Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ĐI cấy ĐỒNG sâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 20 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT
KHOA ĐIÊU KHẮC

NGÔ ĐÌNH TUẤN KHANH
KHÓA 33

ĐI CẤY ĐỒNG SÂU

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHAN THANH QUANG
Ký tên:……………………………………

Huế, 05/2015


LỜI CẢM ƠN
Tác phẩm và khóa luận tốt nghiệp là dấu mốc của sự kết thúc chặng
đường năm năm học tập tại Trường và đó cũng là vốn kiến thức được trang bị
để làm hành trang giúp tôi tiến bước vào đời.
Để có được kết quả ngày hôm nay đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới
Trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế đã tạo môi trường thuận lợi giúp
tôi có cơ hội được học tập và rèn luyện bản thân.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các thầy, cô Khoa điêu khắc đã dẫn
dắt tôi trong suốt năm năm học vừa qua.
Và hơn nữa, tôi xin cảm ơn giảng viên Phan Thanh Quang người đã
góp ý, hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp
của mình.
Tôi xin gửi lời biết ơn tới gia đình và bạn bè luôn ủng hộ, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong Hội đồng tốt nghiệp.


Tác gia


LỜI CAM ĐOAN
Bài tốt nghiệp là kết quả của quá trình tìm tòi nghiên cứu, đúc kết từ
thực tiễn cuộc sống và kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại
Trường của bản thân. Từ đó đã xây dựng nên hình tượng nghệ thuật bằng tình
cảm của cá nhân. Tôi xin cam đoan không có bất kì dấu hiệu nào của sự sao
chép, đánh cắp ý tưởng, bản quyền của người khác.
Nếu có sai phạm, tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật của Nhà
nước nội quy, quy chế của Nhà trường.
Tác gia


MỤC LỤC


I. PHẦN MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng tiến bộ, phát triển về mọi mặt, thì nhu cầu hiểu biết
tìm tòi về mĩ thuật ngày càng cao, không chỉ tìm hiểu Mĩ thuật đương đại trên
thế giới mà người ta còn tìm hiểu những giá trị Văn hóa Nghệ thuật tuyền
thống của dân tộc. Đó là một nhu cầu tất yếu trong đời sống tinh thần của mỗi
con người, nhờ đó nền Mĩ thuật thường xuyên được bảo tồn và phát triển
ngày một đa dạng, phong phú hơn.
Huế là một trong những Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật có bề dày lịch
sử của đất nước, là nơi sản sinh ra biết bao thế hệ văn nghệ sĩ tài hoa đã đóng
góp nhiều giá trị nghệ thuật vào sự phát triển của nền Mĩ thuật nước nhà nói
riêng và thế giới nói chung như: Điềm Phùng Thị, Lê Thành Nhơn,…
Bản thân tôi nung nấu, ấp ủ để rồi hình thành nên đề tài người phụ nữ
trong bài tốt nghiệp của mình. Hy vọng hòa thêm tiếng nói chung vào nền Mĩ

thuật, đồng thời đáp lại sự tri ân của quý thầy cô, quý anh chị, lớp người đi
trước đã cống hiến cho mỹ thuật, chủ đạo là điêu khắc ngôn ngữ của khối –
mảng.
1. Lý do chọn đề tài
Người phụ nữ là suối nguồn cảm hứng của thơ ca - nhạc họa xưa và
nay, nhưng mỗi người có một cách khai thác riêng để rồi tạo nên sự hoàn mỹ
từ cuộc sống dung dị với những hình ảnh đẹp trong lao động sản xuất. Ngày
nay đất nước đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa máy móc dần
thay thế con người trong sản xuất thì những nét đẹp giản dị trong cuộc sống
đồng quê bị mất đi và quên lãng theo thời gian.
Mặc dù đã có những cải tiến trong sản xuất nông nghiệp nhưng hình
ảnh người phụ nữ vẫn không thể thiếu được trên những cánh đồng quê.
Những dáng vóc cần cù, lam lũ thể hiện một nét đẹp tiêu biểu của người nông
dân Việt Nam mà đặc biệt là người phụ nữ, đó là lý do tôi chọn đề tài này cho
bài tốt nghiệp.
5


2. Mục đích nghiên cứu
Bằng vốn sống của mình và những kiến thức được học tập trong suốt
năm năm, tôi muốn chuyển tải ngôn ngữ hình khối bằng cách thổi hồn vào
nhân vật để tái hiện lại hình ảnh đời thường. Qua đó nói lên những đóng góp
to lớn của người phụ nữ nông thôn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước từ đó khái quát hóa thành hình tượng nghệ thuật, giúp người xem dễ
dàng tương tác, cảm nhận những giá trị cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam
qua tác phẩm mà tôi đang thể hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào chuyên môn nghiên cứu sâu bắt dáng, thế, bố cục nhân
vật của đề tài ngay trên quê hương mình, để từ đó chuyển tải nội dung cũng
như gửi gắm tâm tư tình cảm của mình vào đối tượng. Hình ảnh người phụ nữ

nông thôn Việt Nam và tổng thể những giá trị văn hóa, truyền thống trong
hoạt động nông nghiệp, bằng cái riêng trong tác phẩm, cái tôi của cá nhân, nói
lên tiếng nói chung của người phụ nữ trong thời đại. Đồng thời rút ra những
kinh nghiệm quý báu mong được dấng thân vào môi trường sáng tạo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Từ quá trình quan sát thực tế, chọn lọc, phân tích, đánh giá, tổng hợp,
tham khảo từ đó hình tượng hóa nhân vật bằng ngôn ngữ đường nét hình khối,
mảng âm - dương, lồi - lõm. Tiến hành sử dụng ngôn ngữ khối tìm ra tiếng
nói riêng bằng sự sáng tạo dựa trên cơ sở cái cũ để cách tân và biến nó thành
cái mới. Tuy đề tài thì không mới nhưng chủ thể khách thể thì mới bằng kiến
thức ngôn ngữ tạo hình điêu khắc.

6


II. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Giới thiệu
1 Quá trình hình thành ý tưởng
- Tôi vốn xuất thân từ nông thôn, bản thân chịu sự tác động mạnh mẽ
của văn hóa đời sống nông nghiệp.
- Quá trình trải nghiệm cuộc sống qua nhiều vùng nông thôn mà đặc
biệt là trung du miền núi của miền trung Việt Nam với địa hình chủ yếu là đồi
núi nên có nhiều đồng trũng. Với đặc điểm đó thì hầu hết công việc đồng áng
vẫn còn được sử dụng bằng sức người mà chủ yếu do người phụ nữ đảm đang
gánh vác.
- Từ hai yếu tố trên, ý tưởng được hình thành thông qua ngôn ngữ tạo
hình điêu khắc. Đó là chất xúc tác, nung nấu tôi xây dựng thành công nhân
vật người phụ nữ trong tác phẩm tốt nghiệp của mình.

Hình anh cấy lúa của nông dân vùng trung du miền Trung Việt Nam


7


2. Quá trình hình thành phác thảo:
- Trải qua quá trình đi thâm nhập thực tế, bằng cảm xúc tôi đã ghi chép,
tốc ký, ký họa trên giấy, nặn sơ thảo nhiều bằng đất sét, bắt dáng tạo thế bằng
kim loại, quan tâm đến đề tài, chú trọng vào nguyên tắc bố cục đã học dựa
trên cở sở đó để xây dựng thành phác thảo.

Sơ thao dáng bằng kim loại và vai

Sơ thao trên giấy và đất sét
3. Quá trình chọn lọc phác thảo
Vận dụng kiến thức đã học kết hợp với ý kiến đóng góp của thầy, cô để
tiến hành sàng lọc, loại bỏ dần sơ thảo từ đó hình thành nên phác thảo tốt
nhất, phù hợp với đề tài.

8


9


Phác thao được chọn
4. Quy trình chuyển chất liệu trung gian:
Phác thảo được hình thành đã có sự định hướng về chất liệu, không
gian, điểm đặt cho tác phẩm, nên sử dụng chất liệu trung gian là khâu quan
trọng và cần thiết, ta có thể áp dụng công nghệ tin học như 3dsMax,
photoshop để tạo không gian giả định hoặc thạch cao, xi măng để tạo vật liệu

thực của chất liệu trung gian.
Cần quan tâm đến các yếu tố tạo nên sự thành công cho tác phẩm khi
hoàn thành như màu sắc, ánh sáng, điểm đặt, bối cảnh dàn dựng.

10


Chương II: Nội dung và hình thức trong tác phẩm tốt nghiệp
1 Nội dung:
Tác phẩm nói lên bản chất người phụ nữ nông thôn Việt Nam, thể hiện
được nét đẹp của họ trong lao động sản xuất bằng ngôn ngữ tạo hình điêu
khắc.
Hình ảnh người phụ nữ được miêu tả bằng khối lớn, mạnh nhưng
không tạo sự nặng nhọc cho nhân vật mà vẫn gợi cảm giác mềm mại, nhẹ
nhàng, thanh thoát thể hiện được sức bền bỉ dẻo dai trong công việc đó là một
trong những bản chất tốt đẹp của người phụ nữ nông thôn, nó được chuyển
giao theo logic và những đường cong giao nhau có tính hài hòa như một điệu
khúc trữ tình lãng mạn nhẹ nhàng, đúng chất của người phụ nữ.
Với bố cục tam giác nằm ngang, khối mảng tạo thành những đường
cong liên tục tiếp nối từ lớn đến bé thể hiện công việc dồn dập không
ngừng nghỉ. Qua đó thể hiện được đức tính cần cù, chịu thương chịu khó
của nhân vật.
Hướng bố cục đổ về phía trước, tay vẫy ở nhịp độ cao người xem như
cảm nhận được sự nhanh nhẹn, nhịp nhàng, khéo léo trong công việc đồng
áng của người phụ nữ.
Mong muốn của tác phẩm tốt nghiệp chính là sự cảm nhận về cách tạo
dáng thế của nhân vật đang hoạt động dưới mặt nước sâu, tạo nên hình ảnh
vừa mới lạ vừa gắn liền thực tế vùng nông nghiệp chiêm trũng.
Chất liệu composite tôi giữ nguyên màu sắc để nói lên tính mộc mạc,
dung dị của người thiếu nữ nông thôn.

Quay lại với quá khứ, chúng ta là một dân tộc có nền văn minh lúa
nước được khắc họa bằng câu ca dao sau:
“ Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”. Từ
đó đã đúc kết được nét văn hóa đặc trưng mà nông thôn Việt Nam có được,
cũng là một bài học cho thế hệ hôm nay và mai sau, một niềm tự hào cũng
như một giá trị sống về văn hóa, tinh thần quý giá mà ông cha đã để lại.
2.Hình thức thể hiện:
11


Bằng sự biểu cảm của khối lớn ít chi tiết, chuyển động qua đường nét
cũng như sự thay đổi liên tục, tiếp nối từ khối tạo sự hài hòa cho bố cục, đồng
thời tạo ra cảm giác nhịp nhàng, thoăn thoắt trong công việc đồng áng của
người phụ nữ qua tác phẩm.
3. Phong cách thể hiện trong tác phẩm
Tác phẩm được thể hiện theo phong cách bán trừu tượng. Từ những
hình ảnh thực của đời thường kết hợp với kiến thức đã học, tôi đã xây dựng
được hình ảnh người phụ nữ đang cấy lúa ở vùng chiêm trũng bằng những
hình khối cách điệu có tính khái quát cao. Những khối lớn, nhỏ hỗ trợ cho
nhau tạo thành một tổng thể khối liên hoàn chảy mãi không có điểm dừng
cũng như một đời người, quanh năm bán lưng cho trời bán mặt cho đất và sự
chịu thương chịu khó của người phụ nữ nông thôn nói riêng, người phụ nữ
Việt Nam nói chung.
Trong tác phẩm của tôi có sự ảnh về hưởng phong cách của một số
người đi trước, như khối căng tròn giống với điêu khắc Chăm và bố cục khối
lớn khái quát không tập trung vào đặt tả của Henry Moore, Lê Công Thành…
Trên cơ sở học hỏi tiếp nhận cũng như sự giao thoa ấy để tôi có được
một tiếng nói riêng tạo cho mình một phong cách một đường đi riêng trong
sáng tạo nghệ thuật.


Tác phẩm điêu khắc Chăm

Tác phẩm của Henry Moore

Chương III: Chất liệu, kỹ thuật thực hiện trong tác phẩm tốt nghiệp
12


1

Chọn chất liệu : Composite.
Với diện tiếp xúc vững chắc, khối lớn ít chi tiết nhỏ thì hầu như thực
hiện được với nhiều chất liệu...
Bố cục thích hợp với không gian ngoài trời, nên lúc đầu tôi có ý định
chọn đá Thanh Hóa để thực hiện cho phù hợp, bởi nó có màu sắc nhẹ dịu, độ
cứng vừa phải nhưng dai thớ, giúp tôi dễ dàng trong thi công, nhằm khai thác
tối đa ngôn ngữ chất liệu, thể hiện được sự tự nhiên, bền bỉ, chân chất, mộc
mạc của người nông dân.
Nhưng do hoàn cảnh kinh tế...Tôi đã chuyển sang chất liệu khác đó là
composite giả chất liệu đá, nhựa được trộn với bột đá và màu cho vào khuôn
đúc sau đó đổ ra thành phẩm sẽ làm nguội lại đường giáp mí của khuôn, giữ
nguyên chất liệu và màu sắc pha trộn trước khi đổ ra thành phẩm. Tuy là nhựa
nhưng hình khối và màu sắc, cách tạo chất sau quá trình xử lý vẫn tạo được
cảm giác là đá cho người xem.
2. Kỹ thuật thực hiện tác phẩm
2.1. Dụng cụ thi công
Thước dây, kìm, búa, máy mơn, máy cưa, thép buộc, sắc f6 và f8, ván
gỗ, gỗ...đất sét.

13



2.2. Hình thành và hoàn thiện phát thảo trên đất sét.

2.3. Phóng lớn tác phẩm bằng đất sét theo tỷ lệ 1/1 với tác phẩm sẽ thực
hiện bằng chất liệu dự kiến là composite.
.

2.4. Đây là tác phẩm đã hoàn thiện bằng đất sét chuẩn bị cho giai đoạn
đổ khuôn thạch cao.
Muốn đổ khuôn sắc nét và dễ dàng tháo dỡ thì khâu chia mảng của
khuôn là vai trò chủ đạo cho mỗi một tác phẩm, khuôn giữ hay khuôn phá nó
đều phụ thuộc vào kĩ thuật, tính toán trước lúc chia khuôn.
14


2.4.1. Quy trình đổ khuôn
Chuẩn bị dầu nhớt, thạch cao, bao bố, thau (chậu). cho thạch cao vào
chậu hòa với nước phủ lên bề mặt tượng (đất sét) bồi thêm bao bố làm sợi để
tạo sự kết dính thành lớp khung xương đan xen tạo ra sự chắc chắn cho
khuôn, đồng thời dùng nhiều thanh tre nẹp từng đoạn bên ngoài để gia cố giúp
khuôn chắc chắn hơn, tránh sự vênh tráng biến dạng của khuôn.

2.4.2. Sau khi đổ xong khuôn thạch cao, xử lý vệ sinh làm sạch và bôi
trơn bằng dầu nhớt chờ ráo khuôn sẽ tiến hành đổ nhựa.
2.5. Khâu đổ nhựa gồm có: nhựa, chất xúc tác, sợi thủy tinh, bột đá, màu.
Nhựa vốn nguyên thủy có màu trắng đục, do đó ta muốn thể hiện được
màu sắc bền vững không phai thì phải pha trộn cho đều cùng bột đá và chất
xúc tác trước khi đổ thành phẩm, còn sợi thủy tinh dùng để lợp lên từng lớp
đan xen vào nhau qua từng lớp nhựa, tùy theo khả năng của người làm dày

hay mỏng. Nó như từng đốt xương sống trên cơ thể con người, đó là cấu trúc
xây dựng để hoàn thiện tác phẩm, vừa nhẹ vừa rắn chắn bền đẹp.

15


Vật liệu và dụng cụ thi công
Trong quá trình đổ nhựa:

Tách phôi

Lắp ghép

16


Khối hoàn chỉnh
2.6. Hoàn thiện tác phẩm, xây dựng điểm đặt phù hợp.
Vị trí để đặt tượng cũng là một vấn đề quan trọng. Để tác phẩm được
thành công thì cần có sự hỗ trợ liên kết từ bục bệ, không gian, hay còn gọi là
địa hình địa thế để nâng cao giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm.
Bệ: tượng được đặt lên trên một thảm cỏ, hoặc mặt nước với không
gian thoáng, nhằm gợi lại cảm giác mênh mang bát ngát của nhưng cánh đồng
tạo ra sự liên tưởng cho người thưởng ngoạn.

17


Tác phẩm hoàn thiện trên chất liệu nhựa
3. Các vấn đề đạt được và những hạn chế trong tác phẩm tốt nghiệp

Bằng hình khối thô mộc, đường nét uốn lượn nhịp nhàng, tôi đã xây
dựng được hình tượng nghệ thuật thể hiện nét đẹp dung dị đời thường trong
lao động sản xuất của người phụ nữ.
Giải quyết được bố cục phù hợp với không gian theo dự kiến. Trong
quá trình thực hiện từ phác thảo, tôi đã thay đổi cho cánh tay đưa lên trong
trạng thái đang cầm bó mạ, đẩy mạnh khối căng đường gân vặn mình qua
từng thớ thịt như đang chuyển động, lột tả được bản chất trong lao động của
người phụ nữ.
Không gian và điểm đặt ở trường chưa phù hợp, bị giới hạn so với điểm
đặt dự kiến là không gian phải thoáng rộng.
Mặc dù chất liệu nhựa đã diễn tả hết vẻ đẹp của tác phẩm và truyền tải
được cảm xúc nghệ thuật mà tôi muốn diễn đạt, nhưng độ bền của nhựa
không cao làm hạn chế thời gian tồn tại của tác phẩm.
18


III. PHẦN KẾT LUẬN
Cùng với sự tiến bộ của xã hội thì những giá trị văn hóa nhân sinh và
giá trị thẩm mỹ mà người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn mang lại cho
cuộc sống trường tồn, phát triển theo thời gian. Hình tượng người phụ nữ vẫn
mãi là một nguồn cảm hứng bất tận của những sáng tạo nghệ thuật mới.
Tác phẩm là quá trình lao động sáng tạo của bản thân trên cơ sở tìm tòi,
phát huy những kiến thức được học ở trường cộng với sự quan tâm, góp ý của
GVHD cùng các thầy, cô giáo khác để xử lý tốt kỹ thuật chất liệu, tạo nên
tiếng nói tình cảm chung. Vừa giảm bớt kinh phí đồng thời tạo được ngôn ngữ
cho một thứ vật liệu vô tri thành hiện hữu, tăng tính thẩm mỹ cho tác phẩm,
phù hợp từ nội dung lẫn hình thức; nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là tạo
được những rung cảm nghệ thuật và đồng cảm của người xem.
Những suy nghĩ về sự kế thừa và phát huy tư tưởng nghệ thuật văn hóa
đạo đức thời nay, sau khi ra trường lập nghiệp, bằng vốn kiến thức được quý

thầy trang bị làm hành trang ra đời, dù trong hoàn cảnh nào cũng lấy cái tâm
làm chủ đạo cho sự nghiệp sáng tạo mỹ thuật, lấy ngôn ngữ khối làm tiếng
nói riêng của bản thân trên con đường sáng tạo nghệ thuật.
Tuy vậy trong bài tốt nghiệp có những hạn chế chưa khắc phục được
hoặc khắc phục nhưng không đủ thời gian, tôi có những đề xuất như sau:
- Qúa trình đổ nhựa cần tiến hành ngay sau khi khuôn thạch cao được
tháo ra, tránh để lâu tránh tình trạng vênh tráng gây khó khăn cho vấn đề hoàn
thiện tác phẩm về thời gian cũng như vật liệu.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
- Nguyễn Quân - Phan Cẩm Thượng, “Mỹ thuật của người Việt”, NXB
Mỹ thuật, 1989.
- Trần Đại Vinh – Nguyễn Hữu Thông“Mỹ thuật Thời Nguyễn”, NXB
Hội nhà văn TPHCM, 1992.
- Phan Xuân Hòa “Tạo không gian ao 3dsMax”
- Th.s Nguyễn Thái Quảng,“Vấn đề sử dụng chất liệu trong tác phẩm
điêu khắc”,Báo khoa học năm 2012.
Tài liệu tham khảo trang website
- />- />
20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×