Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

YẾU tố kỳ ảo TRONG TIỂU THUYẾT HOÀI NIỆM sói của GIÁ BINH AO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.54 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA NGỮ VĂN
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT
HOÀI NIỆM SÓI CỦA GIẢ BÌNH AO

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. Đỗ Thu Thủy

Nguyễn Thị Ngọc Mai
Lớp: K35 Văn Học

Năm 2015


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, tôi đã nhận đợc
sự giúp đỡ của tập thể và cá nhân. Trớc hết tôi xin đợc bày tỏ
lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS. Đỗ Thu Thủy. Cô đã trực tiếp
định hớng, tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm
quý báu để tôi hoàn thành đề tài Khóa luận Tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đơn quý thầy cô Khoa Ngữ Văn đã
dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Những lời động viên, khích lệ từ gia đình, cùng với sự chia


sẻ học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè cũng đã góp phần rất nhiều để
tôi hoàn thành tốt Khóa luận này.
Do trình độ và sự hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình
làm Khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong sự
chỉ bảo của các Thầy Cô để tôi hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hu, thỏng 5 nm 2015
Sinh viờn
Nguyn Th Ngc Mai


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................3
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Mục đích chọn đề tài.................................................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................................2
3. Lịch sử vấn đề............................................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................4
5. Cấu trúc khóa luận.....................................................................................................................4

CHƯƠNG 1......................................................................................................5
HOÀI NIỆM SÓI – CỐT TRUYỆN KỲ ẢO..............................................5
1.1. Cơ sở lí luận............................................................................................................................5
1.2. Cốt truyện “liêu trai” .............................................................................................................6
1.3. Cốt truyện mang đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo..............................................8
1.4. Các motip tạo cốt truyện kỳ ảo trong Hoài niệm sói.............................................................10
1.4.1. Motip giấc mơ................................................................................................................10
1.4.2. Motip biến dạng – hóa thân..........................................................................................12
1.4.3. Motip cái chết................................................................................................................13
1.5. Tính đa nghĩa trong cốt truyện tiểu thuyết Hoài niệm sói....................................................14

1.5.1. Hành trình hoài niệm tôtem..........................................................................................14
1.5.2. Hành trình nhận thức về con người và xã hội................................................................16
1.5.3. Những nhận thức về các vấn đề của dân tộc và thời đại...............................................19

CHƯƠNG 2....................................................................................................23
YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG.............................23
TIỂU THUYẾT HOÀI NIỆM SÓI..............................................................23
2.1. Cơ sở lí luận..........................................................................................................................23
2.2. Yếu tố kỳ ảo trong xây dựng nhân vật của Hoài niệm sói.....................................................23
2.2.1. Hình tượng sói...............................................................................................................24
2.2.2. Hệ thống nhân vật được huyền thoại hóa bằng các yếu tố kỳ ảo..................................27


2.2.3. Nhân vật được huyền thoại hóa bằng những khúc quanh tâm lý..................................30
2.3. Yếu tố kỳ ảo trong không gian, thời gian nghệ thuật của Hoài niệm sói...............................32
2.3.2. Không gian kỳ ảo trong Hoài niệm sói............................................................................33
2.3.3. Thời gian kỳ ảo trong Hoài niệm sói...............................................................................37

CHƯƠNG 3....................................................................................................42
YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG NGÔN NGỮ VÀ..............................................42
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TIỂU THUYẾT HOÀI NIỆM SÓI......42
3.1. Cơ sở lí luận..........................................................................................................................42
3.2. Yếu tố kỳ ảo trong ngôn ngữ của Hoài niệm sói...................................................................43
3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật đa thanh.......................................................................................43
3.2.2. Động từ mạnh gây cảm giác bất ngờ, rùng rợn..............................................................47
3.2.3. Các phó từ có tính chất đột biến...................................................................................49
3.2.4. Tính từ miêu tả với gam màu nóng – lạnh.....................................................................50
3.2.5. Trạng từ chỉ không gian, thời gian mang yếu tố kỳ ảo...................................................52
3.3. Nghệ thuật trần thuật...........................................................................................................53
3.3.1. Ngôi kể...........................................................................................................................54

3.3.2. Điểm nhìn trần thuật.....................................................................................................56
3.3.3. Giọng điệu trần thuật....................................................................................................59

KẾT LUẬN....................................................................................................65
TÀI LỆU THAM KHẢO..............................................................................67


1

MỞ ĐẦU
1. Mục đích chọn đề tài
1.1. Ngay từ thời nguyên thủy, kỳ ảo vốn được coi là một lối tư duy
nguyên hợp để giải thích thế giới và thể hiện niềm tin của con người vào một
lực lượng siêu nhiên hay một tôn giáo nào đó mà dấu vết của nó còn lưu lại
cho tới ngày nay là những thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ dân gian của
các dân tộc.
Đến văn học trung đại, những dạng nhân vật ma quỷ, linh hồn là dấu
hiệu cho sự tồn tại của yếu tố hoang đường, kỳ ảo. Trong văn học thế kỉ XX,
và nhất là đầu thế kỉ XXI, kỳ ảo được khẳng định vị trí với tư cách là một
“kiểu sáng tác” trong văn học thế giới. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã
khẳng định: “Trong văn học thế giới suốt từ đầu đến cuối thế kỷ này, kiểu
sáng tác huyền thoại vẫn luôn luôn sống động, thu hút nỗ lực của nhiều tác
giả lớn” [4].
1.2. Cùng với quá trình hiện đại hóa văn học, kỳ ảo dần được trút bỏ
xiêm áo của tư duy nguyên hợp để trước hết, trở thành một thủ pháp nghệ
thuật, và sau đó là một tư duy sáng tạo nghệ thuật. Trên cơ sở đó, nghiên cứu
thi pháp kỳ ảo đã trở thành một trào lưu quan trọng trong nghiên cứu văn học.
Trên thế giới đã có nhiều công trình quan trọng tìm hiểu về yếu tố kỳ ảo trong
tư cách là một trào lưu và chỉ rõ những đặc điểm và khả năng của thi pháp
này. Tuy vậy, hướng nghiên cứu này vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, mặc

dù những biểu hiện của nó đã xuất hiện trong sáng tác văn học của các nhà
văn ngay từ những năm đầu đổi mới như Võ Thị Hảo, Bảo Ninh, Nguyễn Huy
Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương,… Nghiên cứu thi pháp kỳ ảo, vì
thế, là góp phần bổ sung cho lĩnh vực nghiên cứu này ở Việt Nam.
1.3. Giả Bình Ao là một tác giả tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc
đương đại - nền văn học thuộc nền văn hóa có nhiều điểm tương đồng với văn
hóa Việt Nam. Là tác phẩm được viết trong sự chi phối sâu sắc của cảm hứng
và bút pháp kỳ ảo, Hoài niệm sói được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu của Giả


2

Bình Ao. Tìm hiểu yếu tố kỳ ảo trong Hoài niệm sói không chỉ góp phần đánh
giá, nhận diện tác giả này, mà còn hi vọng góp phần soi chiếu với nền văn học
Việt Nam, nhất là những tác phẩm có sử dụng yếu tố kỳ ảo như một kiểu tư
duy hay bút pháp, để hiểu rõ văn học Việt Nam hơn. Cạnh đó, nghiên cứu
huyền thoại trong Hoài niệm sói cũng góp tiếng nói vào quá trình nghiên cứu
văn học nước ngoài ở Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác phẩm Hoài niệm sói của Giả Bình Ao.
- Phạm vi nghiên cứu: Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm Hoài niệm sói của
Giả Bình Ao qua các bình diện kết cấu như: cốt truyện, thế giới hình tượng
(gồm: hệ thống nhân vật, không – thời gian nghệ thuật), ngôn ngữ và nghệ
thuật trần thuật.
3. Lịch sử vấn đề
Giả Bình Ao là một trong những hiện tượng văn học Trung Quốc đang
được giới nghiên cứu phê bình và độc giả chú ý. Mặc dù vậy, những nghiên
cứu về Giả Bình Ao mới chỉ là bước đầu cả ở Trung Quốc và trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Do khả năng có hạn, chúng tôi chỉ tập hợp được một
số ít tài liệu nghiên cứu phê bình về Giả Bình Ao và tiểu thuyết Hoài niệm sói

của các học giả Việt Nam. Hầu hết những bài viết ấy đều khẳng định vị trí của
Giả Bình Ao trong văn học Trung Quốc đương đại.
Hoài niệm sói được Giả Bình Ao viết từ tháng 9 năm 1999, chỉnh sửa xong
vào tháng 01 năm 2000 và được Vũ Công Hoan dịch xong vào tháng 5 năm
2002. Nhưng cho đến nay số các ý kiến đánh giá về tác phẩm này còn rất khiêm
tốn bởi là tiểu thuyết có tính đa nghĩa, nên Hoài niệm sói không phải là tác phẩm
dễ đọc, dễ tiếp nhận. Trong Lời bạt Hoài niệm sói, Giả Bình Ao viết: “Như vậy,
càng viết thực, càng đời sống hóa, càng là hư, càng có ý tưởng. Lấy thực viết hư,
thể không chứng có, đây chính là niềm cảm hứng để cuối cùng tôi viết xong
Hoài niệm sói” [3,351]. Cũng trong Lời bạt này, Giả Bình Ao viết: “Hoài niệm
sói hoàn toàn không phải là đề tài tôi quen viết trước đây, về cách viết cũng có


3

thay đổi, tôi dự kiến nó sẽ không thích ứng đối với một số người đọc, hay nói
cách khác, đọc không hào hứng lắm. Nhưng nó phải là cuốn sách tôi cần viết”
[3,352]. Có thể nói rằng Hoài niệm sói là một thể nghiệm mới của tác giả.
Trong bài viết “Trần Đình Hiến giản dị trong những đóng góp lớn”, dịch
giả Trần Đình Hiến đánh giá về Hoài niệm sói như sau: “Cho đến nay Trung
Quốc hình thành hai cung cách phát triển tiểu thuyết đương đại. Một, nói về
những mảng khuất của lịch sử thế kỷ XX. Hai cuốn tôi vừa dịch của Mạc
ngôn thuộc loại này. Hai, tiếp tục sáng tác thử nghiệm những vấn đề toàn cầu,
vừa để hội nhập vừa chống đồng hoá trong hội nhập. Tiểu thuyết Hoài niệm
sói của Giả Bình Ao thuộc loại này” [29].
Trong bài viết “Văn học Trung Quốc chiếm lĩnh các nhà sách: Trông
người mà ngẫm đến ta”, tác giả Khải Nhân viết: “Nếu Phế đô thu hút người
hâm mộ nhờ miêu tả và khắc họa giới trí thức Trung Hoa những năm 70 một
cách khá sâu sắc, thì với Hoài niệm sói (xuất bản năm 2003), Giả Bình Ao đã
lấy thực viết hư, thể không chứng có, phong cách này làm cho Hoài niệm sói

có sức hút mạnh hơn với độc giả do cảm giác mới mẻ mà nó bộc lộ” [26].
Như vậy bài viết này đã phần nào khẳng định bút pháp kỳ ảo được sử dụng
trong Hoài niệm sói.
Trong bài phỏng vấn “Không còn sexy”, Giả Bình Ao tâm sự: “Tôi
không có tác phẩm hài lòng nhất, chỉ có những tác phẩm quan trọng. Cái quan
trọng tôi nói là chỉ những tác phẩm đã có ý nghĩa bước ngoặt trong cuộc đời
và trong sáng tác, như Cao Lão Trang, Hoài niệm sói... và cả tập truyện vừa
và truyện ngắn Những câu chuyện nghe được mới xuất bản gần đây” [27].
Trong luận văn tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật Tôtem sói của Khương
Nhung của Hồ Thị Xuân Sang – sinh viên trường Đại học Khoa học, Đại học
Huế đã nghiên cứu khái quát về giọng điệu trần thuật của tiểu thuyết Hoài
niệm sói đặt trong sự so sánh với giọng điệu trần thuật tiểu thuyết Tôtem sói
của Khương Nhung, bao gồm: giọng điệu trữ tình, giọng điệu sử thi, giọng
điệu bi ai.


4

Như vậy, có thể nói, cho tới nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu một
cách có hệ thống biểu hiện của yếu tố kỳ ảo trong các bình diện kết cấu của
tác phẩm Hoài niệm sói. Do vậy, chúng tôi hi vọng sẽ phần nào mang lại một
cái nhìn toàn diện, đầy đủ về yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hoài niệm sói.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống
kê - phân loại, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp
đối chiếu - so sánh…
5. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm ba chương:
Chương 1. Hoài niệm sói – cốt truyện kỳ ảo

Chương 2. Yếu tố kỳ ảo trong thế giới hình tượng tiểu thuyết Hoài niệm sói
Chương 3. Yếu tố kỳ ảo trong ngôn ngữ và nghệ thuật trần thuật tiểu
thuyết Hoài niệm sói


5

CHƯƠNG 1
HOÀI NIỆM SÓI – CỐT TRUYỆN KỲ ẢO
1.1. Cơ sở lí luận
Cốt truyện là khái niệm ra đời từ thời cổ đại. Trong Nghệ thuật thi ca,
Aristotle cho rằng cốt truyện là “linh hồn và cơ sở của bi kịch, sau đó mới
đến các tính cách” [4,37].
Bước sang thế kỷ XX, khái niệm cốt truyện được nhiều học giả và
trường phái nghiên cứu, đồng thời có sự tranh luận giữa cách hiểu hai thuật
ngữ: siuzhet (tiếng Pháp) và fabula (tiếng Latinh). Các nhà tự sự học hình
thức Nga cho rằng “Cốt truyện (fabula) là cốt lõi cơ bản của diễn biến câu
chuyện, với hệ thống sự kiện tiếp nối theo quan hệ nhân quả, còn truyện kể
(story, siuzhet) là cốt truyện đã được gia công lại một cách nghệ
thuật”[22,257].
Trong Nguyên lý văn học, L.I.Timofeev đưa ra khái niệm “Cốt truyện là
một hệ thống cụ thể những biến cố ở trong tác phẩm, hệ thống đó bộc lộ các
tính cách trong những mối quan hệ qua lại và tác động qua lại của chúng”
[24,276].
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa cốt truyện là “Hệ thống sự kiện làm nòng
cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật
trong tác phẩm văn học loại tự sự” [16,248].
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa cốt truyện là “Hệ thống sự kiện cụ
thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một
bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học

thuộc loại tự sự và kịch” [10,88].
Như vậy, trên thế giới và ở nước ta đã có khá nhiều định nghĩa và cách
hiểu về cốt truyện khác nhau. Nhưng tất cả đều đi đến cách hiểu cốt truyện là
thành phần cơ bản của tác phẩm tự sự bao gồm các tình tiết, sự kiện, biến cố
đan cài nhau được tác giả trình bày theo một kết cấu chặt chẽ nhằm làm sáng
tỏ tư tưởng chủ đề của tác phẩm.


6

Hoài niệm sói của Giả Bình Ao là tác phẩm có kiểu cốt truyện “đồng
tâm”, “đa tuyến”; vừa được trình bày theo cốt truyện kỳ ảo truyền thống Trung
Hoa, đồng thời vừa được trình bày theo kiểu kết cấu cốt truyện huyền thoại
hiện đại. Chính kiểu kết cấu đó tạo nên tính huyền thoại, kỳ ảo của tác phẩm.
1.2. Cốt truyện “liêu trai”
Liêu Trai chí dị là bộ đoản thiên tiểu thuyết vĩ đại – thành tựu đỉnh cao
của tiểu thuyết trung đại Trung Hoa. Tác phẩm mang đậm tính kỳ ảo, sử dụng
nhiều motip “nhân vật mang lốt”. Cùng với kiểu kết cấu cốt truyện trong văn
học cổ cũng như kiểu cốt truyện trong Liêu Trai chí dị, văn học Trung Quốc đã
hình thành nên dòng văn học có kiểu cốt truyện theo truyền thống “liêu trai”.
Hoài niệm sói là một trong những tác phẩm có cốt truyện theo truyền thống đó.
Tác phẩm kể về câu chuyện đội trưởng đội săn bắt sói là Phó Sơn cùng
Mục lôi dẫn nhà báo Cao Tử Minh đi chụp hình mười lăm con sói còn lại của
Thương Châu để lập hồ sơ bảo vệ chúng. Nhân vật “tôi” – nhà báo Cao Tử
Minh đã kể lại cho người đọc những câu chuyện mà anh chứng kiến hoặc
được nghe kể lại trong suốt cuộc hành trình. Đa phần đó đều là những câu
chuyện mang đậm tính kỳ ảo về sói, như: câu chuyện năm chú sói giả người
để qua cầu, là con khỉ lông vàng thành tinh hóa thành cô gái họ Kim đến tạ ơn
Phó Sơn,… Trong tác phẩm, những kẻ ác độc đều được coi là người đội lốt
sói. Chẳng hạn như Vưu Văn ở huyện lỵ Đan Phượng là kẻ “đã giết những

bốn mươi tám người rưỡi” [3,130] hay Quách Tài là một người cha độc ác
nhiều lần “ném con vào xe đang chạy trên đường cái để ăn vạ tiền” [3,170].
Kết cấu theo hướng cốt truyện “liêu trai” trong Hoài niệm sói còn thể
hiện ở việc tác giả xây dựng nhiều chi tiết hoang đường, kỳ ảo như sử dụng
phép thuật, bùa chú hay người chết thì linh hồn hoá kiếp... Câu chuyện hóa
kiếp thành con bướm của người bà Phó Sơn được kể như trong chuyện cổ
tích: “Đứa con gái nhìn thấy một con bướm đỏ bay trên trời, bướm đậu trên
tường đá nhà chùa, mỗi lúc một to… Cái đầu của người mẹ liền đập vào chân
con gái, con gái kêu lên một tiếng “Mẹ!”, cặp mắt của mẹ cô bé đã hoàn toàn
trắng dã” [3,13].


7

Không chỉ có con người mà sói hay cây cối, vạn vật đều mang linh hồn,
chuyển kiếp. Tấm da sói mà Phó Sơn thường mang bên mình cũng mang linh
hồn sói. Mỗi khi có đồng loại xuất hiện gần đấy, linh hồn tấm da sói lại hiện
về và lông sói lại dựng đứng lên.
Để tạo không khí “liêu trai”, việc sử dụng bùa chú, phép thuật cũng được
tác giả chú ý xây dựng trong tác phẩm. Ngoài viên ngọc kim hương – biểu
tượng tập trung cho hình thức bùa chú, trong Hoài niệm sói xuất hiện 10 chi
tiết có nhắc tới bùa chú mà chúng tôi đã thống kê trong Phụ lục A.3.
Bên cạnh đó, Giả Bình Ao còn sử dụng lối kết cấu theo kiểu phục bút –
kiểu bút pháp truyền thống trong văn học Trung Hoa nói chung và trong Liêu
Trai chí dị nói riêng. Đây là kiểu kết cấu có sự chuẩn bị trước các yếu tố cho
sự xuất hiện của câu chuyện sau đó. Nhờ đó, các tình tiết, nhân vật đan cài
vào nhau và tạo căn cứ cho tình tiết truyện phát triển một cách có logic. Ở
Hoài niệm sói, kiểu kết cấu này xuất hiện trong nhiều tình tiết. Chẳng hạn như
để kể chuyện dân làng Hùng Nhĩ Xuyên trở thành “người sói” sau khi giết tất
cả các con sói còn lại thì trước đó tác giả đã kể chuyện sau khi có chỉ thị cấm

săn bắt sói, các thành viên trong đội săn bắt sói đều mắc những chứng bệnh kì
lạ. Hay để kể về vị đạo sĩ già ở đền Đá Đỏ đã cứu chữa cho sói, được sói trả
ơn, tặng đá quý thì trước đó Giả Bình Ao đã để cho Phó Sơn luôn đeo bên
mình viên ngọc kim hương và trao lại cho Tử Minh khi từ biệt. Để kể về cái
chết của mười hai nữ sinh ở Châu Thành thì Giả Bình Ao đã kể chuyện hai
cậu cháu Phó Sơn đi ngắm mưa sao băng và Phó Sơn đã tỏ ra “căng thẳng”
khi nghĩ rằng: “Trên trời rơi xuống một ông sao, dưới đất có một người chết
đấy” [3,65]. Còn rất nhiều chi tiết sử dụng lối kết cấu phục bút của tác giả
trong Hoài niệm sói mà chúng tôi chưa có điều kiện để đi sâu vào phân tích.
Từ sự di truyền văn hóa tín ngưỡng và di truyền thể loại văn học của
Trung Hoa, Giả Bình Ao đã kế thừa việc sử dụng các yếu tố hoang đường, kỳ
ảo để xây dựng cốt truyện Hoài niệm sói. Qua đó, tác phẩm mang không khí
huyền thoại vừa thực vừa hư, đồng thời cho người đọc thấy rõ hơn truyền
thống tín ngưỡng văn hóa và văn học Trung Hoa.


8

1.3. Cốt truyện mang đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (magic realism) là một trào lưu văn học
lấy cái huyền ảo làm trung tâm thẩm mĩ, là một hiện tượng văn học toàn cầu.
Một trong những đặc trưng đó là xây dựng cốt truyện kỳ ảo dựa trên một hay
hơn một yếu tố huyền thoại cổ để sáng tạo ra cốt truyện mới hoặc là sắp xếp
những yếu tố thực tại nhưng không theo lôgic thông thường để tạo tính kỳ ảo.
Lâu đài, Biến dạng của F.Kafka; Những huyền thoại Guatemala của
M.A.Asturias; Trăm năm cô đơn của G.Marquez,... là những tác phẩm tiêu
biểu cho cốt truyện mang đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Kế
thừa những đặc trưng ấy, Giả Bình Ao cũng xây dựng thành công cốt truyện
Hoài niệm sói.
Bối cảnh và cũng chính là cảm hứng để tác giả viết tiểu thuyết Hoài

niệm sói mang đặc trưng của cốt truyện huyền thoại hiện đại. Tác giả viết:
“Bối cảnh của câu chuyện là thế này: Vì nguyên nhân khí hậu, miền nam
Thương Châu đã từng là khu vực bị sói tàn phá nặng nề nhất” [3,7], hay cụ
thể hơn là từ sự kiện họa sói và nạn thổ phỉ Bạch Lãng hủy diệt vùng Trấn An
chỉ còn sót lại chín hộ gia đình. Ta thấy rằng, bối cảnh ấy rất gần với cảm
hứng để nhà văn G. Márquez viết Trăm năm cô đơn. Đấy chính là sự kiện
thảm sát công nhân trồng chuối và trận đại hồng thuỷ quét sạch ngôi làng
Mancondo. Nếu như làng Mancondo và dòng họ Buênđya trong Trăm năm cô
đơn của G.Márquez sống trong cô đơn và sự sợ hãi kéo dài cả thế kỷ thì
người dân cả vùng Trấn An và làng Hùng Nhĩ Xuyên trong Hoài niệm sói
cũng sống trong nỗi sợ sói từ đời này qua đời khác, đến nỗi khi trẻ con khóc
chỉ cần doạ có sói đến là tiếng khóc im bặt. Và kết thúc Hoài niệm sói, Hùng
Nhĩ Xuyên cũng rơi vào cảnh một làng cô đơn không ai dám bước chân đến
bởi “Hành vi của họ quái dị, tính nết nóng nảy, lúc thường ít nói, nhưng hơi
một tí là điên lên, cứ toang toác toang toác. Họ không tín nhiệm bất cứ ai,
người ở nơi khác hễ đi qua đó là bị bọn họ từng bầy từng đám xông vào giữ
chặt chân tay người ta, chỗ nào trên người cũng cắn. Không còn ai dám đến


9

đó!” và “Chính quyền đang xem xét có nên phong toả nơi đó thành một vùng
cấm hay không” [3,344].
Theo PGS. TS. Lê Huy Bắc thì một trong những đặc điểm của chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo là: “Cốt truyện thường có sự đan lồng nhiều cốt truyện
nhỏ vào với nhau. Điều này thường dẫn đến kiểu cốt truyện đặc trưng cho văn
học hiện thực huyền ảo là cốt truyện mê lộ. Loại cốt truyện đả phá cốt truyện
tuyến tính truyền thống, tạo nên sự hỗn độn của các chi tiết, sự kiện” [7,33].
Ở Hoài niệm sói, ta cũng bắt gặp kiểu kết cốt truyện lồng ghép – cốt truyện
mê lộ ấy. Từ câu chuyện nhà báo Tử Minh cùng Phó Sơn và Mục Lôi đi chụp

hình mười lăm con sói còn lại của Thương Châu, tác giả đã lồng vào đó rất
nhiều câu chuyện khác. Đó là câu chuyện về việc sói tàn phá cả một vùng
huyện lị Trấn An, là câu chuyện về gia đình họ Phó, chuyện về những người
trong đội săn bắt sói, chuyện về người dân làng Hùng Nhĩ Xuyên, chuyện về
Vưu Văn – kẻ đã giết bốn mươi tám người rưỡi, chuyện về kẻ ném con ăn vạ
- Quách Tài,... Những câu chuyện tưởng như rời rạc, manh mún được tác giả
lồng ghép, đan xen khéo léo tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Kiểu cốt
truyện lồng ghép ấy đã tạo được một thế giới chắp vá, lãng đãng khói sương
kỳ ảo trong tác phẩm.
Một đặc trưng nữa trong cốt truyện của văn học hiện thực huyền ảo trong
Hoài niệm sói là việc tác giả sắp xếp những yếu tố thực tại một cách phi logic,
phi lí. Chẳng hạn việc tác giả xây dựng chi tiết những người đến từ Trấn An,
Tạc Thủy, Sơn Dương có hình dáng “da mỏng, xương cứng, tai nhọn, còn mắt
thì hoặc ba hoặc bốn phần tròng trắng” [3,7] giống như hình dáng của loài sói.
Nếu suy luận theo logic thì quả thực rất phi lí nhưng đặt trong tác phẩm thì lại
hoàn toàn có lí. Do họ đã bao đời sống chung cùng sói, có nhiều oan cừu với
sói; điều đó đã hiện lên hình dáng, khuôn mặt họ.
Bên cạnh kiểu cốt truyện “liêu trai”, Giả Bình Ao đã vận dụng thành
công kiểu cốt truyện mang những đặc trưng tiêu biểu của văn học hiện thực
huyền ảo. Cả hai kiểu kết cấu này song song tồn tại và làm tăng thêm không
khí kỳ ảo cho tác phẩm.


10

1.4. Các motip tạo cốt truyện kỳ ảo trong Hoài niệm sói
Cốt truyện kỳ ảo của Hoài niệm sói được triển khai qua nhiều motip mà
chúng tôi tập trung nghiên cứu các motip sau: motip giấc mơ, motip biến dạng
– hóa thân, motip cái chết. Các motip này giữ vai trò quan trọng trong sự phát
triển cốt truyện, làm cho cốt truyện của Hoài niệm sói vừa cổ điển vừa hiện đại.

1.4.1. Motip giấc mơ
Các nhà tâm lí học cho rằng giấc mơ là một loại “suy nghĩ” đặc biệt khi
óc ta ngủ yên. Sigmund Freud cho rằng: “Ở chừng mực mà một người đang
mơ, trong cơn chiêm bao của mình coi những suy nghĩ của mình là sự thực,
và anh ta hoàn toàn không ý thức được rằng anh ta đồng thời là tác giả, đạo
diễn, diễn viên (thường là dưới dạng nhiều nhân vật khác nhau) cho vở kịch
chiêm bao do anh ta nghĩ ra, thì ở cái cách rất thông thường, anh ta cũng chịu
những trải nghiệm giống như những trải nghiệm mà chúng ta đã biết từ bệnh
hoạn tinh thần ảo giác” [20,13].
Giấc mơ là một motip quen thuộc trong các tác phẩm văn học kỳ ảo.
Trong văn học kỳ ảo cổ điển, giấc mơ được coi là phương tiện để bộc lộ niềm
tin, tín ngưỡng tôn giáo hay gửi gắm khát vọng của con người. Giấc mơ cũng
là một motip được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật trong sáng tác của
Kawabata: giấc mơ của ông già Êguchi trong Người đẹp ngủ say, giấc mơ của
Shingo trong Tiếng rền của núi,… Những giấc mơ đó là sự phản ánh những
uẩn ức và đạo lí, những điều không được hiện thực hóa trong đời thường đi
vào vô thức. Motip giấc mơ trong Hoài niệm sói nói riêng và trong văn học kỳ
ảo hiện đại nói chung mang một ý nghĩa mới, giấc mơ sống cùng với ước
vọng, những nỗi bất an và cả những nỗi ám ảnh của nhân vật. Giấc mơ trở
thành cầu nối của các nhân vật, là một thế giới khác cùng song song tồn tại
bên cạnh thế giới hiện thực.
Trong Hoài niệm sói, motip giấc mơ xuất hiện với ba nhân vật trong
cuộc hành trình là Mục Lôi, Phó Sơn, Cao Tử Minh. Trong toàn bộ tác phẩm,
giấc mơ xuất hiện 7 lần, trong đó có 2 giấc mơ của Phó Sơn, 2 giấc mơ của


11

Mục Lôi và 3 giấc mơ của Cao Tử Minh. Sau mỗi lần giấc mơ xuất hiện là cốt
truyện lại tăng thêm phần kịch tính và kỳ ảo. Chúng không đơn thuần là

những giấc mơ bình thường mà đa phần như là những lời tiên tri, những ám
ảnh, những kỉ niệm, những day dứt: “Cậu bảo, đêm qua cậu mơ lạ lắm. Cậu đi
săn mấy chục năm qua chưa bao giờ cậu mơ thấy sói, nhưng đêm qua đã nằm
mơ thấy con sói tha cậu thời còn nhỏ. Con sói ấy đã già lắm, cậu đang ngồi ở
cửa, vừa ngẩng lên, nó đã đứng ở trước mặt, lại còn gọi tên cậu: Phó Sơn, Phó
Sơn! Cậu không sợ, chỉ hỏi: Ngươi là sói ở đâu? Có nằm trong số mười lăm
con sói không? Sói đáp: Trong số mười lăm con sói, nhưng anh không nhận
ra tôi, tôi đã tha anh mà. Cậu nhìn kĩ thì đúng là con sói đã từng tha mình.
Cậu hỏi: Ngươi còn sống à? Sói đáp: Tôi vẫn còn sống, tôi đã một trăm năm
mươi tuổi! Lúc này cậu tỉnh giấc” [3,284].
Mặt khác, giấc mơ cũng trở thành phương tiện để người đọc đi sâu vào
thế giới nội tâm của nhân vật: “Đêm ngủ, tôi thường hay nằm mơ, tôi không
thể nói rõ có phải trong cõi mộng, mình cứ cảm thấy kiếp trước mình là một
con sói, còn có lẽ kiếp sau cũng biến thành sói. Lúc tĩnh lại cứ ngồi thẫn ngồi
thờ” [3,341]. Rõ ràng, ngay chính “tôi” cũng không phân biệt đâu là mơ, đâu
là thực; anh nhập nhòe trong bức tranh sáng tối hư không, thực thực, giả giả.
Đó là cái kỳ ảo ngay giữa đời thực và cái thực ngay trong cõi mộng. Tử Minh
đã mơ thấy anh giành nhau với sói tấm da sói mà Phó Sơn cho anh. Đó là giấc
mơ nhưng trong cuộc sống hằng ngày, con người hiện đại cũng luôn trong
tình trạng tranh giành quyền lực, kinh tế, việc làm,... Điều đó đã đi vào cả
trong tiềm thức lẫn vô thức. Giấc mơ của Tử Minh xuất phát từ hiện thực
cuộc sống hàng ngày với những cạnh tranh ở cơ quan, cuộc sống của anh. Sự
hoảng hốt trong giấc mơ của Tử Minh chính là sự hoang mang, bất an của con
người hiện đại. Hoang mang vì con người ngày càng tàn độc hơn, hoang
mang, vì xã hội hiện đại luôn có nhiều mối đe doạ đang rình rập và đặc biệt là
những cuộc đấu tranh, giành giật khốc liệt trong cuộc sống.


12


Giấc mơ còn tạo thêm một không gian mới của thế giới ảo – không gian
mộng ảo (mà chúng tôi sẽ phân tích kĩ hơn ở mục 2.3), mở rộng thêm hoạt
động của nhân vật, đem cái kỳ ảo vào trong cốt truyện, khiến cho tình tiết của
câu chuyện được triển khai một cách kỳ thú và hấp dẫn hơn. Có thể nói, đây
là hiệu quả nghệ thuật mà motip giấc mơ đem lại cho Hoài niệm sói để hoàn
thiện bữa tiệc kỳ ảo của mình.
1.4.2. Motip biến dạng – hóa thân
Đây là dạng motip chủ yếu trong các tác phẩm văn học cổ điển, ta
thường bắt gặp motip này trong thần thoại Hi Lạp hay truyện cổ tích, chủ yếu
là các motip bị biến dạng nhằm giáo dục nhận thức người đọc. Chẳng hạn như
Aracne bị nữ thần Athera biến thành con nhện do cô đã xúc phạm nữ thần,
ông lão Battox bị thần Hernes biến thành đá vì tội bất tín.
Trong tác phẩm xuất hiện tất cả mười chín chi tiết liên quan đến motip
biến dạng - hóa thân (chúng tôi đã thống kê ở phần Phụ lục A.1). Mười chín
lần xuất hiện trong một tiểu thuyết dài chừng 350 trang không phải là quá
nhiều nhưng nó là một con số đáng lưu tâm. Trong Hoài niệm sói, bên cạnh
kiểu biến dạng chủ yếu là sói đội lốt người, hay tinh sói biến thành các con
vật khác thì còn có một dạng đáng chú ý nữa là việc con người và sự vật trong
tác phẩm đều có linh hồn và khi chết đi thì đều hóa kiếp. Chẳng hạn như đó là
sự hóa kiếp thành con bướm đỏ của người bà Phó Sơn hay việc xuất hiện
“những đám mây đen” khi sắp có chuyện không lành xảy ra đều cho thấy con
người và sự vật đều có linh hồn. Giả Bình Ao muốn khái quát lên một triết lí
mà dường như con người hiện đại đã vô tình hay cố ý quên đi: con người và
sự vật là bình đẳng trước tạo hóa.
Trong tác phẩm, motip biến dạng nổi bật nhất là người hóa sói (người
dân Hùng Nhĩ Xuyên hóa sói) và sói hóa người. Xây dựng nên mối quan hệ
hai chiều về sự biến dạng ấy, tác giả cho thấy sự bình đẳng trong sinh tồn của
tạo vật, và đặc biệt là cảnh báo nguy cơ thoái hóa giống nòi của con người. Ở
Hoài niệm sói chủ yếu là motip tự biến dạng. Khác với thần thoại, nó cho thấy



13

việc tự chịu trách nhiệm của con người về hành động do mình gây ra. Nếu
như cái đuôi lợn trong Trăm năm cô đơn của Márquez là “biểu tượng cho sự
loạn luân và cũng là biểu tượng cho sự tuyệt diệt giống loài” [7, 236] thì theo
chúng tôi, thiết nghĩ sự biến dạng, mà đặc biệt là việc những người dân Hùng
Nhĩ Xuyên trở thành người sói là biểu tượng cho nguy cơ đánh mất mình,
nguy cơ tha hóa, mà trên hết là nguy cơ chết đi bản chất người của con người
trong thời hiện đại. Điều này chúng ta có thể liên hệ đến những con người tha
hóa của Franz Kafka ở motip người hóa côn trùng trong Hóa thân. Và với
tinh thần ấy, chúng ta có thể thấy tính nhân loại phổ quát trong Hoài niệm sói,
ở cả cấp độ tư duy và cấp độ hình tượng.
Như vậy, với motip biến dạng – hóa thân, tác giả đã hé mở những cánh
cửa để độc giả thâm nhập vào thế giới kỳ ảo của tác phẩm – một thế giới
huyền bí, ma quái ngay trong đời thực.
1.4.3. Motip cái chết
Chiếm vai trò quan trọng trong việc thanh lọc tâm hồn cho độc giả chính
là motip cái chết. Đọc tiểu thuyết, ta thấy cuộc đối đầu giữa người và sói – kể
cả những người ác được coi là sói hóa kiếp nên thương vong là điều không
thể tránh khỏi. Chúng tôi đã thống kê được mười chín chi tiết liên quan đến
cái chết trong Hoài niệm sói (Phụ lục A.2).
Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, người và sói đều bị thương vong. Nhưng
cùng với sự xuất hiện của súng đạn, con người dần thắng thế trong cuộc chiến
với sói, nhưng rồi lại thua cuộc trong cuộc chiến với chính mình, với đồng
loại. Nếu những cái chết của những con người như bà của Phó Sơn, ông của
Phó Sơn, của mười hai em nữ sinh trong đêm mưa sao băng chỉ là cái chết của
phần thể xác con người thì cái chết của “Thằng tôi đã chết thật ra còn đang
sống” [3,343] lại là cái chết của bản chất người – cái chết có sức ám ảnh hơn
bất cứ cái chết nào. Cái “chết” của Cao Tử Minh có sức minh chứng mạnh mẽ

nhất cho sự cô độc, hoang mang của con người trong xã hội hiện đại. Sau
cuộc hành trình, cùng với cái chết của mười lăm con sói, anh cũng mất hết lí
tưởng sống và đã “chết” hay nói cách khác là anh chỉ tồn tại.


14

Những cái chết cứ liên tục diễn ra với mật độ dày đặc trong tác phẩm
làm cho người đọc có cảm giác rằng cuộc sống là vô thường theo quan niệm
của Phật giáo – điều này cũng góp phần làm nên tính kỳ ảo cho tác phẩm.
Hình ảnh những cái chết có dấu hiệu của ngày tận thế. Đặc biệt, cái chết của
mười lăm con sói đồng nghĩa với sự hủy diệt hoàn toàn. Sói hết, người liệu có
còn – đó là câu hỏi tác giả gửi gắm đến người đọc.
Sử dụng motip cái chết, Giả Bình Ao đã cảnh báo một nguy cơ mang
tính thời sự ở thực tại – nguy cơ mất đi tính người và tình người. Cùng với đó,
motip này cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo nên sợi dây mỏng manh
giữa sự sống và cái chết, làm nên không khí kỳ ảo cho tác phẩm.
Những motip trên vừa có sự tách biệt, vừa hòa trộn lẫn nhau rồi dệt nên
một cốt truyện mông lung, huyền ảo, phản ánh một cách chân thực, sinh động
một thế giới ảo nhưng lại thực vô cùng.
1.5. Tính đa nghĩa trong cốt truyện tiểu thuyết Hoài niệm sói
1.5.1. Hành trình hoài niệm tôtem
Hoài niệm sói là tác phẩm hoài niệm về một vấn đề văn hóa mang tính
phổ quát - hoài niệm tôtem. Tôtem của một dân tộc là “đối tượng sùng bái và
mô phỏng của dân tộc ấy” [17,349]. Theo Freud, “một tôtem là một đối tượng
vật chất mà người hoang dã bày tỏ lòng tôn kính mê tín” [19,20]. Sùng bái
tôtem chủ yếu là sự sùng bái của một dân tộc đối với sức mạnh tự nhiên hoặc
một vị thần.
Sói là vật tổ của nhiều tộc người phương Bắc cũng như Nam Trung
Quốc. Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới thì “Người sáng lập ra các

triều đại Trung Hoa và Mông Cổ là sói xanh nhà trời” và “sói nhà trời là
người canh giữ thiên cung” [8,821]. Từ ý nghĩa tôtem ấy, Giả Bình Ao đã xây
dựng hình tượng sói mang biểu tượng tôtem trong Hoài niệm sói. Nhan đề của
tác phẩm đã phần nào nói lên điều đó.
Các nhân vật trong tác phẩm nhiều lần nhắc đến tiền kiếp hay tổ tiên của
mình là sói. Đầu tác phẩm, người kể chuyện đã nhắc đến hình dáng, khuôn


15

mặt của những người ở huyện Trấn An, Tạc Thuỷ và Sơn Dương đều giống
hình thù của sói: “người ở Trấn An, Tạc Thuỷ và Sơn Dương thuộc miền nam
Thương Châu hầu như ai cũng da mỏng, xương cứng, tai nhọn, còn mắt thì
hoặc ba hoặc bốn phần tròng trắng” [3,7].
Rất nhiều nhân vật trong tác phẩm phảng phất hoặc gợi nhớ hình dáng,
bản chất của loài sói, như hình dáng của Phó Sơn qua lời kể của Tử Minh hay
lời Mục Lôi nói về vợ mình,... Đó chính là ý thức bản thể về biểu tượng tôtem
của người Thương Châu nói riêng và người Trung Hoa nói chung mà Giả
Bình Ao đã thể hiện thông qua hình tượng sói.
Hoài niệm sói còn hoài niệm về sức mạnh, lòng quả cảm mang màu sắc
huyền thoại, nhưng cũng là hoài niệm về sự tàn độc đáng sợ. Hình ảnh sói
xuyên qua nhiều kiếp và để lại nỗi sợ hãi di truyền, ám ảnh người Thương
Châu qua nhiều thế hệ. Sói đã huỷ diệt cả một thành trì; giết hại mười hai bé
gái trong đêm mưa sao băng,…
Trong Hoài niệm sói, hình tượng gấu mèo cũng mang biểu tượng cho ý
thức bản thể của người Trung Hoa. Ý thức bản thể đó chính là ý thức về vị
thế, quyền lực của người Trung Hoa. Việc sinh đẻ của gấu mèo được quan
tâm đặc biệt. Cái chết của hai mẹ con gấu mèo là cái chết của một vật chủng
tôtem, nó cho thấy nỗi khắc khoải của tác giả về một vùng văn hóa truyền
thống, về đời sống, về giống nòi, về số phận con người và là một cảnh báo

cho tương lai của nhân loại. Điều này chúng ta có thể liên hệ với rất nhiều tác
phẩm, trong đó có Trăm năm cô đơn của G. Márquez. Với Macondo,
Márquez đã tái hiện cả một giai đoạn lịch sử từ thuở hồng hoang của con
người cho đến thời hậu hiện đại và cảnh báo về nguy cơ tha hóa của con
người trong sự “cô đơn”.
Như vậy, viết Hoài niệm sói, trước hết Giả Bình Ao thể hiện một cuộc
hành trình trở về với cội nguồn văn hóa. Cuộc di lí ngàn dặm thời gian ấy đủ
để ta thấu hiểu sự bất tín, chán chường của tác giả trước cuộc sống hiện tại,
nhất là một hiện tại của Trung Quốc với quá trình phát triển, đô thị hóa rầm rộ
song song với sự bóp nghẹt tự do của con người.


16

1.5.2. Hành trình nhận thức về con người và xã hội
Văn học là người thư kí trung thành của thời đại. Hoài niệm sói cũng
không nằm ngoài quy luật đó. Tác phẩm thể hiện hành trình nhận thức về số
phận con người, nhận thức bản ngã, nhận thức về những quy luật tự nhiên - xã
hội và những vấn đề khác.
* Hành trình nhận thức về số phận con người
Hoài niệm sói được viết vào những ngày cuối thiên niên kỷ thứ hai, đầu
thiên niên kỉ thứ ba. Giờ đây số phận con người cá nhân được đặt ở vị trí trung
tâm của các ngành khoa học, trong đó có văn học. Từ góc độ khám phá hiện
thực, văn học đã thể hiện số phận con người qua những yếu tố, những câu
chuyện đậm màu sắc kỳ ảo. Hoài niệm sói là một trong những tác phẩm ấy.
Số phận con người trong Hoài niệm sói là số phận của những cá nhân
như đội trưởng Phó Sơn, như Mục Lôi, Thành Nghĩa, chuyên gia Hoàng, chủ
nhiệm Thi Đức,... và cũng là số phận của cả tập thể đội săn bắt sói, của người
dân Hùng Nhĩ Xuyên, của người dân Thương Châu và sau đó, là của cả dân
tộc Trung Hoa.

Phó Sơn sống trong sự kính trọng của mọi người bởi công lao tiêu diệt sói,
bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng, theo kiểu anh hùng trừ bạo trong truyện
cổ hay truyện trung đại như Võ Tòng trong Thủy hử, nhưng chính anh lại rơi vào
cô đơn, và cuối cùng hóa sói. Số phận bi thảm của Phó Sơn cũng chính là điều
mà biết bao người anh hùng “sinh bất phùng thời” phải hứng chịu: “anh trở
thành thợ săn lại không có sói, đã trở thành chuyên gia thì gấu mèo lại chết”
[3,45]. Đây là số phận những con người cá nhân nhưng cũng có thể là số phận
của cả nhân loại khi ngày càng bùng phát những dịch bệnh giết chết hàng trăm,
hàng triệu người do môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, tàn phá nặng nề.
Hoài niệm sói còn thể hiện sự nhận thức về số phận của những người trí
thức trong thời đại mới như nhà báo Tử Minh, như chuyên gia Hoàng hay chủ
nhiệm Thi Đức. Họ là những con người có lý tưởng bảo vệ môi trường tự
nhiên, nhưng đều có số phận bất hạnh. Chuyên gia Hoàng cả một đời tập


17

trung vào nghiên cứu gấu mèo nhưng tất cả đều vô nghĩa khi gấu mèo chết và
anh đã phát điên. Còn chủ nhiệm Thi Đức trở nên già yếu, “gầy guộc như que
củi khô” [3,347]. Số phận của nhà báo Cao Tử Minh cũng chẳng hơn. Sau
chuyến đi Thương Châu, Tử Minh rơi vào trầm cảm, không muốn gặp ai,
thường gặp ác mộng trong giấc ngủ,... và cuối cùng anh đã phải hét lên trong
phòng: “Tôi cần sói” [3,348] khiến vợ anh sợ hãi phải gọi xe đưa anh vào
bệnh viện. Chính sự đối lập tư tưởng của Tử Minh với người dân Hùng Nhĩ
Xuyên đã dẫn anh đến bi kịch. Sói chỉ còn trong “hoài niệm”, môi trường sinh
thái mất cân bằng, cơ quan kỷ luật anh, và số phận anh rơi vào nỗi bất hạnh.
Như vậy Hoài niệm sói còn là cuộc truy tìm bản thể, những nỗ lực tiếp
cận, lí giải các vấn đề thuộc bản chất con người, giải thích nguồn gốc những
nỗi bất hạnh mà con người hiện đại phải gánh chịu.
* Hành trình nhận thức bản ngã

Hành trình nhận thức bản ngã - cái tôi trong Hoài niệm sói bắt đầu từ
việc nhận thức tôtem để đi đến truy tìm gốc gác bản thể của mình. Giả Bình
Ao đã để các nhân vật bước vào cuộc hành trình đầy bi kịch nhưng thấm đẫm
chất thơ.
Trong Hoài niệm sói, cái bản ngã của con người nói chung và con người
Trung Hoa nói riêng thể hiện rất rõ ở nhân vật Phó Sơn. Tính hai mặt của con
người ở Phó Sơn vừa thể hiện ở bản chất một con người nhưng đồng thời
cũng mang bản tính dã thú. Phó Sơn là con người tiêu biểu cho người nông
dân vùng núi Tây Bắc Trung Quốc với bản tính thật thà, rất lương thiện
nhưng cũng dễ bị kích động. Khi bị kích động, bản tính hoang dã của loài thú
trong Phó Sơn lại trỗi dậy. Anh có thể nổi nóng và say máu chém giết mà
không kiểm soát được bản thân.
Người dân Hùng Nhĩ Xuyên cũng tiêu biểu cho con người vùng nông
thôn miền núi Trung Hoa. Họ rất thương yêu nhau, sống hòa đồng, thân thiện
nhưng do những yếu tố khách quan tác động nên có lúc họ trở nên tàn nhẫn
với nhau, thậm chí xem nhau như kẻ thù.


18

Sự phá huỷ môi trường dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của nhiều sinh vật
như gấu mèo, sói và ngay cả con người cũng có nguy cơ thoái hoá giống nòi.
Nhận thức bản ngã trong Hoài niệm sói chính là việc truy tìm về gốc gác dân
tộc, truy tìm về gốc gác bản thân mình.
* Hành trình nhận thức quy luật tự nhiên - xã hội
Quy luật tự nhiên - xã hội là “mối liên hệ bản chất, ổn định được lặp đi lặp
lại giữa các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội” [17,1042]. Trong Hoài niệm
sói, thông qua hành trình đi chụp hình mười lăm con sói của ba nhân vật, Giả
Bình Ao thể hiện hành trình nhận thức những quy luật tự nhiên - xã hội.
Trước hết là quy luật về sự sinh tồn giống loài trong tự nhiên. Sau khi có

chỉ thị cấm săn bắt sói, những con sói ở đây hết sức vui mừng nhưng chúng
cũng buồn chán vì không còn có đối thủ nữa. Chúng rủ nhau treo cổ tự tử:
“Cũng có trường hợp, sói ôm cây bơi qua sông sang bên này, nhảy lên chạc
cây liễu trên bờ, từng có một con nhảy lên chạc cây treo đầu tự tử, nhưng có
con nhảy lên, treo không được, lại ôm cây gỗ từ bên này sông bơi đi, cứ như
đang tìm chỗ tự sát” [3,145]. Con người cũng thế, không còn sói đồng nghĩa
với việc họ rơi vào bế tắc: “Vâng, sói không có đối thủ, cậu cũng không có
đối thủ. Nhưng thưa cậu, cậu không được coi dân bản là đối thủ mới của cậu,
cũng không được coi cháu là đối thủ, càng không được coi chính cậu là đối
thủ của cậu” [3,147]. Đó là quy luật về sự tồn tại phụ thuộc lẫn nhau giữa các
loài sinh vật trong tự nhiên cũng như con người trong xã hội.
Quy luật tự nhiên - xã hội trong Hoài niệm sói còn là quy luật về sự tha
hóa của con người trong xã hội hiện đại. Con người tha hóa đã được văn học
phi lí phản ánh một cách sâu sắc vào đầu thế kỷ XX với những tên tuổi như
F.Kafka, B.Bretch, Ionesco,... Trong các tác phẩm của Giả Bình Ao, con
người tha hóa cũng được thể hiện một cách sâu sắc. Ở Phế đô là sự tha hoá
của những con người nổi tiếng ở thành phố Tây An, đặc biệt là nhà văn Trang
Chi Điệp, ở Điệu Tần đó là Hạ Phong,... Còn ở Hoài niệm sói con người hiện
lên mất hết nhân tính và còn độc ác hơn cả sói như Vưu Văn, Quách Tài,
Thành Nghĩa,…


19

Không chỉ vậy, con người còn trở nên vô cảm trước nỗi đau của đồng
loại và của loài vật khác. Đó là việc người ta có thể vào ăn thịt bò sống trong
quán ăn ở đèo Anh Hùng một cách thích thú hay người dân ở thị trấn Sinh
Long có thể dửng dưng trước hành động của Quách Tài: “dân địa phương ở
gần đó sao không ai đến giúp, đã không giúp mà hình như cũng chẳng quan
tâm đến em bé bị tai nạn ô tô, ngay đến bước đến an ủi một câu cũng không”

[3,164].
Với Hoài niệm sói, Giả Bình Ao thể hiện hành trình nhận thức về những
hiện tượng tự nhiên và xã hội mang tính phổ quát. Đó là sự vận động của cuộc
sống tự nhiên và xã hội để đi đến nhận thức về số phận con người.
1.5.3. Những nhận thức về các vấn đề của dân tộc và thời đại
* Nhận thức về các vấn đề của dân tộc Trung Hoa
Sau Đại cách mạng văn hóa vô sản, Trung Quốc tiến hành mở cửa, đổi
mới, kéo theo đó là sự phân hóa giàu nghèo và những thách thức mới cần phải
giải quyết. Những vấn đề ấy đã được thể hiện trong các tác phẩm văn học,
trong đó có Hoài niệm sói.
Qua nhân vật Phó Sơn, Giả Bình Ao đã cho người đọc thấy rõ sự chìm
đắm trong chiến thắng và luôn muốn được mọi người tôn kính của con người
Trung Hoa. Phó Sơn luôn chìm đắm trong ảo mộng mình là một thợ săn.
Càng say với những chiến thắng và sự sùng kính ấy, Phó Sơn càng lần lượt
bắn chết những con sói còn lại: “Giết chết con sói số hai, dường như tính tình
cậu có chuyển biến tốt... Cậu tôi chìm đắm trong sự sùng bái này, suốt ngày
rượu say tuý luý” [3,181].
Qua hình tượng sói và các nhân vật như Phó Sơn và người dân Hùng Nhĩ
Xuyên, tác giả đã khắc họa được tính hiếu chiến trong con người Trung Hoa.
Mà biểu hiện cụ thể là trong hai lần rượt đuổi sói của Phó Sơn.
Bên cạnh ấy, tác giả cũng khắc họa lên những ưu điểm của con người và
dân tộc Trung Hoa. Đó là lòng dũng cảm, tinh thần hướng về cội nguồn được
thể hiện qua nhân vật Phó Sơn, Tử Minh,... Trong những cuộc đối đầu với sói,


20

Phó Sơn luôn tiến lên phía trước gánh chịu những gian nguy cho mọi người
bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng.
* Những vấn đề lớn của thời đại

Từ hiện thực thiên nhiên vùng núi nam Thương Châu bị phá huỷ nghiêm
trọng do quá trình đô thị hoá, Giả Bình Ao đã đề cập đến vấn đề lớn mang
tính thời đại, đó là câu chuyện về bảo vệ môi trường sinh thái. Thông qua lời
thoại của ông chủ tịch Thương Châu, Giả Bình Ao đã lên tiếng cảnh báo về
vấn đề ấy: “Nếu con người cứ tiếp tục săn bắt, cuối cùng sẽ có ngày số phận
của sói cũng giống như số phận của gấu mèo lớn” [3,32].
Không những là thảm họa thiên nhiên, thảm họa do con người gây ra
cũng là một vấn đề nhức nhối được tác giả lưu tâm. Trong Hoài niệm sói, tác
giả đã dùng những câu chuyện mang tính kỳ ảo để nói về những vấn đề ở thực
tại. Không chỉ là nạn sói hủy diệt cả một vùng, mà còn có nạn thổ phỉ Bạch
Lãng đã hủy diệt cả huyện lị Trấn An. Phải chăng tác giả đang muốn nói đến
nạn khủng bố và sự đe dọa của nó đến con người?
Ngoài những vấn đề trên, tác giả còn đưa vào tác phẩm những vấn đề
mang tính toàn cầu khác như nạn thất nghiệp, chủ nghĩa phát xít mới,… Khi
không còn sói nữa, những đội viên đội săn bắt sói cũng không còn việc làm,
họ bê tha và mắc một căn bệnh quái gở: “Người già yếu đi một cách nhanh
chóng, tinh thần tình cảm bần thần hoảng hốt” [3, 49]. Không còn sói đồng
nghĩa với việc các cửa hàng bút lông sói ở đây đều phải đóng cửa và hàng
trăm người không có việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của
nhiều gia đình ở Thương Châu. Đây là một vấn đề nổi cộm của cả thế giới.
Việc giết người hàng loạt của Vưu Văn với tư tưởng giúp chính quyền loại bỏ
bớt những người ốm yếu, tàn tật lại là những tư tưởng manh nha của chủ
nghĩa phát xít mới.
Sự hoang mang của con người hiện đại cũng là một trong những vấn đề
lớn mà Giả Bình Ao đề cập đến trong Hoài niệm sói. Nhân vật Phó Sơn chỉ
nhìn thấy mưa sao băng đã cảm thấy hoang mang tột cùng bởi với anh điều đó


21


đồng nghĩa với hàng loạt sinh linh ra đi vì mỗi ngôi sao mang linh hồn của
một con người. Sự hoang mang của người dân Hùng Nhĩ Xuyên trước thông
tin chính quyền cho thả giống sói mới vào Thương Châu cũng chính là sự
hoang mang trước những tàn độc của con người.
Một vấn đề lớn nữa của thời đại cũng được Giả Bình Ao đề cập đến đó
chính là nỗi cô đơn của con người - cô đơn ngay chính trên quê hương, gia
đình mình. Người dân Hùng Nhĩ Xuyên sau khi giết hết mười lăm con sói thì
cả làng bị “sói hoá”, gặp người lạ là họ tấn công. Chính vì thế mà chính quyền
phải xem xét có nên ban bố lệnh giới nghiêm cả khu vực hay không và Hùng
Nhĩ Xuyên đã rơi vào tình trạng cô đơn giống như làng Macondo trong Trăm
năm cô đơn của G. Márquez. Nhưng, nếu các nhân vật trong Trăm năm cô
đơn cô đơn vì một thế giới hoàn toàn xa lạ, thì nỗi cô đơn của nhân vật trong
Hoài niệm sói còn xuất hiện khi họ bị cắt đứt mối dây liên hệ với truyền
thống, cô đơn trong sự hoài niệm tôtem, hoài niệm giống loài. Phó Sơn cô
đơn ngay trong chính ngôi làng của mình. Trước việc anh nhiều lần tha mạng
cho sói, người dân Hùng Nhĩ Xuyên đã cho rằng anh phản bội lại họ, phản bội
truyền thống cha ông. Không ai hiểu anh, và anh cũng không hiểu nổi mình.
Phó Sơn rơi vào trạng thái không lối thoát. Còn Cao Tử Minh, sau khi trở về
thành phố, anh cũng trở nên lạc lõng.
Sự cô đơn của con người trong Hoài niệm sói còn thể hiện ở kiếp lưu
đày mà các nhân vật “nếm trải”. Trong hành trình tìm sói, các nhân vật dường
như thoát khỏi thế giới bên ngoài và bước vào một không gian, thời gian
huyền thoại. Chỉ trong một thời gian ngắn nhưng khi trở về tất cả đều thay đổi
tính nết, họ cảm thấy xa lạ với cuộc sống trước đó. Vì xa lạ nên họ vào tình
trạng cô đơn, bế tắc. Đó là tình trạng chung của con người trong thời hiện đại
khi họ hoang mang trước những biến động xã hội.
* Mối hoài nghi, lo âu của con người hiện đại
Hoài niệm sói là tiểu thuyết thể hiện một cách khá đậm đặc mối hoài
nghi, lo âu của con người hiện đại.



×