Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, hiện trạng phân bố và thử nghiệm nhân giống loài táu duyên hải (vatica mangachapoi blanco subsp obtosifolia (elm ) ashton ) tại vùng cát tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.48 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA LÂM NGHIỆP

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, hiện trạng phân bố và
thử nghiệm nhân giống loài Táu Duyên hải (Vatica mangachapoi
Blanco. subsp. obtosifolia (Elm.) Ashton.) tại vùng cát tỉnh Thừa
Thiên Huế.

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thiết
Lớp :

Quản lý rừng 45.B

Giáo viên hướng dẫn :Th.s Lê Thị Diên
Địa điểm thực tập :
Thời gian thực tập:

các huyện vùng cát tỉnh Thừa Thiên
Huế.
1/2015 – 5/2015

Bộ môn : Quản lý tài nguyên rừng và môi trường

Huế, 2015


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh miền Trung có kiểu sinh thái đặc thù với


dạng thổ nhưỡng có tên gọi “cát nội đồng”. Đất cát nội đồng ở đây có độ phì nhiêu
tự nhiên rất thấp, lượng sét nhỏ hơn 15%, chủ yếu là cát trắng. Do đó khả năng giữ
nước và các chất dinh dưỡng kém. Vào mùa mưa nước dễ thấm sâu vào lòng đất,
nhiều nơi ngập úng liên tục. Vào mùa khô, đất khô hạn, nóng, lớp đất mặt khô rất
nhanh, hấp nhiệt mạnh khiến cho nhiệt độ bề mặt rất cao. Với những điểm đặc thù
đó, đất cát nội đồng rất dễ bị rửa trôi, xói mòn. Cùng với biến đổi khí hậu trên
phạm vi toàn cầu, trái đất nóng dần, hiện tượng cát bay lấn chiếm ruộng đồng, làng
mạc ngày càng phổ biến, đã làm suy giảm tính đa dạng vốn đã nghèo nàn của nó và
ngày càng được mở rộng thêm về diện tích theo thời gian.
Nhằm xây dựng cơ sở cho việc phát triển và phủ xanh vùng cát ở đây theo hướng
bảo tồn đa dạng sinh học, việc mở rộng các hệ sinh thái vùng cát một cách tự nhiên
với các loài cây trồng bản địa thay vì các loài ngoại lai là hướng đang được quan
tâm hiện nay.
Táu Duyên hải (Vatica mangachapoi Blanco. subsp. obtosifolia (Elm.) Ashton.) là
một trong số không nhiều cây gỗ bản địa hiện có trên vùng cát nội đồng. Đây cũng
là loài cây duy nhất thuộc họ Dầu (Dipteracarpaceae) phân bố tự nhiên trên vùng
cát tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Cây có khả năng chịu hạn tốt, mặc dù điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt, đất có độ kết dính kém, nghèo dinh dưỡng, úng lúc mưa, hạn
lúc nắng, chịu nhiều tác động của khí hậu và thời tiết bất lợi, thậm chí là cực đoan
của vùng cát nội đồng, nhưng nó vẫn hình thành quần thể ưu thế và phát triển khá
mạnh ở một số địa phương. Nó cũng có nhiều đặc điểm phù hợp để làm cây chắn
gió, chắn cát bay, cát di động, giúp bảo vệ và cải tạo đất. Ngoài ra, cây Táu còn có
nhiều lợi ích về mặt kinh tế và giá trị bảo tồn.
Đó là lý do chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh
vật học, hiên trạng phân bố và thử nghiệm nhân giống sinh dưỡng loài Táu Duyên
Hải tại vùng cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế”.


PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về vùng cát nội đồng
Vùng cát nội đồng là một vùng sinh thái đặc biệt, phần lớn có điều kiện khắc
nghiệt, nhiệt độ bình quân trong năm cao, úng lúc mưa và hạn lúc nắng, độ phì đất
hết sức thấp, thậm chí có nơi chỉ là một vùng đất cát trắng phau không màu mỡ,
không có thực bì, nhìn qua như một tiểu sa mạc. [16]
2.1.1.2. Khái niệm về rú cát
Theo báo Thừa Thiên Huế thì có thể hiểu một cách đơn giản “rú cát” là một dạng
“rừng trên cát”, là diện tích đất có thảm thực vật là cây bụi che phủ. Tuỳ theo khả
năng giữ nước và độ ẩm mà ta có các loại rú cát khác nhau. Rú khô hạn gặp ở các
đồi cát cao, quanh năm khô nước. Rú bán khô hạn gặp ở các đồi cát trung bình
hoặc đồi cát cao gần khu dân cư và sản xuất nông nghiệp. Hay rú ẩm bắt gặp nơi
vùng đất ven trằm, bàu. Dù bất cứ ở dạng thể nào, trên những rú cát là những loại
cây mọc hay thảm thực vật đặc biệt, có khả năng chịu đựng và thích nghi đến bất
ngờ. [3]
Theo giải thích của Từ điển bách khoa nông nghiệp thì “Rú là diện tích có thảm
thực vật là cây bụi che phủ, khác với rừng có thảm thực vật cây gỗ lớn và với đồng
cỏ thảo nguyên hoặc xavan là thảm thực vật cây thân cỏ. Phần lớn rú ở vùng nhiệt
đới là do sự thoái hóa của rừng rậm thứ sinh vì khai thác lạm dụng, làm rẫy đốt
nương mà tạo nên và gồm chủ yếu những cây bụi chịu khô như Sim (Rhodomyrtus
tomentosa), Thanh hao (Baeckea frutescens), Lành ngạnh (Cratoxylon
polyanthum),… [...]
Đối với khu vực vùng cát ven biển và vùng cát nội đồng ở Thừa Thiên Huế và
Quảng Trị thì người dân thường hiểu khái niệm rú khác đi. Chẳng hạn rú Lịnh ở
Vĩnh Linh, Quảng Trị có tổ thành chính là những loài cây gỗ từ dạng cây gỗ nhỏ
đến dạng cây gỗ lớn, trữ lượng khá cao. Ở Thừa Thiên, điển hình là các xã vùng
cát nội đồng huyện Phong Điền, rú không chỉ là loại hình thoái hóa có thảm thực
vật là Sim, Mua, Tràm, Chổi… trái lại có một số diện tích rú có thảm thực vật là
cây gỗ nhỏ đến cây gỗ nhỡ, đa dạng loài. Một vài rú có độ tàn che cao, chiều cao

từ mặt đất đến tầng tán trên cùng có thể đạt 8 – 10m. [6]
2.1.1.3. Khái niệm về nhân giống sinh dưỡng


Nhân giống sinh dưỡng là nhân giống bằng các vật liệu vô tính, tức là không có sự
kết hợp giữa các tính đực và cái của cây bố mẹ để tạo phôi như trong nhân giống từ
hạt. Các đặc tính di truyền của cây được nhân ra hoàn toàn giống với cây mẹ ban
đầu (cây đầu dòng). Tập hợp các cây được hình thành qua nhân giống sinh dưỡng
từ một cây mẹ ban đầu, đồng nhất về mặt di truyền được gọi là dòng. [7]
Có 4 phương pháp chính nhân giống sinh dưỡng cây lâm nghiệp:
- Giâm hom cành: thúc đẩy rễ hình thành trên một đoạn thân cắt từ cây mẹ sao
cho trở thành một cây độc lập.
- Ghép: gắn một phần nhỏ lấy từ cây được tuyển chọn (chồi hay đoạn cành
nhỏ) lên một cây khác đã có rễ, thường là cùng một loài.
- Chiết: thúc đẩy rễ hình thành trên cành khi cành còn gắn trên cây mẹ tuyển
chọn.
- Nuôi cấy mô: thúc đẩy các tế bào từ cây mẹ tuyển chọn sinh trưởng trên
những môi trường đặc biệt và bằng cách thay đổi thành phần môi trường
thúc đẩy các tế bào này hình thành rễ, lá và cành. [7]
Tuy nhiên trong đề tài này chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu thử nghiệm phương
pháp giâm hom cành đối với loài Táu Duyên Hải.
2.1.1.4. Khái niệm về chất điều hòa sinh trưởng
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (còn gọi là các hormone sinh trưởng) là những
chất được sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình sinh trưởng phát triển của
cây. Trong suốt đời sống, cây phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển như nảy
mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả. Các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây tiến hành các
giai đoạn này một cách cân đối hài hòa theo đặc tính và quy luật phát triển của cây
với liều lượng rất thấp. [10]
Bên cạnh các chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên (được tổng hợp ở trong cơ thể
thực vật) còn có các chất do con người tổng hợp nên (gọi là các chất điều hòa sinh

trưởng nhân tạo). Ngày nay bằng con đường hóa học con người đã tổng hợp nên
hàng loạt các chất khác nhau nhưng có hoạt tính sinh lý tương tự cới các chất điều
hòa sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhằm tăng năng suất và phẩm chất của
cây trồng. Các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo ngày càng phong phú và được
ứng dụng rỗng rãi trong sản xuất nông nghiệp.
Axit indol-3-butyric (IBA): Axit indol-3butyric (axit 1H-indol-3-butanoic, IBA) là
một tinh thể màu trắng để ánh sáng vàng
vững chắc, với công thức phân tử


C12H13NO2. Nó nóng chảy ở 125 0C trong áp suất khí quyển và phân hủy trước
khi sôi. IBA là một hormone thực vật thuộc nhóm auxin và là thành phần trong
nhiều sản phẩm được sản xuất nhằm kích thích sinh trưởng của rễ. ngoài ra IBA
còn có một số tên khác như axit indol-3-butyric, axit 3-indolebutyric, axit
indolebutyric. IBA không hòa tan trong nước, nó thường được hòa tan trong nước
với nồng độ 75% hoặc với rượu để sử dụng làm chất kích thích ra rễ.
2.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về sự phân bố và đa dạng của hệ thực vật, thảm thực
vật cũng được nhiều tác giả nghiên cứu từ sớm. Đặc biệt đối với vùng cát tỉnh
Thừa Thiên Huế thì điển hình có nghiên cứu của nhà giáo Đỗ Xuân Cẩm gồm các
công trình sau:
- Công trình: “Đỗ Xuân Cẩm (2004). Bước đầu điều tra đánh giá hiện trạng
khu hệ thực vật và đề xuất giải pháp phục hồi, phát triển bền vững hệ sinh
thái vùng cát nội đồng thuộc tỉnh Thừ Thiên Huế” năm 2007
Kết quả, qua điều tra từ tháng 5 – 9 năm 2001, đã thu thập, mô tả, ghi nhận được
trên 350 loài thực vật khác nhau hiện diện ở 2 xã Phong Hòa, Phong Thu thuộc
huyện Phong Điền và xã Quảng Thái thuộc huyện Quảng Điền, và đã giám định
tên khoa học của 257 loài. Phần lớn các loài thực vật bước đầu ghi nhận đều tập
trung trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là
lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) với 196 loài (chiếm tỉ lệ 76,26%), thuộc 145 chi

(chiếm tỉ lệ 74,36%), trong 68 họ (chiếm tỉ lệ 71,58%). Ngành Khuyết thực vật
(Pteridophyta) có số loài thấp nhất, chỉ có 9 loài (chiếm tỉ lệ 3,51%), thuộc 9 chi
(chiếm tỉ lệ 4,62%) trong 9 họ (chiếm tỉ lệ 9,47%). Trong tập hợp loài thực vật
khảo sát được, đã ghi nhận được nhiều nguồn gen hoang dại có giá trị nhiều mặt:
cung cấp gỗ, củi, dược liệu, thực phẩm. Chẳng hạn như nhiều loài cây gỗ có giá trị
thương phẩm cao tồn tại lâu đời nay còn sinh trưởng phát triển bình thường có thể
kể là Trai, Dẻ, Trâm bầu, Rỏi mật…; một số loài cây cung cấp dược liệu như Quế
rành, Dây đất, Rau má, Hy thiêm, Muồng trâu, Chạc chìu, Cỏ sữa, Chó đẻ, Chổi
ốc, Kim tiền thảo, Nhân trần, Tơ xanh, Dầu nóng, Ngấy hương, Dành dành, Bướm
bạc, Muồng truổng, Bách bệnh, Dung chè, Cốc tinh thảo…
- Công trình: “Đỗ Xuân Cẩm (2004). Tiềm năng sử dụng cây bản địa vùng cát
Thừa Thiên Huế năm 2012


Kết quả điều tra cho thấy có ít nhất 35 loài cây gỗ hoang dại mọc tập trung ở các rú
cát hoặc mọc phân tán khắp trong các vùng thổ cư có giá trị nhiều mặt. Có nhiều
loài cho gỗ tốt như Gụ lau, Trai nước, các loài Trâm, các loài Dẻ, Rỏi mật, Quế
rành. Đây là những loài thích nghi lâu đời với vùng cát ven biển Thừa Thiên Huế,
có khả năng tái sinh hạt mạnh, một số còn có khả năng tái sinh chồi khỏe. Số loài
cây bụi mọc tập trung ở các trạng thái rú cát và mọc phân tán ven làng mạc, khu
nghĩa địa, trảng cát, đồi cát khá nhiều. Đây là nhóm loài có nhiều tác dụng khác
nhau, như góp phần ngăn chặn cát bay, cát chuồi. Nhiều loài trong số chúng có khả
năng phát tán mạnh, chịu được khô hạn, chua úng. Một số loài có thể làm cây tiên
phong trong phát triển rừng trồng và rừng tự nhiên. Thuộc nhóm loài này có thể kể
là: Ô rô, Xương rồng 3 cạnh, Xương rồng khế, Vợt gai, Tràm, Chổi, Mua, Sim,
Sim rừng, Trâm móc, Lấu, Chành ràng, Bốm gai, Gai xanh, Bách bệnh, Cam rượu,
Sóc, Chạc chìu, Dứa dại, …
- Công trình: “Đỗ Xuân Cẩm (2004). Rú cát nội đồng, một sinh cảnh cần
được bảo tồn trên tạp chí nghiên cứu và phát triển – Sở Khoa học và Công
nghệ TTH – số 04, 2004

- Công trình: “Đỗ Xuân Cẩm. Phục hồi rú cát tự nhiên: Hướng chiến lược bảo
tồn đa dạng sinh học vùng cát nội đồng”
Các công trình nghiên cứu đã nêu lên chi tiết về đặc điểm tự nhiên, sinh thái, sự đa
dạng của hệ sinh thái vùng cát nội đồng Thừa Thiên Huế
Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu như:
- Công trình: “Báo cáo tổng hợp về điều tra đánh giá tiềm năng đất đai vùng
cát ven biển Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển kinh tế” của nhóm tác giả
thuộc Viện địa lý tài nguyên TP Hồ Chí Minh do PGS. TS Hồ Chín chủ
nhiệm.
Kết quả điều tra đã nêu lên khá rõ nét về đặc điểm tự nhiên, sinh thái, kinh tế của
vùng cát tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu kiến thức bản địa trong việc sử dụng và bảo tồn rú cát nội đồng
của các tỉnh duyên hải Bắc miền Trung. Võ Thị Minh Phương, Lê Thái
Hùng, Trần Minh Đức, 2009
Các công trình nghiên cứu về nhân giống cây trồng bản địa ngày càng được mở
rộng, nhằm bảo tồn và phục hồi các loài cây bản địa. Điển hình có một số công
trình như:
- Công trình: “Nhân giống Xoan Ta bằng phương pháp giâm hom và ghép cây
mầm” của nhóm tác giả Đoàn Thị Mai, Lê Sơn, Nguyễn Thị Mỹ Hương,


Lương Thị Hoan và các cộng tác viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Giống
cây rừng Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam
Kết quả đã chỉ ra rất rõ ràng về ảnh hưởng của loại và nồng độ chất kích thích, sự
ảnh hưởng của giá thể và tuổi hom đến kết quả giâm hom.
- Công trình: “Nhân giống một số loài cây rừng bằng phương pháp giâm hom
và triển vọng trồng rừng của chúng” của tác giả Trần Văn Tiến
Kết quả nghiên cứu đã nêu lên khá rõ về khả năng giâm hom cũng như tỷ lệ ra rễ
của các loại cây trồng bản địa quý hiếm như Pơ mu (Fokienia hodgisii), Bách xanh
(Calocedrus macrolepis), Hồng tùng (Dacrydium elatum), Bạch tùng (Podocarpus

imbricatus), Xá xị (Vù hương) (Cinnamomum parthenoxxylon).
2.1.3. Các cơ sở nghiên cứu
2.1.3.1. Cơ sở nghiên cứu về phân bố và đa dạng thực vật tại vùng cát nội đồng
Do địa hình vùng cát khá phức tạp, đất cát khô, rời rạc, dễ bị di động do gió thổi và
nước kéo trôi. Điều kiện môi trường của vùng đất này trong vài thập niên vừa qua
có sự biến động khá mạnh do tác động của thiên nhiên và con người. Bão lụt hàng
năm thường xuyên đe dọa đời sống của cư dân địa phương. Nguy cơ sạt lở bờ biển
và hiện tượng cát bay, cát trôi, cát chuồi là những mối đe dọa thường xuyên. Vì
vậy nó đã và đang bị sa mạc hóa.
Thảm thực vật chủ yếu là các cây bản địa, mức độ đa dạng thấp, chủ yếu là các
trảng cỏ khô. Thực trạng nhiễm mặn đất trồng, sa mạc hóa cảnh quan, gia tăng hạn
hán, ngập úng… do hậu quả của khai khoáng và đào hồ nuôi trồng thủy sản thiếu
kiểm soát gây ra, đã và đang là vấn nạn của đời sống cư dân tại chỗ. Trong khi
nhiều nơi trên trái đất đang có xu hướng đi tìm cách phát triển bền vững thì nơi đây
hầu như đang làm ngược lại.
Một trong những phương thức phát triển bền vững là xây dựng hệ thống nông lâm
kết hợp lấy nguồn gen bản địa làm gốc, bổ sung nguồn gen ngoại lai ở chừng mực
nhất định không làm suy thoái đa dạng sinh học, trên cơ sở hiểu biết tường tận tiềm
năng đất đai và đa dạng sinh học. Nên việc xác định khu vực phân bố nhằm đưa
cây trồng mở rộng các diện tích rừng rú, tăng độ che phủ cho đất, giúp cải thiện
tính chất đất, hạn chế quá trình xói mòn, rửa trôi, cát bay, cát nhảy, nâng cao khả
năng phòng hộ của nó là cần thiết.
2.1.3.2. Cơ sở nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng
 Cơ sở tế bào:
Cũng như các loài sinh vật khác, cơ thể cây rừng được tạo ra rừ tế bào. Tế bào là
một cơ thể hoàn chỉnh. Haberlandt (1902) là người đầu tiên đề ra phương pháp


nuôi cấy tế bào thực vật để chứng minh cho tính toàn thể của tế bào. Theo ông mỗi
một tế bào bất kỳ của một cơ thể sinh vật đa bào đều có khả năng tiềm tàng để phát

triển thành một cá thể hoàn chỉnh. Như vậy mỗi tế bào riêng lẽ của một cơ thể đa
bào đều chứa đầy đủ toàn bộ lượng thông tin di truyền cần thiết của cả sinh vật đó
và nếu gặp điều kiện thích hợp thì mỗi tế bào có thể phát triển thành một cơ thể
sinh vật hoàn chỉnh. [19]
 Cơ sở phát sinh và phát triển
Quá trình phát sinh, phát triển cá thể của mỗi sinh vật nói chung và cây rừng nói
riêng được điều khiển bởi bộ gen đặc trưng cho cá thể đó. Hoạt động của bộ gen lại
bị chi phối bởi môi trường xung quanh thông qua một hệ enzyne đặc hiệu.
Có thể phân chia phát triển của cơ thể cây rừng thành 3 giai đoạn: Non trẻ, chuyển
tiếp và thành thục. Các bộ phận sinh dưỡng ở các giai đoạn khác nhau có đặc điểm
khác nhau thể hiện là:
- Khả năng tái sinh của bộ phận sinh dưỡng ( chồi, rễ…) đây là một dấu hiệu
quan trọng xác định sự chuyển giai đoạn từ non trẻ sang thành thục và được
chú trọng trong nhân giống sinh dưỡng. những vật liệu lấy từ bộ phận non
trẻ sẽ có khả năng ra chồi và rễ bất định lớn hơn vật liệu lấy từ các bộ phận
thành thục. Chính vì thế mà việc làm trẻ hóa vật sinh dưỡng là rất quan
trọng tròn nhân giống sinh dưỡng. Các phương pháp làm trẻ hóa vật liệu
thường dùng là:
- Đặc điểm hình thái, giải phẫu sinh lý: Tất cả các đặc điểm khác biệt giữa
các giai đoạn phát triển cuat các bộ phận sinh dưỡng đều ảnh hưởng đến
quá trình nhân giống sinh dưỡng. [19]
 Cơ chế hình thành rễ
Quá trình hình thành rễ được chia thành 3 giai đoạn.
- Sau khi cắt hom, các tế bào trên mặt cắt bị tổn thương và chết, hình thành
nên một lớp tế bào thối trên bề mặt. Sau đó, vết thương được bao bọc một
lớp bần, mặt gỗ được đậy lại bằng một lớp keo, lớp bảo vệ này giúp mặt
cắt khỏi bị thoát nước.
- Các tế bào sống ngay dưới lớp mặt cắt sẽ phân chia thành một lớp mô
mềm gọi là mô sẹo. Hiện tượng này xảy ra vài giây sau khi cắt hom.
- Các tế bào ở vùng lân cận của tượng tầng, mạch gỗ, libe bắt đầu hình

thành gỗ bất định.


Thời gian hình thành rễ của hom giâm ở các loài cây khác nhau có biến động
rất lớn, từ vài ngày đối với loài dễ ra rễ cho đến vài tháng đối với loài khó ra
rễ. [19]
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam, bao gồm 8 huyện và 1
thành phố.
Tuy nhiên đất cát chủ yếu tập trung ở một số xã và thị trấn của các huyện Phong
Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy và Phú Lộc. Đất cát nội
đồng có diện tích khoảng 49.289,7ha phân bố ở các xã Phong Hiền, Phong
Chương, Phong Hòa, Phong Bình, Phong Thu, Thị trấn Phong Điền (huyện Phong
Điền); Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Vinh, Thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền);
Phú Đa, Vinh Thái, Vinh Phú, Vinh Hà, Phú Lương, Phú Xuân, Phú Hồ (huyện
Phú Vang); Thủy Lương, Thủy Châu, Thị trấn Phú Bài (huyện Hương Thủy); Lộc
Thủy, Lộc Tiến (huyện Phú Lộc). Như vậy dải đất cát có mặt ở 46 xã trên toàn
tỉnh, trong đó đất cát nội đồng có ở 23 xã và nữa còn lại là đất cát ven biển (1)
Tuy nhiên, cây Táu Duyên Hải chỉ tập trung tại các rú cát ẩm thuộc 2 Huyện
Quảng Điền và Phong Điên.


Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện điều tra nghiên cứu
bao gồm 2 khu vực đặc trưng với sự có mặt cây Táu Duyên Hải của toàn vùng cát
nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
- Khu vực huyện Quảng Điền: rú cát thuộc Thôn Trằm Ngang, Xã Quảng
Thái, Huyện Quảng Điền.

- Khu vực huyện Phong Điền: rú cát thuộc Xã Phong Bình, Huyện Phong
Điền.
2.2.1.2. Địa hình
Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Địa hình
phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.
Đại bộ phận cát nội đồng phân bố ở vùng phía đông Quốc lộ 1A, phía tây chỉ
chiếm một phần nhỏ. Hình thành do quá trình bồi tụ cát biển. Vùng cát nội đồng
chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ phía đông, cao trên mực nước biển từ 810m. [4]
Trảng cát phân bố luân phiên với trằm bàu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở
Phong Điền, Quảng Điền. Trảng cát nội đồng cổ nhất của Thừa Thiên Huế là vùng


gò rộng, tương đối bằng phẳng dạng thềm biển cổ, cao tới 15-10m và được cấu tạo
từ cát vàng nghệ hệ tầng Phú Xuân. Đó là các gò mặt bàn đang bị sông suối chia
cắt, con người khai phá ở Phong Thu, Phong An, Thủy Phù, Lộc Bổn, Lộc Sơn.
[18]
Bãi cát nội đồng cao 5 – 10m, rộng 3 – 4 km, bằng phẳng, tách biệt với khu vực cát
ven biển bằng một khu vực trũng nội địa. Cát có màu trắng, dưới sâu 0.5 – 1.0 m
có vét nâu đen của than bùn. Vào mùa mưa thường bị ngập trong môt thời gian
ngắn. Có thể bãi cát này là vùng giới hạn cuối cùng của vùng cát ven biển di động
vào trong nội địa. Đụn cát bị hạ thấp độ cao, thảm thực vật phát triển khá hạn chế.
Theo Đỗ Xuân Cẩm trong bài “Phục hồi rú cát tự nhiên: Hướng chiến lược bảo tồn
đa dạng sinh học vùng cát nội đồng” thì rú cát tồn tại hiện nay trên vùng cát nội
đồng thuộc huyện Phong Điền lên tới 600ha, phân bố khắp 5 xã: Phong Hiền
200ha (bao gồm các rú Triều Dương, Vĩnh Nẫy, Hương Long, Thượng Hoà); xã
Phong Thu10 ha (bao gồm các rú Ba Lạp, Trạch Tả, Phú Thượng); xã Phong Hoà
65 ha (bao gồm các rú Cấm, Nít, Phú An, Đức Tích); xã Phong Chương 25ha (bao
gồm các rú Mỹ Phú, Nhất Phong, Trung Thạnh, Lương Mai, Chính An); xã Phong
Bình 300ha (chiếm phần lớn diện tích là rú Hoá Chăm). [4]
2.2.2. Đặc điểm về thổ nhưỡng

Vùng đất cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế có cột địa tầng được phân ra như sau:
Tầng 1: dày 3m, thành phần là cát hạt, cát nhỏ màu xám trắng hoặc xám tro.
Tầng 2: dày khoảng 9m, thành phần là cát hạt thô màu xám vàng .
Tầng 3: dày 7m, thành phần là cát trung bình đến thô, màu xám trắng .
Tầng 4: dày khoảng 6m, thành phần là cát thô màu vàng .
Nhìn chung, vùng cát này có cấu tạo địa chất thuộc dải trầm tích Holoxen [9]
Theo báo cáo của Nguyễn Văn Đệ thì vùng ven biển Thừa Thiên-Huế bao gồm các
loại đất chủ yếu sau: [14]
Nhóm đất cát gồm có:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Bãi cát
Đất cồn cát chưa phát triển
Đất cồn cát chưa phát triển, nhiễm mặn
Đất cát gley nông
Đất cát gley nông, nhiễm mặn
Đất cát gley nông, tầng mặt giàu mùn
Đất cát gley sâu, chua
Đất cát gley sâu, có tầng đốm rỉ đỏ vàng


9. Đất cát gley sâu, chua
10. Đất cát gley rất sâu

11. Đất cát gley rất sâu, chua
12. Đất cát gley điển hình
13. Đất cát điển hình, độ dốc 8-15 độ
14. Đất cát điển hình, dốc trên 15 độ
15. Đất cát bạc trắng
16. Đất cát bạc trắng, dốc 8-15 độ
17. Đất cát gley nông, tầng mặt giàu mùn biến đổi do tác nhân
18. Đất cát gley nông biến đổi do nhân tác
19. Đất cát gley sâu biến đổi do nhân tác
20. Đất cát gley sâu, chua biến đổi do nhân tác
Nhóm đất phù sa
1. Đất phù sa mặn
2. Đất phù sa tiềm tàng nông
3. Đất phù sa gley nông
4. Đất phù sa gley nông phủ trên nền cát
5. Đất phù sa gley nông, giàu cát
6. Đất phù sa gley nông, nhiễm mặn
7. Đất phù sa đốm rỉ gley nông
8. Đất phù sa gley nông, ngập úng thường xuyên
9. Đất phù sa gley sâu
10. Đất phù sa đốm rỉ gley sâu
11. Đất phù sa gley sâu, giàu cát
12. Đất phù sa gley sâu, biến đổi do nhân tác
Nhóm đất đỏ vàng
1. Đất đỏ vàng
2.2.3. Đặc điểm về khí hậu
2.2.3.1. Nhiệt độ
Lãnh thổ nghiên cứu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng khô và
mùa mưa muộn. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa khí hậu hai miền Bắc - Nam. Ở
đây khí hậu có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô chịu ảnh hưởng mạnh của

gió Tây Nam khô nóng, mùa mưa chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.


Sự trùng hợp đã xảy ra khi hai miền khí hậu gặp nhau đúng vào vị trí của dãy núi
Bạch Mã tách ra khỏi phương Tây Bắc - Đông Nam của dãy Trường Sơn, đâm
ngang ra tận bờ biển Đông, trở thành một ranh giới tự nhiên của hai miền khí hậu.
Khối núi Bạch Mã dạng vòm theo hướng á vĩ tuyến, với những đỉnh núi cao trung
bình khoảng 1.250 mét, đóng vai trò một bức tường thiên nhiên ngăn chặn gió mùa
Đông Bắc không cho vượt vào Nam, làm cho vùng Nam Đông - Phú Lộc nói riêng
và Thừa Thiên Huế nói chung trở thành trung tâm mưa lớn nhất nước.
Cũng chính do vị trí địa lý và địa hình đặc biệt mà Thừa Thiên Huế có chế độ khí
hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đặc trưng với nền nhiệt độ cao, bức xạ dồi dào, và
đặc biệt là chế độ mưa của vùng đất này không giống bất kỳ nơi nào khác ở Việt
Nam. [2]
2.2.3.2. Lượng mưa
Thừa Thiên Huế là một trong số ít tỉnh có lượng mưa nhiều nhất nước. Lượng mưa
trung bình hàng năm của toàn tỉnh đều trên 2.700mm, có nơi trên 4.000mm như
Bạch Mã, Thừa Lưu nhưng phân bố không đều theo thời gian. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng IX đến tháng I năm sau, tổng số ngày mưa trong năm đạt 150 - 190 ngày.
Mưa thường gây ra lũ lụt làm ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sản xuất trong vùng.
Lượng mưa lớn chỉ tập trung trong một thời gian ngắn, từ 3 đến 4 tháng, trong
năm. Lượng mưa tập trung trong thời kỳ này của năm chiếm khoảng 70% tổng
lượng mưa trong năm. Nếu chỉ tính 2 tháng cao điểm là tháng 10 và tháng 11 thì
lượng mưa có thể lên tới 53% tổng lượng mưa trong năm. Mùa mưa ở Thừa Thiên
Huế lệch với hai miền Nam, Bắc. Trong khi hai miền Nam, Bắc là mùa mưa thì
Thừa Thiên Huế đang nắng, nóng và ngược lại. Có khi ở hai đầu đất nước đang ra
sức chống hạn, thì Thừa Thiên Huế chịu những cơn mưa "thối đất". [8]
2.2.3.3. Độ ẩm
Nhìn chung, ở vùng cát Thừa Thiên Huế là nơi có độ ẩm tương đối cao, nhất là vào
thời gian mùa mưa, tuy nhiên vào các tháng xuất hiện gió mùa Tây Nam khô nóng

độ ẩm ở đây giảm xuống thấp rất rõ. Độ ẩm trung bình năm ở đồng bằng ven biển
từ 83% - 84%. Thời kì có độ ẩm thấp nhất kéo dài 5 tháng từ tháng 4 đến tháng 8,
với trị số từ 73% - 83%, cực tiểu xuất hiện trong tháng 7. Trong thời kì gió Tây
Nam khô nóng hoạt động mạnh độ ẩm thấp nhất có thể xuống dưới 30%, vào mùa
mưa, độ ẩm cao nhất đạt 100%. Độ ẩm tăng nhanh khi bắt đầu vào mùa mưa chính.
[12]
Lượng bốc hơi: Có thể thấy lượng bốc hơi trên địa bàn nghiên cứu là khá cao, và
vào mùa ít mưa lượng bốc hơi lớn hơn mùa mưa nhiều.


Ngoài ra, còn có các dạng thời tiết cực đoan sau:
2.2.3.4. Chế độ gió và bão
Địa hình ở vùng cát khá trống trãi nên thường chịu tác động lớn mỗi khi có bão,
nhất là hiện tượng cát bay.
Bão và áp thấp nhiệt đới là những thiên tai xuất hiện ở Thừa Thiên Huế, trung bình
hàng năm chỉ 0,6 cơn nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng phải mất nhiều năm mới
khắc phục được. Mùa bão ở Thừa Thiên Huế bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào
tháng XI mỗi năm, trong đó tháng IX chiếm tần suất cao nhất với 31%, sau đó đến
tháng X chiếm 19%, còn lại các tháng khác chiếm từ 9,4 đến 12,5%, bão ở đây
thường kèm theo mưa lớn. Trung bình hàng năm có 0,6 cơn bão ảnh hưởng trực
tiếp đến Thừa Thiên Huế, năm nhiều bão nhất là 3 cơn( 1971), năm ít bão nhất
không có cơn nào. Tần suất không có bão chiếm trên 50%. [13]
Tốc độ gió bão trung bình ở Thừa Thiên Huế là 76 km/gi tương đương với cấp 9,
mạnh nhất có thể lên tới cấp 13 (137km/gi). Theo tính toán thì cứ 10 năm sẽ xuất
hiện bão cấp 10 và 20 năm thì mới có bão cấp 12. Từ năm 1991 đến nay chưa có
bão mạnh đổ bộ vào Thừa Thiên Huế. điều này khác với tình hình chung của cả
nước.
Bên cạnh tác hại do gió mạnh gây ra, bão và ATNĐ còn gây ra lũ lụt do mưa lớn.
Bão kết hợp lũ là hình thế thời tiết rất nguy hiểm gây nhiều thiệt hại như cơn bão
năm 1985.

Chế độ gió: Nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, Thừa Thiên Huế chịu sự
chi phối của 2 luồng gió mùa chính trong năm. Về mùa đông (từ tháng 10 đến
tháng 4 năm sau), hướng gió thịnh hành là Tây Bắc, Đông Bắc. khi có không khí
lạnh tràn vào, tốc độ gió khoảng 17- 18m/s. Từ tháng V đến tháng IX là thời kỳ
hoạt động của gió mùa Tây Nam, Đông hoặc Đông Nam, trong mùa này do hiệu
ứng địa hình nên có gió Tây Nam khô nóng hoạt động làm tăng nhiệt độ đến 37 0C
có khi đến 410C, độ ẩm giảm xuống còn rất thấp chỉ còn 30 - 45%. [11]
Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt khác: Thừa Thiên Huế là vùng thường xuyên
chịu ảnh hưởng của các hiện tượng cực đoan gây bất lợi cho đời sống và sản xuất
của con người như bão, áp thấp nhiệt đới, gió Tây Nam khô nóng, dông, lốc, mưa
đá…
2.2.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội


Là vùng còn khó khăn. Thường trồng cây nông nghiệp, kết hợp với lâm nghiệp,
song thu nhập đầu người vẫn còn thấp. Ngoài ra, nhiều xã còn phát triển một số
nghề truyền thống như thuốc lá, chăn nuôi gia súc gia cầm, nhưng đem lại hiệu quả
kinh tế chưa cao do thường xuyên dịch bênh và mất mùa. Đời sống người dân khó
khăn, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng mặc dù đất trống bỏ hoang còn nhiều.
Đối với chăn nuôi bị thiệt hại mạnh do dịch cúm gia cầm vào năm 2005 ở các hộ
chăn nuôi, và dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò làm đời sống nhân dân khó
khăn hơn.
Dân cư tập trung thưa thớt, đất canh tác phân bổ cho người dân không đồng đều.
Lực lượng lao động tay nghề còn hạn chế , trình độ dân trí còn thấp.
Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều chương trình dự án đầu tư phát triển vùng cát nội
đồng như huyện Quảng Điền. Có vùng cát nội đồng, diện tích tự nhiên khoảng
2.298 ha, phân bố trên địa bàn 03 xã (Quảng Thái, Quảng Lợi và Quảng Vinh. Từ
năm 2004, Quảng Điền đã có chủ trương phát triển kinh tế vùng cát nội đồng trên
diện tích 358 ha đã được cải tạo đưa vào sản xuất với các mô hình trang trại, gia
trại, trồng rừng và trồng một số loại cây theo hướng nông lâm, thủy sản kết hợp

của 82 hộ ở 3 xã trên. Tính đến cuối năm 2014, giá trị sản xuất trên vùng cát nội
đồng bình quân đạt trên 80 triệu đồng/ha canh tác. Để đưa nền kinh tế của huyện
ngày càng phát triển theo hướng đa dạng, từng bước thoát khỏi thế độc canh cây
lúa, đã vận động nhân dân khai hoang mở rộng diện tích thành lập trang trại vùng
rú cát. [1]
2.3. Tổng quan hệ sinh thái vùng cát nội đồng
2.3.1. Đa dạng hệ thực vật vùng cát
Đỗ Xuân Cẩm (năm ...) đã điều tra và ghi nhận được trên 350 loài thực vật khác
nhau hiện diện ở 2 xã Phong Hòa, Phong Thu thuộc huyện Phong Điền và xã
Quảng Thái thuộc huyện Quảng Điền, bước đầu đã giám định tên khoa học của
257 loài. Và đã tạm chia vùng cát nội đồng ra 6 tiểu hệ sinh thái và thống kê thành
phần các taxon cây chủ yếu cho từng tiểu vùng sinh thái qua bảng 3 để có thể thấy
được một cách tổng quát tính chất phân bố của thực vật trong vùng.

Bảng 2.1. Phân bố các taxon hoang dại điển hình theo tiểu vùng sinh thái


Tiểu hệ sinh thái
Rú cát
Trảng cát, bìa rú
Ven trằm, đất ẩm
Trằm nước, bàu
Ruộng trũng

Số họ thực vật
Số lượng chi
Số lượng loài
13
17
19

13
15
17
17
21
21
6
6
6
5
6
6
(Nguồn: Đỗ Xuân Cẩm, 200...)
Hệ thống cây trồng nông lâm nghiệp cũng chiếm một vị trí khá quan trọng, nói lên
được khả năng thích nghi của nhiều loài và triển vọng cơ cấu giống cây trồng hợp
lí cho khu vực.
Kết quả điều tra cho thấy nhìn chung, thành phần chủng loại cây trồng nông lâm
nghiệp ở vùng cát Phong Điền và Quảng Điền không đến nỗi nghèo nàn. Tuy
nhiên, thành phần chủng loại cây lâm nghiệp thì rất nghèo (bảng 1). [5]
Theo điều tra trong các trảng cây bụi thứ sinh hay rú cát, tại một số nghĩa địa hay
quanh các đền miếu thảm thực vật được bảo tồn khá tốt, còn sót lại các cây gỗ cao
từ 8 đến 10m, đường kính 20-30cm. Khoảng 50 năm về trước, ngay giữa các bãi
cát trắng vẫn có những cây cao to, đường kính cũng đến 50cm hoặc lớn hơn. Trong
thực tế không thể có môi trường sống như nhau mà có nơi là các khóm rừng, là
một vài cây thân gỗ cao to đứng đơn độc xung quanh là cây cỏ lưa thưa, cằn cỗi
trên cát trắng. Từ đó có thể suy luận rằng, trước đây hầu như trên toàn bộ vùng cát
có kiểu rừng thấp với các cây thân gỗ có bộ lá dày và dai, thích ứng với nền đất dễ
khô trong nắng nóng. Do quá trình khai thác lấy củi hoặc lấy đất canh tác mà rừng
bị phát quang đến mức tối đa. Trảng cây bụi thứ sinh hay rú cát là hình ảnh còn sót
lại của rừng đã hiện diện một thời trên đai bộ phận diện tích vùng cát nội đồng.

Các cây bụi cỏ lá nhỏ, một số cây có lá biến thành gai như Găng cơm, Bân bấn. Lá
thường cứng và dai như cây bụi trên đất sỏi sạn. Các cây đều có bộ rễ phát triển
mạnh, ăn sâu vào đất. Tầng cây bụi cao từ 1 đến 3m, che phủ 60-70% mặt đất. Nơi
có cây tốt nhất cao từ 8-10m. Dây leo không nhiều, cây ký sinh phổ biến là Tơ
hồng. Cây bụi, cỏ, dây leo thuộc họ Na, họ Trúc đào, họ Vòi voi, họ Bứa như Mù
u, họ Trầm hương như Dó niết xoan, Dó niết Ấn Độ, họ Dứa dại. Cũng theo điều
tra của Đặng Thái Dương (2002) tại Phong Điền thì trong 2.500 m2 xác định được
26 loài như: Dẻ cau, Dẻ gai, Trâm bầu, Mặt cắt, Rỏi, Lục, Chà đam, Trèng trèng,
Dầu đắng, Dầu re, Săng mã, Bách bệnh, Tràm, Cổ ướm, Sim, Trang, Dái dê, Móc,
Mù tru, Bời lời nhớt. [17]


Đại bộ phận diện tích còn lại của vùng cát nội đồng là các trảng cỏ thứ sinh. Cây
cỏ thấp và dày ở những vùng trũng thấp đầu nguồn các trằm, nơi đất ẩm và còn
nhiều chất dinh dưỡng. Cỏ mọc sát mặt đất, thưa thớt ở phần lớn diện tích đất cát
trắng.
Ngoài ra ở những vùng đất ngập nước, ven các khe đầu nguồn các trằm có nhiều
Tràm, Chổi sể, Sim, Mua, Dứa dại mọc bên cạnh Lau lách hoặc xen các bụi Choại,
Guột, Tế, Dành dành. Trong các bàu trằm là các quần xã thuỷ sinh thuộc các họ
như Kim ngư: Kim ngư đuôi chồn (Rong đuôi chồn), họ Đuôi chó như cỏ Đuôi
chó, họ Súng: như Súng lam, Súng trắng, Súng ruông, họ Hoa mõm chó như Ngò
nước, họ Thuỷ thảo như Rong mái chèo to, họ Bèo như Bèo tấm sống trôi nổi. Các
trằm để trữ nước và nuôi thuỷ sản nước ngọt. [17]
Theo điều tra của một nhóm tác giả (Phan Thị Thúy Hằng, Nguyễn Nghĩa Thìn,
2009) tại huyện Phong Điền, mặc dù có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đất có độ
kết dính kém, nghèo dinh dưỡng, chịu nhiều tác động của sóng, gió nhưng trên
vùng cát huyện Phong Điền đã hình thành một thảm thực vật tự nhiên khá đa dạng
với 320 loài thực vật bậc cao có mạch phân bố trên các sinh cảnh khác nhau. Đặc
biệt, nhiều nơi có các cây gỗ lớn và cây bụi tập trung thành các khoảnh rừng nhỏ
được dân địa phương gọi là “rú cát”. Dựa trên đặc điểm của các vùng cát và cấu

trúc thành phần loài thực vật trên đó, thảm thực vật tự nhiên vùng cát huyện Phong
Điền có thể được phân thành 10 kiểu (bảng 2).
Bảng 2.2. Các kiểu thảm thực vật tự nhiên ở vùng cát huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế
Vùng cát
Vùng cát di
động (bao gồm

STT

Kiểu thảm thực vật

1

Trảng cỏ trên cát di động ven biển

2

Trảng cỏ xen lẫn ít cây bụi trên bãi cát di động
Rừng nhiệt đới thường xanh lá cứng trên cát khô bị tác
động mạnh
Rừng nhiệt đới thường xanh trên cát bồi tụ ven trằm
nước bị tác động mạnh
Trảng cây bụi nhiệt đới thường xanh lá cứng trên cát
khô
Trảng cỏ trên cát khô

3
Vùng cát cố
định


4
5
6


Vùng cát ẩm ngập nước
thường xuyên
hay định kỳ

9

Rừng nhiệt đới thường xanh trên cát ẩm bị tác động
mạnh
Trảng cây bụi nhiệt đới thường xanh cây lá rộng trên
cát ẩm
Trảng cỏ trên cát ẩm

10

Thảm thực vật thủy sinh

7
8

(Nguồn: Phan Thị Thúy Hằng, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2009)
Một số đặc điểm các kiểu thảm thực vật:
Trảng cỏ trên cát di động ven biển: đại diện cho kiểu trảng này là những loài thân
thảo bò lan trên mặt đất, có khả năng chịu khô hạn và giữ cát tốt.Thực vật ở đây
được coi là những thực vật tiên phong trên vùng cát mới và có vai trò quan trọng

trong việc cố định cát.
Trảng cỏ xen lẫn ít cây bụi trên bãi cát di động: Tiếp giáp với các đụn cát di động
ven biển đi về phía nội địa là các trảng cỏ xen lẫn ít cây bụi
Rừng nhiệt đới thường xanh (NĐTX) lá cứng trên cát khô bị tác động mạnh:
Vùng cát ven biển huyện Phong Điền có hình chữ V, hẹp dần về phía nam, ở lưng
chừng sườn hướng về nội địa là dải rú cát có giá trị phòng hộ, ngăn chặn cát bay,
cát chảy xuống làng mạc các xã ven phá Tam Giang. Càng về phía bắc của huyện
thì sườn càng thoải và rộng, ở đây đã hình thành một dải rừng NĐTX lá cứng trên
cát khô. Kiểu rừng này cũng gặp ở một số nơi trong vùng cát nội đồng ở xã Phong
Hiền và Phong Thu với độ tàn che trung bình đạt 73%. [15]
Rừng NĐTX trên cát bồi tụ ven trằm nước bị tác động mạnh: Đó là các khoảnh
rừng nhỏ trên các sống đất cát được bồi tụ cao ven các trằm nước, tập trung nhiều
cây gỗ lớn và có mật độ che phủ dày với độ tàn che trung bình là 79%. [15]
Trảng cây bụi NĐTX lá cứng trên cát khô: Trảng cây bụi NĐTX lá cứng trên cát
khô là kiểu thảm thực vật phổ biến và đặc trưng của vùng cát. Trảng bao gồm các
cây gỗ nhỏ và cây bụi cao từ 1-3m (ít khi đến 5m) với độ tàn che không đồng đều
(30-70%). Thành phần trảng cây bụi NĐTX lá cứng trên cát khô gồm có: Tầng cây


bụi và cây gỗ nhỏ: gồm có Xăng mã (Carallia brachiata), Dẻ cát (Lithocarpus
concentricus), Dẻ gai (Castanopsis sp.), Quế rành (Cinnamomum burmannii), Dầu
đắng (Lindera myrrha), Cơm nguội cọng (Ardisia pseudopedunculosa), Mà ca
(Myrsine linearis), Táu duyên hải (Vatica mangachapoi subsp. obtusifolia), Vè ve
(Cleistanthus concinnus), Cù đèn (Croton sp.), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Mành
mành (Phyllanthus fasciculatus), Me lá vảy hến (P. thaii), Chẹo
(Engelhardtia sp.), Trâm voi (Syzygium bullockii), Trâm bù gỗ (S. corticosum),
Trâm lá nhỏ (S. tephrodes), Ran (Memecylon edule), Sầm tán (M.umbellatum),
Niệt dó (Wikstroemia indica), Chổi xể (Baeckea frutescens), Tiểu sim(Rhodamnia
dumetorum), Sim (Rhodomyrtus tomemtosa), Lấu núi (Psychotria montana), Gai
xanh (Severinia monophylla), Bách bệnh (Eurycoma longifolia), Xương rồng khế

(Cereus peruvianus), Sừng trâu (Tabernaemontae buffalina), Trang đỏ (Ixora
coccinea), Trang trắng (I. finlaysoniana), Ô liu nhánh (Olea brachiata)... Trong
đó, các loài cây gỗ nhỏ thường gặp là Xăng mã, Dẻ cát, Dẻ gai, Trâm bù gỗ, Táu
duyên hải, các loài cây bụi ưu thế là Mà ca, Vè ve, Cù đèn, Bồ cu vẽ, Mành mành,
Me lá vảy hến, Chẹo, Sầm tán, Trâm voi, Gai xanh; + Tầng cỏ: thường gặp các loài
dạng hoà thảo như ở trảng cỏ trên cát khô. Thực vật ngoại tầng gồm các loài gặp ở
kiểu rừng NĐTX lá cứng trên cát khô.
Trảng cỏ trên cát khô: Thường gặp ở các trảng cát bằng khô hạn, trảng cỏ trên cát
khô chủ yếu là các loài dạng hòa thảo, Ở trảng cỏ trên cát khô ưu thế là các loài
Mao tái, Bần thảo rìa, Tú chình, Mồm nốt, Cỏ quăn xanh, Thiên nhĩ ấn, Cỏ chanh
lươn. [15]
Rừng nhiệt đới thường xanh trên cát ẩm bị tác động mạnh: Đó là các khoảnh
rừng nhỏ nằm ở vùng đầm lầy ngập nước định kỳ, gặp ở các xã Phong Chương và
Phong Hiền, có tầng cây gỗ cao 8-25m và độ tàn che trung bình đạt 86,67%. Cấu
trúc rừng NĐTX trên cát ẩm cũng gồm 3 tầng nhưng cấu trúc thành phần loài trong
các tầng khác với hai kiểu rừng trên cát khô [15]
Trảng cây bụi nhiệt đới thường xanh cây lá rộng trên cát ẩm: Phân bố ven các
trằm ngập nước thường xuyên, ven các rừng NĐTX trên cát ẩm hay trên các vùng
trũng ngập nước định kỳ, cấu trúc trảng cây bụi NĐTX cây lá rộng trên cát ẩm
gồm 2 tầng giống với trảng cây bụi NĐTX lá cứng trên cát khô, tuy nhiên ở trên
cát ẩm ngoài tầng cỏ quyết thể hiện rõ nét thì tổ thành loài trong các tầng đều đơn


giản. Tuy thành phần loài đơn giản hơn so với trảng cây NĐTX lá cứng trên cát
khô nhưng trảng cây bụi NĐTX cây lá rộng trên cát ẩm lại có độ tàn che lớn hơn,
trung bình 85%. Các quần xã cây bụi trên cát ẩm phân hóa theo độ ẩm ướt: ở sát
mép nước và nơi thường xuyên ngập nước có độ ẩm ướt cao thường gặp quần xã
Mua, Ba chạc, Bình nước, Cỏ dùi trống, Cói - Cyperaceae; tiếp giáp với quần xã
trên và ở những nơi ít ngập nước thường bị khô hạn vào mùa nắng là sự hiện diện
của quần xã Tràm, Chổi, Cỏ chanh lươn và Mao tái. [15]

Trảng cỏ trên cát ẩm: Các vùng cát trũng ẩm ướt, ngập nước định kỳ có sự hiện
diện của các loài cỏ ưa ẩm và có khả năng chịu hạn
Thảm thực vật thủy sinh: Với hệ thống các trằm, bàu, hói nước phân bố nhiều nơi
trên vùng cát nội động đã tạo môi trường thuận lợi cho các loài thực vật thủy sinh
phát triển, thường gặp là Súng (Nymphaea pubescens), Sen (Nelumbo nucifera),
Rong đuôi chó (Ceratophyllum demersum), Rau cần trôi (Ceratopteris
thalictroides), Lục bình (Eichhornia crassipes)... [15]
2.3.2. Tổng quan về cây họ Dầu
Theo như các tài liệu đã công bố, Việt Nam hiện có trên 40 loài cây họ dầu thuộc 6
chi, chưa kể các loài chưa được công bố một cách chắc chắn.
Dựa vào công bố trước đây và công bố mới thì danh sách các loài cây họ dầu ở
nước ta như sau:
• Anisoptera: 1 loài
• Dipterocarpus: 12 loài
• Parashorea: 2 loài
• Hopea: 11 loài
• Shorea: 8 loài
• Vatica: 8 loài
Về đặc điểm phân bố: dựa vào lượng mưa và điều kiện khô hạn có thể chia rừng
cây họ Dầu thành 3 vùng phân bố chủ yếu sau Thái Văn Trừng (1963, 1986, 1999)
- Vùng rừng khô cây họ dầu (rừng khộp): các loài chịu được khô hạn và
lửa rừng như loài Cà chắc, Cẩm liên, Sến mủ, Dầu trà beng, Dầu đồng,
Dầu long. Đây là những loài có vỏ dày, 3 loài sau có vỏ nứt thành rãnh,
rụng lá vào mùa khô, có thể mọc thuần loài hay cùng ưu thế ở những
vùng đất bằng hay vùng núi. Kéo dài từ Ấn Độ qua Myanma, Thái Lan,


Lào tới Việt Nam. Đây là loại rừng khộp điển hình thường gặp ở Tây
Nguyên.
- Vùng rừng thường xanh, nửa rụng lá vào mùa mưa: Các loài cây chủ yếu

là thường xanh ít rụng lá hoặc rụng lá một phần. Ven biển miền Trung tới
Đông Nam Bộ còn có loại rừng họ Dầu mọc thuần loài hoặc hỗn giao
trên đất cát ven biển. Cây họ Dầu ưu thế là Dầu cát, tái sinh tự nhiên tốt,
bên cạnh là Sến cát cũng mọc thành quần thụ hoặc rải rác từng cây.
Ngoài ra còn có Dầu nước, Vên vên, Cẩm liên, Táu Duyên Hải. Có thể
gặp khu rừng này ở khu bảo tồn Bình Châu – Phước Cửu (Bà Rịa – Vũng
Tàu), khu bảo tồn sinh thái Takon (Bình Thuận) và các đám rừng còn sót
lại dọc bờ biển.
- Rừng kín ẩm thường xanh mùa mưa: đây là nơi mà hầu hết các loài cây
họ Dầu thường gặp như Đông Nam Bộ, lượng mưa trên 2000mm với một
mùa khô dài ngắn tùy theo vùng, không có những loài rụng lá và chịu
lửa. Chúng có khuynh hướng mọc thành đám, thành cụm.
Đối với vùng cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế thì Táu Duyên Hải là cây họ Dầu
duy nhất còn lại ở đây.
2.3.3. Tổng quan về cây Táu Duyên Hải
Cây Táu Duyên Hải, tên khoa học Vatica magachapoi subsp.obtusifolia, thuộc họ
Dầu (Dipteracarpaceae), chi Vatica. Cây lá cứng, quả có cánh, hoa năm cánh có
màu trắng. Tái sinh bằng chồi và bằng hạt. Là một cây bản địa, chủ yếu mọc ở
vùng cát.
Trong Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa
học sự sống”, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2005. 1379-1382, khi
nghiên cứu quan hệ di truyền của một số loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) ở
Việt Nam dựa trên đa hình ADN genome và lục lạp, theo các tác giả Nguyễn Đức
Thành, Nguyễn Thúy Hạnh (Viện Công nghệ Sinh học, Viện KH&CNVN) Nguyễn
Hoàng Nghĩa (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) thì các loài cây họ Dầu
(Dipterocarpaceae) phân bố nhiều ở khu vực ấn Độ, Malaixia, kéo dài từ đảo
Seychelle qua ấn Độ đến Philippin, tất cả gồm có 13 chi và 470 loài. ở Việt Nam
họ Dầu có 6 chi và khoảng trên 40 loài. Phía Nam từ Quảng Nam trở vào có 24
loài, khu vực miền Trung từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân có 9 loài, ở miền Bắc có
5 loài và 1 loài có ở cả 3 vùng.

Riêng với chi Vatica có 4 loài (V. cinerea King - Táu mật, V. mangachapoi ssp.
obtusifolia - Táu Duyên hải, V. odorata (Griff) Sym ssp. odorata - Táu trắng, V.
odorata (Griff) Sym ssp. brevipetiolata Phamhoang - Táu ngâu).


Táu Duyên hải phân bố ở một số nước như Brunei, Trung Quốc, Malaysia,
Philippines, Thái Lan, và Việt Nam. Ở Bắc Trung Bộ , cây mọc tự nhiên trên vùng
đất cát nội đồng các huyện Hải Lăng (Quảng Trị), Hưng Thủy (Lệ Thủy – Quảng
Bình), Quảng Điền, Phong Điền (Thừa Thiên Huế) và chủ yếu phân bố trên các rú
cát.
Về giá trị: cây cho gỗ cứng và nhựa, chịu cắt tỉa nên có thể trồng lục hóa, lấy
nguồn nuôi mật ong. Cây mọc được trên các cồn, trảng cát nội đồng nên có tác
dụng cố định cát, góp phần cải tạo đất, điều hòa khí hậu và chống thiên tai.
Táu Duyên Hải được tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào hạng
nguy cấp cần được bảo vệ.
Trên vùng cát nội đồng thường thấy các cây dạng bụi do bị tác động nhiều và phục
hồi bằng tái sinh chồi. Khả năng tái sinh chồi mạnh nhưng tái sinh tự nhiên bằng
hạt kém. [20]

PHẦN 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1 Mục tiêu chung
Góp phần bổ sung dữ liệu và cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển các loài
cây gỗ bản địa tiềm năng tại vùng cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Tư liệu hóa được các đặc điểm sinh vật học loài Táu Duyên hải phân bố tự nhiên
tại vùng cát tỉnh Thừa Thiên Huế.



Có được dữ liệu toàn diện về hiện trạng phân bố của cây Táu Duyên Hải tại vùng
cát tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thăm dò khả năng nhân giống sinh dưỡng để giải quyết khó khăn về nguồn hạt
giống phục vụ nghiên cứu các giải pháp phục hồi và phát triển loài tại Thừa Thiên
Huế.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là loài cây Táu Duyên hải (Vatica mangachapoi Blanco.
subsp. obtosifolia (Elm.) Ashton.) thuộc họ Dầu (Dipteracarpaceae) phân bố tự
nhiên trên vùng cát tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2.1. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu:
• Nghiên cứu về phân bố và đặc điểm sinh vật học được thực hiện tại các
huyện Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế;
• Nghiên cứu về nhân giống được thực hiện tại vườn ươm của Cơ sở liên kết
nghiên cứu tài nguyên vùng cát thuộc thôn Cổ Tháp, xã Quảng Lợi, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của Táu Duyên hải.
o Đặc điểm hình thái
o Đặc điểm vật hậu
o Đặc điểm sinh trưởng
o Đặc điểm cấu trúc quần thể
o Đặc điểm tái sinh
3.3.2. Nghiên cứu hiện trạng và đặc điểm phân bố cây Táu Duyên hải trên vùng
cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế.
o Phân bố theo lãnh thổ (vị trí địa lý, đơn vị hành chính, đơn vị quản lý rừng)
o Phân bố sinh cảnh và các yếu tố sinh thái
o Phân bố theo loại rừng và chủ thể quản lý rừng

3.3.3. Tìm hiểu thực trạng khai thác và sử dụng và các mối đe dọa loài Táu
Duyên hải tại khu vực nghiên cứu.
o Tình hình khai thác, sử dụng và kiến thức bản địa về loài
o Các hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến loài
o Các mối đe đến sự tồn tại và phát triển của loài
3.3.4. Thử nghiệm nhân giống sinh dưỡng loài Táu Duyên hải
o Lựa chọn hom giâm


o Lựa chọn các giá thể giâm hom
o Lựa chọn loại thuốc và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng
3.3.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phục hồi và phát triển loài Táu Duyên hải
tại tỉnh Thừa Thiên Huế
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các nghiên cứu trước đó.
- Tham khảo tài liệu chuyên ngành, các tạp chí và bài báo có liên quan.
3.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp:
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ và người dân địa bàn để nắm rõ
tình hình và địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra thực địa:
+ Thu thập thông tin từ cộng đồng thông qua việc phỏng vấn người dân địa
phương nơi đã ghi nhận có hoặc dự đoán có loài phân bố. Tại các điểm nghiên
cứu, tiến hành phỏng vấn cố sử dụng hình ảnh để xác định các thông tin liên
quan bao gồm: vùng phân bố, thực trạng khai thác sử dụng, các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển, đặc điểm nơi sống, mùa ra hoa và giá trị sử
dụng của loài. Sử dụng các câu hỏi ngắn và dễ hiểu để lấy được các thông tin
trên.

+ Khảo sát phân bố cây Táu trên vùng cát nội đồng bằng các tuyến điều tra phát
hiện trên các sinh cảnh có thảm thực vật tự nhiên với dạng sống cây bụi và cây gỗ
(rú cát) trên toàn bộ vùng cát với sự trợ giúp của bản đồ hiện trạng tài nguyên
rừng, ảnh vệ tinh, GPS và thông tin từ cộng đồng.
+ Thu thập số liệu hiện trường và mẫu vật nghiên cứu trên các tuyến điều tra và
trên các ô tiêu chuẩn điển hình có kích thước 20 × 20m (400m2).
+ Điều tra hiện trạng cây Táu và các cây xung quanh nó (cây bụi và cây gỗ), đo
đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của nó trong các ô tiêu chuẩn.
- Đo đường kính ngang ngực D1.3 bằng thước dây
- Đo Hvn bằng sào có khắc vạch đối với 5 cây làm chuẩn sau đó mục
trắc các cây còn lại trong ô.
- Đo đường kính tán bằng thước dây theo 2 chiều Đông Tây – Nam
Bắc, sau đó tính trung bình. Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều
tra
+ Điều tra cây tái sinh: trong mỗi ô tiêu chuẩn, lập 4 ô dạng bản để điều tra
đánh giá cây tái sinh. Ô dạng bản có diện tích 4m 2 (2m x 2m). Mỗi ô dạng bản


được chọn ngẫu nhiên có tính chất đại diện nằm dưới các gốc cây Táu Duyên Hải
trưởng thành.Trong mỗi ô dạng bản tiến hành đo chiều cao bằng thước dây, đánh
giá hiện trạng cây tái sinh theo 3 cấp: tốt, trung bình, xấu (tốt: là cây có thân thẳng,
sinh trưởng tốt, không bị cụt ngọn, không sâu bệnh; cây xấu là cây có công queo,
cụt ngọn sinh trưởng kém, sâu bệnh; cây cong lại là cây có phẩm chất trung bình),
kết quả điều tra được ghi vào phiếu điều tra.
-Phương pháp khảo sát trong phòng thí nghiệm : đo đếm và mô tả các chỉ tiêu hình
thái và kích thước lá, hoa, quả, vỏ, gỗ, vòng năm, bộ rễ…; khảo sát một số chỉ tiêu
về mẫu đất thu tại nơi loài phân bố.
-Phương pháp tính mật độ.
+ Mật độ cây tái sinh:
N/ha = (n/S) x 10000

Trong đó: n là số cây tái sinh điều tra được
S là diện tích ô dạng bản điều tra (m2 )
-Phương pháp bố trí thí nghiệm:
 Thí nghiệm nhân giống hữu tính:
• Tiến hành thu hái hạt chín của loài ở trên địa điểm nghiên cứu.
• Thử nghiệm xử lý nảy mầm của hạt bằng các biện pháp thông thường
• Theo dõi quá trình nảy mầm và xác định tỷ lệ nảy mầm của từng biện
pháp
• Đưa hạt giống gieo trên các giá thể khác nhau, xác định tỷ lệ sống,
khả năng sinh trưởng và phát triển của nó. Đưa ra công thức giá thể
tốt nhất cho từng giai đoạn (khi cây mới gieo và khi cây đã hình
thành).
 Thử nghiệm nhân giống sinh dưỡng
+ Bố trí thí nghiệm nhân giống bằng phương pháp giâm hom trên các giá
thể khác nhau và với các nồng độ chất điều hòa sinh trưởng khác nhau đối
với chất điều hòa sinh trưởng IBA
+ Theo dõi sự phát triển của hom
• Sơ đồ bố trí thí nghiệm đối với các nồng độ khác nhau của chất điều
hòa sinh trưởng IBA
Công thức 1

Công thức 2

Công thức 3

Công thức 5

Lần lặp 1

IBA 500ppm


IBA 1000ppm

IBA 1500ppm

Đối chứng

Lần lặp 2

Như trên

Như trên

Như trên

Đối chứng

Lần lặp 3

Như trên

Như trên

Như trên

Đối chứng


×