Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Điều tra về thành phần và phân bố của hệ thực vật tại tiêu khu 378 và 379 thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hương sơn huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Lâm Nghiệp

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Điều tra về thành phần và phân bố của hệ thực vật tại tiêu khu
378 và 379 thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Sơn-huyện
Nam Đông- tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện : Đỗ Trinh Quỳ
Lớp

: Quản lý TNR & Môi trường 45B

Thời gian thực tập

: 04/01-08/05

Địa điêm thực tập

: Ban quản lý rừng phòng hộ xã Hương Sơn,
huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Giáo viên hướng dẫn : Ths. Hồng Bích Ngọc
Bộ môn

: Lâm Sinh


NĂM 2015


Lời cảm ơn
Được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông
Lâm Huế và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn Ths. Hồng Bích

Ngọc, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra về thành phần và
phân bố của hệ thực vật tại tiêu khu 378 và 379 thuộc Ban quản lý
rừng phòng hộ Hương Sơn-huyện Nam Đông- tỉnh Thừa Thiên
Huế ”.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cám
ơn quý thầy, cô giáo đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại học Nông Lâm Huế.
Xin chân thành cám ơn giáo viên hướng dẫn Ths. Hồng Bích

Ngọc đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Cám ơn ban lãnh đạo, cán bộ xã Hương Sơn, huyện Nam Đông, tỉnh
Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập.
Cám ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi
về mặt vật chất lẫn tinh thần đề tôi thực tập tốt đề tài tốt nghiệp của
mình.
Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa
học, tiếp cận với thực tế, cũng như hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân
chưa thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý
thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp được
hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cám ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Đỗ Trinh Quỳ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Diện tích rừng và đất rừng của ban quản lý...................................24
Bảng 4.2: Kết quả phân loại nhóm chủng loại thực vật tại khu vực nghiên
cứu.......................................................................................................................25
Bảng 4.3: Danh mục nhóm cây chứa tinh dầu................................................26
Bảng 4.4: Danh mục nhóm song mây..............................................................27
Bảng: 4.5: Danh mục nhóm làm cảnh và cho bóng mát................................28
Bảng: 4.6: Danh mục nóm cây làm dược liệu.................................................29
Bảng 4.7: Bảng tổ thành tầng cây cao ở OTC 1 độ cao 239 m......................32
Bảng 4.8: Bảng tổ thành tâng cây cao tại OTC độ cao 317m........................33
Bảng 4.9: Bảng tổ thành tầng cây cao tại OTC 3 độ cao 359 m....................34
Bảng 4.10: Bảng tổ thành tầng cây cao tại OTC độ cao 370 m.....................35
Bảng 4.11: Bảng tổ thành tầng cây cao tại OTC 5 độ cao 416 m..................36
Bảng 4.12: Kết quả điều tra về phân bố các chủng loại theo trạng thái rừng
.............................................................................................................................37
Bảng 4.13: Kết quả điều tra chủng loại theo vị trí.........................................38


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQLR
LSNG
TNR
PCCCR

OTC

: Ban quản lý rừng
: Lâm sản ngoài gỗ
: Tài nguyên rừng
: Phòng cháy chữa cháy rừng
: Ô tiêu chuẩn


MỤC LỤC
PHẦN 1.................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
PHẦN 2.................................................................................................................3
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...........................................................................3
2.1. Hiện trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trên thế giới và ở Việt Nam......................................3
2.1.2. Hiện trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trên thế giới......................................................3
2.1.3. Các hoạt đông quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam..................................................3
2.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................................4
2.2.1 khái niệm về rừng phòng hộ..................................................................................................4
2.1.2. Rừng phòng hộ đầu nguồn...................................................................................................4
2.3 . Cơ sở pháp lý..............................................................................................................................6
3.1. Vai trò của thực vật......................................................................................................................7
2.2. Giá trị của nguồn tài nguyên thực vật tại BQLRPH Hương Sơn..................................................11

PHẦN 3:.............................................................................................................13
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG.....................................13
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................13
3.1 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................................13
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................................13
3.3 Nội dung.....................................................................................................................................13

3.3.1 Tìm hiểu tình hình cơ bản của Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Sơn...............................13
3.3.2 Điều tra về chủng loại cây tại 2 tiểu khu 378 và 379............................................................13
3.3.3 Điều tra về thành phần và số lượng của từng chủng loại tại 2 tiểu khu 378 và 379.............13
3.3.4 Điều tra về cấu trúc tổ thành cây gỗ theo từng độ cao........................................................14
3.3.5 Điều tra về phân bố chủng loại theo trạng thái rừng...........................................................14
3.3.6Điều tra về phân bố chủng loại theo vị trí.............................................................................14
3.3 7 Tìm hiểu các biện pháp quản lý bảo vệ và đề xuất...............................................................14
3.4 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................14

PHẦN 4:.............................................................................................................17


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................17
4.1. Tình hình cơ bản của xã Hương Sơn huyện Nam Đông, tỉnh thừa thiên huế.............................17
4.1.2 Tình hình cơ bản của BQL rừng phòng hộ Hương sơn.........................................................20
4.2. Điều tra về chủng loại cây tại 2 tiểu khu 378 và 379..................................................................25
4.3. Điều tra về thành phần và số lượng của từng chủng loại tại 2 tiểu khu 378 và 379...................26
4.3.1. Thành phần và số lượng của nhóm cây chứa tinh dầu........................................................26
4.3.2. Thành phần và số lượng của nhóm song mây.....................................................................27
4.3.3.Thành phần và số lượng của nhóm làm cảnh và cho bóng mát...........................................28
4.3.4. Thành phần và số lượng của nhóm cây làm dược liệu........................................................29
4.4. Điều tra về cấu trúc tổ thành cây gỗ theo từng độ cao..............................................................30
4.5. Điều tra về phân bố chủng loại theo trạng thái rừng.................................................................37
4.6. Điều tra về phân bố chủng loại theo vị trí..................................................................................38
4.7. Tìm hiểu các biện pháp quản lý bảo vệ và đề xuất.....................................................................39
4.7.1. Công tác tuyên tuyền pháp luật bảo vệ rừng......................................................................39
4.7.2. Công tác phòng chống cháy rừng........................................................................................39
4.8. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác công tác quản lý và bảo vệ rừng. 40
4.8.1. Đối với công tác tuyên tuyền pháp luật bảo vệ rừng..........................................................40
4.8.2. Đối với công tác PCCCR.......................................................................................................41

4.8.3. Đối với công tác đấu tranh ngăn chặn vi phạm lâm luật.....................................................42

PHẦN 5:.............................................................................................................44
KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KIẾN NGHỊ.............................................................44
5.1. Kết luận......................................................................................................................................44
5.2. Kiến nghị....................................................................................................................................46

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................48


TÓM TẮT LUẬN VĂN
“Điều tra về thành phần và phân bố của hệ thực vật tại tiểu khu 378 và
379 thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Sơn, huyện Nam Đông tỉnh
Thừa Thiên Huế” là nghiên cứu bước đầu của chúng tôi tại xã Hương Sơn,
thông qua việc nghiên cứu các đặc điểm các hệ thực vật tại đây đề tai mong
muốn được đưa ra một bức tranh khá hoàn chỉnh về phân bố,số lượng, mật độ,
tổ thành phân bố của thực vật tại 2 tiểu khu 378 và 379.Lập ra danh lục các loại
thực vật cây gỗ tại 2 tiểu khu 378 và 379 thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ
Hương Sơn- huyên Nam Đông- Thừa Thiên Huế.Xác định sự phân bố của loài
ưu thế tại các vị trí khác nhau. Đề tài cũng nhằm tìm hiểu các biện pháp quản lý
bảo vệ rừng tại địa bàn từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp.Phương pháp thu
thập số liệu (kế thừa,phỏng vấn chuyên gia, điều tra lập ô).Phương pháp xử lý số
liệu ( dùng phần mền excel, phân loại chọn lọc và sắp xếp theo từng chuyên đề
cụ thể). Thông qua việc nghiên cứu các nội dung cụ thể và thu được các kết quả
nổi bậc sau. Lập được danh lục hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu. Điều tra
được về các đặc điểm như: Phân bố, mật độ, tổ thành… Tìm hiểu các biện pháp
quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn từ đó đề xuất giải pháp quản lý bền vững.Cần
tiếp tục nghiên cứu để phát hiện và bảo vệ các loại thực vật khác tại đây.Cần
tăng cường tuyền thong, giáo dục người dân sống trong vùng lõi và vùng đệm về
công tác bảo tồn các loại thực vật quý.



PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một bộ phận của môi trường sống, là tài nguyên vô cùng quý giá
của nhân loại, là một trong những thành phần quan trọng nhất của sinh
quyển.Rừng có giá trị nhiều mặt, nó không những có giá trị về kinh tế mà còn có
giá trị về văn hóa, du lịch, an ninh quốc phòng và đặc biệt nó tác động rất lớn
đến sinh thái môi trường. Thế nhưng tài nguyên rừng trên toàn thế giới hiện nay
đang bị phá hủy nghiêm trọng và hơn 30% đang bị suy thoái, trong khi đó trên
một tỉ người nghèo đang sống chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng. Theo thống kê
của Liên Hợp Quốc hàng năm trên thế giới có 11 triệu ha rừng bị phá hủy, riêng
khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có 1,8 triệu ha rừng bị phá hủy,
tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt đới. Ở Việt Nam, diện tích
rừng bị giảm liên tục từ năm 1943-2000, nhất là rừng tự nhiên trong giai đoạn
1980-1990 ước tính bình quân mỗi năm hơn 100.000 ha rừng bị phá hủy.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách
trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Nhờ đó mà diện tích rừng không ngừng
tăng lên, chất lượng rừng được cải thiện qua các năm, theo Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tính đến năm 2011 diện tích rừng toàn quốc là 15,52 triệu
ha với độ che phủ rừng toàn quốc đạt 39,7% trong đó có 10,28 triệu ha rừng tự
nhiên và 3,23 triệu ha rừng trồng.
Hương sơn là xã miền núi của huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Hếu,là
nơi có tài nguyên sinh học đa dạng, là điểm nóng về vấn đề vi phạm các quy
định về quản lý tài nguyên rừng của huyện Nam Đông. Hương Sơn là xã có dân
số ít nhưng địa bàn phức tạp, trình độ dân trí thấp, đời sống của nhân dân còn
gặp nhều khó khăn và đây cũng là xã vẫn đang diễn ra tình trạng phá rừng bừa
bãi, đặc biệt là khai thác rừng phòng hộ, rừng đặc dụng vẫn đang rất phổ biến.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả này là do công tác quản lý rừng
và đất rừng còn chồng chéo trách nhiệm và đặc biệt trong quá trình giao đất

rừng, giao rừng vần còn những bất cập
Để phần nào hạn chế và ngăn chặn tình trạng trên, bảo đảm công tác bảo
vệ, bảo tồn phát triển bền vững tài nguyên rừng ở địa phương đòi hỏi chúng tôi
phải nghiêng cứu, tìm hiểu tỷ mỷ các hoạt động đang diễn ra ở đây.
Trên cơ sở một số nguyên nhân khách quan củng như nguyên nhân chủ
quan, đến nay những công trình điều tra, nghiên cứu cấu trúc; đề xuất các giải
1


pháp định hướng làm tiền đề cho quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng vẫn chưa được
quan tâm nghiêng cứu. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành nghiêng
cứu đề tài “Điều tra về thành phần và phân bố của hệ thực vật tại tiêu khu
378 và 379 thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Sơn-huyện Nam Đôngtỉnh Thừa Thiên Huế”.

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Hiện trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.2. Hiện trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trên thế giới
Hiện nay rừng trên thế giới đang bị tàn phá nghiêm trọng nhất là các quốc
gia phát triển và kém phát triển như: Lào, CamPuChia......Nhiều quốc gia đang
phát triển chú trọng vào việc bảo vệ tài nguyên rừng trong nước và giúp đỡ các
nước kém phát triển bảo vệ tài nguyên của mình, nhiều tổ chức xuyên quốc gia
ra đời hoạt động nhằm mục đích chống lại nạn phá rừng. Điển hình như chính
phủ Nhật Bản lấy ngân sách viện trợ không hoàn lại cho các chương trình trồng
rừng các nướckém phát triển trong đó có Việt Nam và các chính phủ Hà Lan,
Thụy Sỉ, Anh, Pháp.... củng đang có những chương trình hổ trợ trương tự.
Công việc bảo vệ rừng đang có sự quan tâm của các quốc gia trên thế

giới, hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã ra đời nhằm bảo vệ, cấm săn bắt, vận
chuyển động vật hoang dã quý hiếm.Hiệp ước quốc tế về cấm vận chuyển
buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia. Xử phạt nghiêm những quốc gia
tổ chức, cá nhân vi phạm hiệp ước, hàng loạt các vườn quốc gia, khu bảo tồn
ra đời trên thế giới nhằm bảo tồn đa dạng sinh học bảo vệ tài nguyên rừng.
Các quốc gia thành lập lược lượng bảo vệ rừng như lược lượng kiểm lâm,
cảnh sát để bảo vệ rừng. Nhưng nhìn chung các nổ lực trên hiệu quả của nó
nhìn chung còn khá nhiều hạn chế (FAO).
2.1.3. Các hoạt đông quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam
Chình phủ Việc Nam đang dùng những hoạt động mạnh nhằm nổ lực nạn
phá rừng, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm phát luật, các dự án hổ trợ phát
triển kinh tế các cộng đồng dân cư dựa vào rừng, các chương trình định cach
định cư nhằm hạn chế các hoạt động vào rừng khai thác lâm sản trái phép, đốt
rừng làm nương rẫy. Các dựán trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc như dự án 327,
dự án trồng 5 triệu ha rừng, dự án 661... nhằm nâng cao vốn rừng... Hàng loạt
các khu bảo tồn, vườn quốc gia, các dự àn bảo tồn động thực vật hoang dã được
thiết lập nhằm bảo tồn nguồn gen, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học của vườn
quốc gia. Các cơ quan như, công an, bộ đội, hải quan, các tổ chức bảo vệ động
vật hoan dã vào cuộc, hoạt động nhằm ngăn chăn tối đa các hành vi xâm hại đến
vốn rừng. Chính phủ Việt Nam ban hành nhiều bộ luật, văn bản dưới luật, nghi
3


định về quản lý rừng và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm lâm luật, xâm
hại đến rừng. Có thể nói Việt Nam đang quyết tâm bảo tồn và phát triển vốn
rừng, tài sản vô giá của quốc gia và toàn thể nhân loại.Mặt dù tất cả nổ lực trên
góp phần lớn vào việc bảo vệ phát triển rừng, nhưng nạn phá rừng và buôn bán
lâm sản vẫn diễm ra phổ biến. Nhưng chúng ta tin chắt rằng với nổ lực của
chúng ta thì rừng, tài sản vô giá của quốc gia và nhân loại xẽ được bảo tồn và
phát triển bền vững (Nghị quyết số 08/1997/QH10).

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1 khái niệm về rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ là rừng và đất rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn
nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa
khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường.
Có các loại phòng hộ: Theo luật bảo vệ và phát triển rừng (2004)
- Rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.
- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
2.1.2. Rừng phòng hộ đầu nguồn
Trong các loại rừng phòng hộ nêu trên thì ban quản lý rừng phòng hộ
Hương Sơn thuộc rừng phòng hộ thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn vì vậy ta chú
trọng hơn vào rừng phòng hộ đầu nguồn.
•Khái niệm rừng phòng hộ đầu nguồn.
Rừng phòng hộ đầu nguồn là những lâm phần và đất rừng trong lưu vực
nước được sử dụng để sản xuất nước, điều hòa cho các dòng chảy, các hồ chứa
nước để hạn chế lũ lụt, hạn hán, xói mòn và thoái hóa đất, hạn chế bồi lắp lòng
hồ, lòng sông. Ngoài ra chúng còn đảm nhận các chức năng kết hợp khác như:
Điều hòa khí hậu, chông sạt lở ven bờ, bảo vệ các công trình xây dựng ( thủy
lợi, thủy điện, giao thông đô thị....), bảo tồn đa dạng sinh học, kết hợp cung cấp
các sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp và hổ trợ phát triển các ngành kinh tế khác (
công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải...).
Như vậy về mặt không gian rừng phòng hộ đầu nguồn được xác định tại
khu vực đầu nguồn các con sông hoặc các lưu vực nước.

4


Về chức năng chúng gắn kết với bạo vệ đất và nguồn nước cảu một lưu

vực, nơi có tiềm năng đáp ứng nhu cầu nước ngọt của cả vùng.
Ngoài ra chúng còn là nhân tố quan trọng, đảm bảo sự tồn tại và ổn định
cho toàn hệ thống sinh vật- địa lý-kinh tế-chính trị-xã hội trong phạm vi địa bàn
ảnh hưởng của nó.
•Ý nghĩa của rừng phòng hộ
Chức năng của rừng với môi trường sinh thái
- Khí hậu: Rừng có chức năng hình thành và điều hòa khí hậu như điều
hòa nhiệt đới, tăng độ ẩm và lượng mưa, giảm tốc độ gió, điều hòa thành
phân không khí.
- Đất đai: Rừng tham gia vào quá trình hình thành đất, rừng có khả năng
bảo vệ và cải tạo đất.
- Thủy văn rừng: Rừng có khả năng làm tăng số lượng nước và chất lượng
nước, rừng có khả năng điều hòa thủy chế trong lưu vực.
- Rừng hình thành các quần xã sinh vật.
Vai trò của rừng đối với dân sinh kinh tế.
- Vai trò vệ sinh của rừng : Rừng tăng chất lượng môi trường thông qua
việc làm sạch và chống ôi nhiễm cho các nguồn nước và không khí.
- Vai trò tinh thần của rừng: Có tác động tích cực đến tâm lí thưởng thức
tạo điều kiện nghỉ ngơi.
- Vai trò kinh tế của rừng phòng hộ: Cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ, đảm
bảo cho sự phát triển nhiều ngành khác.
•Quản lý bảo vệ rừng phong hộ đầu nguồn
Một số khái niệm chính
- Theo Brooks (1986) thực chức là quản lý bảo vệ lưu vực nước, quản lý
lưu vực nước là hệ thống các biện pháp tác động vào tài nguyên thiên nhiên, các
hệ sinh thái nông lâm ngư nghiệp và tài nguyên con người trong lưu vực nước
nhằm đạt các nhu cầu về chúng. Trong đó có tính các nhân tố kinh tế, xã hội
giáo dục ở trong lưu vực và các vùng lân cận.
- Theo villneuva (1987): Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn là hệ thông
biện pháp bảo vệ và phục hồi phát triển tài nguyên rừng và đất đầu nguồn nhằm

thỏa mản những nhu cầu về lâm sản, nông sản, văn hóa du lịch và khoa học, bảo
vệ đất duy trì nguồn nước, ổn định khí hậu và phòng chống ôi nhiễm.

5


- Theo chuncao (1973) quản lý lưu vực nước là quản lý xử dụng đất để sản
xuất nước có chất lượng nước cao, số lượng tối đa và điều hòa dòng chảy đồng thời
bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên trên cơ sở ổn định sản lượng.
Như vậy về mặt nhận thức quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn là bảo vệ phục
hồi phát triển tất cả các nguồn tài nguyên có trong lưu vực nhằm đảm bảo cho
mục tiêu bảo vệ đất, duy trì hay cải tạo sản lượng nước vì lợi ích chung.
Về mặt thực tiễn quản lý bảo vệ tài nguyên rừng phòng hộ đầu nguồn và
thiết kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt đông nhằm sử dụng các tiềm lực thiên
nhiên,hệ thống canh tác nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu về kinh tế xã hội
và cơ chế hoạt động trong và ngoài khu vực.
Theo những quan điểm về rừng phòng hộ đầu nguồn và vai trò của rừng
phòng hộ chúng ta cần có những tìm hiểu nhiều hơn để quản lý bảo vệ và phát
triển rừng.
2.3 . Cơ sở pháp lý
Đề tài được thực hiện trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước về
công tác quản lý bảo vệ rừng sau:
1. Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/08/91/ và được chủ tịch nước công bố ngày
19 tháng 08 năm 1991.
2. Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của hội đồng bộ trưởng (HDDBT)
này là Chính phủ quy định danh mục động, thực vật quý hiếm và chế độ quản lý
bảo vệ.
3. Quyết định 202/TTg ngày 02/05/1994 của thủ tướng Chính phủ ban hành
quy định về việc khoán bảo vệ rừng, khoang nuôi tái sinh rừng và trồng rừng.

4. Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của chính phủ ban hành quy
định về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
5. Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/06/2004 của chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
6. Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của thủ tướng chính phủ
về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp, về rừng và đất lâm nghiệp.
7. Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của chính phủ về giao
đất, cho thuê đất lâm nghiệp các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp.
6


8. Chương trình 661 của chính phủ về việc tổ chức dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng.
9. Chỉ thị 286/TTg của thủ trướng Chính phủ về tổng kê rừng.
10. Chỉ thị 287/TTg của thủ trướng Chính phủ về tổ chức kiểm tra, truy
quét những tổ chức, cá nhân phá hoại rừng.
11. Chỉ thị 359/TTg ngày 29/05/1996 của thủ trướng Chính phủ về những
biện pháp cấp bách để phát triển và bảo vệ đông vật hoang dã.
12. Quyết định 47/1999/QĐ-BNN-KL ngày 12/03/1999 của bộ NN&PTNT
ban hành quy định kiểm tra việc vận chuyển sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản.
13. Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ quy định
về hoạt động của kiêm lâm.
14. Thông tư 63/2004/ TT-BNN hướng dẫn một số nội dung của nghị định
139 ngày 25/06/2004 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lịnh quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
15. Thông tin liên tịch sổ 102/1999/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày
21/081991 của liên bộ tài chính- nông nghiệp phát triển nông thôn về việc trích
lập quản lý và sử dụng quỹ chống chặt và sản xuất kinh doanh vận chuyển lâm
sản trái phép.

16. Quyết định 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/07/2005 quyết định về việc ban
hành quy chế về khai thác gổ và lâm sản khác.
17. Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ
về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng. Nghị định này có hiệu lực sẽ bãi bỏ
nhị định số 17/HĐBT ngày 17/01/1992 của hội đồng bộ trưởng.
18. Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 do Quốc hội Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 3 tháng 12 năm 2004 và
có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 4 năm 2005.
19. Quyết định 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của bộ NN&PTNT
quyết định về việc ban hành quy dinjdhj kiểm tra, kiểm soát lâm sản.
20. Một số tài liệu của ban quản lý rừng phòng hộ Hương Sơn.
3.1 . Vai trò của thực vật
a) Đối với môi trường
Gần 2,5 tỷ năm trước đây, bề mặt trái đất và bầu không khí ổn định, đủ để
7


hổ trợ sự sống nguyên thủy. Đơn bào sinh vật bắt đầu phát triển ở các vùng biển
và bao phủ cả hành tinh. Một sinh vật đơn giản được gọi là tảo mau xanh xanh
xuất hiện và lây lan các vùng biển. Blue- xanh tảo sử dụng ánh sáng mặt trời và
nước để làm thực phẩm, và trong quá trình, oxy tạo ra. Khi tảo xanh lớn ở các
vùng biển của trái đất, nó đã bắt đầu để lấp đầy không khí với oxy.Các oxy xanh
tảo sản xuất đã làm cho nó cò thể cho các loại sinh vật phát triển.
- Sản xuất thức ăn- nguồn dinh dưỡng cho các sinh vật khác:
“ Nhà máy thực vật” đóng vai trò quan trọng nhất trong chu kỳ của thiên
nhiên. Nếu không có các nhà máy này, có thể không có sự sống trên trái
đất.Chúng là những nhà sản xuất chính duy trì sự sống với những hình thức khác
nhau.Bởi vì các nhà máy là những sinh vật duy nhất có thể làm ra thực phẩm
riêng của mình. Động vật có khả năng làm thức ăn riêng, phụ thuộc trực tiếp
hoặt giàn tiếp vào các nhà máy cung cấp thực phẩm. Hầu hết các loại thực phẩm

chúng ta được sử dụng điều có nguồn gốc từ thực vật.
- Cân bằng nguồn khí:
Oxy chúng ta hít thở điều được cung cấp từ thực vật.Thông qua hô hấp cây
lấy năng lượng từ mặt trời, khí CO2 từ không khí, nước và các khoáng chất từ
đất, quá trình này cho ra nước và oxy.Động vật sử dụng sản phẩm của chúng
thông qua hô hấp.Hô hấp là quad trình sinh vật sử dụng dưỡng khí để giải phóng
năng lượng từ thức ăn, và sau đó CO2được sinh ra. Các chu trình quang hợp và
hô hấp giúp duy trì cân bằng tự nhiên của trái đất giữa O2, CO2 và nước.
Lá là một bộ phận quan trọng của bộ máy quan hợp. Chúng lấy năng lượng
từ ánh sáng mặt trời, và biến nước và CO2 thành đường và tinh bột. Đường và
tinh bột này trở thành thực phẩm cung cấp cho “nhà máy thực vật” cùng với
năng lượng tạo ra để phát triển, để sản xuất hoa và hạt giống, thực hiện trên quá
trình sống khác của thực vật. Quang hợp và cố định CO2 của thực vật là nguồn
năng lượng, nguồn các chất hưu cơ cơ bản nhất trong mọi môi trường sống trên
trái đất.Quá trình quang hợp góp phần nào giúp tháy đổi thành phần của khí
quyển trái đất, với kết quả là thành phần O2 cao.
Động vật và phần lớn các sinh vật khác là sinh vật hiếu khí, phụ thuộc vào
oxy , chung không thể sống được trong môi trương kỵ khí.
Như vậy, có thể cho rằng thực vật là yếu tố cơ bản của sự sống trên trái
đất.Không có thực vật thì nhiều sinh vật khác cũng không thể tồn tại, vì các sinh
vật cao hơn điều trực tiếp hay giàn tiếp phụ thuôc vào thực vật và về cơ bản điều
sử dụng thực vật làm thức ăn. Trong khi đó, hầu hết mọi thực vật điều có thể sử
8


dụng ánh sáng mặt trời tự tạo thức ăn cho minh.
- Quan hệ sinh thái
Quang hợp là do thực vật đất liền và rong, tảo thực hiện là nguồn năng
lượng và chất hữu cơ cơ bản trong gần như mọi hệ sinh thái. Quá trinh quan hợp
đã làm thay đổi căn bản của khí quyển trái đất thời nguyên thủy, với kết quả là

21% oxy như ngày nay. Động vật phần lớn các sinh vật khác là các sinh vật hiếu
khí, phụ thuộc vào oxy , những sinh vật không hiếu khí là có môi trường sống bị
giam hãm trong các môi trường kỵ khí. Thực vật là các nhà sản xuất chính trong
phần lớn các hệ sinh thái mặt đất và tạo thành nền tảng của chuổi thức ăn trong
các chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái này. Nhiều động vật dựa vào thực vật
như là nơi trú ẩn cũng như là nguồn thức ăn và oxy.
Thực vật đất liền là thành phần quan trọng trong chu trình nước và một vài
chu trình hóa địa sinh khác. Một số thực vật cộng sinh cùng với vi khuẩn cố
định đạm, làm cho thực vật trở thành một phần quan trọng trong quá trình nitơ.
Các rễ thực vật đóng vai trò thiết yếu trong sự hình thành và phát triển của các
loại đất và ngăn chặn xói mòn đất. Các quần xã sinh vật trên trái đất được gọi
tên theo loài thực vật là do thực vật là các sinh vật thống lĩnh trong các quần xã
này.
Hàng loạt các động vật đã cùng tiến hóa với thực vật. Nhiều động vật thụ
phấn cho hoa để đổi lấy nguồn thức ăn trọng dạng phấn hoa hay mật hoa. Nhiều
loài động vật cũng làm phân tán các hạt rộng khắp do chúng ăn quả để lại hạt trong
phân của chùng. Cây ổ kiến gai (Myrmecodia armata) là những thực vật đã cùng
tiến hóa với kiến. Cây cung cấp nơi cư trú, và đôi khi là thức ăn cho kiến. Đổi lại
kiến bảo vệ cây tránh các loại động vật ăn cỏ và đôi khi là các cây cạnh tranh
khác.các chất thải của kiến lại cung cấp một lượng phân bón hưu cơ cho cây.
b) Đối với con người:
- Cung cấp môi trường và điều kiện sống:
+ Nguồn không khí:
O2 trong không khí chúng ta hít thở điều từ quan hợp của cây.Chất lượng
của không khí ngày nay bị ảnh hưởng bởi các khu công nghiệp, quá trình độ thị
hóa, từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Cây có thể ngăn chặn sự
chuyển động của bụi và các chất ôi nhiễm thông qua việc hấp thụ CO2, làm
giảm hiệu ứng nhà kính gây ra từ việc đốt các nhiên liệu hòa thạch như: than đá,
dầu khí,...
9



+ Nguồn nước
Cây là rất quan trọng đến chất lượng nước chúng ta sử dụng.một bao bì đa
dạng của thực vật viện trợ trong việc duy trì sức khẻo lưu vực sông, suối, hồ
bằng cách giữ đất tại chỗ, kiễm soát dòng chảy và lọc các trầm trích từ nước.
+ Khí hậu
Khí hậu khu vực bị ảnh hưởng bởi số lượng và loại bao gồm nhà máy.
Rừng và đầm lầy, ví dụ, có thể mát khí hậu địa phương , thảm họa tự nhiên,
chẳn hạn như hạn hán, đã đỗ lỗi cho việc phá hủy rừng và cây trồng cộng đồng
cực kỳ quan trọng khác.
+ Hệ sinh thái
Những từ hệ sinh thái có nghĩa là cách thức con người, thực vật và động vật
điều sống cùng nhau hỗ trợ nhau. Mỗi loài phục vụ một vai trò quan trọng hoặc
mục đích trong công đồng. Các nhà máy là rất quan trọng cho sự cân bằng của
thiên nhiên và trong cuộc sống của người dân. Cây xanh, sở hưu chất diệp lục, sản
xuất thức ăn cho riêng và tạo oxy trong quá trình gọi là quang hợp, trong đó nước
và carbon dioxide được kết hợp bởi năng lương của ánh sáng. Cây có nguồn gốc
tối hậu của thực phẩm và năng lượng trao đổi chất cho gần như tất cả động vật
không thể sản xuất cho riêng mình. Bên cạnh đó các loại thực phẩm như ( ngũ
cốc, trái cây và rau) sản phẩm cây trồng quan trọng đối với con người bao gồm gỗ
và các sản phẩm gỗ, sợi, thuốc, dầu, cao su,... Vì vậy các nhà máy cung cấp cho
người dân không chỉ nuôi dưỡng, nhu chỗ ở, quần áo, thuốc men, nhiên liệu và
các nguyên liệu thô mà từ đó các sản phẩm vô số khác được thực hiện.
- Cung cấp tài nguyên sống:
+ Thực phẩm
Phần lớn nguồn dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào ngũ cốc, các loài
thực vật khác mà con người cũng dùng bao gồm các loài hoa quả, gia vị và cây
thuốc.
Mặc dù 3.000 loài thực vật đã được sự dụng làm thực phẩm cho con người

nhưng khoảng 90% lương thực thế giới đến từ 20 loài thực vật. Ba loại: lúa, lúa
mì và ngô là ba loại cây lương thực quan trọng nhất.
+ Thẩm mỹ
Cây có tuyệt vời “ thẩm mỹ” giá trị có nghĩa là họ thêm vào vẻ đẹp của
những nơi mà chúng ta đang sống. Có bao nhiêu người trong chúng ta sống mà

10


không có các loài thực vật xung quanh chúng ta, bao gồm các khu rừng, rừng, và
đồng cỏ xung quanh thành phố và thị trấn của chúng ta.Cỏ dại bản địa cung cấp
sử dụng với liên kết đến lịch sử của chúng ta.
+ Y học:
Trong suốt lịch sử các nhà máy đã được tầm quan trọng lớn đối với y
học.80% các loài thuốc có nguồn gốc từ thưc vật hoang dã. Trong thực tế 25%
của tất cả quy định bằng văn bản hằng năm tại hoa kỳ có chứa hóa chất từ thực
vật, mặt dù tất cả các tiến bộ y tế, chỉ có 2 % của các loài thực vật trên thế giới
đã từng thử nghiệm đối với tiềm năng y tế của họ. Điều đó có ý nghĩa là có
nhiều loài thuốc quan trọng vẫn chưa được phát hiện.
Cây cung cấp nhiều loài thuốc hưu ích. Một số nhà máy đã được sử dụng
làm thuốc chữa bệnh cho hằng trăm năm. Các vỏ cây cành ki na được sử dụng
400 năm trước để giảm sốt. Nó vẫn còn được sử dụng để làm cho quinin, một
loài thuốc dùng để điều trị bệnh sốt rét và bệnh khác. Một loại thuốc được gọi là
digitalis, được sử dụng điều trị bệnh tim. Nó được làm từ lá khô của cây bao tay
bằng da chồn tím. Rễ của khoai Mexico được sử dụng trong sản xuất cortisone,
một loài thuốc hưu ích trong điều trị viên khớp và một số bệnh khác.
+ Sản xuất công nghiệp:
Cây cảnh cũng rất quan trọng đối với các hàng hóa mà họ cung cấp sợi từ
các nhà máy cung cấp quần áo.Gỗ để xây dựng nhà cửa chúng ta phụ thuộc vào
các nhà máy.Một số sản phẩm thiên nhiên được làm từ thực vật, như ethanol làm

từ ngô và đậu nành diesel làm từ đậu nành.
+ Giải trí
Nhà máy cộng đồng là nơi cơ sở cho nhiều hoạt động giải trí quan trọng,
bao gồm đi bộ đường dài, câu cá, săn bắn, quan sát thiên nhiên.
+ Kiểm soát xói mòn
Các loài hoa dai tinh tế mà rãi rát trên đường lề ở Iowa trong mùa hè, mùa
xuân và mùa thu bảo vệ khỏi xói mòn do mưa gây ra.
2.2. Giá trị của nguồn tài nguyên thực vật tại BQLRPH Hương Sơn
Kết quả điều tra tại BQLRPH Hương Sơn ghi nhận nhiều loài có giá trị cao
về kinh tế và thẩm mỹ, như nhiều loài cây lấy gỗ quý, các loài cây làm thuốc,
các loài chứa tinh dầu, các loại làm cảnh trong họ lan (Orchidaceae) đẹp có giá
trị kinh tế và quí hiếm về nguồn gen, như: thủy tiên hường (Dendrobium

11


amabile (Lour),Ngọc điểm ( Dendrobium farmeri Paxt.), Vân hài (Paphiopedium
callosum(Reichb.f.) Stein), Đuối cáo (Rhynchostylis retusa (L.)Bl.), Vảy rồng
(Dendrobium lindleyi Steud.).
Tại đây, bắt gặp nhiều loại làm cảnh phổ biến trong đô thị hiện nay: Sữa
(Alstonia scholaris (L.) R Br.), Lộc vừng (Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.),
một số cây có giá trị cảnh quan, cho bóng mát vừa có giá trị gỗ chất lượng như,
Vàng anh (Saraca indica L.), Nhội (Bischofia javanica Blume), Lát hoa
( Chukrasia tabularis A. Juss).
Nhiều loài có trữ lượng lớn trong tự nhiên như, Lim xẹt (Peltophorum
pterocarpum), Xoay (Dialium cochinchinense), Vú hương (Cinnamomum
parthenoxylon), Giổi xanh (michelia mediocris), Lát hoa ( Chukrasia tabularis),
Ráng ô phụng (Asplenium nidus), Sau sau ( Liquidambar formosana), Thu hải
đường (Begonia aptera)
Nhiều loài thuốc có trữ lượng lớn trong thiên nhiên có thể khai thác ở mất

độ hợp lý và đảm bảo sự tái sinh của cây con như: Thiên niên kiện
(Homalomena occulta (Lour.) Schott), Gối hạc trắng (Leea guineensis G.Don),
Bạch bộ (Stemona tuberosa Lour.), Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas
Merr.), Dung giây (Symplocos laurina (Retz) Wall.Var .acuminata (Miq.)
Brand), Đỗ trọng nam ( parameria laevigata (Juss) Mild.), Là khôi ( Ardisia
gigantifolia Staff.), Sầu đâu cứt chuột (Brucea javanica (L.) Merr.), Bá bệnh
(Eurycoma longifolia jack subsp.longifolia)...

12


PHẦN 3:
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu cụ thể sau:
- Lập ra danh lục các loại thực vật cây gỗ tại 2 tiêu khu 378 và 379 của Ban
quản lý rừng phòng hộ Hương Sơn.
- Xác định sự phân bố và loài chiếm ưu thế tại các vị trí khác nhau.
- Đề tài cũng nhằm tìm hiểu các biện pháp quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn
từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp.
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thực vật tại 2 tiểu khu 378 và 379 thuộc Ban
quản lý rừng phòng hộ Hương Sơn, tập trung vào các nhóm tài nguyên thực vật
chính gồm: nhóm cây lấy gỗ: nhóm cây làm thuốc; nhóm cây cho tinh dầu;
nhóm song mây và nhóm cây làm cảnh cho bóng mát.
3.3 Nội dung
3.3.1 Tìm hiểu tình hình cơ bản của Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Sơn.
- Tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hóa của xã Hương Sơn.
- Tình hình cơ bản tại Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Sơn.

3.3.2 Điều tra về chủng loại cây tại 2 tiểu khu 378 và 379
- Thành phần và số lượng của nhóm cây chứa tinh dầu.
- Thành phần và số lượng của nhóm song mây.
- Thành phần và số lượng của nhóm cây làm dược liệu.
- Thành phần và số lượng của nhóm làm cảnh và cho bóng mát.
3.3.3 Điều tra về thành phần và số lượng của từng chủng loại tại 2 tiểu khu
378 và 379
- Thành phần và số lượng của nhóm cây chứa tinh dầu.
- Thành phần và số lượng của nhóm song mây.
- Thành phần và số lượng của nhóm cây làm dược liệu.
- Thành phần và số lượng của nhóm làm cảnh và cho bóng mát.

13


3.3.4 Điều tra về cấu trúc tổ thành cây gỗ theo từng độ cao
- Điều tra cấu trúc tổ thành tầng cây cao tại độ cao 239 m đến 416 m.
3.3.5 Điều tra về phân bố chủng loại theo trạng thái rừng
- IC , IIA, IIB, IIIA1, IIIA2, IIIB.
3.3.6Điều tra về phân bố chủng loại theo vị trí
- Chân, sườn, đỉnh.
3.3 7 Tìm hiểu các biện pháp quản lý bảo vệ và đề xuất
- Công tác tuyên tuyền pháp luật bảo vệ rừng
- Công tác phòng chống cháy rừng
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác công tác quản
lý và bảo vệ rừng
- Đối với công tác tuyên tuyền pháp luật bảo vệ rừng
- Đối với công tác PCCCR
3.4 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu

+ khí hậu thủy văn: sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu về khí hậu của
địa phương.
+ Xác định độ cao: dựa vào máy RPS để xác định độ cao.
- Điều tra tổ thành rừng tầng cây cao: Trong phương pháp này thì khu vực
nghiên cứu quá rộng, địa hình khó khăn nên dùng phương pháp khảo sát theo
tuyến tại một số điểm cần thiết, thu thập tiêu bản thực vật. Địa điểm điều tra là
khoảng 1, tiểu khu 378.
- Cách thiết kế OTC.

14


+ Kích thước mỗi ô tiêu chuẩn là 10m x50m (500m2)
+ Dùng thước giây đo đường kính D 1.3(cm), dùng thước mét đo đường
kính tán ( theo hướng Bắc-Nam, Đông-Tây),xào đo cao đo chiều cao vút ngọn
Hvn (m) và chiều cao dưới cành (Hdc).
+ Tiến hành xác định tên loài cây, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của
chúng.
+ Thu thập mẫu vật, xác định tên
- Điều tra phỏng vấn:
+ Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm ban quản lý rừng phòng hộ theo định hướng
các nội dung nghiên cứu.
 Phương pháp xử lý số liệu:
- Thu thập, bảo quản mẫu vật sau đó tiến hành định danh.
- Tính số bình quân, xây dựng công thức tổ thành cây tầng cao theo các
công thức:
+ Số bình quân:
x=

1 n

∑ xi
n i =1

15


+ Hệ số tổ thành loài cây được xác định bằng công thức:
Ki =

Xi
.10
N

Trong đó Ki: là hệ số tổ thành của loài i (thể hiện loài nào chiếm ưu thế
trong lâm phần cây gỗ )
Xi: là số cá thể của loài i( Xi ≥ X tb )
N: Tổng số cá thể trong ô tiêu chuẩn.
Những cây tham gia vào công thức tổ thành loài cây phải có số lượng cây
lớn hơn hoặc bằng với số cây trung bình của một loài.
Với

Xtb=N/a

Trong đó:
Xtb: là số cây bình quân của loài
N: là tổng số cây trong ô tiêu
a: tổng chuẩn số loài cây
 Phương pháp xử lý số liệu
- Thống kê và xử lý số liệu: dùng phần mền excel để nhập dữ liệu, sau đó
dùng công thức tình toán trong excel để thống kê số liệu.

- Phân loại chọn lọc số liệu theo từng nội dung.
- Sắp xếp lựa chọn các thông tin theo từng chuyên đề cụ thể.

16


PHẦN 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình cơ bản của xã Hương Sơn huyện Nam Đông, tỉnh thừa thiên huế

Bản đồ hành chính xã Hương Sơn, huyện Nam Đông
 Điều kiện tự nhiên
- vị trí địa lý và địa hình
- Nam Đông là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thừa
Thiên Huế, cách đường quốc lộ 1A 25 km và cách thành phố Huế 50 km. Toàn
huyện có 10 xã và 1 Thị Trấn.
- Trên địa bàn xã chỉ có một tuyến độc đạo là tỉnh lộ 14B, nối trung tâm
huyện và quốc lộ 1A dài 33km.
- Vị trí địa lý của vùng, với những hạn chế về khí hậu thời tiết, địa hình,
đặc biệt là giao thông đã tạo nên những thách thức cho xã trong việc phát triển
kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo trật trự an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, để
Hương Sơn trở thành một vùng phát triển sầm uất trong thời kì đổi mới của
một vùng núi, cần hình thành các điểm dân cư, dịch vụ trên tỉnh lộ 14B, tạo ra
kết cấu hạ tầng liên hồi, mở rộng lưu thông với huyện A lưới, tạo ra nhiều ngành
nghề nhằm giải quyết công ăn việt làm cho người dân miền núi, giảm sức ép vào
rừng, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp tại địa phường.... Đây là tiền đề
17


cho kinh tế Hương Sơn phát triển.

Địa hình địa thế xã Hương Sơn thấp dần từ phía Nam về Bắc
Ven các sông là những bãi bồi tương đối bằng phẳng tập trung ở thung lũng
Hương Sơn, có độ dốc từ 50-250, ở độ cao >80 m thường có độ dốc lớn vả rừng
tự nhiên. Là xã miền núi có địa hình phức tạp, gần 100% diện tích lãnh thổ là
núi đồi còn ít bãi bồi ven sông suối
- Đất đai
Đất Feralit đỏ vàng vùng đồi và núi thấp phát triển trên trầm trích và biến
chất có kết cấu hạt mịn.
Đất Feralit vàng nhạt vùng đồi phát triển trên đá trầm trích và biến chất có
kết cấu hạt thô.
Đất Feralit mùn vàng đỏ núi trung bình phát triển trên đá trầm trích và biến
chất có kết cấu hạt thô.
Đất Feralit vàng nhạt núi thấp phát triển trên đá hỗn hợp.
Đất Feralit vàng đỏ núi trung bình phát triển trên đá phún xuất tính chua.
- Khí hậu và thủy văn
Hương Sơn năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng khí
hậu nhiệt đới điểm hình ở phía nam và có mùa đông tương đối lạnh ở phía Bắc.
Hương Sơn có 2 mùa rỏ rệt, mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh.Nhiệt độ
trung bình năm là 24,4oC, thấp hơn nhiệt độ trung bình của tỉnh Thừa Thiên
Hếu, số ngày nắng trung bình năm khoảng 1.852 giờ.
- Sông suối ở Hương Sơn tương đối nhiều, .Đây là nguôn nước chính để
cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt nhân dân trong vùng và là nơi lấy nước tưới cho
nông nghiệp.Các chi lưu sông, khe suối này có tiềm năng về nước tưới rất lớn và
cũng có tiềm năng thủy điện. Nhưng do lưu vục sông hẹp, độ dốc khá lớn của
các dòng sông , suối ngắn lại thên trử lượng phân phối không điều nên thương
xuyên xảy ra hạn hán nặng vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè, gây ảnh hưởng
đến cấy trồng và quá trình sinh trưởng phát triển của chúng. Cây trông không đủ
độ ấm do đó phát triển kém và cho năng xuất thấp làm cho đời sống của những
người dân sản xuất nông nghiệp, nhất là đới sống đồng bào dân tộc gặp nhiều
bấp bênh


18


×