Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Du lịch Chợ Nổi vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 50 trang )

ĐẾ TÀI: DU LỊCH CHỢ NỔI VÙNG ĐBSCL
Α.CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam-dải đất hình chữ S xinh đẹp được bạn bè quốc tế biết
đến với những con người chịu thương,chịu khó, thân thiện và luôn mến
khách... Không những vậy, Đất nước ta còn được du khách khắp nơi trên thế
giới xem là nơi có tình hình an ninh chính trị ổn định. Với khí hậu luôn mát
mẽ, trải dài từ Bắc xuống Nam, mọi miền đất nước đều có nhiều cảnh quan
thiên nhiên hữu tình và thơ mộng, những danh lam thắng cảnh tươi đẹp,
cùng với những công trình kiến trúc, những di tích lịch sử hào hùng của dân
tộc... Đó là những lí do góp phần làm cho du khách quốc tế luôn chọn Việt
Nam là một điểm đến lý tưởng để tham quan và du lịch.
Mỗi vùng miền đều có sản phẩm du lịch đặc trưng riêng của nó. Nếu như
ở miền Bắc có những dãy núi hùng vĩ thích hợp cho loại hình du lịch khám
phá và nghỉ dưỡng, còn ở vùng duyên hải miền Trung là những bãi biển với
bờ cát trắng trải dài tuyệt đẹp và hữu tình,cùng với Tây Nguyên thơ mộng
với những ngọn đèo, những thác nước hùng vĩ, với khí hậu mát mẻ quanh
năm... Thì ở Nam Bộ đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Cửu Long – Chợ Nổi
là một loại hình du lịch độc đáo nơi đây.
Đến với đồng bằng Sông Cửu Long đi chợ nổi vừa có cái thú đi xuồng
máy trên sông nước mênh mang, ngắm cảnh làng quê trù phú bên sông, lại
được mua trái cây, rau quả, cá tôm và nhiều sản vật tươi sống, còn nguyên
hương vị đồng quê miệt vườn.Ở Phong Điền, người ta thuộc lòng câu ca dao
đậm tình sông nươć :
“Phong điền chợ nổi trên sông
Bồng bềnh mặt nước chợ đông sớm chiều”
Nói đến đồng bằng Sông Cửu Long là nói đến hệ thống sông ngòi, kênh
rạch chằng chịt đan xen cùng những vườn cây ăn trái sum xuê trĩu quả,
những cánh đồng cò bay thẳng cánh, khí hậu mát mẻ đặc biệt là con người
nơi đây luôn chân chất, hiền hòa và đầy lòng hiếu khách... Là nơi dừng chân
lý tưởng không thể thiếu của du khách trong và ngoài nước. Các chợ nổi


vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, được hình thành một cách tự
nhiên, dựa theo tập quán sinh hoạt và nhu cầu buôn bán của người dân, khi
mà hệ thống giao thông đường bộ trước đây chưa được mở rộng và phát
triển như bây giờ và thuyền bè là phương tiện đi lại duy nhất.Chợ nổi đồng
bằng sông cửu long là nơi hội tụ của nhiều cảnh nhà,mảnh đời .Họ mang
trong mình nét tính cách hào sảng. Hàng hóa ở chợ chủ yếu là trái cây, các
loại nông phẩm địa phương, được thu hoạch trực tiếp từ các nhà vườn và sau
đó vận chuyển đến bán ở giao lộ các ngã sông, nơi khúc sông không quá
rộng cũng không quá hẹp, để tạo điều kiện cho thuyền bè di chuyển dễ
1


dàng. Chợ nổi tấp nập nhất là vào lúc sáng sớm, khoảng 4, 5g cho đến 9, 10g
sáng mỗi ngày.

Chợ nổi ĐBSCL
Chính vì vậy, hiện nay hầu hết các công ty du lịch lữ hành trong các
chuyến tham quan du lịch về miền Tây sông nước đều có tổ chức tham quan
vườn cây ăn trái, xem các làng nghề truyền thống, đờn ca tài tử... và đặc biệt
là du khách được đi thuyền để ngắm nhìn chợ nổi trên sông – Đó là nét sinh
hoạt độc đáo và cũng là loại hình du lịch đặc trưng của vùng sông nước Cửu
Long.Mặc dù tiềm năng và tài nguyên đa dạng, đặc biệt thiên nhiên ưu đãi
giúp đồng bằng Sông Cửu Long có thể đón khách quanh năm, song du lịch
vùng ĐBSCL nhiều năm nay phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và
được xem là vùng trũng của cả nước . Thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng, sự
liên kết vùng dù đã có nhưng hết sức lỏng lẻo, việc liên kết phát triển sản
phẩm du lịch đặc thù và xúc tiến quảng bá du lịch vùng ĐBSCL chưa được
như mong muốn, ảnh hưởng đến vị thế và sức cạnh tranh du lịch chung của
vùng.
Tuy Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030; Đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020 và một số nghiên
cứu khoa học đã định hướng khá rõ về hệ thống sản phẩm và hình ảnh điểm
đến vùng ĐBSCL, tuy nhiên cho đến nay việc liên kết phát triển sản phẩm
du lịch đặc thù và xúc tiến quảng bá du lịch vùng ĐBSCL chưa được như
mong muốn, ảnh hưởng đến vị thế và sức cạnh tranh du lịch chung của
vùng.
Điều này được thể hiện rõ qua việc so sánh số lượt khách du lịch đến
vùng ĐBSCL và tổng thu nhập du lịch của vùng. Theo đó, năm 2013, toàn
2


vùng đón được 1.668.800 lượt khách du lịch quốc tế, bằng 8,3% tổng lượng
khách quốc tế cả nước; 9,8 triệu lượt khách nội địa, chiếm 5,8% tổng lượt
khách nội địa cả nước; tổng thu nhập từ du lịch của vùng đạt 5.141 tỷ đồng,
chiếm 2,7% tổng thu nhập du lịch của cả nước. Tình trạng ì ạch này của du
lịch ĐBSCL không có gì thay đổi nhiều trong suốt thời gian từ năm 2006
đến nay. Có thể thấy đồng bằng sông cửu long chưa đủ sức hấp đẫn để thu
hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, nhiều cuộc hội thảo quốc tế đã được tổ chức để
tìm hướng đi cho du lịch của vùng. Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định
“đồng bằng Sông Cửu Long có thể được ví như một khu vườn địa
đàng”, nhưng làm thế nào để vực dậy tiềm năng du lịch của vùng vẫn là câu
hỏi của nhiều năm qua chưa có lời giải đáp? Với mong muốn được góp một
phần công sức trong khả năng của mình cho sự phát triển ngành du lịch của
vùng đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và cho chợ nổi Nam Bộ nói
riêng nên em chọn “Du lịch Chợ Nổi” vùng đồng bằng Sông Cửu Long làm
đề tài thảo luận.

Hoạt động buôn bán ở chợ nổi
2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu

Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch tại các chợ nổi ở đồng bằng Sông
Cửu Long.
Đưa ra lí do vì sao du lịch chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu Long không
hấp đẫn khách du lịch.
Thiết lập định hướng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của cư
dân vùng sông nước Cửu Long – văn hoá chợ nổi.
Nêu một số kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm giải quyết
những khó khăn, hạn chế; định hướng qui hoạch để chợ nổi thật sự là một
sản phẩm du lịch đặc trưng của miền Tây Nam bộ
3. Lịch sử nghiên cứu
Đồng bằng Sông Cửu Long là một vùng đất mới so với
các khu
vực khác ở Việt Nam. Vùng đất được này được mệnh danh “chín rồng” có
con nước lớn tràn bờ, nước ròng phơi bãi; có ghe thuyền sinh hoạt ngày đêm
xuôi ngược trên sông. Người ta nói rằng, sông nước là đặc thù của vùng đất
3


miền Tây Nam Bộ, vùng đất của hàng ngàn dòng sông, cửa sông đan xen
như mạng nhện. Và chính điều kiện tự nhiên này ảnh hưởng đến hoạt động
kinh tế của người dân. Trên các con sông đã hình thành chợ nổi. Trong đó
chợ nổi Cái Răng, Cái Bè, Phụng Hiệp,Phong Điền được xem là một trong
những nét đẹp trong văn hóa của miền đất này. Nhiều năm qua, ngoài hoạt
động mua bán, chợ nổi còn là đối tượng tìm hiểu, phản ánh, nghiên cứu của
nhiều cơ quan, nhiều giới, nhiều ngành... Nghiên cứu chợ nổi miền Tây Nam
Bộ có nhiều bài viết trên các bài báo, tạp chí hay các công trình nghiên cứu
dưới nhiều góc độ khác nhau như: phóng sự “Đời thương hồ” của hai nhà
báo Quốc Việt và Tấn Đức thuộc đơn vị báo Tuổi Trẻ. Phóng sự đi sâu tìm
hiểu về cuộc sống, những ước mơ, hi vọng cũng như những khó khăn nguy
hiểm mà những người đã chọn nghiệp sông nước làm kế mưu sinh gặp phải.

Năm 2002 ngành Văn Hóa Thông Tin – Bảo Tàng tỉnh Cần Thơ, thực hiện
dự án chợ nổi Phụng Hiệp – Cần Thơ, với bài nghiên cứu khoa học và bộ
phim tài liệu video dài 35 phút. Cũng trong năm này, dịp Xuân Nhâm Ngọ,
báo Gia Đình và Xã Hội có viết một trang khá dài mô tả từ chợ nổi xưa đến
chợ nổi ngày nay. Bài báo nhận xét: “Chợ nổi miền Tây có nhiều nhưng nổi
tiếng nhất là các chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, Phụng Hiệp(Cần Thơ), Cái
Bè(Tiền Giang), Gành Hào(Cà Mau)…” ở phần kết bài báo có một nhận xét
khá sâu sắc: “Chợ nổi miền Tây Nam Bộ mang đậm chất thiên nhiên
mộc mạc như thế, nên chợ không đơn thuần là nơi mua bán mà đã biến
thành một địa chỉ văn hóa của vùng đất nơi đây”.

Chợ nổi Phong Điền
Hay như trong “Non nước Việt Nam – Sắc màu Nam Bộ” do nhà xuất
bản Phương Đông ấn hành của tác giả Phạm Công Sơn với tiêu đề “Văn hóa

4


chợ nổi”, tác giả cũng đã nêu những nhận xét khái quát về chợ nổi Cái Răng;
bên cạnh đó là việc trích dẫn bài báo nhan đề “Chợ nổi – Hương sắc miền
Tây” của tác giả Nguyễn Anh Thi. Bài báo này là cách nhìn của chính tác
giả về phong cách bán buôn của những người sống trên sông nước miền
Tây.. Và gần đây nhất là công trình nghiên cứu của tác giả Nhâm Hùng với
cuốn “Chợ nổi đồng bằng Sông Cửu Long”. Tác giả đưa người đọc trở về
với không gian đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long để xem
những phiên chợ nhóm họp trên sông, soi rọi đến cùng sự hình thành và phát
triển của những phiên chợ độc đáo này... Tuy nhiên, nhìn chung vẫn chưa có
đề tài nào nghiên cứu về hệ thống chợ nổi vùng đồng bằng Sông Cửu Long
dưới góc nhìn du lịch
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Chợ nổi là một nét sinh hoạt sông nước đặc thù của người dân Nam Bộ
mà đặc biệt là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Ở đây, hầu như tỉnh nào
cũng có chợ nổi. Về Hậu Giang, nhớ ghé chợ nổi Phụng Hiệp hay Ngã Bảy.
Đây có lẽ là chợ nổi lớn nhất Nam Bộ. Nơi họp chợ là nơi tụ hội của bảy
nhánh sông Cái Côn, Bún Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Cái Hiếu, Xẻo Môn và
Xẻo Đông. Chợ này kế quốc lộ 1 nên đi thuyền cũng hay mà đi bộ cũng
được. Chợ chuyên bán đặc sản rắn, rùa, chim, sóc, kỳ đà. Về rắn, có thể
uống thử rượu rắn ở đây và xem những màn múa rắn khá mạo hiểm. Chợ nổi
Phong Điền, Cần Thơ lại là một khu chợ chuyên bán những sản vật mang
phong cách dân gian, nhẹ nhàng và nên thơ. Chợ nổi Long Xuyên – An
Giang, vựa gạo miền Nam tập trung buôn bán gạo. Chợ nổi Cà Mau - Năm
Căn có đặc sản tôm, cua, cá, thêm vào đó là mật ong rừng, gỗ tràm, gỗ đước,
trăn, rắn. Rồi chợ nổi Hàm luông ở Bến Tre, chợ nổi Mỹ Tho trên sông Bảo
Định – Tiền Giang”. Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ với khung cảnh hữu
tình ,thơ mộng,bồng bềnh sóng nước.Nhìn chung mỗi chợ có một đặc trưng
riêng.Với những đặc điểm trên ,e xin chọn chợ nổi Cà Mau với nét đẹp của
riêng mình vào đề tài :”Du lịch chợ nổi” ở đồng bằng sông Cửu Long làm
đề tài cho bài thảo luận này. Với đề tài này em tập trung vào việc tìm hiểu về
tổng quan của chợ nổi, tình hình hoạt động du lịch tại chợ nổi, xây dựng
định hướng, qui hoạch phát triển du lịch chợ nổi để thật sự là một sản phẩm
du lịch đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

5


Chợ nổi Cà Mau
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1, Quan điểm
a) Quan điểm tổng hợp
Như chúng ta đã biết, du lịch là một hoạt động mang tính tổng hợp bao

gồm nhiều mặt như hoạt động xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, giao lưu
quốc tế; bên cạnh đó nhu cầu của khách du lịch cũng hết sức đa dạng, phong
phú… Hơn nữa du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, nên việc phát triển du lịch
đồng thời phải có sự liên kết với các ngành khác. Vì thế, với đề tài này, tác
giả đi sâu tìm hiểu nghiên cứu vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, trên cơ
sở đó tổng hợp lại nhằm: Nghiên cứu một cách tổng hợp các nhân tố ảnh
hưởng đến tình hình phát triển du lịch chợ nổi Cà Mau.
Phát triển du lịch chợ nổi miền Tây Nam Bộ nằm trong hệ thống phát
triển du lịch chung của đồng bằng Sông Cửu Long.
b) Quan điểm lịch sử:
Dựa trên quan điểm lịch sử, tác giả có cái nhìn bao quát hơn, xuyên suốt
hơn về vị trí địa lí, lịch sử hình thành, quá trình phát triển và trở thành sản
phẩm du lịch của chợ nổi Cà Mau cũng như là định hướng qui hoạch, phát
triển chợ nổi miền Tây Nam Bộ trong tương lai.
c) Quan điểm lãnh thổ:
Qui hoạch phát triển du lịch chợ nổi Cà Mau phải cụ thể trên từng lãnh
thổ (thành phố, các tuyến, huyện) để thấy rõ mối liên hệ giữa chợ nổi này và
các điểm du lịch khác trong tỉnh, vùng.
5.2, Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp sưu tầm tài liệu:
Đây là phương pháp phổ biến được nhiều người sử dụng khi nghiên cứu
đề tài, lập kế hoạch dự án đầu tư… Trước khi đi khảo sát thực tế, với tác giả

6


là quá trình sưu tầm tài liệu sách, báo, đĩa VCD, DVD, bài giảng ở các nơi
như thư viện, nhà sách và cả ở bạn bè, người thân.
b) Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống:
Du lịch được xem là hệ thống, hình thành trên năm phân hệ khác nhau

(phân hệ du khách, phân hệ tài nguyên du lịch, phân hệ công trình kĩ thuật
phục vụ du lịch, phân hệ cán bộ công nhân viên du lịch, phân hệ điều hành
quản lí du lịch). Phương pháp này giúp nhận thức được qui luật vận động của
từng phân hệ và mối liên hệ nội tại giữa chúng để đưa ra các định hướng phát
triển du lịch tối ưu.
c) Phương pháp khảo sát thực địa:
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống có hiệu quả rất lớn trong
việc thu thập trực tiếp số liệu thông tin ban đầu với độ tin cậy và chính xác
cao trên địa bàn nghiên cứu. Trong nghiên cứu khảo sát thực địa, gồm
phương pháp quan sát trực tiếp và khảo sát.
d) Phương pháp bản đồ:
Bản đồ là công cụ phản ánh những đặc điểm không gian sự phân bố các
nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du
lịch, dòng chảy du khách. Trên cơ sở đó giúp người sử dụng phân tích và
phát hiện qui luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch để xác định
phương hướng phát triển và tổ chức không gian du lịch trong tương lai.
e) Phương pháp so sánh:
Đây là phương pháp giúp so sánh phát hiện những đặc điểm giống và
khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu và các yếu tố hình thành nên để có
thể kết luận đúng đối tượng nghiên cứu.
f) Phương pháp phân tích SWOT: Là phương pháp phân tích những ưu,
khuyết điểm, những lợi thế và hạn chế bên trong và những cơ hội, thách thức
bên ngoài đối tượng nghiên cứu.
Trong đó:
- S : Strengths (điểm mạnh)
- W: Weaknesses (điểm yếu)
- O : Opportunities (cơ hội)
- T : Threats (thách thức)

7



Bình minh trên chợ nổi

8


B .CHƯƠNG CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du
lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà
khách chưa biết. Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo
việc làm và tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ
liên quan...).
2. Khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản
địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở
các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn
thiên nhiên và cá giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy
công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cưc đến môi trường và tạo các ảnh
hưởng tích cực về mặt kinh tế- xã hội cho cộng đồng địa phương

du lịch sinh thái
3, Khái niệm tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải vật chất và tinh thần do con

người tạo ra từ xưa đến nay có thể thu hút khách du lịch đến thưởng thức.
Các tài nguyên nhân vãn bao gồm:

9


- Các di tích lịch sử, di tích văn hoá;
- Các công trình kiến trục;
- Các nhà bảo tàng;
- Các vườn tượng;
- Các lễ hội truyền thống;
- Các làng nghề truyền thống;
- Ẩm thực;
- Tôn giáo;
- Âm nhạc, hội hoạ.
4, Khái niệm điểm du lịch
a) Khái niệm
Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên về tự nhiên ,nhân
văn,kinh tế-xã hội hay một công trình riêng biệt phục vụ cho du lịch..
b) Phân loại điểm du lịch
Các điểm du lịch có thể được phân chia thành 5 nhóm chủ yếu
- Các điểm du lịch văn hoá: Các di tích lịch sử, các khu khảo cổ, các công
trình kiến trúc, các di tích vãn hoá, các bảo tàng, các vùng dân tộc ít người,
các món ăn, âm nhạc, hội họa, khu vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ...
- Các điểm du lịch tự nhiên thường: các vườn quốc gia, các khu bảo tồn,
các danh thắng, bãi biển, đảo, các hệ động vật và thực vật,...
- Các khu thể thao: cung cấp các tiộn nghi phục vụ cho các hoạt động thể
thao trong nhà và ngoài trời như: sân gôn, sân tennis, khu trượt tuyết, bể bơi,
xe đạp địa hình, thể thao leo núi, lặn biển,...
- Các khu giải trí: công viên chủ đề (Disneyland, Sea World...), các sòng

bạc, rạp chiếu phim, nhà hát, trung tâm biểu diễn nghệ thuật, khu triển lãm,
khu mua sắm...
- Các lễ hội, sự kiện: Các lễ hội tôn giáo, lễ hội văn hoá, các hội thi đấu thể
thao, hội chợ,..
c) Các nguyên tắc qui hoạch điểm du lịch

10


1. Phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, chiến lược phát triển ngành du lịch.
2. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc.
4. Bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu du lịch.
5. Phát huy thế mạnh để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng, từng
địa phương nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch.
6. Bảo đảm công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch.
d) Các nguyên tắc thiết kế tuyến du lịch
Theo mục 9, điều 4 của Luật Du lịch thì “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết
các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp các dịch vụ du lịch, gắn với
các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không”.
Khi xây dựng, thiết kế tuyến du lịch, chương trình du lịch mới sẽ tuân
theo 6 nguyên tắc cơ bản sau:
Phân tích qui mô môi trường (Môi trường
kinh tế, văn hóa – xã hội, chính trị, công nghệ,
sinh thái)
Phân tích thị trường
Phân tích tình hình cạnh tranh
Phân tích nguồn lực (Nhận dạng những cơ

hội)
Khuyến nghị các chiến lược phát triển (Tư
vấn các định hướng chính) Nguyên tắc định giá
5, Khái niệm sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch

11


Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó
là: “ Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất
trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một
khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng
(Từ điển du lịch – Tiếng Đức NXB Berlin 1984).
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi
cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên,
cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương
nào đó.
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và
vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch
vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch.
Các đặc tính của sản phẩm du lịch là :
– Tính vô hình : Sản phẩm DL thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng
bị sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh
tranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá.
– Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng : Vì sản phẩm du lịch nằm ở
xa nơi cư trú của khách du lịch, nên khách thường mua sản phẩm trước khi
thấy sản phẩm.

– Tính không đồng nhất : Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản
phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.
Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau. Khách
mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm. Việc tiêu
dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ.
Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch, yếu tố thiên nhiên và
quan niệm của các tác giả, có thể kết hợp các yếu tố căn bản để đưa ra các
mô hình sản phẩm du lịch chủ yếu : 4S và 3H của Mỹ và mô hình 6S của
Pháp.
6) Khái niệm về chợ nổi

Nét văn hóa sông nước

12


Chợ nổi là một loại hình chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước được
coi là tuyến giao thông chính. Nơi cả người bán và người mua đều dùng
ghe/thuyền làm phương tiện vận tải và di chuyển. Địa điểm có chợ nổi
thường tại các khúc sông không rộng quá mà cũng không hẹp quá. Khúc
sông phải tương đối rộng, không cạn quá mà cũng không sâu quá. Nếu sông
sâu quá, lớn quá thì không thể neo đậu ghe, xuồng một cách dễ dàng và rất
nguy hiểm.
 5 chợ nổi độc đáo miền Tây
Chợ nổi không chỉ thu hút du khách bởi đặc trưng văn hóa sông nước
miền Tây, mà còn bởi phong phú sản vật nhiệt đới được bày bán giữa bao la
ghe,
thuyền
tấp
nập

Chợ nổi Cái Răng , Cần Thơ

Nằm trên sông Cái Răng, cách thành phố Cần Thơ khoảng 6km, chợ nổi
Cái Răng trở thành một địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ mỗi khi tới Cần
Thơ. Du khách có thể đi thuyền từ bến Ninh Kiều chỉ mất 30 phút.Là một
trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ, Cái Răng tấp nập người mua
kẻ bán cùng hàng trăm thuyền, ghe lớn bé đậu san sát ngay từ sáng
sớm.Ngày thường, chợ họp từ 3h đến 9h, đến cận Tết chợ họp gần như suốt
ngày. Ở chợ nổi Cái Răng, du khách không chỉ thỏa mãn với những xuồng
ghe đầy ắp trái cây, nông sản phẩm mà còn được thưởng thức nhiều loại dịch
vụ ăn uống mang đậm chất Tây Đô như: hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi.Bạn
cũng sẽ ấn tượng với cách tiếp thị độc đáo “treo gì bán nấy” của người dân
nơi đây: treo những thứ cần bán lên một cái sào gọi là “cây bẹo” để du
khách có thể nhìn thấy từ xa. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng mái chèo khua
cùng cảm giác bồng bềnh nơi sông nước chắc chắn sẽ sẽ ghi dấu ấn trong
lòng nhiều khách du lịch khi đến với Cái Răng, Cần Thơ.

13


Chợ nổi Cái Bè, Tiền Giang

Được hình thành từ thế kỉ thứ 18, chợ nổi Cái Bè là nơi giáp ranh giữa 3
tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang. Chợ nổi lâu đời bậc nhất Tiền Giang
này thu hút du khách ngoài cảnh ghe thuyền đi lại như mắc cửi còn bởi bức
tranh thủy mặc của thị trấn với những khu vườn nối tiếp vườn, những dãy
phố nằm dọc bờ sông, lúc ẩn lúc hiện dưới hàng dừa nước và những rặng
bần đặc trưng miền Tây.Ở đây có nhiều sản vật phong phú, đa dạng từ trái
cây tới gia cầm, thủy hải sản, thậm chí cả đồ gia dụng, vải vóc. Nếu để mua
về làm quà bạn có thể lựa chọn quít đường, kẹo dừa hoặc độc đáo hơn là xà

bông từ dừa, đặc sản nổi tiếng Cái Bè. Bạn cũng nên căn giờ ra chợ từ sớm
để tham quan bằng thuyền vì chợ chỉ họp từ 2h tới 8h sáng đã tan.
Chợ nổi Phụng Hiệp, Hậu Giang

Chợ nổi Phụng Hiệp cách thành phố Vị Thanh, Hậu Giang 75km và trung
tâm thành phố Cần Thơ khoảng 30km về phía Nam. Chợ nằm trên ngã bảy
Phụng Hiệp – nơi 7 tuyến sông gặp nhau nên còn gọi là chợ Ngã Bảy.Cũng
giống như chợ Cái Bè và Cái Răng, chợ Phụng Hiệp tập trung hàng trăm ghe
thuyền chuyên chở hàng hóa, sản vật cho không chỉ địa phương mà còn ra
tận phía Bắc và khách du lịch năm châu. Ngoài thưởng thức đặc sản miền
Tây, du khách còn có thể mang về làm quà những hàng thủ công mỹ nghệ
nổi tiếng Hậu Giang. Điểm đặc biệt khác ở Phụng Hiệp đó là chợ rắn với đủ
các loại rắn và rượu rắn hảo hạng. Ngoài ra còn có rùa, ba ba, tắc kè, kì đà...
Nếu bạn muốn khám phá sông nước miền Tây thì chợ nổi Ngã Bảy này chắc

14


chắn sẽ làm hài lòng bạn cả về cảnh đẹp lẫn văn hóa đặc trưng của khu vực
đồng bằng sông Cửu Long.
Chợ nổi Long Xuyên

Cách trung tâm thành phố chừng 2km, chợ nổi Long Xuyên tuy không nổi
tiếng như các chợ khác nhưng đến đây du khách vẫn có thể cảm nhận được
phong thái hào sảng của người dân miệt vườn miền Tây Nam Bộ.
Ở chợ nổi Long Xuyên nhiều nhất là các loại hoa màu như rau, dưa cà, cải,
bí, khoai...và cũng không thiếu những hoa trái nức tiếng đủ loại như chuối,
bưởi, cam, quít...Thêm vào đó, bạn có thể đi chợ cả ngày mà không phải
tranh thủ từ sớm như nhiều chợ nổi khác. Cùng với những ghe thuyền buôn
bán, du khách còn được tận mắt chứng kiến cảnh sinh hoạt thường ngày của

những người dân trên sông nước, để hiểu thêm những mảnh đời số phận con
người nơi đây.
Chợ nổi Trà Ôn, Vĩnh Long

Cách vàm Trà Ôn 250m, chợ nổi Trà Ôn là một chợ nổi ở hạ lưu sông
Hậu có chiều dài trên 300m. Đặc biệt, chợ thường họp theo con nước nên
nước lớn thì chợ đông. Chợ nổi Trà Ôn mang tính chất của chợ đầu mối, các
sản vật được phân phối theo dạng sỉ, nông sản thì có khoai mỡ, khoai ngọt,
dưa chuột, khổ qua.., trái cây thì có cam sành Tân Thành, vú sữa Hòa Bình,
sầu riêng Lục Sĩ Thành. Điểm khác biệt nữa của chợ Trà Ôn là có những ghe
bán hoa kiểng trang trí nhiều màu, khá lạ mắt. Du khách đến Trà Ôn cũng
15


không nên bỏ qua đặc sản “cá cháy” với đủ loại chế biến không nơi nào có.
Được ăn, được gói mang về những sản vật đặc trưng của miền sông nước
Tây Nam Bộ, ít có khách du lịch nào đến mà không quay trở lại nơi đây.
7) Chức năng của du lịch
Du lịch có những chức năng nhất định. Có thể xếp các chức năng ấy
thành 4 nhóm: xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị.
a, Chức năng xã hội.
Thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và
tăng cường sức sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác
dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con
người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng, nhờ có chế
độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%,
bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu
hoá giảm 20% (Crirosep, Dorin, 1981).Thông qua hoạt động du lịch, đông
đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá
phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh

thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu lao động,
tình bạn… Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá
nhân trong toàn xã hội.:
b, Chức năng kinh tế.
Chức năng này của du lịch thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai trò của
con người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất
là cơ sở tồn tại của xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được
tổ chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp. Một mặt nó góp phần vào
việc phục hồi sức khoẻ cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái
sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt.Ngoài ra
chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở khía cạnh khác. Đó là dịch vụ
du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu
lao động của nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận
tải, ngoại thương… và là cơ sở quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển.
c, Chức năng sinh thái.
Tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân
tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường
thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khoẻ và hoạt động của con người.Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch,
tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu
hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc này đòi hỏi con
người phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử
dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí.Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh
vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển
tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi
tác động phá hoại của các dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật

16



chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có
mối liên quan gần gũi với nhau.
d, Chức năng chính trị.
Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như
một nhân tố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế. Du lịch quốc tế
làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần
nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ đề khác nhau, như “Du lịch
là giấy thông hành của hoà bình” (1967),… kêu gọi hàng triệu người quí
trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến
khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết
và tình hữu nghị giữa các dân tộc.

17


C.CHƯƠNG “TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH
CHỢ NỔI VÙNG ĐBS CỬU LONG”
1) Tổng quan về Nam Bộ
a, Giới thiệu sơ lược về lịch sử vùng đất Nam Bộ
Trước kia đây là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp.

Cảnh đẹp Nam bộ
Thời chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, vùng đất này là xứ Gia Định (Gia
Định thành), mới được khai khẩn từ thế kỷ 17. Năm 1698, xứ Gia Định được
chia thành 3 dinh: Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ.
Vua Gia Long nhà Nguyễn gọi vùng này là Gia Định Thành, bao gồm 5
trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức là Vĩnh Long
và An Giang), Vĩnh Tường và Hà Tiên.
Năm 1834, vua Minh Mạng gọi là Nam Kỳ (xem lịch sử Nam Kỳ)
Năm 1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược đất

Việt Nam.
Năm 1862, ngày 13 tháng 4, triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ
(Biên Hòa, Gia Định và Định Tường) nhượng cho Pháp.
Năm 1867, Pháp đơn phương tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa
của Pháp. Từ đó, Nam Kỳ được hưởng quy chế thuộc địa, với chính quyền
thực dân, đứng đầu là một thống đốc người Pháp.
Hiệp ước Quý Mùi (25 tháng 8 năm 1883) nhập thêm tỉnh Bình
Thuận vào Nam Kỳ (thuộc địa Pháp) coi như trừ số tiền bồi thường chiến
18


phí còn lại mà triều đình Huế chưa trả hết, nhưng năm sau, Hiệp ước Giáp
Thân (6 tháng 6 năm 1884) lại trả tỉnh Bình Thuận về cho Trung Kỳ.
Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên bang
Đông Dương. Năm 1933, quần đảo Trường Sa sát nhập vào Nam Kỳ thuộc
Pháp.
Tháng 3 năm 1945 Thống sứ Nhật Nashimura đổi Nam Kỳ thành Nam
Bộ.
Năm 1945, thời Đế quốc Việt Nam với chính phủ Trần Trọng Kim tuyên
bố sáp nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của nước Việt Nam độc lập. Sau
khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ đã
ra mắt ngày 25 tháng 8 năm 1945 do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch.
Thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 rồi dần dần
đánh rộng ra chiếm lại Nam Bộ. Chính phủ Nam Kỳ quốc được thành lập
theo sự chỉ đạo của Pháp hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam với tên Nam
Kỳ Quốc.
Năm 1946, trước khi sang Pháp tìm kiếm một giải pháp hòa bình, Hồ Chí
Minh đã viết thư gửi đồng bào Nam Bộ, ông khẳng định: "Đồng bào Nam
Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó
không bao giờ thay đổi!"

Không đánh bại được Việt Minh, Pháp phải dùng "giải pháp Bảo Đại",
công nhận nền độc lập và sự thống nhất của Việt Nam. Cuối cùng ngày 22
tháng 5 năm 1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trả
Nam Bộ cho Việt Nam. Nam Bộ trở thành lãnh thổ nằm trong Quốc gia Việt
Nam.
b, Giới thiệu về con người Nam Bộ
Nói về con người Nam Bộ, phải nói đến những nét riêng trong cử chỉ,
tính cách của người Nam Bộ được thể hiện qua các mối quan hệ trong xã
hội. Thực ra người Nam Bộ cũng là một bộ phận cấu thành của dân tộc Việt
Nam, cho nên họ cũng có những nét chung nhất định với người Bắc Bộ.
Nhưng do điều kiện địa lý, lịch sử và văn hóa khác nhau của từng vùng
miền mà tính cách của con người cũng khác nhau.
Trước khi có sự khai phá của những lưu dân đến từ miền Trung và một ít
cư dân người Bắc thì đất Nam Bộ chỉ là một vùng rừng rậm hoang vu, thú

19


dữ tràn đầy, tứ bề hiu quạnh. Người dân di cư đứnG trước cảnh tượng ban
đầu quá xa lạ với những gì họ biết, họ nghĩ khi còn ở quê nhà, đã lo sợ:
“Tới đây xứ sở lạ lùng
Kim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê.
Chẳng những họ lo sợ trước cành tượng lạ lùng ấy, họ còn sợ hãi trước thú
rừng, nào là cọp um, sấu lội, đĩa đeo.
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.
Tiếp theo họ vô cùng lo sợ trước thiên nhiên vô cùng bí ẩn của những buổi
đầu khai phá:
“Chèo ghe sợ sấu cắn chưn,
Xuống sông sợ đỉa, lên rừng sợ ma.”

Nhưng không còn cách nào khác, dù có hoang vu, dù có hiển trở, họ vẫn
buộc phải sống, phải chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt. Miền tây
Nam Bộ là mảnh đất lưu đày và nổi dậy cuối cùng của Tổ quốc.
Chính vì vậy họ là những con người có tính cách ngang tàn ,chịu đựng,có óc
mạo hiểm,sẵn sàng hi sinh giúp họ sống hòa thuận với nhau, liên kết cộng
đồng, cùng chung sức khẩn hoang, lập ấp.Họ tự hào và yêu quý mảnh đất
nam bộ.
Phần lớn những người vào Nam khẩn hoang là nông dân nghèo đi tìm đất
sống, cho nên bên cạnh việc có sẵn dòng máu truyền thống đoàn kết của dân
tộc, họ càng thương yêu đùm bọc nhau hơn, giúp đỡ nhau tạo dựng cuộc
sống. Họ ý thức rằng: trước điều kiện thiên nhiên như vậy, nếu chia rẽ là
chết.
Tinh thần đoàn kết, sống với nhau vì nghĩa không chỉ giúp cho họ sẻ chia
công việc với nhau, hợp sức đánh đuổi các loài ác thú, mà còn là để cho có
bạn, để giúp đõ nhau trong những lúc hoạn nạn, ốm đau, “Mà muốn kết

20


đoàn, thì phải sống vì nhau, lo cho nhau, dám xả thân để cứu bạn bè, dám
hy sinh vì nghĩa lớn, chứ không phải chỉ biết sống cho riêng mình”.

Người Nam Bộ có tính hào sảng, hiếu khách, trọng tình nghĩa. Nghèo thì
nghèo, lo co bạn chu đáo cái đã, tiền bạc có sá gì, nhân nghĩa mới là điều
trọng. Vì vậy, những ai không có nhân nghĩa thì cũng đừng hòng họ đáp lại
bằng nhân nghĩa:
“Tiền tài như phấn thổ
Nhơn nghĩa tợ thiên kim
Bởi đứt dây nên gỗ mới chìm
Tại ai ở bạc nên mới tìm nơi xa.”

Còn nếu sống có tình, có nghĩa thì khó khăn nào họ cũng chịu, gian khổ
mấy họ cũng sẵn sàng chấp nhận:
“Theo nhau cho trọn đạo trời
Dẫu mà không chiếu trải tơi mà nằm.”
Ngoài tính cách trọng nghĩa khinh tài, nghĩa khí hào hiệp, người Nam Bộ
còn thể hiện một khí phách hiên ngang, tình cảm rõ ràng, dứt khoát. Họ đã
hứa thì phải làm. Nói là một hai là hai, không thay đổi, cho dù sự thay đổi có
khi đem lại điều lợi cho họ
Họ yêu tính thật thà, ghét thói giả dối, yêu người trung, ghét kẻ nịnh…là
những tình cảm mãnh liệt của người dân Nam Bộ ngay từ buổi đầu mở cõi.
Trong nếp sống cách suy nghĩ và nói năng, người Nam Bộ thời khẩn
hoang thích bộc trực, thẳng thắn, ít thích văn chương rào đón. Có gì thì nói
thẳng ra chứ không thích úp úp mở mở.Thêm vào đó là tính tình thường cởi
mở, xuề xòa, trọng tấm lòng chân thực chứ không câu nệ câu chữ khách
sáo…

21


Con người Nam Bộ
c, Vị trí địa lí vùng đất Nam Bộ
Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía tây giáp Vịnh Thái
Lan, phía đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía bắc và Tây Bắc
giáp Campuchia và một phần phía tây Bắc giáp Nam Trung Bộ.
Đông Nam Bộ có độ cao từ 100 - 200m, có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất
đỏ bazan và đất phù sa cổ. Khu vực đồng bằng sông nước ở đây chiếm diện
tích khoảng 6.130.000ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dài lên
đến 5.700 km.
Tây Nam Bộ có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù sa
mới. Có một số núi thấp ở khu vực tiếp giáp với vùng Tây Nguyên, miền

Tây tỉnh Kiên Giang và Campuchia.
Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Nai và sông Cửu
Long. Ngược với dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông Cửu
Long có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng
năm vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò rất quan trọng đối
cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.734 km².
Cho đến nay, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một vùng đất thấp, độ
cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 5 mét.
Một số khu vực như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và phía
tây sông Hậu đang tồn tại ở mức thấp hơn mặt biển, chính vì vậy mà hàng
năm có tới 1 triệu ha bị ngâp nước mặn trong thời gian từ 2 đến 4 tháng.
Các nhà nghiên cứu lịch sử về vùng đất này cho rằng, cách đây hàng triệu
năm nơi này vốn là một vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởi phù sa của
sông Cửu Long.
Khu vực đồi núi chủ yếu tập trung ở phía đông nam Bộ như núi Bà Rá
(Bình Phước) cao 736m, núi Chứa Chan (Đồng Nai) cao 839m, núi Bao
Quan (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 529m, núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao
461m, núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986m... Khu vực phía tây có dãy Thất
Sơn (An Giang) và dãy Hàm Ninh (Kiên Giang).
22


Một con rạch lớn ở ĐBSCL
d, Văn hóa Nam Bộ
Có thể nhìn nhận khởi điểm lịch sử văn hóa Nam Bộ được tính mốc là
năm1623 khi vua Chân Lạp cho chúa Nguyễn di dân Việt đến định cư ở
Prey Kôr (thành phố Hồ Chí Minh hiện nay).
Vùng đất Nam Bộ bấy giờ chỉ là một vùng hoang dại với hệ thống đất đai
trũng, úng, sình lầy và sông rạch chằng chịt. Bắt đầu từ các cửa biển Cần
Giờ, Soài Rạp, Cửa Tiểu, Cửa Đại trở vào.

Cuốithế kỷ 17, chúa Nguyễn tiếp nhận một đoàn người Hoa đến quy
thuận và cho họ đến khai phá và định cư ở Biên Hoà – Đồng Nai.

Nhà hát lớn Tp.HCM

23


Tiếp đó mộ dân từ Quảng Bình vào và chia đặt doanh, huyện, lập hộ tịch.
Như vậy, phải gần một thế kỷ sau Nam Bộ mới bước đầu được định hình
một vùng văn hóa.
Một nền văn hoá vùng miền hình thành qua thời gian một thế kỷ không
phải là dài và khingười Việt đến vùng đất mới mang theo hành trang với
vốn văn hóa đúc kết hàng ngàn năm của dân tộc Việt đã góp phần tạo nên
nền tảng của hệ giá trị văn hóa Nam Bộ.
Những giá trị trải qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã
hội trong lịch sử, dần tạo nên những giá trị của nền văn hoá Nam Bộ như
hiện nay.
Đất Nam Bộ còn là một vựa lúa chính, đồng thời là vựa trái cây nổi tiếng
với đủ các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới. Từ chôm chôm, vú sữa, măng
cụt, sầu riêng cho đến mít ,chuối,xoài,dừa…

Các loại trái cây ở Nam bộ
Mỗi địa phương đều có bảo tồn loại sản vật riêng, đa dạng và phong phú.
Với ưu thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bưng biền ngập nước mênh
mông là nơi sanh sống lý tưởng của rắn rết, cá sấu, rùa, ba ba, tôm, cá, cua,
còng... và cả các loại chim chóc nữa.
Nam Bộ tập trung nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật lạ từ lâu đã đi vào
kho tàng văn học dân gian.


24


Bánh xèo Nam bộ
Nam Bộ vừa có bề dày tiến trình lịch sử văn hóa lại vừa là vùng đất giàu sức
trẻ do các tộc người ở đây đang dày công gây dựng nên.
Từ vị thế địa lý, văn hóa của Nam Bộ, đang giúp trở thành trung tâm của
quá trình tiếp biến văn hóa, phần nào tạo cho vùng có những nét đặc thù,
diện mạo mới đối với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam. Hệ giá trị văn hóa
Nam Bộ là truyền thống văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi hình thành
phong cách văn hóa riêng vùng. Tính mở của một vùng đất mới làm nên tính
năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm của người dân Nam Bộ. Tính mở
là cơ sở cho việc tiếp nhận và tiếp biến thành công nhiều giá trị văn hóa cao
và hiện nay có thêm nền văn minh hiện đại.
2) Đặc điểm sinh hoạt chợ nổi ĐBSCL
a, Sự hình thành và phát triển của chợ nổi
Giai đoạn khai phá miền Nam của nhà Nguyễn cũng gần thời điểm khi
nhà Thanh bên Trung Quốc lập triều đại mới. Rất nhiều dân Trung Quốc vẫn
còn trung thành với Minh triều đã ly khai và chạy trốn đến các vùng đất
khác như Đài Loan và các vùng đất Đông Nam Á, trong đó có đất Gia Định
thuộc Việt Nam.Các thương thuyền của người Hoa ra vào buôn bán ở Gia
Định vào thời đó không phải là hiếm. Họ đưa thuyền theo biển, đi ngược
sông và buôn bán hoặc mãi võ khắp các sông rạch vùng Mê-kông.Vì lý do
chính trị nên thành phần người Hoa (có nguồn gốc Thiên Địa Hội) này
không bao giờ ở một chỗ mà ở trên ghe. Tôi nghĩ đó là lý do vì sao người
dân Gia Định có thói quen "ở trên ghe thuyền" (chứ không phải di chuyển
bằng ghe thuyền), vì một bộ phận trong số họ là dân du mục có nguồn gốc
Trung Hoa.Tỉ lệ người dân Gia Định có nguồn gốc Trung Hoa nhiều hơn tỉ
lệ người Thăng Long lai Hoa, tôi nghĩ cũng vì lí do này. Dĩ nhiên đây không
phải là lí do duy nhất nhưng nó cũng góp phần trong lịch sử hình thành nên

văn hóa chợ nổi.
25


×