Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tiểu luận môn quản trị ngân hàng phân tích ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín giai đoạn 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.62 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BỘ MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG


TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

PHÂN TÍCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN
GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

GVHD: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THƠNG
NHĨM 6 – GIẢNG ĐƯỜNG A314 – CHIỀU THỨ BẢY

TP. HỒ CHÍ MINH



DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM


STT

HỌ VÀ TÊN
Hồng Diệu Linh

1

NHIỆM VỤ CHÍNH
 Phân


tích

tình

hình

tài

chính

của

Sacombank.

Nhóm trưởng – SĐT: 0905 412 279

 Tổng hợp word.
Email:

 Phân tích tình hình hoạt động của
2

Sacombank.

Ngơ Lê Thùy Lynh

 Tổng hợp powerpoint.
 Phân tích tình hình hoạt động của
3


Sacombank.

Phạm Thị Quỳnh Như

 Tổng hợp word.
4

Bùi Thị Tuyết Nga

5

Võ Thị Hiền

 Phân tích tình hình hoạt động của
Sacombank.
 Giới thiệu về đề tài nghiên cứu và giới
thiệu về Sacombank.

Trang i


MỤC LỤC


1. GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 1
1.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 1
1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 1
2. GIỚI THIỆU SACOMBANK........................................................................................ 1
2.1. Giới thiệu chung ...................................................................................................... 1
2.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank (2010 – 2014) ............. 1

3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK................................ 2
3.1. Những sản phẩm dịch vụ cốt lõi.............................................................................. 2
3.2. Mạng lưới................................................................................................................. 3
3.3. Tình hình góp vốn, đầu tư....................................................................................... 4
3.4. Cơng nghệ ................................................................................................................ 6
3.5. Chiến lược kinh doanh ............................................................................................ 6
3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA SACOMBANK................................... 7
3.3. Tăng trưởng tài sản ................................................................................................. 7
3.2. Tăng trưởng nguồn vốn........................................................................................... 8
3.3. Tình hình cho vay .................................................................................................... 8
3.4. Tình hình thanh khoản.......................................................................................... 10
3.5. Chất lượng tài sản ................................................................................................. 11
3.6. Kết quả hoạt động kinh doanh.............................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 17

Trang ii


1. GIỚI THIỆU
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng Sacombank thông qua các
kênh huy động vốn và doanh số doanh số cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2014 thông qua
việc phân tích các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng
Sacombank trong giai đoạn này.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín
trong giai đoạn năm 2010 - 2014. Thơng qua các báo cáo tài chính đã được cơng bố của
Ngân hàng trong giai đoạn này.
2. GIỚI THIỆU SACOMBANK

2.1. Giới thiệu chung
Sacombank (STB) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên
được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát
triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Cơng và Lữ Gia
vào năm 1991.
Sacombank là một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tốc độ tăng trưởng
huy động vốn, tăng trưởng dư nợ, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ln cao hơn mức
bình qn ngành. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sacombank cũng khá tốt, tỷ suất
sinh lời cao. Với hướng phát triển kinh doanh đúng đắn, linh hoạt, đội ngũ lãnh đạo tâm
huyết với cơng ty và có nhiều kinh nghiệm nên triển vọng phát triển của STB trong thời
gian tới là rất lớn. Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư
nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ hai về thị phần tín dụng và đứng thứ 7 về tổng tài sản.

2.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank (2010 – 2014)
Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều biến động với những
vấn đề kinh tế vĩ mô như lạm phát, biến động tỷ giá, rủi ro hoạt động ngân hàng gia
tăng….khiến cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung, và ngân hàng Sacombank
nói riêng gặp phải rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự cố gắng và nỗ lực của mình trong
việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ…ngân hàng
Sacombank cũng đã gặt hái được những kết quả nhất định trong giai đoạn 2010-2014.
Đối với Sacombank, năm 2011 là năm có ý nghĩa bản lề - vừa phải kết thúc thắng lợi
nhiệm vụ xây dựng hoàn thiện kiến trúc Ngân hàng theo mơ hình chuẩn quốc tế sau 10

Trang 1


năm tiến hành tái cấu trúc, lại vừa phải tạo lập cho được điểm nhấn mang tính địn bẩy để
đẩy nhanh tiến trình hiện thực hóa khát vọng trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực
Đông Dương trong giai đoạn 10 năm tiếp theo.
Năm 2012, Trước bối cảnh hàng loạt doanh nghiêp phá sản, nợ xấu trở thành vấn đề nan

giải của nền kinh tế, Sacombank đã tập trung nâng cao công tác ngăn chặn và xư lý nợ
quá hạn, giám sát chặt chẽ và xuyên suốt tại từng địa bàn, bổ sung thành phần và cơ chế
hoạt động của Phân ban ngăn chặn và xư lý nợ quá hạn, áp dụng cơ chế linh hoạt trong xử
lý tài sản cấn trừ nợ, triển khai cơ chế khen thưởng đối với các đơn vị xử lý tốt nợ quá
hạn…Nhờ vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của Sacombank luôn nằm trong mức kiểm sốt và thuộc
nhóm thấp nhất trong toàn hê thống. Tại thời điểm 31/12/2012 nợ quá hạn của Sacombank
chiếm tỷ lệ 2,39%, nợ xấu chiếm tỷ lệ 1,97%.
Năm 2013, Sacombank đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 18,3% với dư nợ cho vay khách
hàng tại thời điểm 31/12 là 110.297 tỷ đồng. Huy động vốn khách hàng tăng trưởng
13,75% lên 140.770 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng thêm 9.260 tỷ đồng, tương đương tăng
6,08% lên 161.378 tỷ đồng. Trong hoạt động kinh doanh, tổng thu nhập cả năm đạt 7.601
tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2012. Một số hoạt động khơng tốt nhưng chi phí hoạt động
lại giảm mạnh so với cùng kỳ, giúp cho lợi nhuận thuần từ kinh doanh tăng cao, cả năm đạt
2.960 tỷ đồng.
Năm 2014, Sacombank luôn bám sát định hướng chung của Ngành, đặc biệt là Chỉ thị
01/CT-NHNN, kiên trì mục tiêu tăng trưởng an toàn - hiệu quả - bền vững, tận dụng tốt lợi
thế sẵn có và cơ hội thị trường, tích cực thực hiện phương án tái cơ cấu từ năm 2011-2015.
Kết quả hoạt động trong năm của Sacombank như sau: Tổng tài sản đạt 189.802 tỷ đồng,
tăng 17,6% so với năm 2013. Nguồn vốn huy động đạt 167.898 tỷ đồng, tăng 19,3% so với
năm 2013. Dư nợ tín dụng đạt 130.511 tỷ đồng, tăng 18,3% so với năm 2011.

3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK
3.1. Những sản phẩm dịch vụ cốt lõi
Sacombank đã không ngừng phát triển và cải tiến sản phẩm dịch vụ hướng đến mục tiêu
“đơn giản – thân thiện – vượt trội”, thường xuyên nghiên cứu để phát triển sản phẩm dịch
vụ mới, hiện đại theo xu thế thị trường (thẻ thông minh, giao dịch trực tuyến) nhằm đáp
ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là các dịch vụ tài chính cá nhân; Tăng cường
ứng dụng hàm lượng cơng nghệ vào công tác phát triển sản phẩm nhằm đa dạng hóa sản
phẩm, dịch vụ, đa tiện ích cho người sử dụng và gia tăng tính cạnh tranh. Nhờ đó mà các
sản phẩm dịch vụ của Sacombank ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và hiện đại (tín


Trang 2


dụng, tiền gửi, dịch vụ thẻ, mobie banking, internet banking, sản phẩm đầu tư, bảo hiểm
…) phù hợp cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. Đơn cử một vài sản phẩm của
Sacombank như sau:


Tín dụng khách hàng cá nhân với 4 hình thức là: Vay kinh doanh; vay tiêu dùng;
vay tín chấp và vay đặc thù.



Và một số sản phẩm của khách hàng doanh nghiệp như: Giải pháp phòng ngừa rủi
ro thị trường, tiền gửi và dịch vụ thanh toán, cho vay doanh nghiệp và tài trợ xuất
nhập khẩu, thanh toán quốc tế, tài trợ nhà phân phối, dịch vụ quản lý tiền mặt, vay
vốn và bảo lãnh.

3.2. Mạng lưới
Mạng lưới hoạt động là một trong những thế mạnh rất lớn của Sacombank trong cạnh tranh
về dài hạn. Việc đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu giúp Sacombank đẩy mạnh các mảng
hoạt động chính như huy động vốn, cho vay và dịch vụ, đặc biệt tạo nền tảng vững chắc
nhằm phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong những năm tiếp theo.
Ngày 21/12/1994, Ngân hàng TMCP Sài gịn thương Tín được thành lập với trụ sở chính
tại 278 Nam Kỳ khởi Nghĩa, Quận 3, TP Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín
dụng: Ngân hàng phát triển kinh tế Gị Vấp với các hợp tác xã Tín dụng Thành Cơng, Tân
Bình, Lữ Gia. Cơng tác phát triển mạng lưới khơng ngừng được quan tâm, chú trọng phát
triển ở những vị trí đắc địa, tiềm năng kinh tế cao. Trong năm 2014, Sacombank đã thành
lập và đưa vào hoạt động 3 phịng giao dịch (PGD) trong nước (Quế Sơn, Hịa Bình, Đắk

Tô) và 01 chi nhánh (CN) tại Campuchia (CN Tăkh Mao), nâng tổng số PGD lên 428 điểm
(8 điểm tại Campuchia, 3 điểm tại Lào và 417 điểm trong nước), hiện diện ở 48/63
tỉnh/thành phố trong nước, phủ kín từ Thanh Hóa đến Cà Mau.
5000
4500
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0

Điểm giao dịch
Máy ATM
Máy POS

2010

2011

2012

Trang 3

2013

2014



3.3. Tình hình góp vốn, đầu tư
Hoạt động huy động vốn
Huy động khách hàng tăng, tăng trưởng gộp đạt 21,93% trong giai đoạn 2009 đến 2014,
cao hơn tăng trưởng tín dụng, và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nợ phải trả, từ
65% trong năm 2009 lên 95% trong năm 2014. Tăng trưởng huy động trong năm 2014 đạt
23,9%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng 15,8%, làm giảm tỷ lệ LDR từ xấp
xỉ 114% xuống 84%. Tốc độ tăng trưởng cao phần nào là nhờ sự bổ sung của các khoản
tiền gửi cá nhân từ ba chương trình khuyến mãi chính trong năm 2014 (Khai xuân đắc lợi,
Hè rộn ràng ngàn niềm vui, Sinh nhật vui – Xuân hạnh phúc). Cũng nhờ đó mà ngân hàng
có thêm gần 7.300 tỷ đồng từ tiền gửi trung và dài hạn.

Ba nguồn vốn chủ yếu của STB là tiền gửi khách hàng, tiền gửi và vay các tổ chức tín
dụng khác và phát hành giấy tờ có giá. Tỷ trọng tiền gửi khách hàng khá ổn định trong
giai đoạn từ 2008 đến 2011 và tăng trưởng rõ rệt từ 59% lên tới hơn 90% qua các năm
2012, 2013 và 2014. Tỷ trọng vay các tổ chức tín dụng khác cũng có sự sụt giảm mạnh từ
10% trong năm 2011 xuống mức 3% kể từ năm 2012. Trong các năm 2008 và 2009,
Sacombank được NHNN cho phép phát hành giấy tờ có giá dài hạn trị giá 5.000 tỷ đồng và
10.000 tỷ đồng trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng cao. Trong năm 2013 và 2014, các
loại giấy tờ có giá cũng suy giảm và nguồn vốn trở nên khá dồi dào, khiến cho tỷ trọng của
giấy tờ có giá sụt giảm từ mức khá cao là 24% tổng nợ trong năm 2009 xuống mức dưới
1% trong năm 2013 và 2014.
Hoạt động tín dụng

Trang 4


Sacombank ln tích cực đồng hành cùng khách hàng, mở rộng các đối tượng ưu tiên, phát
triển nhanh các phương thức cho vay hiệu quả, áp dụng các gói cho vay ưu đãi, tinh gọn

thủ tục… Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng dư nợ khả quan (tăng18,3%, đạt 108% kế hoạch
tăng trưởng).
Ngân hàng tập trung cho vay phân khúc bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổng cộng
chiếm tới hơn 98% cho vay khách hàng trong năm 2014, và cơ cấu cho vay này hầu như
không thay đổi kể từ năm 2009.

Hoạt động đầu tư
Năm 2008 Sacombank thực hiện đầu tư 1.254.261 triệu đồng với hình thức đầu tư dài hạn;
góp vốn liên doanh, liên kết vào các cơng ty liên kết. Đây cũng là năm có mức đầu tư cao
nhất trong suốt giai đoạn này. Sacombank đầu tư mua sắm tài sản cố định và mở rộng
mạng lưới kênh phân phối, điểm giao dịch ATM, POS nhằm tập trung nâng cao chất lượng
dịch vụ và tính hiệu quả của hệ thống phân phối, nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng.

Trang 5


Giai đoạn từ 2012 - 2014, cũng như các ngân hàng trên thị trường, Sacombank thực hiện
tăng trích lập dự phòng rủi ro, giảm đầu tư dài hạn và hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế
2008 ảnh hưởng đến các giao dịch trên thị trường tài chính. Do đó các khoản đầu tư dài
hạn, góp vốn liên doanh liên kết giảm mạnh so với giai đoạn trước đó. Tính đến
31/12/2014, chứng khoán nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng danh mục đầu tư (93,0%), tăng
55,8% so với năm 2013, trong đó số dư trái phiếu Chính phủ và tín phiếu NHNN tăng
mạnh (tăng 54,9%), thể hiện tính thận trọng của Sacombank, đảm bảo tính linh hoạt trên
thị trường mở, đáp ứng nhu cầu thanh khoản; chứng khoán vốn giảm 31,1% so với năm
2013; chiếm tỷ trọng 7,0%, tập trung ở một số ngành nghề như khai thác tài sản, dịch vụ,
tài chính.

3.4. Cơng nghệ
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đầu tiên đầu tư xây dựng hệ thống quản lý hạ
tầng cơng nghệ thơng tin mang tính chun biệt.

Trung tâm dữ liệu được trang bị những hệ thống kỹ thuật chuyên dụng đảm bảo cho hệ
thống máy chủ và mạng trên toàn hệ thống Sacombank tại tất cả các tỉnh thành hoạt động
liên tục (24h/ngày và 7 ngày/tuần) với mức độ sẵn sàng cao nhất.
Sacombank luôn chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trên cơ sở đón đầu
các ứng dụng tiên tiến để đem lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng. Đây cũng là ngân
hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam đưa vào hoạt động trung tâm dữ liệu hiện
đại, hệ thống ngân hàng lõi đang được áp dụng là T24, phiên bản R11 với nhiều tính năng
tiên tiến nhất hiện nay. Năm 2013, Sacombank cho ra mắt phiên bản ngân hàng điện tử
hoàn toàn mới, cung cấp đa kênh giao dịch trên nền tảng công nghệ hiện đại với nhiều
chức năng hữu ích dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Sacombank vẫn đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống, triển khai các sản phẩm dịch vụ mang
tính đột phá, tăng cường phịng chống rủi ro cơng nghệ cao.

3.5. Chiến lược kinh doanh
Năm 2013 đánh dấu cột mốc quan trọng của Sacombank trong việc kiên trì theo đuổi chiến
lược ngân hàng bán lẻ, phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên nền tảng bộ máy hoạt
động và mạng lưới kinh doanh được xây dựng bài bản và có tính hệ thống trong suốt 22
năm qua. Yếu tố này đã giúp Ngân hàng hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đặt ra trong
năm qua, với lợi nhuận trước thuế đạt 2.838 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận
trước thuế của Sacombank đạt 1.531 tỷ đồng, tương đương 51% kế hoạch năm, cho thấy,

Trang 6


khả năng hồn tất các chỉ tiêu là có cơ sở. Thông qua mối quan hệ hợp tác với các định chế
tài chính trên thế giới như: IFC, ADB, FMO, Proparco, JBIC, Sacombank cũng đã tiên
phong xây dựng mơ hình kinh doanh phát triển bền vững gắn kết với cộng đồng, môi
trường và xã hội. Với bề dày hơn 10 năm làm việc với các định chế tài chính lớn trong và
ngoài nước, Sacombank đã xây dựng được nguồn vốn ủy thác đáng kể với giá rẻ để cho
vay lại đến những nhóm khách hàng cần cải thiện năng lực tài chính, đặc biệt trong lĩnh

vực tư nhân.
Từ đầu năm 2014 đến nay, Sacombank đã triển khai 13 gói cho vay ưu đãi trị giá 25.750 tỷ
đồng và 120 triệu USD, góp phần hỗ trợ cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trên
cả nước tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn để ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh và tạo
tiền đề tiếp tục phát triển trong những năm kế tiếp.
Với Sacombank, sự thành công của doanh nghiệp phải ln song hành với lợi ích gia tăng
của cộng đồng, khách hàng và xã hội. Vì thế, Ngân hàng đã xác lập và thực hiện ngày càng
hoàn thiện các trách nhiệm trọng yếu: đảm bảo cung ứng dịch vụ chất lượng - hiện đại
thông qua hàng trăm nghìn giao dịch được xử lý mỗi ngày, giúp khách hàng có mức lợi tức
hợp lý từ các khoản tiền gửi, đầu tư, quản lý khoản vay, mua sắm thuận tiện qua thẻ... .
Là một tổ chức hoạt động trong nền kinh tế nói riêng và tồn xã hội nói chung, Sacombank
nhận thức rằng, sự tồn tại và phát triển của mình gắn liền với sự phát triển, ổn định của xã
hội. Mỗi cá nhân, tổ chức luôn phải nhận thức trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, giúp
dân cư ngày một thịnh vượng về tài chính và bền vững về mặt xã hội. Vì thế, Sacombank
đã thành cơng với mơ hình ngân hàng bán lẻ nhiều năm qua, góp phần tạo lợi nhuận bền
vững cho Ngân hàng.

3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA SACOMBANK
3.3. Tăng trưởng tài sản

Trang 7


Tổng tài sản của Sacombank từ 2008 đến 2014 có sự tăng trưởng ổn định từ 67.469 tỷ
đồng lên 189.802 tỷ đồng, tức tăng xấp xỉ khoảng 180%. Tổng tài sản tăng trưởng mạnh cả
về chất và lượng, tăng 17,8% so với đầu năm (toàn ngành tăng 12,2%), cao hơn 4 lần so
với mức tăng bình quân 3 năm gần nhất (4,2%), đạt 123% kế hoạch tăng trưởng. Đạt được
kết quả này là do có sự tăng trưởng trong hoạt động cấp tín dụng, đầu tư vào hệ thống cơng
nghệ ngân hàng hiện đại và mở rộng hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch.


3.2. Tăng trưởng nguồn vốn

Với chính sách chỉ trả cổ tức bằng cổ phiếu kể từ năm 2006 và việc liên tục phát hành thêm
cổ phiếu, Sacombank dẫn đầu về vốn điều lệ trong số các ngân hàng TMCP với mức vốn
điều lệ đạt 12.245 tỷ đồng trong năm 2014. Vốn điều lệ của Sacombank tăng trưởng mạnh
chủ yếu trong năm 2009 và 2010, và chững lại vào năm 2012 khi HĐQT và Ban Giám đốc
chuyển hướng tập trung vào chuyển nhượng quyền sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu và vốn
điều lệ của Sacombank giai đoạn 2008 – 2014 đều có sự gia tăng qua các năm và tốc độ
tăng trưởng bình quân lần lượt là 16.4% và 16.8%. Tuy nhiên vào năm 2012, vốn chủ sở
hữu giảm từ 14.224 tỷ đồng xuống 13.414 tỷ đồng (tương đương 5.7%). Điều này được lý
giải do năm 2012 Sacombank giữ nguyên cơ cấu vốn điều lệ là 10.740 tỷ đồng trong khi
khoản mục lợi nhuận chưa phân phối vốn chủ sở hữu thì khơng có sự thay đổi nhiều.

3.3. Tình hình cho vay
Giai đoạn từ 2008 – 2014 là giai đoạn mà tình hình kinh tế - xã hội trải qua nhiều diễn biến
phức tạp, đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tài chính dây chuyền bắt đầu ở Mỹ năm 2008,
kéo theo lạm phát và nợ công tăng cao nhưng Sacombank vẫn đạt được sự tăng trưởng
tổng dư nợ khá tốt với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 26,1% giai đoạn 2008 – 2014.

Trang 8


Về cơ cấu khách hàng, Sacombank tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Đây cũng là nhóm khách hàng mục tiêu tiếp tục hướng đến của Sacombank vì
nhu cầu vay ổn định, chênh lệch lãi suất hấp dẫn và rủi ro tín dụng thấp.
Về cơ cấu ngành, cho vay các ngành sản xuất, nông nghiệp và thương mại chiếm tỷ trọng
trên 50% tổng dư nợ. Đây là những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định, có nhiều tiềm
năng khai thác và chất lượng nợ tương đối tốt.
Tính đến 31/12/2013, tổng dư nợ cho vay khách hàng chiếm 68.86% tổng tài sản. Thị phần
cho vay Sacombank đạt 3,17%, tăng nhẹ so với đầu năm. Tín dụng tăng trưởng tốt nhưng

chất lượng các khoản vay giảm. Cụ thể, tăng trưởng tổng dư nợ vào năm 2012 tăng gần
20% so với 2011, và kết quả này là nhờ các khoản cho vay bất dộng sản và xây dựng.
Song song với việc tăng trưởng tín dụng vẫn duy trì qua các năm, Sacombank cũng đã cố
gắng duy trì tỷ lệ nợ xấu trong hạn mức cho phép (không quá 3%). Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu
trên tổng dư nợ giảm chỉ còn 1.46% so với 2.05% (năm 2012). Tương tự, tỷ lệ nợ xấu giảm
còn 1,19% trong năm 2014. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý trong khoảng thời gian từ 2008
đến 2012 là nợ xấu đã tăng hơn gấp 3 lần, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vào năm 2012 có sự
gia tăng đột biến lên 2.05% so với 0.58% vào năm 2011. Nguyên nhân là vào thời điểm
2012 là giai đoạn khó khăn đối với ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng, nhất là
thời kỳ bất động sản đóng băng, hàng tồn kho dài hạn khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm
vào tình trạng kinh doanh thua lỗ và khơng có khả năng trang trải các khoản nợ vay ngân
hàng khiến cho tỷ lệ các nhóm nợ quá hạn tăng lên nhanh.
Đơn vị: Tỷ đồng
2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

35.008

59.657


82.484

80.539

96.334

110.565

128.015

70,4%

38,3%

-2,4%

19,6%

14,8%

15,8%

34.671

59.168

82.010

79.840


93.932

108.175

125.985

Nợ cần chú ý

129

104

29

235

428

779

507

Nợ dưới tiêu

81

35

31


101

312

169

102

Tổng dư nợ
Mức tăng
trưởng
Nợ đủ tiêu
chuẩn

chuẩn

Trang 9


Nợ nghi ngờ

57

167

60

193


764

422

414

Nợ có khả

69

180

352

167

896

1.017

1.005

0,64%

0,54%

0,58%

2,05%


1,46%

1.19%

năng mất vốn
Tỉ trọng nợ xấu 0,6%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank qua các năm)

3.4. Tình hình thanh khoản
Tỷ lệ an tồn vốn (CAR) (tối thiểu 9%)
2008
Tỷ lệ an tồn vốn

2009

2010

2011

12,16% 11,41% 9,97%

2012

2013

11,66% 9,53%

2014


10.22% 9,87%

Có một thực tế khơng thể đảo ngược là cịn rất nhiều ngân hàng bao gồm cả quốc doanh và
các NHTM cổ phần khó có thể đảm bảo hệ số CAR tối thiểu 9% từ thời điểm đầu tháng
10/2010 theo như thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN quy định về
các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Sacombank là một trong số
ít những ngân hàng hiện tại đã đạt yêu cầu về tỷ lệ này. Hệ số này xấp xỉ 10% trong giai
đoạn 2008 – 2014, trừ năm 2012 (9,53%). Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới thời hậu suy
thoái và chúng ta chưa hồn tồn loại trừ được khả năng sẽ có suy thối kép thì việc quản
trị rủi ro và an toàn vốn là điều tối quan trọng đối với mỗi ngân hàng. Điều này có quan hệ
mật thiết tới lợi nhuận và sự phát triển bền vững của ngân hàngcác giai đoạn về sau.
Chỉ số tiền mặt/tổng tài sản
Chỉ tiêu này cần đảm bảo đủ cao và ổn định, thể hiện khả năng đáp ứng cho nhu cầu thanh
toán tức thời.
25.00%
22.43%

23.09%
20.41%

20.00%

15.21%

15.00%

11.58%

10.00%


7.54%
5.00%

5.80%

0.00%
2008

2009

2010

2011

Trang 10

2012

2013

2014


Qua biểu đồ ta thấy:


Giai đoạn 2008 – 2010 : Cao và ổn dịnh (>20%).




Giai đoạn 2011 – 2014 : Giảm mạnh so với các năm trước. Năm 2014,

Sacombank giảm mạnh về khả năng thanh khoản, lượng tiền mặt chiếm tỷ lệ thấp nhất
(5,8%). Nguyên nhân là do Sacombank đã thay đổi tỷ lệ các khoản mục trong cơ cấu: tăng
mạnh khoản mục cho vay khách hàng, giảm lượng tiền mặt nắm giữ.
Chỉ số cho vay/tổng tài sản (Càng cao càng rủi ro)
Chỉ số này có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008 – 2014, cao nhất vào cuối năm 2014, đạt
67.4%. Sacombank có thể gặp rủi ro về lãi suất nếu chỉ tiêu này quá cao. Tuy nhiên, khi
NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ đảm bảo khả năng thanh toán, các ngân hàng
buộc phải thay đổi giảm chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và cho vay, việc tăng cường cho
vay là hoạt động phù hợp.
80.00%
70.00%

67.33%

60.00%
50.00%

67.40%

62.19%
56.10%
49.92%

55.98%

54.56%

40.00%

30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

3.5. Chất lượng tài sản
Tại giai đoạn khó khăn 2012 và 2013, công ty liên tục bị đặt dưới nhiều áp lực. Chúng ta
có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của STB tăng mạnh lên trên mức 2% trong năm 2012, trong khi tỷ
lệ này luôn được giữ dưới mức 1% trong giai đoạn 2008 – 2011. Tỷ trọng cho vay xây
dựng thay đổi rõ rệt từ 5,9% trong năm 2008 tăng lên 15,2% trong năm 2013, và đây có thể
là nguyên nhân cho sự gia tăng đột ngột của tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, STB đã kiểm soát khá
tốt tỷ lệ nợ xấu dưới mức của các ngân hàng khác, và ln nằm trong nhóm 3 ngân hàng có
tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Con số này được lý giải bởi cấu trúc cho vay của STB, với tỷ trọng

Trang 11



cho vay cá nhân (40%) cao hơn so với một số ngân hàng khác như MBB (14%) và VCB
(14%). Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Sacombank được phát triển với sự tư vấn
của IFC và được áp dụng kể từ năm 2005, Sacombank luôn là một trong những ngân hàng
đi đầu trong việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong
năm 2011, với sự tư vấn từ Ernst & Young, Sacombank đã đổi mới hệ thống để thích ứng
với thị trường Việt Nam và phù hợp với quy định của NHNN.

Sự tuân thủ các quy tắc quốc tế và sự phù hợp với thị trường Việt Nam là những bước tiến
quan trọng nhằm thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro trong Basel II và Basel
III. Việc thu hồi nợ xấu đạt được một số kết quả tích cực, đặc biệt là về số nợ đã bán cho
VAMC của thị trường. Dẫu vậy, đây vẫn là tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong số các ngân hàng
niêm yết. Tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng lên nhanh chóng khi Sacombank hợp nhất với
Ngân hàng Phương Nam. Đây là mối lo ngại lớn nhất của chúng tôi khi thương vụ sáp
nhập được tiến hành, làm sao để ngân hàng có thể xử lý khoản nợ này mà không gây áp lực
quá lớn lên khả năng sinh lời của cơng ty.
Tuy nhiên, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng (LLC), được tính bằng cách chia trích lập dự
phịng cho tổng số nợ xấu, vẫn ở mức khá cao trong giai đoạn trước năm 2012. Trong năm
2012, tỷ lệ này giảm xuống thấp hơn 100% và dao động trong khoảng 90% trong năm
2014 và 72,6% trong Q1/2015, thấp hơn một số ngân hàng với chính sách quản lý nợ xấu
chặt chẽ hơn như MBB (83,6%), BID (82,3%), và VCB (93,9%). Trong năm 2014, STB đã
tăng tỷ lệ LLC để bắt kịp tỷ lệ nợ xấu cao hơn. So sánh với các ngân hàng khác, STB
dường như chậm rãi hơn trong việc trích lập dự phịng do ngân hàng ghi nhận nợ xấu
tương đối thấp trong các năm trước.

Trang 12


Cấu trúc tài sản của STB dần dần thay đổi từ năm 2008 đến 2014, có xu hướng tập trung
hơn vào khách hàng. Mặc dù thấp hơn mức trung bình ngành, các khoản cho vay khách
hàng của STB vẫn chiếm trung bình 60% tổng tài sản. Tỷ lệ Cho vay khách hàng/Tổng tài

sản (LAR) của Sacombank trung bình đạt 56% trong 9 năm qua (tính cả Quý 2/2012
2012), thấp nhất vào năm 2008 với 51,2% và cao nhất vào năm 2005 với 58,3%.

Biểu đồ Tỷ lệ Cho vay khách hàng/Tổng tài sản (LAR)

3.6. Kết quả hoạt động kinh doanh
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của STB có sự tăng trưởng mạnh ở mức 22,4% trong
giai đoạn 2008 – 2014, tuy nhiên mức tăng trưởng chững lại trong năm 2012 và 2013. Lợi
nhuận thuần lại có mức tăng thấp hơn với CAGR 15% trong cùng giai đoạn. Năm 2012 là
một năm đầy khó khăn đối với thị trường chứng khốn nói chung, và đối với Sacombank
nói riêng, khi cơng ty phải trích lập dự phịng cao trong năm, làm sụt giảm lợi nhuận với
mức lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 1.315 tỷ đồng, hoàn thành 39% chỉ tiêu đề ra. Cùng với
đó, sự thay đổi trong HĐQT và BGĐ đã ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.

Trang 13


Chi phí quản lý cũng tăng mạnh kể từ năm 2011, làm chậm tốc độ tăng trưởng của lợi
nhuận thuần. Trong năm 2011 và 2012, Sacombank cũng tăng mạnh số lượng nhân viên
với mức tăng 20%, dẫn tới chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 85% và 14% trong
hai năm này. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động kinh doanh lại không tăng trưởng tương
đương, đạt ở mức 46,4% và -0.21% trong cùng giai đoạn. Đây là lần đầu tiên ngân hàng
ghi nhận tăng trưởng âm kể từ khi IPO. Kết quả kinh doanh của ngân hàng cho thấy việc
tăng số lượng nhân viên không đi cùng với việc gia tăng hiệu quả hoạt động. Trong năm
2014, mặc dù thu nhập từ hoạt động kinh doanh có sự cải thiện đôi chút với mức tăng 8,5%
nhờ vào hoạt động kinh doanh vàng & ngoại hối và hoạt động đầu tư chứng khốn, lợi
nhuận rịng vẫn bị kéo xuống 1% bởi chi phí dự phịng tăng gấp đơi lên 963 tỷ đồng.
Thu nhập lãi
Tài sản sinh lãi tăng ở mức trung bình 22% từ năm 2009 đến 2014. Tuy nhiên, từ năm

2013 lãi suất nhận được giảm xuống nhiều hơn so với lãi suất phải trả, dẫn tới mức tăng
chậm và thậm chí âm trong năm 2014.

Tương tự nhu các ngân hàng khác, phần lớn thu nhập từ hoạt động kinh doanh của STB
đến từ thu nhập lãi. So với trung bình ngành, với 85% là thu nhập lãi và 15% là thu nhập
ngồi lãi, STB có một cơ cấu doanh thu đa dạng hơn trong năm 2014 với 80% từ thu nhập
lãi và 20% từ thu nhập ngoài lãi.

Trang 14


Thu nhập lãi từ cho vay và ứng trước khách hàng, các tổ chức tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng thu nhập lãi, chiếm 78%-85% tổng thu nhập lãi trong giai đoạn 20092014. Tuy nhiên, Sacombank đã dần dần chuyển hướng sang các dịch vụ ngân hàng hiện
đại hơn để tăng thu nhập ngồi lãi thay vì phụ thuộc vào thu nhập lãi.
Thu nhập ngoài lãi

Thu nhập ngồi lãi có sự biến động khá mạnh kể từ năm 2008, phần lớn là do lỗ từ hoạt
động kinh doanh vàng & ngoại hối và hoạt động đầu tư chứng khốn. Thu nhập rịng từ phí
dịch vụ, vốn đóng góp một tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng thu nhập ngoài lãi, đã tăng
lên tới 97% tổng thu nhập ngoài lãi trong năm 2013. Từ năm 2014 trở đi, thu nhập bảo
lãnh được tái cơ cấu thành thu nhập lãi, điều này lý giải tại sao thu nhập ròng từ phí dịch
vụ hầu như khơng thay đổi. Nếu chúng ta bỏ qua thay đổi về mặt kế toán này, thu nhập
rịng từ phí dịch vụ thực chất đã tăng trưởng ngang với mức tăng trưởng tín dụng.
Tổng thu nhập thuần đạt 8.123 tỷ đồng, tăng 10,4%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng năm
2013 (9,2%). Trong đó, thu thuần từ hoạt động kinh doanh chính đạt 7.518 tỷ đồng. Tỷ
trọng thu ngoài lãi chiếm 22,1% (năm 2013: 12,9%, năm 2012: 7,4%);
Khả năng sinh lời
Xét về khả năng sinh lời, hệ số ROAE, ROAA và NIM dao động mạnh và giữ ở mức cao
trong năm 2014. Ngân hàng đã hoạt động tốt trong năm 2013, với hệ số NIM cao nhất so
với các ngân hàng tương đương, đạt 4,57% trong năm 2015. Tuy nhiên, mức NIM cao của

STB sẽ có thể đứng trước nguy cơ sụt giảm khi các ngân hàng lớn khác như VCB, CTG và

Trang 15


BIDV chú trọng phát triển hơn mảng ngân hàng bán lẻ. Hệ số ROA và ROE cũng cao hơn
trung bình các ngân hàng tương đương. Xét về trung bình 3 năm hoặc 5 năm công ty cũng
khá tương đồng với các ngân hàng còn lại. Tuy nhiên, dường như lợi nhuận của STB
không được ổn định.

Hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản (ROAA) và vốn chủ sở hữu (ROAE) của Sacombank
đang xấu dần đi trong 2 năm 2010, 2011 nhưng đã được cải thiện vào năm 2012.

Với ROAA đạt 1,26% năm 2014, hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản của STB đứng thứ hai
và gấp hơn gần 42 lần NH đứng cuối là EIB. ROAE của STB hiện đang xếp thứ 3, sau đối
thủ MBB, BIDV. Tuy nhiên, nguyên nhân của ROAA cao không phải do thu nhập hoạt
động của STB vượt trội mà do quy mô tài sản thấp hơn các đối thủ.

Trang 16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo thường niên của Sacombank năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
[2] Báo cáo tài chính của Sacombank năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
[3] Website: sacombank.com.vn.

Trang 17




×