Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Nghiên cứu hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu tại xã sơn hội huyện sơn hòa tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 78 trang )

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Tên đề tài: “Nghiên cứu hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ mía
nguyên liệu tại xã Sơn Hội - huyện Sơn Hòa - tỉnh Phú Yên”
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đinh Thị Kim Oanh
Sinh viên thực hiện : La Thanh Huấn
Lớp : Phát triển nông thôn 45
Ngành công nghiệp mía đường huyện Sơn Hòa có tiềm năng rất lớn Sơn
Hòa là một trong những huyện có diện tích, năng suất mía và sản lượng lớn nhất
trong tỉnh.
Để phát triển cây mía và phát triển ngành công nghiệp mía đường thì việc
cũng cố và tăng cường mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp là hết sức
cần thiết. Tuy nhiên hiện nay mối liên kết của ngành mía đường của huyện còn
nhiều hạn chế, tỷ lệ nông dân hoặc Doanh nghiệp phá hủy hợp đồng còn cao.
Vừa làm cho sản xuất đình đốn, nông dân không bán được nông sản, giá bán
không ổn định (được mùa nhưng mất giá), vừa làm cho các doanh nghiệp thiếu
nguyên liệu chế biến trong khi đã ký hợp đồng giao sản phẩm cho các đối tác,
gây thiệt hại không nhỏ cho cả nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà nước.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu tại xã Sơn
Hội - huyện Sơn Hòa - tỉnh Phú Yên”.
Nghiên cứu được thực hiện với hai mục tiêu chính là: Tìm hiểu đặc điểm
sản xuất mía nguyên liệu tại xã Sơn Hội huyện Sơn Hòa và tìm hiểu thực trạng
và phân tích hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu tại xã
Sơn Hội, huyện Sơn Hòa.
Nội dung trọng tâm của nghiên cứu hướng tới về lợi ích của nông hộ, tìm
hiểu hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu, kênh phân
phối, tiêu thụ nguồn mía nguyên liệu và đánh giá mức độ hoạt động liên kết của
sản xuất và tiêu thụ của các tác nhân .
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để tìm hiểu
đặc điểm sản xuất, thực trạng hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ mía nguyên
liệu trên địa bàn xã Sơn Hội thông qua các báo cáo của xã. Phương pháp thu


thập thông tin sơ cấp được sử dụng dụng phỏng vấn 60 hộ dân có thực hiện
trồng mía nguyên liệu và 6 đối tượng thu gom mía nguyên liệu trong vùng để


hiểu rõ thực trạng sản xuất cũng như mức độ tiêu thụ sản phẩm của người sản
xuất mía nguyên liệu. Số liệu sơ cấp thu thập được tính toán và xử lý bằng phần
mềm excle.
Từ nghiên cứu cho thấy, qua 3 năm 2012 – 2014 tình hình sản xuất mía
nguyên liệu ở xã Sơn Hội có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Năm 2012
diện tích mía là 1,158 ha và sản lượng đạt 63,458 tấn. Năm 2013 diện tích sản
xuất mía là 1,285 ha và sản lượng đạt 57,696 tấn. Đến năm 2014 diện tích sản
xuất mía đã giảm xuống còn 940,01 ha và sản lượng chỉ đạt 40,514 tấn.
Trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mía nguyên liệu ta có thể thấy
được có hai kênh chủ yếu để nông hộ tiêu thụ sản phẩm đó là kênh người sản
xuất bán trực tiếp đến người thu gom sau đó thu gom bán lại cho các doanh
nghiệp chế biến và kênh tiêu thụ trực tiếp của người sản xuất đến nhà máy thu
gom.
Các liên kết ngang và liên kết dọc trong quá trình liên kết sản xuất và tiêu
thụ nông sản, ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, vấn đề giá cả tiêu thụ được chỉ ra
và phân tích. Theo đánh giá của các hộ điều tra thì quá trình liên kết giữa nông
dân và doanh nghiệp trên địa bàn xã là chiếm tỷ lệ cao nhất liên kết rất chặt
chiếm 86,6 % cao hơn so với nông dân là 26,7 % và với đại lý là 13,3 % và với
thu gom là 13,3%. Trong khi đó liên kết không chặt chẽ giữa nguời ND và ĐL là
23,3 % và với TG chiếm 60%.
Nghiên cứ cũng cung cấp những giải pháp cụ thể đối với chính quyền địa
phương, doanh nghiệp và các hộ nông dân sản xuất mía nguyên liệu tại xã Sơn
Hội để giải quyết bất cập và nâng cao hiệu quả các mối liên kết. Trong đó mối
liên kết giữa người sản xuất – doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản là cốt
lõi.
Giáo viên hướng dẫn


Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Kim Oanh

La Thanh Huấn


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết đề tài
Liên kết trong sản xuất nông nghiệp là đề tài không mới nhưng cho đến nay
vẫn được nhiều người quan tâm. Bởi liên kết được kỳ vọng giúp các tác nhân
phối hợp nhịp nhàng từ khâu cung ứng đầu vào cho sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm đầu ra, hạn chế và khắc phục những bất lợi của tự nhiên, tăng tính cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường, ổn định sản xuất tránh tình trạng được mùa
mất giá, bị ép giá. Tuy nhiên tình trạng mạnh ai nấy làm, nông dân hoặc doanh
nghiệp dễ dàng phá vỡ hợp đồng, tình trạng tranh mua tranh bán diễn ra vẫn khá
phổ biến.
Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về khuyến khích
tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng được triển khai từ năm 2002 (mới được
thay thế bằng Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg) nhưng đến nay việc tiêu thụ
hàng hóa thông qua hợp đồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn[11].Theo thống kê
của Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, sau 10 năm thực hiện Quyết
định 80/2002/QÐ-TTg và Chỉ thị 25/2008/CT-TTg, tỷ lệ nông sản hàng hóa tiêu
thụ thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn ở mức rất thấp. Ðến
nay, tiêu thụ qua hợp đồng của lúa chỉ đạt 2,1%, chè 9%, cà-phê 2,5%, rau quả
0,9%, thủy sản 13%, gỗ 16,7%... Chỉ vài lĩnh vực đạt tỷ lệ cao như trồng và tiêu
thụ bông đạt hơn 90%, nuôi bò sữa 80% (Theo thống kê của Cục Kinh tế hợp
tác và phát triển nông thôn). Kết quả này là do chưa có sự liên kết thực sự giữa

nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học. Trong đó nhà nước
chưa phát huy được vai trò là trung gian cho các mối liên kết. Vai trò nhà khoa
học còn mờ nhạt nhiều công trình khoa học không được áp dụng triển khai trên
thực tiễn. Đặc biệt là chưa thống nhất được lợi ích giữa các bên tham gia liên kết
dẫn đến tình trạng không tuân thủ hợp đồng của cả người sản xuất và doanh
nghiệp. Nguyên nhân là do nhận thức của người sản xuất, doanh nghiệp và cán
bộ quản lý nhà nước thực thi nhiệm vụ liên quan về chủ trương tiêu thụ nông sản
qua hợp đồng của chính phủ chưa đầy đủ, công tác triển khai, tổ chức còn nhiều
yếu kém.
Ngành công nghiệp mía đường huyện Sơn Hòa có tiềm năng rất lớn. Huyện
Sơn Hòa có đủ diện tích, khả năng, kinh nghiệm để phát triển ngành mía đường
và thực tế là Sơn Hòa là một trong những huyện có diện tích lớn nhất trong tỉnh.
Trên địa bàn có nhà máy đường Công ty TNHH công nghiệp KCP Việt Nam


với tổng công suất gần 8,000 tấn/ ngày và vùng nguyên liệu quy hoạch 12,871
ha. Mặc dù có diện tích mía lớn nhưng năng suất chỉ đạt 60 tấn/ha. Năng suất
không cao so với năng suất mía đạt được của các huyện lân cận như ở huyện
Đồng Xuân năng suất trung bình 70 tấn/ ha. Do đó hiện nay sản lượng của mía
Sơn Hòa mới chỉ đáp ứng được 85-90% công suất của nhà máy.
Để phát triển cây mía và phát triển ngành công nghiệp mía đường thì việc
cũng cố và tăng cường mối liên kết giữa nông dân và doanh nghệp là hết sức cần
thiết. Tuy nhiên hiện nay mối liên kết của ngành mía đường của huyện còn
nhiều hạn chế, tỷ lệ nông dân hoặc doanh nghiệp phá hủy hợp đồng còn cao.
Nguyên nhân chủ yếu là do: Thứ nhất, mối quan hệ hợp tác giữa các bên
tham gia chưa thực sự gắn bó và thực hiện đúng cam kết, nhất là hộ nông dân
với các doanh nghiệp chế biến, chưa bảo đảm lợi ích trong quan hệ liên kết giữa
các bên, sự liên kết thiếu bền vững.
Thứ hai: Thiếu một cơ chế, chế tài đế gắn quyền, nghĩa vụ giữa các bên
tham gia, vai trò của “Nhà nước” nói chung, doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng,

các tổ chức tín dụng nói riêng và chính quyền địa phương các cấp chưa phát huy
hết trách nhiệm, giúp đỡ và quản lý trong quá trình liên kết, nhất là không nắm
được và không có biện pháp xử lý kịp thời, thích hợp để tạo sự liên kết bền
vững, hiệu quả.
Thứ ba: Một số nơi đã thực hiện liên kết còn mang tính hình thức, đối phó,
đồng thời chưa có một cơ quan đủ thẩm quyền để xử lý những vi phạm hợp
đồng giữa các bên đã ký kết.
Đây là những nguyên nhân chủ yếu làm phá vỡ hợp đồng đã ký kết giữa các
bên, đặc biệt là giữa nông dân sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến, doanh
nghiệp. Vừa làm cho sản xuất đình đốn, nông dân không bán được nông sản, giá
bán không ổn định (được mùa, nhưng mất giá), vừa làm cho các doanh nghiệp
thiếu nguyên liệu chế biến trong khi đã ký hợp đồng giao sản phẩm cho các đối tác,
gây thiệt hại không nhỏ cho cả nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà nước.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên
cứu hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu tại xã Sơn
Hội - huyện Sơn Hòa - tỉnh Phú Yên”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu đặc điểm sản xuất mía nguyên liệu tại xã Sơn Hội huyện Sơn Hòa
 Tìm hiểu thực trạng và phân tích hoạt động liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ mía nguyên liệu tại xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa.


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Đặc điểm cây mía nguyên liệu
 Đặc điểm sinh học của cây mía
Mía có tên gọi khoa học là Saccharumoffeiniruml, là nghành có hạt, lớp 1
lá mầm, thuộc họ hoa thảo, chu kỳ sinh trưởng của cây mía từ hom đến thu
hoạch kéo dài 1 năm .

Chúng có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6 m. Tất cả các
dạng mía đường được trồng ngày nay đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp.
Chúng được trồng để thu hoạch nhằm sản xuất đường.
Mía có khả năng lưu gốc được nhiều năm, tức là một lần trồng thu hoạch
được nhiều vụ và giảm chi phí sản xuất.
Cây mía có khả năng thích ứng rộng, chống chịu tốt với các điều kiện khắc
nghiệt của tự nhiên và môi trường.
 Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ: Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao.
Nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 15-26 0C. Giống
mía nhiệt đới sinh trưởng chậm khi nhiệt độ dưới 21 0C và ngừng sinh trưởng khi
nhiệt độ 130C và dưới 50C thì cây sẽ chết. Thời kì nảy mầm mía cần nhiệt độ
trên 150C tốt nhất là từ 26-330C.
Ánh sáng: Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng.
Thiếu ánh sáng, mía phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp. Mía cần thời
gian tối thiểu là 1200 giờ tốt nhất là trên 2000 giờ. Quang hợp của cây mía tỉ lệ
thuận với cường độ và độ dài chiếu sáng. Thiếu ánh sáng cây hút phân kém do
đó phân đạm, lân, kali chỉ hiệu quả khi ánh sáng đầy đủ.
Lượng mưa: Mía là cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng nước. Mía có thể
phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa từ 1500mm/năm. Giai đoạn sinh
trưởng mía yêu cầu lượng mưa từ 100-170mm/tháng. Khi chín cần khô ráo, mía
thu hoạch sau một thời gian khô ráo khoảng 2 tháng sẽ cho tỉ lệ đường cao.
Độ cao: Độ cao có liên quan đến cường độ chiếu sáng cũng như mức chênh
lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích
tụ đường trong mía, điều đó ảnh hưởng đến hoạt động của các khâu trong qui


trình chế biến. Giới hạn về độ cao cho cây mía sinh trưởng và phát triển ở vùng
xích đạo là 1600m, ở vùng nhiệt đới là 700-800 m.
Đất trồng: Mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy có

thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích
hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm
tốt và dễ thoát nước. Có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét rất
nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô
hạn ít màu mỡ.
2.1.2. Lí luận về kênh tiêu thụ nông sản
 Khái niệm về kênh tiêu thụ sản phẩm
Kênh tiêu thụ là đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu
dùng (hay người sử dụng) cuối cùng. Người sản xuất định nghĩa kênh tiêu thụ là
hình thức di chuyển sản phẩm qua các trung gian khác nhau.[18]
Kênh tiêu thụ là tập hợp các quan hệ với tổ chức và cá nhân bên ngoài
Doanh nghiệp để tổ chức và quản lí các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt
được mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường.
 Phân loại kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gồm :
- Kênh tiêu thụ theo tính chất tiếp xúc gồm:
+ Kênh trực tiếp là kênh không có trung gian, là cầu nối gắn liền với người
sản xuất với người tiêu dùng. Kênh trực tiếp thường xảy ra ở kiểu sản xuất cổ
truyền, quy mô sản xuất nhỏ, người sản xuất gần người tiêu thụ.
+ Kênh gián tiếp là kênh có trung gian tham gia. Trung gian là cầu nối giữa
người sản xuất và người tiêu dùng. Các loại trung gian bao gồm : người thu
gom, đại lý, các hợp tác xã tiêu thụ, người bán buôn, các công ty, doanh
nghiệp…..
Trung gian là cần thiết quan trọng, song trung gian có tính hai mặt cần phải
phát huy tính tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của nó.
- Phân loại kênh tiêu thụ theo cự ly gồm:
+ Kênh cực ngắn: là kênh trực tiếp
+ Kênh ngắn: phải qua một trung gian như một tổ chức bán lẻ hoặc một đại
lý độc quyền nhãn hiệu



+ Kênh dài: là kênh qua nhiều trung gian như thu gom, bán buôn,…Kinh tế
càng phát triễn kênh này càng phát triển và hình thành mạng lưới tiêu thụ rộng
khắp trong nước và trên thế giới.
- Phân loại kênh tiêu thụ theo tính chất cạnh tranh gồm có :
+ Kênh tiêu thụ mang tính cạnh tranh: là kênh tiêu thụ sản phẩm nhiều
người sản xuất,nhiều người mua. Kênh có tính cạnh tranh đòi hỏi phải cải tiến
mạng lưới tiêu thụ, cải tiến chất lượng phẩm.
+ Kênh độc quyền: sản phẩm được tiêu thụ qua một số ít trung gian .
2.1.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả
+ Tổng giá trị sản xuất thu được (GO): Là tổng thu nhập của một loại mô
hình (gồm các loại sản phẩm) hoặc một đơn vị diện tích.
Công thức tính là: GO=ΣQi*Pi,
Trong đó:
Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
Pi là giá sản phẩm thứ i.
+ Chi phí trung gian (IC), còn được gọi là chi phí sản xuất: Là chi phí cho
một mô hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao gồm:
Chi phí vật chất, dịch vụ, không bao gồm công lao động, khấu hao.
+ Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra.
Công thức: VA= GO - IC.
2.1.4. Lí luận về liên kết
 Một số khái niệm về liên kết
Liên kết: Khái niệm liên kết xuất phát từ tiếng Anh“integration”mà trong
hệ thống thuật ngữ kinh tế có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp nhập
của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trước đây khái niệm này được biết đến
với tên gọi là nhất thể hoá và gần đây mới gọi là liên kết.
Liên kết kinh tế: Theo từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu
và phố biến tri thức bách khoa thì: Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp
hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất
kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà

nước[3]. Mục tiêu là tạo ra mối liên kết kinh tế ổn định thông qua các hoạt động
kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác


tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường tiêu thụ
chung, bảo vệ lợi ích cho nhau.
Theo Vũ Minh trai (1993) cho rằng Liên kết kinh tế là những quan hệ phối
hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác[7].
David. W.Pearce (1999) trong từ điển Kinh tế học hiện đại cho rằng “Liên
kết kinh tế chỉ là tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế
thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau
một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát
triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”.
Tác giả Trần Văn Hiếu (Trường Đại học cần Thơ) cho “rằng liên kết kinh
tế là quá trình xâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các
chủ thể kinh tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh
theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế
để khai thác tốt các tiềm năng của các chủ thế tham gia liên kết. Liên kết kinh tế
có thể tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc giữa
các ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vị khu vực và quốc
tế”.[4]
Như vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, không kể
quy mô hoặc loại hình sở hữu, được thể hiện thông qua các hình thức như: hợp
đồng văn bản hay thỏa thuận miệng giữa các tác nhân tham gia vào quá trình
liên kết. Mục tiêu liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt của
mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích cho các bên
tham gia.
 Các hình thức liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm
Căn cứ vào vai trò, quan hệ kinh tế giữa các tác nhân từ sản xuất đến tiêu
dùng, người ta chia làm 2 hình thức

+ Liên kết dọc: Là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá
trình sản xuất kinh doanh. Kiểu liên kết theo chiều dọc là toàn diện nhất bao
gồm các giai đoạn từ sản xuất, chế biến nguyên liệu đến phân phối thành phẩm.
Trong mối liên kết này thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là
khách hàng của tác nhân trước đó đồng thời bán sản phẩm cho tác nhân tiếp theo
của quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên
chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thế làm giảm đáng kế chi phí vận
chuyến, chi phí cho khâu trung gian.[2]


+ Liên kết ngang: Là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tố chức hay cá
nhân tham gia là một đơn vị hoạt động độc lập nhưng có quan hệ với nhau thông
qua một bộ máy kiểm soát chung. Trong liên kết này mỗi thành viên tham gia có
sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhau nhưng họ liên kết lại để nâng cao khả
năng cạnh tranh cho từng thành viên nhờ phát huy tính lợi ích kinh tế theo quy
mô của tổ chức liên kết. Kết quả của liên kết theo chiều ngang hình thành nên
những tổ chức liên kết như Hợp tác xã, liên minh, hiệp hội...và có thể dẫn đến
độc quyền trong một thị trường nhất định.[2]
Như vậy liên kết kinh tế có thể diễn ra trong mọi ngành sản xuất kinh
doanh, thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thế kinh tế có nhu cầu của mọi
thành phần kinh tế và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý.
 Một số mô hình liên kết sản xuất
 Mô hình tập trung
Mô hình tập trung là mô hình các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ trực tiếp
ký hợp đồng với các trang trại [1]. Hợp đồng này chỉ có hai bên tham gia trực
tiếp là doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và các trang trại. Các doanh nghiệp đặt
hàng cho các trang trại sản xuất nông sản để doanh nghiệp chế biến, đóng gói và
tiêu thụ sản phẩm. Trong những hợp đồng kiểu này, lượng sản phẩm doanh
nghiệp đặt hàng các trang trại được phân bổ ngay từ đầu mùa vụ và chất lượng
được giám sát một cách chặt chẽ.

Mô hình tập trung đảm bảo nông dân tiêu thụ được nông sản, doanh nghiệp
có nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Ngoài ra mô hình này hình thành sự liên
kết giữa doanh nghiệp và các trang trại tạo ra vùng sản xuất tập trung với chất
lượng cao, an toàn theo quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn, đạt tiêu chuẩn
quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh
cho doanh nghiệp và tạo sự phát triển bền vững cho các trang trại.
 Mô hình trang trại hạt nhân
Mô hình trang trại hạt nhân tương tự như mô hình tập trung, nhưng bên
mua sản phẩm là doanh nghiệp nắm quyền sở hữu đất đai, chuồng trại, vườn
cây. Bên bán sản phẩm chỉ thực hiện hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm và bán
lại sản phẩm cho doanh nghiệp. Chủ thể tham gia trực tiếp vào mô hình này
cũng chỉ bao gồm doanh nghiệp và các trang trại. Trong đó, các trang trại do
nông dân sản xuất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Do đó, các hộ nông
dân trục tiếp sản xuất nông sản trên đất của doanh nghiệp có thể xem là người
lao động trong doanh nghiệp.[6]


Nông dân sản xuất nông sản trên đất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp giao
đất và cả cây trồng (cây lâu năm), vật nuôi cho từng hộ nông dân, cung cấp vật
tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, nông dân chăm sóc cây trồng vật
nuôi theo đúng quy trình của doanh nghiệp và giao lại toàn bộ sản phẩm cho
doanh nghiệp.
 Mô hình đa chủ thể
Mô hình đa chủ thể tham gia hợp đồng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
thường gọi là mô hình “liên kết 4 nhà”. Tham gia mô hình này bao gồm nhiều
chủ thế khác nhau như: nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã, các
trang trại. Đặc điểm của mô hình này là các chủ thể khác nhau sẽ có trách nhiệm
và vai trò khác nhau.
Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân gắn kết nhà khoa học với
nông dân, gắn kết nhà tài chính với nông dân và tiêu thụ sản phẩm cho nông

dân. Doanh nghiệp là người quyết định việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân,
nên họ biết được thị trường cần gì để đặt hàng cho nông dân sản xuất.
Đặc trưng của mô hình này là mối quan hệ đa chiều. Cơ chế hoạt động của
mô hình này là sự liên kết và phối hợp nhiều chủ thể khác nhau cùng chia sẻ lợi
ích, rủi ro và quyền quyết định. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp manh
mún, lạc hậu, bản thân nông dân “không thể tự giải quyết 3 vấn đề của nền nông
nghiệp hàng hóa là thị trường, công nghệ và vốn, do quy mô kinh doanh quá
nhỏ” thì mô hình đa chủ thể có thể áp dụng. Mô hình đa chủ thể được phát triển
mạnh ở những quốc gia đang phát triến như Mexico, Kenya, Trung Quốc.
 Mô hình trung gian
Đây là mô hình doanh nghiệp ký hợp đồng mua sản phẩm của nông dân
thông qua các đầu mối trung gian như hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm nông dân
hoặc người đại diện cho một số hộ nông dân. Đặc điếm của mô hình này là
doanh nghiệp không ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân mà thay vào đó
doanh nghiệp thuê các tổ chức trung gian thực hiện vai trò của mình.
Mỗi cá nhân hoặc tổ chức trung gian này có trách nhiệm kiểm soát và giám
sát hoạt động sản xuất của nông dân và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động
trong trang trại từ gieo hạt đến thu hoạch theo quy định của doanh nghiệp và họ
được hưởng hoa hồng cho việc kiểm soát và giám sát.
Mô hình này góp phần làm giảm chi phí giao dịch nhờ đầu mối hợp đồng
giảm đi và việc kiểm soát sản xuất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp


cũng dễ dàng hơn. Người trung gian đóng vai trò cho đại diện cho nông dân, tạo
nên sức mạnh tập thế để thương lượng với doanh nghiệp.
 Nội dung liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giữa các chủ thể liên kết là những pháp
nhân độc lập rất đa dạng với những nội dung chủ yếu như sau:
- Sự thoả thuận hay cam kết giữa các bên trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Các cam kết này phải được công nhận là sự hợp tác giữa các bên tham

gia chứ không phải là quan hệ cạnh tranh hay bóc lột giữa bên này với bên kia.
- Cam kết phải có các điều kiện ưu đãi: Ưu đãi phải được xây dựng trên
quan hệ cung cầu thị trường
- Trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện cam kết: Các bên có trách nhiệm
thực hiện đúng, đủ và nghiêm túc theo cam kết.
- Các mối liên kết này được thể hiện thông qua các hình thức với các nội
dung cơ bản sau:
+ Mua bán tự do trên thị trường
Mua bán tự do trên thị trường là hình thức giao dịch trực tiếp giữa người
mua và người bán. Người mua thấy được số lượng, chất lượng hàng hoá mình
cần, còn người bán sau khi thoả thuận được giá cả sẽ bán và thu được tiền, đáp
ứng cho nhu cầu sản xuất và các nhu cầu khác. Việc mua bán trên thị trường
được thực hiện do mối quan hệ cung cầu, nếu hai bên thoả thuận được với nhau
thì hoạt động giao dịch được diễn ra, thị trường có vai trò định giá.
+ Hợp đồng miệng
Hợp đồng miệng là các thoả thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa
các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào đó.
Hợp đồng miệng cũng được hai bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả,
thời hạn và địa điểm nhận hàng. Cơ sở của hợp đồng miệng là niềm tin, độ tín
nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng. Hợp
đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ
hàng, anh chị em ruột thịt, bạn bè...), hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp
tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn
thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín
với các đối tác.


+ Hợp đồng bằng văn bản
Thực hiện phương thức theo hợp đồng trong nông nghiệp thường diễn ra
giữa các nhà có mối quan hệ với nhau trong quá trình từ sản xuất đến chế biến

và tiêu thụ; các mối quan hệ liên kết hợp đồng gồm: liên kết hợp đồng tay đôi
giữa nhà sản xuất là nông dân, HTX sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến;
hoặc liên kết giữa cơ sở cung cấp dịch vụ về vật tư của các thành phần kinh tế
với hộ nông dân, HTX sản xuất nông nghiệp; liên kết hợp đồng giữa 3 nhà, hoặc
4 nhà trong việc phát triển nguyên liệu để chế biến và bảo đảm tiêu thụ sản
phẩm nông sản .
Điểm căn bản thông qua hình thức theo hợp đồng là có sự bảo đảm bằng
pháp lý trong liên kết giữa các bên; đó là những ràng buộc thông qua các điều
của họp đồng kinh tế của các khâu riêng rẽ (sản xuất, cung cấp dịch vụ, chế biến
tiêu thụ sản phẩm) đã buộc các bên tham gia liên kết bảo đảm thực hiện hợp
đồng theo một quy trình, có quy định về vốn, kỹ thuật, giá vật tư, sản phẩm, thời
gian giao nộp sản phẩm, phương thức thanh toán,.... Đây là một chuỗi của quá
trình liên kết mà các bên cần bảo đảm thực hiện.
+ Hiệp hội với liên kết tiêu thụ sản phẩm
Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa
các hộ, cơ sở và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là sự đan xen giữa hợp tác và
cạnh tranh. Các đơn vị này một mặt liên kết với nhau để cùng phát triển, nhưng
mặt khác cũng cạnh tranh lẫn nhau nhằm tạo ra những ưu thế độc chiếm thị
trường và thu nhiều lợi nhuận. Để điều chỉnh mối quan hệ này, nhằm bảo vệ lợi
ích giữa các tác nhân trước các đối tác khác, một số tác nhân đã liên kết với
nhau hình thành các hiệp hội.
Hiệp hội là một loại hình liên kết hợp tác mang tính cộng đồng hỗ trợ phát
triển và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các cơ sở, đồng thời là cầu nối giữa các
cơ quan chính quyền với cơ sở.
 Các chủ thể tham gia liên kết
Tham gia các hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng
hoá nói chung có rất nhiều các chủ thế. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy thường
có 4 nhóm chủ thể sau đây:
- Nhà sản xuất: có thể bao gồm hộ gia đình, hộ trang trại, hay các tổ hợp
tác, hợp tác xã, các doanh nghiệp sản xuất..., đây là chủ thể chính và trực tiếp

tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, họ là người được sử dụng đất đai


của mình để sản xuất.
- Nhà doanh nghiệp: đây là chủ thể thứ hai và cũng là chủ thể chính tham
gia hoạt động liên kết. Doanh nghiệp có liên quan trực tiếp và cần xác định rõ
trách nhiệm cụ thể đối với người sản xuất như: cung ứng vật tư nông nghiệp, áp
dụng công nghệ cao, công nghệ sạch chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao tính chủ động về hoạt
động quản lý, điều hành sản xuất có hiệu quả, có biện pháp khuyến khích người
sản xuất có ý thức trách nhiệm tạo ra nguồn hàng ổn định và đảm bảo chất lượng
để phục vụ sản xuất chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Nhà nước: Để phát triển hình thức liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa doanh
nghiệp và người nông dân, các cấp chính quyền ngoài công tác quản lý, chỉ đạo
sản xuất cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách, thể chế đế tạo điều kiện cho cả
hai phía, đồng thời khuyến khích các hộ nông dân hình thành các hình thức tổ
chức hợp tác tự nguyện làm vệ tinh cho các doanh nghiệp.
Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết sản xuất
tiêu thụ với nông dân trong việc: nâng sức cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất
thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, nghiên cứu và chuyến
giao công nghệ, cung cấp thông tin định hướng cho kinh doanh, công tác kiểm
soát chất lượng, xuất xứ hàng nông sản và đăng ký kinh doanh nông sản, tìm
kiếm và mở rộng thị trường.
- Nhà khoa học: Trong sản xuất, để tạo nên những sản phẩm vừa có năng
suất, chất lượng và có giá trị kinh tế cao, vừa đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng cũng như đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, nhà khoa học có vai trò
hết sức quan trọng. Nhà khoa học ở đây có thể là các nhà nghiên cứu, nhà khoa
học hay cán bộ khuyến nông..., họ sẽ đóng góp công sức và chất xám của mình
để thực hiện các hợp đồng theo đơn đặt hàng của các nhà doanh nghiệp cũng
như của nhà sản xuất.

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía ở nước ta và địa bàn nghiên cứu
 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía ở nước ta
Mía đường ở Việt Nam có từ rất lâu, nhưng công nghiệp mía đường mới
phát triển những năm 1990. Sản xuất mía đường có tính thời vụ, thu hoạch và
sản xuất trong khoảng 5 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Đường còn lại


trong vụ mùa sẽ được tồn kho và bán dần trong các tháng còn lại, vì thế nên chí
phí tồn trữ cao.
Dù khoảng cách đã được rút ngắn nhưng năng suất mía Việt Nam bình
quân chỉ 60 tấn/ha, vẫn thấp hơn bình quân thế giới: 70 tấn/ha và chất lượng
kém hơn. Hiệu suất đường của Việt Nam là 4-5 tấn đường/ha, trong khi Thái
Lan 7-8 tấn/ha, Brazil 9-21 tấn/ha. Năng suất và chất lượng mía còn thấp, thời
gian sinh trưởng dài và bị cạnh tranh bởi các loại cây trồng khác, giá thu mua
mía bấp bênh là các nguyên nhân dẫn đến diện tích trồng mía bị thu hẹp.
Nhu cầu tiêu thụ đường trên đầu người bình quân (kg/người/năm) trên thế
giới là 30, Mỹ: 45,5, Brazil: 58, Ấn Độ: 20, Trung Quốc: 11, Việt Nam: 15. Mức
tăng trưởng tiêu thụ đường của người Việt Nam được dự báo 2,7%/năm. Mức
tiêu thụ đường bình quân đầu người Việt Nam thấp hơn so với mức trung bình
thế giới là tiềm năng để tăng trưởng của ngành mía đường Việt Nam. Và dù sản
lượng đáp ứng được nhu cầu nhưng giá thành cao là rào cản, là lý do để các
doanh nghiệp tiêu thụ đường hướng đến nguồn cung từ nước ngoài, gây khó
khăn không nhỏ cho sự phát triển của ngành mía đường Việt Nam.

Năm

Bảng 2.1: Diện tích, năng xuất, sản lượng mía ở Việt Nam
Chỉ tiêu
Diện tích

Năng suất
Sản lượng
(nghìn ha)
( tấn/ ha)
(tấn)
2009

265.6

58.8

15.608.300

2010

269.1

60.1

16.161.700

2011

282.254

62.1

17.539.572

2012


297.5

64.0

19.040.799

Nguồn: Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO, 2012)
 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía ở Phú Yên
Với 20.000 ha mía, sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm, Phú Yên là địa
phương có diện tích, sản lượng mía cao trong khu vực miền Trung - Tây
Nguyên. Gần đây, ngành mía đường Phú Yên đang đứng trước hai thách thức
lớn là sự thu hẹp vùng nguyên liệu và năng lực cạnh tranh thấp. Nhằm khắc
phục khó khăn, các cấp, các ngành trong tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch
bình ổn vùng nguyên liệu, phát triển công nghiệp chế biến, bảo đảm lợi ích của
cả người nông dân và doanh nghiệp. Năm 2008, diện tích mía toàn tỉnh là
18.516 ha, giảm 1.813 ha so với vụ trước.


Dự kiến tổng sản lượng mía sẽ là 1.018,296 tấn, năng suất bình quân 55
tấn/ha. Qua dự báo về giá mía, giá đường cũng như những thuận lợi, khó khăn,
Ban điều hành đã định hướng: Phấn đấu trong niên vụ 2008 - 2009, các công ty
mía đường trong tỉnh sẽ ép 675.000 tấn mía, chế biến 67.500 tấn đường. Trong
đó, Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa sẽ ép 150.000 tấn mía và chế biến
15.000 tấn đường RS. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Công nghiệp KCP
- Việt Nam sẽ ép 525.000 tấn mía và chế biến 52.500 tấn đường.
2.2.2 Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ mía ở nước ta và địa
bàn nghiên cứu
 Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu ở
nước ta

Thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp
hoá nông nghiệp nông thôn, về đổi mới chính sách tín dụng, đầu tư, hỗ trợ phát
triển kết cấu hạ tầng và chuyển giao công nghệ - kỹ thuật cho nông nghiệp nói
chung, khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ các mặt hàng nông
sản nói riêng, trong thời gian qua, chúng ta đã thực hiện mối liên kết chặt chẽ và
có hiệu quả giữa các chủ thể nông nghiệp như hợp tác xã, trang trại, nông hộ.
Với các chủ thể kinh tế khác trên thị trường như các doanh nghiệp, ngân
hàng và nhà khoa học. Đây được coi như một giải pháp quan trọng trong việc
phát triển các mặt hàng nông sản hiện nay. Thông qua sự liên kết giữa nông dân,
doanh nghiệp và nhà khoa học, khoa học và công nghệ mới đã được áp dụng vào
sản xuất, chế biến góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả một số mặt
hàng nông sản, đánh dấu sự khởi đầu của việc chuyển sang nền nông nghiệp
hàng hoá. Điển hình cho thành công của các hợp đồng liên kết sản xuất và kinh
doanh các mặt hàng nông sản đã được ký kết có thể kể đến như: Nông trường
sông Hậu, Công ty bông Việt Nam, Công ty sữa Việt Nam, Công ty cổ phần mía
đường Lam Sơn...
Tuy nhiên, do thiếu các cơ chế chính sách, định hướng phát triển cho khu
vực nông nghiệp nông thôn một cách kịp thời và cụ thể, nhất là việc thâm nhập
thị trường thế giới. Sự liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp, ngân hàng và nhà
khoa học chưa chặt chẽ, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, dẫn đến việc
đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào khu vực sản xuất và chế biến các mặt hàng
mía nguyên liệu còn chậm, đặc biệt, ngưỡng cửa hội nhập đã cận kề, nhưng vẫn
chưa có sự liên kết, đầu tư bài bản cho sản xuất, chế biến và tiêu thụmía nguyên
liệu. Tình trạng nguyên liệu không đủ cung cấp cho nhà máy sản xuất, nhà máy


hoạt động cầm chừng, năng suất thấp khá phổ biến. Ở một số vùng nguyên liệu
với quy mô lớn, vượt khả năng chế biến của nhà máy, giá thu mua rẻ nhưng
nông sản hàng hoá vẫn thừa, đẩy người nông dân vào tình trạng khó khăn.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể thấy rằng, một số cơ chế

chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nói chung, nông sản hàng hoá
nói riêng chưa đồng bộ, công tác quy hoạch các vùng trọng điểm, vùng động lực
và vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hoá chưa thực sự dựa trên nhu cầu
của thị trường. Một số hợp đồng kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp đã được
triển khai nhưng thiếu sự hỗ trợ của các nhà khoa học cũng như của các cơ quan
quản lý nhà nước liên quan trong lĩnh vực thương mại, trong đó vốn đầu tư dành
cho phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản luôn là vấn đề bức xúc.
Nhiều hợp đồng kinh tế tiêu thụ sản phẩm đã được ký kết giữa doanh
nghiệp và nông dân còn bất cập, thiếu chuẩn mực và chưa “bình đẳng”. Trong
khi các doanh nghiệp được tư vấn về pháp luật thì hầu hết người nông dân
không có kiến thức về hợp đồng kinh tế, mặc dù đã có hướng dẫn mẫu hợp đồng
tiêu thụ nông sản (Thông tư số 77 ngày 28/8/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn).
Như vậy, mối liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản ở nước ta đã
góp phần tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng phục vụ cho nhu cầu trong
nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của khu vực nông
nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH đất nước
 Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu ở
tỉnh Phú Yên
Về phía Công ty TNHH Công nghiệp KCP - Việt Nam(100% vốn nước
ngoài) có nhà máy với công suất 6.250 tấn/ngày, chính sách đầu tư cho nông dân
trồng, chăm sóc mía được thực hiện bằng nhiều hình thức linh hoạt như cung
cấp giống, phân bón hoặc tiền mặt, bình quân 5 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó,
công ty hỗ trợ không hoàn lại 1,5 triệu đồng/ha cho bà con nông dân chuyển đất
lúa bấp bênh sang trồng mía, hỗ trợ 2 triệu đồng/ha trồng mía rải vụ vào tháng 5
và tháng 6, hỗ trợ 500.000 đồng/ha thay giống mía địa phương năng suất thấp
bằng giống mía cao sản [10]... Tổng giám đốc Công ty R. Su-bai-an cho biết:
Với chính sách đầu tư mới, đã có 4.200 ha mía gốc lâu năm được bà con phá dỡ
trồng lại, đồng thời thêm 2.100 ha trồng các loại cây trồng khác được nông dân
chuyển sang trồng mía. Nhờ vậy vùng nguyên liệu mía của công ty đã nâng lên

gần 14.000 ha. Tính ra, công ty đã đầu tư 42 tỷ đồng bằng giống, phân bón và


đang chuẩn bị 30 tỷ đồng để nông dân có vốn chăm bón cây mía. 95% số diện
tích mía thuộc vùng nguyên liệu đã được công ty ký hợp đồng tiêu thụ.
Nói chung nhờ chính sách đầu tư của công ty mà nhiều bà con miền núi
còn khó khăn như chúng tôi có điều kiện chăm sóc mía phát triển tốt, đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác.
Bên cạnh chính sách đầu tư trực tiếp đến người trồng mía, các doanh
nghiệp mía đường Phú Yên còn liên kết với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ
chức nhiều mô hình thâm canh mía ở từng cánh đồng.Tại các điểm trình diễn đó,
các kỹ thuật thâm canh mía như làm đất bằng máy, đưa vào trồng các giống mía
mới có năng suất cao phù hợp từng chân đất, chăm sóc bón phân theo chu kỳ
sinh trưởng. Song việc phát triển vùng nguyên liệu mía ở Phú Yên cũng còn có
những khó khăn nhất định. Ðó là phần lớn diện tích mía được trồng trên gò đồi
hoặc đất nương rẫy, năng suất bấp bênh nếu khi cây trồng khác có hiệu quả kinh
tế hơn, người dân sẽ quay lưng lại với cây mía.
Mặt khác, chi phí cho thu hoạch, vận chuyển mía về nhà máy quá cao, làm
giảm lợi nhuận của người trồng mía. Do vậy, bên cạnh chính sách đầu tư, tiêu
thụ mía các doanh nghiệp cần phối hợp chính quyền địa phương tăng cường đầu
tư vào thủy lợi, giao thông vùng mía, đưa các tiến bộ kỹ thuật vào trồng, chăm
sóc, thu hoạch mía nhằm tăng lợi nhuận cho người trồng mía, giúp nông dân yên
tâm gắn bó với cây công nghiệp ngắn ngày này.
2.2.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- “Liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa người sản xuất mía nguyên

liệu và công ty mía đường Hoà Bình” của Ngô Thị Thuỷ (2004), đã chỉ ra những
vấn đề liên kết thông qua hợp đồng giữa người sản xuất nguyên liệu và công ty
mía đường Hoà Bình. Tác giả đã chứng minh được sự liên kết giữa những người
sản xuất mía nguyên liệu và công ty mía đường Hoà Bình là phù hợp và đúng

đắn trong lĩnh vực sản xuất mía đường. Khẳng định sự đóng góp tích cực của nó
đối với sự phát triển của ngành mía đường của Hoà Bình nói chung, công ty mía
đường và những hộ nông dân sản xuất mía nguyên liệu nói riêng. Tuy nhiên tác
giả chưa chỉ ra được cụ thể về kết quả liên kết đạt được của những hộ liên kết
với công ty mía đường Hoà Bình.
- “Nghiên cứu các mô hình liên kết giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản

phẩm chè trên địa bàn huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ” của tác giả Quyền
Mạnh Cường (2006). Tác giả đưa ra 2 mô hình liên kết đó là liên kết thông qua
hợp đồng kinh tế và liên kết theo hình thức truyền thống giữa các công ty chế


biến với các hộ nông dân sản xuất chè búp tươi. Tác giả đã khẳng định việc liên
kết trong sản xuất chè ở Thanh Ba mang lại thu nhập hơn so với không liên kết
cho cả người sản xuất chè búp tươi và các công ty chế biến. Tuy nhiên tác giả
chưa chỉ rõ được cơ chế và các điều khoản liên kết trong hợp đồng đối với 2
hình thức liên kết thông qua hợp đồng. Hơn nữa, tác giả chưa đưa ra được kết
quả thực hiện hợp đồng của những hộ nông dân trồng chè đối với các công ty.
- “Nghiên cứu mối liên kết sản xuất - tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn

thành phố Hà Nội” của tác giả Lê Văn Lương (2008) cho rằng: liên kết trong
sản xuất - tiêu thụ rau an toàn là cần thiết làm tăng giá trị, giảm rủi ro cho các
tác nhân tham gia. Phần lớn các mối liên kết giữa các tác nhân là tự do và hợp
đồng miệng, phần đông các tác nhân khác ngoài hợp tác xã thu gom rau an toàn
cho rằng hợp đồng bằng văn bản phức tạp và không cần thiết trong sản xuất rau
an toàn [15]. Tác giả cũng chỉ ra việc phân chia lợi ích giữa các tác nhân chưa
cho sự hài hoà, người sản xuất luôn nhận được lợi ích thấp nhất. Mỗi hình thức
liên kết có mức độ phù hợp và mang tính chất pháp lý khác nhau, yêu cầu những
điều kiện khác nhau nhưng đều mang lại hiệu quả thiết thực thúc đẩy sản xuất và
tiêu thụ rau an toàn. Tuy nhiên tác giả quá đề cập đến kênh tiêu thụ về rau an

toàn chưa tập trung sâu phân tích và các hình thức liên kết.
- “Liên kết kinh tế giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp nhà nước”

của tác giả Trần Văn Hiếu. Tác giả đã chỉ ra rằng liên kết giữa các hộ nông dân
và các doanh nghiệp nhà nước chính là tạo lập sức mạnh để tác động, hỗ trợ,
giúp đỡ cho kinh tế hộ nông dân chuyển sang sản xuất hàng hoá theo hướng thị
trường. Nhưng tác giả chưa đưa ra được lợi ích thực sự của các bên khi tham gia
liên kết.[4]
Tóm lại: các nghiên cứu trước đây chưa tập trung đi sâu phân tích hiệu quả
của mối liên kết hoặc chưa đưa ra và phân tích được lợi ích của các tác nhân khi
tham gia vào mối liên kết đặc biệt là lợi ích của người nông dân khi tham gia
liên kết, lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người trung gian, hoặc chỉ đi sâu
phân tích lợi ích một mô hình liên kết, hơn nữa các đề tài trên chủ yếu tập trung
vào phân tích mối liên kết trong sản xuất cây trồng 1 vụ, nên chưa đề cập đến
mối liên kết sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu trên địa bàn xã Sơn hội..


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP
VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu :
- Các hộ nông dân trồng mía nguyên liệu trên địa bàn xã Sơn Hội
- Các đối tượng thu gom cá thể mía nguyên liệu trên địa bàn xã
- Các trạm nông vụ của Doanh nghiệp đóng tại địa bàn xã Sơn Hội
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung : Nghiên cứu các đặc điểm sản xuất mía nguyên liệu
và thực trạng hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu trên địa
bàn xã Sơn Hội.
- Phạm vi thời gian : Nghiên cứu sẽ thu thập và phân tích số liệu thứ cấp

trong 3 năm từ 2012 – 2014. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2014.
- Phạm vi về không gian : Nghiên cứu được thực hiện tại 3 thôn của xã Sơn
Hội là : Thôn Tân Lương, Thôn Tân Hội và Thôn Tân Hiệp.
3.3. Phương pháp thu thập thông tin
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập qua các nguồn :
- Báo cáo tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội – an
ninh quốc phòng năm 2012 - 2014.
- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mía đường niên vụ 2013-2014 và
phương hướng, nhiệm vụ niên vụ 2014 -2015 – huyện Sơn Hòa.
- Báo cáo chính sách giá mua mía nguyên liệu cho Công ty TNHH Công
nghiệp KCP việt nam năm 2014 – 2015.
- Báo cáo kết luận và chỉ đạo của phó Chủ tịch UBND huyện, tại Hội nghị
Ban điều hành Chương trình mía đường huyện năm 2014.
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất xã Sơn Hội (2012 - 2014)
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Sử dụng phiếu phỏng vấn hộ: điều tra ngẫu nhiên 60 hộ trong 3 thôn
đó là Thôn Tân lương, Thôn Tân Hội và Thôn Tân hiệp và tiến hành điều tra
mỗi thôn 20 hộ dân trồng mía nguyên liệu.
19


+ Sử dụng phiếu phỏng vấn người thu gom : phỏng vấn 6 đối tượng thu
gom trên địa bàn xã Sơn Hội.
- Thực hiện trao đổi trực tiếp với trạm trưởng trạm nông vụ mía đường của
Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam để thu thập thông tin về năng suất ,
sản lượng ,diện tích của địa bàn nghiên cứu, bằng phương pháp phỏng vấn
chuyên gia.
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Thông tin định tính sẽ được tổng hợp, phân tích , đánh giá
- Số liệu định lượng sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel
3.3.4. Nội dung nghiên cứu
Tình hình sản xuất mía nguyên liệu của xã qua 3 năm ( 2012 – 2014) đang
có xu hướng giảm dần về diện tích gieo trồng. Năm 2013, diện tích mía trồng
ban đầu là 1285 ha. Diện tích có tăng lên so với năm 2012 tăng lên 10% diện
tích đã trồng. Tuy nhiên do hạn hán kéo dài nên năng suất đạt được là 44,9
tấn/ha thấp hơn so với năm 2012 là 22,05%, sản lượng đạt được là 57696 tấn.
Sang đến năm 2014, do thời tiết không thuận lợi, thường xuyên xảy ra hạn hán
kéo dài làm cho diện tích mía ở địa bàn giảm xuống 23,1% so với năm 2012,
diện tích giảm dẫn đến năng suất cũng giảm 27,1%, sản lượng đạt 40514 tấn
giảm 56,63% so với năm 2012.
 Đặc điểm các tác nhân tham gia liên kết
Tác nhân người sản xuất (người nông dân)
Nông dân (người sản xuất) là một trong những mắt xích quan trọng, đứng
đầu trong kênh với vai trò là nhà sản xuất, nhà cung ứng mía nguyên liệu cho
các thành viên khác trong chuỗi cung ứng
Tác nhân người thu gom
Là những cá nhân mua nông sản từ người sản xuất. Họ có thể là người ở
địa phương hoặc từ các nơi khác đến để thu gom, mua nông sản của người dân.
Người thu gom cá thể cũng có thể đồng thời là người sản xuất, họ thu gom từ
những người sản xuất khác với mức giá thường thấp hơn so với mức giá mà các
doanh nghiệp thu mua trả
Tác nhân doanh nghiệp
Trong sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu không giống như sản phẩm
nông nghiệp khác (lúa, rau màu.), các doanh nghiệp muốn bao tiêu sản phẩm
20


cho người nông dân một cách bền vững, họ phải thực hiện cung cấp vật tư đầu

vào, hỗ trợ kỹ thuật và các hỗ trợ khác cho người sản xuất
Các hình thức liên kết : gồm có sự liên kết giữa nông dân với nông
dân, nông dân với người thu gom, nông dân với nhà máy và liên kết giữa thu
gom với nhà máy.


 Đánh giá mức độ liên kết: đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ đó là :
chặt , khá chặt, không chặt và không liên kết trên cơ sở dựa vào thảo luận nhóm
để thực hiện đánh giá mối liên kết .

21


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên xã Sơn Hội
 Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình
Xã Sơn Hội nằm phía Tây huyện Sơn Hòa cách trung tâm Huyện 20 km.
Tổng diện tích tự nhiên 17.179,57 ha
+ Phía Đông: Giáp xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa
+ Phía Tây: Giáp xã Phước Tân và xã Cà Lúi, huyện Sơn Hòa
+ Phía Nam: Giáp xã Sơn Phước và một phần của xã Sơn Nguyên, huyện
Sơn Hòa
+ Phía Bắc: Giáp xã Xuân Quang 1, xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân.
Vùng trung tâm xã là vùng bán sơn địa, là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính
trị của xã và cụm ba xã Sơn Hội, Cà Lúi, Phước Tân nối liền với các buôn, thôn
trong toàn xã, đường giao thông ô tô đi lại đến tận các buôn thôn, giao thông
thông suốt trong toàn huyện, tỉnh. Nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và
phân bổ cơ sở hạ tầng đô thị và dân cư. Việc sản xuất nông nghiệp chưa có thủy

lợi, các loại cây trồng phát triển phụ thuộc vào thời tiết nên toàn bộ diện tích
toàn xã chỉ sản xuất cây hàng năm và trồng rừng. Hiện trạng đường giao thông
đến trung tâm xã chưa được cứng hóa nên thường lầy lội vào mùa mưa.
4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất 17.179,57 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ
lệ 69,16 trên tổng diện tích của xã, đất đai chia thành hai vùng đất rõ rệt, đất cát
và đất đất xám bạc màu…, diện tích đất sản xuất nông nghiệp hộ gia đình sử
dụng manh mún chưa dồn điền đổi thửa nên khó đầu tư sản xuất, năng suất cây
trồng còn thấp, hiện trạng sử dụng đất gồm các loại đất sau:

22


Bảng 4.1:Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Sơn Hội
trong 3 năm 2012 - 2014
Năm
Năm
Năm
2012
2013
2014
Loại đất
Diện
Diện
Diện
tích Tỷ lệ tích Tỷ lệ tích Tỷ lệ
(ha)
%
(ha)

%
(ha)
%
1. Đất trồng cây hằng năm
1,975
100 2,907 100 2,565
100
- Đất trồng mía
1,158 58,6 1,285 44,2 940,01 36,6
- Đất trồng lúa
161
8,1 140,7
4,9 171,3
6,7
- Đất trồng sắn
634 32,1 1,325 45,6 1,118 43,6
- Đất trồng cây hằng năm khác
22
1,2 156,3
5,3 335,6 13,1
2. Đất trồng cây lâu năm
445
100 467,8 100
489
100
Tổng diện tích đất nông nghiệp 2,420
100 3,375 100 3,053
100
(Nguồn: Số liệu thống kê địa chính xã Sơn Hội, 2012-2014)
Qua bảng số liệu thu thập được ta có thể thấy được tình hình sử dụng đất

nông nghiệp qua 3 năm có sự thay đổi rõ rệt:
Tính từ năm 2012 thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã khai thác đưa
vào sử dụng là 2,420 ha nhưng đến năm 2014 thì diện tích sản xuất nông nghiệp
tăng lên 3,053 ha điều đó cho thấy việc sử dụng đất nông nghiệp cơ bản là đúng
mục đích, hiệu quả sử dụng đất cao
Nhìn chung tình hình sử dụng đất nông nghiệp qua 3 năm đã có chuyển
biến tích cực, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã và đang hình thành, củng cố
và mở rộng nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung, là cơ sở đảm bảo khả
năng phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như trong tương lai hướng tới phát
triển các cơ sở chế biến đang trở thành một trong các chủ trương chính của
chính quyền địa phương

23


b. Tình hình dân số và lao động xã Sơn Hội qua 3 năm 2012 -2014
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động Xã Sơn Hội qua 3 năm 2012 – 2014

Chỉ tiêu
Tổng số hộ
Hộ nông nghiệp

2012
2013
2014
So sánh %

Số Cơ

Số

Số
ĐVT lượng cấu lượng cấu lượng cấu 13/12 14/13 12/14
(%)
(%)
(%)
Hộ 1,029 100 1,070 100 1,197 100 104 112 108

Tổng số nhân khẩu

83 102
17,
Hộ
124 12,1 150 14 208
121
4
Người 4,303 100 4,391 100 4,525 100 102

Khẩu nông nghiệp

Người 3,626 84,3 3,689

Hộ phi nông nghiệp

Khẩu phi nông nghiệp
Tổng số lao động

Hộ

905


88

920

86

989

108

105

139

130

103 102,5

84 3,786 84 102 103 102,5
16,
Người 677
16 702 19 739
104 105,2 105
3
LĐ 2,500 100 2,576 100 2,621 100 103 102 102,5

Lao động nông nghiệp




Lao động phi nông nghiệp



2,137 85,4 2,170 84,2 2,198 84
16,
363
15 406 16 423
1

102 101,2 102
112 104,1 108

(Nguồn : số liệu thống kê xã Sơn Hội,2012- 2014)
Thông qua việc tìm hiểu tình hình dân số và lao động xã Sơn Hội qua 3
năm 2012– 2014, dựa vào bảng 4.2 tôi có một số nhận xét sau:
- Tổng số hộ của xã đã có sự thay đổi rất nhanh, qua 3 năm số hộ trong toàn
xã tăng 168 hộ. Trong khi đó số hộ nông nghiệp có tăng nhưng tốc độ tăng và cơ
cấu hộ nông nghiệp so với tổng số hộ có xu hướng giảm dần thể hiện trong kinh
tế của xã đã bắt đầu có sự chuyển dịch.
- Cùng với sự thay đổi về số hộ thì số nhân khẩu và lao động cũng có sự
thay đổi theo hướng đó. Số nhân khẩu nông nghiệp qua các năm không có sự
chuyển biến đáng kể.
Là một xã đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp thì Sơn Hội có nguồn lao
động nông nghiệp khá dồi dào. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao nhưng
trình độ của người lao động còn thấp, thời gian nông nhàn rất nhiều vì vậy đòi
hỏi xã cần có chính sách đào tạo và phát triển hơn nguồn lao động có tay nghề
để phục vụ cho quá trình CNH – HĐH của toàn xã đồng thời cần có giải pháp
mở rộng thêm ngành nghề cho số lao động dư thừa này.
c. Tình hình cơ sở vật chất kỷ thuật


24


Do nhận thức tốt về ý nghĩa và tầm quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật,
xã Sơn Hội luôn quan tâm đến công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ đời
sống và sản xuất. Cơ sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ thì hoạt động sản xuất
càng phát triển, năng suất lao động càng tăng và kinh tế xã hội của địa phương
càng phát triển.
Bảng 4.3 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn so sánh năm 2012-2014
TT
1
1.1
1.2
1.3
2
2.1
3

Chỉ tiêu

ĐVT

Giao thông
Đường nhựa
Km
Đường bê thông hóa
Km
Đường bê tông nội đồng
Km

Thủy lợi
Trạm bơm
Công trình
Chợ nông thôn
Cái

Số lượng
2012
2014

So sánh %
2012/2014

3
3
18

5.5
7,65
30

183,3
255
166,7

3
1

3
1


100
100

(Nguồn: Số liệu thống kê xã Sơn Hội,2012-2014)
Từ năm 2012, khi bắt đầu triển khai thực hiện nông thôn mới đến nay tình
hình cơ sở hạ tầng nông thôn của xã đã có những thay đổi rõ rệt. Có một số nhận
xét như sau:
 Hệ thống giao thông:
Hệ thống giao thông của xã trở nên đồng bộ, khang trang hơn. Nhiều tuyến
đường được nâng cấp và mở mới. Nổi bật các đường nối các thôn xóm đã được
bê tông hóa kiên cố mà các loại xe trọng tải có thể lưu thông tốt. Năm 2012,
năm sau khi thực hiện nông thôn mới xã chỉ có 3 km đường bê tông hóa thì sang
đến năm 2014 là 7,65 km tăng 1,55%. Đặc biệt, với thêm 18 km đường bê tông
nội đồng tăng 66,7% tạo điều kiện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt
vào mùa thu hoạch thuận tiện hơn cho việc thu mua mía, sắn tại đồng, giảm bớt
sự vất vả cho bà con nông dân.
 Hệ thống thủy lợi:
Nằm ngay sát con suối như suối Cà Crum, hồ suối Sậy, suối Vỹ, suối Ca
La, suối Trà Kê, Suối Chó. Nên xã có lượng nước khá dồi dào phục vụ cho sinh
hoạt của người dân cũng như phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp. Với 3 trạm
bơm hoạt động đảm bảo cung cấp đủ nước cho từng cánh đồng khi vào vụ sản
xuất. Hệ thống thoát nước hiện tại được xây dựng dài khoảng 1,5km. Tuy nhiên,
25


×