TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Vùng cát ven biển, đầm phá ở Thừa Thiên - Huế có đến 42 xã, thị trấn
thuộc huyện: Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc, với
chiều dài gần 50 km, rộng hàng chục nghìn ha. Ðiều kiện môi trường của vùng
này nhiều năm qua có sự biến động khá mạnh. Trong đó, hiện tượng sạt lở bờ
biển và hiện tượng cát bay, cát nhảy, sa mạc hóa là những mối đe dọa thường
xuyên, làm cho vùng đất nơi đây vốn đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn. Hiện
tượng nhiễm mặn, sa mạc hóa, ngập úng do lún sụt địa tầng diễn ra ngày càng
nhiều trên diện rộng. Ở ven biển huyện Phú Vang có diện tích rừng Phi lao
phòng hộ có hiệu quả nhằm ngăn chặn các hiện tượng thiên tai đang diễn ra
hàng năm tại đây. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, diện tích rừng Phi lao
ven biển huyện Phú Vang không phát triển thêm mà còn giảm xuống do nhiều
nguyên nhân . Hiểu được vấn đề đó tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu
hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ rừng Phi lao chắn gió vùng cát ven
biển huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”
Mục tiêu của đề tài là nhằm điều tra đánh giá hiện trạng Phi lao trên vùng đất cát
ven biển huyện Phú Vang, đồng thời khẳng định vai trò phòng hộ chắn gió của
dải Phi lao ở ven biển trên địa bàn. Từ đó xây dựng các giải pháp bảo vệ dải Phi
lao trước diễn biến ngày càng phức tạp của khí hậu và những tác động
của con người có ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây Phi lao
nói chung và dải Phi lao ở ven biển huyện Phú Vang nói riêng.
Chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và phương pháp thu
thập số liệu thứ cấp như tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên
của huyện Phú Vang, lập ô tiêu chuẩn, phỏng vấn, khảo sát hiện trường để nêu
lên hiện trạng rừng Phi lao ven biển huyện Phú Vang
Qua khảo sát chúng tôi đã thống kê được rừng Phi lao ven biển huyện Phú
Vang có diện tích 458,56ha, phân bố chủ yếu ở các xã ven biển từ thị trấn Thuận
An đến xã Vinh An. Mật độ trồng ban đầu là 10000 cây/ha. Phi lao ở đây tăng
trưởng trung bình 0,84cm/năm về đường kính và 0,58m/năm về chiều cao,
những cây đứng trước gió thường mọc lòa xòa, phát triển chậm. Số cây tái sinh
lớn, chiếm 50 đến 60% số cây trong rừng. Tuy tình trạng cháy rừng Phi lao từ
trước đến nay rất hiếm nhưng hiện nay khả năng cháy rừng trong những ngày hè
oi bức khá cao khi co nhiều nơi có độ dày vật rơi rụng và thảm mục rất lớn đến
10cm. Tình hình sâu bệnh hại tương đối ít và cũng không được các cơ quan
quản lý quan tâm.
Nhìn chung điều kiện vùng đất cát ven biển huyện Phú Vang tương đối
khó khăn cho Phi lao sống ở nơi đây, do đó cây Phi lao sinh trưởng chỉ ở mức
trung bình và diện tích Phi lao ít biến động, diện tích phi lao hiện nay ở ven biển
huyện Phú Vang chủ yếu là những diện tích trồng đã mấy chục năm nay còn lại.
Ảnh hưởng của con người nơi đây đến sự phát triển của rừng Phi lao là rất lớn
Cần có các giải pháp bảo vệ rừng Phi lao ven biển huyện Phú Vang hiệu quả
hơn nữa.
Để công tác quản lý, bảo vệ rừng Phi lao phòng hộ chắn gió ven biển
huyện Phú Vang có hiệu quả cần tiếp tục theo dõi đánh giá hiện trạng Phi lao
ven biển huyện Phú Vang để có những nhận xét cụ thể và chính xác hơn. Đồng
thời cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
nhằm cải tiến giống cây Phi lao từ đó tăng cường khả năng chống chịu và khả
năng phòng hộ của rừng Phi lao ven biển để thích nghi với điều kiện môi trường.
Đầu tư cơ sở vật chất cho quá trình nghiên cứu. Hiện ở huyện Phú Vang chỉ có
một trạm kiểm lâm đặt tại xã Vinh An, nên xây dựng thêm trạm kiểm lâm để
quản lý tốt rừng Phi lao phòng hộ ven biển. Cần có những chính sách hưởng lợi
từ rừng Phi lao của người dân khi có sự tham gia của người dân trong công tác
tham gia bảo vệ rừng Phi lao ven biển ở huyện Phú Vang.
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng cát ven biển, đầm phá ở Thừa Thiên - Huế có đến 42 xã, thị trấn
thuộc huyện: Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc, với
chiều dài gần 50 km, rộng hàng chục nghìn ha. Ðiều kiện môi trường của vùng
này nhiều năm qua có sự biến động khá mạnh. Trong đó, hiện tượng sạt lở bờ
biển và hiện tượng cát bay, cát nhảy, sa mạc hóa là những mối đe dọa thường
xuyên, làm cho vùng đất nơi đây vốn đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn. Hiện
tượng nhiễm mặn, sa mạc hóa, ngập úng do lún sụt địa tầng diễn ra ngày càng
nhiều trên diện rộng. Tại thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) và xã Hải Dương
(Hương Trà), những nơi có biển xâm thực vào đất liền sâu từ 50 đến 100m, đã
cuốn trôi dãy nhà nghỉ của Công an tỉnh cùng ngọn hải đăng ra biển, một phần
do biến đổi khí hậu, phần khác do rừng phòng hộ ven biển quá mỏng, chưa đủ
khả năng phòng hộ để giảm tác hại từ sóng biển và gió bão.
Trong 5 huyện giáp biển của Thừa Thiên Huế, huyện Phú Vang có vị trí
địa lý tương đối đặc biệt. Đại bộ phận lãnh thổ chạy dọc theo bờ biển Thừa
Thiên Huế. Huyện nằm về phía Đông tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Bắc giáp thị
xã Hương Trà, phía Tây giáp thành phố Huế và thị xã Hương Thủy, phía Nam
giáp huyện Phú Lộc, phía Đông giáp biển Đông. Lãnh thổ bị chia cắt thành hai
phần bởi Phá Tam Giang. Toàn huyện có diện tích tự nhiên hơn 280 km2, với
diện tích đất cát tương đối lớn, chiếm 17% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và
chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi gió biển.
Nhận thức được tầm quan trọng của 'lá chắn' rừng phòng hộ, các huyện
ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đã hình thành tuyến rừng phòng hộ ven biển
chạy dài từ Phú Lộc đến Quảng Ðiền, chủ yếu là rừng cây Phi lao và nhóm các
loại thực vật hoang dại như: xương rồng, tràm, chổi, mua, sim, chạc chìu, dứa
dại... Các loài cây trồng này được trồng, chăm sóc tốt sẽ tạo một thảm thực vật
phòng hộ cho vùng đất, góp phần chống sa mạc hóa, tạo cảnh quan sinh thái cho
môi trường sống và sản xuất, góp phần đa dạng hóa thành phần loài cho thảm
thực vật vùng cát phòng hộ ven biển.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, diện tích Phi lao có xu hướng
ngày càng giảm, hiện nay chủ yếu là diện tích Phi lao đã trồng trước đây còn lại,
diện tích trồng mới hầu như không có hoặc rất ít.
3
Do đó vấn đề phòng hộ ven biển bằng cây Phi lao càng trở nên cấp thiết.
Hiểu được vấn đề đó tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu hiện trạng và
đề xuất giải pháp bảo vệ rừng Phi lao chắn gió vùng cát ven biển huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm giúp cho chính quyền địa phương và nhà
quản lý nắm được diễn biến hiện trạng sinh trưởng phát triển của phi lao ven
biển một cách đầy đủ nhất từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp để cũng cố và
nâng cao khả năng ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu, ngăn chặn tác hại của
gió, cát bay từ đó giảm nguy cơ thiệt hại đến diện tích đất nông nghiệp, góp
phần phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về cây Phi lao
2.1.1. Đặc điểm hình thái của cây Phi lao
Phi lao (Casuarina equisetif olia Forst) thuộc họ Phi lao (Casuarinaceae),
nguyên sản ở châu Úc, nhập nội vào nước ta từ 1896. Ở miền Nam còn gọi là
dương liễu, ở Nghệ An gọi là xi lau, có nơi còn gọi nhầm là thông reo hay sa
mộc, tên Trung Quốc gọi là mộc ma hoàng.
Cây Phi lao là cây gỗ thường xanh, trung bình hay lớn, cao 15-25m,
đường kính 20-40cm hay hơn. Vỏ nâu nhạt, bong thành mảng, thịt nâu hồng. Có
hai loại cành: cành to và cành nhỏ. Cành to như các loài cây thân gỗ khác, trên
cành to có rất nhiều cành nhỏ. Cành nhỏ, có đốt, màu xanh lá cây và làm nhiệm
vụ quang hợp thay cho lá. Lá tiêu giảm thành vảy nhỏ, bao quanh các đốt của
cành nhỏ, dài 1-2mm.
Thân thẳng tròn, vỏ nâu xám có chất chát dùng nhuộm lưới đánh cá biển
rất tốt. Gỗ cứng nặng màu nâu, khá bền, nhưng rất dễ nứt nẻ, đốt làm than hơi
chạy máy tốt. Bộ rể rất phát triển. Rể cọc khỏe và dài mọc sâu đến 1,5m hoặc
nhiều khi sâu hơn nữa. Rể bàng mọc cách mặt đất khoảng 20cm, rất nhiều nhánh
và đặc biệt có bộ rể con, rể tơ rất phong phú. Trên vùng đất cát có những rễ bò
ngang dài đến vài chục mét. Nếu thân bị cát vùi lấp thì lại đâm thêm những lớp
rể phụ mới ăn ngang mặt đất.
Hoa đơn tính, cùng gốc hay khác gốc. Cụm hoa đực hình đuôi sóc, gồm
rất nhiều hoa đực mọc vòng, không có bao hoa; chỉ gồm 1 nhị, lúc đầu có chỉ
ngắn, sau kéo dài; bao phấn 2 ô. Cụm hoa cái đơn độc, mọc ở ngọn các cành
bên; hoa cái cũng không có bao hoa, đính vào nách của 1 lá bắc. Bầu 1 ô, 2
noãn, nhưng chỉ một noãn phát triển. Quả tập hợp trong một cụm quả (quả phức)
hình bầu dục, hoá gỗ với các lá bắc tồn tại. Hạt 1, không có nội nhũ.
2.1.2. Đặc điểm sinh thái của cây Phi lao
* Phân bố:
Cây có nguồn gốc châu Úc, hiện nay đã được trồng ở hầu hết các nước
Đông Nam Á, các nước châu Á và châu Phi nhiệt đới.
5
Người Pháp đã đem cây Phi lao vào trồng ở Việt Nam từ năm 1896. Lần
đầu tiên Phi lao được đem trồng ở bãi cát ven biển Nghệ An, thấy mọc tốt cho
nên từ năm 1915 Phi lao được dần dần phổ biến khắp những vùng cát ven biển,
nhiều nhất là từ Thái Bình đến Nha Trang, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung
Trung bộ để làm rừng chắn cát, chắn gió, lấy củi, lấy gỗ làm trụ mỏ. Nam bộ
cũng có trồng một ít ở đồi cát ven biển Thuận Biên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào
khoảng những năm 1940.
Theo Giáo sư Lâm Công Định, ở Việt Nam Phi lao có 2 chủng: Phi lao
trắng và Phi lao tía. Phi lao trắng có tỉ lệ quả/hạt là 1/35. Gỗ màu trắng, dác lõi
phân biệt rõ, thớ thẳng, gỗ mềm nhẹ, không bền. Phi lao tía có tỉ lệ quả hạt 1/16,
gỗ màu hồng, dác lõi phân biệt, gỗ nặng và bền hơn Phi lao trắng.
Gần đây, trong quá trình chọn giống ở loài Phi lao; nhiều giống Phi lao
trồng có năng suất cao, chống sâu bệnh tốt đã được chọn lọc để trồng làm rừng
nguyên liệu cho các nhà máy gỗ dăm. Ven biển Thanh Hoá và Hà Tĩnh đã bắt
đầu trồng các giống Phi lao cao sản này.
* Đặc điểm sinh học:
Casuarina có nhiều loại:
- Casuarina equisetifolia tức là Phi lao
- Casuarina sumatrana, mọc ở đất chua vùng thấp và trung du.
- Casuarina junghuhniana (hay là C. Montana), mọc rải rác ở đảo
Sumatra và Boócnêô, và phát triển ở nơi bị cháy hoang phía đông đảo Java.
Ở nước ta cho đến nay chỉ biết có loại Casuarina equisetifolia mọc tốt ở
bãi cát ven biển. Thường thì Phi lao đem trồng ở đất núi không tốt, nhưng thỉnh
thoảng cũng có gặp một số Phi lao mọc khá tốt ở trên núi như ở Đồ Sơn.
Phi lao có phạm vi thích ứng về mặt khí hậu tương đối rộng, từ khu vực
xích đạo mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm trên 2.000mm và không có mùa
khô, đến khu vực khí hậu gió mùa có lượng mưa thấp 700-800mm và mùa khô
kéo dài 6-7 tháng. Nhưng ở các khu vực này, Phi lao thường sống trên các bãi
cát ven biển. Thích hợp các loại đất cát pha nhẹ, tốt, sâu, ẩm, thoát nước, độ pH
6,5-7,0.
6
Cây sinh trưởng nhanh, cành lá xum xuê, hệ rễ phát triển, rễ cọc ăn sâu
đến 2m, rễ ngang lan rộng và có vi khuẩn cố định đạm Frankia; có thể chịu được
gió bão cấp 10, chịu được cát vùi lấp, trốc rễ. Thân cây chịu được cát va đập,
nếu cây bị cát vùi lấp, nó có thể ra lớp rễ phụ mới ở ngang mặt đất vì vậy ở Việt
Nam, tới nay Phi lao vẫn là cây gỗ số một được trồng trên vùng cát cố định và
cát bay ven biển. Sau khi trồng 1 năm, cây có thể đạt chiều cao 2-3m, đường
kính 3cm; cây 4 tuổi cao 11-12m, đường kính 12-15cm; cây 10 tuổi cao 18-20m,
đường kính trên 20cm. Thông thường trên 25 tuổi, cây ngừng sinh trưởng chiều
cao, đến 30-50 tuổi cây trở nên già cỗi.
Phi lao sinh trưởng quanh năm, nhưng vào mùa mưa, cây sinh trưởng
nhanh hơn. Ở giai đoạn tuổi nhỏ cây chịu khô và chịu rét kém; vượt qua giai
đoạn này cây sinh trưởng tốt hơn.
Cây tái sinh chồi rất tốt. Trên thân cây có nhiều rễ bất định, do đó thân
cây bị vùi lấp tới đâu, cây vẫn ra rễ được ở nơi đó và sinh trưởng bình thường.
Mùa ra hoa là vào tháng 3 – 4, mùa chín vào khoảng tháng 8, cũng có cây
ra hoa chậm và đến tháng 1 – 2 vẫn còn quả. Nơi đất tốt thường khoảng sau 3
năm cây đã bắt đầu ra hoa kết quả. Nhưng quả nhiều chỉ từ 4 tuổi trở lên, và hạt
giống phải lấy ở cây 6 – 12 tuổi.
2.1.3. Hiện trạng Phi lao trên lãnh thổ Việt Nam
Hiện nay Phi lao đã trở thành một trong những loài cây gỗ quen thuộc của
Việt Nam. Hầu hết các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều trồng
Phi lao trên các bãi cát ven biển. Nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam trồng Phi lao
làm cây chắn gió, cây ven đường lấy bóng mát, hay trong công viên làm cây
cảnh.
Diện tích đất cát và cồn cát ven biển Việt Nam có khoảng 502.045 ha,
chiếm 1.4% diện tích tự nhiên toàn quốc (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp, 1980), tạo thành các dải đất cát chạy dọc theo bờ biển, phân bố chủ yếu
ở các tỉnh vùng ven biển miền Trung, bao gồm các đụn, cồn cát di động, cồn và
bãi cát bán di động, bãi cát cố định và bãi ẩm thấp. Đây là một vùng sinh thái
khắc nghiệt, hiểm hoạ cát di động uy hiếp mạnh mẽ các khu dân cư, ruộng vườn,
đường sá và trở thành khu vực rất xung yếu. Phi lao đã được nhập nội, trồng
rừng ở Việt Nam từ năm 1896 và tỏ ra là một loài cây thích hợp nhất với vùng
7
cát ven biển. Qua hơn một thế kỷ gây trồng rừng, tính đến năm 1995 Việt Nam
đã trồng được 80.000 ha rừng Phi lao (Midgley và cộng sự). Nếu tính cả số
lượng cây Phi lao trồng phân tán trên đất thổ cư thì diện tích rừng Phi lao đã
trồng ở Việt Nam đến năm 1996 lên tới 120.000ha (Hà Chu Chử và Lê Đình
Khả, 1996).
Vùng có diện tích rừng Phi lao lớn nhất cả nước là vùng Bắc Trung Bộ.
Với đặc điểm là những tỉnh ven biển có diện tích đất cát ven biển lớn trải dài từ
Nghệ An đến Thừa Thiên Huế nên cây Phi lao sớm đã xuất hiện từ đây và phát
triển thành những quần thể Phi lao cổ thụ lên đến 70 – 80 năm ở một số nơi như
ở Hà Tĩnh. Nhưng mới đây, tháng 7/2014 nhận được tin cấp báo của người dân
khu tái định cư thôn Ba Đồng, thuộc xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Hàng trăm cây Phi lao cổ thụ 70-80 năm tuổi bị chặt phá không thương tiếc, cả
dải rừng Phi lao phòng hộ ven biển, có chức năng bảo vệ người dân khỏi bão tố,
cát và gió biển chỉ trong một ngày bị triệt hạ, chỉ còn trơ lại một vùng cát trắng,
hàng trăm gốc cây cổ thụ bị chặt hạ. Rừng Phi lao cổ thụ này thuộc diện tích
rừng phòng hộ ven biển bao đời nay, nhưng từ khi Công ty TNHH Grobest Việt
Nam vào trình dự án nuôi tôm trên cát sạch thì chính quyền địa phương để cho
dự án này tàn phá rừng Phi lao.
Ở các tỉnh vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ như tỉnh Bình Thuận với
những cồn cát rất khắc nghiệt. Bằng nguồn ngân sách địa phương và một phần
ngân sách hỗ trợ của Chương trình Quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng, Bình
Thuận đã cố gắng đầu tư trồng rừng với mong muốn tạo môi trường phòng hộ
sinh thái và môi trường du lịch, gắn phòng hộ nông nghiệp và khu dân cư của
địa phương. Nhờ vậy, trong những năm qua, Bình Thuận đã có được một diện
tích rừng Phi lao trên 300 ha dọc vùng đất cát ven biển góp phần hạn chế hiện
tượng sa mạc hóa đang hoành hành nơi đây.
Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới cùng với hiện
tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, diện tích rừng Phi lao phòng hộ ở vùng đất cát
ven biển lại càng quan trọng. Nhưng những tác động của con người làm cho
diện tích Phi lao không thể phát triển hơn được nữa mà lại còn giảm xuống. Tình
trạng khai thác titan làm thay đổi kết cấu, tính chất hóa lý của đất nên khó có
loài cây nào có thể phát triển được trên những vùng đất đã qua khai thác titan.
Ngày nay, với sự cạnh tranh về môi trường sống và những lợi ích kinh tế mang
từ những loài cây có năng suất cao hơn cây Phi lao như tràm hoa vàng, keo lai,
bạch đàn, xoan chịu hạn và đăc biệt là cây keo lưỡi mác thì diện tích Phi lao bị
8
thu hẹp và chỉ phân bố thành những dải rừng ven biển rộng từ 50 – 200m. Cây
Phi lao sống được trên nhiều loại đất nhưng khó có thể cạnh tranh với nhiều loài
cây khác nên chỉ thấy chúng phổ biến ở vùng đất cát ven biển. Tuy có nhiều lợi
thế trên vùng đất cát ven biển so với nhiều loài cây khác nhưng cây Phi lao cũng
phát triển khó khăn trước gió biển không ngừng. Phần lớn những cây ở sát biển
nhất phát triển không bình thường, cây mọc lòa xòa, cành nhánh lan sát mặt đất,
sinh trưởng về chiều cao kém. Càng xa biển thì cây phát triển tốt hơn.
Về thành quả trồng rừng Phi lao ở vùng cát, cơ bản đã thành công trên các
đối tượng cát bán di động và cố định với mô hình từ hạt và từ hom.
-. Mô hình rừng Phi lao từ hạt:
Trên các đụn cát cao, dốc, đang di động hầu hết chưa được trồng rừng.
Một phần nhỏ diện tích ở chân hoặc sườn đụn cát chỉ được trồng Phi lao từ hơn
20 năm nay nhưng tỷ lệ số cây còn tồn tại không đáng kể. Qua quá trình di động
của đụn cát, các cây Phi lao bị vùi lấp và mọc thành các cụm Phi lao gồm nhiều
chồi trên cát trắng. Rừng Phi lao 21 tuổi trồng trên sườn đụn cát ở Ninh Thuận
tồn tại các cụm Phi lao gồm 4-6 hoặc tới 10 chồi mọc cao 10-12m, D 1,3 chồi 68cm, với đường kính tán của cả cụm 6-8m hoặc tới 10m, mật độ 300 cụm/ha
nhưng vẫn bảo đảm độ tàn che tới 50 % và tạo nên một lớp thảm khô, mục dày
2-5cm.
Đối tượng cát di động tương đối bằng phẳng được trồng rừng 2-3 năm gần
đây, mạnh dạn nhất là ở Quảng Bình do được dự án ARCD hỗ trợ. Rừng trồng
sau 3 năm tuổi chỉ đạt chiều cao trung bình 0,8-1m, với tỷ lệ sống 80 – 90%
nhưng trên 80% số cây bị khô chết ngọn, cây có cành lá đỏ vàng và sau này phát
triển rất chậm, không mọc thành cây có thân chính rõ ràng mà chỉ tồn tại ở dạng
cây bụi thấp, cành lá mọc loà xoà. Về mặt phòng hộ chắn cát bay tạm thời chấp
nhận vì đã tạo được lớp thảm thực vật che phủ mặt cát nhưng chưa thể đánh giá
là đã thành rừng, bởi vì chiều cao rừng thấp, khả năng phòng hộ chắn gió thấp
và không hiệu quả kinh tế, không thể lấy gỗ, củi phục vụ nhu cầu cho người dân
vùng cát.
Nguyên nhân có thể do một số yếu tố sau:
+ Hầu hết các cây Phi lao được gieo ươm để trồng rừng đều tạo cây không
có bầu nên khi đem cây đi trồng hệ rễ bị tổn thương.
9
+ Hố trồng không được độn những lớp rơm rạ, lá cây nên mùa khô, gió
lạnh, cây không hút đủ nước để sinh trưởng khoẻ mạnh mà tồn tại trong điều
kiện thời tiết khắc nghiệt vì thế ngọn cây bị khô chết.
+ Một hiện tượng nữa xảy ra là: Sau khi trồng rừng xong tháng 11, 12 thì
đúng vào thời kỳ gió mùa Đông-Bắc thổi rất mạnh, đặc biệt ở các “cửa gió”, gió
thổi làm trơ gốc, rễ cây tới chiều sâu 50-60cm, cây bị chết hàng loạt hoặc bị gió
thổi bay, hoặc bị vùi lấp cả vạt rừng mới trồng .
- Mô hình thử nghiệm trồng Phi lao hom Trung Quốc:
Ở tỉnh Quảng Bình, Phi lao hom Trung Quốc dòng 601 và 701 đã được dự
án ARCD trồng thử nghiệm 13 ha năm 1999 với mật độ 5000 cây/ ha và 3300
cây /ha trên cồn cát còn di động. Chiều cao của cây khi xuất vườn là 1m thì đến
nay chiều cao cây vẫn xấp xỉ 1m do bị lấp sâu khi trồng 40cm. ở Bình Thuận Phi
lao hom Trung Quốc dòng 601 và 701 cũng được trồng 3 ha trên cồn cát di động
gần bàu nước vào năm 1997. Cây con xuất vườn có chiều cao 1-1,2 m, sau 3
năm tuổi cây đạt đường kính bình quân D1,3 = 2-3cm, chiều cao 4-6m, tỷ lệ sống
trên 90%. So với rừng Phi lao trồng từ hạt trên cùng lập địa thì Phi lao hom
Trung Quốc có khả năng sinh trưởng gấp 2 lần. Nhìn chung tỷ lệ sống hiện tại
đạt trên 80%. Đặc điểm ưu việt là cây phát triển xanh tốt hơn so với Phi lao
trồng từ hạt, tán cây ở dạng hình tháp, đỉnh vươn cao, không mọc loà xoà, cành
phân thấp ngay sát mặt cát, chịu được cát vùi lấp nên bước đầu thấy Phi lao hom
Trung Quốc có triển vọng gây trồng trên cát còn di động hơn Phi lao trồng bằng
hạt thông thường.
2.1.4. Hiện trạng Phi lao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ở Thừa Thiên Huế, cây Phi lao phân bố chủ yếu ở năm huyện ven biển là
Phú Vang, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà trên loại đất cát
ven biển. Rừng Phi lao ở Thừa Thiên Huế là rừng trồng phòng hộ ven biển chắn
gió, chắn cát bảo vệ vùng bên trong nội đồng trước những tác hại của gió bão,
sự di động của cát. Hiện nay diện tích rừng Phi lao không những không tăng lên
mà còn giảm xuống do hiện tượng khai thác trộm trái phép Phi lao làm gỗ, trụ
mỏ, củi đun; những vùng gần bãi biển bị thu hẹp dần do phát triển các công trình
phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng; việc trồng loài keo lưỡi mác lan ra sát biển cũng là
nguyên nhân quan trọng làm thu hẹp diện tích Phi lao. Rừng Phi lao ở Thừa
Thiên Huế chủ yếu là rừng già, rừng mới trồng rất ít và tỷ lệ chết ngọn ở những
cây mới trồng rất lớn. Thường xuyên chịu tác động của giò biển nên những cây
10
Phi lao đứng trước gió chỉ có thể mọc lòa xòa dạng bụi mới có thể tồn tại được.
Càng vào sâu trong đất liền thì Phi lao phát triển tốt hơn.
2.2. Đặc điểm cồn cát ven biển:
Cồn cát là những vùng bờ biển giàu nguồn cát mịn, đường kính hạt trong
khoảng từ 0,2 đến 2mm, bị khô khi thủy triều rút, bị sấy nóng do mặt trời. Từ
khi xuất hiện đến khi ổn định, cồn cát không hình thành đơn lẻ mà tạo thành một
dãy cồn song song với mép nước biển như những làn sóng cát.
Cồn cát ven bờ là nơi sinh cư của nhiều loài động vật nhỏ như bò sát, gặm
nhấm, côn trùng; là vùng đệm an toàn giữa biển và đất liền và rất dễ bị tổn
thương do hoạt động của con người cũng như do thay đổi chế độ động lực biển
và khí hậu. Một vùng bờ có thể có nhiều thế hệ cồn cát xuất hiện vào các thời kỳ
địa chất khác nhau như vùng ven biển miền Trung Việt Nam có đến 4 thế hệ cồn
cát, gồm cồn cát đỏ là loại cổ nhất, chỉ có ở Ninh Thuận và bắc Bình Thuận; cồn
cát vàng nghệ, cồn cát trắng và cồn cát xám là những loại trẻ nhất.
Cồn cát ven bờ không chỉ là bức tường thành bảo vệ bờ biển tại những
vùng đất thấp ven bờ, chúng còn là một hệ sinh thái vùng bờ, các túi nước ngọt
trong cồn cát, cảnh quan du lịch thiên nhiên, nhiều dạng động, thực vật đặc thù,
đất trên các cồn cát trưởng thành bị thực vật che phủ còn là loại thổ nhưỡng màu
mỡ là những tài nguyên vô giá của cồn cát.
2.31. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú VangTổng quan
khu vực nghiên cứu
2.31.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý
11
Bản đồ vị trí địa lý huyện Phú Vang
Phú Vang là huyện ven biển có vị trí như sau
+ Phía Đông giáp Biển Đông
+ Phía Tây giáp thành phố Huế và thị xã Hương Thủy
+ Phía Nam giáp huyện Phú Lộc
+ Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà
Phú Vang là huyện có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy hải
sản với bờ biển dài trên 35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như
đầm Sam, đầm Chuồn, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm
trong hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt
nước. Huyện có cảng biển Thuận An là vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh
Thừa Thiên Huế, có tiềm năng lớn về kinh tế đang được khai thác và sử dụng.
Bãi tắm Thuận An xinh đẹp nổi tiếng, là nơi nghỉ mát lý tưởng đối với khách du
lịch trong nước và ngoài nước khi đến tham quan Cố đô Huế.
Trên địa bàn huyện có quốc lộ 49, tỉnh lộ 10A, 10B, 10C và các tuyến
trục ngang nối các tỉnh lộ với quốc lộ tạo thành một hệ thống đường giao thông
hợp lý, thuận lợi cho giao lưu trong nội bộ huyện và với bên ngoài.
* Địa hình, đất đai
Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn, đất đai bị chia
cắt bởi hệ thống sông ngòi, đồi cát không thuận lợi cho phát triển hệ thống
12
đường bộ và đường thủy. Diện tích tự nhiên 27987,03ha, trong đó đất nông
nghiệp 12448,12ha, đất phi nông nghiệp 14236,05ha, đất chưa sử dụng
1302,86ha.
Đất đai của huyện Phú Vang chủ yếu là đất nông nghiệp và mặt nước nuôi
trồng thủy hải sản. Tiềm năng đất chưa khai thác còn lớn, chiếm 42,3% tổng
diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, tỷ lệ đất chưa sử dụng có thể chuyển giao gieo
trồng không lớn, chủ yếu là các cồn cát, bãi cát. Đất mặt nước chưa sử dụng chủ
yếu là đất ao hồ, đầm phá.
13
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012
Đất
A.
B.
C.
Tổng số
Đất nông nghiệp
1.Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây lâu năm
2.Đất lâm nghiệp có rừng
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
3.Đất nuôi trồng thủy sản
4.Đất làm muối
5.Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
1.Đất ở
Đất ở đô thị
Đất ở nông thôn
2.Đất chuyên dung
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích cộng đồng
3.Đất tôn giáo, tín ngưỡng
4.Đất nghĩa trang, nghĩa địa
5.Đất sông suối và mặt nước chuyên dung
6.Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
1.Đất bằng chưa sử dụng
2.Đất đồi núi chưa sử dụng
3.Núi đá không có rừng cây
Tổng số (ha)
27987,03
12448,12
8879,13
8633,38
0,00
245,75
1703,07
658,22
1044,85
0,00
1846,52
0,00
19,4
14236,05
2635,69
389,93
2245,76
2774,82
26,56
33,35
181,67
2533,24
215,77
1878,88
6728,16
2,73
1302,86
1302,86
0,00
0,00
Cơ cấu (%)
100,00
44,48
31,73
30,85
0,00
0,88
6,09
2,35
3,74
0,00
6,59
0,00
0,07
50,87
9,42
1,39
8,03
9,91
0,09
0,12
0,65
9,05
0,77
6,72
24,04
0,01
4,65
4,65
0,00
0,00
(Nguồn: UBND huyện Phú Vang năm 2014)
* Khí hậu, thời tiết
Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng
ven biển, có hai mùa mưa, khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm
sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm. Mưa phân bố
14
không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75 –
80% lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi
trồng, khai thác thủy hải sản, cũng như đời sống của nhân dân. Mùa khô gió Tây
Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất là
từ tháng 2 đến tháng 4 (lúc thủy triều thấp) làm độ mặn trong các ao hồ nuôi
thủy sản tăng, gây trở ngại cho nuôi trồng thủy hải sản.
Thủy triều dạng bán nhật triều, biên độ thủy triều 0,5 – 2m. Tại Thuận
An, độ cao thủy triều trung bình khoảng 0,4 – 0,5m. Vùng Bắc Thuận An có độ
cao thủy triều trung bình 0,6 – 1,2m. Độ cao thủy triều trong đầm phá thường
nhỏ hơn ngoài vùng biển. Nhìn chung chế độ thủy triều vùng ven biển, đầm phá
của huyện Phú Vang thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy hải sản.
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 18,65%. Trong đó, dịch vụ
tăng 24,85% so với năm 2012. Tổng giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ ước đạt
2.210,3 tỷ đồng. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng tăng 22,3%.
Năng suất lúa đạt 55,9 tạ/ha. Sản lượng lương thực có hạt 65.096 tấn, trong đó
sản lượng thóc 64.967 tấn, đạt 99,2% kế hoạch. Chăn nuôi trên địa bàn huyện
phát triển ổn định. Toàn huyện có 135 trang trại gia súc, gia cầm; 4 trang trại
nông lâm ngư kết hợp. Nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản tăng khá. Sản lượng
khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 25.700 tấn, bằng 114,2% kế hoạch. Thu
ngân sách ước 116 tỷ đồng, đạt 105,54% kế hoạch. Đã cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở được 33.530 giấy/34.967 hộ đủ điều kiện, đạt tỷ lệ 95,89%.
Các lĩnh vực văn hóa – xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm có nhiều
tiến bộ. Hiện nay, toàn huyện có 18 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non: 01,
Tiểu học: 13 và Trung học cơ sở: 04). Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
tiếp tục được nâng cao. Hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở mức 13%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,05%. Tổ chức dạy nghề cho 2.300 lao động nông
thôn, đạt 92% kế hoạch, tạo việc làm mới cho 4.000 lao động, đạt 100% kế
hoạch. Thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người nghèo, gia đình chính sách.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8,69%.
2.3.2.2. Mục tiêu phát triển của địa phương
* Mục tiêu về kinh tế:
15
- Về tăng trưởng kinh tế: Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ
2011 – 2015 đạt bình quân 17 – 18%/năm, thời kỳ 2016 – 2020 đạt bình quân 18
– 19%/năm (theo giá trị sản xuất – giá so sánh 1994).
- Về cơ cấu kinh tế: Đến năm 2015, tỷ trọng dịch vụ chiếm 41,2%, công
nghiệp – xây dựng chiếm 28,8%, nông nghiệp giảm còn 30%. Đến năm 2020, tỷ
trọng các nghành đạt tương ứng là 52%, 30%, 18%.
- Thu nhập bình quân/người (giá hiện hành): Năm 2015 đạt 35,2 triệu
đồng, năm 2020 khoảng 97,2 triệu đồng.
- Thu ngân sách trên địa bàn: Tăng bình quân khoảng 20%/năm (không
tính thu từ tiền sử dụng đất).
* Mục tiêu về xã hội:
- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 xuống còn 1%, duy trì mức
tăng 0,8%/năm thời kỳ 2016 – 2020.
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt 35 – 40% năm 2015; 60 – 65% vào năm 2020.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 xuống dưới 5%, không ngừng nâng
cao mức sống dân cư trong các thời kỳ tiếp theo.
- Duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở (20/20 xã thị trấn),
thực hiện phổ cập bậc trung học phổ thông ở những xã, thị trấn có điều kiện.
- Phấn đấu đến năm 2015 lao động qua đào tạo nghề đạt trên 50%, đến
năm 2020, đạt từ 60 – 65% trở lên; hàng năm tạo điều kiện cho 4.000 – 4.500
lao động.
- Hạ tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đến năm 2015 xuống dưới
13%, năm 2020 còn 9 – 10%.
- Phấn đấu đến năm 2015 có 35 – 45% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn
mới, đến năm 2020 Phú Vang cơ bản trở thành vùng đô thị phát triển.
* Mục tiêu về môi trường:
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, nước đảm bảo vệ sinh đến năm 2015 là
95%, năm 2020 đạt 100%.
- Đến năm 2015, có 90% số xã, thị trấn tổ chức thu gom, vận chuyển và
xữ lý rác thải, năm 2020 đạt 100%.
- Các cơ sở sản xuất trang bị các thiết bị làm giảm tác nhân gây ô nhiễm
môi trường.
16
- Bảo vệ và từng bước tái tạo môi trường, hệ sinh thái đầm phá Tam
Giang; bảo vệ và trồng rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển; trồng cây xanh
tạo cảnh quan du lịch, cải thiện môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 7,5%, năm 2020 đạt 7,8 – 8%.
17
PHẦN 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Điều tra đánh giá hiện trạng Phi lao trên vùng đất cát ven biển huyện Phú
Vang, đồng thời khẳng định vai trò phòng hộ chắn gió của dải Phi lao ở ven biển
trên địa bàn. Từ đó xây dựng các giải pháp bảo vệ rừng Phi lao trước diễn biến
ngày càng phức tạp của khí hậu và những tác động của con người có ảnh hưởng
xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây Phi lao nói chung và rừng Phi lao ở
ven biển huyện Phú Vang nói riêng.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình cơ bản vùng cát ven biển huyện
Phú Vang.
- Thống kê diện tích Phi lao ven biển huyện Phú Vang.
- Đánh giá tình sinh trưởng của Phi lao trên vùng đất cát ven biển.
- Khảo sát đánh giá hiệu quả phòng hộ chắn gió của dải Phi lao trên vùng
cát ven biển tại điểm nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ rừng Phi lao trước những biến đổi
phức tạp của khí hậu và những tác động của con người trong xu thế phát triển
kinh tế - xã hội.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Rừng Phi lao ven biển ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: 2 xã ven biển Phú Diên và Vinh Thanh của huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi thời gian tháng 1/1-530/4/2015
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Tình hình cơ bản vùng cát ven biển huyện Phú Vang
18
- Điều kiện tự nhiên.
- Các nhóm đất cát ven biển huyện Phú Vang.
- Tình hình thời tiết trong những năm gần đây trên vùng cát ven biển ở
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Điều kiện kinh tế xã hội.
3.3.2. Thống kê diện tích Phi lao ven biển huyện Phú Vang
- Tổng diện tích Phi lao ven biển trên toàn huyện.
- Phân loại trạng thái Phi lao
- Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng chống chữa cháy rừng.
3.3.3. Đánh giá tình hình sinh trưởng của Phi lao ven biển huyện Phú Vang
- Tình hình sâu bệnh hại.
- Các đặc điểm hình thái của cây Phi lao thích nghi với vùng đất cát ven biển.
- Sinh trưởng của Phi lao trên các vùng điều kiện lập địa khác nhau.
- Tăng trưởng về đường kính và chiều cao của cây Phi lao.
3.3.4. Đánh giá hiệu quả phòng hộ chắn gió của rừng Phi lao trên vùng đất
cát ven biển tại địa điểm nghiên cứu
- Khả năng chống chịu gió biển, gió bão.
- Đai bảo vệ cho rau màu, các loài cây thân gỗ bên trong đất liền.
- Hàng rào cản gió cho các công trình nông nghiệp, nhà ở.
- Khả năng giữ đất của cây Phi lao.
- Cấu trúc đai chắn gió có hiệu quả.
3.3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ rừng Phi lao ven biển trước những
biến đổi phức tạp của khí hậu và những tác động của con người trong xu thế
phát triển kinh tế - xã hội
- Những căn cứ để đưa ra các giải pháp bảo vệ dải Phi lao.
- Đề xuất các giải pháp.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo của Phòng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Phú Vang; UBND huyện Phú Vang;
19
Hạt Kiểm Lâm huyện Phú Vang; Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Phú
Vang; UBND xã Phú Diên; UBND xã Vinh Thanh.
- Kế thừa, tham khảo số liệu khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu về
cây Phi lao trong các bài báo cáo khoa học, tạp chí, trang web, các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Kết hợp với việc ghi chép, phân tích và tổng hợp số liệu.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Phương pháp điều tra định dạng trạng thái rừng Phi lao để bố trí
nghiên cứu điểm trên vùng cát ven biển tại vùng nghiên cứu:
- Điều tra khảo sát theo tuyến dọc ven biển để nắm tình hình chung của
đối tượng nghiên cứu và phân loại trạng thái Phi lao, vị trí phân bố trong xã
nghiên cứu.
- Tiến hành chọn các dải Phi lao điển hình trong vùng nghiên cứu để thu
thập các số liệu liên quan đến hiện trạng như diện tích, bề rộng, chiều dài, mật
độ cây, kết cấu, tình hình sinh trưởng của các cây trong dải Phi lao; khả năng
phòng hộ chắn gió.
* Phương pháp đo đếm, theo dõi các chỉ tiêu liên quan đến tình hình sinh
trưởng của Phi lao:
Trên mỗi dạng Phi lao điển hình được chọn nghiên cứu điểm tiến hành lập
các ô tiêu chuẩn với diện tích 500m 2/ô. Số lượng ô tiêu chuẩn tùy theo diện tích
của dải Phi lao sao cho tổng diện tích ô tiêu chuẩn tối thiểu bằng 1% tổng diện
tích của dải. Tiến hành đo các chỉ tiêu sinh trưởng (D 1,3; Hvn; Dt) của 30 – 35 cây
ngẫu nhiên/ô tiêu chuẩn.
- Chiều cao vút ngọn (Hvn): Đo bằng sào đo cao, đo từ mặt đất đến đỉnh
sinh trưởng của cây.
- Đường kính (D1,3): Được đo bằng thước dây tại vị trí 1,3m của thân cây.
- Đường kính tán (Dt): Được đo bằng thước dây theo 2 hướng ĐT – NB.
* Phương pháp quan trắc, thu thập các chỉ tiêu liên quan đến khả năng
chắn gió của Phi lao:
- Trên các dải Phi lao được chọn nghiên cứu điểm ở trên, sử dụng máy đo
tốc độ gió ở độ cao 1,5m tại vị trí cách 5 lần chiều cao của đai rừng ở phía trước
đai và cách 5, 10, 15, 20 lần chiều cao của đai rừng ở phía sau đai, vào các thời
điểm từ 7 giờ đến 17 giờ trong ngày (cứ cách 1 giờ đọc kết quả 1 lần).
20
- Chỉ tiêu đánh giá tác dụng chắn gió
Công thức tính hiệu năng chắn gió: E = (V – V0) / V0,
Trong đó: E (lần) là hiệu năng chắn gió hay số lần tốc độ gió sau đai giảm
hay tăng so với trước đai;
V (m/s) là tốc độ gió lấy ở khoảng cách khác nhau sau đai rừng;
V0 (m/s) là tốc độ gió ở vị trí cách 5H trước đai rừng.
3.4.3. Phương pháp xữ lý số liệu
Sau khi đã hoàn thành công tác điều tra, thu thập số liệu, tiến hành tổng
hợp và xử lý bằng phần mềm Excel. Sau đó tiến hành đánh giá, so sánh và nhận
xét thông tin.
21
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình cơ bản vùng đất cát ven biển huyện Phú Vang
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý, địa hình.
Vùng đất cát ven biển Phú Vang chạy dọc theo đường bờ biển của huyện,
từ Thuận An cho đến Vinh An. Trong đó, 4 xã có diện tích đất cát ven biển lớn
nhất là Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An, Phú Diên. Bề rộng lớn nhất nằm ở xã
Vinh Thanh .
Phía bên trong theo thứ tự là (1) đất ở của các xã ven biển; (2) đất nông
nghiệp trồng lúa, rau màu; (3) đất nuôi trồng thủy sản; (4) hệ thống các đầm của
phá Tam Giang; (5) đất nuôi trồng thủy sản; (6) đất nông nghiệp trồng lúa,
rau màu; (7) đất ở; (8) cồn cát; (9) đất ở; (10) đất nông nghiệp trồng lúa diện
tích lớn.
Vùng đất cát ven biển huyện Phú Vang tương đối bằng phẳng. Độ cao so
với mặt nước biển có nơi đến 8m, một số nơi bị sạt lỡ nghiêm trọng đặc biệt tại
khu vực vùng biển Thuận An - Hòa Duân (xã Phú Thuận) làm hàng loạt nhà
nghỉ bãi tắm Thuận An (năm 1999 nhà nghỉ Công An và năm 2001 làm sập
ngọn hải đăng), nhà ở của dân bị cuốn trôi ra biển, đe dọa đến tính mạng và tài
sản của hơn 1.000 hộ dân trong khu vực Hải Dương- Hòa Duân. Chính vì vậy,
hàng năm địa phương luôn phải tổ chức di dời dân ở những vùng bị ảnh hưởng,
xâm thực mạnh vào bên trong, những nơi có thể tái định cư.
* Điều kiện khí hậu, thủy văn.
Khí hậu vùng đất cát ven biển huyện Phú Vang mang đặc điểm của khí
hậu vùng đất cát ven biển miền Trung.
•
Từ tháng 1 đến tháng 3:
+ Nhiệt độ xuống thấp. Nhiệt độ trung bình hàng tháng: 19,4 – 22,3 0C.
Nhiệt độ trung bình cao nhất hàng tháng: 22,1 – 24,6 0C. Nhiệt độ trung bình
thấp nhất hàng tháng: 16,9 – 19,6oC.
+ Nhưng nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên đến 40,8 0C và nhiệt độ
thấp nhất tuyệt đối không xuống quá 7,70C. Nghĩa là không rét. Tuy nhiên trong
những tháng này, thường hay có những đợt gió Bắc và Đông Bắc thổi xuống
22
làm cho nhiệt độ đột ngột bị hạ thấp xuống, sinh ra những đợt gió rét khó chịu
ảnh hưởng đến cây con vừa mới đem trồng chưa kịp hồi sức.
+ Lượng mưa rất ít: 42,3 – 66,6mm.
+ Lượng bốc hơi bằng 50% đến gần xấp xỉ toàn bộ lượng mưa.
+ Tình hình khô hạn này rất bất lợi cho sự sinh trưởng của cây Phi lao con
mới đem trồng, nhất là những cây được trồng trên những đồi cát lộng gió.
+ Gió lào đã bắt đầu thổi tương đối sớm ảnh hưởng không tốt đến những
cây Phi lao trồng trể vụ.
•
Từ tháng 4 đến tháng 8:
+ Đặc điểm khí hậu chủ yếu do ảnh hưởng của gió Lào quyết định. Nhiệt
độ tăng dần lên cao. Nhiệt độ trung bình hàng tháng: 25 – 29,8 0C. Nhiệt độ trung
bình cao nhất hàng tháng: 28,6 – 34,30C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất hàng
tháng: 22,2 – 26,60.
+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối không lên tới 42,2 0C và nhiệt độ thấp nhất
tuyệt đối không xuống dưới 11,70C.
+ Nhìn chung những tháng này rất nóng, nóng nhất là tháng 6 – 7.
+ Lượng mưa có tăng lên: 53,2 – 112,6mm.
+ Tháng 4 thường hay chịu ảnh hưởng của hai luồng gió: Gió Đông Bắc
cuối mùa làm cho khí hậu trong tháng vẫn còn những đợt gió lạnh đột ngột làm
cho nhiệt độ xuống thấp. Nhưng đồng thời gió Lào đầu mùa cũng đã mạnh dần
làm cho nhiệt độ đã tăng lên.
+ Từ tháng 5 trở đi, gió Lào khô nóng thịnh hành, nhiệt độ tăng lên cao,
rất ít mưa. Vì vậy, trên thực tế nhất là ở trong khu vực cát lộng gió, nắng chang
chang, thì đây chính là thời gian có khí hậu khô hạn nóng bức rất khó chịu, ảnh
hưởng sâu sắc đến sức sinh trưởng của Phi lao.
•
Từ tháng 9 đến tháng 12:
+ Là mùa mưa dầm và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng tháng: 19,9 – 27,2 0C.
Nhiệt độ trung bình cao nhất hàng tháng: 23,1 – 30,8 0C. Nhiệt độ trung bình
thấp nhất hàng tháng: 17,9 – 24,20C.
+ Trong những tháng này, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 40,90C và nhiệt
độ thấp nhất cũng chỉ xuống đến 11oC. Gió thịnh hành dần chuyển sang gió mùa
Đông Bắc hoặc Bắc, từ tháng 10 trở đi bắt đầu có những đợt rét đột ngột mỗi khi
23
có gió mùa Đông Bắc tràn xuống. Đồng thời lượng mưa đột ngột tăng lên, tập
trung nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11 (trung bình 355,1 – 1584mm). Mưa
nhiều làm cho đất nhất là đồi cát có nhiều nước dự trữ. Những ngày không có
gió Đông Bắc, không mưa thì khí trời tương đối mát mẻ dễ chịu, những ngày có
gió Đông Bắc thì lại có mưa dầm và hơi rét.
+ Tháng 9 – 10 cũng là mùa mà bão biển thường xảy ra, dễ gây thiệt hại
cho Phi lao mới trồng vụ thu.
+ Mặt khác, do mưa đột ngột tập trung nên trong tháng 9 – 10, cũng dễ
xảy ra lụt lội, dễ gây thiệt hại đến những vườn mới gieo, hoặc những nơi trồng
trũng thấp.
+ Nhìn chung thời gian này tương đối thuận lợi cho viêc trồng Phi lao
vùng cát. Đây là vụ chính của cả năm, thường gọi là vụ thu.
4.1.2. Các nhóm đất cát ven biển huyện Phú Vang
4.1.2.1. Cồn cát trắng vàng
Đất được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Cát màu vàng có
nguồn gốc từ biển – gió, phân bố thành dãy cồn – đụn cát ven biển và cát bãi
biển. Cát xám trắng chủ yếu có nguồn gốc biển và phân bố trên các dải gò cao
và rải rác ở ven rìa đồng bằng. Cát vàng nghệ nguồn gốc biển phần lớn bị cát
vàng nhạt và cát xám trắng trẻ hơn che phủ. Loại cát vàng nghệ xuất lộ chỏm
nhỏ ở xã Vinh Thanh.
Loại đất này có hình thái phẩu diện ít phân hóa, đồng nhất cả về màu sắc
và thành phần cơ giới, từ trên xuống dưới đều là cát tơi hoặc cát dính. Thành
phần cơ giới rất nhẹ, rời rạc. Tỷ lệ sét rất thấp, chủ yếu là cấp hạt cát, tỷ lệ cát
khô khá cao. Các đồn cát, đụn cát phần lớn chưa ổn định, hiện tượng di động
của cát đang thường xuyên xãy ra. Những nơi có địa hình thấp thì có sự phân
hóa về màu sắc, nơi nào trũng đọng nước thì tầng mặt xám hơi đen, tầng dưới có
màu xám vàng xen vệt trắng. Đây là loại đất rất nghèo mùn và các chất dinh
dưỡng; cation trao đổi rất thấp; dung tích hấp thu rất thấp, nên khả năng giữ
nước, giữ phân kém. Phần lớn diện tích loại đất này đang bị bỏ hoang.
Đây là loại đất có diện tích rất lớn, vì vậy cần có biện pháp tổ chức sản
xuất trên loại đất này, tùy theo từng nơi để bố trí các loại cây nông, lâm nghiệp
thích hợp. Trên cồn đụn cát cần trồng cây để chống cát bay lấn chiếm ruộng
đồng, làng mạc. Đối với các dải cát bằng, mịn, mực nước ngầm cao thì có thể
khai thác sử dụng trồng các loại cây nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp.
24
4.1.2.2. Đất cát biển
Đất cát biển phân bố không thành dải liên tục, được hình thành do quá
trình bồi tích của biển nhưng đã được khai thác và sử dụng lâu đời, vì vậy tính
chất lý hóa học của đất đã thay đổi theo chiều hướng có lợi cho sản xuất nông
nghiệp. Hình thái phẩu diện đã có sự phân hóa khá rõ, lớp đất mặt thường trắng
hơi xám hoặc xám sáng, có nơi hơi vàng; các tầng dưới thường chặt, khả năng
tích lũy oxyt sắt lớn nên màu sắc thường vàng hoặc vàng nhạt. Thành phần cơ
giới cát đến cát rời – cát pha, nghèo mùn và các chất dinh dưỡng, nhưng so với
loại cồn cát trắng vàng thì tỷ lệ cấp hạt sét cao hơn, kết cấu đất tốt hơn, hàm
lượng mùn cao hơn, nên khả năng giữ nước, giữ phân tốt hơn nhiều.
Đây là loại đất có độ phì tự nhiên thấp, nhưng có lợi thế về thành phần cơ
giới nhẹ, mực nước ngầm nông, lại thích hợp với nhiều loài cây trồng. Nếu chọn
được cơ cấu cây trồng hợp lý, chú ý vấn đề thủy lợi, đầu tư thêm phân hữu cơ và
các loại phân bón khác, thì có thể thu được hiệu quả kinh tế cao khi sản xuất trên
loại đất này.
4.1.3. Tình hình thời tiết trong những năm gần đây
* Điều kiện nhiệt độ, độ ẩm.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam là một
trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hâu. Thừa Thiên
Huế nằm ở miền Trung là cầu nối của 2 miền Nam Bắc nên vừa mang kiểu thời
tiết của miền Bắc lại vừa mang kiểu thời tiết của miền Nam. Tuy nhiên do địa
hình thấp dần từ tây sang đông nên nhiệt độ của Thừa Thiên Huế tăng dần từ tây
sang đông và từ bắc xuống nam.
Phú Vang là huyện nằm ở phía đông của Thừa Thiên Huế, nên nhiệt độ
luôn cao hơn khoảng 10C so với các huyện phía tây như huyện A luới và các
huyện phía bắc như Quảng Điền. Trong những năm qua nhiệt độ không ngừng
tăng lên và diễn biến phức tạp. Nắng nóng kéo dài và tập trung vao mùa hè. Mặc
dù mới chỉ mùa xuân nhưng đã bắt đầu có hiện tượng xuất hiện nắng nóng và
khi bước sang mùa hè thì oi bức hơn kéo dài đến 5 tháng. Nhiệt độ tăng làm cho
độ ẩm không khí giảm xuống.
Bảng 4.1. Nhiệt độ hàng năm trên vùng đất cát ven biển Phú Vang
Năm
Nhiệt độ trung bình năm (0C)
2012
29,3
2013
30,2
25