Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) theo chu kỳ ngày đêm ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên, thuộc vườn quốc gia tam đảo, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.53 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
-----------------------------

CHU THI HẠNH

CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI:
ORIBATIDA) THEO CHU KỲ NGÀY ĐÊM
Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT RỪNG TỰ NHIÊN,
THUỘC VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO,
TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
-----------------------------

CHU THI HẠNH

CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI:
ORIBATIDA) THEO CHU KỲ NGÀY ĐÊM
Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT RỪNG TỰ NHIÊN,
THUỘC VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO,
TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH. Vũ Quang Mạnh

Hà Nội, 2015


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự đóng góp quý
báu và tạo điều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể. Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TSKH Vũ Quang Mạnh, ngƣời thầy kính mến đã hết
lòng chỉ bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu hoàn thiện luận văn .
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của NCS Lại Thu Hiền,
Đỗ Thị Duyên cùng các bạn trong nhóm nghiên cứu. Trân trọng cám ơn Trung tâm
Nghiên cứu giáo dục Đa dạng sinh học (CEBRED), Trƣờng ĐHSP Hà Nội; Đề tài
nghiên cứu cấp nhà nƣớc NAFOSTED, mã số 106. 14-2012-46; Phòng Sau Đại
học, Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2; Viện sinh thái và Tài nguyên Sinh vật; BGH trƣờng
THPT Phúc Yên, nơi tôi đang công tác; Ban quản lý khu du lịch Tam Đảo.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng tri ân chân thành tới ngƣời thân trong gia đình,
bạn bè khóa K17, là những ngƣời đã cho tôi nhiệt huyết, niềm tin hoàn thành luận
văn này.
Hà nội, ngày 20 tháng 11 năm 2015
(Tác giả luận văn)

Chu Thị Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi

sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 20 tháng 11 năm 2015
(Tác giả luận văn)

Chu Thị Hạnh


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt
C

Độ thƣờng gặp

D

Độ ƣu thế

H’

Độ đa dạng loài

J’

Độ đồng đều

M

Mật độ trung bình (cá thể/1kg rêu hay thảm mục, cá thể/ m2 đất)


S

Tổng số loài

N

Tổng số cá thể

Sjk

Hệ số tƣơng đồng Bray – Curtis

x

Loài có trong mẫu định lƣợng

đt

Loài có trong mẫu định tính

Chữ viết tắt
HST

Hệ sinh thái

VQG

Vƣờn quốc gia



MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Đối tƣợng – Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 3
NỘI DUNG ............................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............ 4
1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 4
1.2. Tổng quan tài liệu............................................................................................... 4
1.2.1.Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới và các nƣớc lân cận............ 4
1.2.2.Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam ............................................. 6
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, THỜI GIAN ....................... 11
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 11
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ....................................... 11
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhƣỡng........................................................... 11
2.1.2. Điều kiện khí hậu vùng nghiên cứu ........................................................ 13
2.1.3. Tài nguyên thực vật, động vật................................................................. 14
2.1.4. Điều kiện Kinh tế, Xã hội vùng nghiên cứu ........................................... 14
2.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 15
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 15
2.3.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 15
2.3.2. Thu mẫu Microarthropoda ...................................................................... 16
2.3.3. Đặc điểm hình thái phân loại Ve giáp..................................................... 22

2.3.4. Phân tích và xử lý số liệu ........................................................................ 20
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN............................................................. 22


3.1. Cấu trúc nhóm Chân khớp bé theo chu kỳ ngày đêm ở VQG Tam Đảo ......... 22
3.1.1. Cấu trúc nhóm phân loại quần xã Chân khớp bé theo chu kỳ ngày đêm.22
3.1.2. Cấu trúc mật độ quần xã chân khớp bé theo chu kỳ ngày đêm tại VQG
Tam Đảo................................................................................................ 25
3.1.3. Cấu trúc quần xã chân khớp bé Microarthropoda theo 4 tầng thẳng
đứng ...................................................................................................... 34
3.1.4. Bàn luận và nhận xét ......................................................................... 36
3.2. Đa dạng thành phần loài Ve giáp ở VQG Tam Đảo ........................................ 37
3.2.1. Đa dạng thành phần loài của quần xã Oribatida ..................................... 37
3.2.2. Đặc điểm hình thái phân loại các loài Oribatida xác định đƣợc ở vùng
nghiên cứu…………………………………………………………….. 47
3.3. Thành phần loài, phân bố theo chu kỳ ngày đêm của quần xã Oribatida và vai
trò chỉ thị sinh học của chúng ở vùng nghiên cứu……………………….......48
3.3.1. Thành phần loài, mật độ phân bố theo tầng thẳng đứng của quần xã
Oribatida vào 6 giờ sáng ....................................................................... 48
3.3.2. Thành phần loài, mật độ phân bố theo tầng thẳng đứng của quần xã
Oribatida vào 12 giờ trƣa ...................................................................... 54
3.3.3. Thành phần loài, mật độ phân bố theo tầng thẳng đứng của quần xã
Oribatida vào 18 giờ chiều.................................................................... 61
3.3.4. Thành phần loài, mật độ phân bố theo tầng thẳng đứng của quần xã
Oribatida vào 24 giờ đêm ..................................................................... 67
3.3.5. Bƣớc đầu đánh giá vai trò của quần xã Oribatida nhƣ yếu tố sinh học
chỉ thị sự biến đổi chu kỳ ngày đêm ở VQG Tam Đảo ........................ 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 87



DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Bản đồ khu vực lấy mẫu VQG Tam Đảo……………………

12

Hình 2.2.

Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Oribatida…………………………

19

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tỷ lệ phần trăm của các nhóm Microarthropoda thành viên

23

theo chu kỳ ngày đêm ở VQG Tam Đảo……………………
Bảng 3.2.

Cấu trúc mật độ 7 nhóm Microarthropoda thành viên chính

28

theo tầng và theo chu kỳ ngày đêm ở VQG Tam Đảo………

Bảng 3.3.

Mật độ các nhóm Microarthropoda thành viên theo tầng

35

phân bố ……………………………………………………..
Bảng 3.4.

Danh sách loài và phân bố của Oribatida theo chu kỳ ngày

38

đêm và theo tầng thẳng đứng ở VQG Tam Đảo ……………
Bảng 3.5.

Cấu trúc phân loại học quần xã Oribatida ở VQG Tam Đảo..

46

Bảng 3.6.

Thành phần loài, phân bố của Oribatida ở 6 giờ sáng tại

50

VQG Tam Đảo ……………………………………………..
Bảng 3.7

Các chỉ số định lƣợng của Oribatida ở 6 giờ sáng …….……


51

Bảng 3.8.

Các loài Oribatida ƣu thế ở 6 giờ sáng ……………………..

53

Bảng 3.9.

Các loài Oribatida phổ biến ở 6 giờ sáng …………………..

54

Bảng 3.10.

Thành phần loài, phân bố của Oribatida ở 12 giờ trƣa tại

56

VQG Tam Đảo ……………………………………………..
Bảng 3.11.

Các chỉ số định lƣợng của Oribatida ở 12 giờ trƣa …………

58

Bảng 3.12.


Các loài Oribatida ƣu thế ở 12 giờ trƣa …………………….

60

Bảng 3.13.

Thành phần loài, phân bố của Oribatida ở 18 giờ chiều tại

63


VQG Tam Đảo ……………………………………………..
Bảng 3.14.

Các chỉ số định lƣợng của Oribatida ở 18 giờ chiều ………..

64

Bảng 3.15.

Các loài Oribatida ƣu thế ở 18 giờ chiều …………………...

66

Bảng 3.16.

Thành phần loài, phân bố của Oribatida ở 24 giờ đêm tại

68


VQG Tam Đảo ……………………………………………..
Bảng 3.17.

Các chỉ số định lƣợng của Oribatida ở 24 giờ đêm …………

69

Bảng 3.18

Các loài Oribatida ƣu thế ở 24 giờ đêm …………………….

71

Bảng 3.19.

Các chỉ số định lƣợng của Oribatida ở 4 thời điểm trong

75

ngày tại VQG Tam Đảo …………………………………….
Bảng 3.20.

Hệ số tƣơng đồng về thành phần loài Oribatida giữa 4 thời

77

điểm trong ngày tại VQG Tam Đảo ………………………..
Bảng 3.21.

Các loài Oribatida ƣu thế theo 4 thời điểm trong ngày tại


78

VQG Tam Đảo ……………………………………………..
Bảng 3.22.

Các chỉ số định lƣợng của Oribatida ở 4 tầng phân bố tại

80

VQG Tam Đảo ……………………………………………..
Bảng 3.23.

Hệ số tƣơng đồng về thành phần loài Oribatida giữa 4 tầng

81

phân bố tại VQG Tam Đảo …………………………………
Bảng 3.24.

Các loài Oribatida ƣu thế theo tầng tại VQG Tam Đảo …….

83

Bảng 3.25.

Các loài Oribatida phổ biến theo tầng tại VQG Tam Đảo ….

83


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Tỷ lệ các nhóm Microarthropoda thành viên theo chu kỳ

24

ngày đêm tại VQG Tam Đảo ……………………………...
Biểu đồ 3.2a. Mật độ Microarthropoda ở tầng +1, 0 tại 4 thời điểm thuộc
VQG Tam Đảo ……………………………………………

26


Biểu đồ 3.2b. Mật độ Microarthropoda ở tầng -1, -2 tại 4 thời điểm thuộc

26

VQG Tam Đảo ……………………………………………
Biểu đồ 3.3a. Cấu trúc mật độ các nhóm Microarthropoda thành viên

31

chính ở tầng +1, 0 tại 4 thời điểm thuộc VQG Tam Đảo….
Biểu đồ 3.3b. Cấu trúc mật độ các nhóm Microarthropoda thành viên

33

chính ở tầng -1, -2 tại 4 thời điểm thuộc VQG Tam Đảo….
Biểu đồ 3.4.


Mật độ trung bình M, độ đa dạng H’, độ đồng đều J’ của

52

Oribatida ở 6 giờ sáng …………………………………….
Biểu đồ 3.5.

Mật độ trung bình M, độ đa dạng H’, độ đồng đều J’ của

59

Oribatida ở 12 giờ trƣa ……………………………………
Biểu đồ 3.6.

Mật độ trung bình M, độ đa dạng H’, độ đồng đều J’ của

65

Oribatida ở 18 giờ chiều …………………………………..
Biểu đồ 3.7.

Mật độ trung bình M, độ đa dạng H’, độ đồng đều J’ của

69

Oribatida ở 24 giờ đêm ……………………………………
Biểu đồ 3.8.

Độ đa dạng H’, độ đồng đều J’ của Oribatida ở 4 thời điểm


76

trong ngày tại VQG Tam Đảo……
Biểu đồ 3.9.

Độ tƣơng đồng về thành phần loài của Oribatida giữa 4

77

thời điểm trong ngày tại VQG Tam Đảo ………………….
Biểu đồ 3.10. Độ đa dạng H’, độ đồng đều J’ của Oribatida ở 4 tầng

80

phân bố tại VQG Tam Đảo…………….
Biểu đồ 3.11. Độ tƣơng đồng về thành phần loài của Oribatida giữa 4
tầng phân bố tại VQG Tam Đảo …………………………..

82


1

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Chân khớp bé (Microarthropoda) sống ở đất, bao gồm các nhóm động vật
không xƣơng sống thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda), có chiều dài cơ thể
khoảng 0,1 – 0,2 mm đến 2 – 3 mm. Chúng bao gồm Ve bét (Arachnida:
Acarina), Rết tơ (Myriapoda: Symphyla), Côn trùng đuôi nguyên thủy, Bọ hai

đuôi, Bọ ba đuôi, Bọ nhảy (Insecta: Protura, Diplura, Thysanura, Collembola).
Trong đó hai nhóm Ve bét và Bọ nhảy chiếm chủ yếu. Phân lớp Ve bét thuộc lớp
hình nhện bao gồm 3 bộ ( bộ Ve hình liềm, bộ Ve kí sinh, bộ Ve bét thực). Trong
bộ Ve bét thực có hai phân bộ gồm Ve có lỗ thở ẩn (Cái ghẻ, Ve giáp) và Ve có
lỗ thở nguyên thủy [12] [13].
Trong hệ sinh thái đất, Ve giáp (Oribatida) đóng vai trò quan trọng nhƣ:
Oribatida tham gia phân hủy chất hữu cơ: Hầu hết các giai đoạn trong chu kì
sống của Oribatida đều sử dụng các chất hữu cơ làm thức ăn (nấm, rêu, thảm
mục, địa y,…) [9] [37].
Oribatida tham gia phân hủy mùn: Sau khi Oribatida tiêu hóa, chất thải ở dạng
viên đã bổ sung lại phần diện tích bề mặt đã lấy [30].
Oribatida tham gia duy trì cấu trúc đất: Oribatida góp phần phân tán vi khuẩn,
nấm (bám trên cơ thể) hay ăn trực tiếp bào tử nấm, sau đó thải qua đƣờng tiêu
hóa. Một số loài Oribatida trong dạ dày tích lũy canxi, muối khoáng. Nhƣ vậy,
Oribatida là một “ổ” dinh dƣỡng quan trọng trong tầng đất hạn chế về mặt dinh
dƣỡng [30] [31] [46].
Oribatida gây hại cho cây trồng: Oribatida có khả năng di cƣ tích cực trong môi
trƣờng đất nên đƣợc coi nhƣ những “vecto” mang truyền vi khuẩn, nấm, bệnh và
giun sán kí sinh [12].


2

Oribatida nhạy cảm với sự biến đổi của môi trƣờng sống, vì vậy một số loài
Oribatida đƣợc sử dụng nhƣ những sinh vật chỉ thị cho môi trƣờng đất, không
khí nơi chúng sống [12] [38] [39].
Vƣờn quốc gia Tam Đảo có độ cao từ 900 m – 1.400 m so với mặt nƣớc
biển. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè từ 20 0C – 220C, có nhiều sƣơng mù.
Nguồn tài nguyên sinh học nơi đây đƣợc nghiên cứu khá kỹ nhƣng chủ yếu tập
trung vào khu hệ động vật có xƣơng sống, nấm, côn trùng và thực vật. Các nhóm

động vật không xƣơng sống trong đất biết đến còn ít [14] [47], đặc biệt là sự tác
động của nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng theo chu kỳ ngày đêm đến cấu trúc quần xã
Oribatida chƣa đƣợc tác giả nào nghiên cứu.
Vì những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Cấu trúc quần
xã Ve giáp (Acari: Oribatida) theo chu kỳ ngày đêm ở hệ sinh thái đất rừng,
thuộc vƣờn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của quần xã Ve giáp
(Acari: Oribatida) trong cấu trúc nhóm chân khớp bé (Microarthropoda) và mối
liên quan của chúng với chu kỳ ngày đêm, với tầng phân bố thẳng đứng ở hệ sinh
thái rừng, vƣờn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cấu trúc nhóm chân khớp bé (Microarthropoda) theo chu kỳ
ngày đêm ở HST rừng, vƣờn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nghiên cứu đa dạng loài và đặc điểm phân bố của Ve giáp (Acari:
Oribatida) ở vùng nghiên cứu.
Nghiên cứu mối liên quan về đa dạng loài, phân bố và một số đặc điểm
định lƣợng của quần xã Oribatida với chu kỳ ngày đêm và tầng thẳng đứng ở
vùng nghiên cứu.


3

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Các loài thuộc một số thành viên chủ yếu của
Microarthropoda: Ve bét (Bao gồm: Oribatida, Mesostigmata, Astigmata,
Prostigmata ), Araneida, Collembola và Microarthropoda khác thuộc ngành
chân khớp (Arthropoda), giới Động vật (Animalia).
Phạm vi: Cấu trúc quần xã Microarthropoda và Ve giáp (Acari: Oribatida)
xuất hiện vào 4 thời điểm trong ngày, theo 4 tầng thẳng đứng ở rừng tự nhiên

vƣờn quốc gia Tam Đảo, độ cao 979,2 m so với mặt nƣớc biển.
5. Giả thuyết khoa học
Đề tài xác định đƣợc cấu trúc, phân bố của 7 nhóm Microarthropoda ở 4
thời điểm và 4 tầng phân bố.
Đề tài xác định đƣợc thành phần, cấu trúc, đặc điểm phân bố của quần xã
Oribatida tại các tầng +1 (0 – 100 cm trên mặt đất); 0 (thảm mục bề mặt đất); -1
(1 – 10 cm, dƣới mặt đất); -2 (>10 – 20 cm, dƣới mặt đất) theo chu kỳ ngày đêm.
Bƣớc đầu đánh giá vai trò của quần xã Oribatida nhƣ yếu tố sinh học chỉ
thị sự biến đổi theo chu kỳ ngày đêm ở vƣờn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh phúc.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu: Vật liệu thu mẫu ngoài thực địa, vật liệu nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm.
Thu mẫu Microarthropoda: Thu mẫu ngoài thực địa (thu mẫu đất, thu mẫu
rêu và thảm mục). Thu mẫu trong phòng thí nghiệm (lọc mẫu Microarthropoda).
Định loại, bảo quản: Định loại gồm hai khâu chính là định loại sơ bộ
(dùng kính lúp), định loại chi tiết (dùng kính hiển vi), theo các tài liệu chuyên
ngành.
Phân tích và xử lý số liệu: Bằng phần mềm Primer 6, phần mềm Excell
2013, phần mềm Word 2013 (Chi tiết của các phƣơng pháp nghiên cứu, phân
tích và xử lý số liệu đƣợc trình bầy kỹ ở mục 2.3 của chƣơng 2).


4

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
Oribatida chiếm khoảng trên 50% tổng số chân khớp bé. Chúng tham gia tích
cực vào mọi chu trình tự nhiên, quá trình sinh học của đất, quá trình vận chuyển

năng lƣợng, vật chất, làm sạch môi trƣờng đất khỏi bị ô nhiễm bởi các chất thải
(vô cơ; hữu cơ; phóng xạ). Ve giáp trong hoạt động sống đã làm gia tăng độ màu
mỡ của đất [11].
Việc nghiên cứu, phân tích sự thay đổi các đặc trƣng định lƣợng (số lƣợng
loài, mật độ, chỉ số đa dạng H’, chỉ số đồng đều J’, hệ số tƣơng đồng Sjk) theo
chu kỳ ngày đêm, theo tầng độ sâu của đất lần đầu tiên đƣợc áp dụng ở VQG
Tam Đảo làm cơ sở cho việc thu mẫu trong các thời điểm trong ngày đối với
Oribatida nói riêng và Microarthropoda nói chung..
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1.Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới và các nước lân cận
Vào cuối thế kỷ XIX các nhà khoa học trên thế giới bắt đầu nghiên cứu về
Ve giáp (Acari: Oribatida ).
Tình hình nghiên cứu Oribatida ở một số nước tiêu biểu:
Ở Nga (Liên Xô Cũ) bắt đầu nghiên cứu về Oribatida vào cuối của thế kỷ XIX
và đầu thế kỷ XX [38] [39]. Đến cuối những năm 30 của thế kỷ XX, ở Liên Xô
đã biết khoảng 100 loài Oribatida (Krivolutsky, 1975) [54].
Ở Ôxtrâylia cho đến nay đã ghi nhận đƣợc trên 300 loài thuộc 45 họ. Đa số
những loài Oribatida của Ôxtrâylia mới đƣợc mô tả trong khoảng 20 năm gần
đây (Niedbala et al., 1997) [55].


5

Ở Trung Quốc, Wang et al (2000, 2003) đã thống kê đƣợc 580 loài, phân loài
thuộc 279 giống và có cung cấp thông tin chi tiết về sự phân bố của mỗi loài ở
các tỉnh của Trung Quốc [56].
Một số tác giả trên thế giới nghiên cứu về Oribatida điển hình:
Schatz: Tác giả tổng hợp và công bố các loài Oribatida đã biết ở khu vực Trung
Châu Mỹ, danh sách gồm 543 loài Oribatida thuộc 87 họ. Ngoài ra, ông còn liệt
kê số lƣợng Oribatida ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng thuộc khu vực

này nhƣ: Cuba (225 loài); Antilles (387 loài); Lasser Antilles (172 loài); Jamaica
(28 loài); Dominica (21 loài)…(Schatz, 2002). Số lƣợng loài Oribatida của
Trung Mỹ bao gồm cả Mexico là 987 loài, nếu cộng thêm cả Antilles, con số này
là 1238 loài (Schatz, 2002) [49].
Lindo et al.,: Tác giả đã nghiên cứu độ phong phú, độ giàu loài và thành phần
quần xã Oribatida ở dƣới mặt đất và trên tán cây của 12 cây thông đỏ ở rừng
Thông – Độc nội địa (British Columbia, Canada). Các mẫu đƣợc thu từ lá, 3
nhóm địa y chức năng khác nhau (địa y dạng lá; địa y dạng sợi; địa y dạng thùy)
và dƣới gốc cây. Kết quả cho thấy: Oribatida là nhóm chân khớp ƣu thế ở tất cả
các kiểu sinh cảnh (Lindo et al., 2007) [41].
Zaitsev và Wolters: Tác giả đã thực hiện các đợt điều tra thu mẫu Oribatida theo
lát cắt ngang châu Âu, Hà Lan, Matxcơva trong cùng một kiểu sinh cảnh (rừng
rụng lá theo mùa) với mục đích đánh giá tác động của khí hậu lục địa đến cấu
trúc và độ đa dạng quần xã Oribatida. Kết quả cho thấy, khí hậu lục địa có ảnh
hƣởng rõ ràng đến cấu trúc, chức năng và độ đa dạng của quần xã Oribatida nhƣ
theo chiều từ phía Tây sang phía Đông, tăng độ phong phú (mật độ trung bình)
của các loài sống trên bề mặt thảm lá. Kiểu đất đóng vai trò điều chỉnh thành
phần loài và độ giàu loài của quần xã Oribatida (Zaitsev et al., 2006) [48].


6

Đến năm 2001, các nhà khoa học thế giới đã ghi nhận Oribatida có hơn
1.300 giống của 191 họ, hơn 10.000 loài, nhƣng suy đoán con số trên chỉ chiếm
khoảng 20% số loài thực tế [52].
Không chỉ giới hạn trong các vấn đề vừa nêu, trên thế giới còn có nhiều
hƣớng nghiên cứu khác nữa về Oribatida nhƣ: nghiên cứu nguồn gốc phát sinh;
lịch sử hình thành loài; hƣớng tiến hóa; ảnh hƣởng của các nhân tố tự nhiên lên
mật độ; thành phần loài; vai trò của Oribatida trong sự phân hủy chất hữu cơ;
nghiên cứu về quy luật và các yếu tố phát tán Oribatida; nghiên cứu về môi

trƣờng sống của Oribatida; nghiên cứu sự đa dạng và phân bố của Oribatida trên
toàn cầu [36] [40] [45] [48].
1.2.2.Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam
Cùng với những bƣớc phát triển trong nghiên cứu về Oribatida trên thế
giới, ở Việt Nam các nghiên cứu về Oribatida cũng đã đạt đƣợc những thành tựu
đáng kể, có thể chia ra làm các giai đoạn sau đây:
Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam từ năm 1967 - 1980
Hai tác giả ngƣời Hungari là Balogh J. và Mahunka S., (1967) đã giới
thiệu khu hệ, danh pháp và đặc điểm phân bố của 33 loài Oribatida, trong đó mô
tả 29 loài và 4 giống mới cho khoa học trong tác phẩm: “New oribatida from
Vietnam”. Tiếp đến là nghiên cứu của hai tác giả ngƣời Balan là A. Rajski và R.
Szudrowicz (theo Balogh J. et al., 1967) [27]. Mở đầu cho các nghiên cứu tiếp
theo về Oribatida ở Việt Nam.
Năm 1980, trong đề tài luận văn cấp I của mình, tác giả Vũ Quang Mạnh
đã chỉ ra thành phần loài, phân bố và biến động số lƣợng của các nhóm Ve bét,
Cryptostigmata, Mesostigmata, Prostigmata (Acarina) và Bọ nhảy (Collembola)
(Insecta) ở một số sinh cảnh Tây Nguyên và ngoại thành Hà Nội. Qua nghiên
cứu này, và nhận xét rằng ở các sinh cảnh khác nhau có sự thay đổi về thành
phần số lƣợng loài Oribatida [6].


7

Trong giai đoạn này, nhìn chung các nghiên cứu về Oribatida chủ yếu do
tác giả nƣớc ngoài tiến hành. Các tác giả trong nƣớc mới bắt đầu đi vào nghiên
cứu về định lƣợng chung, thành phần loài nhƣng chƣa nghiên cứu chuyên sâu.
Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam từ năm 1981 - 2007
Trong giai đoạn này, các nghiên cứu về Oribatida ở Việt Nam đã có những
bƣớc phát triển mới, đồng thời bổ sung nhiều hơn các dẫn liệu so với giai đoạn
trƣớc.

Năm 1984, tác giả Vũ Quang Mạnh nghiên cứu về nhóm chân khớp bé
(Microarthropoda) ở đất Cà Mau (Minh Hải) và Hà Nội (Từ Liêm). Công trình
này đã đánh giá sự khác nhau về thành phần loài Oribatida và Collembola ở các
sinh cảnh: vƣờn trồng lâu năm; ruộng rau xanh; đất bờ sông ổn định và sự khác
nhau về thành phần loài, số lƣợng loài ở lớp đất 0 cm – 10 cm [7].
Thời gian này, hƣớng nghiên cứu, phạm vi địa lý đƣợc mở rộng hơn so với
giai đoạn trƣớc. Tuy nhiên, các đề tài điều tra, thám sát vẫn đi sâu nghiên cứu về
nhóm chân khớp bé nói chung, còn Ve giáp nói riêng chƣa nhiều.
Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể tóm tắt như sau:
Nghiên cứu đánh giá mật độ, thành phần loài Microarthropo ở đất Cà Mau
của Vũ Quang Mạnh, 1987; ở đất rừng Tây Nguyên của Vũ Quang Mạnh và
M.Jeleva, 1987; ở đất vùng đồng bằng ven biển miền Bắc Việt Nam của Vũ
Quang Mạnh và Nguyễn Trí Tiến (1988, 1990) [9].
Các công bố kết quả điều tra về Oribatida (Acari) của Mahunka đƣợc đăng
tải liên tục trong 3 bài báo tại các tạp chí chuyên ngành ở Hungari (1987) [42]
[43] [44].
Năm 1990, Vũ Quang Mạnh đã tổng kết nhóm Microarthropoda ở Việt
Nam và đƣa ra danh sách 117 loài Oribatida đã biết ở Việt Nam, cùng với đặc
điểm phân bố của chúng theo vùng địa lý, loại đất và hệ sinh thái (Vũ Quang


8

Mạnh, 1990) [8]. Vũ Quang Mạnh và Cao văn Thuật nghiên cứu
Microarthropoda ở đất vùng đồi núi Đông bắc, Việt Nam [16].
Năm 2000 và 2002, nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida ở VQG Tam
Đảo (Vĩnh Phúc), Vũ Quang Mạnh và cs., có nhận xét cấu trúc quần xã Oribatida
ở HST đất có liên quan rõ rệt với sự suy giảm gỗ rừng. Nó có thể đƣợc xem xét
và đánh giá nhƣ một chỉ thị sinh học cho chất lƣợng môi trƣờng đất cũng nhƣ
trạng thái lớp thực vật phủ trên mặt đât của khu vực nghiên cứu (Vũ Quang

Mạnh, Nguyễn Trí Tiến, 2000; Vũ Quang Mạnh, Vƣơng Thị Hòa, 2002) [47]
[11].
Năm 2005, trong báo cáo khoa học tại Hội nghị Côn trùng học lần thứ V,
tác giả Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, đã công bố khu hệ Oribatida Việt
Nam bao gồm 158 loài, thuộc 46 họ, khu hệ này mang yếu tố Ấn Độ - Mã Lai
và thuộc vùng địa động vât Đông Phƣơng, có tới 76 loài chỉ phát hiện đƣợc ở
Việt Nam và một số loài mang đặc điểm chung của khu hệ Thái Lan, Inđônêxia,
Malaixia, Philippin, Nhật Bản và các đảo Nam Thái Bình Dƣơng (Vũ Quang
Mạnh và cs., 2005) [15].
Năm 2007, Vũ Quang Mạnh đã giới thiệu hệ thống phân loại và danh pháp
đầy đủ nhất của 150 loài, trong khoảng 180 loài Oribatida đã biết của khu hệ
động vật Việt Nam (trong tác phẩm Động vật chí Việt Nam, tập 21). Tác phẩm
này hiện đang đƣợc sử dụng phổ biến, rộng rãi trong nghiên cứu và định loại
Oribatida ở các cơ sở khoa học chuyên ngành [12].
Trong tập 21 “Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam”, tác giả Vũ Quang
Mạnh đã có những đánh giá cao về giá trị nguồn lợi và hiện trạng Oribatida ở
Việt Nam. Oribatida là nhóm động vật đất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu
tố môi trƣờng đất nhƣ: nhiệt độ, độ chua, hàm lƣợng các chất khoáng và lƣợng
mùn. Từ đó cho ta thấy cấu trúc quần xã Oribatida có liên quan mật thiết với
những biến đổi của điều kiện môi trƣờng. Nhiều nhóm Oribatida là nhóm gây hại


9

trực tiếp cho cây trồng, có vai trò nhƣ những vectơ mang truyền vi khuẩn, nguồn
bệnh và giun sán kí sinh. Vì thế, qua phân tích cấu trúc các quần xã Oribatida
giúp chúng ta có thể đánh giá và nhận biết đƣợc đặc điểm, tính chất của môi
trƣờng đất [12].
Nhƣ vậy, các nghiên cứu Oribatida trong giai đoạn này đã có những bƣớc
phất triển mới, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn nhất định. Bƣớc đầu xác

định đƣợc vai trò của Oribatida nhƣ một chỉ thị sinh học tin cậy và thích hợp.
Giai đoạn 4: Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam từ năm 2008 đến
nay
Năm 2008, tác giả Vũ Quang Mạnh và cs. đã nghiên mối quan hệ cấu trúc
quần xã chân khớp bé (trong đó có Oribatida) với loại đất và đặc điểm của thảm
cây trồng ở đồng bằng Sông Hồng (Vũ Quang Mạnh và cs., 2008) [19].
Năm 2008, trong bài báo tại hội nghị Techmart tại Tây Nguyên tháng
04/2008, tác giả Vũ Quang Mạnh và cs. đã chỉ ra trong cấu trúc quần xã động vật
đất thì Oribatida chiếm ƣu thế, vào khoảng 40% - 50%. Từ đó cho thấy Oribatida
có vai trò quan trọng trong nghiên cứu HST đất (Vũ Quang Mạnh và cs., 2008)
[20].
Năm 2011, trong Luận án Tiến sỹ Sinh học của Đào Duy Trinh, nghiên cứu
về thành phần và cấu trúc quần xã Oribatida ở VQG Xuân Sơn (Phú Thọ), đã xác
định đƣợc 102 loài và phân loài Oribatida, thuộc 48 giống và 28 họ. Tác giả cũng
chỉ ra những thay đổi về sự phân bố thành phần loài theo đại cao khí hậu (giảm dần
từ 300 m đến 1.600 m), số loài giảm khi di chuyển từ mùa khô sang mùa mƣa.
Khẳng định rõ yếu tố Ấn Độ - Mã Lai của khu hệ Oribatida ở VQG Xuân Sơn [23].
Cũng trong năm này, Nguyễn Hải Tiến đã công bố kết quả nghiên cứu về ve
giáp ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, định lƣợng mức độ đa dạng của chúng ở một số
kiểu sinh cảnh và ghi nhận vai trò chỉ thị của ve giáp cho sự thay đổi điều kiện của
môi trƣờng sống ở khu vực nghiên cứu (Nguyễn Hải Tiến, 2011) [22].


10

Năm 2014, trong tạp chí Khoa học của ĐHSPHN, các tác giả Vũ Quang
Mạnh, Đỗ Thị Duyên và Chu Thị Hạnh viết về Ve giáp là vật chủ trung gian
truyền bệnh sán dây ở các hệ sinh thái đất của Việt Nam [32].
Ngoài ra, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, nhiều kết quả nghiên cứu
về Oribatida thuộc các vấn đề: đa dạng sinh học, vai trò chỉ thị sinh học, phân

loại học, mô tả loài mới cho khoa học… liên tục đƣợc công bố, nhƣ các công
trình của Ngô Nhƣ Hải (2011) về ve giáp ở núi Chè, Bác Ninh [2], của Trần Thu
Hƣơng (2013) về ve giáp ở VQG Cát Bà, thành phố Hải Phòng [4], của Vũ
Quang Mạnh và cs. (2006, 2007, 2008)) về phân loại học ve giáp [17] [18] [21],
về vai trò chỉ thị của ve giáp [20], mô tả loài ve giáp mới của Ermilov và cs.
(2011, 2012) [33] [34] 35]…
Tóm lại, trong giai đoạn này các nghiên cứu về Oribatida tiếp tục đƣợc các
tác giả trong nƣớc, hoặc kết hợp với tác giả nƣớc ngoài đi sâu và mở rộng
nghiên cứu về các hƣớng: khu hệ, cấu trúc quần xã, vai trò chỉ thị sinh học đối
với sự thay đổi các điều kiện môi trƣờng, vật trung gian truyền bệnh,…góp phần
làm giầu sự hiểu biết của chúng ta về một nhóm sinh vật tuy nhỏ bé nhƣng rất
hữu ích này.


11

CHƢƠNG 2
ĐỊA ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng
2.1.1.1. Địa lý khu vực nghiên cứu
Tam Đảo là dãy núi kéo dài trên 80 km với khoảng 20 đỉnh núi, đỉnh cao
nhất là Tam Đảo Bắc (1.592 m). Vƣờn quốc gia Tam Đảo nằm trong dãy núi
Tam Đảo, chạy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam có tọa độ địa lý từ 21021’ –
21042’ vĩ độ Bắc, 105023’ – 105044’ kinh độ Đông trên địa giới hành chính 3 tỉnh
(Vĩnh Phúc; Thái Nguyên; Tuyên Quang). Ranh giới Vƣờn quốc gia Tam Đảo
đƣợc xác định từ độ cao 100 m trở lên (so với mực nƣớc biển). Trung tâm VQG
Tam Đảo cách thủ đô Hà Nội 75 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Vĩnh Yên
13 km về phía Bắc [5] [57].

2.1.1.2. Địa hình khu vực nghiên cứu
Có thể chia thành 3 kiểu địa hình chính:
Đồi cao trung bình: Có độ cao từ 100 m – 400 m, độ dốc từ 100 – 250.
Chúng phân bố xung quanh chân núi và tiếp giáp với đồng bằng.
Núi thấp: Có độ cao từ 400 m – 700 m, độ dốc trên 250. Chúng phân bố
giữa 2 kiểu địa hình đồi cao và núi trung bình.
Núi trung bình: Có độ cao từ 700 m – 1.500 m, độ dốc trên 250. Chúng
phân bố ở phần trên khối núi, đỉnh núi đều sắc nhọn, địa hình hiểm trở [1] [57].


12

Ghi chú

979,2 m độ cao địa điểm lấy mẫu so với mặt nƣớc biển;
Địa điểm lấy mẫu :
(nguồn: Bản đồ tác giả định vị bằng máy đo GPS)

Hình 2.1. Bản đồ khu vực thu mẫu VQG Tam Đảo


13

2.1.1.3. Điều kiện thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu [3][57]
Đất feralit mùn mầu vàng nhạt: phát triển trên đá Macma, có diện tích
8.968 ha, chiếm 25,00% diện tích VQG và phân bố ở độ cao 700 m – 1.600 m.
Đất feralit mùn mầu vàng đỏ: phát triển trên đá Macma kết tinh, có diện
tích 9.292 ha, chiếm 25,92% diện tích VQG và phân bố trên núi thấp có độ cao
400 m – 900 m, quanh sƣờn núi Tam Đảo
Đất feralit đỏ vàng: phát triển trên nhiều loại đá khác nhau, với diện tích

17.606 ha, chiếm 49,09% diện tích VQG, phân bố trên độ cao từ 100 m – 400 m.
2.1.2. Điều kiện khí hậu vùng nghiên cứu
2.1.2.1. Điều kiện khí hậu [57]
Nhiệt độ trung bình từ 180C – 190C, quanh năm có sƣơng mù mang sắc
thái khí hậu ôn đới
Tam Đảo nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nên chịu ảnh
hƣởng của chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm. Chế độ gió theo mùa, mùa hè chủ đạo là
gió Đông Nam, mùa đông chủ đạo là gió mùa Đông Bắc.
2.1.2.2. Điều kiện thủy văn
Khu vực có 2 hệ thống sông chính: sông Phó Đáy ở phía Tây và sông Công ở
phía Đông. Hầu hết các suối chính của Tam Đảo đều đổ vào 2 con sông này.
Hệ thống suối: dày đặc, ngắn và dốc, có cấu trúc hẹp lòng từ đỉnh xuống chân
núi, lƣu lƣợng nƣớc lớn.
Độ dốc của núi lớn: dẫn đến lƣu lƣợng nƣớc chênh lệch rõ rệt giữa mùa mƣa và
mùa khô. Lũ lớn thƣờng xuất hiện từ tháng 4 – 10 (tập trung vào tháng 8), nƣớc
dâng nhanh và rút nhanh. Mùa khô từ tháng 11 – 3 của năm sau, phần lớn suối
nhỏ cạn nƣớc.
Để khắc phục khó khăn: nhiều hồ đã đƣợc tạo nên ở nhiều nơi quanh chân núi
để phục vụ sản xuất. Trong khu vực có một số hồ nƣớc lớn: Xạ Hƣơng, Khôi Kỳ,
Ninh Lai, Hồ Sơn.


14

Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thủy văn khu vực VQG Tam Đảo thuận lợi
cho sinh trưởng, phát triển của sinh vật [57].
2.1.3. Tài nguyên thực vật, động vật.
2.1.3.4. Tài nguyên thực vật
Hệ thực vật Tam Đảo khá đa dạng, phân bố trên nhiều sinh cảnh khác
nhau. Tại VQG Tam Đảo đã xác định đƣợc 1.436 loài thực vật thuộc 741 chi,

219 họ của 6 ngành thực vật. Trong đó có 58 loài mang nguồn gen quý hiếm và
68 loài đặc hữu cần đƣợc bảo tồn nhƣ: Hoàng thảo Tam Đảo, Trà hoa vàng Tam
Đảo [58].
2.1.2.5. Tài nguyên động vật
Tài nguyên động vật gắn bó hữu cơ với nguồn thực vật. Động vật ở Tam
Đảo không những mang lại nguồn lợi kinh tế quan trọng mà còn phục vụ đắc lực
cho nghiên cứu khoa học.
Khu hệ động vật ở đây đƣợc nhiều tác giả ngƣời Pháp nghiên cứu và công
bố nhƣ: Delacour (1931), Osgood (1932), Bourret (1943),...
Vƣờn quốc gia Tam Đảo có 1.141 loài động vật hoang dã đã đƣợc phát
hiện, trong đó có: 64 loài có giá trị khoa học cần bảo tồn; 16 loài đặc hữu; 18
loài trong sách đỏ thế giới; 8 loài cấm buôn bán [58].
2.1.4. Điều kiện Kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu
2.1.4.1. Điều kiện kinh tế
Năm 2004 tỉ trọng Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ lần lƣợt là 70% 9% - 21%, năm 2013 cơ cấu chuyển dịch là 45,05% - 22,51% - 32,44%. Tổng
thu ngân sách đạt 40.1 tỷ năm 2004 và tăng lên 413 tỷ vào năm 2013. Giá trị sản
xuất nông nghiệp tăng lên trên 1.000 tỷ đồng năm 2013. Giá trị sản xuất ngành
du lịch đạt 724,6 tỷ đồng năm 2013. Chú trọng sản xuất các loại rau quả có lợi
thế nhƣ rau su su, măng tre, bí ngô và chú trọng các ngành công nghiệp ít gây ô
nhiễm [57].


15

2.1.4.2. Điều kiện xã hội
Theo số liệu thống kê năm 2008 và cập nhật đầu năm 2009, tổng số dân
trong khu vực là 201.971 ngƣời, gồm 45.526 hộ. Trong đó nam chiếm 48,27%,
nữ chiếm 51,73%. Tam Đảo có 8 dân tộc sinh sống, trong đó ngƣời kinh chiếm tỉ
lệ đông nhất 63%, 7 dân tộc còn lại chiếm tỉ lệ thấp 37%. Tỉ lệ tăng dân số bình
quân toàn vùng đệm là 1,10%. Các dân tộc trên thƣờng sống xen kẽ nhau và hình

thành nên các thôn, bản ở xung quanh chân núi Tam Đảo và mỗi dân tộc có một
tập quán và nét văn hóa riêng biệt [57].
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian khảo sát, điều tra và lấy mẫu thực địa ngày 25/04/2015 tại VQG
Tam Đảo. Lấy mẫu ở 4 tầng: tầng +1 (từ 0 - 100 cm so với mặt đất); tầng 0 (tầng
thảm mục nằm trên bề mặt đất); tầng đất -1 (0 – 10 cm); tầng đất -2 (11 – 20 cm)
theo 4 thời điểm trong ngày (6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ) với 80 mẫu định
lƣợng và nhiều mẫu định tính.
Thời gian phân tích mẫu: từ ngày 05/05/2015 đến 30/11/2015 tại Trung
tâm Nghiên cứu giáo dục Đa dạng sinh học (CEBRED) trƣờng ĐHSP Hà Nội.
Thời gian phân tích và xử lý số liệu 01/11/2015 – 10/12/2015 tại Phúc
Yên, Vĩnh Phúc.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Vật liệu nghiên cứu
2.3.1.1. Vật liệu thu mẫu ngoài thực địa
Hộp cắt kim loại hình khối có kích thƣớc (5x5x10) cm. Túi nilong 5 kg và
10 kg dùng đựng mẫu, bút chì, giấy không thấm nƣớc, sổ ghi chép.
Máy xác định tọa độ địa lý GPS là thiết bị thu và xử lý tín hiệu từ các vệ
tinh địa tĩnh để xác đinh tọa độ địa lý của bất kì địa điểm nào trên trái đất.
2.3.1.2. Vật liệu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:


×