Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã phước xuân huyện phước sơn tỉnh quảng nam giai đoạn 2010 –2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.48 KB, 72 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết đề tài
Mọi sinh vật trên Trái Đất từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi đều gắn liền
với đất đai, đó là môi trường sống của con người, sinh vật... Đất đai là nguồn tài
nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bố khu dân
cư, xây dựng cơ sở văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ...
Đất đai luôn gắn liền với sự sống còn của nhân loại, của mỗi quốc gia. Nó
là nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh giành thuộc địa, quyền lực giữa
các quốc gia, vùng lãnh thổ. Trải qua bao thế hệ nhân dân ta đã tốn bao nhiêu
xương máu để tạo lập và bảo vệ được vốn đất đai như ngày hôm nay. Vì vậy
chúng ta cần quản lý, sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả đồng thời phải cải tạo
nguồn tài nguyên đất đai hiện có.
Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế xã hội và dân số thì vấn đề đất đai
ngày càng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết và là mối quan tâm hàng đầu của
xã hội. Việt Nam là nước nông nghiệp có dân số đông, tỷ lệ gia tăng dân số cao.
Do vậy, công tác quản lý và sử dụng đất đai thế nào cho hiệu quả đang trở thành
mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Trong những năm gần đây Đảng
và Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách về đất đai nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất. Việc sử dụng đất có ảnh hưởng rất to lớn đến phát triển
kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi. Vì vậy,
chúng ta cần có phương án sử dụng đất đúng mục đích và hợp lý để mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho từng ngành, từng vùng, phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Với sự phát triển nền kinh tế như hiện
nay, đất đai thể hiện vai trò quan trọng xã hội cả những tác động trực tiếp của
người sử dụng đất đã làm cho tình hình sử dụng đất đang thay đổi và diển biến
phức tạp.
Xã Phước Xuân là một trong 12 xã, thị trấn cuar huyện Phước Sơn, nằm ở
khu vùng thấp của huyện. Dân số thưa thớt, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số
chiếm tỉ lệ cao, địa bàn xã bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông ngoài và đồi núi,
giao thông đi lại cách trở vào mùa mưa có nhiều thôn bị cô lập do lụt lội gây ra


Trong những năm qua, công tác quản lý và sử dụng quỹ đất trên địa bàn
đã được chính quyền rất quan tâm. Bên cạnh những thành tựu đạt được đáng
khích lệ, công tác quản lý và sử dụng đất ở đây vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn
1


chế, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về đất đai, do đó đã ảnh
hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng quỹ đất trên địa bàn.
Xuất phát từ những nội dung trên, được sự nhất trí của Khoa Tài Nguyên
Đất và Môi Trường Nông Nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Huế và dưới sự
hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn thạc sĩ Nguyễn Văn Bình, tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn
xã Phước Xuân - huyện Phước Sơn - tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 –2014.
Mong muốn đánh giá một cách khách quan, đúng thực tế với tình hình quản lý
và sử dụng đất của xã, nhằm góp phần đưa công tác quản lý và sử dụng hiệu
quả.
1.2. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã
Phước Xuân
- Đề xuất những giải pháp để công tác quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả
cao hơn
1.3. Yêu cầu đề tài
- Nắm vững những nội dung quản lý nhà nước về đất đai
- Thu thập tài liệu, số liệu chính xác
- Nắm vững các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị pháp luật về đất đai
- Đánh giá đúng tiềm năng đất đai, tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại
địa phương
- Đề xuất giải pháp phải phù hợp với thực tế của địa phương.

2



PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm chung về đất đai
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như
một nhân tố sinh thái (FAO, 1976). Trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì: "đất
đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh
hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Như vậy đất đai được
hiểu như là tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm: khí hậu, địa hình/địa mạo, đất,
thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi
của đất do hoạt động của con người".
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt như: khí hậu, bề mặt,
thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước
ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư
của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại
(san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá,…)”.
Từ những định nghĩa trên, đất đai được hiểu là: Đất đai là một vùng đất có
vị trí cụ thể, có ranh giới và có những thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự
nhiên, kinh tế - xã hội như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, địa chất, địa mạo,
thủy văn, động thực vật và các hoạt động sản xuất của con người.
2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
- Con người: là nhân tố chủ yếu chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng
đất. Là nhân tố làm thay đổi mục đích theo hướng có lợi hoặc có hại.
- Điều kiện tự nhiên: các yếu tố tự nhiên như: địa hình, khí hậu, thổ
nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa, tốc độ gió, v.v ảnh hưởng và tác động đến việc sử
dụng đất rất lớn, do đó cần phải nghiên cứu và có biện pháp bố trí thích hợp để
phù hợp với quá trình sử dụng đất.

- Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ chính trị, dân số, lao dộng,
chính sách đất đai, cơ cấu kinh tế.
- Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.
đất đai là địa điểm, là cơ sở các công trình công nghiệp, thủy lợi, giao thông và
các công trình hạ tầng kỹ thuật.
3


- Đất đai cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp xây dựng như
gạch gói, xi măng, gốm xứ……
Đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động
của con người. Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là phương tiện lao động
nên đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đất đai có những tính chất đặc biệt khác
với các tư liệu sản xuất khác:
2.1.3. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó, nhằm trật
tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định.
Quản lý Nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người, để duy trì và phát triển mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực
hiện những chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai
đó, các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình quản lý sử dụng đất, trong việc
phân phối và phân phối lại vốn đất theo quy hoạch, trong việc kiểm tra giám sát
tình hình sử dụng đất.
Đối tượng của quản lý Nhà nước về đất đai là toàn bộ vốn đất của nhà
nước (toàn bộ đất đai trong phạm vi ranh giới quốc gia từ biên giới đến hải đảo,
vùng trời, vùng biển) đến từng chủ sử dụng đất.

2.1.4. Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai
Tại điều 13 của Luật đất đai 2003, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai
được phân thành 3 loại:
- Đất nông nghiệp
- Đất phi nông nghiệp
- Đất chưa sử dụng
2.1.4.1. Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai
a. Mục đích
- Bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
người sử dụng.
4


- Bảo đảm sử dụng hợp lý của Nhà nước.
- Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
- Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
b. Yêu cầu
Phải đăng ký thống kê đất đai để Nhà nước nắm chắc toàn bộ diện tích,
chất lượng đất đai ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến Trung ương.
2.1.5. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý đất đai là một dạng cụ thể của quản lý Nhà nước do đó phải tuân
theo những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Nguyên tắc thu hút nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên tắc kế hoạch hóa.
- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.
- Nguyên tắc kết hợp quan hệ trực tuyến với chức năng trên cơ sở trực tuyến.
- Nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng.

- Nguyên tắc phân định chức năng và quyền hạn.
Đồng thời trong quản lý đất đai cũng phải tuân theo những nguyên tắc đặc
thù của nó như:
- Phải quản lý toàn bộ quỹ đất quốc gia, không quản lý lẻ tẻ từng vùng.
- Quản lý đất đai cả về số lượng và chất lượng phục vụ cho mục đích sử dụng.
- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất
trong cả nước. Những quy định, biểu mẫu phải thống nhất trong cả nước và
trong ngành địa chính.
- Số liệu só sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải thống nhất so
sánh trong cả nước.
- Tài liệu trong quản lý phải phổ thông, những đặc điểm riêng biệt của
từng địa phương, cơ sở phải được phản ánh .
- Những điều kiện riêng lẻ phải được tổng hợp ở phần phụ lục .
5


- Quản lý đất đai phải khách quan, chính xác đúng với số liệu thực tế.
- Tài liệu quản lý đất phải đảm bảo tính pháp luật.
- Quản lý Nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, Luật đất đai và
các văn bản, biểu mẫu quy định, hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan
chuyên môn từ Trung ương đến địa phương.
- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm và đạt hiệu quả cao
2.1.5.1. Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
- Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạng
phục vụ cho mục đích sử dụng của loại đó.
- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất
trong cả nước. Những quy định, biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước
và trong ngành địa chính.
- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ, phải thống nhất so sánh

trong cả nước.
- Tài liệu quản lý đất đai phải đơn giản, phổ thông trong cả nước, đảm bảo
tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng thực tế.
- Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải phản ánh
được. Những điều kiện riêng lẽ phải được tổng hợp từ phần phụ lục để Nhà
nước đầu tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng.
- Quản lý đất đai phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, đúng như kết
quả, số liệu nhận được từ thực tế.
- Quản lý nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai và các
văn bản, biểu mẫu quy định, hướng dẫn của nhà nước và các cơ quan chuyên
môn từ trung ương đến cơ sở.
- Quản lý đất đai phải tuân theo quy tắc tiết kiệm, mang lại hiệu quả kinh
tế cao.
a. Công cụ
Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật và tổ thực hiện các văn bản đó.
b. Phương pháp
- Phương pháp tuyên truyền giáo dục.
6


- Phương pháp đòn bẫy kinh tế
- Phương pháp hành chính. [1]
2.1.5.2. Trình tự và chu trình quản lý nhà nước về đất đai
* Trình tự quản lý nhà nước về đất đai
- Xác định mục tiêu cần quản lý.
- Bổ sung, lựa chọn mục tiêu cho phù hợp với từng nội dung yêu cầu cụ
thể.
- Sau khi lựa chọn mục tiêu thì đến bước ra quyết định để thu thập thông
tin, tìm ra phương án tối ưu của khâu quản lý.
- Tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia quyết định chọn phương án.

- Tổ chức thực hiện: Trong quá trình đôn đốc, theo dõi tiến độ, phân tích
tình hình và điều chỉnh để đạt kết quả tốt.
- Cuối cùng là tổng kết rút kinh nghiệm.
* Chu trình quản lý Nhà nước về đất đai
- Đo đạc thành lập bản đồ địa chính.
- Điều tra nông hoá thổ nhưỡng.
- Đánh giá đất và phân hạng đất.
- Đăng ký thống kê ban đầu, lập sổ địa chính.
- Ban hành các văn bản pháp luật, thể lệ về quản lý đất đai.
- Thanh tra kiểm tra việc chấp hành chính sách đất đai.
- Giao đất, thu hồi đất.
- Giải quyết vi phạm, tranh chấp đất đai.
- Đăng ký và thống kê biến động đất đai.
2.1.6. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Tại mục 2, điều 6 của Luật đất đai 2003, Nhà nước ta ban hành 13 nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó;
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính;
7


- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất. Lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quản lý việc giao đất,cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thống kê, kiểm kê đất đai;

- Quản lý tài chính về đất;
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
- Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai và
xữ lý vi phạm pháp luật về đất đai;
- Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công;
2.1.6.1. Điều kiện quản lý nhà nước về đất đai có hiệu quả
- Vai trò lãnh đạo của Đảng (cấp ủy ở các địa phương) tổ chức lãnh đạo,
tuyên truyền giáo dục toàn Đảng, toàn dân chấp hành đầy đủ đường lối chính
sách pháp luật của nhà nước.
- Luật đất đai, văn bản dưới Luật kịp thời và được học tập, phổ biến rộng
rãi đến từng người dân.
- Bộ máy chuyên môn của ngành địa chính phải hoàn chỉnh, đồng bộ từ
Trung ương đến địa phương. Cán bộ lãnh đạo phải có chuyên môn , phẩm chất,
đạo đức, năng lực quản lý.
- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng kịp thời sự
phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý.
- Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ kịp thời và đáp ứng yêu cầu
đổi mới về công nghệ viễn thám, tin học.
2.1.6.2. Căn cứ pháp lý để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất
Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất chúng ta phải căn cứ vào hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật của ngành luật đất đai do Nhà nước quy
8


định. Bởi vì đây là cơ sở của việc xây dựng các biện pháp quản lý và sử dụng
đất. Đây là căn cứ pháp lý duy nhất được Nhà nước xây dựng để thực hiện

quyền sở hữu và thống nhất quản lý bao gồm:
- Luật đất đai: 1987
- Hiến pháp: 1992, luật đất đai 2003
- Nghị định 181/CP của Chính phủ về thi hành luật đất đai 2003 và thông
tư 01 hướng dẫn nghị định 18.
- Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban
hành 29/10/2004.
- Chỉ thị 28/3004/TT-BTNMT về hướng dẫn thống kê - kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ngày 01/11/2004.
- Chỉ thị 05/2004/CT-TTg của Thủ tưởng Chính phủ ngày 15/07/2004 về
thi hành luật đất đai 2003 và nhiều văn bản pháp luật khác.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam trong thời gian qua
Tình hình quản lý và sử dụng đất ở nước ta trong thời gian vừa qua đặc
biệt là trước khi có Luật đất đai 2003 ra đời có nhiều mặt thuận lợi cũng như
những khó khăn và thách thức. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản
nghị định, chỉ thị, nghị quyết đã tạo ra những cơ sở pháp lý và thống nhất để
quản lý đất đai. Nên đã khắc phục được những khó khăn, hạn chế của sự thiếu
khoa học và chưa thực sự đồng bộ trước đây. Nhưng vẫn còn những tồn tại,
vướng mắc vẫn còn ràng buộc, chồng chéo, thiếu đồng bộ gây ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích của người sử dụng đất, các cơ quan pháp lý chưa được thông thoáng tạo
nên áp lực cũng như khó khăn lên công tác quản lý và sử dụng đất. Giai đoạn này
Đảng và Nhà nước ta cũng đổi mới, nâng cao hiệu lực pháp lý Nhà nước nhưng lại
mang tính thận trọng thăm dò. Đặc biệt là quyền sử dụng đất ổn định lâu dài vẫn
chưa được thừa nhận và các vấn đề trong đất nông nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đang càng ngày càng tăng cao, đòi hỏi
bức xúc của lĩnh vực cũng có sự thay đổi, đó là việc Luật đất đai 1993 ra đời
được thông qua Quốc hội IX ngày 14/7/1993 và các văn bản nghị định...của
Chính phủ và các bộ ngành liên quan tiếp tục ra đời để triển khai Luật đất đai
1993 ra thực tế. Từ khi áp dụng Luật đất đai 1993 ra thực tiễn, đã góp phần giải

quyết những vướng mắc tồn tại trước đây. Trên cơ sở này đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Các quyền và nghĩa vụ lợi ích hợp
9


pháp của người sử dụng được thừa nhận và mở rộng. Các hộ gia đình cá nhân sử
dụng đất lâu dài ổn định được giao đất. Đồng thời mở rộng thêm các quyền:
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp,... Đã tạo nên hiệu quả quản lý
và sử dụng đất cao hơn, thiết thực hơn so với khi Luật đất đai 1993 chưa ra đời.
Nền kinh tế - xã hội của đất nước ta ngày càng phát triển mạnh đã kéo
theo nhu cầu sử dụng đất cũng tăng lên và quá trình quản lý đất đai cũng phức
tạp hơn. Có những vấn đề mà Luật đất đai 1993 chưa thể giải quyết được hoặc
chưa đồng bộ, một số quyền và lợi ích của người sử dụng đất cũng như công tác
quản lý chưa được đảm bảo tốt nhất.
Với tình hình đó Đảng và Nhà nước ta tiếp tục ban hành và triển khai thực
hiện một số văn bản luật, đặc biệt là Luật đất đai 2003 ra đời đã bổ sung, sửa đổi
và mở rộng so với Luật đất đai 1993 đã đảm bảo được cơ sở pháp lý đối với
công tác quản lý và sử dụng đất trong thời kỳ mới. Từ khi Luật đất đai 2003
được sử dụng và triển khai ra thực tiễn đã góp phần quản lý chặt chẽ nguồn tài
nguyên đất, các quyền và nghĩa vụ được đảm bảo, tiềm năng đất đai được khai
thác và sử dụng đất có hiệu quả và bền vững. Nhìn chung, Luật đất đai 2003 ra
đời đã và đang đem lại cho công tác quản lý và sử dụng đất rất nhiều thuận lợi,
đất đai được sử dụng ổn định nền nếp, công tác quản lý cũng công bằng và chặt
chẽ hơn.
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở địa bàn xã Phước Xuân
Trước ngày 10/4/2002 thuộc khối 8-9 của ủy ban nhân dân thị trấn Khâm
Đức huyện Phước Sơn. Ngày 10/4/2002 Ủy Ban Nhân Dân xã Phước Xuân được
thành lập. Bộ phận cơ quan nhà nước của xã chưa có cán bộ địa chính chuyên
môn mà có cán bộ kiêm nhiệm nên việc quản lý đất đai thiếu chặt chẻ , tình
trạng lấn chiếm đất đai làm nhà ở, nương rẩy trái phép, sử dụng không đúng

mục đích thường xuyên xảy ra. Từ năm 2009 khi có cán bộ chuyên ngành Quản
lý đất đai đến nay. Nên công tác quản lý đất dần đi vào nề nếp, thực hiện công
tác thống kê, kiểm kê đúng định kỳ, báo cáo tình hình biến động đất đai hằng
năm về cấp trên theo quy định, phối hợp kiểm tra, giải quyết các trường hợp
tranh chấp, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
Về ranh giới hành chính đến nay hoàn thành cơ bản hồ sơ theo chỉ thị
364/CP của Chính phủ.
Công tác đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân
theo nghị định 64/CP của chính phủ về giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp và nghị định 163/1999 của
10


chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân
sử dụng đất lâu dài ổn định.
Đến nay chưa có quy hoach nên việc quản lý đất ở tại các điểm dân cư
còn nhiều hạn chế như: diện tích đất ở có những hộ còn lớn so với quy định, có
những hộ không đủ diện tích để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Quy hoạch sử dụng
đất ở nông thôn chưa có nên công tác quản lý sử dụng chưa cụ thể, rất khó khăn
cho công tác định hướng cũng như dầu tư các công trình vùng nông thôn. Việc
đầu tư trên đất nông nghiệp và đất sản xuất còn nhiều bất cập trong quản lý.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắt trong quá trình quản lý và sử
dụng đất trên địa bàn: như vướng mắt trong quá trình chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
gắn liền với đất, ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng đất chưa cao,
nhân lực và trình độ chuyên môn của ngành không đồng đều và ổ định. Với
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, UBND xã Phước Xuân nhất là bộ
phận chuyên môn về lĩnh vực đất đai đang ngày một phấn đấu để quản lý tốt
nhất nguồn tài nguyên quý giá để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội
trên địa bàn xã.

Trong bối cảnh chung của cả nước, thực tiễn đất đai của xã Phước Xuân
cũng đặt ra nhiều vấn đề trong quá trình tổ chức quản lý và khai thác sử dụng.
Trước đây do công tác quản lý Nhà nước về đất đai chưa ổn định, chưa có
những giải pháp thích hợp để giải quyết những vướng mắc còn tồn đọng, và bị
buông lỏng nên việc quản lý đất đai rất phức tạp, tình trạng tranh chấp, lấn
chiếm đất đai, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng thường xuyên xảy ra. Tuy
nhiên trong những năm gần đây địa phương đã giải quyết được nhiều vấn đề liên
quan đến đất đai, tạo điều kiện để người sử dụng khai thác tốt tiềm năng đất đai,
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên mảnh đất của mình. Bảo đảm tốt trong công
việc quản lý và sử dụng. Nhìn chung trên địa bàn xã thì tình hình quản lý và sử
dụng đất đang dần dần ổn định và đi vào nề nếp. Nhưng bên cạnh đó trên thực tế
trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, nhiều điều bất hợp lý và thiếu sót. Chính vì
vậy mà việc khảo sát, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất cần phải được
tiến hành để tìm ra nguyên nhân và giải pháp thích hợp để tháo gỡ, giải quyết
những vướng mắc còn tồn đọng, làm cơ sở để đi đến chỉnh lý các điều luật và
tạo điều kiện cho ra đời một luật đất đai hoàn chỉnh hơn.
2.2.3. Căn cứ pháp lý để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất
Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất chúng ta phải căn cứ vào hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật của ngành luật đất đai do Nhà nước quy
11


định. Bởi vì đây là cơ sở của việc xây dựng các biện pháp quản lý và sử dụng
đất. Đây là căn cứ pháp lý duy nhất được Nhà nước xây dựng để thực hiện
quyền sở hữu và thống nhất quản lý bao gồm:
- Luật đất đai: 1987
- Hiến pháp: 1992, luật đất đai 2003
- Nghị định 181/CP của Chính phủ về thi hành luật đất đai 2003 và thông
tư 01 hướng dẫn nghị định 18.
- Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban

hành 29/10/2004.
- Chỉ thị 28/3004/TT-BTNMT về hướng dẫn thống kê - kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ngày 01/11/2004.
- Chỉ thị 05/2004/CT-TTg của Thủ tưởng Chính phủ ngày 15/07/2004 về
thi hành luật đất đai 2003 và nhiều văn bản pháp luật khác.
- Luật đất đai 2003.
- Luật đất đai 2013

12


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các loại đất trên địa bàn xã Phước Xuân.
- Các văn bản liên quan đến tình hình sử dụng và quản lý đất đai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Ranh giới thuộc phạm vi quản lý hành chính của xã
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu toàn bộ quỹ đất trên địa bàn xã Phước
Xuân
- Phạm vi thời gian: 2010 - 2014.
- Phạm vi số liệu: đề tài sử dụng các số liệu từ năm 2010 đến năm 2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phước Xuân.
- Tình hình quản lý đất đai giai đoạn 2010 – 2014 tại xã Phước Xuân.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất 2010 - 2014 tại xã Phước Xuân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và công
tác quản lý trên địa bàn trong thời gian tới .
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho
bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Khi nghiên cứu chúng ta phải đọc và
tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu. Quá trình thu thập số
liệu tài liệu được thực hiện ở 2 giai đoạn:
Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Là phương pháp thu thập thông tin qua
các văn bản, chứng từ có liên quan tới công trình nghiên cứu như điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý, sử dụng đất thông qua những báo cáo,
thống kê hàng năm của UBND xã Phước Xuân và các nghị định, quyết định của
các bộ ngành liên quan.
Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: ở giai đoạn này được tiến hành thu thập
tại thực địa, qua quá trình phỏng vấn trực tiếp từng hộ để xác định rõ tình hình
cụ thể tại địa phương về giá đất, diện tích thửa đất, mức thu nhập... của từng hộ.
13


3.4.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp
Phương pháp này được sử dụng để bổ sung các thông tin và các số liệu
liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai. Bằng cách thông qua ý kiến
của những người trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về
đất đai. Những thông tin này không theo phiếu điều tra.
3.4.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu
Phương pháp này dùng để thống kê, tổng hợp các số liệu thu thập được
dưới dạng bảng biểu để từ đó phân tích, tổng hợp đưa ra nhận xét, đánh giá về
vấn đề cần nghiên cứu .
3.4.4. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp dùng để so sánh giữa lý luận và thực tiễn, lấy các quy
định về pháp luật đất đai làm cơ sở để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất
3.4.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
+ Tỷ lệ sử dụng đất
Tỷ lệ sử dụng đất là chỉ tiêu phản ánh năng lực, hiệu quả sử dụng đất được

biểu thị ở mức độ khai thác đất đai. Chỉ tiêu này được tính bằng diện tích đất có
mục đích sử dụng trên tổng diện tích đất tự nhiên
Diện tích có mục đích sử dụng
Tỷ lệ sử dụng đất (%) =
x 100
Tổng diện tích đất tự nhiên
Diện tích đất nông nghiệp
Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp (%) =

x 100
Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích đất phi nông nghiệp
Tỷ lệ sử dụng đất phi nông nghiệp(%) =
Tổng diện tích tự nhiên

x 100

+ Hệ số sử dụng đất
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá số lần gieo trồng các loại cây hàng năm
trên tổng diện tích cây hàng năm.
Tổng diện tích gieo trồng cả năm
Hệ số sử dụng đất(ha) =
Diện tích trồng cây hằng năm
14


+ Độ che phủ
Độ che phủ là tỷ lệ che phủ của rừng được tính bằng diện tích đất lâm
nghiệp có rừng cộng với diện tích đất trồng cây lâu năm, chia cho tổng diện tích

đất tự nhiên.
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng + Diện tích đất trồng cây lâu năm
Độ
=
che phủ
Tổng diện tích tự nhiên

x 100

GTTSL Nông Nghiệp
GTSL của một đơn vị diện tích đất SXNN =

x100

Diện tích đất SXNN
+ Hiệu quả sản xuất của đất
Hiệu quả sản xuất của đất đai biểu thị năng lực sản xuất hiện tại của việc
sử dụng đất đai (phản ánh hiện trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của việc sử
dụng đất). Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất của đất như sau:
 Giá trị sản lượng của một đơn vị diện tích cây trồng
Giá trị sản lượng của một đơn vị
Tổng giá trị lọai cây trồng đó
=
diện tích cây trồng
Diện tích loại cây trồng đó
 Giá trị tổng sản phẩm ngành nông nghiệp
Giá trị này cho biết hiệu quả sản xuất của một đợn vị diện tích đất nông
nghiệp, nhằm so sánh hiệu quả sản xuất giữa các năm, qua đó cho thấy mức độ đầu
tư vốn, kỹ thuật, hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả bố trí cây trồng qua các năm.
Giá trị tổng sản phẩm

nông nghiệp

=

Giá trị tổng sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp

 Giá trị sản lượng của một đơn vị nuôi trồng thủy sản
Giá trị của một đơn vị
=
diện tích nuôi trồng thủy sản

Giá trị sản lượng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản

3.4.6. Phương pháp bản đồ
- Tìm hiểu và nghiên cứu những bản đồ có sẵn của xã và kiểm nghiệm
ngoài thực tế.
+ Bản đồ hành chính 1/10.000 của xã Phước Xuân do UBND xã cung cấp
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất của xã.

15


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phước Xuân là một xã miền núi thuộc vùng thấp của huyện Phước Sơn,

cách trung tâm thị trấn Khâm Đức 12km về phía Bắc. Xã Phước Xuân là một xã
được chia tách ra từ thị trấn Khâm Đức theo Nghị định số 27/NĐ-CP ngày
27/3/2002 của Chính phủ. Ranh giới hành chính xã được xã định như sau:
- Phía Đông giáp xã Phước Hòa
- Phía Tây giáp xã ĐăkPring huyện Nam Giang
- Phía Nam giáp thị trấn Khâm Đức
- Phía Bắc giáp xã Cà Dy huyện Nam Giang
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 13.134,33 ha, Dân số toàn xã có 293
hộ, 1108 khẩu gồm 3 thôn, mật độ dân số phân bổ thưa thớt. Trong đó dân tộc
thiểu số có 951 người chiếm 88,7% dân số, người kinh có 157 người, chiếm
11,3% dân số.
Địa bàn xã có 2 tuyến giao thông quốc gia đi qua gồm: đường Hồ Chí
Minh, dài 22,3 km: đường Quốc Lộ 14E, dài 1,7 km có sông Đăk Mi, dài 22km.
Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa của nhân dân
trong xã
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Phước Xuân có địa hình phần lớn là núi cao, độ dốc lớn, thấp dần về phía
đông bắc và chia thành 3 dạng địa hình chính.
- Địa hình đồi núi cao: phân bổ chủ yếu về hướng tây và hướng nam, độ
cao trung bình trên 800m. Tiêu biểu về phía tây- bắc có ngọn con voi cao
1115m, về phía nam có núi Mi cao 1028m.
- Địa hình đồi núi thấp: phân bổ hướng đông và bắc của xã, độ cao trung
bình 300m – 500m.
- Địa hình bậc thang, thung lũng: phân bổ dọc theo hạ lưu suối Xà Meng
và các bãi bồi ven sông nước Mỹ
16


4.1.1.3. Khí hậu
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hằng năm của xã khoảng 21,80 độ,độ ẩm

không khí trung bình: 91%, thường có sương mù vào buổi sáng, mùa nắng kéo
dài từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch, đặc biệt vào tháng 5-7 có gió phương tây
nam tràn về và kèm theo thời tiết hanh khô, nắng to và gay gắt có nguy cơ hạn
hán dẫn đến dể cháy rừng.
Mưa: lượng mưa trung bình hàng năm khoảng: 3.401mm từ tháng 9 đến
tháng 12 là khoảng thời gian mưa kéo đến nên có thể xảy ra lũ quét, sạt lỡ rất
nghiên trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
Mang đặc tính chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết nắng
mưa đều, độ ẩm cao nên việc phát triển rừng rất đạt hiệu quả, đất tốt cho việc
sản xuất nông nghiệp, nếu đầu tư thâm canh tốt sẽ cho năng xuất cao. Bên cạnh
những thuận lợi vẫn còn tồn đọng những khó khăn, Mưa to nhiệt độ không ổn
định nên thường gay ra khắc nghiệt trong từng mùa, gây ảnh hưởng đến việc bố
trí mùa vụ.
4.1.1.4. Thủy văn
Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã Phước Xuân là hệ thống sông suối
trong vùng, đây cũng là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt của người dân địa phương.
4.1.1.5. Tài nguyên
4.1.1.5.1. Tài nguyên đất
Xã Phước Xuân có diện tích 13.134,33ha với các nhóm đất chính sau:
- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs): phân bổ ở sường đông của
dãy núi Mi đến núi con Voi xuôi về hướng đông tới sông nước Mỹ
- Đất vàng trên đá macmaaxit (Fa): phân bổ dọc theo sường phía tây đến
sông Thanh, loại đất này được phân bổ ở núi cao độ dốc trên 250m
- Đất phù sa sông suối (py): diện tích khoảng 20ha phân bổ theo bờ sông
nước Mỹ, khu vực dưới thôn Lao Mưng.
4.1.1.5.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Trên dại bàn xã có sông rô là nguồn nước lới bắt nguồn
từ đầu nguồn nhưng bị ô nhiểm nặng vì khai thác vàng trên địa phương, ngoài ra
còn có các con suối bắt nguồn từ dồi núi phía tây cung cấp nước cho từng thôn như

suối 34, suối 33, suối 32, khe 41, khe 43 và các con suối nhỏ khác, cơ bản đã cung
17


cấp nước sạch cho người dân trong sinh hoạt và sản xuất, nhưng mùa khô vẫn thiếu
nước cho người dân địa phương. Đặc biệt là suối thác nước Thanh Nhàn tạo thành
cảnh quan khá khá đẹp cho khu vực dừng chân du lịch.
- Nguồn nước ngầm: hiện chưa có số liệu thăm dò chính thức về nguồn
nước ngầm trên địa bàn xã.
4.1.1.5.3. Tài nguyên rừng
Các sản phẩm từ rừng bao gồm các loại cây lấy gỗ có giá trị như: Gõ, Dỗi,
Huỳnh và các lâm sản ngoài gỗ khác. Nhưng đến nay các nguồn tài nguyên trên
cũng đã dần cạn kiệt do sự khai thác bừa bãi và thiếu sự quản lý chặc chẽ của cơ
quan địa phương dẫn đến sự tuyệt chủng hoạc giảm dần những loài động vật quý
hiếm
+ Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 11.494,47ha: trong đó:
- Đất rừng sản xuất

: 4.969,70ha

- Đất rừng phòng hộ : 3.697,54ha:
- Đất rừng đặc dụng

: 3.100,23ha

4.1.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã bao gồm: Căn cứ Quyết
định số 2691/QĐ-UBND ngày 04/9/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc
phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn

đến năm 2030.
- Tài nguyên cát, sỏi:
+ Tại Km 34 thôn Lao Đu - Diện tích khai thác 2ha, trữ lượng 40.000m3.
+ Tại Km 45 thôn Nước Lang - Diện tích khai thác 2ha, trữ lượng
40.000m3.
- Tài nguyên đá xây dựng - Diện tích khai thác 2.7ha, trữ lượng
540.000m3.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Đánh giá tình hình thực trạng kinh tế - xã hội đến năm 2014
Kinh tế - xã hội xã Phước Xuân ổn định, duy trì ở mức tăng trưởng trung
bình. Đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu
người 3 – 4 triệu đồng /người/ năm.
18


Văn hóa - xã hội có chiều hướng chuyển biến tích cực. An ninh, chính trị,
trật tự an toàn xã hội được ổn định.
4.1.2.2. Dân số, nhân khẩu, lao động
- Tổng nhân khẩu của xã Phước Xuân là: 1108 nhân khẩu
+ Trong đó nam 597 người và nữ là 551 người
+ Mật độ dân số 8 người/km2
- Tổng số hộ có nhà thực trên địa bàn: 255 hộ
- Tổng số người trong độ tuổi lao động: 493 người
- Tổng số nhân khẩu lao động DV khác: 35 người
- Tổng số nhân khẩu lao động Nông, Lâm nghiệp: 458 người
4.1.2.3. Dân tộc và phân bố dân cư
- Dân tộc kinh chiếm 14,17%
- Dân tộc thiểu số chiếm 85,83%
Dân tộc kinh chủ yếu ở 2 thôn Lao Mưng và Lao Đu.
4.1.2.4. Địa bàn kinh tế

Địa bàn được chia ra làm 3 thôn
- Thôn Lao Mưng tổng số hộ là: 121 hộ
- Thôn Nước Lang tổng số hộ là: 38 hộ
- Thôn Lao Đu tổng số hộ là: 134 hộ
4.1.2.5. Hạ tầng kinh tế xã hội
4.1.2.5.1. Giao thông
- Đường trục xã, liên xã: tổng số 28 km, trong đó:
+ Đã trãi nhựa hoặc bê tông 28km (chiếm tỉ lệ 100%), đạt chuẩn vì nền
mặt đường rộng.
- Đường trục thôn: tổng số 1,34km trong đó:
+ Đã được cứng hóa 1,34km.
- Đường ngõ, xóm: tổng 2,32km, trong đó:
+ Đã được cứng hóa 2,32km.
- Đường trục chính nội đồng: tổng 12,27km, trong đó:
19


+ Đã được cứng hóa 0,92km.
+ Chưa được cứng hóa 11,35km.
Nhìn chung hệ thống giao thông xã Phước Xuân về đối ngoại rất thuận lợi
vì nằm trên 2 trục đường quốc lộ 14E và đường Hồ Chí Minh thuận lợi cho việc
trao đổi, giao lưu hàng hóa và các đường trục thôn, ngõ xóm đã được cứng hóa.
Mặt khác hệ thống đường giao thông nội đồng chưa được đầu tư xây dựng nên
việc sản xuất của nhân dân còn hạn chế.
4.1.2.5.2. Về thủy lợi
Trên địa bàn xã có 3 công trình thủy lợi với tổng chiều dài kênh mương là
3,3 km phục vụ tưới tiêu cho 13ha. Tuy nhiên số kênh mương chưa được đầu tư
hoàn chỉnh, riêng thôn Lao Mưng chưa có công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu
cho 3ha.
4.1.2.5.3. Về điện

Toàn xã hiện có 03 trạm biến áp và ngoài ra còn có 01 trạm biến áp khách
hàng của nhà máy thủy điện ĐăkMi 4, nguồn điện cung cấp cho 97,3 % số hộ
dân trong xã từ lưới điện quốc gia để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân. Tuy nhiên hệ thống điện chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện,
chất lượng điện chưa đủ phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất.
Nhìn chung hệ thống chiếu sáng đường chưa có, hiện nay xã Phước Xuân
đã bàn giao toàn bộ hệ thống điện cho ngành điện quản lý để trực tiếp bán cho
nhân dân. Do vậy cần đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống điện để đảm bảo sinh
hoạt và sản xuất. Với công xuất 04 trạm biến áp hiện trạng đã đảm bảo được nhu
cầu sử dụng điện cho nhân dân trong toàn xã.
4.1.2.5.4. Về trường học
Trên địa bàn xã có 01 trường TH&THCS và 02 điểm trường Mầm non.
- Đối với bậc Trung học cơ sở:
Trường trung học cơ sở Võ Thị Sáu nằm trung tâm xã ở thôn Lao Mưng
có 4 lớp, 74 học sinh, có 10 cán bộ, giáo viên, với diện tích đất là 1.600m 2
nhưng chỉ xây dựng với 240m2. Đã đảm bảo được chất lượng dạy và học song
vẫn rất cần sự quan tâm hỗ trợ để đáp ứng được những nhu càu cần thiết để phát
huy tốt việc dạy học cho các em học sinh.
- Bậc tiểu học hiện nay có 03 điểm trường phân bố đều ỏ 3 thôn.

20


+ Điểm trường thôn Lao Đu với diện tích đất là 1200m 2 nhưng chỉ xây
dựng với diện tích 210m2 có 2 lớp, 30 học sinh, có 3 cán bộ, giáo viên.
+ Trường tiểu học thôn Nước Lang với diện tích là 1000m2 nhưng chỉ
xây dựng với diện tích là 70m2, có 2 lớp, 17học sinh, có 3cán bộ, giáo viên.
+ Điểm trường thôn Lao Mưng với diện tích là 1000m 2 nhưng chỉ xây
dựng với diện tích là 140m2, có 4 lớp, 49 học sinh, có 6cán bộ, giáo viên.
- Trường Mầm non: xã Phước Xuân có 02 lớp mẫu giáo

+ Điểm Trường mẫu giáo Sơn Ca nằm ở thôn Lao Mưng với diện tích
300m , nhưng chỉ xây dựng 120m2 có 35 học sinh.
2

+ Điểm Trường mẫu giáo thôn Lao Đu nằm ở thôn Lao Đu với diện
tích là 500m2 nhưng chỉ xây dựng 150m2 có 37 học sinh.
Những cơ sở mầm non trên cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho các em
trong độ tuổi đi học tham gia học tập. Hiện tại các điểm trường trường đảm bảo
nhu cầu dạy và học tuy nhiên các điểm trường tiểu học vẫn còn lớp ghép. Trong
những năm tới cần được quan tâm đầu tư thêm để nâng cao chất lượng dạy và
học ngày càng tốt hơn nữa.
4.1.2.5.5. Cơ sở vật chất văn hóa
* Trung tâm văn hóa và khu thể thao xã
Hiện nay trên địa bàn xã chưa có trung tâm văn hóa và khu thể thao.Trong
địa bàn xã có 03 nhà sinh hoạt cộng đồng tại 03 thôn, đây cũng là nơi sinh hoạt
của nhân dân tại thôn. Song hiện nay các công trình trên cũng được đầu tư nâng
cấp sửa chữa mới.
Toàn xã có một hệ thống truyền thanh từ xã đến thôn đã được đầu tư và
phát huy hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu nghe nhìn của nhân dân, tuy nhiên còn
nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục để phục vụ lượng thông tin cần thiết
trong thời gian đến.
* Nhà sinh hoạt văn hóa thôn
Toàn xã có 03 nhà văn hóa thôn được đầu tư từ nguồn vốn cấp trên. Tuy
nhiên các thiết bị phục vụ sinh hoạt chưa được đảm bảo theo quy định của Bộ
Văn Hóa Thông tin vá Du lịch. Cần đầu tư mua sắm xây mới để đạt chuẩn theo
quy định của Bộ Văn hóa thông tin và Du lịch.

21



* Bưu điện
Xã đã xây dựng được 01 bưu điện tại thôn Lao Mưng với diện tích 70m2
và đã đạt tiêu chí về Nông Thôn mới song vẫn cần nâng cao chất lượng dịch vụ
hơn nữa để đáp ứng đầy đủ cho nhân dân. Các thôn đã có dịch vụ internet phục
vụ cho tìm hiểu, giao lưu, trao đổi thông tin.
4.1.2.5.6. Chợ
Hiện tại xã chưa có chợ, chính vì vậy việc mua sắm của nhân dân phụ
thuộc vào các đầu nậu bán rong. Đây là vấn đề khó khăn nhất hiện nay ảnh
hưởng đến đời sống của nhân dân, Cần được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt của nhân dân, đây là công trình quan trọng đóng vai trò đầu mối
phát triển thương mại dịch vụ trung tâm xã và các xã lân cận để trao đổi, mua
bán hàng hóa của nhân dân cũng như giao lưu kinh tế.
4.1.2.5.7. Nhà ở khu dân cư nông thôn
Hiện trong toàn xã có tổng 255 nhà. Số nhà tạm 12 nhà, nhà đạt chuẩn
228 nhà, số nhà không đạt chuẩn 15 nhà, trong đó có 38 nhà người kinh. Tỉ lệ hộ
có nhà ở đạt chuẩn 89,41%. Thực hiện chủ trương chính sách xóa nhà tạm cho
các đối tượng chính sách và cải thiện nhà ở cho nhân dân nhất là hộ nghèo,
người đồng bào dân tộc thiểu số Quyết định 134; 167; 22 của chính phủ. Nhìn
chung xã đạt chuẩn về nhà ở theo bộ tiêu chí Nông thôn mới.
4.1.2.5.8. Thực trạng về kinh tế và tổ chức sản xuất
* Cơ cấu kinh tế nông thôn
Nông lâm nghiệp chiếm đa phần 92%, nhưng sản xuất nông nghiệp của xã
còn ở mức phát triển thấp, sản xuất nông sản hàng hóa còn nhiều hạn chế, hàng
hóa qua chế biến hầu như chưa có chủ yếu bán sản phẩm thô, do vậy giá cả đầu
ra không ổn định nên chưa thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển chiếm 0,5%, chưa đa
dạng hóa các mặt hàng, chưa tạo cơ hội thu hút đầu tư vào địa bàn để phát triển
tiểu thư công nghiệp.
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ xã Phước Xuân chiếm 7,5% cơ cấu
kinh tế bước đầu có chuyển biến có hiệu quả thu hút lực lượng lao động tham

gia kinh doanh buôn bán, các dịch vụ khác như hàng tiêu dùng, hàng ăn uống đã
và đang phát triển. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã Phước Xuân
thấp so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Nam chỉ đạt từ 3-4 triệu đồng
/người/năm.
22


Tỉ lệ hộ nghèo theo kết quả điều tra năm 2010 là 70,73% đến năm 2014
còn 51%, cần hỗ trợ lồng ghép nhiều chương trình và giải pháp để mỗi năm
giảm 5% hộ nghèo
* Về hiện trạng sản xuất nông nghiệp
- Về trồng trọt:
Cây trồng chủ yếu: sắn, bắp, lúa, đậu đen.
Tổng sản lượng lúa nước năm 2014 của xã là 95 tấn.
Tổng sản lượng lúa rẩy năm 2014 của xã là 55,2 tấn.
Tổng sản lượng bắp của xã năm 2014 của xã là 176 tấn.
Tổng sản lượng sắn của xã năm 2014 của xã là 901 tấn.
Tổng sản lượng đậu đen của xã năm 2014 của xã là 20 tấn.
Bảng 4.1. Tổng hợp tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2014
Năng suất
Sản lượng
STT
Hạng mục
Diện tích (ha)
(tạ/ha)
(Tấn)
1
Lúa nước
25,00
38,00

95,00
2

Lúa rẩy

46,00

12,00

55,20

3

Bắp

70,00

32,00

176,00

4

Sắn

53,00

170,00

901,00


5

Đậu đen

20,00

10,00

20,00

(Nguồn: UBND xã Phước Xuân)
Đánh giá: Giá trị ngành trồng trọt: 1,43 tỷ đồng, chiếm 5,43% trong nội
bộ cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Về chăn nuôi
- Số lượng tổng đàn chăn nuôi trong gia đình và các trang trại nhỏ
+ Tổng đàn lợn: 113 con
+ Tổng đàn trâu, bò, dê: 507 con: trong đó: trâu 257 con: bò: 250 con.
+ Tổng đàn gia cầm: 700 con.
Hình thức chăn nuôi chủ yếu là tại các hộ gia đình, với gia súc thì có các
chuồng trại tự tạo nên, còn gia cầm thì thả vườn hoặc ngoài đồng. Giá trị sản
xuất từ chăn nuôi đạt 6,15 tỷ đồng, chiếm 23,33% trong nộ bộ cơ cấu ngành
nông nghiệp.
23


Bảng 4.2. Tổng hợp tình hình chăn nuôi gia súc năm 2014
Đàn trâu
Đàn bò
Đàn lợn

Đàn dê
Địa bàn
(con)
(con)
(con)
(con)
Xã Phước Xuân
257
250
113
507
(Nguồn: UBND xã Phước Xuân)
Bảng 4.3. Tổng hợp tình hình chăn nuôi gia cầm năm 2014
Địa bàn
Xã Phước Xuân

Tổng số



(con)

(con)

700

667
(Nguồn: UBND xã Phước Xuân)

Đánh giá: Con vật nuôi chủ lực trong chăn nuôi hầu hết là bò, trâu, heo,

gia cầm. Nhưng đàn gia cầm này đêm lại một nguồn thu đáng kể cho người
dân.Bên cạnh đó những mặt tiềm năng vẫn còn nhiều mặt hạn chế như:
+ Chủ yếu là chăn nuôi quy mô nhỏ và phân tán.
+ Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu trong địa bàn xã và huyện, chưa qua chế
biến.
+ Giá trị chăn nuôi chiếm khoảng 23,33% tỷ trọng trong ngành nông nghiệp.
- Về ngư nghiệp
Trên địa bàn xã có 0,79 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, với quy mô hộ
gia đình hiệu quả kinh tế quá thấp. Giá trị sản xuất từ ngành ngư nghiệp đạt 2,5
triệu, chiếm 0,1% trong nội bộ cơ cấu ngành nông nghiệp.
Ngành nuôi trồng thủy sản chưa được cơ cấu, phát triển tự phát nên chư
có mô hình chăn nuôi hợp lý dẫn đến năng xuất thấp, hiệu quả kinh tế chưa có
giá trị.
- Về lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 11301,57ha, trong đó:
- Đất rừng sản xuất: 5510.51ha
- Đất rừng phòng hộ: 2725.21ha
- Đất rừng đặc dụng: 3065.85ha
Giá trị thu được từ kinh tế rừng hằng năm đạt 18,78 tỷ đồng. Chiếm tỷ lệ
71,25 % trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp.

24


Đánh giá: Trong những năm gần đây ngành lâm nghiệp của xã Phước
Xuân là phát triển trồng rừng sản xuất chủ yếu là trồng keo để cung cấp nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp khác, nên đang được thúc đẩy để phát triển
những loại cây này chưa đến tuổi khai thác nên chưa tính được hiệu quả kinh tế
một cách rõ ràng.
Đánh giá tổng hợp

Tiềm năng - thế mạnh: Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp đã có
những bước phát triển dáng kể mang tính đột phá:
- Việc chuyển dịch cây trồng, con vật nuôi đã thúc đảy giá trị ngành nông
nghiệp lên cao.
- Đã phần nào áp dụng KH-CN vào nông nghiệp đem lại chất lượng tôt
đồng thời giảm bớt sức lao động chân tay cho nhân dân.
- Đã tập trung vào phát triển cây trồng, con vật nuôi chính đem lại hiệu
quả cao.
Khó khăn – tồn tại: Bên cạnh những tiềm năng còn tồn đọng những khó
khăn
- Với diện tích đất lúa còn hạn chế lạ gặp địa hình có độ dốc lớn, mùa
mưa hay sạt lỡ, lũ quét nên cần có biện pháp nâng cao năng xuất hiệu quả.
- Tuy nhiên đã áp dụng KH-CN vào nông nghiệp nhưng việc cơ giới hóa
vẫn chưa được đồng bộ.
- Hình thức đầu tư cánh đồng có giá trị kinh tế cao vẫn chưa được mở
rộng, sản phẩm nông nghiệp chưa có đầu ra ổn định.
- Tốc độ đầu tư nuôi trồng thủy sản vãn chưa được khai thác triệt để.
- Về hiện trạng sản xuất Phi nông nghiệp
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn
Tổng số lao động trong tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề khác
là 35 người, chiếm 7,1% lao động.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, chưa tạo cơ chế thu
hút đầu tư vào địa bàn để phát triển tiểu thủ công nghiệp.
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ từng bước chuển biến có hiệu quả thu
hút các lưc lượng lao động tham gia buôn bán, kinh doanh các dịch vụ khác như
hàng tiêu dùng, hàng ăn uống đã và đang phát triển.
25



×