Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng tới cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế ở tỉnh Đà Nẵng hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.71 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Khách sạn – Du lịch

----------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ DU LỊCH
Đề tài: Phân tích các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng tới cầu dịch vụ lưu trú

của khách du lịch thuần túy quốc tế ở tỉnh Đà Nẵng hiện nay.

Nhóm thực hiện

: Nhóm 2

Giáo viên hướng dẫn

: Dương Thị Hồng Nhung

Lớp học phần

: 1507TEMG2711

Hà Nội, năm 2015


LỜI MỞ ĐẦU
Thành phố Đà Nẵng có vị trí địa lí thuận lợi, ở vào trung độ của đất nước, nằm trên
trục giao thông Bắc - Nam, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây
Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar thông qua Hành lang kinh tế


Đông Tây. Đặc biệt, Đà Nẵng có cảng biển nước sâu và sân bay quốc tế, với nguồn tài
nguyên du lịch đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp, lại nằm ở trung điểm các di sản văn
hóa thế giới, cộng với bề dày lịch sử, văn hóa, cách mạng đã tạo cho Đà Nẵng nhiều tiềm
năng và điều kiện để phát triển du lịch trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu
vực Đông Nam Á. Mặc dù có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch thành ngành kinh tế
mũi nhọn của thành phố, nhưng những năm qua, du lịch Đà Nẵng vẫn chưa phát huy được
hết tiềm năng của mình.
Việc nghiên cứu lý thuyết về cầu du lịch và làm rõ thực trạng cầu du lịch của thành
phố Đà Nẵng là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. Nghiên cứu lý thuyết cầu du lịch
giúp nhà kinh doanh dự báo được cầu của ngành, từ đó xác định được các chiến lược phát
triển dài hạn, quy hoạch và đầu tư hợp lý… Tạo hiểu quả cao nhất trong việc phát triển du
lịch của Đà Nẵng.
Tuy nhiên, do phạm vi của bài thảo luận có hạn, không cho phép nhóm nghiên cứu
tất cả loại hình cầu du lịch, nên chúng em xin chọn nghiên cứu về cầu của một loại hình
dịch vụ cụ thể ở Đà Nẵng, đó là cầu về dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc
tế.
Đề tài: Phân tích các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng tới cầu dịch vụ lưu trú
của khách du lịch thuần túy quốc tế ở tỉnh Đà Nẵng hiện nay.


NỘI DUNG

1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUÂN CƠ BẢN VỀ CẦU DU LỊCH
1.1
Khái quát chung về cầu du lịch.
1.1.1 Khái niệm và bản chất của cầu du lịch.
a. Khái niệm cầu Du lịch:
- Cầu du lịch là số lượng hàng hóa, dịch vụ du lịch mà con người mua và tiêu dùng
trong quá trình đi du lịch, được xác định trong phạm vi, không gian xác định.


b. Bản chất của cầu du lịch:
• Cầu du lịch có nguồn gốc xuất phát từ nhu cầu du lịch của dân cư:
- Cầu du lịch là nhu cầu được thể hiện trên thị trường (hoặc thông qua thị trường):
NHU CẦU

MONG MUỐN

SỨC MUA
CẦU
(Nhu cầu có khả năng
thanh toán)

KHẢ NĂNG
THANH TOÁN (Thu nhập)

- Cầu và sức mua khác nhau giữa khả năng sẵn sàng thanh toán.
• Cầu du lịch là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt mang tính tổng hợp cao:
- Biểu hiện sự mong muốn rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến với thiên nhiên,
văn hóa nơi khác.

- Là nguyện vọng cần thiết của con người, mong muốn được giải thoát khỏi sự căng
thẳng, ô nhiễm, tiếng ồn… để giải trí, nghỉ ngơi, tăng cường hiểu biết và phục hồi
sức khỏe.

• Phân loại nhu cầu du lịch: Nhu cầu du lịch đặc trưng, nhu cầu du lịch cơ bản, nhu

cầu du lịch bổ sung.
• Nhu cầu du lịch có nhiều mức độ, trong đó có 3 mức độ cụ thể: Nhu cầu cá nhân,
nhu cầu tập thể, nhu cầu xã hội.
• Cầu du lịch vừa mang tính chất đơn lẻ, vừa mang tính chất tổng hợp: Thể hiện

thông qua sự kết hợp các chương trình hay dịch vụ trong chương trình du lịch.
• Cầu du lịch có thể đo lường: Kết hợp với đặc điểm của các dịch vụ luôn gắn liền
đồng thời với quá trình tiêu dùng, nên trong thực tế thường biểu hiện cầu du lịch
gắn liền với số lượng người thực tế đã đi du lịch trong một thời kỳ nhất định.

1.1.2 Đặc điểm của cầu du lịch.
• Cầu du lịch chủ yếu là cầu về dịch vụ:


- Cầu du lịch chủ yếu là cầu về dịch vụ, bao gồm cầu về hàng hoá, dịch vụ thoả mãn
-

nhu cầu của khách hàng.
Trong đó cầu dịch vụ chiếm 2/3 nhu cầu tiêu dùng của du khách.
CẦU DU LỊCH
DỊCH VỤ

Dịch vụ
cơ bản

Dịch vụ đặc
trưng

HÀNG HÓA
Dịch vụ bổ
sung

Hàng lưu
niệm


Hàng tiêu
dùng sinh hoạt

Hàng có giá
trị KT cao

• Cầu du lịch đa dạng về chủng loại hàng hóa, dịch vụ
- Các khách hàng khác nhau có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau: giới tính, tâm
-

lý, trình độ nhận thức… Từ đó chi phối tới nhu cầu dịch vụ du lịch khác nhau của
du khách.
Xuất phát từ nhu cầu du lịch mang tính tổng hợp của du khách.
Du khách có nhiều sự lựa chọn thì cơ hội kinh doanh càng cao.

• Cầu du lịch có sự linh hoạt (dễ bị thay đổi)
- Cầu du lịch dễ bị thay thế, đổi hướng.
- Sản phẩm của du lịch là sản phẩm dịch vụ, nên khách hàng không thể dùng thử mà
-

chỉ có thể tưởng tượng => Cầu du lịch dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài.
Nhu cầu du lịch là nhu cầu bậc cao nên dễ bị nhu cầu bậc thấp chi phối, thay thế.
Nhu cầu du lịch mang tính chất nhất thời vì nó là nhu cầu tinh thần, không mang
tính ổn định.

• Cầu du lịch có tính chất thời vụ (chu kỳ): Cầu du lịch có tính thời vụ (chu kỳ): Là

sự lặp đi lặp lại của cầu dưới tác động của nhiều yếu tố. Nhiều quốc gia, nhiều địa
phương có lượng khách đến du lịch không đều đặn trong năm.


• Đặc điểm khác của cầu du lịch: Ngoài các đặc điểm cơ bản trên, cầu du lịch còn có
các đặc điểm như tính chất phân tán, tính lặp lại, tính lan truyền...

1.1.3
a.
-

Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu du lịch.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch cá nhân:
Giá cả hàng hóa dịch vụ có nhu cầu.
Giá cả hàng hóa dịch vụ có liên quan.
Thu nhập cá nhân.
Các yếu tố khác thuộc Văn hóa - Xã hội.


b.
-

Các nhân tố tác động tới cầu du lịch xã hội:
Kinh tế
Dân số
Mức độ đô thị hóa
Tình trạng công nghệ
Một số yếu tố khác

1.2

Khái quát về cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế
(overseas non-business demand)
• Khái niệm:

Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế là cầu về dịch vụ lưu trú của công
dân các quốc gia khác đang ở quốc gia điểm đến và cũng nảy sinh chủ yếu từ các chuyến
đi nghỉ, tham quan, thăm thân nhân cà các mục đích phi công việc khác.

• Đặc điểm:
- Cầu của khách du lịch thuần thúy quốc tế cũng có các đặc điểm tương tự như của
-

khách di lịch thuần túy nội địa.
Tuy nhiên yêu cầu chất lượng dịch vụ cao hơn và thường phải đạt các tiêu chuẩn
quốc tế.

• Nhân tố ảnh hưởng:
- Loại cầu này cũng chịu cảnh hưởng của các nhân tố tác động đến cầu của khách du
-

lịch thuần túy nội địa.
Tuy nhiên, có một số nhân tố ảnh hưởng quan trọng khác như: tỷ giá trao đổi, các
hạn chế đối với người đi du lịch của các quốc gia như hạn chế về số tiền mang
theo, hạn chế về thủ tục xuất nhập cảnh, y tế…


2 THỰC TRẠNG: CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ CỦA KHÁCH DU LỊCH THUẦN
TÚY QUỐC TẾ TỚI ĐÀ NẴNG
2.1 Khái niệm cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế tới Đà Nẵng.

Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế tới Đà Nẵng là cầu về dịch vụ
lưu trú của công dân các quốc gia khác khi tới Đà Nẵng và nảy sinh chủ yếu từ các
chuyến đi nghỉ, tham quan, thăm thân nhân cà các mục đích phi công việc khác.
2.2 Thực trạng về cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế tới Đà


Nẵng hiện nay.
Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi cư
trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau. Vì vậy cầu lưu trú là không thể thiếu đối vói
khách du lịch. Thông qua chỉ số về lượt khách du lịch có thể phản ảnh phần nào chỉ số về
cầu lưu trú của khách du lịch qua mỗi năm.

Chỉ tiêu

ĐVT

2010

2011

2012

2013

2014

Khách
nội địa
Khách
quốc tế
Tổng
lượt
khách

Lượt

1.400.000 1.840.889 2.028.645 2.374.375 2.845.000
khách
Lượt
367.000
534.134
630.908
734.183
955.000
khách
Lượt
1.770.000 2.375.023 2.659.553 3.117.558 3.800.000
khách

Tốc độ tăng
trưởng
bình quân
15,61%
21,37%
16,96%

Bảng số liệu: Số lượt khách du lịch tới Đà Nẵng
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng)
Theo thống kê của Sở VH-TT-DL Đà Nẵng, năm 2014, số khách du lịch đến với
TP.Đà Nẵng là 3,8 triệu lượt, vượt 21,9% so với năm 2013. Trong đó, số khách quốc tế
hơn 955.000 lượt. Với 16 đường bay trực tiếp hoạt động vô cùng hiệu quả, đã mang lại
lượng khách quốc tế rất lớn đến Đà Nẵng (khách du lịch đến Đà Nẵng bằng đường hàng
không hơn 321 ngàn lượt).
Theo tổng cục thống kê Đà Nẵng: Tính tới tháng 10 năm 2014 số lượt khách lưu trú là
2.487 nghìn lượt khách, tăng 10,37% so cùng kỳ năm 2013.



Trong dịp Tết Ất Mùi 2015, Tại Đà Nẵng, lượng khách tăng hơn 10,2% so với Tết
Giáp Ngọ. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 66.170 lượt, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm
ngoái; Đặc biệt, từ mùng 2 - 5 Tết, một số khách sạn, resort 5 sao và khu biệt thự du lịch
ven biển ước công suất ước đạt 95 - 100%, cầu lưu trú của khách du lịch tăng lên đáng kể
so với cùng kỳ mọi năm. Nguồn khách chính là khách quốc tế đến từ các thị trường Trung
Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Australia, châu Âu.
Đầu năm 2015, Đà Nẵng có thêm 44 khách sạn với gần 2 ngàn phòng đi vào hoạt
động. Lượng khách lưu trú ước đạt hơn 36.500 lượt khách, tăng khoảng 36,7% so với
cùng kỳ năm 2014. Trong đó ước tính hơn 17 nghìn khách quốc tế, tăng 44% so với cùng
kỳ năm 2014.
Theo một kết quả khảo sát của TS Hồ Kỳ Minh – viện trưởng viện Nghiên cứu Phát
triển Kinh tế, Xã hội Đà Nẵng , du khách có thời gian lưu trú dài và khá dài chiếm tỷ lệ
đáng kể: 17,3% có thời gian lưu trú trên 5 ngày, 43,5% có thời gian lưu trú 3-5 ngày; 31%
có thời gian lưu trú 1-2 ngày và chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (8,2%) là lưu trú dưới 1 ngày.
Đây là một kết quả rất quả quan về cầu lưu trú của khách du lịch.
Theo kết quả điều tra khách du lịch của dự án EU tại một số điểm đến du lịch tiêu biểu
như Đà Nẵng, Huế, Sapa và Hạ Long, thì thời gian lưu trú của khách du lịch ở Đà Nẵng
dài hơn gần như gấp hai lần so với ở Huế, Sapa và Vịnh Hạ Long. Trung bình, khách ở lại
Đà Nẵng gần 4,5 đêm trong khi chỉ ở lại từ 1,5 đến 2,5 đêm ở Huế, Sapa và Hạ Long.
Trong đó, trung bình khách du lịch quốc tế ở lại Đà Nẵng 6,0 đêm. Như vậy trong việc
níu chân du khách, Đà Nẵng làm tốt hơn một số điểm đến khác ở khu vực miền Bắc.
Các cơ sở lưu trú ở Đà Nẵng tồn tại dưới nhiều hình thức rất đa dạng như khách sạn,
nhà nghỉ, resort… vì vậy cầu lưu trú của khách du lịch về loại cơ sở lưu trú cũng khác
nhau. Phần lớn khách du lịch ưa chuộng các khách sạn 3 sao. Gần một phần tư (22.8 %)
khách du lịch quốc tế ưa thích lưu trú tại khách sạn 3 sao. Hình thức lưu trú được ưa
chuộng tiếp theo đó là lưu trú tại nhà dân (22.2%) và khách sạn 4 sao (13.9%). Chỉ có
12.4% khách du lịch quốc tế lưu trú tại khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng 5 sao.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, tổng lượt khách tham
quan, du lịch Đà Nẵng trong tháng 3 - 2015 ước đạt 332.705 lượt, tăng 24,2% so với cùng

kỳ 2014. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 105.531 lượt, tăng 39,1% so với cùng kỳ 2014.
Tổng thu từ du lịch ước đạt 978,66 tỷ đồng, tăng 51,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Lũy kế quý I năm 2015, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt
878.076 lượt, tăng 17,3% so với cùng kỳ 2014, đạt 19,8% kế hoạch năm 2015. Trong đó,
khách quốc tế ước đạt 313.096 lượt, tăng 14,7% so với cùng kỳ. Tổng thu từ du lịch ước
đạt 2.619,43 tỷ đồng, tăng 30,9% so với cùng kỳ 2014, đạt 22,2% kế hoạch năm 2015.


Cũng trong 3 tháng đầu năm 2015, thành phố đã đón 20 chuyến tàu biển với 15.778
lượt khách. Khách đường bộ Thái Lan, Lào đến Đà Nẵng ước đạt 5.450 lượt khách.
Khách du lịch đường hàng không đến Đà Nẵng ước đạt 125.755 lượt khách, tăng 30,5%
so với cùng kỳ 2014.
2.3 Đặc điểm của cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế tới Đà

Nẵng hiện nay.
2.3.1

Đa dạng về đối tượng, mục đích và sự lựa chọn loại hình lưu trú:

- Cầu dịch vụ lưu trú của khách quốc du lịch thuần túy quốc tế tại Đà Nẵng rất đa
dạng về đối tượng.
Đà Nẵng là một nơi có nhiều điểm hấp dẫn du lịch, vì thế mà thu hút được rất đông đảo
du khách đến đây, đặc biệt là lượng khách du lịch thuần túy quốc tế. Đối tượng đi du lịch
ở đây cũng đa dạng, cả về độ tuổi, giới tính, hay nghề nghiệp của khách du lịch. Những
người đến đây có thể là nam hay nữ, người trẻ tuổi hay những người đã có tuổi, hoặc kể
cả là những gia đình kèm theo con nhỏ…Họ có thể là những doanh nhân thành đạt, nhân
viên văn phòng, hay thậm chí là những người thất nghiệp… Đối tượng khách đi du lịch đa
dạng cũng dẫn tới cầu về dịch vụ lưu trú của khách du lịch cũng đa dạng theo. Những
người có thu nhập hoặc sở thích khác nhau có thể co cầu lưu trú khác nhau. Thông thường
thì khách du lịch quốc tế bao giờ cũng đòi hỏi chất lượng tại nơi lưu trú cao hơn so với

khách nội địa.
Ví dụ: Những người có thu nhâp cao có thể muốn ở những nơi có đầy đủ tiện nghi, sang
trọng như Sandy Beach Non nước Rerort, hay các khách sạn bốn sao như khách sạn Ala
Carte Đà Nẵng Beach, khách san Morin- Banahills, hoặc các khách sạn ba sao cũng rất
vừa lòng khách hàng như khách sạn Gold Đà Nẵng, khách sạn Trường Sơn Tùng…, còn
những người có thu nhập thấp có thể chọn các khách sạn như khách sạn Sunna, khách sạn
Dana Sea… chất lượng rất ổn mà giá cả cũng không quá cao. Ngoài ra, du khách còn có
thể ở các nhà nghỉ hoặc cơ sở lưu trú khác.

- Cầu lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế tại Đà Nẵng cũng rât đa dạng về
mục đích.
Khách du lịch thuần túy quốc tế đi du lịch đến Đầ Nẵng cũng vì nhiều mục đích khác
nhau: du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, khám phá, thể thao..., vì thế mà cầu lưu trú
cũng đa dạng theo. Khách du lịch đi tham quan có thể muốn ở nhiều loại cơ sở lưu trú
như resort, khách sạn hay các nhà nhà nghỉ… Khách du lịch đi nghỉ dưỡng thường thích
ở những cơ sở lưu trú gần biển, vừa có một không gian nghỉ dưỡng lý tưởng, vừa có thời
gian thư giãn thoải mái ngắm thiên nhiên. Nếu du khách là những người yêu biển và thích
sự yên tĩnh thì những khách sạn như Dáng Hạ, Trường Sơn Tùng 2 là một sự lựa chọn
thích hợp, những khách sạn này rất gần biển và có thể đi dạo hoặc ngắm nhìn biển để tận


hưởng sựu bình yên giữa dòng đời hối hả, trong khi đó, những người yêu thích sự náo
nhiệt hay ẩm thực thì khách sạn Dana Sea cũng là một lựa chọn lý tưởng, du khách có thể
đi dạo nơi phố xá đông đúc và thưởng thức những đồ ăn rất đặc trưng của nơi đây.

2.3.2

Có tính thời vụ:

Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế ở Đà Nẵng hiện nay mang tính

thời vụ, nghĩa là lượng khách đến lưu trú tại Đà Nẵng không đều đặn trong năm, mà
thường tập trung vào một số thời điểm nhất định.
Nguyên nhân:

- Do tính thời vụ của tài nguyên du lịch ở Đà Nẵng:
Đà Nẵng là thành phố biển, nên khi nhắc tới tài nguyên tự nhiên ở đây thì nổi bật nhất
là các bãi biển. Mà tài nguyên du lịch biển lại có tính thời vụ do bị phụ thuộc vào thời tiết:
Cầu của du khách đi du lịch biển tăng vào mùa hè và giảm vào mùa đông.
Về tài nguyên nhân văn, Đà Nẵng có nhiều các lễ hội lớn, các Festival quốc tế được tổ
chức trong năm. Tuy nhiên các lễ hội này không tổ chức trải đều vào các tháng mà
thường tập trung thành mùa lễ hội, nên cầu lưu trú của du khách cũng phụ thuộc vào tính
thời vụ này.

- Do yếu tố thời gian rảnh rỗi của khách du lịch quốc tế:
Cầu du lịch chỉ xuất hiện vào những thời kỳ hoặc thời điểm nhất định khi khách du
lịch có thời gian rảnh như kỳ nghỉ phép, nghỉ hè, nghỉ đông… nên cầu lưu trú của du
khách cũng mang tính thời vụ.
Ví dụ, theo thống kê qua các năm tại Khách sạn Đà Nẵng, số lượng khách du lịch
quốc tế tới đây lưu trú thường tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 7 cho
đến tháng 9 và ít hơn vào các tháng còn lại trong năm. Do đây là thời gian Đà Nẵng có
nhiều hoạt động thú vị như: các lễ hội, cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, lễ hội đua thuyền
trên sông Hàn, các cuộc triển lãm nghệ thuật và một số hoạt động văn hóa đặc sắc khác.
Đồng thời đây cũng là thời điểm khô ráo, thuận lợi cho các hoạt động du lịch biển, du lịch
sinh thái tại Đà Nẵng.
2.3.3

Có sự nhạy cảm tương đối với giá:

Tương tự như đối với cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy nội điạ, cầu dịch
vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế cũng mang đặc điểm nhạy cảm tương đối



với giá. Nó tùy thuộc vào từng thị trường tiêu dùng nhất định. Thị trường có khả năng chi
trả thấp thì giá tăng cầu giảm, còn đối với thị trường có khả năng chi trả cao thì ngược lại.
Cụ thể, đối với cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế tại Đà Nẵng khi
lựa chọn cơ sở lưu trú tại điểm đến, bên cạnh việc yêu cầu chất lượng dịch vụ tốt và đạt
chuẩn quốc tế thì việc cân nhắc về giá cả cũng có tác động tương đối tới họ. Vào mùa du
lịch chính vụ hay trái vụ, Đà Nẵng thường thu hút một lượng khách quốc tế nhất định..
Chính vì vậy, các cơ sở lưu trú cũng có những chính sách giá phù hợp để đáp ứng nhu cầu
của du khách.
Ví dụ, đối với thị trường có khả năng chi trả cao như những doanh nhân thành đạt đi
du lịch đến Đà Nẵng, họ thường có nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trú chất lượng cao, nên
giá tăng cầu cũng tăng theo. Nhưng đối với những sinh viên có sở thích đi phượt vào kỳ
nghỉ tại Đà Nẵng, khả năng chi trả của họ thấp, họ thường chọn những cơ sở lưu trú giá
thấp, nên nếu giá tăng sẽ kéo theo cầu giảm.
2.3.4

Yêu cầu về chất lượng cao hơn (so với khách du lịch thuần túy nội địa):

Khách du lịch thuần túy quốc tế thường yêu cầu về chất lượng dịch vụ lưu trú cao
hơn so với khách du lịch thuần túy nội địa. Những người có thu nhập cao họ sẵn sàng chi
nhiều tiền để có thể có được chất lượng dịch vụ tốt nhất, thỏa mãn nhu cầu lưu trú của
mình. Hơn nữa, khách du lịch quốc tế có trình độ dân trí cao, mức sống cao hơn nên nhu
cầu hưởng thụ của họ nói chung cao hơn so với khách du lịch nội địa.
Dự án EU đã tiến hành một cuộc khảo sát với khoảng 3.000 khách du lịch nội địa và quốc
tế ở năm điểm du lịch chính: Sapa, Hạ Long, Huế, Hội An và Đà Nẵng. Kết quả cho thấy,
đối với yêu cầu về chất lượng của cơ sở lưu trú, có 12,4% khách du lịch quốc tế chọn lưu
trú tại khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng 5 sao, nhưng chỉ có 6,1% khách du lịch nội địa
chọn lưu trú tại đó. Có nghĩa là nhu cầu lưu trú tại các cơ sở lưu trú chất lượng cao của
khách quốc tế cao hơn gấp đôi so với khách nội địa.

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc

tế tới Đà Nẵng hiện nay.
2.4.1

Đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch:
Đặc điểm nhân khẩu học của du khách bao gồm các đặc điểm về: độ tuổi, giới tính,

quốc tịch, nghề nghiệp, tôn giáo, trình độ văn hóa, … Những nhân tố này chi phối tới thói
quen tiêu dùng của khách du lịch nên nó cũng ảnh hưởng tới cầu du lịch của du khách.
Ví dụ:


Khách du lịch từ các nước khác nhau có thói quen du lịch khác nhau, nên cầu du
lịch của họ cũng khác nhau. Du khách Nhật bản thường có xu hướng thỏa mãn sự tò mò
của mình thông qua việc tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của các điểm đến, nên cầu du lịch
văn hóa của du khách Nhật thường cao hơn du khách các nước khác. Du khách Nhật cũng
có thói quen chi tiêu khác các du khác nước khác. Theo thống kê của Bộ VH – TT & DL
thì du khách Nhật Bản có thói quen chi tiêu cho các dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại, mua
sắm… gấp từ 2-5 lần du khách khác.
Về trình độ dân trí, khách du lịch có trình độ dân trí khác nhau thì cầu du lịch cũng
khác nhau. Thông thường nếu trình độ dân trí càng cao, con người càng có học thức thì
động cơ du lịch của học cũng tăng vì du lịch giúp con người mở mang kiến thức về sự
hiểu biết và thế giới bên ngoài. Robert W.McIntosh (Cựu Giám đốc của Sở Thương mại
Michigan, Mỹ) đã nghiên cứu và khẳng định mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa trình độ văn
hóa của con người và tỷ lệ đi du lịch của họ. Với người có trình độ văn hóa ở mức đại học
thì tỷ lệ đi du lịch sẽ là 85%, trong khi đó chỉ có 50% có trình độ dưới trung học đi du
lịch.

2.4.2


Nhận thức về dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng của khách du lịch:

Nhiều người ngần ngại thực hiện các chuyến đi du lịch vì lo lắng mình không quen
biết với các nơi đến du lịch và lo ngại về các dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại… không đảm
bảo. Cũng có người cho rằng du lịch không đem lại lợi ích nào mà chỉ làm hao tốn tiền
bạc, thời gian và sức lực. Nếu có thời gian rảnh, thay vì đi du lịch, họ sẽ nghỉ ngơi tại nhà
hoặc làm những công việc mình yêu thích để thư giãn và giải trí….
Thực tế thì du lịch có rất nhiều loại hình như: du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa, du lịch
xã hội, du lịch tôn giáo, du lịch sức khỏe…v.v… Tùy vào loại hình du lịch du khách lựa
chọn mà họ sẽ có những trải nghiệm khác nhau khi đi du lịch:

- Ngoài việc tham quan thắng cảnh, giải trí, khi tham gia du lịch nghỉ biển, du khách

-

có thời gian nghỉ dưỡng, giảm bớt tình trạng căng thẳng, tắm suối khoáng hồi phục
sức khỏe… Du lịch thể thao, tham gia các hoạt động như lướt ván, đánh golf, bóng
chuyền bãi biển… giúp nâng cao thể chất, tăng cường sức khỏe…
Du lịch văn hóa giúp du khách hiểu biết hơn về phong tục tập quán của các vùng,
các nước, những nền văn hóa khác nhau….


- Nếu đi du lịch cùng với gia đình, bạn bè, đoàn, nhóm, cơ quan… đây còn là
khoảng thời gian để nâng cao tính giao lưu xã hội, thoát ly sự nhàm chán của công
việc, giúp mọi người gắn bó với nhau hơn…
 Nếu du khách có thể nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của việc đi du lịch thì
cầu về du lịch của họ cũng sẽ cao và ổn định hơn, từ đó cầu về dịch vụ lưu trú cũng
sẽ tăng nhiều hơn.


Trong đề án “Phát triển Du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015”, Thành phố
Đà Nẵng đã nhấn mạnh việc xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch, để du khách có thể tiếp
cận thêm nhiều thông tin về du lịch, có thêm hiểu biết, nhận thức đúng đắn hơn về du lịch
Đà Nẵng nói riêng và về ngành du lịch nói chung. Đề án đã nêu ra một số phương án như:
- Đặt màn hình chiếu phim tại một số điểm trong thành phố, quảng cáo hình ảnh du lịch
Đà Nẵng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; gửi thông tin về du lịch Đà Nẵng cho các
tạp chí, tờ báo lớn, cơ quan xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.
- Thực hiện chiến dịch quảng bá tuyên truyền về du lịch Đà Nẵng, xây dựng Đà Nẵng trở
thành điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện;
- Xuất bản thêm các ấn phẩm du lịch dưới nhiều hình thức để phục vụ cho du khách như:
Sách cẩm nang, bản đồ, bưu ảnh, tập gấp, Poster, bản tin, tạp chí, sách chuyên đề về một
số điểm tham quan du lịch Đà Nẵng bằng nhiều thứ tiếng phục vụ khách du lịch…
- Xây dựng, hoàn thiện nội dung và hình ảnh của trang Web du lịch Đà Nẵng để cập nhật
những thông tin mới nhất về du lịch Đà Nẵng.
- Liên kết các website của các doanh nghiệp để cung cấp thông tin và quảng bá du lịch Đà
Nẵng.
2.4.3

Thời tiết, khí hậu của nơi cư trú thường xuyên của khách du lịch

 Du lịch là một ngành kinh tế nhạy cảm với điều kiện môi trường tự nhiên. Thay đổi

thời tiết, khí hậu tại nơi cư trú thường xuyên của du khách có tác động tới cầu du lịch
nói chung và cầu dịch vụ lưu trú nói riêng. Khí hậu và thời tiết chi phối đặc điểm thị
trường nguồn khách.
-

Khách du lịch có xu hướng khám phá sự mới lạ, họ thường thích du lịch tới
những nơi có khí hậu khác với khí hậu tại nơi cư trú thường xuyên của mình.


VD: Nhiệt độ trung bình năm tại thành phố Hồ Chí Minh khá cao, nên khách du lịch
tại đây thích đi du lịch tới các thành phố biển như Đà Lạt để có thể thỏa sức đắm mình
trong làn nước biển mát lạnh.


-

Thời tiết thay đổi bất thường, xảy ra bão lũ, thiên tai… tại nơi cư trú thường
xuyên của du khách đều ảnh hưởng tới hoạt động, du lịch. Nó có thể làm trì
hoãn chuyến đi của du khách, hoặc thậm chí hủy do điều kiện thời tiết quá xấu.

-

Thời tiết thuận lợi cũng ghóp phần vào việc nâng cao chất lượng sản xuất của
các ngành, giúp kinh tế phát triển, tăng thu nhập cho người dân, từ đó tăng cầu
về hoạt động du lịch cũng như dịch vụ lưu trú. Ngược lại, thời tiết bất lợi xảy ra
liên miên, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất tại địa phương, quốc gia
đó, làm ảnh hưởng tới nền kinh tế, thu nhập của người dân không ổn định, kéo
theo cầu về du lịch cũng giảm.

VD như: Miền Trung Việt Nam là khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai. Hằng năm ở
đây đón rất nhiều cơn bão từ biển Đông đổ bộ vào, gây thiệt hại nghiêm trọng. Cuộc sống
của người dân cũng trở nên khó khăn hơn, nên cầu du lịch ở đây cũng thấp hơn các khu
vực khác trong cả nước.

2.4.4

Hạn chế về xuất nhập cảnh, tỷ giá trao đổi ngoại tệ:
a. Tỷ giá trao đổi ngoại tệ:


“Về nguyên tắc, tỷ giá hối đoái luôn tác động tới du lịch,” đó là phát biểu của ông
Taleb Rifai, người đứng đầu Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc tại Hội chợ Du
lịch Berlin (ITB) ngày 3/3/2015. Quy luật rất đơn giản,“một đồng tiền yếu sẽ thu hút
khách du lịch tới đất nước bạn, đồng thời ngăn cản bạn tới nước khác du lịch. Một đồng
tiền mạnh sẽ khuyến khích bạn đi du lịch,” Rafai chia sẻ.
Do tiền Việt Nam yếu hơn đồng tiền chung USD, nên khi sang Việt Nam du lịch,
du khách nước ngoài sẽ thoải mái trong việc chi tiêu, mua sắm hơn, từ đó kích cầu du lịch
tăng.

Bảng tỷ giá trao đổi ngoại tệ với đồng Việt Nam đồng
Nguyên tệ

Ngày hiệu lực

Tỷ giá

Euro

15/03/2015

22.557,12 đ

Yên Nhật

15/03/2015

175,71 đ

Bảng Anh


15/03/2015

31.895,86 đ

Rúp Nga

15/03/2015

318,21 đ

Đô-la Hồng Kông

15/03/2015

2.734,18 đ

Bạt Thái Lan

15/03/2015

638,30 đ

Won Hàn Quốc

15/03/2015

17,24 đ


Đô la Đài Loan


11/03/2015

680,43 đ

Nhân dân tệ

11/03/2015

3.426,92 đ

Ringit Malaysia

15/03/2015

5.762,12 đ

Ripiah Indonesia

11/03/2015

1,64 đ

Riel Campuchia

11/03/2015

5,23 đ

USD


15/03/2015

21.340,00đ

b. Hạn chế về xuất nhập cảnh:

Lệ phí xuất nhập cảnh cho du khách tới Việt Nam khá đắt, thủ tục cũng rườm rà và tốn
thời gian, phân nào khiến cho du khách quốc tế cũng e ngại khi tới Việt Nam du lịch.

2.5 Đánh giá chung về cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế tới
Đà Nẵng hiện nay.
Ngày 16-01-2015, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch bình ổn giá
thị trường trong thời gian diễn ra Cuộc thi trình diễn pháo hoa Quốc tế DIFC 2015 và dịp
Lễ 30/4 và 1/5 năm 2015 tại thành phố Đà Nẵng, theo đó cho phép các cơ sở lưu trú được
phép tăng giá phòng không quá 50% so với mức giá bán ngày bình thường và thực hiện
niêm yết giá công khai tại quầy lễ tân. Hiện nay, tính đến thời điểm ngày 18/3/2015, có
445/448 khách sạn đang hoạt động trên địa bàn thành phố đã thực hiện kê khai giá dịch vụ
lưu trú theo quy định, chiếm tỉ lệ 99.3%, trong đó có 7 khách sạn giữ nguyên giá, không
tăng giá phòng so với ngày bình thường. Kế hoạch này có tác động làm ổn định tâm lý
của khách hàng về giá cả dịch vụ lưu trú trong thời gian cao điểm giúp kích cầu lưu trú
nói riêng và du lịch nói chung ở Đà Nẵng vào dịp lễ 30-4, 1-5.
Tuy nhiên bệnh cạnh những thành công đã đạt được còn có những hạn chế kìm
hãm sự phát triển của cầu dịch vụ lưu trú.
Các chương trình du lịch đến miền Trung thường được khách du lịch chọn thời
gian lưu trú ở Hội An (Quảng Nam) hoặc ở Huế nhiều ngày hơn ở Đà Nẵng. Do du lịch
thành phố Đà Nẵng mang tính thời vụ cao, thiếu các sản phẩm du lịch đặc sắc, ấn tượng,
thiếu các dịch vụ mua sắm, giải trí hấp dẫn, đặc biệt là thiếu các khu mua sắm, khu vui
chơi và dịch vụ giải trí về đêm, trong nhà. Vì vậy chưa thu hút được nhiều du khách quốc
tế đến lưu trú dài ngày.



Tiếp đó, vấn đề cháy phòng, đội giá vào mùa du lịch vẫn còn xảy ra rất nhiều, có
nhiều cơ sở lưu trú dù đã niêm yết giá công khai như Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đà
Nẵng yêu cầu nhưng vẫn báo giá cao hơn giá đã niêm yết. Điều này gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tâm lý khách hàng và tạo ấn tượng xấu, làm giảm tỷ lệ quay lại và lưu
trú dài ngày của du khách.
Khách du lịch Nga được xem là những đối tượng khách tiềm năng, do có thời gian
lưu trú dài ngày ở Đà Nẵng, đồng thời mạnh tay chi tiêu vào các dịch vụ du lịch. Trung
bình một khách Nga lưu trú từ 10-12 ngày, chi tiêu khoảng trên dưới 1.500 đôla. Thế
nhưng, nhiều du khách đến Đà Nẵng vẫn không biết tiêu tiền vào đâu. Hạn chế của Đà
Nẵng là thiếu đường bay, do các đường bay thuê chuyến trực tiếp từ vùng Viễn Đông của
Liên bang Nga (Kraxnojarsk, Novoxibirsk, Irkutsk) đã dừng hoạt động từ năm 2012; Đà
Nẵng còn thiếu các khu resort 3-4 sao, còn giá phòng ở khu resort 5 sao lại quá đắt; Hơn
nữa dịch vụ mua sắm ven biển còn quá ít, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp lại ở
ven biển, xa trung tâm, khách phải tốn thêm chi phí vận chuyển để vào khu trung tâm mua
sắm, ăn uống nên gây bất tiện cho khách.
Do đó, ngành du lịch thành phố Đà Nẵng cần nhìn nhận thực tế những bất cập, kịp
thời có những giải pháp ngắn và dài hạn để hỗ trợ doanh nghiệp du lịch của thành phố
phát triển một cách hiệu quả. Đồng thời thành phố cần hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động quảng
bá và xúc tiến để các hình ảnh về thành phố Đà Nẵng tươi đẹp, thân thiện, phát triển năng
động đến được gần hơn với du khách trong và ngoài nước.


KẾT LUẬN
Đà Nẵng đang dần trở thành một thành phố du lịch phát triển bậc nhất ở Việt Nam
và khẳng được định vị trí của mình trên bản đồ du lịch quốc tế với điểm số ngày càng cao.
Cùng với sự phát triển du lịch thì phát triển về dịch vụ lưu trú là một yếu tố không thể
thiếu. Với những điều kiện và nhân tố tác động tới cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch
thuần túy quốc tế đã phân tích ở trên, Đà Nẵng có đầy đủ những điều kiện để thu hút du

khách quốc tế đến du lịch và lưu trú tại đó. Nắm bắt được những tiềm năng của mình,
chính quyền Đà Nẵng đã có những biện pháp cụ thể tích cực để kích cầu dịch vụ lưu trú
nói riêng và cầu du lịch nói chung trong mỗi năm. Đà Nẵng đã đạt được những kết quả
thành công nhất định, cụ thể là trung bình số lượt khách du lịch đến Đà Nẵng tăng gần
17% mỗi năm, trong đó lượt khách lưu trú tăng khoảng 10% trong những năm gần đây.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt được, Đà Nẵng đã và đang gặp phải
những bất cập trong vấn đề thu hút khách quốc tế ở lại lưu trú dài ngày; khó khăn trong
vấn đề thiếu các cơ sở vui chơi, giải trí, các sản phẩm du lịch ấn tượng; vấn đề đội giá,
cháy phòng ở các cơ sở lưu trú trong dịp cao điểm và tính thời vụ trong du lịch. Vì vậy,
chính quyền thành phố Đà Nẵng cần nhìn nhận những khó khăn đang gặp phải trong thực
tế ngành du lịch, đặc biệt là dịch vụ lưu trú để có những chính sách, biện pháp hợp lý nhất
sử dụng hiệu quả tối đa nguồn lực để nâng cao cầu du lịch của du khách, thu hút khách
lưu trú dài ngày, xây dựng một Đà Nẵng – điểm đến du lịch hấp dẫn nhất, một thành phố
thân thiện và đáng sống nhất Việt Nam.
Vì kiến thức và hiểu biết có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót trong bài thảo luận,
bọn em rất mong nhận được sự góp ý của cô.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Đà Nẵng Điện tử
www.baodanang.vn

2. Cổng Thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng
www.danang.gov.vn

3. Cục Thống kế Thành phố Đà Nẵng
www.cucthongke.danang.gov.vn

4. Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Đà Nẵng

/>
5. Báo Dân Trí
www.dantri.com.vn/

6. Tra cứu tỷ giá hối đoái – Hải quan Việt Nam
/>
7. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
/>
8. Định hướng xây dựng cộng đồng ASEAN sau năm 2015


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2
Học phần: Kinh tế Du lịch (1507TEMG2711)

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Họ và tên
Nguyễn Thị Thùy Dung
Lê Thị Thùy Dương
Nguyễn Thị Duyên

Lê Thúy Giang
Phạm Thị Giang
Nguyễn Thị Hà
Đào Thị Hằng
Đỗ Thúy Hằng
Ngô Hồng Hạnh
Phạm Thị Hậu

Mã sinh

Lớp

Chức vụ

viên
13D250075
13D250005
13D250204
13D250146
13D250007
13D250297
13D250149
13D250298
13D250078
13D250148

K49B2LH
K49B1LH
K49B4LH
K49B3LH

K49B1LH
K49B5LH
K49B3LH
K49B5LH
K49B2LH
K49B3LH

Thành viên
Thư ký
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Nhóm trưởng
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Ghi chú


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 2
Học phần: Kinh tế Du lịch (1507TEMG2711)

ST
T

Họ và tên

Chức vụ


Điểm tự

Điểm

đánh giá

nhóm trưởng

Ký tên

đánh giá
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nguyễn Thị Thùy Dung
Lê Thị Thùy Dương
Nguyễn Thị Duyên
Lê Thúy Giang
Phạm Thị Giang
Nguyễn Thị Hà
Đào Thị Hằng

Đỗ Thúy Hằng
Ngô Hồng Hạnh
Phạm Thị Hậu

Thành viên
Thư ký
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Nhóm trưởng
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2015

Nhóm trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

Thư ký
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đào Thị Hằng

Lê Thị Thùy Dương



×