phải phát triển nhiều hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ như môi giới
trái phiếu (sắp xếp việc mua và bán trái phiếu giữa các dealer), giao dịch “khi phát
hành” (hoặc “giao dịch thị trường xám”, mua và bán chứng khoán sơ cấp trước

ngày offer thực tế), và nghiên cứu thị trường trái phiếu đã bắt đầu có mặt ở London


một cách ồ ạt. Cam kết vốn nhiều hơn, nhiều thương nhân và người bán hàng đã
được thuê, và người ta cũng nhìn thấy được tầm quan trọng của các ngân hàng. Có
thể chúng chẳng nói lên được điều gì cả, tuy nhiên, điều mà chúng ta thấy ở đây, là
thị trường đã được mở rộng ra. Vị thế đồng đô la đổi khác, sau khi chính sách tiền tệ
thắt chặt được đưa ra vào năm 1979 và Ronald Reagan được bầu làm tổng thống
vào năm 1980, từ một đồng tiền bị đánh giá thấp và không được coi trọng thành một
đồng tiền một đồng tiền được định giá quá cao, thị trường trái phiếu Euro đã tăng
vọt. Đồng đô la trở thành một đồng tiền mạnh nhất thế giới và không giống những
đồng tiền mạnh trong quá khứ, nó mang lại tỷ suất sinh lợi cao. Cầu về trái phiếu
châu Âu đã tăng lên đến mức mà các nhà đầu tư châu Âu sẽ phải trả nhiều hơn khi
mua trái phiếu của các công ty Mỹ so với các nhà đầu tư Mỹ.
Trong giai đoạn 1981-1985, các công ty Mỹ thường được đánh giá AA và tốt hơn để
vay tiền từ 5 nãm đến 10 nãm ở châu Âu với giá rẻ hơn ở Hoa Kỳ - và trong một số
trường hợp, giá còn rẻ hơn Kho bạc Mỹ có thể mượn. Tình trạng này dẫn đến một
sự đột biến phát hành Trái phiếu Châu Âu. Năm 1982, ví dụ, một số ngân hàng đầu
tư Mỹ nhận thấy rằng họ đã bán một lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp London hơn
là trái phiếu phát hành tại New York.
Tuy nhiên, có thời điểm mà lãi suất thực ở Mỹ và đồng đô la đã tăng lên. Trái phiếu
kho bạc là chắc chắn có sẵn ở các bang, vì thâm hụt ngân sách ngày càng tăng đã
khiến chính phủ tham gia thị trường nhiều hơn và thường xuyên hơn - nếu không có
hiện tượng lấn át các công ty Mỹ, thì có lẽ xu hướng này đã lan sang châu
Âu. Người ta không quan trọng lắm việc nhà phát hành có được biết đến như là một
công ty đa quốc gia hay không - nhiều công ty hoàn toàn là công ty trong nước –
bao gồm cả các công ty tiện ích công cộng Mỹ và thậm chí là các hiệp hội tiết kiệm
và cho vay cũng tham gia. Và bắt đầu có sự tham gia của các nhà đầu tư như các
công ty bảo hiểm từ Birmingham, các quỹ trái phiếu từ Lyon, quản lý quỹ hưu trí ở
Melbourne, và các hợp tác xã nông nghiệp ở Osaka. Một số các nhà đầu tư gần đây

mới được phép đầu tư ra nước ngoài bởi chính phủ nước họ - vì các chính phủ
muốn theo đuổi mô hình tự do hóa tài chính và tháo dỡ các hạn chế đầu tư nước
ngoài. Các tổ chức này ngày càng quan tâm đến tính thanh khoản trên thị trường thứ
cấp và có các ý tưởng kinh doanh phức tạp. Họ ưa thích những loại trái phiếu có thủ
tục phát hành đơn giản của các công ty nổi tiếng và họ có thể giữ chúng cho đến khi
đáo hạn.
Trong những năm 1980, sự tham gia của các tổ chức đã dẫn đến nhiều ý tưởng đầu
tư mới và tạo lập thị trường. Trái phiếu kèm theo chứng quyền để mua trái phiếu bổ
sung, trái phiếu zero coupon, và trái phiếu có tỷ suất thả nổi cũng xuất hiện tại thời
điểm này. Khối lượng phát hành mới tăng lên, và do đó đã làm tăng khối lượng các
phát hành cá nhân, từ mức trung bình dưới 100 triệu đô la trong năm 1983 lên hơn


200 triệu đô la vào cuối năm 1992. Mặc dù không có số liệu chính xác về mức độ
tham gia này, các ngân hàng Thụy Sĩ đã ước tính rằng trong năm 1980, 40% đến
60% tất cả các Trái phiếu Châu Âu thuộc về các tài khoản cá nhân ở Thụy Sĩ, và
phần lớn các trái phiếu này sẽ được giữ đến ngày đáo hạn. Ngược lại, ít hơn 5% trái
phiếu doanh nghiệp Mỹ được mua bởi các cá nhân.
1.2.6. Định giá trái phiếu châu Âu
Một công ty có dự định phát hành khoảng 500 triệu trái phiếu với thời gian đáo hạn từ 5-7
năm. Họ có thể gửi đề nghị tới nhiều nhà bảo lãnh phát hành. Các nhà bảo lãnh phát hành
này sẽ tự đánh giá vấn đề theo nội bộ của họ để xác định mức lãi suất để có thể bán hết trái
phiếu trong vòng 1-2 ngày.
Chúng ta sẽ đến với ví dụ sau: Trái phiếu kỳ hạn 5 năm, không mua lại cho đến khi đáo
hạn, thanh toán lãi khi đáo hạn, sẽ được bán cho các nhà đầu tư am hiểu thị trường ở mức
lợi tức 7.25%/năm.
→ Nhà phát hành sẽ mong muốn 1 mức chi phí cao hơn một chút là 7.3% (bao gồm thêm
phần hoa hồng bảo lãnh hoặc chênh lệch giá gộp).
Ở thị trường Mỹ: Phương pháp giá cố định
Nếu nhà bảo lãnh phát hành có thể bán lại trái phiếu đó với mức giá 98.98%, khách hàng

của họ hưởng lợi tức 7.25%, lúc đó nhà bảo lãnh phát hành hưởng lợi 0.24% (98.98% 98.74%). Trường hợp này là khi các nhà bảo lãnh phát hành đồng ý bằng văn bản là không
ai bán ở mức giá hơn 98.74% ngoại trừ cho các đại lý khác. Mức giá 98.74% là cố định
trong suốt thời gian đề nghị, đến khi nhà quản lý chính giải tán phát hành nhóm.
Ở thị trường châu Âu


Các thực tế truyền thống (giờ không còn nữa) đòi hỏi một mức chênh lệch giá thô
khoảng 1.875% cho kỳ hạn 7 năm, giống như ví dụ vừa đưa ra ở trên.

Tuy nhiên thực tế thì chỉ những ngân hàng lục địa châu Âu mới có thể đưa trái phiếu vào
tài khoản khách hàng của họ với mức giá 100% (và 1.875% trở thành lợi nhuận của họ).
Tuy nhiên, để vừa có khoản lợi nhuận này, vừa cung cấp một chi phí giá vốn cạnh tranh
cho người phát hành là 7.31% thì họ phải giảm coupon xuống còn 6.85% (mức giá
98.125% và lợi tức 7.31% suốt kỳ hạn 5 năm).
→ Những khách hàng tư nhân hoặc nhà đầu tư nhỏ lẻ ngay thật sẽ chấp nhận mức lợi tức
coupon 6.85% này, nhưng những tổ chức hiểu biết sành sỏi trên thị trường thứ cấp chắc
chắn sẽ không.
• Trong trái phiếu châu Âu định giá truyền thống, khách hàng của họ sẽ không trả
hơn mức 98.37% cho trái phiếu 6.85% (tức lợi tức 7.25%) nên các nhà bảo lãnh
phát hành sẽ phải giảm giá.
Đây gọi là cấu trúc giá 2 tầng.
• Tuy nhiên từ 1989, với sự gia tăng mức độ của khối lượng giao dịch thị trường thứ
cấp, hầu hết các đợt phát hành trái phiếu Châu Âu sử dụng lối định giá cố định để
mang lại hiệu quả phát hành tổ chức cao hơn.
Phương pháp trả giá cố định cần thiết được đưa vào cấu trúc giá khi bán trái phiếu cho các
nhà đầu tư tổ chức, và các nhà bảo lãnh phát hành sẽ chốt vào thỏa thuận là không bán với
mức giá khác, do đó bảo đảm được chênh lệch của họ.
Tuy nhiên đồng nghĩa với việc đó là mất đi khoản 0.125% cũng như phần đặc biệt về phí
quản lý cho quản lý chính và các phụ phí sau khi ổn định thị trường cho các nhà bảo lãnh
phát hành. Có thể nói rõ ràng xa hơn là phương pháp giá cố định này giống như phương

pháp sử dụng ở thị trường Mỹ.




Để hoàn thành nhiệm vụ này, nhà bảo lãnh phát hành chính sẽ có thể đến gần với
mức lãi suất cho nhà phát hành dưới 7.3%. Có một vài cách để làm được việc này:

(1) Thứ nhất, một số nhà đầu tư ở đâu đó như Nhật, Trung Đông có hể đang tìm mua trái
phiếu ở mức lợi tức thấp hơn, do đó sẽ có chỗ cho nhà phát hành bảo lãnh giảm chi phí của
công ty. Đôi khi trước khi đấu thầu, nhà bảo lãnh phát hành sẽ tìm kiếm trước qua đêm các
nhà đầu tư ở các khu vực thời gian khác nhau để tìm ra mức giá tốt hơn.
(2) Thứ hai, là nhà bảo lãnh phát hành sẽ tìm cách tạo ra một trái phiếu đô la tổng hợp sử
dụng hoán đổi để giảm chi phí của công ty dưới mức 7.3%. Họ phải quét tìm kiếm một lần
nữa. Ví dụ như trái phiếu Đô la Úc, và đồng thời 1 hoán đổi Đô la Mỹ/Đô la Úc để giảm
chi phí. Rất nhiều cơ hội và phải xem xét chi tiết kỹ càng.
(3) Nhà bảo lãnh phát hành cũng có thể bán trái phiếu ở mức giá hòa vốn là 7.25% bởi vì
tin rằng lãi suất sẽ giảm và nó sẽ được giải cứu khi thị trường gia tăng ( một điều không
chắc chắn).
(4) Cuối cùng, nhà bảo lãnh phát hành cũng có thể quyết định bán trái phiếu ở mức lãi suất
thấp hơn 7.25%, bởi vì có cơ hội để sử dụng nó trong một liên kết với giao dịch hoán đổi
giá thuận lợi hoặc đơn giản là mua thị phần.

Người
hành

Tiền tệ

Trái phiếu nước ngoài
phát Chính phủ, những công ty

nước ngoài, đinh chế quốc
tế.
Cần được xếp hạng tín
nhiệm
Phát hành bằng đồng tiền
nội địa.

Trái phiếu châu Âu
Chính phủ, các công ty nước
ngoài.
Không đòi hỏi xếp hạng tín
nhiệm.
Phát hành bằng đồng tiền khác
với đồng tiền nước phát hành

2. Phân biệt trái phiếu châu Âu và trái phiếu nước ngoài

Việc phát hành trái phiếu ở thị trường trái phiếu Châu Âu ít khắt khe hơn. Điểm
khác biệt lớn nhất giữa trái phiếu nước ngoài và trái phiếu Châu Âu là trái phiếu
Châu Âu không được bán rộng rãi cho công chúng. Trái phiếu Châu Âu thường
được chào bán bởi các tổ chức bảo lãnh (Underwriters) cho các nhà tư vấn đầu tư
chuyên nghiệp. Những nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp này có thể mua trái phiếu
cho tài khoản của một tổ chức hoặc cho cá nhân. Do đó, các luật lệ khi phát hành
hay khi mua bán trái phiếu Châu Âu trên thị trường thứ cấp chỉ ở mức tối thiểu. Các
yêu cầu về công bố thống tin tùy thuộc vào từng thị trường mỗi nước. Các nhà phát
hành có mức tín nhiệm cao như Exxon, Nissan Motor, Nestlé không cần phải cáo
bạch thông tin gì nhiều. Các nhà phát hành dưới chuẩn cũng được phép tham gia
vào thị trường này theo một quy trình cáo bạch thông tin của thị trường.
Việc phát hành trên các thị trường trái phiếu nước ngoài luôn đòi hỏi người phát
hành cần được xếp hạng tín nhiệm. Còn phát hành trái phiếu Châu Âu không đòi

hỏi xếp hạng tín nhiệm.
Trên vị thế của nhà phát hành, thị trường trái phiếu nước ngoài của Mỹ có thể đáp
ứng các đợt phát hành trái phiếu với khối lượng lớn và kỳ hạn dài. Tuy nhiên, thị
trường Mỹ lại rất quan trọng việc xếp hạng tín dụng và công bố thông tin cho công
chúng, các trái phiếu phát hành ở đây phải được đăng ký, tức nhà đầu tư nắm trái
phiếu định danh và phải trả thuế thu nhập. Trong khi đó thị trường trái phiếu Châu


Âu thì có tốc độ phát hành trái phiếu nhanh hơn rất nhiều do không có nhiều thủ tục
phiền hà, trái phiếu Châu Âu là trái phiếu vô danh, và không bị đánh thuế thu nhập.
3. Thực trạng phát hành trái phiếu quốc tế tại Việt Nam
3.1. Trái phiếu Chính phủ
3.1.1. Phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu năm 2005

Ngày 27/10/2005, Việt Nam lần đầu tiên chính thức phát hành trái phiếu quốc tế ra
thị trường vốn quốc tế kỳ hạn 10 năm tại New York. Việt Nam đã phát hành 750
triệu USD, giá bán bằng 98,223% so vớ mệnh giá với mức lãi suất coupon
6,875%/năm và lãi suất thực tế là 7,125%/năm. Ở đợt phát hành lần này. Trong số
các trái phiếu được phát hành, các quỹ đầu tư tài chính nắm 51%, ngân hàng nắm
25%, các công ty bảo hiểm nắm 17,5% và các tổ chức khác nắm 7% còn lại. Trái
phiếu được phân bổ toàn cầu với tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư như sau: nhà đầu
tư Châu Á nắm giữ 38%, Châu Âu nắm giữ 32%, Châu Mỹ nắm 30% còn lại. Nếu
so với mức lãi suất cho vay ngoại tệ trong nước với thời hạn cho vay ngắn, khối
lượng cho vay hạn chế thì việc huy động phát hành trái phiếu quốc tế này là hiệu
quả. Sau một năm phát hành, trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam đã được
Tạp chí tài chính quốc tế và các nhà đầu tư khu vực Châu Á đánh giá là trái phiếu
phát hành thành công nhất của năm 2005. Ông Jon – Pratt – lãnh đạo thị trường vốn
Châu Á của ngân hàng Credit Suisse First Boston (CSFB) nhận định rằng đây là
một đợt phát hành trái phiếu quốc tế tạo bước ngoặc đặc biệt và tạo nền tảng quan
trọng cho các đợt phát hành sau vì sự thành công của đợt phát hành này đã có ý

nghĩa tác động đến các nhà đầu tư quốc tế để học xây dựng các hạn mức tín dụng
đầu tư vào thị trường Việt Nam.
3.1.2. Phát hành trái phiếu quốc tế lần hai năm 2010

Ngày 26/01/2010, Việt Nam tiến hành phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ, kỳ
hạn 10 năm với lãi suất coupon là 6,75%/ năm và lợi suất là 6,95%/năm dưới sự
phối hợp của tổ chức bảo lãnh bao gồm Barclays Capital, Citi, Deutsche Bank. Trái
phiếu này được niêm yết tại sở giao dịch Chứng khoán Singapore và đáo hạn ngày
29/01/2020. Mặc dù định mức tín nhiệm của Việt Nam cao hơn Indonesia và
Phillippines nhưng lợi tức phát hành của Trái phiếu Chính phủ Việt Nam vẫn cao
hơn mức lợi tức của hai chính phủ Indonesia và Phillippines. Nguyên nhân của việc
này là do Việt Nam phát hành trái phiếu khi tình hình lạm phát cao và khủng hoảng
cán cân thanh toán, quỹ dự trữ của Việt Nam sụt giảm, ảnh hưởng tới lòng tin của
nhà đầu tư. Thêm vào đó, Việt Nam rất cần ngoại tệ để giải quyết vấn đề thâm hụt
cán cân thanh toán và cán cân mậu dịch nên Chính phủ Việt Nam sẵn sàng trả lãi
suất cao để vay mượn. Ngoài ra, tính thanh khoản của Trái phiếu Chính phủ Việt
Nam trên thị trường quốc tế còn kém cũng góp phần làm cho mức lợi tức của Trái
phiếu Chính phủ Việt Nam tăng cao để thu hút các nhà đầu tư.
3.1.3. Phát hành trái phiếu quốc tế lần ba năm 2014

Ngày 7/11/2014, Chính phủ Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu
quốc tế ra thị trường quốc tế với kỳ hạn 10 năm với mức lãi suất coupon là
4,8%/năm. Đây là mức lãi suất thấp nhất so với hai đợt phát hành năm 2005 và
2010. Trong số gần 450 nhà đầu tư tham gia vào phiên đấu thầu, có đến 84% là các
quỹ đầu tư, 12% là ngân hàng và 4% là công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí. Đây được
xem là đợt phát hành thành công nhất của Trái phiếu chính phủ Việt Nam, nguyên
nhân là do hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's đã lần đầu tiên nâng xếp hạng tín
nhiệm của Việt Nam kể từ năm 2005 lên B1 với triển vọng ổn định. S&P xếp hạng



tín nhiệm Việt Nam ở mức BB- cũng với triển vọng ổn định. Trong khi Fitch xếp
Việt Nam ở mức B+ với triển vọng tích cực. Đồng thời, với mức lãi suất 4,8% cũng
là một mức lãi suất hấp dẫn các nhà đầu tư trong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp
nhiều khó khăn và mức lãi suất của Trái phiếu các quốc gia khác cũng khá thấp.
3.2. Trái phiếu Doanh nghiệp

Trong năm 2007, Deutsche Bank đã tư vấn cho Tập đoàn Vinashin phát hành 3000
tỉ đồng trái phiếu trong nước và quốc tế, kỳ hạn 10 năm, lãi suất 9%/ năm với sự
bảo lãnh của Chính Phủ Việt Nam.
Ngày 17/01/2009, Công ty cổ phần Vincom đã phát hành thành công 100 triệu USD
trái phiếu chuyển đổi quốc tế với kỳ hạn 5 năm, với mức lãi suất 6%/ năm và thanh
toán sáu tháng một lần vào cuối kỳ. Đơn vị bảo lãnh cho đợt phát hành này của
Vincom là Credit Suisse. Với việc Trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ
thông của Vincom và quyền chọn mua cổ phiếu đã khiến nó trở thành mặt hàng rất
hấp dẫn các nhà đầu tư.
Ngày 12/5/2011, Công ty Hoàng Anh Gia Lai đã chính thức là doanh nghiệp tư
nhân đầu tiên của Việt Nam phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế
bằng cách đánh giá hệ số tín nhiệm. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm với tổng giá trị 90
triệu USD thanh toán một lần vào đáo hạn. Lãi suất danh nghĩa là 9,875%/ năm. Giá
phát hành ban đầu 95,76 USD, có lợi suất đáo hạn là 11%/ năm. Tổ chức Credit
Suisse là tổ chức bảo lãnh duy nhất và công ty chứng khoán Sài Gòn là tổ chức tư
vấn cho đợt phát hành này.
Ngày 17/5/2012, VietinBank phát hành 250 triệu USD Trái phiếu quốc tế không có
đảm bảo trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore, đáo hạn ngày 17/5/2017 với lợi
tức phát hành là 8,25%/năm và lãi coupon là 8%/năm, trả lãi sáu tháng một lần.
Trong bối cảnh thị trường quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, thành công của giao
dịch đã chứng tỏ niềm tin mà các nhà đầu tư quốc tế đặt vào VietinBank và sẽ mở ra
những cơ hội cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Ngày 27/3/2012, Tập đoàn Vingroup phát hành thành công 185 USD Trái phiếu
quốc tế chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo, kỳ hạn 5 năm, lãi suất coupon

5%/năm, thanh toán một lần vào cuối kỳ. Ba tháng sau đó, ngày 27/6/2012, tập
đoàn Vinggroup lại tiếp tục phát hành đợt phát hành bổ sung thành công, với tổng
giá trị 115 triệu USD Trái phiếu quốc tế chuyển đổi, thời hạn 5 năm và không có tài
sản đảm bảo, lãi suất coupon 5%/năm. Thanh toán định kỳ 6 tháng một lần vào cuối
kỳ.


KẾT LUẬN


Thị trường trái phiếu quốc tế đã có sự tăng trưởng trong hơn một phần tư thế kỷ, mà
chủ yếu là trái phiếu châu Âu. Là một thị trường chưa bị điều tiết, có mặt ở hầu hết
các quốc gia, bao gồm các tổ chức phát hành có chất lượng cao với rất nhiều các
nhà đầu tư khác nhau, đây là một thị trường đặc biệt. Những ngôi nhà Eurobond, có
trụ sở tại London, nhưng đến từ mọi nơi trên thế giới, cạnh tranh để cung cấp cho tổ
chức phát hành nguồn vốn chi phí thấp một cách nhanh chóng. Thành công của họ
đã đẩy mạnh hội nhập tài chính quốc tế và đã góp phần bãi bỏ một số quy định có
liên quan. Trong tương lai, sự phát triển có liên quan đến việc tạo ra một thị trường
“nội bộ” chung của các nước châu Âu sử dụng đồng Euro đã làm cho thị trường vốn
ở châu Âu mở rộng đáng kể. Hoạt động này có thể giảm bớt sự khác biệt giữa các
món nợ trong và ngoài nước vì nó làm tăng sự lựa chọn các công cụ nợ trên toàn thế
giới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Roy C. Smith, Ingo Walter, Gayle DeLong, 2012, Global Banking, OUP USA,
Second Edition, 73 – 92.
[2] />[3] />[4] />[5] />[6] />[7] />[8] />



×