Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước tại quận nam từ liêm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------------

NGUYỄN KHẮC CHINH

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
TẠI QUẬN NAM TỪ LIÊM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------------

NGUYỄN KHẮC CHINH

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
TẠI QUẬN NAM TỪ LIÊM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60340410
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ LỆ THÚY
XÁC NHẬN CẢU GVHD



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

TS. NGUYỄN THỊ LỆ THÚY

GS.TS. PHAN HUY ĐƢỜNG

HÀ NỘI - 2016


CAM KẾT
Tôi xin cam kết bản luận văn: “Phát triển đội ngũ nhân lực quản lý
nhà nước tại quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội” là công trình nghiên
cứu tự lực của cá nhân tôi, không sao chép một phần hoặc toàn bộ luận văn
nào khác.
Tôi xin lƣu ý rằng các thông tin trong luận văn cần đƣợc giữ bí mật và
không tiết lộ cho bất cứ bên thứ ba nào khác.
Kính trình hội đồng Khoa học xem xét và đánh giá bản kết quả học tập
và luận văn Thạc sỹ để cấp bằng cho tôi. Bản thân tôi cũng thƣờng xuyên
nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới để xứng đáng là một Thạc sỹ Quản lý
kinh tế.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Khắc Chinh


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy là

ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn
này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thày cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ vô cùng
có ích trong thời gian vừa qua, trân trọng cảm ơn nhà trƣờng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho học viên trong suốt thời gian học tập
Xin gửi lời cảm ơn các lãnh đạo, các cán bộ công chức các phƣờng
thuộc quận Nam Từ Liêm đã sẵn sàng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện,
cung cấp các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài.
Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và ngƣời
thân, những ngƣời đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá
trình học tập, thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Khắc Chinh


TÓM TẮT
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế xã hội của đất nƣớc. Vì vậy trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng ta luôn đề ra chiến lƣợc, nghị quyết về xây dựng
đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc hay còn gọi là đội ngũ cán bộ, công chức.
Ở nƣớc ta, chính quyền cơ sở (hay còn gọi là chính quyền xã, phƣờng, thị
trấn) là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nƣớc. Vì vậy, chính quyền cấp cơ sở đóng vai trò hết sức
quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Những năm gần
đây, việc thực hiện chủ trƣơng xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức
cấp phƣờng ở nƣớc ta đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Song trên thực tế
vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc nói chung

và đội ngũ cán bộ, công chức cấp phƣờng nói riêng đã và đang đặt ra nhiều
vấn đề mới, cần tiếp tục nghiên cứu.
Nam Từ Liêm là quận mới thành lập, vì vậy, vấn đề xây dựng và phát triển
đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc (các cán bộ công chức cấp phƣờng) là vấn
đề hết sức cần thiết. Đề tài "Phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc
tại quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội" đƣợc tiến hành nghiên cứu
nhằm tìm hiểu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp
phƣờng tại quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Qua đó đánh giá việc xây dựng
và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp phƣờng hiện tại có phù hợp
không, có đáp ứng yêu cầu của công tác, mong muốn trong tƣơng lai về đội
ngũ này nhƣ thế nào. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc (các cán bộ, công chức cấp phƣờng) tại
quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội.
Đây là nền tảng để phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp phƣờng có đủ
phầm chất, năng lực đảm đƣơng nhiệm vụ, sẵn sàng phục vụ Đảng, nhà nƣớc,
nhân dân, góp phần nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nƣớc văn minh, dân
chủ, giàu mạnh.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
CẤP PHƢỜNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP QUẬN ..................................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. ............................................................... 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. ......................................................... 8

1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam. ....................................................... 9
1.2. Cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng
xã của chính quyền cấp quận huyện................................................................ 11
1.2.1. Nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng xã........................................... 11
1.2.2. Phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng xã của chính
quyện cấp quận huyện. .................................................................................... 17
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...... 42
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng ................................................... 42
2.1.1. Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp. ............................................................ 42
2.1.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. ................................................. 43
2.1.3. Phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp ............................... 43
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ............................................ 44
2.3. Mô tả phƣơng pháp điều tra, tính toán, lựa chọn đơn vị phân tích .......... 44
2.4. Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp phân tích số liệu................ 45
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC CẤP PHƢỜNG CỦA CHÍNH QUYỀN QUẬN NAM TỪ
LIÊM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................... 46


3.1. Giới thiệu về quận Nam Từ Liêm và các phƣờng thuộc chính quyền quận
Nam Từ Liêm .................................................................................................. 46
3.1.1. Giới thiệu chung về quận Nam Từ Liêm. ............................................. 46
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của quận Nam Từ Liêm. .............................. 48
3.1.3. Đặc điểm của các phƣờng thuộc chính quyền quận Nam Từ Liêm...... 49
3.2. Thực trạng đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng của quận Nam
Từ Liêm. .......................................................................................................... 52
3.3. Thực trạng phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng của
chính quyền quận Nam Từ Liêm. ................................................................... 62
3.3.1. Thực trạng quy hoạch đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng.
......................................................................................................................... 62

3.3.2. Thực trạng tuyển dụng đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng.
......................................................................................................................... 63
3.3.3. Thực trạng sử dụng đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng. . 64
3.3.4. Thực trạng đào tạo đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng.... 64
3.3.6. Thực trạng đãi ngộ đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng ... 65
3.4. Kết quả khảo sát ....................................................................................... 66
3.5. Đánh giá thực trạng phát triển cán bộ công chức và công tác phát triển
đội ngũ cán bộ công chức cấp phƣờng của chính quyền quận Nam từ Liêm . 75
3.5.1. Những ƣu điểm...................................................................................... 75
3.5.2. Những hạn chế ...................................................................................... 77
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 78
3.5.4 .So sánh thực trạng đội ngũ cán bộ một số phƣờng thuôc quận Cầu Giấy
......................................................................................................................... 79
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CẤP PHƢỜNG CỦA CHÍNH QUYỀN
QUẬN NAM TỪ LIÊM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................ 83
4.1. Định hƣớng phát triển nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng của chính
quyền quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội ............................................. 83


4.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của quận Nam Từ Liêm. ............ 83
4.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng của
chính quyền quận Nam Từ Liêm .................................................................... 86
4.2. Giải pháp phát triển nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng của chính
quyền quận Nam Từ Liêm đến năm 2020....................................................... 88
4.2.1. Giải pháp về quy hoạch ......................................................................... 88
4.2.2. Giải pháp về tuyển dụng ....................................................................... 90
4.2.3. Giải pháp về sử dụng............................................................................. 91
4.2.4. Giải pháp về đào tạo.............................................................................. 91
4.2.5. Giải pháp về đánh giá............................................................................ 92

4.2.6. Giải pháp về đãi ngộ ............................................................................. 93
4.3. Kiến nghị một số điều kiện ...................................................................... 94
4.3.1. Kiến nghị với chính quyền các phƣờng và chính quyền quận Nam Từ
Liêm................................................................................................................. 94
4.3.2. Kiến nghị với chính quyền Thành phố Hà Nội ..................................... 95
4.3.3. Kiến nghị với Trung ƣơng..................................................................... 96
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 99
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu

Nguyên nghĩa

1

CBCC

Cán bộ công chức

2

CNH

Công nghiệp hóa


3

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

4

HĐH

5

HĐND

6

TP

7

UBND

Hiện đại hóa
Hội đồng nhân dân
Thành phố
Ủy ban nhân dân

i



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đánh giá chung về hoạt động của chính quyền cấp phƣờng .......... 66
Bảng 3.2. Đánh giá lí do vƣớng mắc............................................................... 67
Bảng 3.3. Đánh giá các nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp phƣờng........... 69
Bảng 3.4. Những điều kiện cần thiết đối với ngƣời cán bộ, công chức phƣờng
......................................................................................................................... 70
Bảng 3.5. Đánh giá của quần chúng nhân dân về hoạt động của đội ngũ cán
bộ, công chức phƣờng ..................................................................................... 72
Bảng 3.6: Những biện pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức
phƣờng............................................................................................................. 73

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống chính trị quận Nam Từ Liêm .................... 47

ii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lí luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng, đội ngũ Nhân lực quản lý Nhà nƣớc là
yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền
vững nền kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Đội ngũ nhân lực ở đây chính là các
cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc.
Trong cuốn Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, 1995, trang 269, 240, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn
việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Vì vậy, trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng ta luôn đề ra chiến lƣợc, nghị quyết để xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức. Tại Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng đã đề ra nhiệm vụ, trong đó đã chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng
bộ công tác cán bộ”.

Trong Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nƣớc giai đoạn
2011 - 2020, Đảng và Nhà nƣớc ta cũng đề ra mục tiêu trọng tâm là “Cải cách
thể chế; xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
chú trọng cải cách chính sách tiền lƣơng nhằm tạo động lực thật sự để cán bộ,
công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lƣợng và hiệu quả cao; nâng
cao chất lƣợng dịch vụ hành chính và chất lƣợng dịch vụ công”.
Ở nƣớc ta, chính quyền cấp xã, phƣờng, thị trấn và cấp quận, huyện là nơi
trực tiếp hƣớng dẫn thực hiện các chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nƣớc. Cấp phƣờng (xã, thị trấn) là cấp thấp nhất, gần dân
nhất, là cấp trực tiếp tổ chức vận động nhân dân thực hiện các chủ trƣơng này,
là nơi thực hiện nhiệm vụ nhằm tăng cƣờng đại đoàn kết toàn dân, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã
hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cƣ. Chính quyền cấp phƣờng, quận

1


thực hiện quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội, an ninh, quốc phòng. Để chính quyền cấp phƣờng, quận thực hiện chức
năng quản lý nhà nƣớc một cách có hiệu lực và hiệu quả thì cần phải có đội
ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phƣờng, quận có năng lực quản lý
nhà nƣớc tốt. Thực tế cho thấy ở đâu mà năng lực quản lý nhà nƣớc của
CBCC chính quyền cấp phƣờng, quận tốt thì hiệu lực, hiệu quả quản lý cao.
Ngƣợc lại, ở đâu mà năng lực quản lý nhà nƣớc của CBCC chính quyền cấp
phƣờng, quận không tốt thì hiệu lực, hiệu quả quản lý thấp, tiềm ẩn nguy cơ
mất đoàn kết nội bộ, mất dân chủ, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, tạo nên
điểm nóng... làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị
ở cơ sở. Vì vậy, chính quyền cấp phƣờng, quận đóng vai trò hết sức quan
trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn luôn quan tâm và chú trọng đến công tác cán

bộ, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc, xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền CNXH của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác
cán bộ càng đƣợc chú trọng. Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều Nghị
quyết, văn bản quy phạm pháp luật quy định về cán bộ, trong đó nhấn mạnh
rằng cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận
động nhân dân thực hiện đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, công
tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng,
không ức hiếp dân, trẻ hoá đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dƣỡng, giải
quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở. Mặc dù những năm
gần đây, việc thực hiện chủ trƣơng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nƣớc
ta đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Song trên thực tế vấn đề xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc đã và đang đặt ra nhiều vấn đề
mới, cần tiếp tục nghiên cứu.

2


Đứng trƣớc xu thế phát triển tất yếu trong thời kỳ hội nhập quốc tế, một
trong những thách thức lớn nhất của nền hành chính Việt Nam, là nguy cơ tụt
hậu so với nền hành chính của một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Để
có thể hội nhập thành công, cần có sự thay đổi về phƣơng thức quản lý cán bộ
tham gia công tác hành chính phải đảm bảo trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ
cao. Bƣớc vào giai đoạn với những thách thức mới, quá trình đào tạo phát
triển nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc nhất thiết phải có sự nghiên cứu, xây
dựng các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng, trong đó cần ƣu
tiên đầu tƣ nâng cao chất lƣợng cho ngƣời phụ trách công việc trực tiếp.
Quận Nam Từ Liêm là một quận mới đƣợc chính thức thành lập vào ngày
1 tháng 4 năm 2014, đƣợc tách ra từ huyện Từ Liêm cũ. Quận Nam Từ Liêm
có 10 phƣờng trực thuộc: Cầu Diễn, Đại Mỗ, Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2,
Phú Đô, Phƣơng Canh, Tây Mỗ, Trung Văn, Xuân Phƣơng, tổng diện tích

quận là 3.227,36 ha với dân số hơn 230 nghìn ngƣời. Đội ngũ nhân lực quản
lý nhà nƣớc tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội chính là các cán bộ,
công chức cấp phƣờng của quận Nam Từ Liêm. Quận mới thành lập nhƣng
đồng chí Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm - ông Nguyễn Văn Tứ chính là
Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm cũ nên ông có nhiều kinh nghiệm quản lý.
Ông có quan điểm về cải cách hành chính là đổi mới, cải cách dù theo cách
nào cũng phải hƣớng đến việc phục vụ ngƣời dân, sự hài lòng của ngƣời dân
chính là thƣớc đo cải cách hành chính. Mặc dù lãnh đạo quận Nam Từ Liêm
luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ cấp phƣờng, quận
và quận Nam Từ Liêm đã đạt đƣợc nhiều thành tích trong quản lý nhà nƣớc,
tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức thuộc sự quản lý, điều hành của quận
còn có những mặt còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trƣớc mắt, lâu dài
và yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng nhƣ thành phố
Hà Nội.

3


Trƣớc yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa và hội nhập quốc tế, việc phát triển, nâng cao chất lƣợng đội ngũ quản lý
nhà nƣớc của quận nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp phƣờng nói
riêng, đủ phẩm chất và năng lực đảm đƣơng nhiệm vụ, có tính kế thừa, phát
triển, khắc phục cho những hạn chế, của cán bộ, công chức thời gian qua là
vấn đề vô cùng cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
Xét trên góc độ phát triển bền vững, câu hỏi đặt ra ở đây là: Chất lƣợng
đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc tại quận Nam Từ Liêm hiện nay nhƣ thế
nào? Đã đáp ứng đƣợc chất lƣợng trong thời kỳ hiện tại? và Làm thế nào để
phát triển đội ngũ này? thì cho đến nay chƣa đƣợc đánh giá một cách hệ
thống, đầy đủ để làm căn cứ khoa học cho công tác phát triển, hoàn thiện đội
ngũ cán bộ công chức cấp phƣờng, quận trong thời gian tới nhằm góp phần

vào công cuộc xây dựng phát triển bền vững nền hành chính, góp phần vào
chƣơng trình cải cách hành chính của Việt nam năm 2016, tầm nhìn đến năm
2020.
Xác định đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ nhân
lực quản lý nhà nƣớc tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, nơi tôi công
tác và có điều kiện ứng dụng các kiến thức, tƣ duy nghiên cứu vào thực tiễn,
đồng thời phù hợp với chuyên ngành Quản lí Kinh tế - chuyên ngành đào tạo
thạc sĩ mà tôi đang theo học tại trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội, tôi lựa chọn vấn đề “Phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc tại
quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội” để nghiên cứu và làm đề tài luận
văn tốt nghiệp của mình. Đây là đề tài mang ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát
triển của quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội và đến nay chƣa có tác giả
nào nghiên cứu về vấn đề này.
Với đề tài này, tác giả nghiên cứu, hệ thống cơ sở lý luận, đánh giá thực
trạng, và đề ra các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà

4


nƣớc tại quận Nam Từ Liêm - thành phố Hà Nội với hi vọng những giải pháp
đó sẽ góp một phần nhỏ giúp quận Nam Từ Liêm ngày càng phát triển mạnh
mẽ trên con đƣờng hội nhập.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
* Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ nhân
lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng của chính quyền quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội.
* Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Xác định đƣợc khung nghiên cứu về phát triển nhân lực quản lý nhà
nƣớc cấp phƣờng xã của chính quyền cấp quận.
- Phân tích đƣợc thực trạng phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà

nƣớc cấp phƣờng của chính quyền quận Nam Từ Liêm.
- Đề xuất đƣợc giải pháp phát triển đội ngũ nhân lực quản lý Nhà nƣớc
cấp phƣờng của chính quyền quận Nam Từ Liêm.
3. Đối tƣợng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tƣợng nghiên cứu: Đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng
của chính quyền quận Nam Từ Liêm.
* Mục tiêu nghiên cứu.
Để có hƣớng đi thích hợp cho chính quyền Quận Nam Từ Liêm, có đƣợc
đội ngũ nhân lực quản lý có chất lƣợng nhằm thực hiện có kết quả các mục
tiêu nhiệm vụ quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa
phƣơng trong giai đoạn mới.
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản, mục tiêu nghiê cứu có liên quan đến
phát triển đội ngũ nhân lực quản lý trọng tâm là cán bộ công chức 10 phƣờng;
đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý tại UBND quận
Nam Từ Liêm trong thời gian tới.

5


* Phạm vi nghiên cứu.
- Về nội dung: Nghiên cứu phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc
cấp phƣờng theo quy trình quản lý nguồn nhân lực.
- Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình đội ngũ cán bộ, công chức hành
chính của 10 thuộc quận Nam Từ Liêm, tập trung đánh giá nâng cao chất
lƣợng đội ngũ cán bộ công chức hành chính.
- Về không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại chính quyền quận Nam
Từ Liêm, TP. Hà Nội.
- Về thời gian: Số liệu đƣợc tổng hợp từ 01/4/2014 đến nay và đề xuất các
giải pháp tới năm 2020.
4. Những đóng góp mới của đề tài.

Đề tài đƣợc nghiên cứu với mong muốn có những đóng góp sau:
- Tổng hợp, bổ sung, hệ thống hóa một số nội dung lý luận về phát triển
nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng xã thuộc chính quyền cấp quận huyện.
- Phân tích đƣợc thực trạng, chỉ ra đƣợc điểm mạnh, điểm tồn tại, hạn chế
và nguyên nhân trong việc phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp
phƣờng của chính quyền quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội làm căn cứ đề xuất
giải pháp phát triển.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận và đánh giá về thực trạng phát
triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng tại quận Nam Từ Liêm
đề tài đã đề xuất ra một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ này (kế hoạch
đến 2020).
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục thì luận văn gồm có 4 chƣơng nhƣ sau:

6


Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sơ lý luận về phát
triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước cấp phường của chính quyền cấp
quận.
Chương 2. Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước
cấp phường của chính quyền quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Chương 4. Một số giải pháp phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà
nước cấp phường của chính quyền quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

7



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC CẤP PHƢỜNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP QUẬN
Tại chương này, tác giả muốn trình bày tới người xem một số kết quả
nghiên cứu về đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước, cụ thể là đội ngũ cán bộ
công chức cấp phường nói riêng và cấp quận nói chung của các nhà nghiên
cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam; đồng thời dựa trên các tư liệu đã
được học, được tham khảo để hệ thống hóa cơ sở lý luận nhằm làm nền tảng
phân tích cho các phần tiếp theo.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Có rất nhiều tác giả trên thế giới đã đầu tƣ nhiều thời gian và công sức để
tìm hiểu những vấn đề liên quan tới công tác tổ chức, công tác con ngƣời,
công tác đào tạo, xây dựng, hoàn thiện,...đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc,
các tài liệu này có thể làm cơ sở nghiên cứu, bài học rất hữu hiệu trong những
trƣờng hợp tƣơng tự tại Việt Nam. Một số quan điểm, sách và nghiên cứu
cùng chủ đề nhƣ:
C.Mác và Ph.Ăng ghen, 1995. C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập. Hà Nội:
Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật. C.Mác và Ăng ghen cho rằng: Giai
cấp vô sản và chính đảng của mình muốn giành đƣợc quyền lãnh đạo, giữ
vững chính quyền thì phải xây dựng một đội ngũ cán bộ trung thành và tài
năng, đáp ứng đƣợc nhiệm vụ của cách mạng.
V.I.Lê nin, 1978. Lê nin toàn tập, tập 44. Hà Nội: Nhà xuất bản Tiến bộ.
Theo V.I.Lênin, việc tìm và tuyển dụng những cán bộ có bản lĩnh là yêu cầu
rất quan trọng. Ông cho rằng, nghiên cứu con ngƣời, tìm ra những cán bộ có
bản lĩnh. Theo ông, điều này là then chốt nếu không thì tất cả mọi mệnh lệnh
và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn.

8



Karl Marx & Friedrich Engles, 2014. The Communist Manifesto. New
edition. New York: International Publishers Co;. Trong cuốn sách, K. Marx
và F. Engles cho rằng: Giai cấp vô sản và chính đảng của mình muốn giành
đƣợc quyền lãnh đạo, giữ vững chính quyền thì phải xây dựng một đội ngũ
cán bộ trung thành và tài năng, đáp ứng đƣợc nhiệm vụ của cách mạng.
Great Britain, 1996. Development and Training for Civil Servants: A
Framework for Action (Command Paper). UK: Stationery Office Books.
Great Britain viết cuốn:“Phát triển và đào tạo cho công chức: một khung hành
động” năm 1996. Cuốn sách nói về việc xây dựng, đào tạo, phát triển những
cán bộ công chức giỏi chính là khuôn khổ hành động, một việc cần thiết phải
làm nếu muốn phát triển đất nƣớc.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam.
Do tầm quan trọng của cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc, cho đến
nay, có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức nhà nƣớc nói chung, cán bộ, công chức hành chính nói riêng nhƣ:
Hồ Chí Minh, 1995. Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 5. Hà Nội: Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng cán bộ là cái
gốc của vấn đề, là đầy tớ của nhân dân... Ngƣời đã khẳng định vai trò của cán
bộ, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ có năng lực trong việc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), 2001. Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước.Hà Nội: Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia. Các tác giả của công trình nghiên cứu này nghiên cứu lịch
sử phát triển của các khái niệm về cán bộ, công chức, viên chức; góp phần lý
giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ
cán bộ, công chức nói chung. Từ đó đƣa ra những kiến nghị về phƣơng

9



hƣớng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về chất lƣợng, số
lƣợng và cơ cấu.
Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phƣơng, 2005. Cơ sở lí luận và thực
tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí
ngƣời cán bộ cách mạng, cũng nhƣ yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức; tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử
dụng nhân tài trong suốt quá trình lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc
ta, cũng nhƣ kinh nghiệm xây dựng nền công vụ chính quy hiện đại của các
nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Từ đó xác định hệ thống các yêu cầu, tiêu
chuẩn của cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nƣớc pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Nguyễn Trọng Điều (chủ biên), 2007. Về chế độ công vụ Việt Nam. Hà
Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Đây là công trình nghiên cứu sâu về
công chức, công vụ và các cơ sở khoa học để hoàn thiện chế độ công vụ ở
Việt Nam hiện nay; đề tài phân tích một cách toàn diện và có hệ thống về lý
luận và thực tiễn của chế độ công vụ và cải cách công vụ Việt Nam qua từng
thời kỳ, có tham chiếu các mô hình công vụ của các nhà nƣớc tiêu biểu cho
các thể chế chính trị khác. Qua đó, luận giải và đƣa ra lộ trình thích hợp cho
việc hoàn thiện chế độ công vụ Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân dƣới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cao Khoa Bảng, 2008. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ
thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (Qua kinh nghiệm của Hà Nội). Hà Nội:
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Đề tài chuyên nghiên cứu về đối tƣợng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hà Nội, từ đó đề ra luận cứ khoa học và


10


kinh nghiệm thực tiễn góp phần nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị thuộc diện Ban Thƣờng vụ Thành
ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Những công trình khoa học này cung cấp nhiều tƣ liệu quý báu về cơ sở lý
luận, về kiến thức, kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà
nƣớc nói chung và công chức hành chính nói riêng để tác giả tham khảo trong
quá trình nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào
nghiên cứu vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc tại
quận Nam Từ Liêm. Và đây là khoảng trống nghiên cứu để tác giả thực hiện
đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp
phƣờng xã của chính quyền cấp quận huyện
1.2.1. Nhân lực quản lý nhà nƣớc cấp phƣờng xã
1.2.1.1. Khái niệm nhân lực quản lý nhà nước cấp phường xã.
Theo Điều 4 - Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 1
năm 2008 của Quốc hội quy định:
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ƣơng (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hƣởng
lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.
2. Công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an


11


nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lƣơng đƣợc bảo đảm từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật.
3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân
Việt Nam, đƣợc bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thƣờng trực Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng ủy, ngƣời đứng
đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam đƣợc
tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân
cấp xã, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.
1.2.1.2. Yêu cầu đối với nhân lực quản lý nhà nước cấp phường xã.
* Yêu cầu chung:
Cán bộ, công chức cấp xã là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của
nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao
trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ đƣợc giao.
Có tinh thần yêu nƣớc sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả
đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc;
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân.
Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ
chức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với
nhân dân, đƣợc nhân dân tín nhiệm;
Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đƣờng lối của Đảng,

chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc; có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ

12


năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc
giao.
* Vai trò của cán bộ công chức cấp phường.
Để có đƣợc đội ngũ cán bộ am hiểu nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực
quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng
chủ nghĩa xã hội, một nhiệm vụ lâu dài, khó khăn và phức tạp, V.I. Lênin đã
coi trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng, lựa chọn, đề bạt cán bộ vào các cƣơng
vị công tác, thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của họ, chú ý
giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng và năng lực công
tác cho cán bộ, chống bệnh quan liêu, xa dân, kiêu ngạo, thoái hóa biến chất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngƣời thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, trong
suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nƣớc ta, luôn coi trọng công tác cán bộ
nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, đủ sức đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đƣa cả
nƣớc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngƣời coi đã cho rằng Cán bộ là cái gốc của
mọi công việc. Vai trò của ngƣời cán bộ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đƣợc
thể hiện trong bốn mối quan hệ chủ yếu: cán bộ với đƣờng lối chính sách, cán
bộ với tổ chức bộ máy, cán bộ với công việc và cán bộ với quần chúng. Trong
quan niệm của Ngƣời, cán bộ không chỉ là ngƣời vạch ra đƣờng lối mà còn có
vai trò quyết định trong việc tổ chức thực hiện đƣờng lối. Ngƣời đã khẳng
định rằng Cán bộ là ngƣời đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi
hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực
hiện đƣợc và Cán bộ là dây chuyền của bộ máy, nếu dây chuyền không tốt,
không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn yêu cầu cán bộ phải sâu sát quần chúng, nắm

bắt kịp thời và phản ánh tình hình đời sống, tâm tƣ, nguyện vọng của nhân
dân với Đảng và Nhà nƣớc để quyết định đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách

13


hợp lòng dân. Đối với cơ sở, điều này càng đặc biệt quan trọng. Ngƣời chỉ rõ
rằng sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần
chúng mà ra và trở lại nơi quần chúng. Và Ngƣời đã đƣa ra kết luận rằng
muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém. Chủ tịch Hồ
Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ phải là ngƣời lãnh đạo, dẫn dắt quần chúng
nhân dân thực hiện mục tiêu, lý tƣởng của Đảng, là ngƣời tận tụy phục vụ
nhân dân, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong Di
chúc, Ngƣời căn dặn toàn Đảng ta rằng mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tƣ. Phải giữ gìn Đảng ta trong sạch, phải xứng đáng là ngƣời lãnh đạo, là
ngƣời đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Theo quan điểm của Đảng, trong khi phải xây dựng đội ngũ cán bộ một
cách đồng bộ, đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, cần đặc
biệt chú trọng xây dựng đội ngũ CBCC các cấp, nhất là cấp chiến lƣợc và cấp
cơ sở.
Nhƣ vậy, bất kỳ lúc nào và ở đâu, vai trò của đội ngũ CBCC cũng rất quan
trọng đối với sự nghiệp cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của
CBCC càng đặc biệt quan trọng. Vai trò của đội ngũ CBCC cấp phƣờng đƣợc
thể hiện ở những điểm sau:
Đội ngũ CBCC cấp phƣờng giữ vai trò quyết định trong việc triển khai tổ
chức thực hiện thắng lợi các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nƣớc tại cơ sở phƣờng. Là những ngƣời giữ vai trò trụ cột, có tác dụng
chi phối mọi hoạt động tại cơ sở, CBCC cấp phƣờng không những phải nắm
vững đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của các tổ chức Đảng, Nhà nƣớc,

đoàn thể cấp trên để tuyên truyền, phổ biến, dẫn dắt, tổ chức cho quần chúng
thực hiện mà còn phải am hiểu sâu sắc đặc điểm, tình hình của phƣờng để đề

14


ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóa đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách ấy
cho phù hợp với điều kiện đặc thù của cơ sở.
Đội ngũ CBCC cấp phƣờng là những ngƣời trực tiếp gần gũi, gắn bó với
nhân dân, sống, làm việc và hàng ngày có mối quan hệ chặt chẽ với dân. Họ
thƣờng xuyên lắng nghe, tham khảo ý kiến của nhân dân. Trong quá trình
triển khai, vận động, dẫn dắt nhân dân thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, họ tạo ra cầu nối giữa Đảng, Nhà
nƣớc với nhân dân. Thông qua họ mà ý Đảng, lòng dân tạo thành một khối
thống nhất, làm cho Đảng, Nhà nƣớc "ăn sâu, bám rễ" trong quần chúng, tạo
nên quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân
đối với Đảng, Nhà nƣớc và chế độ. Nhƣ vậy, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc có đi vào cuộc sống, trở thành hiện
thực sinh động hay không, tùy thuộc phần lớn vào sự tuyên truyền và tổ chức
vận động nhân dân thực hiện của đội ngũ CBCC cấp phƣờng.
Đội ngũ CBCC cấp phƣờng có vai trò quyết định trong việc xây dựng,
củng cố tổ chức bộ máy của phƣờng vững mạnh và phát động, lãnh đạo, phát
triển phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở phƣờng. Thực tế cho
thấy, sự mạnh, yếu phong trào cách mạng của quần chúng gắn liền với vai trò
của đội ngũ CBCC. Họ là trụ cột, tổ chức sắp xếp, tập hợp lực lƣợng, là linh
hồn của các tổ chức cấp phƣờng, là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi tiềm
năng, nguồn lực ở địa phƣơng, động viên mọi tầng lớp nhân dân ra sức thi đua
hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của cơ sở.
Đội ngũ CBCC cấp phƣờng có vai trò quan trọng đối với năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của đảng bộ phƣờng, đối với năng lực và hiệu quả quản

lý, điều hành của chính quyền phƣờng và mọi hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể quần chúng ở phƣờng.

15


×