Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Xây dựng mô hình câu lạc bộ môi trường ở trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.9 MB, 100 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con
người cũng như mọi sinh vật trong hành tinh. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đang được đặt lên hàng đầu. Sự gia tăng
dân số, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, sự phát triển của khoa học
đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường toàn thế giới. Để BVMT, con
người đã, đang và sẽ phải thực hiện hàng loạt các biện pháp khác nhau. Một
trong những giải pháp hữu hiệu và lâu dài cho vấn đề này là GDMT. Chính
thông qua GDMT sẽ cung cấp cho mỗi cá nhân năng lực biết suy xét, thu thập
và xử lí thông tin dựa trên các khía cạnh sinh thái, xã hội, thẩm mĩ, đạo đức,
kinh tế; để đạt được hệ thống kĩ năng, tức là thấy được vấn đề và biết cách
giải quyết vấn đề đó. Điều quan trọng hơn, GDMT thúc đẩy mạnh mẽ những
thay đổi trong hành vi, giúp họ biết quyết định, biết tham gia BVMT một cách
tự giác và tích cực.
Ở trường Tiểu học, GDMT cho học sinh được thực hiện thông qua hai
con đường cơ bản. Con đường thứ nhất là tích hợp các nội dung GDMT qua
các môn học. Con đường thứ hai là GDMT thông qua tổ chức các hoạt động
giáo dục. Mỗi con đường đều có những ưu thế nhất định trong quá trình giáo
dục học sinh, không mâu thuẫn với nhau mà tạo thành một thể thống nhất
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường. Nếu qua các tiết học trên
lớp, học sinh chủ yếu được hình thành kiến thức về MT và BVMT thì qua tổ
chức các hoạt động giáo dục không những mở rộng thêm kiến thức mà còn
hình thành ở học sinh thái độ, kĩ năng, hành vi BVMT. Nó huy động sự tham
gia của học sinh, đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học một
cách tổng hợp, linh hoạt giải quyết vấn đề. Có thể coi tổ chức các hoạt động

1


giáo dục là con đường tốt nhất để hình thành ở học sinh ý thức, thái độ, tình


cảm và hành vi BVMT trong hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, thực tế tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường Tiểu học
đang còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là do phần đông giáo
viên ngại tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh. Họ chỉ chú tâm dạy
đầy đủ chương trình chính khóa, dạy cho học sinh các môn Toán và Tiếng
Việt còn tổ chức các hoạt động GDMT hầu như bị lãng quên. Một nguyên
nhân khác ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức hoạt động giáo dục là
tài liệu hướng dẫn cách tổ chức hoạt động đang còn hạn chế về cả số lượng và
chất lượng. Nếu giáo viên quan tâm, hứng thú tổ chức cho học sinh nhưng
không có tài liệu hướng dẫn cụ thể sẽ dẫn đến tình trạng ngại tổ chức hoặc tổ
chức mà không đạt hiệu quả. Một nguyên nhân nữa cũng cần nhắc tới là hiện
nay các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đang còn ít, không phong phú,
đa dạng. Một số hình thức thường được áp dụng trong nhà trường đó là tổ
chức các cuộc thi về MT, góc sinh giới, theo dõi MT, sưu tầm mẫu vật,
CLBMT. Vì nhiều lí do mà các hình thức này chưa gây được sức hút đến học
sinh đông đảo học sinh.
Đặc biệt, ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và đào tạo có chỉ thị
số 40/2008/CT-BGD&ĐT và Công văn số: 307/KH–BGDĐT về “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai
đoạn 2008 – 2013; thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo trong kế
hoạch số 453/KH-BGD ĐT (ngày 30/07/2010) và Quyết định số 2944/QĐBGDĐT (ngày 20/072010) do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển kí ban hành về
việc tập huấn và triển khai giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học và
hoạt động giáo dục phổ thông trên toàn quốc. Năm học này các trường tiếp
tục triển khai mô hình CLB. Như vậy mô hình CLB đã và đang được triển
khai ở nhiều trường phổ thông trong cả nước với nhiều hình thức khác nhau.

2


Tuy nhiên, việc triển khai này đang dừng ở mức “làm đến đâu rút kinh

nghiệm đến đó” mà vẫn chưa có mô hình cụ thể để áp dụng.
Chính vì những lí do trên mà chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài:
“Xây dựng mô hình câu lạc bộ môi trường ở trường Tiểu học” nhằm khai thác
một loại hình hoạt động giáo dục môi trường với mong muốn nâng cao hiệu
quả giáo dục thông qua con đường vốn được cho là có nhiều ưu thế.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Trên thế giới
Câu lạc bộ ra đời ở Anh khoảng 300 năm trước đây. Thoạt đầu chức
năng chủ yếu là để giải trí, về sau nó lan sang các lĩnh vực khác như chính trị,
xã hội, khoa học, văn hóa, nghệ thuật, thể thao,… và tồn tại ở hầu khắp các
nước trên thể giới. Nó đã được nhân rộng, phát triển mạnh mẽ ở Liên Xô từ
những năm 60 của thế kỉ 20 và được đề cập đến trong nhiều tác phẩm như:
CLB là trung tâm công tác tuyên truyền cổ động, CLB nhà trường với thiếu
nhi, CLB công nhân của chúng tôi và Bàn về CLB thư viện,… Như vậy, có thể
thấy, trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, các CLB đã được
thành lập và phát triển ở nhiều lĩnh vực như giáo dục, chính trị, kinh tế. Trong
những tác phẩm nêu trên phải kể đến 2 tác phẩm là: Câu lạc bộ là trung tâm
công tác tuyên truyền cổ động, Câu lạc bộ nhà trường với thiếu nhi.
Câu lạc bộ là trung tâm công tác tuyên truyền, cổ động đã đề cập nhiều
đến vai trò của CLB trong công tác tuyên truyền, cổ động. Nó phổ biến tư
tưởng, nâng cao trình độ giác ngộ, trình độ chính trị cũng như văn hóa của
nhân dân lao động đồng thời liên hệ mật thiết với đời sống nhân dân. Có thể
nói “CLB là trường học giáo dục chính trị và văn hóa trong quần chúng”. Như
vậy, vấn đề chủ yếu tác phẩm đề cập là công tác tuyên truyền, cổ động của
CLB trong lĩnh vực chính trị. Xoay quanh vấn đề đó, tác phẩm nghiên cứu
những điều kiện cần thiết để tổ chức sinh hoạt CLB mà chủ yếu là các buổi

3



diễn giảng đạt hiệu quả như: biết chỉ đạo cụ thể, có chú ý đến những đặc điểm
về nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ học vấn, đặc điểm dân tộc và các đặc điểm
khác nhau của nhân dân,… Những nghiên cứu đó là những kinh nghiệm quý
báu để chúng ta tổ chức các buổi sinh hoạt tọa đàm của CLB đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tồn tại rất nhiều loại hình CLB khác nhau và đa
dạng về hình thức tổ chức hoạt động. Vì vậy những nghiên cứu đó chỉ được
áp dụng chủ yếu trong hoạt động tuyên truyền của các CLB.
Nếu như “Câu lạc bộ là trung tâm công tác tuyên truyền, cổ động” đề
cập nhiều đến vai trò, tác dụng của CLB trong quần chúng nhân dân thì Câu
lạc bộ nhà trường với thiếu nhi nói tới hoạt động của CLB trong nhà trường.
Tác phẩm giới thiệu nhiều hoạt động của CLB có thể tổ chức cho học sinh ở
nhà trường. Trong đó có nhiều hoạt động liên quan đến MT như:
- Nhận đỡ đầu một công viên, trồng cây xanh ở nghĩa trang.
- Trồng cây cảnh, dọn dẹp khu vườn hoa, tổ chức việc chăm sóc khu
vườn đó.
- Triển lãm ảnh ở bảng tin CLB.
- Tổ chức những cuộc du lịch một ngày và nhiều ngày với mục đích
khác nhau: Để học sinh làm quen với cây cỏ, thiên nhiên, nghiên cứu thực vật
và sinh vật.
- Tổ chức các trò chơi, giải trí cho các em.
Những hoạt động mà tác phẩm đề cập đến gần gũi, thiết thực với học
sinh trong nhà trường. Đó sẽ là những gợi ý để chúng tôi nghiên cứu, tiến
hành tổ chức các hoạt động cho thành viên.
2.2 Ở Việt Nam
Thực tế, ở Việt Nam có thể nói mô hình của CLB đã xuất hiện từ lâu và
bắt nguồn từ sinh hoạt làng xã. Đình làng, nhà Rông (Tây Nguyên) về phương
diện nào đó có thể xem là một kiểu CLB. Tuy nhiên, trên phương diện lí luận,

4



căn cứ vào những tài liệu chúng tôi thu thập được thì những nghiên cứu về
CLB xuất hiện ở nước ta muộn hơn rất nhiều.
Nghiên cứu về CLB ở bậc học phổ thông có những công trình nghiên
cứu khoa học của các tác giả Đặng Ngọc Diệp, Lưu Thu Thủy.
Cụ thể:
Tác giả Đặng Ngọc Diệp trong báo cáo kết quả bước đầu thực nghiệm
sinh hoạt CLB dành cho cha mẹ học sinh năm 1977 đã nêu những tác dụng
của CLB trong quá trình kết hợp cùng nhà trường giáo dục học sinh. Tác giả
cũng làm rõ nhiệm vụ của ban lãnh đạo CLB đồng thời đúc kết những kinh
nghiệm bước đầu qua quá trình thực hiện: về mặt nhận thức, về nội dung hoạt
động và về tổ chức.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài Giáo dục chủ nghĩa tập thể cho học
sinh lớp 1 thông qua hoạt động câu lạc bộ (năm 1984), tác giả Lưu Thu Thuỷ
đã tìm hiểu vai trò của CLB trong việc giáo dục chủ nghĩa tập thể cho học
sinh thông qua thực nghiệm theo bốn chủ đề, với 4 hình thức sinh hoạt CLB.
Đó là: Chủ đề sinh hoạt, chủ đề hội học, chủ đề chơi tập thể, chủ đề kể
chuyện. Qua đó, tác giả đã thu được những kết quả ban đầu về vai trò của
CLB. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa làm rõ được cơ sở lí luận về CLB, chưa
làm sáng tỏ về nội dung phương pháp và hình thức sinh hoạt CLB sao cho
phù hợp với từng độ tuổi học sinh mà chủ yếu thông qua thực nghiệm, qua tổ
chức hoạt động để giáo dục học sinh.
Nghiên cứu về CLB ở bậc đại học, có đề tài Kĩ năng tổ chức sinh hoạt
câu lạc bộ khoa học của sinh viên khoa Tâm lí giáo dục (năm 1988) của tác
giả Đinh Văn Vang. Tác giả nêu rõ những yêu cầu về kĩ năng tổ chức sinh
hoạt CLB của người cán bộ tổ chức. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp
chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn đối với cán bộ tổ chức, người phụ trách
CLB. Đồng thời giúp chúng tôi nhận thức đầy đủ, chính xác hơn tầm quan
trọng của từng giai đoạn trong quá trình tổ chức sinh hoạt CLB.


5


Áp dụng sinh hoạt CLB rong cộng đồng dân cư có đề tài Thực trạng
hoạt động và việc tổ chức quản lí các loại hình câu lạc bộ dân số ở nông thôn
của tác giả Đinh Văn Quảng báo cáo năm 1999. Tác giả cũng đã khẳng định:
“Câu lạc bộ là hình thức thích hợp và có khả năng thu hút cộng đồng
tham gia một cách tự giác trong việc tiếp thu nhận thức và thực hiện đường
lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.”
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả về các vấn đề môi trường,
hoạt động ngoài giờ lên lớp có đề cập đến hình thức sinh hoạt CLB như:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục môi trường” của tác
giả Nguyễn Thị Vân Hương.
“Giáo dục môi trường qua các hoạt dộng ngoại khóa môn Tự nhiên và
xã hoi lớp 3” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hường.
“Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa Tiếng Việt ở nhà
trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Hiên.
Ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và đào tạo có chỉ thị số
40/2008/CT-BGD&ĐT và Công văn số: 307/KH–BGDĐT về “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 –
2013; thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo trong kế hoạch số 453/KHBGD ĐT (ngày 30/07/2010) và Quyết định số 2944/QĐ- BGDĐT (ngày
20/072010) do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển kí ban hành về việc tập huấn và
triển khai giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục
phổ thông trên toàn quốc. Năm học này các trường tiếp tục triển khai mô hình
CLB. Như vậy mô hình câu lạc bộ đã và đang được triển khai ở nhiều trường
phổ thông trong cả nước với nhiều hình thức khác nhau.
Hiện nay, trên thực tế ở Việt Nam đã và đang xuất hiện rất nhiều loại
hình CLB ở tất cả các lĩnh vực như chính trị, văn hóa, thể thao, xã hội, ...
Tóm lại, qua tìm hiểu nghiên cứu chúng tôi nhận thấy:


6


Vấn đề CLB đã và được các nhà quản lí, các nhà giáo dục, nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu ở nhiều cấp độ, nhiều khía cạnh khác nhau và đã có
những đóng góp nhất định về lí luận và thực tiễn.
Trên cơ sở những vấn đề chung, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu việc
xây dựng CLB trong từng bậc học. Cấp tiểu học cũng giành được nhiều sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên
cứu đi sâu nghiên cứu vấn đề xây dựng, tổ chức hoạt động CLBMT cho học
sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng nên đây là một vấn đề cần được
quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng
mô hình câu lạc bộ môi trường ở tiểu học”
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng mô hình CLBMT trong trường Tiểu học để nâng cao hiệu
quả GDMT cho học sinh tiểu học.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDMT ở trường Tiểu học.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục môi trường qua hình thức CLB ở trường Tiểu học.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được mô hình CLBMT với nhiều hoạt động phong phú,
đa dạng sẽ nâng cao được hiệu quả GDMT cho học sinh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của mô hình CLBMT ở Tiểu học.
- Xây dựng mô hình CLB và một số hoạt động của CLB.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của
hoạt động của CLB.


7


7. Giới hạn nghiên cứu
- Đề tài chỉ đi vào nghiên cứu một số loại hình hoạt động của CLB như:
lao động, tham quan, trao đổi, tọa đàm về vấn đề MT,...
- Tiến hành thực nghiệm ở một trường tiểu học ở Ninh Bình.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,
khái quát hóa, so sánh,… chúng tôi nghiên cứu các nguồn tài liệu như sách,
báo, luận văn, luận án, tạp chí, báo cáo của các dự án,… về các vấn đề có liên
quan đến GDMT, CLB. Các tài liệu đó được phân tích, tóm tắt, trích dẫn phục
vụ trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1 Phương pháp điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra trên giáo viên nhắm tìm hiểu nhận thức,
thái độ và hành động của giáo viên với vấn đề GDMT cho học sinh tiểu học, ý
kiến của giáo viên về vấn đề GDMT qua mô hình CLB.
8.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn, trao đổi, trò chuyện với giáo viên, cán
bộ quản lí về vấn đề GDMT cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động giáo
dục nói chung và qua mô hình CLB nói riêng.
Trò chuyện với học sinh để tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, hứng thú
của các em và những chuyển biến của các em trong nhận thức các vấn đề MT
qua các buổi sinh hoạt CLB.
8.2.3 Phương pháp thực nghiệm
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra tính đúng đắn của mục
đích đã đề ra, kiểm định tính khả thi và hiệu quả của mô hình CLBMT.


8


8.2.4 Phương pháp thống kê toán học
Các phương pháp thống kê toán học được sử dụng để phân tích và xử lí
các kết quả thu được qua điều tra và thực nghiệm.
9. Những đóng góp của luận văn

- Nghiên cứu để làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về GDMT, về hình thức
tổ chức hoạt động giáo dục MT trong nhà trường và khái quát chung về CLB.
- Khái quát được một số vấn đề về thực trạng dạy và học các nội dung
GDMT, đặc biệt qua mô hình CLB.
- Đề xuất quy trình xây dựng mô hình CLB nói chung, giới thiệu một
số hoạt động của CLB: Lao động vệ sinh làm sạch MT, trồng và chăm sóc cây
xanh, tham quan MT tổ chức một số cuộc thi GDMT và trao đổi tọa đàm về
vấn đề MT.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương
Chương 1: “Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng mô hình câu
lạc bộ môi trường ở tiểu học”
Chương 2: “Xây dựng mô hình câu lạc bộ môi trường ở tiểu học”
Chương 3: “Thực nghiệm sư phạm”

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH
CÂU LẠC BỘ MÔI TRƯỜNG Ở TIỂU HỌC


1.1Cơ sở lí luận
1.1.1 Những vấn đề chung về môi trường
1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
a. Môi trường
Thuật ngữ “Môi trường” (Environment) ngày nay đã trở nên phổ biến
và quen thuộc với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, khái niệm MT hiện nay vẫn
chưa thông nhất, có rất nhiều khái niệm khác nhau về MT.
Tại điều 3, luật BVMT sửa đổi năm 2005 định nghĩa MT bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Đối với con người, MT chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định nghĩa
của UNESCO (1981): MT của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình và vô hình (tập
quán, niềm tin,…) trong đó con người sống, lao động, họ khai thác tài nguyên
thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
Như vậy, MT sống của con người là một hệ thống phức tạp và đa dạng.
Theo định nghĩa rộng MT là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,… Với nghĩa hẹp MT sống của
con người chỉ bao gồm các nhan tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan đến
chất lượng cuộc sống của con người. Ở nhà trường, MT của học sinh gồm nhà
trường, thầy cô giáo, bạn bè, nội quy của nhà trường, lớp học, sân chơi, phòng
thí nghiệm, vườn trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội,…

10


Gần đây, khái niệm MT được mở rộng. Đó là khái niệm “MT và phát
triển bền vững”. Khái niệm nhấn mạnh đến việc giải quyết mâu thuẫn giữa sự

phát triển kinh tế xã hội mà không làm tổn hại đến MT sống của con người,
sao cho đạt đến sự hài hòa lâu dài, bền vững giữa phát triển sản xuất và MT.
Các khái niệm về MT rất phong phú, đa dạng, có nhiều cách diễn đạt
khác nhau. Tuy nhiên ta có thể hiểu MT là tất cả những gì xung quanh chúng
ta, tạo điều kiện để chúng ta sống, học tập và phát triển.
b) Bảo vệ môi trường
Cuộc sống của con người trên trái đất chúng ta không ngừng phát triển.
Tuy nhiên trong một thời gian khá dài người ta đã đặt mục tiêu kinh tế quá
cao, xem sự phát triển kinh tế là độ đo duy nhất của sự phát triển. Song cũng
chính từ sự phát triển ấy, con người đã khai thác đến mức cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên, trong quá trình sản xuất và sinh hoạt tạo ra nhiều chất thải ảnh
hưởng trực tiếp đến MT,…Những tác nhân ấy đã làm cho MT sinh thái dần
dần bị cạn kiệt, MT sống bị ô nhiễm, nhiều cảnh quan bị hủy hoại, chất lượng
cuộc sống của con người cũng từ đó bị giảm sút. Đứng trước nguy cơ đó, một
nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho toàn nhân loại là BVMT.
Luật BVMT của Việt Nam năm 2005 đã ghi rõ: “Hoạt động BVMT là
hoạt động giữ cho MT trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động
xấu đối với MT, ứng phó sự cố MT; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi
và cải thiện MT; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên; bảo vệ đa đạng sinh học.”
Như vậy, việc BVMT ngày nay diễn ra trong điều kiện khai phá và sử
dụng các nguồn tài nguyên vẫn đang tiến hành một cách bình thường. Dó đó
khái niệm BVMT mang những nội dung chủ yếu sau:
Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
cân bằng sinh thái.

11


Cải tạo, phục hồi tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt. Đối với những nơi

đã khai thác nếu không phục hồi sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Vì vậy việc phục
hồi, cải tạo tài nguyên thiên nhiên để nâng cao chất lượng MT.
Chống ô nhiễm và suy thoái MT. Sự ô nhiễm MT do chất thải công
nghiệp, sinh hoạt gây ra ngày càng trầm trọng. Sự ô nhiễm nặng nề sẽ dẫn đến
suy thoái MT, đồng thời gây tác hại nghiêm trọng cho sự phát triển của mọi
sinh vật. Để chống ô nhiễm MT có nhiều biện pháp trong đó sử dụng các biện
pháp kĩ thuật để ngăn chặn việc thải các chất bẩn và xử lí các chất thải trước
khi đổ vào MT mang lại nhiều hiệu quả.
Bảo vệ tính đa dạng sinh học và các vốn gen di truyền quý hiếm. Các
loài động thực vật qua quá trình tiến hóa trên trái đất hàng trăm triệu năm đã
và đang góp phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng MT sống trên trái
đất. Chúng chính là nguồn cung cấp giống cây trồng và vật nuôi cho con
người. Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên nuôi sống con người. Chúng ta
sử dụng sinh vật làm thức ăn, thuốc chữa bệnh, hóa chất, vật liệu xây dựng,
năng lượng,…Việc bảo vệ sự đa dạng của sinh vật đòi hỏi phải bảo vệ các
điều kiện, các nơi sinh sống và phát triển của mọi loài khác nhau.
c) Giáo dục môi trường
Trước sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, vấn đề MT
và BVMT ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Thuật ngữ “Giáo dục MT”
ngày càng xuất hiện nhiều.
Hội nghị về GDMT trong trường học (Paris, 1970) đã nêu ra khái niệm
về GDMT: là một quá trình nhận thức ra giá trị và sáng tỏ các quan điểm,
phát triển các kĩ năng và thái độ cần thiết để hiểu và đánh giá mối tương quan
giữa con người, MT văn hóa và MT tự nhiên bao quanh. GDMT đòi hỏi thực
hành (áp dụng thực tiễn) trong việc ra quyết định và tự xây dựng quy tắc hành
vi về các vấn đề liên quan đến chất lượng MT.

12



Trong kế hoạch hành động ASEAN 2000 - 2005, GDMT được xác định
là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính
quy, giúp con người có được sự hiểu biết, có kĩ năng và các giá trị cho phép
họ tham gia vào việc phát triển xã hội bền vững về sinh thái và công bằng về
xã hội, với tư cách là những công dân năng động và có tri thức.
Nói một cách cụ thể GDMT là quá trình tác động thường xuyên để tạo
cho con người những tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm và các quyết tâm cho
phép họ giải quyết những vấn đề MT hiện tại và tương lai, cũng như đáp ứng
những nhu cầu của bản thân và xã hội mà không làm ảnh hưởng đến thế hệ
mai sau.
Như vậy có thể nói GDMT là một bộ phận của quá trình giáo dục nhân
cách và bản thân nó là một quá trình giáo dục tổng thể vì nó không chỉ hình
thành cho người học hệ thống những tri thức về MT, về mối quan hệ giữa tự
nhiên, con người và xã hội mà còn hình thành quan điểm, niềm tin để có thể thay
đổi thái độ, hành vi của mỗi cá nhân trong khi tác động đến MT. Do đó, GDMT
cần được tiến hành bằng nhiều con đường khác nhau với sự tham gia của nhiều
lực lượng giáo dục. Mục đích cuối cùng của GDMT chính là để BVMT.
1.1.1.2 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường
a) Khái quát về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
Cùng với hoạt động dạy học trong nhà trường, giáo dục còn được tổ
chức thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng. Học đi đôi với hành là một
trong những nguyên lí cơ bản của giáo dục ở Việt Nam. Thực tế cũng cho
thấy, toàn bộ cuộc sống của con người là một hệ thống liên tục các hoạt động
và con người lớn lên cùng với các hoạt động đó. Vì thế, đưa con người vào
hoạt động thực tế là con đường giáo dục có hiệu quả, kể cả GDMT.
Tổ chức hoạt động giáo dục là một trong hai con đường cơ bản để
GDMT cho học sinh tiểu học. Như trên đã nói, cùng với việc tích hợp các nội

13



dung GDMT qua nội dung các môn học thì tổ chức các hoạt động giáo dục có
nhiều ưu thế hơn trong việc hình thành thái độ, kĩ năng, hành vi BVMT cho
học sinh.
Theo lí luận giáo dục hiện đại, để hình thành nhân cách cho học sinh,
cần tổ chức các loại hình hoạt động khác nhau cho các em: học tập, lao động,
vui chơi, hoạt động xã hội, hoạt động tập thể, tự tu dưỡng,… Trong thực tiễn
giáo dục ở tiểu học, các hoạt động trên được tổ chức độc lập hoặc phối hợp
với nhau theo một hình thức nào đó. Dưới hình thức đó, nội dung các hoạt
động “hòa quyện”, thống nhất với nhau, tạo nên một “hiện tượng trọn vẹn”.
Như vậy, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục là hình thức biểu hiện bề
ngoài của các hoạt động được tổ chức gắn bó với nhau và tạo nên một thể
thống nhất.
Đặc trưng của hoạt động giáo dục là hoạt động giáo dục được diễn ra ở
các MT giáo dục với quy mô và hình thức khác nhau. Hình thức tổ chức có ý
nghĩa quan trọng đến hiệu quả hoạt động giáo dục. Nó mang lại sự hấp dẫn
của hoạt động, thu hút được nhiều học sinh tham gia nhiệt tình và có hiệu quả.
Ở tiểu học các hoạt động giáo dục được tổ chức dưới các hình thức đa
dạng, phong phú.
b) Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường
Lao động bảo vệ môi trường
Các hoạt động lao động BVMT cũng là một hình thức giáo dục BVMT
hiệu quả. Thông qua các hoạt động, học sinh hiểu được giá trị của lao động,
nhận thức được rằng dù còn nhỏ các em vẫn có thể góp phần BVMT. Đồng
thời qua lao động học sinh thấy được hiệu quả cụ thể của việc mình tham gia,
tạo nên sự hứng khởi.
Có thể tổ chức nhiều hoạt động thu hút học sinh tham gia như: tổ chức
trồng cây, chăm sóc vườn trường, các trường nội trú có thể cho học sinh trồng
rau, xây dựng vườn sinh thái hoặc tổ chức buổi lao động vệ sinh, thu gom rác.


14


Các hoạt động lao động BVMT có thể tổ chức theo lớp, tổ, hoặc thông
qua các tổ chức như Đội Thiếu niên, Sao Nhi đồng, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh,… nhận chăm sóc một khu vườn, một khóm cây hay một
đoạn đường,…
Tổ chức các cuộc thi về MT
Các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác theo chủ đề về MT không chỉ giúp học
sinh hiểu sâu hơn về các vấn đề MT mà quan trọng là tạo nên những ý tưởng
sáng tạo và học sinh được tự do biểu đạt ý kiến của mình. Đây là một hình
thức giáo dục quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới
công tác giáo dục theo hướng “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn,
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” (học
mà chơi - chơi mà học)
Như vậy, GDMT được tổ chức dưới hình thức các cuộc thi là điều kiện
thay đổi trạng thái thần kinh sau những giờ học căng thẳng, đồng thời phù
hợp với nhu cầu hứng thú và đặc điểm nhân cách của người tham gia. Chính
vì thế mà nội dung GDMT cũng được truyền tải nhẹ nhàng, nhưng có tác
dụng sâu sắc đến học sinh.
Có thể nói GDMT qua các cuộc thi đã tạo ra một con đường, điều kiện,
phương tiện để hình thành và phát triển nhân cách mới cho học sinh. Khi
tham gia hoạt động GDMT qua các cuộc thi, chính hoạt động của cá nhân học
sinh đã quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của
chính các em.
Cuộc thi có thể diễn ra trong phạm vi một lớp, một trường hoặc một cụm
trường, một tỉnh hoặc có thể là toàn quốc. Căn cứ vào mục tiêu mà lựa chọn chủ
đề cho cuộc thi. Ví dụ cuộc thi viết, vẽ, sáng tác thơ, văn về vấn đề MT, thi sử

dụng phế thải để làm đồ chơi hoặc vật trang trí, hoặc đồ dùng học tập, …

15


Góc sinh giới
Đây cũng là một trong những hình thức đã và đang thu hút được nhiều
sự quan tâm của các nhà giáo dục cũng như học sinh ở các cấp học, bậc học.
Góc sinh giới là nơi nuôi, trồng các loại động thực vật. Nó được xây dựng xuất
phát từ nhiều mục đích khác nhau như phục vụ cho công tác thực hành, quan
sát ngoại khóa, nâng cao hiệu quả dạy học các môn học như sinh học ở các cấp
học trên và Tự nhiên xã hội ở cấp Tiểu học, giúp học sinh phát triển hứng thú
nhận thức và đào sâu tri thức. Góc sinh giới còn tạo điều kiện cho học sinh
nhận thức được các hiện tượng sinh học thường xảy ra chậm chạp và có đối
tượng để quan sát, thí nghiệm. Đồng thời thông qua các hoạt động, học sinh
được tham gia trực tiếp vào quá trình chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Chứng kiến
sự lớn lên từng ngày của chúng, các em sẽ thêm yêu những cây cối, con vật đó,
trân trọng và bảo vệ thành quả mà bản thân và tập thể đã vun trồng.
Góc sinh giới có thể được tổ chức trong phạm vi từng lớp học hoặc
phạm vi toàn trường tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi nơi. Góc sinh
giới cần được bố trí ở nơi có đủ ánh sáng, cần bố trí các bóng điện để đảm bảo
thường xuyên có ánh sáng, tạo điều kiện cho động thực vật sinh trưởng và
phát triển bình thường.
Góc sinh giới cần có các vòi nước, giá để các bể nuôi, chậu cây và bàn
làm việc. Góc sinh giới được chia làm 2 khu: khu động vật và khu thực vật.
Trong phạm vi lớp học có thể bố trí ở cuối lớp. Ví dụ nuôi cá cảnh, trồng các
loại hoa sống trong chậu cũng như các loại cây có thể sống trong môi trường
nước: rong, rêu (trong bể cá), cây sống đời trồng ở các góc lớp hoặc bệ cửa sổ,

Cắm trại, vui chơi

Đây là hai hoạt động luôn dành được sự quan tâm của đông đảo học
sinh nhất là học sinh nhỏ tuổi. Sau những thời gian học tập căng thẳng, được

16


tham gia vào những hoạt động vui chơi, cắm trại các em sẽ được thư giãn đầu
óc, thoải mái tinh thần tạo điều kiện tiếp thu kiến thức được tốt hơn. Chính vì
vậy, các em luôn hứng thú mong đợi những kì nghỉ hè, những buổi vui chơi,
dã ngoại.
Qua cắm trại, học sinh vừa được vui chơi, vừa có cơ hội thể hiện năng
khiếu, phát huy được tính năng động, sáng tạo của bản thân và trí tuệ tập thể,
tinh thần đoàn kết tương trợ giữa các bạn trong lớp, các bạn khác lớp được thể
hiện rất rõ qua hoạt động chung. Bên cạnh đó, qua hoạt động cắm trại, ý thức
bảo vệ môi trường của các em được nâng cao. Bắt đầu từ công tác chuẩn bị,
sử dụng các vật liệu làm trại, không sử dụng hoang phí, dùng các sản phẩm đã
qua sử dụng để trang trí trại, không chặt cành cây xanh ở quanh khu vực cắm
trại về trang trí trại. Sau khi cắm trại, thu dọn sạch sẽ, không để giấy rác
quanh khu vực trại, thu gom, bảo quản những vật liệu còn sử dụng được để sử
dụng cho những lần sau.
Để hoạt động cắm trại đạt hiệu quả, cần phổ biến cho ban phụ huynh kế
hoạch cắm trại, giải thích để họ nắm rõ kế hoạch hoạt động cũng như sự quản
lí chặt chẽ của nhà trường trong mọi hoạt động. Đề nghị phụ huynh có điều
kiện tham gia hoạt động phối kết hợp với các lực lượng khác: Ban tổ chức
liên hệ với địa phương nơi dự định cắm trại thuê mượn địa điểm, họp thường
trực phụ huynh yêu cầu phối hợp tổ chức, yêu cầu cơ quan công an địa
phương giúp đỡ về vấn đề an ninh.
Theo dõi môi trường
MT trên toàn thế giới đang biến đổi hằng ngày hằng giờ. Vì vậy, theo
dõi những biến đổi đó để hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng xấu đến

MT là công việc quan trọng, thường xuyên của các chuyên gia. Trong nhà
trường phổ thông, học sinh cũng có thể theo dõi MT ở phạm vi khác nhau.
Tuy chưa thể đưa ra những kết luận chính xác, những con số cụ thể thông qua

17


đo nghiệm bằng máy móc nhưng bằng trực quan, bằng sự theo dõi thường
xuyên các em cũng có thể nhận thấy sự thay đổi của MT xung quanh. Chính
điều đó, giáo dục các em ý thức giữ gìn, bảo vệ, hạn chế những tác động xấu
đến MT.
Ví dụ qua theo dõi một khúc sông quanh khu vực chợ, các em nhận
thấy rằng dưới sông có rất nhiều rác thải do mọi người có thói quen vứt rác ra
sông. Bên cạnh đó, những hộ dân sống quanh khu vực chợ thường đổ trực tiếp
ra sông chất thải sinh hoạt của gia đình. Vì thế khúc sông này thường có mùi
hôi khó chịu. Để cải thiện tình trạng ô nhiễm của khúc sông, có nhiều biện
pháp thực hiện như tổ chức một buổi dọn vệ sinh, tuyên truyền cho mọi người
dân ý thức bảo vệ MT. Sau những biện pháp đó, các em sẽ tiếp tục theo dõi
những biến đổi để có biện pháp giải quyết phù hợp.
Sưu tầm mẫu vật
Đây là hình thức giáo dục được nhiều thầy cô giáo sử dụng nhằm nâng
cao hiệu quả của các tiết học trên lớp chủ yếu trong môn Tự nhiên và xã hội,
Khoa học ở Tiểu học và môn Sinh học ở các cấp học trên. Trước khi học bài
mới, ở cuối tiết học trước, học sinh sẽ được giao nhiệm vụ sưu tầm mẫu vật
để giờ học sau mang đến lớp quan sát, nhận xét. Đây là những đồ dùng trực
quan phục vụ hữu hiệu cho công tác giang dạy. Mẫu vật mà học sinh sưu tầm
rất phong phú. Nó có thể là lá cây, cây rễ cọc, cây rễ chùm,…có thể là các
động vật như tôm, cua, cá; cũng có thể là hòn đá cuội, đá vôi… Những mẫu
vật đó có thể dễ dàng tìm được ở vườn nhà các em, trên đường đi học cũng có
thể không dễ dàng tìm được. Các em phải bỏ thời gian, công sức tìm hiểu đặc

điểm của những mẫu vật đó và xin phép người trên để lấy mẫu vật mang đến
lớp. Quá trình đó mang đến cho các em nhiều bài học bổ ích. Các em biết trân
trọng những mẫu vật mà mình sưu tầm được, có ý thức giữ gìn bảo vệ nó. Ví
dụ để dạy bài Lá cây (Tự nhiên và xã hội lớp 3), giáo viên yêu cầu học sinh

18


giờ học sau mang đến những lá cây khác nhau để cùng quan sát. Cây xanh
trong sân trường rất nhiều, có nhiều loại lá có hình dạng, kích thước khác
nhau, thuận lợi để sử dụng trong tiết học. Nếu các em quên chuẩn bị có thể dễ
dàng hái được. Tuy nhiên, các em không được hái lá ở vườn trường, trong quá
trình sưu tầm lá cây, chú ý chỉ lấy lá không được bẻ cả cành, giữ lá còn tươi.
Sau khi học xong bài, không được vứt bừa bãi ra ngoài lớp học mà bỏ gọn
vào sọt rác hết buổi học sẽ đổ đúng nơi quy định.
Câu lạc bộ môi trường
Đây là một hình thức giáo dục đã và đang được áp dụng trong nhà
trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học nói riêng. Cùng với các câu
lạc bộ khác, CLBMT góp phần không nhỏ trong việc hình thành cho học sinh
kĩ năng, hành vi và tình cảm, thái độ đúng đắn với các vấn đề môi trường.
Thông qua hoạt động định kì hay theo chủ đề của câu lạc bộ, các thành viên
có cơ hội được mở rộng kiến thức, phát triển kĩ năng, hình thành hành vi và
thái độ đúng đắn với các vấn đề môi trường. Vấn đề vai trò, xây dựng mô
hình CLBMT chúng tôi sẽ đề cập chi tiết hơn ở phần sau luận văn.
1.1.2 Câu lạc bộ
1.1.2.1 Khái niệm
Theo Hoàng Phê, “câu lạc bộ là tổ chức lập ra cho nhiều người tham
gia sinh hoạt văn hóa, giải trí trong những lĩnh vực nhất định.”
Câu lạc bộ cũng có thể hiểu là “Nhà dùng làm nơi tổ chức các hoạt
động văn hóa, giải trí như thế”

Như vậy theo Hoàng Phê, câu lạc bộ có thể là một tổ chức cũng có thể
hiểu là một địa điểm, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, giải trí. Tuy nhiên
thuật ngữ CLB mà chúng tôi đề cập đến trong luận văn này mang nghĩa thứ
nhất. Có nghĩa đây là một tổ chức hoạt động xã hội lập ra cho nhiều người

19


tham gia, tiến hành trên hầu khắp các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, khoa
học, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, giải trí,…
Với cách hiểu đó, câu lạc bộ môi trường là tổ chức lập ra cho nhiều
người tham gia sinh hoạt dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tiến hành hoạt động
chủ yếu liên quan đến vấn đề MT, BVMT.
Với cách hiểu như trên CLB trong nhà trường tiểu học là một hình thức
giáo dục quan trọng, là một trong những con đường để đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh,
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của các em.
Như vậy, ngoài được giáo dục thông qua các giờ học trên lớp, học sinh
còn được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, được tham gia vào các
CLB. Đây là hai bộ phận hữu cơ hợp thành thể thống nhất trong quá trình
thực hiện mục tiêu giáo dục.
1.1.2.2 Vai trò, tác dụng của câu lạc bộ
Trong nhà trường phổ thông, ngoài việc học trên lớp học sinh được
tham gia vào các hoạt động của các tổ chức trong nhà trường như Sao nhi
đồng, Đội, các CLB,… Các tổ chức đó góp phần không nhỏ trong việc giáo
dục học sinh. Trong những năm gần đây, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực các
trường tiếp tục triển khai mô hình CLB.
Qua sinh hoạt CLB, học sinh được mở rộng, tích lũy thêm những kiến
thức về một lĩnh vực nào đó. Mỗi buổi sinh hoạt CLB đều có những hoạt

động và hướng tới những nội dung nhất định. Trong buổi sinh hoạt đó, các em
được trau dồi những kiến thức có thể các em chưa biết hoặc biết chưa rõ ràng
thông qua người báo cáo, thông qua trao đổi thảo luận giữa các thành viên của
CLB. Ví dụ những bài toán khó, những cách giải hay được đem ra chia sẻ
giữa các thành viên sẽ giúp các em khám phá ra những chân trời mới.

20


Không những bổ sung, mở rộng thêm những kiến thức mới về một lĩnh
vực nào đó, các CLB còn góp phần phát huy tính độc lập, sáng tạo của học
sinh, hình thành óc sáng tạo, óc thực tế, khả năng vận dụng sáng tạo tri thức
vào cuộc sống. Các CLB tổ chức nhiều hoạt động cho các thành viên thông qua
sinh hoạt định kì và sinh hoạt theo chủ đề. Nhiều hoạt động có thể được tổ
chức như: thi tìm hiểu về một vấn để, thi giải toán, thi sáng tác văn thơ,… các
hoạt động đó có thể được tổ chức theo nhóm hoặc cá nhân nhưng khi tham gia
vào các hoạt động đó, các thành viên phải vận dụng hết năng lực, kiến thức mà
mình có để giải quyết vấn đề đặt ra. Ví dụ hoạt động biểu diễn thời trang với
nhiều chủ đề khác nhau, học sinh có thể trình bày rất nhiều ý tưởng sáng tạo,
độc đáo qua các mẫu trang phục, qua chất liệu làm trang phục cũng như cách
biểu diễn gây ấn tượng do không bị khống chế về số lượng cũng như chất liệu
nên học sinh hoàn toàn chủ động sáng tạo trong công việc mình.
CLB là mái nhà chung của các thành viên. Các thành viên trong mái
nhà chung đó phải có ý thức, trách nhiệm gắn bó với tập thể, xây dựng CLB
ngày càng vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Khi đăng kí tham gia vào CLB,
học sinh phải đồng ý với điều lệ CLB, hiểu rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của
bản thân. Vì vậy, tất cả mọi hoạt động của các thành viên đều thống nhất. Các
hoạt động trong nhóm của CLB góp phần không nhỏ trong việc hình thành ý
thức, trách nhiệm gắn bó với tập thể của các thành viên. Đứng trước mỗi
nhiệm vụ, các thành viên thống nhất phương án giải quyết, phân chia công

việc, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Qua các hoạt động của CLB những nét tính cách tích cực của học sinh
được bộc lộ, giúp các em phát huy được năng khiếu, sở trường của bản thân,
phát triển năng khiếu về toán, văn, mỹ thuật, âm nhạc, tiếng anh, võ thuật,…
Mỗi cá nhân đều có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau song qua sinh hoạt CLB,

21


các năng lực của các cá nhân được thể hiện rõ nét. CLB là MT để năng lực,
năng khiếu của mỗi cá nhân được bộc lộ.
Qua sinh hoạt CLB giúp học sinh kiểm nghiệm được khả năng của
mình từ đó có thể lựa chọn được hướng đi phù hợp cho tương lai. Đối với các
nhà giáo dục các buổi sinh hoạt CLB giúp họ phát hiện và lựa chọn được các
học sinh có năng khiếu trên các mặt từ đó cùng với nhà trường và phụ huynh
xây dựng kế hoạch để các em được phát triển.
Sinh hoạt các CLB sẽ hướng hứng thú của học sinh vào các hoạt động
bổ ích làm giảm thiểu tình trạng yếu kém đạo đức của học sinh.
Hoạt động CLB là một sân chơi thú vị với nhiều hình thức phong phú nên
khi học sinh đầu tư vào các hoạt động bổ ích sẽ giảm thời gian tham gia vào các
hoạt động không lành mạnh, hạn chế nhóm tự phát, tránh ảnh hưởng xấu. Sinh
hoạt CLB sẽ phát huy được những tính tích cực của học sinh yếu kém về đạo
đức. Các học sinh này thường có các nhận thức sai lệch về cuộc sống, về các
chuẩn mực đạo đức và có hành vi lệch chuẩn so với yêu cầu của xã hội. Tham
gia CLB, các em có thể điều chỉnh nhận thức, hành vi phù hợp với yêu cầu giáo
dục. Nhờ hoạt động và dư luận tập thể lành mạnh sẽ điều chỉnh quá trình phát
triển thái độ, kĩ năng sống của học sinh. Qua mỗi hoạt động các em sẽ xích lại
gần tập thể hơn, dần dần sẽ tạo được những thói quen tốt.
Sinh hoạt CLB tạo cơ hội phát triển các kĩ năng và năng lực ở học sinh
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Qua sinh hoạt CLB học sinh hình thành được một số năng lực: năng lực
tổ chức quản lí, năng lực tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động
chính trị - xã hội, khả năng diễn đạt trước đám đông, khả năng phản xạ nhanh,
hình thành quan niệm sống đúng đắn, biết đấu tranh với những biểu hiện sai
trái của bản thân và của người khác.

22


Tóm lại tổ chức CLB trong trường tiểu học chính là việc rèn kĩ năng
sống vì trong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em
sẽ tận dụng và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành
những điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống
cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Thông
qua cuộc sống và sự trải nghiệm của chính bản thân, CLB sẽ cung cấp cho các
em một MT rộng lớn để rèn luyện bản thân, bồi dưỡng năng lực tổng hợp,
năng lực thực tiễn, khả năng sáng tạo và phẩm chất cá tính, thể hiện mình và
phục vụ cho xã hội - cơ sở cho việc phấn đấu trở thành nhân tài có tố chất cao
dám đi vào thực tế và dám sáng tạo nhằm trước hết hoàn thiện con người như
một chủ thể chứ không phải một phương tiện.
1.1.2.3 Các loại hình câu lạc bộ
Trong thực tế tồn tại rất nhiều loại hình CLB: CLB thẩm mỹ, CLB
chứng khoán, CLB bóng đá,…. Tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn, chúng
tôi chỉ xin đề cập đến một số loại hình CLB thường được tổ chức trong các
nhà trường phổ thông.
a. Câu lạc bộ Văn – Tiếng Việt
Là một loại hình CLB dựa trên sự tham gia tự nguyện của các em học
sinh nhằm vào việc khuyên khích các em học tập, tìm hiểu, mở rộng kiến thức
Tiếng Việt và thực hiện các hoạt động nhằm một mặt làm giàu các kiến thức
Tiếng Việt mặt khác biết vận dụng những kiến thức đó vào trong cuộc sống

để hoàn thiện các kĩ năng giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ.
Việc tham gia vào các CLB như vậy tạo điều kiện và môi trường thuận
lợi để các em bổ sung nâng cao thêm các kiến thức của mình về tiếng Việt,
phong phú hóa và mở rộng vốn từ ngữ về tiếng Việt, có kĩ năng dùng từ, đặt
câu, dựng đoạn, viết bài văn đúng với chuẩn tiếng Việt văn hóa,… góp phần
đắc lực vào việc bổ trợ kiến thức cho các giờ Tiếng Việt chính khóa.

23


Các hoạt động của CLB tiếng Việt có thể tổ chức cho học sinh như: đọc
và kể chuyện ngôn ngữ, báo cáo chuyên đề, thi hùng biện, liên hoan văn nghệ
về tiếng Việt, đố vui tiếng Việt, trò chơi tiếng Việt,…
b. Câu lạc bộ Toán
Cùng với Văn – Tiếng Việt, Toán học luôn được coi là môn học quan
trọng, chiếm nhiều thời gian học tập ở trường của học sinh. Nhận thức được
tầm quan trọng của toán học, phần lớn học sinh đều dành thời gian, công sức
để đạt kết quả cao trong học tập. Toán học đã trở thành niềm đam mê của
không ít học sinh.
Vì thế, nhiều CLB toán học ra đời để giúp các em học sinh thỏa mãn
niềm đam mê cũng như nâng cao hiệu quả các giờ học chính khóa. Khi tham
gia vào CLB, ngoài nghĩa vụ tuân thủ mọi quy định của CLB, các em được
tham gia nhiều hoạt động của CLB góp phần nâng cao năng lực học Toán cho
các em. Thông qua các buổi sinh hoạt, những bài toán khó, những cách giải
hay sẽ được đem ra chia sẻ, thảo luận để cùng nhau học hành cùng tiến bộ. Từ
đó, kĩ năng làm bài, suy luận logic, khả năng tư duy của các em cũng được
phát triển.
CLB có thể tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh như thi giải toán, đố vui
toàn học tìm hiểu lịch sử toán học, thảo luận về vấn đề liên quan đến toán học,…
c. Câu lạc bộ Tiếng Anh

Tiếng Anh là ngôn ngữ ngày càng được sử dụng ở hầu khắp các nước
trên thế giới. Nó trở thành ngôn ngữ quốc tế, tham gia vào hoạt động của tất
cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… Vì vậy, việc dạy tiếng
Anh trong các nhà trường phổ thông là việc làm cần thiết. Ngày nay, tiếng
Anh được đưa vào dạy ở hầu hết các trường Tiểu học và một số thành phố lớn
tiếng Anh được dạy ngay từ bậc Mầm non. Hầu hết các học sinh và phụ
huynh đều nhận thấy được vai trò của ngôn ngữ này. Vì thế việc học tiếng

24


Anh ngày càng trở nên quan trọng. Để việc học tiếng Anh đạt hiệu quả cao,
có nhiều con đường, cách thức khác nhau trong đó tham gia vào các CLB là
lựa chọn của nhiều học sinh.
Đây là loại hình CLB cũng dựa trên sự tham gia tự nguyện của học sinh
nhằm khuyến khích các em học tập, tìm hiểu, mở rộng kiến thức tiếng Anh và
thực hiện các hoạt động nhằm một mặt làm giàu các kiến thức trong lĩnh vực
đó, mặt khác biết vận dụng những kiến thức đó vào trong cuộc sống để hoàn
thiện các kĩ năng giao tiếp hướng tới mục tiêu sử dụng thành thạo tiếng Anh
như ngôn ngữ thứ hai.
Khi tham gia vào các CLB học sinh được trau dồi thêm kiến thức, rèn
các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; trao đổi những kinh nghiệm học tiếng Anh có
hiệu quả. Những hoạt động này sẽ góp phần đắc lực vào bổ trợ kiến thức cho
các giờ học Tiếng Anh chính khóa.
Các CLB tiếng Anh có thể tổ chức cho học sinh trong phạm vi mỗi
trường, trong khu phố hay trong phường, xã. CLB có thể tổ chức các hoạt
động cho các em là: tổ chức các buổi tọa đàm, các cuộc thi nói, viết, kể
chuyện, hát, đóng kịch sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chủ đạo, tổ chức các
buổi tham quan, giao lưu nói chuyện với người nước ngoài,…
d. Câu lạc bộ Mỹ thuật

Trong những đứa trẻ sinh ra nhiều em có năng khiếu bẩm sinh hay có
niềm đam mê thực sự vào một lĩnh vực nào đấy. Tuy nhiên điều quan trọng là
năng khiếu có thể trở thành tài năng hay không là tùy thuộc vào việc phát hiện
và bồi dưỡng năng khiếu, phụ thuộc vào việc duy trì, kích thích niềm đam mê
trong các em. Năng khiếu có thể có ở hầu khắp các lĩnh vực. Học sinh có
năng khiếu về mỹ thuật là những học sinh không chỉ vẽ đẹp, bài vẽ hài hòa
cấn đối trong từng nét vẽ, trong việc sử dụng màu vẽ, luôn sáng tạo trong
những tác phẩm của mình.

25


×