Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

thuyết trình tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy và HIV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.76 KB, 8 trang )

I.

Nhận thức chung
Các chât ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi
nhâm nhập vào cơ thể con người sẽ làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm
con người dần bị lệ thuộc vào chúng và cuối cùng gây nên những tổn thương cho
cá nhân và cộng đồng. Theo Luật phòng chống ma túy năm 2001: các chất ma túy
là các chất gây nghiện, các chất hướng thần được quy định trong các danh mục do
chính phủ quy định.
Phân loại dựa theo nguồn gốc sản sinh thì các chất ma túy gồm có:
- Ma túy tự nhiên: Ví dụ: thuốc phiện, cần sa… Đây là các chất ma túy
có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: cây thuốc
phiện (cây anh túc, anh tử túc, a phiến ...), cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai
dầu), cây cô ca...
- Ma túy bán tổng hợp:Ví dụ như hêroin
- Ma túy tổng hợp: Ví dụ như estasy,đá (hay là crystal meth), morphine.
Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm amphetamin,
ketamin, methaphetamin… Các chất ma túy tổng hợp thường độc hại hơn thuốc
phiện 500 lần.
(hình minh họa)
Người nghiện ma túy là những người sử dụng chất ma túy, chất gây
nghiện, thuốc hướng thần qua những con đường khác nhau như: hút, hít, tiêm
chích, uống, nhai và bị lệ thuộc vào chúng.
(hình minh họa)
Trong những năm trở lại đây, tệ nạn ma túy đang trở thành vấn đề nóng
bỏng không chỉ trong lãnh thổ một quốc gia, một khu vực mà còn là nỗi lo của toàn
nhân loại. ma túy không chỉ là nguồn gốc của tội phạm do tính lợi nhuận khổng lồ
của nó mà còn để lại bao hệ lụy cho xã hội, đó là sự đói nghèo, bệnh tật,... Nó làm
suy thoái giống nòi, xói mòn sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, làm cản
trở sự phát triển bền vững của các quốc gia, các dân tộc.
II.


Thực trạng
Hiện nay, tình hình tệ nạn nghiện ma túy đang có xu hướng tăng vọt.
Theo số liệu của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB&XH): nếu năm 1995
cả nước mới chỉ có khoảng 68 nghìn người nghiện ma túy, chủ yếu là nghiện thuốc
phiện tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc, thì đến năm 2005 số người nghiện là
12.800 người phân bố tại tất cả 63 tỉnh, thành phố cả nước; đến năm 2015, tổng số
người nghiện ma túy tăng lên khoảng 204.400 người, trong đó 19% là người


nghiện ma túy tổng hợp. Đáng buồn thay, trong số những người nghiện ma túy thì
70% trong đó là thanh thiếu niên.
(đưa ra biểu đồ, hình minh họa thanh thiếu niên đang sử dụng ma túy)
Bên cạnh đó, tình hình tội phạm ma túy đang diễn biến phức tạp, chỉ trong 6
tháng đầu năm 2015, lực lượng Công an đã phá được trên 7.300 vụ, 11.600 đối
tượng phạm tội về ma túy, thu giữ trên 561kg heroin… triệt phá nhiều đường dây
mua bán, vận chuyển ma túy lớn Vd như :Vụ án buôn lậu 12 tấn heroin, hay
chuyên án 006N là một vụ án buôn lậu ma túy lớn với số lượng 32.000 bánh heroin
có tổng khối lượng 12 tấn qua Lào - Việt Nam - Trung Quốc. Tính đến thời điểm
xét xử sơ thẩm tháng 1, 2014, đây là vụ án ma túy lớn nhất tại Việt Nam
tình hình tội phạm về ma túy cũng đang có xu hướng trẻ hóa.
III. Ma túy gây ra những hậu quả gì?
1. Đối với bản thân:
Ma túy làm hủy hoại sức khỏe, mất khả năng lao động, học tập,
làm cho hệ thần kinh bị tổn hại. dùng ma túy quá liều có thể gây chết người.
(hình ảnh sốc thuốc, ma túy đá tàn phá con người)
Tiêm chích chung bớm kiêm tiêm là con đường lây lan các
bệnh như viêm gan B,C,... và đặc biệt là HIV/AIDs. Những người bị HIV có thể
lây truyền cho vợ, chồng hoặc bạn tình, mẹ có thể truyền sang con. Cho đến nay,
HIV chưa có thuốc chữa.
Thoái hóa nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buôn thả, dễ vi

phạm pháp luật.( lấy ví dụ: ma túy đá giết người)
Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập
giảm sút hoặc mất việc.
2. Đối với gia đình:
Tệ nạn ma túy phá vỡ hạnh phúc gia đình, là nguồn gốc của nỗi bất
hòa, tan nát gia đình: đánh đập vợ con hay những người thân khác trong gia đình
để đòi tiền đi hút chích, bán dần tài sản của gia đình để lấy tiền sử dụng ma túy,....
nhiều trẻ en long đong, nhiều vợ chồng ly hôn, ly thân vì ma túy,...
3. ảnh hưởng đến xã hội:
tác hại về kinh tế: Giảm sút sức lao động xã hội, tăng chi phí
ngân sách của xã hội cho các hoạt động đấu tranh, phòng chống, khắc phục các
hậu quả do ma túy mang lại,...
gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng tỉ lệ các loại tội phạm và
tệ nạn xã hội: để có tiền sử dụng ma túy, người nghiện ma túy đã phạm tội
trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản, giết người, buôn bán ma túy, gây rối trật tự
công cộng, mại dâm,... gây hậu quả nghiêm trọng. Theo thống kê: có 50%


người nghiện ma túy trộm cắp, 38% buôn bán ma túy, 10% gái mại dâm, 2%
giết người.
ảnh hưởng đến đọa đức và thuần phong mĩ tục lâu đời của dân
tộc.
ảnh hưởng đến đến giống nòi, hủy diệt giống nòi: nghiện ma
túy làm gia tăng làm gia tăng số người nhiễm Hiv(75% người nhiễm HIV là
người nghiện ma túy), suy giảm chất lượng nòi giống,...
IV. Vậy nguyên nhân do đâu mà có hiện tượng thanh thiếu niên nghiện ma
túy?
Có 3 nhóm nguyên nhân lớn phổ biến như sau:
1. Nguyên nhân từ phía gia đình: gia đình là nơi các em sinh ra và lớn
lên, vì vậy, môi trường gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và nhân cách của

các em. Không khí gia đình rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình tiếp cận và trở
thành đối tượng nghiện của thanh thiếu niên. Những kiểu gia đình sau đây có tác
động đến các em, làm các em dễ này sinh các trạng thái tâm lý tiêu cực, bất mãn,
chán nản,... dễ đưa các em vào con đường nghiện ngập, trở thành nô lệ của ma túy:
- Bố mẹ thiếu sự quan tâm, giáo dục đối với con cái
- Gia đình tan vỡ, không hạnh phúc, ly hôn, ly thân,...
- Gia đình nuông chiều thái quá
v.v...
2. nguyên nhân từ xã hội:
- do tội phạm về ma túy hoạt động rất tinh vi, chúng luôn tìm mọi cách
dụ dỗ, lôi kéo thanh thiếu niên sử dụng.
- Thanh thiếu niên sống gần nơi có môi trường nhiều cám dỗ của ma
túy, nơi có buôn bán ma túy bị lôi kéo vào con đường sử dụng ma túy.
- Thiếu sân chơi lành mạnh cho nhu cầu vui chơi, giải trí của thanh
thiếu niên nên các em đi tìm những địa điểm vui chơi tự do, tại đây, các em dễ sa
ngã và đi vào con đường nghiên ma túy.
- Phong trào phòng ngừa, lên án, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma
túy chưa đủ mạnh, không tạo khí thế trấn áp tội phạm ma túy để tệ nạn ma túy lây
lan phát triển
3. nguyên nhân từ bản thân các em
- Mải chơi, đua đòi, muốn chúng tỏ mình là người sành điệu
- Tò mò, bị kích động( các em đã bao giờ tò mò sử dụng ma túy có cảm
giác như thế nào chưa. Tôi nghĩ là các em đã có lúc tò mò rồi đúng không? Nhưng
mà đừng thử dù chỉ một lần các em nhé. Để tội nói các em nghe nó không dễ chịu
gì đâu: ví dụ như khi các em sử dụng heroin, khi heroin thâm nhập vào cơ thể


thông qua những con đường như tiêm chích, hút hoặc ngửi. Chất này chạy tới não
chỉ trong vòng chưa đến 10 giây nếu tiêm, 10 hoặc 15 phút nếu hút hoặc ngửi, cho
con người cảm giác sung sướng, da đỏ bừng và hơi khô miệng. Khi morphine phân

tán đi khắp não, người hút chích heroin sẽ tận hưởng cảm giác “trên mây xanh”
trong vòng 4 đến 5 giờ. Sau đó, cơ thể sẽ mỏi mệt lờ đờ, buồn ngủ, mắt mỏi, dưới
ảnh hưởng của heroin, cơ thể thở chậm, nhịp tim tăng, có thể kề cận với cái chết.
Khi cơ thể thiếu heroin, người sẽ cảm thấy buồn nôn, choáng váng, khó chịu tiêu
chảy trong vòng 3 ngày đến vài tuần. Và để tránh lặp lại cảm giác khó chịu trên,
người hút chích lại tìm đến heroin. Khi cơ thể khó chịu, các con nghiện sẽ tiếp tục
tìm đến heroin để dung nạp. Dung nạp có nghĩa là phải liên tục tăng liều heroin để
có thể đạt được cảm giác "phê" mà trước đây có thể đạt được chỉ với một liều dùng
nhỏ. Sau đó sẽ là lệ thuộc vào heroin.)
- Bạn bè rủ rê, lôi kéo, thấy hay” thì tham gia thử. Đừng dại các em
nhé!
- ở tuổi này, các em có tâm lý chưa ổn định, thiếu tự tin, dễ giao động;
muốn vui vẻ, thỏa mãn trí tò mò, thích mạo hiểm; muốn làm dịu bớt nỗi đau, cảm
thấy mình là người lớn, tỏ ra độc lập hay muốn thuộc về một nhóm nào đó.
V. Biết ma túy có mối nguy hại lường như vậy, tại sao nhiều người vẫn bất
chấp trở thành tội phạm ma túy, gieo rắc “cái chết trắng”?
Đó là bởi vì buôn bán ma túy có siêu lợi nhuận, nhiều người không có công
ăn việc làm ổn định hay lười lao động mà thích hưởng thụ, muốn có nhiều tiền
để tiêu xài; có những người nghiện ma túy nhưng không có tiền nên chuyển
sang hoạt động buôn bán nhỏ lẻ ma túy,...
Vậy tội phạm về ma túy sẽ bị xử lý như thế nào, các em đã biết chưa?
Nhà nước ta đã bạn hành Luật phòng chống ma túy năm 2001, trong đó quy
định các hành vi liên quan đến ma túy bị cấm. Nếu vi phạm, sẽ bị xử lý theo các
điều từ 192 đến 201 tại chương XVIII Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ
sung năm 2009 của nước CHXHCN Việt Nam:
Điều 192. Tội trồng cây thuôc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma túy.
Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây
khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để
ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt mà vẫn tiếp tục thì có thể nhận mức phạt tù
cao nhất là từ 3 - 7 năm.

Điều 193. Tội sản xuất trái phép chất ma túy
Theo Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT hướng dẫn áp dụng Chương XVIII
"Các tội phạm về ma túy" của Bộ luật hình sự năm 1999 “Sản xuất trái phép


chất ma túy” là làm ra chất ma túy (chế biến, điều chế…) bằng thủ công hoặc
có áp dụng khoa học công nghệ từ cây có chứa chất ma túy, từ các tiền chất và
các hóa chất hoặc làm ra chất ma túy này từ chất ma túy khác mà không được
phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung đã được cơ
quan có thẩm quyền cho phép.
Mức án cao nhất của tội phạm này là phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử
hình.
Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy.
Cũng theo Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTCBTP hướng dẫn áp dụng Chương XVIII "Các tội phạm về ma túy" của Bộ luật
hình sự năm 1999, định lượng ma túy của loại tội phạm này để truy cứu trách
nhiệm hình sự của tội phạm này là:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng trên một
gam;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng trên không phẩy một gam;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng trên một kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng trên năm kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng trên một kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng trên một gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở lên.
Dưới các mức đó tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng sẽ bị xử
lý hành chính.
Mức hình phạt cao nhất của tội phạm này là phạt tù 20 năm, chung thân hoặc
tử hình.
Điều 195. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng

vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
Định lượng ma túy để truy cứu trách nhiệm hình sự cũng tương tự như ở
điều 194 mà tôi vừa nói với các em. Mức hình phạt cao nhất cũng là phạt tù 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 196. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện,
dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ
dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy như coóng,... thì có
thể chịu mức phạt cao nhất là phạt tù từ 5-10 năm.
Điều 197. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy


Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào
có thể nhận hình phạt cao nhất là phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân
Điều 198. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý
Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác
chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có thể nhận mức hình phạt cao
nhất là tù từ 7-15 năm.
Điều 200. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
Người nào cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý
có thể nhận mức hình phạt cao nhất là phạt từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Điều 201. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc
các chất ma túy khác
Các em thấy không, các loại tội phạm về ma túy luôn bị pháp luật nghiêm
trị. Chả ai muốn mình bị ngồi tù, mất đi tự do, bị cách ly ra khỏi xã hội một thời
gian hay vĩnh viễn đúng không. Các em là mầm non tương lai của đất nước, nếu
như tiếp tay cho tội phạm ma túy thì sẽ hủy hoại chính bản thân các em và
những người xung quanh.
VI. HIV/AIDs
Khi sử dụng ma túy qua con đường tiêm chích, người nghiện có nguy cơ

bị lây nhiễm vi rút HIV. Theo số liệu thống kê, 75% người nhiễm HIV/AIDS là
người nghiện ma túy. Vậy các em đã biết HIV/AIDs là gì và lấy qua những con
đường nào chưa?(hỏi một em hs)
HIV/AIDS (hay là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một bệnh
của hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
Giai đoạn đầu khi vừa nhiễm virus, người bệnh thường có những triệu chứng giống
bệnh cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó, bệnh nhân không có dấu hiệu gì trong
một thời gian dài. Khi bệnh tiến triển, nó gây ảnh hưởng ngày càng nhiều với hệ
miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng, như các loại nhiễm
trùng cơ hội hoặc các khối u và chết. Cho đến nay y học chưa nghiên cứu ra được
loại thuốc nào để chữa HIV/AIDs cả, chỉ mới có thuốc ARV để làm chậm quà trình
chuyển sang gia đoạn cuối, kéo dài thời gian sống cho người nhiễm mà thôi
Có 04 giai đoạn nhiễm HIV:
1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian kéo dài từ 2
đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính
(vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không
an toàn).


2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ
thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.
3. Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm
cho kết quả dương tính.
4. Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau:
- Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).
- Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.
- Xuất hiện nhiều bệnh như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn
thân.
- Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều
trị.

HIV/AIDs lấy qua 3 con đường: đường máu( sử dụng chung boem kim
tiêm với người bị nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV,...), qua đường
tình dục( quan hệ tình dục không an toàn) và truyền từ mẹ sang con(khi mang thai,
khi sinh con và khi cho con bú)
Vậy các em đã biết làm thế nào để phòng chống HIV/AIDs để bảo vệ bản
thân và những người xung quanh chưa? Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường, các em hãy làm những hành động như sau:
- Học sinh cần có lối sống lành mạnh tự chủ trong các mối quan hệ với bạn
bè.
- Không sa vào những tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm.
- Có ý thức tốt trong việc phòng chống HIV AIDS , tích cực tham gia các buổi
học về các tệ nạn xã hội, trang bị những kiến thức cần thiết cho mình về
HIV/AIDs
- Không miệt thị với những người nhiễm HIV AIDS, cùng giúp đỡ họ hòa
nhập cộng đồng, tuyên truyền cho người thân cùng biết
VII. Vậy các em có thể làm gì để góp phần phòng chống ma túy? Các em chỉ
cần làm theo những điều sau đây thôi:
Không tham gia sử dụng, vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái
phép chất ma túy.
Không xúi giục người khác tham gia vào tệ nạn ma túy và
những TNXH khác.
Khi phát hiện thấy những cá nhân, tổ chức có liên quan đến ma
túy cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để kịp thời xử lý.


-

Quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ những người cai nghiện
tái hòa nhập cộng đồng, không kì thị, xa lánh người cai nghiện cũng như người
nhiễm HIV.

Tich cực học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt để ứng
phó kịp thời với những tình huống có thể xảy ra. Tìm hiểu về tác hại của ma túy.
Từ đó trong từng trường hợp có thể tuyên truyền, vận động cho mọi người cũng
phòng tránh ma túy.
Vì tương lai của bản thân vầ của đất nước, ngay từ bây giờ, các em hãy
có những hiểu biết và hành động đúng đắn trong việc phòng chống ma túy! Hãy
Nói Không với ma túy



×