Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

MÀU sắc TRONG TRANH KHẮC gỗ PHÁ bản ở HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.8 MB, 31 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT
BỘ MÔN ĐỒ HỌA

KHÓA LUẬN
HỆ CHÍNH QUY NGÀNH ĐỒ HỌA TẠO HÌNH

Đề tài:

MÀU SẮC TRONG TRANH KHẮC GỖ PHÁ
BẢN Ở HUẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG
NGÀNH ĐỒ HỌA - KHÓA (ĐH.K10-15)

Thừa Thiên Huế, tháng 5/2015
LỜI CẢM ƠN


Tôi gửi lời cảm ơn chân thành quý thầy cô trường Đại học Nghệ thuật Huế
và các thầy cô Bộ môn Đồ họa đã tận tình giúp tôi trong suốt 5 năm qua. Trong thời
gian qua thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Hòa đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành đề tài " Màu sắc trong kỷ thuật khắc gỗ phá bản ở Huế" và tác phẩm tốt
nghiệp.

Sinh viên
Đặng Hoài Phương

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA



SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


NHẬN XÉT
(Của giáo viên hướng dẫn)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Giảng viên

Nguyễn Thị Hòa

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG



MỤC LỤC

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa cho đến nay, con người luôn khẳng định rằng nghệ thuật là một
phần đời sống tinh thần, nghệ thuật là những cái hay cái đẹp mà con người luôn
muốn hướng tới luôn muốn được thưởng thức thông qua giác quan của mình. Mỗi
tác phẩm nghệ thuật đều mang trong mình những giá trị lớn về tư tưởng và sự thẩm
mỹ. Mỗi một loại hình nghệ thuật đều có những ngôn ngữ đặc trưng để thể hiện
hình tượng nghệ thuật. Đồ họa tạo hình cũng vậy đây là những loại hình in ấn mà
người nghệ sỹ coi những đường nét, hình khối, màu sắc chính là ngôn ngữ để nói
lên tư tưởng, mong ước của mình.
Trong các thể loại tranh in tranh khắc gỗ là nghệ thuật lâu đời nhất, dù tuổi già
nhưng cũng từng ấy thời gian các tác phẩm trong tranh khắc gỗ ngày một đi lên nội
dung được mở rộng, đề tài sáng tác cũng phong phú hơn. Hệ thống các đường nét,
hình, màu sắc, phương pháp in không còn làm trong một khuôn khổ bó hẹp, một
cách làm truyền thống. Nhiều cách làm mới được bổ sung, ngôn ngữ diễn đạt thay
đổi, chất liệu được thay mới và đa dạng làm phong phú thêm cho loại hình nghệ
thuật này. Giờ đây tranh khắc gỗ phá bản đã được định hình một phong cách nghệ
thuật riêng hiện đại nhưng vẫn mang đậm đã bản sắc dân tộc.
Đối với tôi việc nghiên cứu, tìm hiểu màu sắc trong tranh khắc gỗ phá bản
không chỉ đơn thuần là thu thập kiến thức mà là niềm đam mê với môn nghệ thuật
này. Với niềm đam mê này tôi muốn tìm hiểu nó để mở rộng kiến thức, trang bị cho

mình hành trang cần thiết cho quá trình thực hiện bài học, bài tốt nghiệp và là hành
trang cho bước đường nghệ thuật của tôi sau này. Và chính vì vậy tôi chọn đề tài '
Màu sắc trong tranh khắc gỗ phá bản ở Huế".
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Giúp bản thân hiểu sâu hơn về sự độc đáo của màu sắc và giá trị nghệ thuật.
- Nâng cao khả năng cảm thụ thẩm mỹ và góp phần gìn giữ và phát huy tinh
hoa của dòng tranh khắc gỗ phá bản.

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


6

- Tìm hiểu về lịch sử sự hình thành và phát triển cũng như đặc điểm nổi bật của
dòng tranh khắc gỗ phá bản.
- Phân tích một số tác phẩm nhằm giúp mọi người hiểu thêm về màu sắc.
3. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài này người viết muốn tập trung tìm hiểu và phân
tích màu sắc trong các bức tranh khắc gỗ phá bản thông qua các tác phẩm ở Huế.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu màu sắc trong tranh khắc gỗ phá bản để từ đó có thể rút ra những
bài học quý giá đối với bản thân tôi và cũng là người yêu thích màu sắc. Đồng thời,
góp phần củng cố các hiểu biết của mình về nghệ thuật nhằm hỗ trợ cho việc sáng
tác sau khi ra trường. Và hy vọng rằng nó cũng sẽ có những thông tin bổ ích cho các
bạn khóa sau trong quá trình học tập và nghiên cứu của mỗi người.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu về lý thuyết đã học, các bài chuyên khoa đã thực hành, thu thập
thông tin qua sách vở, qua internet...

- Phương pháp nghiên cứu phân tích, đối chiếu những tác phẩm của tác giả.
- Tiếp cận đối tượng nghiên cứu, thu thập thông tin tư liệu bằng các nguồn
trực tiếp (khảo sát tranh in của các họa sĩ, tài liệu sử sách,...).
- Nghiên cứu về màu sắc, sự biểu cảm, thay đổi về màu sắc của các tác phẩm
do tình cảm của họa sĩ tạo nên.

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


7

NỘI DUNG
1. Sơ lược vài nét về nghệ thuật đồ họa
Đồ họa là một trong những loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, nghệ thuật đồ
họa là phương tiện thông tin đầu tiên của loài người trước khi xuất hiện chữ viết.
Loại hình nghệ thuật này rất phổ biến và đang phát triển rất mạnh mẽ.Từ những
hình vẽ sơ khai đầu tiên của con người trong các hang động hay những hình ảnh mô
phỏng về săn bắt hái lượm, đời sống văn hóa, tín ngưỡng,...Theo thời gian, đồ họa
đã và đang khẳng định vai trò vị trí của nó trong nền nghệ thuật tạo hình của nhân
loại. Và ngày nay, nhờ sụ tiến bộ của khoa học kỷ thuật đã giúp con người áp dụng
những phương tiện hiện đại để sáng tác những tác phẩm đồ họa mang tính nghệ
thuật cao.
Đồ họa là quá trình sáng tác hình ảnh (tạo hình) một cách gián tiếp, đưa màu từ
một khuôn in sang một bề mặt khác. Vì có khuôn in, nên tác phẩm đồ họa thường
có nhiều bản sao tùy ý họa sĩ.
Trong đồ họa có 4 nguyên lý in cơ bản và đó là đặc trưng cơ bản của tranh đồ họa:
- Relief (in nổi): những chỗ lõm xuống không bắt được mực, còn chỗ lồi lên là
noi bắt mực để in (vi dụ khắc gỗ).

- Intaglio (in chìm ): ngược lại với in nổi, những chổ lõm xuống là những nơi
giữ mực (ví dụ khắc kim loại).
- Lithography (in phẳng): mực sẽ được lăn trên toàn bộ mặt phẳng đã phủ chất
bắt mực, những chỗ có phủ chất bắt mực sẽ giữ mực lại còn những chỗ không có sẽ
bị nước cản lại không cho tiếp xúc với mặt phẳng (ví dụ in đá).
- Screenprinting (in xuyên ): mực sẽ lọt xuống dưới qua những khe hở, không
được bịt kín (ví dụ in lưới).

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


8

2. Tranh in khắc gỗ phá bản
2.1. Lịch sử và sự phát triển tranh khắc gỗ phá bản ở Huế
2.1.1. Sơ lược vài nét lịch sử tranh khắc gỗ
Kỹ thuật in nổi, về nguyên tắc rất đơn giản, là một trong những phương pháp
lâu đời nhất của loài người để giữ lại những ý tưởng về hình ảnh. Trong thời nhà
Đường (618 – 907) tranh vẽ và chữ kèm theo (trên cùng một bản in) đã được in ra
bằng các bản in gỗ, sách in bằng bản khắc gỗ cũng đã được biết đến từ thế kỷ 9,
trong khi loại này ở châu Âu mãi đến thế kỷ 15 mới xuất hiện. Các tác phẩm nghệ
thuật khắc gỗ đầu tiên ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1400 đến
năm 1500 trong các tu viện ở Bayern và vùng núi Alpes là các bản in một mặt từng
trang rời. Dưới dạng như các tờ truyền đơn hay sách mỏng, các bản in khắc gỗ được
dùng để truyền bá các ý tưởng về nghệ thuật, thế giới quan và tôn giáo, đặc biệt là
trong thời kỳ củaPhong trào cải cách (Reformation).
Khắc gỗ đạt đến đỉnh cao đầu tiên trong thời kỳ Phục hưng Trong thời kỳ này
cũng đã có những thử nghiệm đầu tiên in nhiều bản khắc gỗ có màu khác nhau trên

cùng một bản in vì cho đến lúc đó các bản in rời từng tờ đều được tô màu bằng tay
sau khi in ra. Trong một bản in màu thật sự mỗi một màu đều có bản khắc gỗ riêng,
khó khăn về kỹ thuật của phương pháp này là ở chỗ không điều khiển chính xác
được quy trình in vì giấy co giãn khi thấm ướt và lại được hong khô lại. Các bản in
khắc gỗ màu đầu tiên được xác định là vào năm 1486. Lucas Cranach der
Ältere (Lucas Cranach Già) và Albrecht Altdorfer tiếp tục thử nghiệm sau đó.
Altdorfer đã thành công trong thời gian 1519/1520 với một bản in màu dùng 6 bản
khắc gỗ. Sau các tác phẩm của Altdorfer thử nghiệm về in bản khắc gỗ màu tạm
thời không còn được tiếp tục ở Đức nữa, có thể là do ảnh hưởng của việc truyền bá
rộng rãi các tác phẩm trắng đen của Albrecht Dürer.
Kỹ thuật đồ họa này phát triển trong khu vực Đông Á độc lập với châu Âu.
Khắc gỗ đạt đến đỉnh cao đầu tiên ở Trung Quốc trong thờinhà Tống (960-1279)
khi các nhà nghệ thuật liên hợp lại với nhau thành lập các xưởng khắc gỗ. Sản xuất
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


9

khắc gỗ màu đạt đến một trình độ hoàn hảo cao, thế nhưng trong thế kỷ 17 khắc gỗ
ở Trung Quốc chỉ được sử dụng để in lại hình ảnh, mà trong đó có rất nhiều cố gắng
để diễn đạt lại thật đúng các ấn tượng do vẽ bằng cọ và các tông màu mang lại.
Khắc gỗ màu Nhật Bản bắt đầu phát triển từ giữa thế kỷ 18. Bản in khắc gỗ
màu tại Nhật Bản được sản xuất nhờ sự cộng tác của người họa sĩ, nghệ nhân cắt gỗ
và thợ in. Để in một bản khắc gỗ màu đã phải cần cho đến 12 tấm khắc gỗ, đòi hỏi
phải làm việc một cách rất chính xác. Bên cạnh các tranh về thiên nhiên là các tranh
mang chủ đề về cuộc sống hằng ngày như các cảnh luyến ái, tranh từ thế giới của
các vũ nữ Nhật (geisha), chân dung của các nghệ sĩ và của những người đô
vật sumo.

2.1.2. Sự phát triển tranh khắc gỗ phá bản ở Huế:
Kỹ thuật khắc gỗ phá bản được xuất hiện ở Huế cách đây khoảng một thập niên,
lúc đó có Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã giao lưu cùng với các họa sĩ nước
ngoài. Một thời gian sau đó, có các họa sĩ Nguyễn Tri Phương, Phạm Khắc Quang,
Nguyễn Nghĩa Duyện đã giới thiệu tranh khắc gỗ phá bản qua workshop tại trường
Đại học Nghệ thuật - Bộ môn Đồ họa. Và cùng khoảng thời gian đó, thầy Trần Văn
Quân là giảng viên mời dạy tranh khắc gỗ phá bản. Cho tới khoảng năm 2012 đến
nay tranh khắc gỗ phá bản phát triển rõ rệt.
2.2. Kỹ thuật khắc gỗ phá bản
Đây là kỹ thuật ưu việt trong thực hành nghệ thuật khắc gỗ ngày nay. Kỹ thuật
khắc phá bản gỗ là cách chế ván in tranh khắc gỗ nhiều màu chỉ trên một tấm gỗ.
Khắc phá bản gỗ được dịch ý từ thuật ngữ tiếng Anh sử dụng phổ biến trong chuyên
ngành tranh in “reduction woodcut” (một trong các nghĩa đen của “reduction” là
phá dần, làm mòn dần). Kỹ thuật này được phát triển bởi họa sỹ Cheng Xu ở Học
Viện Mỹ thuật Vân Nam, Trung Quốc từ năm 1982. Nhưng nguồn gốc của kỹ thuật
này lại nằm ở những tác phẩm khắc cao su giai đoạn 1950 – đầu 1960 của danh họa
Picasso.

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


10

Kỹ thuật khắc phá bản gỗ thực hiện theo nguyên lý xúc bỏ phần gỗ đã in màu
lần trước để tạo phần tử in cho bản màu tiếp sau trên cùng một ván gỗ. Cụ thể hơn,
sau khi in màu thứ nhất, vẫn trên ván gỗ đó ta phá đi những phần cần thiết để khi in
màu thứ hai thì màu đó không bị che mất bởi màu sau. Bằng quá trình khắc phá dần
như vậy, họa sỹ tranh in có thể thực hiện một tác phẩm khắc gỗ nhiều màu (trên 15

màu) mà không quá khó khăn và ít tốn kém vật chất, thời gian.
Nhờ kỹ thuật khắc phá, bằng những phương tiện công nghiệp hiện đại hay những
dụng cụ sử dụng thường nhật, tranh khắc gỗ ngày nay đã tạo được cho mình những
hiệu quả thị giác mới, đã làm thay đổi căn bản trong quan niệm và cách đánh giá
của giới chuyên môn, công chúng về thể loại đồ họa tranh in lâu đời nhất này.
Những yếu tố mới của tranh khắc gỗ ngày nay nằm ở đường nét, bút pháp tự do,
bay bổng, ở sự thâm diễn hình họa, ở sự phong nhiêu về sắc màu…, ở sự đa dạng
vô biên của phương thức thể hiện ý tưởng nghệ thuật. Đến lượt mình, những yếu tố
ấy vừa trở thành điều kiện, vừa trở thành phương tiện để tạo ra “vùng đất” rộng cho
các thực hành nghệ thuật đương đại.
3. Màu sắc trong tranh khắc gỗ phá bản ở huế
Màu sắc được xem như là một phương tiện để diễn đạt được các giá trị biểu cảm
trong kỹ thuật khắc gỗ phá bản.
3.1 Vai trò của màu sắc trong tranh khắc gỗ phá bản
Nói đến khắc gỗ phá bản là nói đến màu sắc. Trong hai yếu tố hình và sắc làm
nên diện mạo của một bức tranh thì sắc có vai trò đem lại cảm hứng cho cả người
sáng tác và người thưởng thức. Màu sắc có thể bổ sung hoặc ngay cả thay thế cho
những khác biệt sắc độ để tạo ra tính chất tạo hình. Màu sắc có thể tạo ra sự hấp dẫn
trong sự chuyển động lùi ra sau hoặc tiến về phía trước trong không gian hình ảnh
tạo nên chiều sâu trên mặt phẳng hai chiều của tác phẩm, làm cho người xem cảm
nhận được các thể chất và mức độ xa gần hay tình hình bối cảnh của sự vật - hiện
tượng mà tác giả muốn trình bày. Màu là những cung bậc của tình cảm, là yếu tố
tinh tế và huyền bí, có sức hút lớn, tác động mạnh mẽ vào tâm hồn con người. Như

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


11


vậy có thể nói, sự hấp dẫn của hoà sắc chính là hiệu quả của sự phối hợp nhuần nhị
giữa các sắc độ trong mối tương quan hài hoà trên mặt tranh. Màu sắc trên tranh
cũng giống như màu sắc trong đời sống và thiên nhiên vì độ chuyển màu của nó vô
cùng phong phú.
Màu sắc là một trong những yếu tố biểu cảm nhất, tác động trực tiếp lên cảm
xúc. Sự phối hợp màu sắc góp phần thể hiện nội dung và ý nghĩa của tác phẩm.
Chính sự nhịp nhàng và hài hoà của màu sắc sẽ thoả mãn những tư duy mong muốn
sáng tạo của họa sĩ.
Màu sắc cũng như đường nét hay mảng khối là những ngôn ngữ trong tranh
khắc gỗ phá bản dùng để diễn tả hình tượng sự vật một cách chân thật, tùy theo sự
cấu thành hình tượng khác nhau mà họa sĩ có những cách diễn đạt khác nhau để thể
hiện riêng cho từng tác phẩm của mình. Có thể nói màu sắc trong tranh khắc gỗ phá
bản hiện tại có những đóng góp cho nghệ thuật trong khắc gỗ hiện đại là một minh
chứng cho những gì mà tranh đồ họa mang đến cho nền mĩ thuật thế giới. Khắc gỗ
phá bản như là một bước tiến mà tranh khắc gỗ đạt được từ xưa đến bây giờ.
3.2. Sự biểu cảm của màu sắc trong kỹ thuật khắc gỗ phá bản:
Màu sắc trong tranh khắc gỗ phá bản phong phú và đa dạng. Được thể hiện ở
những mảng màu trầm sâu lắng, tĩnh tại mà có sắc có nhị, màu nóng lạnh được hòa
trộn vào nhau để thể hiện những sắc thái mới của màu sắc. Sự biến ảo của màu sắc
trong khắc gỗ phá bản là vô cùng vô tận. Nó phụ thuộc vào việc sử dụng màu các
tông màu tài tình của người nghệ sỹ trong việc thể hiện tình cảm của mình. Sắc
trong tranh thường được thể hiện ở ba cấp độ chính là sáng, tối và trung gian . Màu
đậm trong tranh (thường là màu đen, hoặc xanh đen, nâu…) quán xuyến toàn bộ bố
cục, hình khối trong tranh. Các tông ghi được bổ trợ làm tăng sự hấp dẫn của sắc độ
sáng. Kết hợp với những nét khắc khác nhau người họa sỹ đã đem lại cho tranh
khắc hiện đại sự khỏe khoắn, nhưng cũng tràn đầy tình cảm của mình.
Với phương thức thể hiện riêng biệt, cho người xem cảm nhận được không gian xa
gần, có tĩnh có động có thể diễn tả được trong trẻo như lụa mà vẫn mang được tính
chất mạnh mẽ của khắc gỗ. Để có những tác phẩm như ý muốn người họa sỹ cần có


GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


12

một quá trình làm việc say mê, hết mình, có kỹ thuật vững chắc, có tư duy sáng tạo
và sự kiên trì của bản thân. Có nhiều người khi mới tiếp xúc với kỹ thuật này cảm
thấy ái ngại vì nó đòi hỏi cao về sự tỉ mỹ, khắt khe và một phần phụ thuộc vào cơ sở
vật chất, máy móc.

Hình 1
Tác phẩm: Chuột ổ
Năm sáng tác: 2013
Tác giả: Trần Quốc Học
Dù kỹ thuật khắc gỗ phá bản du nhập vào Huế chưa được bao lâu nhưng cũng đã
có những tác phẩm cho ra những màu sắc trong bức tranh đạt hiệu quả cao. Tác
phẩm Chuột ổ ( hình 1) của tác giả Trần Quốc Học. Tác phẩm nói về một lũ chuột
nhắt đang được chuột mẹ âu yếm với đường nét mềm mại, sử dụng trong màu xanh
là chủ đạo thêm vào đó là những màu vàng, nâu hòa quyện vào khiến cho bức tranh
thêm phần tình cảm, ấm áp. Không gian là những mảng màu trầm nhẹ nhàng làm
nổi bật hình tượng chình của bức tranh. Ánh sáng màu vàng làm nổi bật trung tâm.
Một cách thức đơn giản để tạo ra sự hài hòa và cân bằng là lặp lại màu sắc tương tự,
nhưng theo sắc độ và những cường độ khác bằng cách bày trí ở những phần khác
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG



13

nhau của bức tranh. Màu trong kỹ thuật này làm tô đẹp thêm cho những sợi lông to
nhỏ làm cho bức tranh thêm sống động có chiều sâu.

Hình 2
Tác phẩm: Một mất một còn
Năm sáng tác: 2014
Tác giả: Nguyễn Tiến Việt
Tác phẩm " Một mất một còn" ( hình 2) của tác giả Nguyễn Tiến Việt đã sử dụng
kỷ thuật phá bản để tạo sắc độ và đường nét. Phá bản cho ra những sắc độ trong bức
tranh rất mạnh mẽ hùng dũng, chỉ với những gam màu trầm nhưng tác giả đã thể
hiện rất rõ sự chiến đấu đến khi một con trâu gục ngã. Với không gian dùng những
mảng màu xanh là một trong số màu được liên kết với không khí, trời đất và chúng
được gọi là màu lạnh, màu nâu là màu được liên hệ với mặt trời hoặc lửa cái tính
chất nóng lạnh tạo nên một không gian rất mạnh mẽ, để làm nền cho hình tượng
chính là hai con trâu đang hùng hục khí thế chiến đấu để giành lại sự sống của chính
mình. Tác giả đã dùng các mảng chuyển động trong bức tranh khá mềm mại nhưng
không thiếu phần mạnh mẽ, sắc rõ nhất nằm ngay ở con trâu chính. Mặc dù độ đậm
nhạt tạo cho bức tranh có vẻ mềm mại nhưng không làm mất đi bản chất chiến đấu
một mất một còn của tác phẩm.
3.3. Màu sắc trong tranh khắc gỗ phá bản

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


14


Màu sắc là một thành phần cốt yếu của tranh khắc gỗ phá bản, nó không chỉ là
một phương tiện làm tôn giá trị cho hình nét mà là yếu tố chủ đạo để biểu thị các
trạng thái tâm hồn. Màu sắc trong tranh tự nhiên được tạo ra từ các màu cơ bản, từ
đó có thể tạo ra rất nhiều màu sắc khác. Khi các màu đặt cạnh nhau theo chiều chú ý
nhất định sẽ tạo ra một nhịp điệu thị giác.
Màu sắc bắt đầu với ánh sáng và có nguồn sáng. Ở đâu có ánh sáng thì ở đó có
màu sắc, đâu có ánh sáng mạnh thì màu sắc ở đó có vẻ đặt biệt và mãnh liệt, ở đâu
có ánh sáng yếu thì khó có thể phân biệt được màu này với màu kia. Trong một bức
tranh, màu sắc là do sự pha trộn của nhiều màu, chúng vô cùng phong phú và sinh
động. Để dễ nhận biết chúng và chủ động tạo ra gam màu chủ đạo cho bức tranh,
người ta dựa vào tính chất, đặc điểm của chúng mà phân ra màu nóng và màu lạnh.
Màu nóng là màu gần với lửa tạo ra cảm giác ấm áp, sôi nổi. Màu lạnh là màu gần
với nước. Tùy theo hòa sắc của hệ thống những màu đặt cạnh nhau sẽ cho người
xem một hiệu quả rõ ràng về nhịp điệu của tranh. Hòa sắc của hề thống màu đặt
cạnh nhau tạo ra cho người xem một hiệu quả rõ ràng về một nhịp điệu nhanh,
mạnh nếu là những cặp màu bổ túc, tương phản.
Có thể nói nhịp điệu màu sắc trong tranh là sự vận động không ngừng của các
màu được lặp đi lặp lại, mảng miếng rõ ràng tạo ra một sự chuyển động trong bức
tranh. Khi xem một tác phẩm khắc gỗ phá bản ta thấy màu sắc vô cùng phong phú,
nó là những hòa sắc, những sự kết hợp phức tạp, do đó nhịp điệu của màu sắc cũng
đa dạng hơn.

Hình 3
Tác phẩm: Giao mùa 3

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG



15

Năm sáng tác: 2013
Tác giả: Trầm Thị Trạch Oanh
Bằng việc lặp lại các mảng màu, đường nét tác phẩm " Giao mùa 3" (hình 3) của
tác giả Trầm Thị Trạch Oanh đã chuyển hóa hình tượng các cô gái dân tộc thành sự
biểu hiện vừa hợp lý vừa dễ cảm. Màu sắc trong tranh thể hiện sự hiện diện và
chuyển động của ánh sáng, do đó nó là yếu tố không thể thiêu trong bức tranh. Ánh
sáng làm cho không gian lung linh huyền ảo, tác giả đã tạo ánh sáng trong tranh
bằng cách sử dụng màu sắc, nhịp điệu của ánh sáng được thể hiện qua nhịp điệu của
màu sắc, sự tương phản đậm nhạt, sắc độ. Tính tích cực của những màu sắc rực rỡ
và những cô gái dân tộc đang chuyển động uyển chuyển để hái những bông hoa
chuối rừng bên không gian nắng đẹp của thời tiết giao mùa. Tác giả đã sử dụng màu
đỏ làm gam màu chủ đạo trong bức tranh.

Hình 4
Tác phẩm: Mơ
Năm sáng tác: 2014
Tác giả: Ngô Thụy Miên
Trong tranh của tác giả Ngô Thụy Miên thể hiện nghệ thuật bằng cách tạo hình
những mảng màu và tranh có màu sắc tương đồng. Tạo cho người xem một cảm

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


16


giác của nhịp điệu do sự kết hợp của màu sắc và hình. Tác phẩm " Mơ" (hình 2)
được khắc họa bằng hình tượng một cậu bé cưỡi trên con ngựa gỗ bay lên bầu trời.
Sử dụng tông màu xanh là chủ đạo cho ta cảm giác bình yên.
Màu sắc giờ đây được trực tiếp sát nhập vào hình dáng của hình ảnh trong tranh ở
một cách thức tích cực và trực tiếp nhằm tạo ra những mặt phẳng không gian khác
nhau của những vùng bề mặt. Vì có liên quan gần nên những màu tương sắc tạo ra
sự chuyển động bị giới hạn trong không gian, những màu tương phản thì nới rộng
không gianvà cung cấp những dấu đậm nét khác nhau hoặc những điểm tiêu cực
đáng quan tâm.
Chỉ cần vẽ ra đường bao ranh giới của hình dạng vật thể là đã biểu thị sự tồn tại lẫn
nhau giữa không gian và vật thể. Không gian cung cấp phương pháp cho việc làm
thế nào trang trí bố cục trong tác phẩm, cho thấy tác phẩm có chiều sâu. Do tính
chất thể hiện phong phú về sắc độ nên có thể thể hiện không gian thực hoặc ước lệ.

Hình 5
Tác phẩm: Hoàng hôn
Năm sáng tác: 2013
Tác giả: Đặng Thị Hà
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


17

Tác phẩm "Hoàng hôn" (hình 5) đã được tác giả Đặng Thị Hà diễn tả không
gian mơ hồ, kỹ thuật khắc gỗ phá bản trong tác phẩm được xử lý một cách khéo léo,
từ những hình ảnh cụ thể, đã tạo ra một khoảng không gian xa gần cuốn hút. Với
cách diễn tả đậm nhạt và cùng gam màu vàng nâu đã thể hiện rõ trước mắt ta là
những con thuyền với màu sắc rõ ràng, không gian được thể hiện xa xa mờ dần, tác

giả đã dùng những mảng màu nhẹ nhàng tạo sự chuyển đổi êm dịu, mơ màng. Tác
phẩm lấy cảm hứng bởi vẻ đẹp lúc hoàng hôn xuống trên biển, ctác giả đã cố gắng
tạo cho người xem có cảm giác bình an sau ngày làm việc.
4. Xây dựng tác phẩm tốt nghiệp
4.1. Chủ đề
Mùa cưới các studio luôn nhộn nhịp thay đổi các mẫu áo cưới, làm mới diện
mạo studio của mình để những cô dâu có thể chọn cho mình bộ cánh lộng lẫy nhất,
kiêu sa nhất trong ngày cưới. Câu chuyện về những chiếc váy cưới vẫn luôn là đề
tài muôn thuở của cô dâu mới, vì ai mà chẳng muốn khoác lên mình bộ váy lộng
lẫy, đáng tự hào vào ngày quan trọng nhất đời ấy.
4.2. Xây dựng hình tượng trong tác phẩm
Mỗi một góc studio đều có cách sắp xếp khác nhau, đều có vẻ đẹp riêng. Nhưng
điều làm tôi chú ý nhất là góc các cô dâu thử váy cưới. Bên cạnh cô dâu đẹp lỗng
lẫy trong những chiếc váy cưới thì xen vào đó là những con manocanh mang một
diện mạo khác, chúng được làm bằng nhựa cứng vô hồn. Tôi đã từng thực hiện một
số tác phẩm về manocanh ở các kỳ học trước và tôi muốn tiếp túc đề tài này qua
hình tượng cô dâu và manocanh.
4.3. Bố cục tác phẩm
Tác phẩm: " góc studio 1": Hình chữ nhật, kích thước 60 x 90(cm), hình tượng
chính được cách điệu đơn giản , góc nhìn chính diện, sử dụng những gam màu tươi,
thông qua màu sắc và đường nét để diễn tả đối tượng. Không gian được thể hiện
đơn giản bằng cách khắc tả chất và sử dụng màu nhằm làm nổi bật hình tượng
chính.

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


18


Tác phẩm " Góc studio 2": bố cục hình chữ nhật, kích thước 90 x 60(cm), góc nhìn
chính diện, không gian và hình được diễn tả tương đồng về màu sắc, được sử dụng
gam màu trầm khiến cho tranh nhẹ nhàng, uyển chuyển.
4.4. Kỹ thuật chất liệu
Để diễn tả một cách tốt nhất cho" Góc studio" tôi chọn cho mình kỹ thuật khắc gỗ
phá bản in trên giấy dó, sử dụng mực in gốc dầu. Nó có thể giúp tôi lột tả được hết
những gì mình mong muốn về màu sắc, hình khối...
Một số tác phẩm đã thực hiện bằng kỹ thuật khắc gỗ phá bản:

Tác phẩm: Manocanh

Tác phẩm: Giấc mơ 1

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

Tác phẩm: Giấc mơ 2

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


19

Tác phẩm: Giấc mơ manocanh 1

Tác phẩm: Giấc mơ manocanh 2

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG



20

4.5. Quá trình thực hiện tác phẩm
Tư liệu tham khảo:

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


21

4.5.1. Tác phẩm: "Góc studio 1"
Quá trình xây dựng tác phẩm:

Phác thảo đen trắng

Phác thảo màu

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


22

Vẽ nét lên gỗ:


Các bản in màu:

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


23

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


24

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG


25

Bảng màu:

Hoàn thành tác phẩm:

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

SVTH: ĐẶNG HOÀI PHƯƠNG



×