Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và thực trạng tại công ty VINCOM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.12 KB, 16 trang )

Mục lục:

I.

Cơ sở lý thuyết.
1. Cổ phiếu là gì ?
-

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận
quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. (Điều 85 Luật Doanh
nghiệp năm 2005)

-

Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

2. Phát hành cổ phiếu

Để duy trì và mở rộng hoạt động, các chủ doanh nghiệp không thể kinh doanh hoàn toàn
bằng vốn tự có mà đa số phải dựa trên các nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Trong đó
phát hành cổ phiếu và trái phiếu là hình thức huy động vốn có nhiều vấn đề pháp lý cần
lưu ý nhất.
Doanh nghiệp được phát hành chứng khoán dưới hình thức hai hình thức là chào bán
riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng. Trong đó, chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ
chức chào bán chứng khoán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet và ngoài
ra là chào bán chứng khoán ra công chúng.
1



Chúng ta thường cho rằng chỉ có công ty cổ phần mới có quyền phát hành cổ phiếu, tuy
nhiên cần lưu ý một trường hợp đặc biệt là công ty TNHH được phát hành cổ phiếu riêng
lẻ để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ tương đối đơn giản hơn so với chào bán chứng
khoán ra công chúng. Để được chào bán cổ phiếu riêng lẻ, doanh nghiệp phải có quyết
định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị theo Điều lệ
công ty và một số điều kiện khác nếu doanh nghiệp phát hành kinh doanh lĩnh vực có điều
kiện. Tuy nhiên, chào bán cổ phiếu ra công chúng công ty cổ phần phải đáp ứng các điều
kiện sau:
- Có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ đổng trở lên tính
theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phải có lãi, không có lỗ luỹ kế
tính đến năm đăng ký chào bán;
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại
hội đồng cổ đông thông qua.
- Các điều kiện khác nếu thuộc các trường hợp đặc thù.


Các loại cổ phiếu phát hành :
Cổ phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối đa của một công ty có thể
phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động
- Cổ phiếu đã phát hành: là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các nhà đầu tư
trên thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ phiếu đó, nó nhỏ
hơn hoặc tối đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành.
- Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được chính tổ
chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình. Số cổ phiếu này có thể được
công ty lưu giữ một thời gian sau đó lại được bán ra; luật pháp một số nước quy
định số cổ phiếu này không được bán mà phải hủy bỏ. Cổ phiếu quỹ không phải là
cổ phiếu đang lưu hành, không có vốn đằng sau nó; do đó không được tham gia
vào việc chia lợi tức cổ phần và không có quyền tham gia bỏ phiếu.

- Cổ phiếu đang lưu hành: là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu hành trên thị
trường và do các cổ đông đang nắm giữ. Số cổ phiếu đang lưu hành được xác định
như sau:
Số cổ phiếu đang lưu hành = Số cổ phiếu đã phát hành – Số cổ phiếu quỹ

 Trong trường hợp công ty có cả hai loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, người ta

sẽ xác định cụ thể cho từng loại một. Số cổ phiếu thường đang lưu hành là căn cứ
quan trọng để phân chia lợi tức cổ phần trong công ty.
2


3. Phát hành cổ phiếu thường
a. Khái niệm:

b.

c.

d.



Cổ phiếu thường là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu vĩnh viền trong công ty bởi
không có sự dự liệu trước thời gian đáo hạn của nó và cho phẹp người sở hữu nó
được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty cổ phần.
Các vấn đề liên quan.
- Người sở hữu cổ phiếu thường là cổ đông thường của công ty cổ phần.
- Số lượng cổ phần tối đa mà công ty được quyền huy động gọi là vốn pháp định.
- Số lượng cổ phiếu tương ứng so với vốn pháp định được ghi trong điều lệ công ty

gọi là vốn điều lệ.
- Những cổ phần sẽ được bán ra cho công chúng đầu tư gọi là cổ phần dự kiến phát
hành.
- Mức chênh lệch giữa cổ phần được phép phát hành và cổ phần đã phát hành gọi là
cổ phần dự trữ.
- Giá trị ghi trên bề mặt cổ phiếu gọi là mệnh giá.
- Giá cả cổ phiếu trên thị trường gọi là thị giá.
- Trị giá cổ phiếu được phản ánh trong sổ sách của công ty cổ phần được gọi là giá
trị ghi sổ.
- Mệnh giá chỉ có ý nghĩa khi mới phát hành cổ phiếu hoặc trong thời gian ngắn.
- Thị giá phản ánh sự đánh giá của thị trường , phản ánh long tin của nhà đầu tư đối
với công ty. Thị giá thay đổi xung quanh giá trị ghi sổ của cổ phiếu tùy thuộc vào
quan hệ cung cầu trên thị trường.
Các hình thức phát hành cổ phiếu thường huy động vốn
- Chào bán riêng lẻ
- Chào bán ra công chúng
Quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới của cổ đông
Mục đích:
 Bảo vệ quyền kiểm soát cho cổ đông hiện hành
 Bảo vệ cho cổ đông tránh được thiệt hại về sụt giá do hiện tượng loãng giá cổ
phiếu.
Phát hành cổ phần thường mới dành quyền ưu tiên mua cho các cổ đông hiện hành.

Quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới của cổ đông Công ty ấn định số vốn cần huy động và giá
ghi bán một cổ phiếu mới.
Số lượng CP mới = Số vốn cần huy động/Giá ghi bán 1CP
Số quyền mua để mua 1CP mới = Số CP đang lưu hành/Sổ CP mới dự kiến phát hành
Giá trị lý thuyết một quyền mua R = (Pe – Pu)/N(1)
Giá trị lý thuyết một quyền mua R= Po – Pe (2)
Giá trị lý thuyết một quyền mua R= (Po – Pu)/ (N+1) (3)

3


Trong đó:
Pe: thị giá cổ phiếu sau khi hoàn thành việc phát hành cổ phiếu mới
Pu: gía bán ưu đãi 1 cổ phiếu mới
Po: thị giá cổ phiếu trước khi phát hành cổ phiếu mới dành quyền ưu tiên mua cho cổ
đông.
N: số quyền mua hoặc số cổ phiếu cũ cần thiết để mua cổ phiếu mới.
R: giá trị lý thuyết của 1 quyền mua.
e.

Những điểm lợi và bất lợi khi HĐV bằng phát hành CP ra công chúng
Điểm lợi:
 Làm tăng hệ số vốn chủ sở hữu, tăng tỷ lệ đảm bảo nợ của công ty, tăng
thêm khả năng vay nợ và tăng mức độ tín nhiệm, giảm rủi ro tài chính.
 Trong một số trường hợp, chẳng hạn khi công ty làm ăn phát đạt, lợi nhuận
cao, cổ phiếu thường dễ bán hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu.
- Điểm bất lợi:
 Chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát Công ty cho các Cổ đông mới.
 Chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho các cổ đông mới, gâybất lợi cho các cổ
đông cũ khi Công ty có triển vọng kinh doanhtốt trong tương lai.
 Chi phí phát hành cổ phiếu thường, nhìn chung cao hơn chi phíphát hành của cổ
phiếu ưu đãi và trái phiếu do rủi ro cao hơn.
 Lợi tức cổ phần thường không được trừ ra khi xác định thu nhậpchịu thuế.
-

 việc tăng vốn đầu tư bằng cách phát hành rộng rãi cổ phiếu thường ra công chúng là 1
vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi công ty phải xem xét cân nhắc thận trọng trên nhiều
khía cạnh.

4. Cổ phiếu ưu đãi
a. Khái niệm: CFUĐ là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, đồng

thời nó cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu
đãi hơn so với cổ đông thường.
b. Đặc trưng chủ yếu:
 Có những lợi thế khi phát hành cổ phiếu ưu đãi:
- Không bắt buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn. Mặc dù phải trả lợi tức cố định,
nhưng công ty không có nghĩa vụ phải trả lợi tức đúng kì hạn, mà có thể hoãn trả
sang kì sau.
- Có khả năng làm tăng EPS, do không bị chia sẻ quyền phân chia lợi nhuận cao cho
cổ đông ưu đãi. Vì công ty chỉ phải trả cho CĐUĐ một khoản cổ tức cố định.
- Tránh được việc chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh cho các
cổ đông ưu đãi.
4


-

Không phải cầm cố, thế chấp tài sản, cũng như lập quỹ thanh toán vốn gốc (như
với trái phiếu).

 Những mặt bất lợi:
- Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn lợi tức trái phiếu do mức độ rủi ro của việc đầu tư

vào CFUĐ cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu.
Lợi tức CFUĐ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của Công ty dẫn
đến chi phí sử dụng CFUĐ lớn hơn so với chi phí sử dụng trái phiếu.
 Do tính chất lưỡng tính của CFUĐ, tức là vừa giống cổ phiếu thường vừa giống trái
phiếu, nên việc sử dụng CFUĐ sẽ là hợp lí trong bối cảnh nếu như việc sử dụng trái

phiếu và cổ phiếu thường đều là bất lợi với công ty.
II.
Phát hành cổ phiếu để huy động vốn của công ty VINCOM
1. Giới thiệu về VINCOM
Tập đoàn Vingroup - Công ty CP
-

Công ty Cổ phần Vincom tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt
Nam chính thức hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng ngày
03/05/2002, sau đó gần một năm tăng lên 251 tỷ, để đầu tư xây dựng và quản lý
khu TTTM - Dịch vụ - Văn phòng cho thuê tại 191 BàTriệu, Q. Hai Bà Trưng, Hà
Nội (toà nhà Vincom City Towers). Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh
bất động sản, cho thuê văn phòng, trung tâm thương mại và cung cấp các sản phẩm
dịch vụ, giải trí.
-

Tháng 7/2001: Thành lập Công ty TNHH Du lịch và Thƣơng mại Hòn Tre tại thành
phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

-

Tháng 05/2002: Thành lập Công ty CP Thƣơng mại Tổng hợp Việt Nam với vốn điều
lệ ban đầu là 196 tỷ đồng

-

Tháng 12/2006 Công ty chính thức tăng vốn điều lệ lên mức 313,5 tỷ đồng.

-


Công ty đã sử dụng nguồn lợi nhuận chưa phân phối qua các năm để nâng vốn điều lệ
lên 600 tỷ đồng theo Nghị quyết 02/07/NQ-ĐHĐCĐ-VINCOMJSC ngày 09/02/2007.
5


-

Ngày 22/06/2007, Công ty đã được cấp Giấy ĐKKD sửa đổi lần thứ 13 với số vốn
Điều lệ đăng ký là 800 tỷ đồng.

-

Công ty đã được cấp phép niêm yết theo Quyết định số106/QĐ-SGDHCM do Tổng
Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 07 tháng 09
năm 2007 và 80.000.000 cổ phần của Công ty đã chính thức giao dịch trên Sở Giao
dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vào ngày 19/9/2007.

-

Tháng 4/2008, Vincom tăng vốn điều lệ lên gần 1.200 tỷ đồng và phát hành thành
công 2.000 tỷ đồng Trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 5 năm.

-

Năm 2009 ghi dấu một năm bước ngoặt của Vincom với nhiều dấu ấn quan trọng. Sau
đợt chào bán cổ phần ra công chúng, vốn điều lệ của Công ty tăng lên 1.996 tỷ đồng.

-

Tháng 5/2010, Công ty tăng vốn điều lệ lên gần 3.600 tỷ đồng và phát hành thành

công 1.000 tỷ đồng Trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 5 năm.

-

Từ tháng 6 đến tháng 12/2010, Công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ với tổng giá trị
các đợt tăng là 127.357.010.000 đồng, từ việc phát hành thêm 12.735.701 cổ phần
nhằm mục đích chuyển đổi TPCĐ Quốc tế thành cổ phần.

-

Ngày 30/09/2011, vốn điều lệ của Vincom đạt 3.911,49893 tỷ đồng.

-

Tháng 11/2011: Đại hội cổ đông bất thường thông qua phương án sáp nhập Công ty
CP Vinpearl vào Công ty CP Vincom.

-

Ngày 19/06/2012, Công ty đổi tên thành Tập đoàn Vingroup - Công ty CP với vốn
điều lệ 7.004.620.550.000 đồng.

-

Ngày 20/12/2013: Thay đổi GĐKKD lần thứ 49 về việc sáp nhập Công ty cổ phần đầu
tư thương mại PFV và tăng vốn điều lệ lên 9.296.036.790.000 đồng.

-

Ngày 27/10/2014, VĐL nâng lên 14.545.550.980.000 đồng.


-

Ngày 3/8/2015, VĐL công ty nâng lên thành 18.460.745.40.000 đồng
Vingroup đã cơ cấu lại và tập trung phát triển với nhiều nhóm thương hiệu như:
• Vinhomes (Hệ thống căn hộ và biệt thự dịch vụ đẳng cấp)
• Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp)
• Vinpearl (Khách sạn, du lịch)
• Vinpearl Land (Vui chơi giải trí)
• Vinmec (Y tế)
• Vinschool (Giáo dục)
• VinEcom (Thương mại điện tử)
• Vincom Office (Văn phòng cho thuê)
• Vinmart (Kinh doanh bán lẻ)
• Vinfashion (Thời trang)
6


• Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp)
• Almaz (Trung tâm Ẩm thực và Hội nghị Quốc tế)
• VinPro (Bán lẻ Điện máy)
• VinEco (Nông nghiệp)
Với những thành tựu đã đạt được, Vingroup đang được đánh giá là một trong
những Tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, có chiến lược phát triển bền vững và
năng động, có tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới.
2. Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu
2.1 Các đợt phát hành cổ phiếu giai đoạn 2011- 2015
Ngày 15/6/2011 niêm yết bổ sung cổ phiếu phát hành thêm của Công ty Cổ phần
Vincom tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
- Ngày 21 /6/2012 Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (“Tập đoàn Vingroup”) niêm

yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm của Tập đoàn Vingroup tại Sở Giao dịch
Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh.
- Ngày 06/02/2013 Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (“Tập đoàn Vingroup”) niêm
yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm của Tập đoàn Vingroup tại Sở Giao dịch
Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh.
- Ngày 10/11/2014 Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (“Tập đoàn Vingroup”) niêm
yết và giao dịch cổ phần phát hành thêm của Tập đoàn Vingroup tại Sở Giao dịch
Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh.
- Ngày 21/8/2015 Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (“Tập đoàn Vingroup”) niêm
yết và giao dịch cổ phần phát hành thêm của Tập đoàn Vingroup tại Sở Giao dịch
Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh
2.2 Phân tích việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu qua các đợt phát hành.
-

a. Ngày 15/6/2011

• Loại Chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
• Mã chứng khoán: VIC
• Mệnh giá: 10.000 đồng
• Số lượng: 1.564.582 cổ phiếu (Một triệu năm trăm sáu mươi bốn ngàn năm trăm tám
mươi hai cổ phiếu)
• Đây là số cổ phiếu chuyển đổi từ trái phiếu
• Tổng giá trị chứng khoán niêm yết bổ sung (theo mệnh giá):
1..564.582 x 10.000 = 15.645.820.000 đồng (Mười lăm tỷ sáu trăm bốn mươi lăm triệu
tám trăm hai mươi ngàn đồng)
• Ngày niêm yết có hiệu lực:
17/6/2011
• Ngày chính thức giao dịch:
23/6/2011
 Số cổ phiếu hiện hành: 391.149.893 cổ phiếu.

 Tổng giá trị vốn hóa:53.588.000.000.000 đồng
 Trung bình tính đến năm 2011 giá của mỗi cổ phiếu đang lưu hành là:

53.588.000.000.000 : 391.149.893 ̴̰ 137.000 đồng/ 1 cổ phiếu.
7


 Như vậy sau khi phát hành thêm cổ phiếu thì tổng giá trị thị trường cổ phiếu của công

ty sẽ là:
53.588.000.000.000 + 15.645.820.000= 53.619.291.640.000 đồng
 Số cổ đông hiện hành được quyền ưu tiên mua số cổ phiếu mới phát hành theo tỷ lệ

với số cổ phiếu cần thiết để mua 1 cổ phiếu mới:
= 250
 250 quyền mua hay nói cách khác là 250 cổ phiếu cũ thì có quyền mua 1 cổ phiếu mới

với giá 10.000 đồng
 Giá thị trường của toàn bộ cổ phiếu sau khi công ty phát hành cổ phiếu mới:

136.535 đồng.
 Như vậy sau khi công ty phát hành cổ phiếu mới muốn đầu tư vào công ty người ta

phải bỏ ra số tiền là 136.535đ để mua 1 cổ phiếu. Trong khi đó công ty cho phép cổ
đông hiện hành có 250 cổ phiếu cũ sẽ được mua 1 cổ phiếu mới với giá ghi bán là
10.000đ/1cp.
So với giá thị trường cổ đông được lợi 136.535 – 10.000 = 126.535đ.
 Như vậy giá trị lý thuyết 126.535 của 250 quyền mua là:
126.535 250 = 506,14.
b. Ngày 21 /6/2012

• Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
• Mã chứng khoán: VIC
• Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu
• Số lượng chứng khoán niêm yết bổ sung: 151.078.750 cổ phiếu (Một trăm năm mươi
mốt triệu không trăm bảy mươi tám nghìn bảy trăm năm mươi cổ phiếu)
Đây là số cổ phiếu phát hành thêm để trả cổ tức năm 2011 và Quý I năm 2012 cho cổ
đông hiện hữu theo Thông báo số 539/2012/TB-SGDHCM ngày 25/5/2012
• Tổng giá trị chứng khoán niêm yết bổ sung: 1.510.787.500.000 đồng (Một nghìn năm
trăm mười tỷ bảy trăm tám mươi bảy triệu năm trăm nghìn đồng).
• Ngày niêm yết có hiệu lực: 25/6/2012
• Ngày chính thức giao dịch: 28/6/2012
 Số cổ phiếu hiện hành: 391.149.893 + 1.564.582= 392.714.475
 Như vậy sau khi phát hành thêm cổ phiếu thì tổng giá trị thị trường cổ phiếu của công
ty sẽ là: 53.619.291.640.000 + 1.510.787.500.000 = 55.130.007.140.000 đồng
 Số cổ đông hiện hành được quyền ưu tiên mua số cổ phiếu mới phát hành theo tỷ lệ

với số cổ phiếu cần thiết để mua 1 cổ phiếu mới:
 Số quyền mua cần thiết để mua 1 cổ phiếu =
 2,6 quyền mua hay nói cách khác là 2,6 cổ phiếu cũ thì có quyền mua 1 cổ phiếu mới
với giá 10.000 đồng
8


 Giá thị trường của toàn bộ cổ phiếu sau khi công ty phát hành cổ phiếu mới:

= 101.380 đồng.
 Như vậy sau khi công ty phát hành cổ phiếu mới muốn đầu tư vào công ty người ta
phải bỏ ra số tiền là101.380 đồng để mua 1 cổ phiếu. Trong khi đó công ty cho phép
cổ đông hiện hành có 2,6 cổ phiếu cũ sẽ được mua 1 cổ phiếu mới với giá ghi bán là
10.000đ/1cp.

So với giá thị trường cổ đông được lợi 101.380 – 10.000 = 91.380đ.
 Như vậy giá trị lý thuyết 91.380đ của 2,6 quyền mua là:
91.380:2,6 = 35.146
c. Ngày 06/02/2013

• Loại chứng khoán: Cổ phần phổ thông
• Mã chứng khoán: VIC
• Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần
• Số lượng chứng khoán niêm yết bổ sung: 227.648.160 (Bằng chữ: Hai trăm hai mươi
bảy triệu sáu trăm bốn mươi tám nghìn một trăm sáu mươi) cổ phần
Đây là số cổ phiếu phát hành thêm do Tập đoàn Vingroup phát hành để tăng vốn cổ phần
từ nguồn thặng dư vốn theo Thông báo số 28/2013/TB-SGDHCM ngày 15/01/2013
• Tổng giá trị chứng khoán niêm yết bổ sung: 2.276.481.600.000 đồng (Bằng chữ: Hai
nghìn hai trăm bảy mươi sáu tỷ bốn trăm tám mươi mốt triệu sáu trăm nghìn đồng)
• Ngày niêm yết có hiệu lực: 08/02/2013
• Ngày chính thức giao dịch: 21/02/2013
 Số cổ phiếu hiện hành: 392.714.475 + 151.078.750 = 543.793.225 cổ phiếu
 Như vậy sau khi phát hành thêm cổ phiếu thì tổng giá trị thị trường cổ phiếu của công
ty sẽ là: 55.130.007.140.000 +2.276.481.600.000 = 57.406.488.740.000 đồng
 Số cổ đông hiện hành được quyền ưu tiên mua số cổ phiếu mới phát hành theo tỷ lệ

với số cổ phiếu cần thiết để mua 1 cổ phiếu mới:
 Số quyền mua cần thiết để mua 1 cổ phiếu =
2,4 quyền mua hay nói cách khác là 2,4 cổ phiếu cũ thì có quyền mua 1 cổ phiếu mới với
giá 10.000 đồng
 Giá thị trường của toàn bộ cổ phiếu sau khi công ty phát hành cổ phiếu mới:
= 74.414,6 đồng.
 Như vậy sau khi công ty phát hành cổ phiếu mới muốn đầu tư vào công ty người ta
phải bỏ ra số tiền là74.414,6 đồng để mua 1 cổ phiếu. Trong khi đó công ty cho phép
cổ đông hiện hành có 2,4 cổ phiếu cũ sẽ được mua 1 cổ phiếu mới với giá ghi bán là

10.000đ/1cp.
So với giá thị trường cổ đông được lợi 74.414,6 – 10.000 = 64.414,6đ.
 Như vậy giá trị lý thuyết 64.414,6 của 2,4 quyền mua là:
64.414,6:2,4 = 26.839,4
d. Ngày 10/11/2014
9


Loại chứng khoán: Cổ phần phổ thông
- Mã chứng khoán: VIC
- Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần
- Số lượng chứng khoán niêm yết bổ sung: 1.500.512 (Bằng chữ: Một triệu năm trăm
nghìn năm trăm mười hai) cổ phần
(Đây là số cổ phần phát hành thêm do Tập đoàn Vingroup phát hành cổ phần để chuyển
đổi Trái phiếu quốc tế thành cổ phần)
- Giá trị chứng khoán niêm yết bổ sung (theo mệnh giá): 15.005.120.000 đồng (Bằng
chữ: Mười lăm tỷ không trăm linh năm triệu một trăm hai mươi nghìn đồng)
- Ngày niêm yết có hiệu lực:
11/11/2014
- Ngày chính thức giao dịch:
17/11/2014
 Số cổ phiếu hiện hành: 543.793.225 + 227.648.160 = 771.441.385 cổ phiếu
 Như vậy sau khi phát hành thêm cổ phiếu thì tổng giá trị thị trường cổ phiếu của công
ty sẽ là: 57.406.488.740.000 + 15.005.120.000 = 57.421.493.860.000 đồng
 Số cổ đông hiện hành được quyền ưu tiên mua số cổ phiếu mới phát hành theo tỷ lệ

với số cổ phiếu cần thiết để mua 1 cổ phiếu mới:
 Số quyền mua cần thiết để mua 1 cổ phiếu

514,1 quyền mua hay nói cách khác là 514,1 cổ phiếu cũ thì có quyền mua 1 cổ phiếu mới

với giá 10.000 đồng
 Giá thị trường của toàn bộ cổ phiếu sau khi công ty phát hành cổ phiếu mới:
= 74.289,5 đồng.
 Như vậy sau khi công ty phát hành cổ phiếu mới muốn đầu tư vào công ty người ta
phải bỏ ra số tiền là74.289,5 đồng để mua 1 cổ phiếu. Trong khi đó công ty cho phép
cổ đông hiện hành có 514 cổ phiếu cũ sẽ được mua 1 cổ phiếu mới với giá ghi bán là
10.000đ/1cp.
So với giá thị trường cổ đông được lợi 74.289,5 – 10.000 = 64.289,5đ.
 Như vậy giá trị lý thuyết64.289,5 của 514 quyền mua là:
64.289,5:514 = 125,1
e. Ngày 21/8/2015
- Loại chứng khoán: Cổ phần phổ thông
- Mã chứng khoán: VIC
- Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần
- Số lượng chứng khoán niêm yết bổ sung: 3.370.967 (Bằng chữ: Ba triệu ba trăm bảy
mươi nghìn chín trăm sáu mươi bảy) cổ phần
(Đây là số cổ phần phát hành thêm do Tập đoàn Vingroup phát hành cổ phần để chuyển
đổi Trái phiếu quốc tế thành cổ phần)
- Giá trị chứng khoán niêm yết bổ sung (theo mệnh giá): 33.709.670.000 đồng (Bằng
chữ: Ba mươi ba tỷ bảy trăm linh chín triệu sáu trăm bảy mươi nghìn đồng)
- Ngày niêm yết có hiệu lực:
24/8/2015
- Ngày chính thức giao dịch:
28/8/2015
 Số cổ phiếu hiện hành: 771.441.385 + 1.500.512 = 772.941.897 cổ phiếu
10


 Như vậy sau khi phát hành thêm cổ phiếu thì tổng giá trị thị trường cổ phiếu của công


ty sẽ là: 57.421.493.860.000 +33.709.670.000 = 57.455.203.530.000 đồng
 Số cổ đông hiện hành được quyền ưu tiên mua số cổ phiếu mới phát hành theo tỷ lệ

với số cổ phiếu cần thiết để mua 1 cổ phiếu mới:
 Số quyền mua cần thiết để mua 1 cổ phiếu

229 quyền mua hay nói cách khác là 229 cổ phiếu cũ thì có quyền mua 1 cổ phiếu mới với
giá 10.000 đồng
 Giá thị trường của toàn bộ cổ phiếu sau khi công ty phát hành cổ phiếu mới:
= 74.010,4 đồng.
 Như vậy sau khi công ty phát hành cổ phiếu mới muốn đầu tư vào công ty người ta
phải bỏ ra số tiền là74.010,4 đồng để mua 1 cổ phiếu. Trong khi đó công ty cho phép
cổ đông hiện hành có 229 cổ phiếu cũ sẽ được mua 1 cổ phiếu mới với giá ghi bán là
10.000đ/1cp.
So với giá thị trường cổ đông được lợi 74.010,4 – 10.000 = 64.010,4đ.
 Như vậy giá trị lý thuyết64.010,4 của 229 quyền mua là:
64.010,4:229 = 279,5
III. Đánh giá hiệu quả huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu của VINCOM
Để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của công ty Vincom thông qua chỉ tiêu
này, doanh nghiệp cần phải hiểu được cơ cấu nguồn vốn huy động và chi phí phải bỏ ra
để huy động nguồn vốn này qua các năm qua.
Nguồn vốn huy động thông qua phát hành chứng khoán của Vincom có mức tăng trưởng
đáng kể và khá bền vững. Tỷ trọng của nguồn vốn đóng góp từ cổ đông cũng giảm qua
các năm do công ty thấy răng lợi nhuận công ty tăng khá ổn định, vì vậy việc phát hành
cổ phiếu đồng nghĩa với việc chia sẻ quyền kiểm soát. Vì vậy Vincom cân nhắc và chỉ
huy động vốn bằng cổ phiếu với tỷ trọng nhỏ nhằm nâng cao nguồn vốn điều lệ, tạo sự tin
tưởng chắc chắn về cơ cấu vốn cho những nhà đầu tư. Năm 2014, tổng vốn điều lệ của
Vincom đã tăng lên 90 485 tỷ. Trong nguồn vốn huy động thì trái phiếu vẫn chiếm tỷ
trọng cao hơn do tính chắc chắn và những ưu điểm của hình thức này
Nguồn vốn huy động tăng lên mà theo đó chi phí cho huy động vốn cũng tăng một cách

tương ứng. Mặc dù tốc độ tăng chi phí năm 2014 giảm đi so với năm 2013 nhưng tốc độ
tăng của chi phí thì vẫn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn vốn. Điều này chứng tỏ

11


rằng mặc dù Vincom cũng có những biện pháp kiềm chế chi phí nhưng chưa thực sự hiệu
quả.
Bên cạnh đó chính sách trả cổ tức trong từng năm cũng có những biến đổi nhất định khiến
chi phí cũng thay đổi. Để khuyến khích công nhân viên, Vincom thực hiện chính sách trả
thưởng bằng cổ phiếu hoặc bán cổ phiếu với giá ưu đãi.
Trên số liệu thị các chi phí liên quan tới phát hành trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn hơn cổ
phiếu. Nhưng so về tỷ lệ chi phí bỏ ra trên nguồn vốn thu về thì chi phí phát hành trái
phiếu nhỏ hơn một cách tương đối so với cổ phiếu.
Năm 2011 sau khi công ty phát hành cổ phiếu mới muốn đầu tư vào công ty người ta phải
bỏ ra số tiền là 136.535đ để mua 1 cổ phiếu. Trong khi đó công ty cho phép cổ đông hiện
hành có 250 cổ phiếu cũ sẽ được mua 1 cổ phiếu mới với giá ghi bán là 10.000đ/1cp.
Năm 2015 sau khi công ty phát hành cổ phiếu mới muốn đầu tư vào công ty người ta phải
bỏ ra số tiền là 74.010,4 đồng để mua 1 cổ phiếu. Trong khi đó công ty cho phép cổ đông
hiện hành có 229 cổ phiếu cũ sẽ được mua 1 cổ phiếu mới với giá ghi bán là
10.000đ/1cp. Điều này thể hiện việc huy động vốn của Vincom qua phát hành cố phiểu
đang có xu hướng tăng dần theo các năm.
Các công ty trong lĩnh vực bất động sản thường cần những nguồn vốn lớn và có tốc độ
lưu chuyển nhanh, vì thế phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu là biện pháp hữu
hiệu với Vincom. Việc huy động vốn bằng cổ phiếu không có xu hướng nhất định mà tùy
vào điều kiện từng năm của doanh nghiệp. Tuy nhiên nói chung việc huy động bằng phát
hành cổ phiếu của Vincom là khá hiệu quả.
.
IV. Giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ
phiếu đối với các công ty cổ phần:

1.Tạo dựng độ tin cậy của công ty
Trước mỗi quyết định tài trợ vốn, các nhà đầu tư thường căn cứ vào độ tin cậy và
uy tín của công ty. Nếu công ty muốn nhanh chóng huy động được các nguồn vốn nhàn
12


rỗi của nhà đầu tư, thì một bộ tài liệu chứng minh độ tin cậy của công ty sẽ là rất cần
thiết. Văn bản này càng trung thực và rõ ràng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Các nhà đầu
tư lớn và nhỏ lẻ hầu như đều sẽ tiến hành xác minh, nếu phatd hiện có chi tiết thiếu trung
thực, lập tức họ sẽ đặt dấu hỏi về độ tin cậy của công ty.
Bên cạnh đó, một bộ máy kế toán tài chính hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo dựng độ tin cậy của công ty. Sau những vụ bê bối tài chính lớn như Enron,
Worldcom… giờ đây các công ty trên thế giới đã quan tâm hơn đến bộ máy kế toán. Điều
này là hoàn toàn hợp lý, bởi cứ tiếp tục xem thường bộ máy kế toán như trước đây , thì
chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những “vết xe đổ”. Và do vậy lòng tin của các nhà đầu tư sẽ
giảm sút nghiêm trọng.
Nhiều hãng lớn của châu Âu như Orcale, Vodaphone đã quyết định: nếu chưa am
hiểu về kế toán,
nhà quản lý phải bổ sung kiến thức chuyên môn bằng cách tham dự
các khóa học ngắn hạn do trường đại học hoặc trung học kinh tế tổ chức. Thời gian học
khoảng từ hai đến sáu tháng, sau đó có thể học tiếp lớp nâng cao hoặc tham khảo sách
chuyên nghành. Nhà quản lý doanh nghiệp hiểu biết về kế toán, tất nhiên, không phải để
tự mình làm lấy các công việc lập sổ sách, mà là để kiểm tra lại tính chính xác của những
thông tin cấp dưới báo cáo, giúp cho công tác quản lý, điều hành và ra quyết định hiệu
quả và phù hợp với tình hình thực tế hơn.
Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tài
trợ thích hợp có thể tiết kiệm được chi phí lựa chọn phương thức đẩy mạnh kinh doanh
làm cơ sở để huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn phát triển hữu ích, từ đó nâng cao lợi
nhuận của công ty.
2.Tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty

Ngoài việc chủ động huy động vốn và trình bày các năng lực kinh doanh, bạn còn
phải thể hiện cam kết tài chính của công ty đối với những hoạt động kinh doanh cụ thể.
Nhà tài trợ vốn sẽ luôn nhìn vào giá trị thực của công ty và các hệ số chuẩn mực về tài
chính. Bạn nên chuẩn bị các bản báo cáo tài chính về hiệu quả kinh doanh, năng lực quản
lý ( chứng nhận tiêu chuẩn ISO, TQM…) bởi chúng là những biểu hiện rõ ràng nhất khả
năng của công ty trong con mắt các nhà tài trợ. Báo cáo tài chính sẽ “tiết lộ” hoạt động
của công ty bạn, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý , các
nhà đầu tư hiện tại và tương lai, các chủ nợ,… về tình hình tài chính của công ty. Vì vậy,
tính trung thực trong báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Ngoài ra, có cắc chỉ số vừa cần thiết cho các nhà tài trợ vốn khi muốn tìm hiểu về
thực lực của công ty bạn, vừa giúp “trang điểm” cho hình ảnh của công ty rất hiệu quả:
13


-Tỷ lệ giá/lợi nhuận ( P/E ): cho đến nay, tỷ lệ này được sử dụng phổ biến nhất để
đánh giá cổ phiếu và tình hình tài chính của công ty, thể hiện bạn sẵn sàng trả bao nhiêu
cho mỗi USD lợi nhuận của công ty.
-Tỷ lệ giá/doanh thu ( P/S ): chỉ số này có thể được sử dụng để nhận ra những
công ty có mạng lưới kinh foanh ổn định, những lợi nhuận có thể giảm sút sau quá trình
phát triển quá nóng.
-Tỷ lệ giá/lưu lượng tiền mặt ( P/C ): con số doanh thu và lợi nhuận mà công ty
báo cáo là “sản phẩm” của những quy tắc tính toán phưc tạp có thể được vận dụng để làm
sai lệch số liệu. Lưu lượng tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh có thể đưa ra một bức
tranh xác thực hơn.
-Tỷ lệ giá/giá trị số sách ( P/B ): tỷ lệ này được dùng để đánh giá giá trị toàn mạng
lưới của các công ty đối với các máy móc, thiết bị và các tài sản khác, thường được sử
dụng để tìm kiếm các mục tiêu tiếp quản.
3.Tài sản đảm bảo
Trong quá trình huy động vốn, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền vốn huy động cần
được đảm bảo bởi tài sản hợp pháp của công ty, hoạt động kinh doanh có triển vọng cũng

như thị trường mà công ty đang kiểm soát.
Bạn nên chứng minh cho nhà tài trợ thấy những tài sản hữu hình mà tài sản vô hình
mà bạn đang sở hữu. Đôi khi tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân
phối … còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình. Đôi khi, việc nhờ một tổ
chức chuyên nghiệp định giá công ty của bạn sẽ rất cần thiết để việc huy động vốn của
bạn được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn.
4.Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn
Trong các kế hoạch huy động vốn, vấn đề lo ngại nhất của các nhà tài trợ là những rủi ro
tài chính do sự biến động của thị trường, như giá ngoại tệ lên xuống thất thường, động nội
tệ mất giá, thị trường bất động sản thay đổi, tình trạng trượt giá phi mã,… Các nhà tài trợ
vốn sẽ luôn xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro xấu nhất có thể xảy ra.
Chính vì vậy, để giúp các nhà tài trợ sớm đưa ra quyết định, công ty nên có các
phương án giải thích rõ ràng về tính tối ưu và khả thi của khoản tiền huy động, đồng thời
giải thích càng chi tiết, rõ ràng bao nhiêu sẽ càng có lợi cho bạn bấy nhiêu.
5.Xây dựng đội ngũ nhân lực và lãnh đạo hiệu quả
14


Muốn huy động vốn bằng cổ phiếu một cách hiệu quả, điều quan trọng đối với các
công ty cổ phần là phải có những lãnh đạo sáng suốt, có tầm nhìn rộng và phải am hiểu
bản chất của các công cụ chứng khoán cũng như tâm lý các nhà đầu tư. Tiếp theo là đội
ngũ nhân viên trung thành, nhiệt tình, năng động. Điều này càng cần thiết hơn khi đất
nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa mở rộng kinh tế thị trường toàn phần. Sắp tới, các
doanh nghiệp nói chung, các công ty cổ phần nói riêng, phải đối mặt với sự cạnh tranh
gay gắt của rất nhiều những công ty nổi tiếng và giàu kinh nghiệm nước ngoài. Chính vì
thế, nhân lực là một vấn đề quan trọng, là yếu tố quyết định và cần bồi đắp ngay từ bây
giờ, tránh việc chảy máu chất xám.
6.Chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng
Một công ty có chiến lược khôn ngoan thì phải có tầm nhìn dài hạn cho mỗi công
việc và cả những mối quan hệ mình có. Đối với việc huy động vốn cũng tương tự như

vậy, đừng để đến khi cần vốn mới lập kế hoạch huy động vốn hay tìm kiếm nhà đầu tư.
Tìm kiếm và nuôi dưỡng các nhà đầu tư là một nhiệm vụ dài hạn. Để thành công, các
công ty cần theo đuổi các nhà đầu tư tiềm năng trong một thời gian dài trước khi cần tới
tiền của họ.
7.Linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chứng khoán để đạt được mục tiêu
Đối với cổ phiếu, các nhà quản trị công ty cổ phần phải tính toán huy động vốn
theo cách nào để vốn gọi được nhiều nhưng chỉ chia quyền quản trị ít. Cổ đông có ba
quyền là quản trị công ty, chia lợi nhuận và sau này được chia tài sản còn lại. Bỏ tiền ra,
chấp nhận lời ăn lỗ chịu, cổ đông thường muốn được quản trị công ty. Trái lại, người lập
ra công ty lại không muốn quyền quản trị của mình bị chia sẻ cho nhiều người.
Để thực hiện được mục tiêu huy động với chi phí và lợi ích bị mất thấp nhất, khi
phát hành cổ phiếu mới, các công ty cổ phần ngoài việc phát hành những cổ phiếu thông
thường nên chú ý tới ba cách “dụ dỗ” cổ đông hiện có hay các nhân viên cao cấp của
mình như sau:
Cách thứ nhất là phát hành cổ phiếu lựa chọn ( stock option ) cho nhân viên. Khi
cầm nó nhân viên được quyền mua hay bán một số chứng khoán của công ty theo một giá
đã định trước khi hết hạn vào một ngày nào đó. Cổ phiếu lựa chọn có thể là một Call
option cho họ quyền mua hay một Put option cho họ quyền bán. Với giá đã định, người
nắm Call option có lợi kho giá chứng khoán của công ty tăng trên thị trường chứng khoán
vào lúc đến hạn mua, thì được mua với giá cũ. Nếu chứng khoán xuống thì người có Put
option có lợi vì được bán cho công ty với giá đã định cao hơn giá hiện thời. Phần thưởng
cho họ nằm ở sự chênh lệch giá.
15


Cách thứ hai là ấn định quyền (rights) cho người nắm cổ phiếu thông thường.
Có rights họ được quyền mua một số cổ phiếu thông thường mới phát hành với một giá đã
ấn định, nếu mua trước một ngày nào đó thường là một năm.
Đến ngày hết hạn mà giá chứng khoán của công ty lên thì họ có lời vì được mua với giá
cũ.

Cách thứ ba là Cổ phiếu bảo đảm ( stock warrant ) dành cho những ai có cổ
phần ưu đãi hay có trái phiếu. Ai có nó sẽ được mua chứng khoán của công ty với giá đã
định trước một ngày hết hạn nào đó. Khi ấy nếu giá lên thì họ có lời.

16



×