Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP CHO CÂY LÚA YÊN CƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.45 KB, 7 trang )

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ NN & PTNT. 2013. Số 10. Trang 3 -7.

NHU CẦU BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP CHO CÂY LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG
DÂN: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH YÊN CƯỜNG, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH.
PGS.TS. Nguyễn Văn Song, Ths. Nguyễn Ngọc Vinh, CN. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, CN. Hoàng Thị Hằng- Đại học NN Hà Nội

TÓM TẮT
Sản xuất nông nghiệp nói chung và canh tác lúa nói riêngg gặp phải nhiều rủi ro liên quan
đến sâu bệnh cũng như thiên tai lũ lụt. Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) cho sản xuất lúa đã được
triển khai triển khai trên 21 tỉnh thành trong cả nước. Chính sách này có vai trò, ý nghĩa rất quan
trọng khuyến khích người nông dân ổn định sản xuất. Dựa vào kết quả điều tra phân tích ứng xử
của các hộ nông dân trồng lúa xã Yên Cường và sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường
(CVM), xác định nhu cầu tham gia bảo hiểm cho cây lúa của người dân. Nghiên cứu phân tích
các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia bảo hiểm. Kết quả nghiên cứu xác định được mức mua
bình quân của các hộ khi tham gia bảo hiểm tại địa phương là 24.375đồng/sào/vụ và tổng quỹ bảo
hiểm của xã thu được gần 51 triệu đồng/vụ. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường thu hút các hộ tham gia bảo hiểm cho lúa nói riêng vào bảo hiểm nông nghiệp nói chung.
Từ khóa: Bảo hiểm, nông nghiệp, rủi ro, sẵn lòng chi trả.

Agricultural insurance demand for rice farmers’ households: Case
study in Yen Cuong Commune, Y Yen District, Nam Dinh Province.
SUMMARY
Agricultural production and rice cultivation face with high risks and uncertainties such as
pestilent insect, natural calamities, flood. Pilot agricultural insurance (BHNN) for rice production
was implemented in 21 provinces in Vietnam. These policies are important role and significant to
encourage rice farmers in stable rice production. Base on the analysis results of farmers’ behavior
in Yen Thuong Commune, and use the contingent valuation method (CVM) to define the demand
and need of farmers’ participation in insurance market. The study analyzed the causes that impact
on the participating need in the agricultural insurance market. The results of the study estimated
the average willingness to pay is 24,375 VND/per sao/season, and the total fund for rice
production insurance in the commune is 51 million VND per season. Some solutions and


recommendations were given to strengthen and attract farmers to participate in the agricultural
insurance market for rice and for agricultural products.
Key words: Insurance, agriculture, risks, willingness to pay.

1. Đặt vấn đề
Bảo hiểm nông nghiệp góp phần bảo vệ các loại tài sản vào quá trình sản xuất nông
nghiệp, ổn định cuộc sống cho người dân, ổn định giá cả trên thị trường, đặc biệt là giá cả những
hàng hóa thiết yếu như: lương thực và thực phẩm [3]
Bảo hiểm nông nghiệp có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng cho người dân an tâm, ổn định
trong sản xuất lương thực và thực phẩm. Trong những năm gần đây, Chính phủ đưa ra một số
chính sách khuyến khích BHNN phát triển như đề án “phát triển thương mại nông thông giai đoạn
2010-2015 và định hướng tới năm 2020”, Quyết định 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo
hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013. [1]


Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ NN & PTNT. 2013. Số 10. Trang 3 -7.

Bài viết nhằm xác định nhu cầu bảo hiểm cho cây lúa của các hộ nông dân xã Yên
Cường, từ đó xác định một thị trường cho bảo hiểm nông nghiệp phát triển, phân tích một số yếu
tố chính ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia bảo hiểm cho lúa của hộ nông dân; đề ra một số giải
pháp nhằm tăng cường thu hút nông dân tham gia bảo hiểm cho lúa.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu
Yên Cường là xã thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định hiện nay người dân tại đây với số
hộ lao động nông nghiệp chiếm 72,5%, trồng lúa là nghề chủ yếu, các hộ đã gặp phải một số khó
khăn về thiên tài dịch bệnh nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa làm cho đời sống của người
dân bị ảnh hưởng một phần đáng kể. Chọn 3 thôn trong xã và tiến hành điều tra 60 hộ dân trên địa
bàn xã về nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa đã thu được những kết quả nhất định.
2.2 Phương pháp phân tích
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bên cạnh các phương pháp truyền thống được sử dụng

như phân tích thống kê, so sánh, phương pháp chính được sử dụng là phương pháp tạo dựng thị
trường (Contingent Valuation Method – CVM).
Phương pháp CVM này được sử dụng nhằm tạo ra một thị trường khi mà hiện tại chưa có
thị trường về hàng hóa, dịch vụ nào đó. Các hộ trồng lúa trong mẫu điều tra được gọi là tác nhân
tham gia vào thị trường [2]. Các hộ trước tiên sẽ được giới thiệu, mô tả để hiểu rõ được lợi ích
của việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa - “hàng hóa – dịch vụ cần mua”. Sau đó hộ
sẽ được hỏi về mức sẵn lòng chi trả (WTP) của mình khi có nhu cầu tham gia bảo hiểm nông
nghiệp cho cây lúa.
Sử dụng kết hợp câu hỏi mở - đóng (Open – Ended question) để tìm hiểu các giá trị của
mức sẵn lòng trả theo kỹ thuật trò đấu thầu để tìm hiểu mức sẵn lòng trả cao nhất của người được
hỏi.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Theo quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về mức hỗ trợ của nhà nước
và đối tượng được hỗ trợ tham gia BHN thì hỗ trợ ở các mức là 100%, 80%, 60% và 20% cho
từng đối tượng tham gia thí điểm BHNN như hộ nông dân, cá nhân nghèo, cận nghèo, và không
thuộc diện nghèo, cận nghèo và tổ chức sản xuất nông nghiệp. Khi tham gia BHNN thì phí bảo
hiểm cho từng vụ và từng người được BH được tính: Phí BH = Số tiền BH × Tỷ lệ phí BH (tỷ lệ
phí BH tại Nam Định là 4,97%); số tiền bồi thường theo từng vụ = mức sụt giảm năng suất ×
diện tích lúa được BH × đơn giá lúa.
3.1 Nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa của các hộ dân điều tra
Để đánh giá được tỉ lệ các hộ nông dân trồng lúa có sẵn sàng hoặc không sẵn sàng tham
gia thị trường BHNN, 60 hộ trồng lúa đã được điều tra, phỏng vấn trong đó có 32 hộ tương ứng
53,33% hộ sẵn sàng tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp và 28 hộ chiếm 46,67% không có nhu
cầu mua vì chưa thực sự tin tưởng vào chính sách này hoặc có một vào lý do khác như quy mô
nhỏ, lo ngại lúc đền bù khi gặp phải rủi ro.


Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ NN & PTNT. 2013. Số 10. Trang 3 -7.

Đồ thị 1: Tỉ lệ nhu cầu hộ trồng lúa tham gia bảo hiểm của người dân


3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn sàng chi trả của chủ hộ được điều tra
3.2.1 Mức sẵn sàng mua của các chủ hộ theo quy mô trồng lúa
Hầu hết các hộ tham gia đều có cùng một mục đích là đều nhận được một khoản bồi
thường từ bảo hiểm khi có các rủi ro sảy ra gây nên thiệt hại về năng suất để giảm mức thiệt hại
tới mức thấp nhất có thể.

90

83,33
76,92

80
70

57,25

60

60
42,85

50

40

40
30

23,08

16,67

20
10
0
< 3 sào

3 - 5 sào

5 - 8 sào

>8 sào

Đồ thị 2 Mức sẵn lòng mua bảo hiểm của chủ hộ được điều tra theo
quy mô khác nhau
Kết quả phân tích về quy mô trồng lúa của các hộ ảnh hưởng tới nhu sẵn lòng tham gia
BHNN cho cây lúa được thể hiện ở đồ thị 2. Quy mô canh tác lúa càng cao thì mức độ sẵn sàng
tham gia thị trường BHNN càng lớn. Điều này thể hiện mức độ sợ rủi ro của người sản xuất lúa
phụ thuộc vào mức độ thiệt hại theo quy mô. Bên cạnh đó còn thể hiện mức độ lan rộng khó kiểm
soát của các rủi ro trong nông nghiệp. Như ở mức lớn hơn 8 sào có tới 76,92% các chủ hộ điều tra
có nhu cầu mua bảo hiểm nhưng ở mức nhỏ hơ 3 sào lại chỉ có 16,67% nguyên nhân do các hộ


Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ NN & PTNT. 2013. Số 10. Trang 3 -7.

lớn hơn 8 sào chi phí về công, vốn bỏ ra nhiều. Hơn nữa những hộ này có thu nhập cũng phần lớn
phụ thuộc vào trồng lúa nên khi rủi ro xảy ra các hộ rấ mong muốn bảo hiểm bồi thường giảm bớt
tổn thất.
3.2.2 Xác định nhu cầu tham gia bảo hiểm của chủ hộ được điều tra theo giới tính
Tỷ lệ nam có nhu cầu tham gia bảo hiểm cho lúa nhiều hơn nữ; nam chiếm 64,52% số

người điều tra là nam có nhu cầu tham gia bảo hiểm, còn nữ chỉ chiếm 41,37% số người được
điều tra là nữ có nhu cầu tham gia bảo hiểm cho lúa. Nguyên nhân có kết quả này là do nam
thường có tính mạnh dạn, quyết đoán và đầu tư hơn nữ. Nữ giới ngoài công việc đồng áng thì
công việc nội trợ, chăm sóc con gia đình chiếm như toàn bộ thời gian nên mức độ tiếp cận thông
tin, các mối quan hệ ít hơn nam giới.
64,52
58,62

70
60
41,37

50

35,48

40
30
20
10
0
Nam
Có nhu cầu (%)

Nữ
Không có nhu cầu (%)

Đồ thị 3 Nhu cầu tham gia bảo hiểm theo giới tính của chủ hộ
được điều tra
3.2.3 Xác định nhu cầu tham gia bảo hiểm của các hộ dân ở các độ tuổi khác


50

46,42

43,75

45
40
28,58

35

31,25
25

30
25
20
15
10
5
0
< 40

40 - 50

>50

25



Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ NN & PTNT. 2013. Số 10. Trang 3 -7.

Ở độ tuổi nhỏ hơn 40 tuổi chiểm phần đa các hộ tham gia bảo hiểm. Kết quả này do
người ở độ tuổi cao tuổi thường có diện tích canh tác lúa nhỏ, manh mún vì vậy họ không sắn
sàng tham gia bảo hiểm; còn những chủ hộ trẻ tuổi có ít kinh nghiệm, ngoài công việc đồng áng
họ còn nghề phụ như phụ hồ, đi xây, làm mộc... kiếm được nhiều tiền nên sẵn sàng mua bảo hiểm
cho sản xuất lúa.
3.2.4 Xác định nhu cầu tham gia bảo hiểm của chủ hộ điều tra theo trình độ học vấn.
Qua điều tra về bảo hiểm được kết quả của các hộ có nhu cầu bảo hiểm cho lúa được kết
quả biểu diễn ở đồ thị sau

50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

46,88

46,43
39,29


37,5

12,5

10,71
3,57

Cấp 1

3,13

Cấp 2

Có nhu cầu (%)

Cấp 3

Trên cấp 3

Không có nhu cầu (%)

Đồ thị 5 Nhu cầu mua BH của các chủ hộ theo trình độ học vấn
Nhu cầu tham gia bảo hiểm tập chung ở trình độ cấp 2 và 3 chiếm 84,45% do trình độ
này thu nhập chính của các hộ là sản xuất nông nghiệp, mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật còn
thấp nên họ cần tham gia để tránh rủi ro. Còn trình độ trên cấp 3 làm ruộng là nghề phụ, làm rất ít
ruộng họ có nghề nghiệp ổn định thu nhập chính phụ thuộc vào ngành nghề đào tạo nên rất ít có
nhu cầu mua bảo hiểm cho lúa.
3.2.5 Nhu cầu tham gia bảo hiểm của các hộ theo mức giá bảo hiểm
Qua điều tra chúng tôi thu được bốn mức sẵn lòng chi trả của các hộ khi họ có nhu cầu
mua bảo hiểm nông nghiệp cho lúa: nhỏ hơn 30.000đ/sào/vụ; 30.000đ – 45.000đ/sào/vụ; 45.000đ

– 60.000đ/sào/vụ và lớn hơn 60.000đ/sào/vụ.
Trong tổng số 32 hộ có nhu cầu mua bảo hiểm nông nghiệp. Số hộ sẵn lòng mua ở mức
45.000đ – 60.000đ/sào chiếm tỷ lệ cao nhất 40,63%. Đây phần lớn là các hộ trồng lúa quy mô lớn
muốn được sự hỗ trợ lớn, đảm bảo được thanh toán nhiều thiệt hại khi rủi ro xảy ra. ở mức giá có
ít người mua nhất là lớn hơn 60.000đ/sào/vụ vì các chủ hộ cho rằng mức giá này quá cao so với
họ. Vì thế khi bảo hiểm nông nghiệp triển khai rộng rãi thì phải xác định mức giá hợp lý để người
dân tham gia phù hợp với điều kiện với kinh tế của mình.


Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ NN & PTNT. 2013. Số 10. Trang 3 -7.

30

Số hộ

25
20
15
10
5

WTP

0
0

<30

30 - 45


45 - 60

>60

Đồ thị 6 Mức sẵn lòng mua BH của các chủ hộ theo giá bảo hiểm
3.2.6 Xác định tổng quỹ bảo hiểm cho cây lúa của xã Yên Cường
Từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng và xác định được các mức giá khi các chủ hộ có
nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho lúa
Từ đó chúng tôi xác định được mức mua bình quân của các hộ tham gia bảo hiểm tại địa
phương là 24,375 (nghìn đồng/sào
Nếu chính sách bảo hiểm cho cây lúa được triển khai thành công trên toàn xã thì mỗi vụ
xã Yên Cường sẽ thu được nguồn quỹ gần 51 triệu đồng/vụ. Với nguồn quỹ bảo hiểm này, hàng
năm xã Yên Cường sẽ có nguồn ngân sách ổn định hỗ trợ các hộ dân giảm thiệt hại trong quá
trình trồng lúa của họ.
Tuy nhiên trên thực tế, việc thu được nguồn quỹ gần 51 triệu đồng/vụ này cần phải quan
tâm tới các nguyên nhân sau.
Thứ nhất, các loại chi phí cho việc trồng lúa của các hộ hàng năm đều tăng lên như giá
phân bón các loại, giá thuốc bảo vệ thục vật, giá giống... nếu thêm chi phí bảo hiểm sẽ là gánh
nặng cho người dân nếu không có biện pháp tính toán dài hạn.
Thứ hai, do thói quen sản xuất manh mún nhỏ lẻ và tâm lý của người dân vẫn còn e ngại
nên việc mua bảo hiểm rất khó.
Thứ ba, thực trạng trồng lúa tại xã Yên Cường là tình trạng chung của các hộ trồng lúa
trên cả nước hiện nay. Đó là trồng quy mô manh mún, tự phát, không theo đúng quy trình kỹ thuật.
Do đó, khi xảy ra rủi ro rất khó xác định căn cứ, nguyên nhân tiến hành bồi thường.
3.4 Giải pháp nâng cao tỷ lệ các hộ dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa
Để bảo hiểm nông nghiệp cho lúa được triển khai được thuận lợi thì chúng tôi đề ra các giải
pháp
Thứ nhất vì người dân còn thiếu thông tin về BHNN, một số người vẫn chưa nhận thức hết
được về vai trò cũng như tầm quan trọng của bảo hiểm nên giải pháp đề ra là cần tuyên truyền về
BHNN một cách rộng rãi, cụ thể chi tiết để người dân nắm được cũng như nâng cao nhận thức cho



Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ NN & PTNT. 2013. Số 10. Trang 3 -7.

người dân bằng cách tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: ti vi, đài, báo, loa truyền
thanh của xã để người dân biết được; hay có thể mở các lớp tuyên truyền về nhận thức, các lớp tập
huấn để hiểu rõ về tác dụng của BHNN cho lúa nhà nước có thể chi ngân sách cho địa phương triển
khai.
Thứ hai, diện tích manh mún là yếu tố ảnh hưởng lớn tới tỉ lệ sẵn sàng tham gia thị trường
BHNN, để tăng cường và thu hút người sản xuất lúa tham gia thị trường BHNN cần thực hiện và định
hướng chính sách dồn điền đổi thửa nhằm tăng quy mô sản xuất của mỗi hộ.
Thứ ba, hiện nay vẫn còn người dân e ngại khi tham gia bảo hiểm như về mức phí bảo hiểm,
đền bù khi xảy ra rủi ro, các doanh nghiệp khi tham gia thị trường bảo hiểm vẫn còn một số vướng
mắc sợ rủi ro vì khi xảy ra thiên tai dịch bệnh thì thường xảy ra với diện tích rộng nên số tiền bồi
thường lớn, nên giải pháp đề ra là nhà nước cần xây dựng hệ thống chính sách một cách đồng bộ hợp
lý cho cả người dân và doanh nghiệp tham gia thị trường bảo hiểm có thể thực hiện như có chính sách
ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp, chính sách tiêu thụ sản phẩm cho sản phẩm tham gia bảo hiểm,
hỗ trợ người dân một phần mức phí bảo hiểm cho từng hộ, từng địa bàn tham gia bảo hiểm., nhà nước
có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp với tư cách là nhà tái bảo hiểm, cách doanh nghiệp cũng phải bồi
thường nhanh chóng và hợp lý khi rủi ro xảy ra.
4. Kết luận
Qua tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội của khu vực và phỏng vấn trực tiếp 60 hộ thì số hộ
có nhu cầu tham gia bảo hiểm cho cây lúa là 53,33% và còn lại 46,67% số hộ không có nhu cầu
tham gia.
Sử dụng các số liệu đã thu thập chúng tôi đi phân tích nhu cầu tham gia bảo hiểm của các hộ
theo các yếu tố: quy mô, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, mức độ cần thiết của bảo hiểm; đồng thời
xác định được mức WTP bình quân của hộ tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa lại xã là:
24.375 (đồng/sào/vụ). Với mức sẵn lòng mua bảo hiểm của các hộ dân, toàn xã Yên Cường sẽ thu
được nguồn quỹ bảo hiểm gần 51 triệu đồng/vụ.
Quy mô sản xuất tỉ lệ thuận với mức sẵn lòng chi trả và tham gia của các hộ nông dân.

Các giải pháp chủ yếu mà đề tài đã đề xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm cho
cây lúa của các hộ nông dân.
Tích cực tuyên truyền phổ biến chính sách bảo hiểm nông nghiệp nói chung và
bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa nói riêng tới các cấp các ngành các doanh nghiệp bảo hiểm,
hội nông dân, các trung tâm khuyến nông và đặc biệt là người nông dân.
Phải có chính sách bảo hiểm nông nghiệp một cách cụ thể, phù hợp điều kiện
gieo cấy lúa của xã. Thực hiện các quy định tài chính phải rõ ràng; quy trình, thủ tục thanh toán
bảo hiểm phải hợp lý tạo niềm tin cho người dân. Hỗ trợ một phần chi phí mua bảo hiểm nông
nghiệp để người dân bước đầu làm quen với hình thức bảo hiểm mới này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quyết định số 315/QĐ- TTg về việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013

Nguyễn Văn Song. 2011. Các phương pháp kinh tế nghiên cứu Tài nguyên & Môi
trường. Nhà xuất bản Đại học NN Hà Nội.
Thực trạng nông nghiệp và bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam, D0137, .
Downloaded tháng 12 năm 2012.



×