Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

NGHIÊN cứu VÀ THỂ HIỆN THỂ LOẠI đồ họa sắp đặt (THANH BÌNH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.07 MB, 46 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT
BỘ MÔN ĐỒ HỌA

KHÓA LUẬN
HỆ CHÍNH QUY NGÀNH ĐỒ HỌA TẠO HÌNH

Đề tài:

NGHIÊN CỨU VÀ THỂ HIỆN
THỂ LOẠI ĐỒ HỌA SẮP ĐẶT.
(Tác phẩm đồ họa sắp đặt “Thanh Bình”)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. PHAN HẢI BẰNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ NHƯ HẢI
NGÀNH ĐỒ HỌA - KHÓA (ĐH.K10-15)

Thừa Thiên Huế, tháng 5/2015


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn quý thầy cô giảng viên
trường Đại học Nghệ Thuật đã trực tiếp giảng dạy, động viên, khích lệ tôi suốt quá
trình học tập và nghiên cứu trong những năm vừa qua. Đặt biệt là sự tận tâm, tận
tình của các giảng viên cơ bản và chuyên khoa của Bộ môn Đồ họa, đã luôn tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành tốt các bài tập cơ bản, chuyên khoa cũng như đồ án tốt
nghiệp này. Hơn hết, kính gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn Phan Hải Bằng
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, đồng hành… cùng tôi trong quá trình hoàn
thành tác phẩm cũng như khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến bạn bè và gia đình đã quan tâm, hỗ trợ, động viên tôi trong thời gian suốt
năm năm học vừa qua.


Trân trọng cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Như Hải

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Giảng viên
Th.S. Phan Hải Bằng

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


MỤC LỤC

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


5
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Là một sinh viên đồ họa với sự say mê học hỏi và thể nghiệm; được học các kiến
thức cơ bản về đồ họa và nắm vững các phương pháp trong việc thực hiện tác phẩm
dựa trên những ý tưởng, ý niệm của cá nhân.Tôi đã, đang thực hiện thể loại đồ họa
sắp đặt, cùng với sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, từ đó hình thành kinh nghiệm
cho bản thân. Qua đây tôi cũng muốn ghi lại bước đầu kết quả nghiên cứu thể

nghiệm thể loại đồ họa sắp đặt với tác phẩm “ THANH BÌ NH” góp một phần nhỏ
cho sự biến chuyển trong nghệ thuật đồ họa sắp đặt của cá nhân và chia sẻ với
những ai quan tâm.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận này là trình bày quá trình hình thành một
tác phẩm nghệ thuật đồ họa sắp đặt qua các phương pháp nghiên cứu, sáng tác, cách
thức tiếp cận từ hiện thực đời sống đến tính thẩm mỹ được đưa vào tác phẩm.
3. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận này tôi chủ yếu nghiên cứu và thể hiện thể loại đồ họa sắp đặt. Phạm
vi tập trung vào một số tác phẩm liên quan,ảnh hưởng đến việc thực hiện tác phẩm
đồ họa sắp đặt “Thanh Bình”.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp nghiên cứu so sánh, tổng hợp, phân tích, thể nghiệm… thông
qua quá trình hình thành tác phẩm và ghi chép của bản thân, chủ yếu xoay quanh
những vấn đề từ thực tiễn đến quá trình hình thành tác phẩm, qua sự hoán đổi vị trí
không gian từ không gian tranh 2D sang sắp đặt 3D trong nhà, từ trong nhà ra
không gian ngoài trời. Các tư liệu giúp hình thành nên hồ sơ tác phẩm bao gồm ghi
chép cá nhân về địa bàn thực tế, tư liêu ảnh, hướng tiếp cận đề tài cho tác phẩm
cũng như một số suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân liên quan tới đề tài lựa chon,
và cách thức xây dựng tác phẩm.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trước tiên, công việc này giúp bản thân tôi có thói quen hệ thống, xâu chuỗi
mạch lạc quy trình hình thành một tác phẩm nghệ thuật, cũng như nhìn nhận lợi ích
của việc vận dụng phương pháp làm việc hiệu quả, khoa học đối với lĩnh vực nghệ
thuật ở khía cạnh xây dựng tác phẩm.Với sự muốn thay đổi và tìm tòi của bản thân,

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI



6

tôi luôn muốn bản thân mình hướng đến những cái mới để bắt kip với cuộc sống
ngày nay, tạo nên cách nhìn riêng và dấu ấn của cá tính. Đây là bước ngoặt và là
nền tảng giúp tôi phát triển hơn nữa trong tương lai, toàn diện về kĩ năng lẫn tư duy
sáng tác. Bên cạnh đó,hy vọng những kết quả bước đầu trong phương pháp tìm tòi
của tôi có thể giúp ích cho các bạn sinh viên sau này tiếp thu, phát huy và tìm ra
nhiều hướng đi mới riêng biệt cho họ.

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


7
II. NỘI DUNG
1. Nghiên cứu tiền sáng tác
1.1 Nghiên cứu về “Nghệ thuật sắp đặt”
1.1.1 Lịch sử hình thành nghệ thuật sắp đặt.

Theo Lịch sử Mỹ thuật thì động cơ nảy sinh ra ngôn ngữ Nghệ thuật Sắp đặt
vốn được khởi nguồn từ ý tưởng của tác phẩm “Bánh Xe
đạp” của họa sĩ Marcel Duchamp; kế đó là một số ý tưởng
dùng các phế liệu để phối hợp trình bày tác phẩm.
Nó cũng bắt đầu manh nha từ kỷ nguyên nghệ thuật bình
dân (Pop - art - era) vào cuối thập niên 1950 và đầu thập
niên 1960, đôi khi nó có liên hệ chút ít với khái niệm Nghệ
thuật Ngẫu nhiên (Happenings).


MARCEL
DUCHAMP. Bánh xe đạp.
1913. Vật có sẵn. 64,8cm
trên ghế cao 60,2cm
Khuynh hướng nghệ thuật săp đặt.
Khuynh hướng Nghệ thuật Sắp đặt này chính thức mở rộng từ 1970 tại Mỹ và Châu
1.1.2

Âu.
Ý nghĩa gần đây nhất nói về nghệ thuật này: Nghệ thuật Sắp đặt là loại tác phẩm
đặc biệt được sắp đặt tại một vị trí không phải chỉ trên tường mà còn cả trên sàn nhà
trong gallery hay ngoài trời để tạo thành một môi trường không gian tác phẩm chứ
không phải trên mặt phẳng như các tác phẩm trước kia.
Điểm đặc biệt là tên tác phẩm của nó không cố định.Khi tháo dỡ để di
chuyển và tái tạo lại trong một không gian khác thì tên tác phẩm có thể biến đổi.Bởi
lẽ khi bố trí lại lần sau, vị trí các hiện vật, các bộ phận của tác phẩm có thể được
thay đổi.Nghệ thuật Sắp đặt không phải chỉ dành riêng cho nghệ sĩ hội họa mà nó
còn là ngôn ngữ của các nghệ sĩ khác nữa. Nói chung tác giả của nó có thể là những
nghệ sĩ tự do của các lĩnh vực khác.
Một số nghệ sĩ tiêu biểu của nghệ thuật này: Ở Đức có Terry Allen, Joseph
Beuys. Ở Pháp có Christian Boltanski, Daniel Burren.Ở Bỉ có Jonathan Borofsky,

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


8


Marcel Broodthaers.Ở Canada có Chrias Burden, Bruce Charlesworth, Terry Fox,
Howard Fried.Ở Nga có Ilya Kabakov. Ở Ý có Josept Kosuth, Sol LeWitt, Donald
Lipski, Walter De Maria, Tom Mationi, Michael McMillen, Mario Merz,
Michelangelo Pistoletto, Maria Normand, Nam June Pail, Judyu Pfaff. Ở Tây Ban
Nha có Antonio Muntadas. Ở Nam Tư cũ có Lynn Hirshman, David Ireland, Patrick
Ireland, Robert Irwin…

MARISOL. Bữa ăn tối cuối cùng (sắp đặt tại gallery Sidney Janis). 1982. Gỗ,
đá nâu, thạch cao, sơn và than. 3,07x9,09x1,7m. Nguồn: Sách
“Lịch sử nghệ thuật phương Tây” của Laurie Schneider Adams
Tác phẩm của Nghệ thuật Sắp đặt không phải là nghệ thuật hai chiều, ba chiều
mà nó là tổng hợp tất cả các phương tiện biểu đạt từ hai chiều, ba chiều và môi
trường không gian. Tác phẩm Nghệ thuật Sắp đặt bao gồm cả một không gian như
căn phòng hay môi trường không gian mở ngoài sân, trên sảnh… Tác phẩm là một
tổ hợp các hình vẽ, tranh, tượng, đồ vật, hiện vật, phim ảnh, âm nhạc, mùi hương
được nghệ sĩ dàn dựng theo ý tưởng nào đó.
1.1.3 Một số đặc điểm quan trọng trong nghệ thuật sắp đặt.
• Đặc điểm thứ nhất là với loại tác phẩm này thì người thưởng thức phải “đi vào” bên
trong tác phẩm để nhìn ngắm, lắng nghe âm thanh, sờ chạm hiện vật, ngửi, cảm
nhận cả mùi vị của không gian mà tác giả dàn dựng. Điều này chứng minh rằng
nghệ thuật này là loại hình mang tính tổng hợp. Bởi lẽ, để cảm thụ thì cùng một lúc
phải dùng nhiều quan năng.
• Đặc điểm thứ hai là trong nội dung của các tác phẩm trước kia đều trình bày ý
tưởng đã định hình trên những hình thức biểu hiện thông thường như màu sắc, hình

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI



9

khối từ hai chiều đến ba chiều. Còn trong Nghệ thuật Sắp đặt, ý tưởng mà nghệ sĩ
diễn tả là một chuỗi hiệu quả tổng hợp tương tác của các hiện vật, hình ảnh, âm
thanh, ánh sáng, màu sắc, mùi vị… Từ đó, nó hình thành trong tư duy người xem
như là một chuỗi được xâu kết trong quá trình đi lại, quan sát, cảm thụ ngay trong
lòng tác phẩm, thậm chí ngay khi bước ra khỏi tác phẩm thì người xem mới hình
dung được ý tưởng trọn vẹn của nó.
• Nghĩa là tác phẩm Nghệ thuật Sắp đặt trình bày “một quá trình hình thành ý tưởng”
chứ không định hình sẵn “một ý tưởng tĩnh” như trước kia. Đây là đặc điểm quan
trọng mà giới thưởng ngoạn phải am hiểu.
• Đặc điểm thứ ba là tác phẩm nghệ thuật này rất khó bán (có thể bán được ở nước
ngoài nhưng rất hiếm). Và động cơ sáng tác cũng không phải để bán mà để trình
bày ý tưởng.
• Đặc điểm thứ tư là tác phẩm chỉ tồn tại tại nơi trưng bày một thời gian ngắn rồi phải
tháo dỡ ra nếu không có không gian lắp đặt, trưng bày cố định.

NAM JUNE PAIK. Hamlet Robot. 1996. Video Art. 2 radio, 24 tivi, 2 đầu đĩa
laser và đĩa, máy biến thế, vương miện, vương trượng, kiếm và đầu lâu.
3,66 x 2,24 x 0,81m. Nguồn: Sách "Lịch sử nghệ thuật phương Tây"
của Laurie Schneider Adams

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


10
1.2 Nghiên cứu về “Đồ Họa Sắp đặt” .
1.2.1 Đồ họa .


Đồ họa là một trong những ngành nghệ thuật tạo hình; trong đó, chủ yếu người
ta dùng kĩ thuật in ấn với nhiều cách khác nhau để thực hiện tác phẩm và có thể in
ra nhiều bản với một bản khuôn gốc. Đồ họa Việt Nam đã phát triển rất nhiều, đa
dạng về các thể loại nhằm mục đích diễn đạt những ý tưởng sáng tạo, tình cảm của
các họa sĩ thể hiện qua các chất liệu khác nhau (khắc gỗ, khắc kim loại, in lưới…)
và nhiều cách thể hiện khác nữa.
1.2.2 Đồ họa sắp đặt.
Đồ họa sắp đặt là nghệ thuật được sắp đặt , sắp xếp tại mọi vị trí không gian
phù hợp với ý tưởng kết hợp với ngôn ngữ đồ họa tạo hình , không phải là nghệ
thuật hai chiều, ba chiều mà nó là tổng hợp tất cả các phương tiện biểu đạt từ hai
chiều đến ba hiều và môi trường không gian nhằm biểu đạt những ý tưởng , sáng
tạo, tình cảm của người nghệ sĩ.
• Một số tác giả, tác phẩm về đồ họa sắp đặt tiêu biểu ở Việt nam
Đồ họa sắp đặt là một loại hình nghệ thuật đang còn rất mới ở Việt nam vẫn
chưa thu hút nhiều các nghệ sĩ Việt Nam, nhưng bên cạnh đó vẫn có một số nghệ sĩ
đã và đang làm tác phẩm đồ họa sắp đặt thành công, ấn tượng như Phạm Khắc
Quang, Nguyễn Nghĩa Phương, Vũ Đình Tuấn, Nguyễn Hữu Trâm Kha, Nguyễn
Thị Lan , Đinh Thanh Hải…
Tác phẩm gây ấn tượng nhất với tôi chính là tác phẩm đồ họa sắp đặt mang tên
“Thở” của họa sĩ Phạm Khắc Quang trong triễn lãm cá nhân “Kịch bản đương
đại”được tài trợ bởi quỹ trao đổi Văn hóa Đan Mạch 2011. Trên nền phòng triển
lãm của Bảo tàng Mỹ thuật Việt nam, với một số chất liệu được xử lý tinh tế, gợi
cảm giác về một mảnh ruộng quê, họa sĩ đặt lên 1.000 bản khắc chân dung người
nông dân ở đa dạng lứa tuổi, trong đó phụ nữ chiếm đa số. Các chân dung được
khắc trên bề mặt rộng nhất (7cm x 9cm) của chiếc xẻng gỗ - vật dụng quen thuộc
trong căn bếp gia đình. Những nét khắc tỉ mỉ, giàu cảm xúc đã giúp thể hiện một
cách sống động chân dung người nông dân hôm nay.

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG


SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


11

Tác phẩm “Thở” nằm trong triển lãm cá nhân” Kịch bản đương đại”
của họa sĩ Phạm khắc quang năm 2011.
Nguyễn Hữu Trâm Kha (sn.1983, Đà Nẵng) tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật
Huế và hoàn thành chương trình Cao học tại Đại học Mahasarakham, Thái Lan.
Hiện cô đang sống và làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh. Dưới đây là một trong những
tác phẩm sắp đặt của Họa sỹ . Tác phẩm “Nút thắt” diễn tả nỗi niềm riêng của nữ
họa sỹ với kỹ thuật in lưới, thủy ấn kết hợp với vải và khâu tay.

Tác phẩm: “Nút thắt” điêu khắc_Đồ họa sắp đặt_2012
Họa sĩ: Nguyễn Hữu Trâm Kha
Chất liệu: Vải, sợi chỉ, sắt, bông.

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


12

Kara Walker (26/11/ 1969) một
nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi đương đại người khám phá chủng tộc, giới tính , tình
dục , bạo lực và bản sắc trong công việc của mình . cô được biết đến với tác phâm
đồ họa ánh sáng bằng cách sử dụng giấy cắt và ánh sáng màu hắt lên tường. Walker
sống tại New York và là trên các giảng viên của chương trình MFA tại Đại học

Rutgers.

Tác phẩm: Darkytown Rebellion_ nghệ thuật đồ họa ánh sáng
Tác giả: Kara Walker
Tác phẩm:“Darkytown Rebellion”
Kĩ thuật: nghệ thuật đồ họa ánh sáng.
/>
GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


13

Một số tác phẩm đồ họa sắp đặt khác

Tác phẩm: “Mẹ tự nhiên”
Tác giả: Nguyễn Thi Lan.
Kĩ thuật: bút sắt và đồ họa trên giấy.
Kích thước: 3000cm x 230cm.

Tác phẩm: “ Chuyển động tâm hồn”_ đồ họa sắp đặt.
Họa sĩ: Nguyễn Hữu Trâm Kha
Chất liệu: Vải, sợi chỉ, sắt.

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI



14

Techinique: Nhuộm, khắc gỗ, may
Tranh Đồ họa không còn chỉ in lên tranh như bình thường mà còn có sự thay
đổi khá nhiều hình thức, in lên áo, lên xẻng gỗ, lên tường hay bất cứ nơi đâu trong
không gian thậm chí dùng ánh sáng mặt trời in xuống… rất đa dạng tùy theo ý
tưởng tác giả muốn nói gì , làm gì. Không còn bó buộc bởi kỹ thuật và cách thức
truyền thống như ngày trước nữa, giúp cho người xem có cách nhìn mới về nghệ
thuật đồ họa và mở hướng cho đồ họa sắp đặt .
1.3 Nghiên cứu những tác giả, tác phẩm cùng chủ đề.

Nguyễn thị Hòa (sn.1970)tốt nghiệp Đại Nghệ thuật- Đại học Huế và hoàn
thành chương trình Cao học tại Đại học Silpakorn, Thái Lan. Hiện cô đang sống và
làm việc tại trường Đại Hoc Nghệ thuật huế, tất cả các tác phẩm cô đều khai thác về
chủ đề tuổi thơ, đối với cô tuổi thơ là sự khao khác tự do và là biểu tượng của hòa
bình.

Tác phẩm: Quietness - Yên hàn
Kĩ thuật Lithograph,Aluminum, Plate (08 plate colours)
Họa sĩ: Hai Hoa (Hoa Nguyen), 2008
Vladimir Volegov(sn.1957) là một họa sĩ
người Nga chuyên vẽ về đề tài tuổi thơ đặc biệt là những đứa em bé gái nhỏ, diễn tả
sự hồn nhiên trong sáng với chất liệu sơn dầu.

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


15


"Girl with cherries", 60x45 cm, oil on canvas
1.4 Nghiên cứu những tác giả/ tác phẩm đồ họa sắp đặt cùng chủ đề.

Netikorn Butsabong (sn.1981) tốt nghiệp tại trường đại học mĩ thuật KhonkaenThái lan , và hiện tại đang học tại trường đại học Chiang Mai Thailand. Tác phẩm
của cô nói về kí ức thời thơ ấu thông quanhững món đồ chơi thuở nhỏ.

Tác phẩm: colourful Memory, 2009, Mixed media installation, dimensions variable
Họa sĩ Netikorn Butsabong.
Kĩ thuật: tổng hợp

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


16

Tác phẩm nằm trong sách “Stories from her by Kasalong Group
_october 15_November 25,2009 , DOB Hualamphong Gallery.”
Lê Thị Bình (sn.1985) Thanh Hóa, Việt Nam- 2010 tốt nghiệp Cử nhân Đồ
họa Ứng dụng tại Đại học Nghệ thuật- ĐH Huế, 2014 tốt nghiệp Cao học Nghệ
thuật thị giác tại trường đại học Mahasarakham Thái Lan. Tác phẩm của cô nói về
giấc mơ tuổi thơ; cô muốn lưu giữ từng khoảnh khắc của giấc mơ đã có . Đó là cảm
xúc về niềm vui và hạnh phúc của tuổi thơ để có thể nâng cao tinh thần con người
cho những thành công trong cuộc sống

Tác phẩm : Giấc mơ tuổi thơ
Nghệ thuật đồ họa sắp đặt
Họa sĩ : Lê Thị Bình

Kích thước :200x150x100(cm)
Tác phẩm nằm trong sách 3rd ART THESIS Exhibition .
Conference on Master of Fine Art , Visual Art
Visual art: From Inspiration to Creativity
1.5 Những tác phẩm đồ họa sắp đặt đã được thực hiện- sự hoán đổi vị trí không
gian trong tác phẩm.
Để phát triển những tác phẩm sắp đặt đồ họa tạo hình, tôi đã trải qua quá trình
làm việc với các tác phẩm đồ họa tranh in .Chủ đề chính là cuộc sống bình yên của
người nông dân vùng đầm phá trong cuộc mưu sinh. Bằng kĩ thuật đồ họa truyền
thống như in lưới, in khắc đồng, in khắc gỗ…tôi đã thực hiện các tác phẩm “Bình
yên 1”, “Bình yên 2”, “Bình yên 3”, “Bình yên 4”…với cách thức tranh mặt phẳng

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


17

đơn thuần(2D), không gian được xử lý theo logic thông thường của thị giác theo
phép phối cảnh; không gian đàm phá được tái hiện với những cánh cò trắng như là
những nét điểm xuyết trong không gian đó.



Tác phẩm: Bình yên 1, 2 ;

Tác phẩm: Bình yên 3,4;

Chất liệu: in lưới ; 2013.


Chất liệu: khắc kim loại; 2014.

Sự hoán đổi không gian và chuyển đổi tác phẩm tranh đồ họa 2D sang
đồ họa sắp đặt 3D.
Tác phẩm đồ họa sắp thứ nhất: “Bình Yên1”
Ý tưởng thực hiện chuỗi tác phẩm đồ họa sắp đặt được hình thành đồng thời

với ý tưởng hoán đồi không gian trong tác phẩm.
Trong những tác phẩm tranh in đồ họa truyền thống đã sáng tác, hình ảnh con
cò đóng vai trò là điểm nhấn cho bố cục, được chưa đựng bởi không gian thực tế,
thì trong tác phẩm này, tôi đã thử nghiệm sự hoán đổi: hình ảnh con cò sẽ đóng vai
trò không gian chứa đựng hình ảnh đầm phá , chài lưới … tác phẩm đồ họa sắp đặt
được chứa đựng trong không gian mới – trong phòng, với các kĩ thuật đồ họa được
tôi ứng biến từ các kĩ thuật đồ họa truyền thống như:ứng biến kĩ thuật in lưới, in
thủy ấn và tạo bản khắc trên tác phẩm. Tôi chủ động sắp đặt và bố trí các mô típ
hình ảnh con cò , hồ nước , cá , bèo tạo tính tương quan và liên kết giữa các không
gian, hình ảnh… nhằm hỗ trợ cho ý tưởng của tác phẩm , đồng thời dẫn dăt người
xem trở về với không gian của vùng đầm phá với góc nhìn khác của nghệ thuật .
Bên cạnh đó tôi còn sử dụng ánh sáng đèn chiếu dưới nước hắt lên tường
nhằm khai thác bóng phản chiếu của nước, giúp tác phẩm sinh động hơn .Bên cạnh
đó, tôi còn sử dụng hiệu ứng âm thanh được ghi âm từ vùng đầm phá để thể hiện ý
tưởng một cách tối đa nhất.

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


18


Tác phẩm sắp đặt :“Bình Yên 1” , 2014 ,
Chất liệu : foarm board, giấy, trắng dẻo , mực in.
Triễn lãm “Đồ họa không giới hạn” Workshop Đồ họa Huế lần 2Giải khuyến khích-Triển lãm tại Festival Mĩ thuật Trẻ toàn quốc
2014 - Hà Nội.


Sự thay đồi kích thước lớn thành nhỏ, ít thành nhiều trong tác phẩm đồ
họa sắp đặt thứ hai: “Bình yên 2”.

Từ một khung cảnh đầm phá, bình yên nhẹ nhàng, đến cuộc sống đương đại
ngày nay, hình ảnh các ngôi nhà cao tầng, bê tông hóa đang lấn lướt những hình ảnh
bình dị thân thuộc…hình ảnh con cò cũng đang bị mất dần. Ở tác phẩm này,với sự
thu nhỏ và tăng số lượng con cò, sự đơn giản màu sắc, tập trung vào việc khai thác
ánh sáng dùng đèn hắt bóng lên tường, tạo tính tương quan giữa cách nhìn, giữa
kích thước, không gian…Từ đó gợi lên nhiều hệ thống hình ảnh khác nhau, kích
hoạt trí tưởng tượng và liên tưởng mở cho người xem.

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


19

7
Tác phẩm đồ họa sắp đặt: “Bình yên 2”,
Chất liệu gỗ , sơn;
Triển lãm “Huế mộng Huế mơ” Visual Art party-2014 .
Tác phẩm đồ họa sắp đặt thứ ba: Nhịp sống.

Tác phẩm “Nhịp sống” được phát triển từ tác phẩm “Bình yên 2”thể hiện cảm
nhận cá nhân về xã hội với sự phát triển trong xu thế giao lưu văn hóa mạnh mẽ, đa
dạng. Tôi xây dựng hình ảnh con cò như là sự phản chiếu tính tương quan giữa tính
hiện đại và truyền thống. Với ý tưởng này, tôi sử dụng kĩ thuật đồ họa collagraph
trên mỗi con cò và đó đồng thời cũng là một bản khắc nổi với một sắc trắng, người
xem có thể tiếp cận ở tầm gần để nhìn rõ chi tiết tác phẩm. Bên cạnh đó tôi chủ yếu
khai thác hiệu ứng ánh sáng,tôi sử dụng nhiều đèn ánh sáng và khoảng cách khác
nhau tạo hiệu ứng bóng hắt trên tường với nhiều sắc độ, giúp tác phẩm có chiều sâu
và thể hiện rõ ý tưởng của tác phẩm về nhịp sống đô thị và sự giao lưu văn hóa một
cách hiệu quả nhất mà tác giả có thể thể hiện.

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


20

Tác phẩm: Nhịp sống ,
Chất liệu: gỗ , sơn , giấy.
Sáng tác 2015,.


Sự thay đổi vị trí giữa không gian trong nhà (in door), ngoài trời (out door).
Từ 3 tác phẩm tôi đã thực hiện,hình ảnh con cò trong tác phẩm, từ vai trò là
điểm nhấn cho bố cục tranh hai chiều đã được hoán đổi có chủ ý trở thành không
gian chứa đựng và được sắp đặt trong phòng cùng với hồ nước , cá, bèo , âm
thanh… có sự manh nha của sự tương tác đưa người xem về với không gian đầm
phá. Tác phẩm tiếp theo lại là sự thay đổi về kích thước, tăng số lượng , màu sắc…
giúp đưa người xem về một thành phố với nhịp sống xô bồ cùng với sự giao lưu văn

hóa mạnh mẽ. Từ đó tôi đã hình thành ý tưởng thay đổi không gian sắp đặt của tác
phẩm ra môi trường bên ngoài,cùng với đề tài về tuổi thơ; sự tương tác của tác
phẩm với con người, thiên nhiên, ánh sáng, nắng, mưa, gió... Với mong muốn thể
hiện ý tưởng của tác phẩm về cuộc sống thanh bình, đưa người xem về với tuổi thơ
cùng với đời sống hài hòa với thiên nhiên.
2. Nghiên cứu sáng tác.
2.1 Tư liệu và hướng tiếp cận đề tài.
Trong mỗi chúng ta, ai cũng từng có tuổi thơ được vui chơi thỏa thích, được
mẹ nghe kể chuyện cổ tích, chăn trâu, thả diều… được chơi các trò chơi dân gian …
và khi lớn lên,những hình ảnh đó đã được lưu giữ trong kí ức. Với tôi, một sinh viên
đã trải qua thời thơ ấu đó và tôi cũng muốn thể hiện lại những ký ức đó bằng hình
ảnh theo cách riêng của bản thân, thông qua đồ án tốt nghiệp này.

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


21

2.2 Khai thác tư liệu - Xây dựng nội dung và chủ đề tư tưởng.

Hình ảnh tuổi thơ được tôi khai thác với góc nhìn từ trên xuống,xuyên suốt là
những mô tip hình tròn to nhỏ, khơi gợi khả năng liên tưởng cho người xem, qua đó
tôi muốn thể hiện khung cảnh thanh bình lúc mà trẻ em được vui chơi thỏa thích
không phải ghĩ ngợi gì.

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI



22

2.3 Hình thành ý tưởng nghệ thuật.

Sự hoài niệm về ký ức tuổi thơ, về cuộc sống bình yên trong sáng, cái tuổi mà
chưa biết lo toan, được vui chơi thỏa thích rất nhiều trò chơi dân gian, được nghe kể

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


23

nhiều câu chuyện trong truyền thuyết… đó là nguồn cảm hứng được tôi đưa vào ý
tưởng lần này với góc nhìn “một khung cảnh bình yên”.
Phát triển ý tưởng.
Trên mỗi thân cò, tôi thể hiện các hình ảnh cách điệu các trò chơi dân gian
ngày xưa như: kéo co, chơi ô ăn quan, thả diều , nhảy dây , bịt mắt bắt dê , rồng rắn
lên mây…. Tôi sử dụng mô típ chủ đạo hình tròn, những đường cong mềm mại
được tối giản và tinh lược, cộng với các kỹ thuật xử lý nền trong mỗi thân cò, là
cách để mang lại hiệu ứng thị giác trong không gian cho người xem. Bên cạnh đó
còn khai thác về tính chất 2 mặt, khai thác về mảng đặc, mảng rỗng trên thân cò.
Với sự thay đổi bằng cách đưa tác phẩm ra ngoài thiên nhiên, đối thoại với không
gian,môi trường xung quanh cùng với thời tiết, con người… giúp tác phẩm trở nên
sinh động hơn.
Tác phẩm hướng tới ký ức tuổi thơ trong mỗi chúng ta, khi mà chúng ta càng
ngày lớn dần và bên cạnh là những lo toan và mưu sinh của cuộc sống, thì nhìn lại

ký ức tuổi thơ là cách để chúng ta có thêm năng lượng để bước tiếp.

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


24

Phát thảo ý tưởng từ những trò chơi dân gian
2.4. Sở thảo

2.4.1. Xây dựng tác phẩm tốt nghiệp
Khác với các tác phẩm trước, từ không gian tranh 2D, con cò là điểm nhấn cho
bố cục, tôi đã chủ ý hoán đổi con cò là không gian và ngược lại, con cò - không

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


25

gian được sắp đặt trong một không gian mới. Nhưng không dừng ở đó lần này tôi
đưa tác phẩm ra ngoài không gian ngoài trời, với một sự kết hợp: con cò - không
gian trở lại là điểm nhấn và thành tố cấu thành tác phẩm trong không gian 3 chiều;
với cách sắp đặt kết hợp với thiên nhiên và sự tương tác của nhiều yếu tố như thời
gian, nhiệt độ , ánh sáng, thời tiết… thậm chí còn có sự tương tác của con người.
Tạo nên sự mới lạ trong nghệ thuật đồ họa sắp đặt và mục đích hướng đến sự chiêm
nghiệm của người xem.


1

4

GVHD: ThS. PHAN HẢI BẰNG

2

3

SVTH: TRẦN THỊ NHƯ HẢI


×