Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Ứng phó với khó khăn của người khuyết tật vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 116 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ai sinh ra cũng mong muốn có được những điều kiện tốt nhất để có thể
sinh sống và phát triển.Tuy nhiên, mỗi con người bên cạnh những thuận lợi,
luôn luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì thế mà mỗi
người luôn luôn phải trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết để vượt qua khó
khăn. Đây là vấn đề cốt lõi của những người thành công trong cuộc sống. Trong
Tâm lý học, những kĩ năng này được nhiều tác giả trình bày trong hệ thống lí
luận về ứng phó với khó khăn. Nói chung, người nào biết ứng phó tốt là những
người không cam chịu số phận, định hướng hay nhận thức được trách nhiệm và
giải quyết được các tình huống khó khăn xảy ra trong cuộc sống.
Một người bình thường nhiều khi còn gặp phải vô số những khó khăn
khiến cuộc sống và tinh thần bị đảo lộn. Do vậy ở những người khuyết tật, các
khó khăn, trở ngại của họ còn lớn hơn rất nhiều, khiến cho cuộc sống của họ rất
khó để hòa nhập. Trên hành tinh chúng ta đang sống, số NKT ước tính khoảng
10% dân số tương đương với 650 triệu người (khảo sát năm 2007) [35, 4 – mục
2.1]. NKT là một vấn đề xã hội quan trọng ở Việt Nam. Dựa trên Bảng phân
loại Quốc tế về chức năng, khuyết tật và sức khỏe (International Classification
of Functioning, Disability and Health-ICF) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
Tổng cục Thống kê Việt Nam đã tiến hành khảo sát và cho kết quả: tỷ lệ NKT
chung cả nước là 15,3% [35,4 – mục 2.1]. Gần 8% hộ gia đình Việt Nam có
NKT và hầu hết các hộ đó hộ nghèo. Có đến 80% NKT sống phụ thuộc vào
nguồn trợ cấp từ gia đình hoặc xã hội thông qua nhà nước hoặc cộng đồng.
Người khuyết tật (NKT) nói chung và người khuyết tật vận động (KTVĐ)
nói riêng là một bộ phận dân số tồn tại khách quan trong xã hội loài người.
Trong thời đại ngày nay, tất cả các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề NKT. Có
thể nói việc đảm bảo cho NKT hòa nhập với đời sống xã hội được xem là thước
đo cho sự phát triển, sự tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nếu người
KTVĐ chỉ thụ động tự coi mình là nạn nhân thì họ sẽ có rất ít thậm chí không có
1



được ý chí để vượt lên trên số phận, hòa nhập xã hội. Sự khiếm khuyết của cơ thể
luôn thách thức hiểu biết của bất kì cá nhân nào về ý nghĩa và mục đích của cuộc
đời. Tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống, nhất là sau khi đã trải qua những hoàn
cảnh khủng khiếp, có nghĩa là đã hiểu biết một cách sâu sắc về một điều gì đó tích
cực trong cuộc sống. Trên thực tế, nhiều người NKT đã vươn lên chiến thắng số
phận và hoàn cảnh. Mỗi cá nhân NKT nói chung, người KTVĐ nói riêng đều có
thể là một người tự vận động để có thể góp phần to lớn thay đổi cuộc sống của
chính mình và thái độ của cộng đồng. Như ông Vũ Mạnh Hùng – chủ tịch Hội
NKT Hà Nội đã phát biểu với báo chí: “Tương lai thuộc về các bạn; muốn đạt được
những điều tốt đẹp hơn, ngoài tính năng động, sáng tạo của tuổi trẻ, các bạn phải
kiên trì… Mỗi người cũng có những khó khăn riêng của mình, chỉ có nỗ lực của
bản thân mới là yếu tố quyết định để giúp các bạn vươn lên trong cuộc sống và
tham gia vào các hoạt động xã hội để đóng góp cho cộng đồng” [35,2].
Việc nghiên cứu về người KTVĐ nói chung, những khó khăn và ứng phó
với các khó khăn của họ có một ý nghĩa thực tiễn và nhân văn to lớn. Trong khi
đó ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về nhóm người này còn rất hạn chế,
nhất là chưa có bất kì công trình nào nghiên cứu về ứng phó với khó khăn của
người KTVĐ. Chính vì những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Ứng phó với khó khăn của người khuyết tật vận động”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về những khó khăn ở người KTVĐ,
các cách ứng phó của họ với các loại khó khăn đó. Từ đó đề xuất một số biện
pháp nhằm làm tăng khả năng ứng phó với khó khăn của người KTVĐ.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
- Người KTVĐ ở độ tuổi trưởng thành trên địa bàn Hà Nội.
- Các chuyên gia về tật vận động: các bác sĩ, các chuyên gia Tâm lý Giáo dục đặc biệt, chuyên viên cơ quan lao động – thương binh và xã hội; cán
bộ quản lý; người thân trong gia đình người KTVĐ.
2



3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Biểu hiện của khó khăn và các kiểu ứng phó với các khó khăn ở người KTVĐ.
4. Giả thuyết khoa học
Người KTVĐ gặp phải rất nhiều khó khăn không chỉ trong các hoạt động
của cuộc sống, trong đó có nhiều khó khăn về mặt tâm lý,... Sự ứng phó của họ
với các khó khăn trên ở từng người là rất phong phú và sẽ có hiệu quả hơn nếu
được tham vấn, hướng dẫn cách ứng phó với khó khăn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về người KTVĐ; khó khăn, ứng
phó với khó khăn của người KTVĐ.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng khó khăn, kiểu ứng phó với khó
khăn ở người KTVĐ, lý giải nguyên nhân của thực trạng này.
5.3. Đề xuất các biện pháp nhằm góp phần rèn luyện khả năng ứng phó
với khó khăn của người KTVĐ.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
* Giới hạn đối tượng nghiên cứu: chỉ nghiên cứu khó khăn và ứng phó
với khó khăn của người KTVĐ.
* Giới hạn khách thể nghiên cứu: 51 người KTVĐ ở độ tuổi trưởng
thành. Một số chuyên gia, người quản lí, người giảng dạy về lĩnh vực người
khuyết tật, những người thân của người KTVĐ,…
* Giới hạn địa bàn nghiên cứu: chỉ tiến hành nghiên cứu một số quận nội
thành trên địa bàn Hà Nội.
* Giới hạn thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2011 đến tháng 10/2012
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phối hợp các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
7.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản
7.2. Phương pháp quan sát

7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
3


7.4. Phương pháp giải bài tập tình huống
7.5. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
7.6. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
7.7. Phương pháp phân tích mô tả chân dung ứng phó của 1 số cá nhân
7.8. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về người KTVĐ, khó khăn và ứng phó
với khó khăn ở người KTVĐ
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực trạng khó khăn và ứng phó với khó
khăn của người KTVĐ, đề xuất các biện pháp hỗ trợ.

4


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGƯỜI KTVĐ
KHÓ KHĂN VÀ ỨNG PHÓ VỚI KHÓ KHĂN Ở NGƯỜI KTVĐ
1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về người KTVĐ
Từ vài thập kỉ trở lại đây, vấn đề người NKT mới được quan tâm nhiều
hơn. Việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em khuyết tật được xác định không
chỉ có ý nghĩa nhân đạo, từ thiện mà còn là vấn đề mang tính chất kinh tế xã hội
và pháp lý. Liên hợp quốc cùng cộng đồng quốc tế đã có những hoạt động tích

cực và ra một số văn bản liên quan tới quyền của người tàn tật, trong đó có trẻ
em tàn tật.
Càng ngày càng có nhiều các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới về
NKT, đặc biệt là trẻ em khuyết tật. Vấn đề về các dạng khuyết tật, các hình thức
giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật được nói đến trong nhiều tài liệu, sách, báo
và các phương tiện truyền thông. Nét chung trong các tài liệu đó là nói đến khó
khăn do những khuyết tật của bản thân họ gây nên và đặc biệt nhấn mạnh đến
thái độ của xã hội với NKT. Hoặc trong nhiều tài liệu thì chủ yếu đi vào việc
nêu lên các biện pháp giáo dục - sư phạm trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật
trên cơ sở nêu lên những khó khăn và đặc điểm mỗi dạng tật.
Trên thế giới gần đây có một cuộc điều tra về NKT ở Mỹ và Anh. Năm
2005, hai tác giả là: Liz Gardener and David Melzer thuộc trường đại học
Cambridge và trường Dược Peninsula (University of Cambridge and
Peninsula Medical School) tiến hành một nghiên cứu với tên gọi: “Khuyết tật
vận động tự báo cáo và tốc độ dáng đi” ở Anh và Mỹ (Mobility disability
self-reporting and gait speed in England and the USA). Nghiên cứu này phần
nào chỉ ra khó khăn của người KTVĐ, nhưng chủ yếu đề cập đến các khó
khăn trong vận động liên quan tới dáng đi và việc đi lại.
5


Ở Việt Nam, năm 2005, Bộ LĐTBXH nghiên cứu ở tám tỉnh gồm Quảng
Ninh, Hoà Bình, Hà Tây, Thanh Hoá, Quảng Nam, Đắc Lắc, Đồng Nai và thành
phố Cần Thơ về khó khăn của NKT cho thấy “hầu hết những gia đình có NKT
đều có mức sống thấp, trong đó 33% rơi vào loại nghèo (số liệu thống kê quốc
gia là 22%). Trên thực tế, những gia đình có nhiều NKT phải chịu nhiều khó
khăn nhất: 31% gia đình có một NKT được xếp vào hộ nghèo; số lượng gia đình
có 3 NKT đã tăng lên tới 63%” [4,Ch1].
Năm 2007, với sự tài trợ của Quỹ Ford, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội đã
tiến hành một dự án nghiên cứu nhằm “phân tích một cách toàn diện về tình hình

NKT ở một số tỉnh có số NKT cao. Để cải thiện chính sách và xây dựng các chương
trình huy động sự tham gia của xã hội đòi hỏi phải có thông tin làm cơ sở. Tuy nhiên,
những nghiên cứu đã có về NKT ở nước ta vẫn còn ít về số lượng và yếu về chất
lượng. Thực chất, hầu hết những nghiên cứu này mới chỉ là những đánh giá nhỏ.
Nhìn chung, những nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các khía cạnh môi trường/y
tế/ phục hồi chức năng chứ chưa đi sâu tìm hiểu các khía cạnh đề xã hội như sự
tham gia và hoà nhập xã hội của NKT, vấn đề giới trong khuyết tật hoặc thái độ của
cộng đồng, bao gồm cả sự độ kỳ thị và sự phân biệt đối xử đối với NKT. Cho đến
nay, khuyết tật vẫn chưa được xem như một sản phẩm xã hội, mà chủ yếu được hiểu
như là những vấn đề sức khỏe của một nhóm người bị thiệt thòi do tình trạng
“khuyết tật” của họ gây ra”[4,Ch1].
1.1.2. Nghiên cứu về khó khăn của người KTVĐ
Những tài liệu nghiên cứu về khó khăn của NKT còn chưa nhiều và chưa
có hệ thống. Đặc biệt là ở Việt Nam điều này chỉ được phản ánh rời rạc trong
một số bài nói về các tấm gương vượt khó của NKT trên một số tờ báo, tạp chí,
truyền hình, internet…
Năm 2007, Bộ LĐTBXH tiến hành một nghiên cứu ở bốn tỉnh thành: Thái
Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai. “Nghiên cứu này được thực hiện
nhằm mục đích cung cấp những thông tin còn thiếu đó, đồng thời giúp chúng ta
hiểu sâu hơn về những khó khăn đa dạng và nhiều mặt mà NKT hiện đang gặp
phải. Nghiên cứu cũng nhằm mục đích cung cấp cơ sở thông tin giúp cho việc
hoàn thiện chính sách cũng như thiết kế những chương trình hỗ trợ hiệu quả.
6


Cùng với việc đánh giá tình hình của NKT nói chung, nghiên cứu đi sâu tìm
hiểu những khó khăn liên quan đến khuyết tật do nhiễm điôxin từ chất độc da
cam được rải ở Việt Nam trong chiến tranh. Khuyết tật do điôxin gây ra luôn là
mối quan tâm đặc biệt của chính phủ, các nhà khoa học, giới truyền thông và
nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên, so với những nhóm NKT khác,

đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu nhiều về tình trạng của những NKT do điôxin,
ngoại trừ một thực tế là họ gặp rất nhiều khó khăn về mặt kinh tế, xã hội cũng
như những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Về mặt địa lý, những địa phương này
trải dài từ miền Bắc qua miền Trung rồi đến miền Nam, làm tăng tính đa dạng
của chủ đề nghiên cứu. Những tỉnh thành này cũng là những địa phương có
số NKT, bao gồm cả những người nghi bị nhiễm chất điôxin, rất cao”[4,Ch1].
Chính phủ Việt Nam cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 720 NKT
ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh do Ban Các Vấn đề Xã Hội của
Quốc hội thực hiện. Báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra sự kỳ thị và phân biệt đối
xử làm hạn chế sự tiến bộ của NKT. Trong gia đình họ bị đối xử tệ bạc hơn
những thành viên khác; 13% cho biết họ bị cộng đồng đối xử tệ [4,Ch1].
“Năm 2007 được sự tài trợ của Quỹ Ford, Viện Nghiên cứu Phát triển xã
hội (ISDS) đã tiến hành khảo sát 4 tỉnh thành ở Việt Nam và đưa ra một vài con
số thống kê sau đây về quan điểm của cộng đồng về người khuyết tật - qua đó
cho thấy sự phân biệt đối xử là lớn như thế nào, các con số biến thiên do sự khác
biệt giữa các tỉnh:
Quan điểm đồng ý (tỉ lệ %)
Thái độ của cộng đồng với người khuyết tật
Đáng thương
Từ 98 đến 99%
Người khuyết tật là người ỷ lại
Từ 18 đến 32%
Người khuyết tật không thể có cuộc sống bình thường
Từ 40 đến 59,4%
Người khuyết tật bị như vậy là do số phận
Từ 56 đến 65%
Người khuyết tật đáng phải gánh chịu số kiếp khuyết tật như
Từ 14 đến 21%
vậy vì họ phải trả giá cho việc làm xấu xa ở kiếp trước
Gặp phải người khuyết tật là gặp vận đen

17%
Phân biệt đối xử bởi chính gia đình mình (dựa trên việc đặt câu hỏi với

những người quen biết người khuyết tật - lý do là người trong gia đình sẽ không
nói thật về hành vi phân biệt đối xử của chính họ):
7




Coi thường người khuyết tật (16%);



Coi là gánh nặng suốt cuộc đời (40%);



Coi là vô dụng (20,7%);



Thường xuyên lăng mạ (14,2%);



Bỏ mặc không chăm sóc (8,5%);




Bỏ rơi (7,1%);



Không cho ăn (4,3%);



Khóa/xích trong nhà (10,2%);



Bắt đi ăn xin (1,5%).” [35,4 – mục 3.5]

1.1.3. Nghiên cứu về ứng phó và ứng phó với khó khăn của người KTVĐ
1.1.3.1. Nghiên cứu về ứng phó


Ở nước ngoài

Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề ứng phó với khó
khăn trong cuộc sống của con người. Có thể tổng hợp nghiện cứu về hành vi ứng
phó theo xu hướng cơ bản sau:
- Xu hướng thứ nhất: nghiên cứu các phương pháp đo hành vi ứng phó.
Tiêu biểu là trắc nghiệm Cách ứng phó (Way of coping Sacle, WCS) do
S.Folkman và R.S.Lazarus phát triển vào năm 1980, trong trắc nghiệm này các
tác giả đo 2 kiểu ứng phó đặc trưng, gồm ứng phó tập trung vào vấn đề và ứng
phó tập trung vào cảm xúc [41]. Một thang đo khác của E. Frydenberg và
R.Lewis (1993). Thang đo gồm 80 item, được chia làm 3 nhóm ứng phó chính
đó là: ứng phó giải quyết vấn đề, ứng phó không hiệu quả và ứng phó tìm kiếm

sự hỗ trợ [39,55]. Thêm một trắc nghiệm cũng được nhiều nhà nghiên cứu sử
dụng là trắc nghiệm COPE do S.Carver, F.Scheier và K.Weintraub (1989).
Thang đo gồm 53 item, gồm 14 chiến lược ứng phó. Theo tác giả có thể nhóm
thành 3 nhóm chiến lược ứng phó chính, đó là: ứng phó tập trung vào giải quyết
vấn đề, ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó không hiệu quả… Nhìn
chung, xu hướng nghiên cứu này được nhiều tác giả ủng hộ và được ứng dụng ở

8


nhiều quốc gia trên thế giới. Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu và vận
dụng để các phương pháp đo hành vi ứng phó trở nên phổ biến.
- Xu hướng thứ hai: nghiên cứu về các nhân tố có mối liên hệ với hành vi
ứng phó. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa cách ứng phó với
một loạt các yếu tố như: trải nghiệm sớm của các nhân (M.Zeidner, A.Hammer
(1990); B.Myes, R.Brewin (1994)…), sự đánh giá tình huống khó khăn, nhận
thức về các khía cạnh khác nhau của sự việc (D.J.Terry (1991); C.Lees,
J.Neufeld (1999), chỗ dựa xã hội được nhiều tác giả quan tâm (S.Cobb (1976);
F.Cohen và H.Will (1985); D.Zimet, W.Dahlem, G.Zimet và K.Farley (1988)
[41]. Ngoài ra, nhiều tác giả cũng tập trung nghiên cứu mối liên quan giữa hành
vi ứng phó với một số đặc điểm nhân cách như: tính nhạy cảm, tính lạc quan –
bi quan, trí tuệ và xu hướng ứng phó thuần thục, khả năng kiềm chế tâm lý, tính
tự tin, tính tự chủ, biết đồng cảm, tính có trách nhiệm,… Có thể nói việc nghiên
cứu các yếu tố liên quan đến hành vi ứng phó chính là khuynh hướng phát triển
trong các nghiên cứu về ứng phó.
- Xu hướng thứ ba: nghiên cứu về cách ứng phó của một số nhóm nhất
định. Theo xu hướng này, cách ứng phó với tình huống căng thẳng, xung đột
trong gia đình được nhiều tác giả quan tâm hơn cả. Mc Cubin (1980) nghiên cứu
tác động của những ứng phó sai lầm đến việc phá hủy hệ thống gia đình [37,5].
Ngược lại, K.Ligley (1993) quan tâm đến cách ứng phó hiệu quả với những khó

khăn trong gia đình. Bên cạnh đó, nhiều nhà tâm lý khác cũng nghiên cứu cách
ứng phó trong những tình huống đặc thù khác như: ứng phó với stress nơi làm
việc, ứng phó với bệnh nhân AIDS. Nhìn chung, các tác giả đã khu biệt ứng phó
của khách thể trong 1 nhóm nhất định để đưa những phân tích, đánh giá cách
ứng phó xác đáng và đề xuất biện pháp tăng cường khả năng ứng phó của nhóm
khách thể đó. Tuy nhiên, những nghiên cứu như vậy còn chưa được nhân rộng
trên phạm vi rộng lớn hơn.
- Xu hướng thứ tư: nghiên cứu giao thoa văn hóa về ứng phó. Mục đích
của các nghiên cứu giao thoa văn hóa là để tìm kiếm sự khác biệt và tương đồng
9


giữa các vùng văn hóa trong cách ứng phó với tình huống khó khăn, căng thẳng
của các quốc gia. D.Essau và S.Trodorff (1996) đã nghiên cứu cách ứng phó của
nhóm học sinh Malaysia so với học sinh Bắc Mỹ (Canada, Mỹ), Đức với những
vấn đề liên quan đến trường học [39,10]. Một nghiên cứu khác của
E.Frydenberg, R.Lewis (2002) đã so sánh 319 học sinh từ ba quốc gia
Colombia, Bắc Ireland và Australia về cách ứng phó với các vấn đề xã hội như:
ô nhiễm, phân biệt chủng tộc, chiến tranh và bạo lực trong cuộc sống cộng đồng
[40,5]… Những nghiên cứu trên giúp các nhà nghiên cứu về vấn đề ứng phó
hiểu rằng để nghiên cứu ứng phó của một cá nhân, nhóm, cộng đồng người thì
cần quan tâm đến các yếu tố văn hóa.
Tổng quan những nghiên cứu về hành vi ứng phó trên cho thấy tính chất
đa dạng và phong phú trong lĩnh vực này. Hầu hết kết quả nghiên cứu đều chỉ ra
khuôn mẫu ứng phó tích cực với mỗi loại tình huống, mỗi loại khách thể đồng
thời chỉ ra các yếu tố chi phối ứng phó của con người. Ý nghĩa xã hội của các
nghiên cứu này mang đến cho con người những cách ứng phó tích cực trước các
sự kiện khó khăn, phức tạp của hoàn cảnh, hướng dẫn con người cách xử lý,
đảm bảo cho sự ổn định tâm lý của mỗi cá nhân và duy trì trật tự xã hội.



Ở trong nước

Trong thời gian gần đây, có một số công trình nghiên cứu về cách ứng
phó với khó khăn trong môi trường xã hội, nhà trường. Có thể kể đến một số tác
giả tiêu biểu với những đề tài như:
Tác giả Phan Thị Mai Hương và các cộng sự (2007) tìm hiểu về “Cách
ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn”. Tác giả đã tiến hành
nghiên cứu trên 500 trẻ vị thành niên tuổi từ 12 đến 19 thuộc các nhóm trẻ khác
nhau [10]. Kết quả đưa ra một hệ thống lý thuyết về hành vi ứng phó khá đầy đủ
và chi tiết. Đây là những đóng góp đáng ghi nhận bởi kết quả nghiên cứu này
giúp chúng ta kịp thời phát hiện và điều chỉnh những cách ứng phó tiêu cực,
đồng thời động viên, khích lệ sử dụng các cách ứng phó tích cực trước sự kiện,
hoàn cảnh khó khăn.
10


Trần Thị Tú Anh (2010) với công trình “Cách ứng phó với khó khăn tâm
lý của sinh viên thiệt thòi thuộc Đại học Huế” thuộc dự án PHE [1]. Đề tài chỉ ra
các cách đương đầu của sinh viên với những khó khăn nội tại. Đồng thời còn
tiến hành thực nghiệm cụ thể nhằm giúp khách thề phát huy nỗ lực của bản thân
để đương đầu với khó khăn. Đây là tài liệu có tính thực tiễn và ứng dụng cao.
Nguyễn Diệu Thảo Nguyên (2009) với Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học “Kĩ
năng ứng phó với những khó khăn trong gia đình của học sinh trung học phổ
thông thành phố Huế” [14]. Tác giả đã nghiên cứu những khó khăn trong gia
đình, từ đó chỉ ra những cách ứng phó khác nhau với những khó khăn trong gia
đình của học sinh THPT thành phố Huế. Tuy vậy, các biện pháp nâng cao khả
năng ứng phó chưa được thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi, cần tiếp tục
nghiên cứu.
Nguyễn Phước Cát Tường (2010) với Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học “Ứng

phó với Stress của sinh viên trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế” [27]. Tác
giả đã chỉ được 1 số vấn đề cơ bản của việc ứng phó với stress. Tuy vậy, để đề
tài thêm hoàn thiện cần có những thực nghiệm về các biện pháp ứng phó và chỉ
ra các kĩ thuật ứng phó tốt với stress của sinh viên y dược.
Đề tài “Ứng phó với stress trong học tập của sinh viên trường Đại học Sư
phạm Hà Nội” (2010) của tác giả Bùi Thị Bích Phượng [17] đã đưa ra được hệ
thống biện pháp dưới hình thức thực nghiệm tác động cụ thể nhằm giúp sinh
viên nâng cao hiệu quả ứng phó. Đề tài chỉ ra thế nào là một ứng phó hiệu quả
và kỹ thuật ứng phó tốt.
Mới gần đây nhất, tác giả Phí Công Mạnh đã tiến hành nghiên cứu vấn đề
“Ứng phó với nhứng khó khăn trong học tập của sinh viên năm thứ nhất trường
Đại học Sư phạm Huế” (2011). Luận văn đã đưa ra hệ thống các biện pháp để
nâng cao khả năng ứng phó với những khó khăn trong học tập của sinh viên và
thực nghiệm một biện pháp nhằm hình thành và phát triển kĩ năng đó, bao gồm
cả việc trang bị cho họ tri thức về cách ứng phó với những khó khăn trong học

11


tập và tổ chức ứng dụng những kiến thức lĩnh hội được vào cuộc sống học tập
của bản thân [15].
Tóm lại, lịch sử nghiên cứu vấn đề ứng phó cho thấy tính chất đa dạng
của những nghiên cứu trong lĩnh vực này. Nó bao trùm những nội dung phong
phú từ cấp độ cá nhân đến cấp độ xã hội, với nhiều khách thể và đối tượng
nghiên cứu, với nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống. Tiếp tục đi sâu
nghiên cứu về ứng phó là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm
giúp con người nâng cao khả năng ứng phó trước những hoàn cảnh khó khăn,
đảm bảo cho sự phát triển tâm lý ổn định của cá nhân.
1.1.3.2. Nghiên cứu về ứng phó với khó khăn của người KTVĐ
Mặc dù nghiên cứu về ứng phó với khó khăn xuất hiện tương đối chi tiết và

có hệ thống trong các nghiên cứu trong và ngoài nước nhưng nghiên cứu về ứng
phó với khó khăn của người KTVĐ còn rất rời rạc và hầu như chưa có tài liệu đầy
đủ nào về vấn đề này. Có chăng chỉ là những đề tài có mối liên quan nhất định đến
vấn đề nghiên cứu như nghiên cứu về sự vượt khó của người KTVĐ.
Trên thế giới, những nghiên cứu về sự vượt khó ở NKT nói chung, người
KTVĐ nói riêng đã xuất hiện khá lâu. Nó được thể hiện qua các các nghiên cứu xây
dựng, thử nghiệm các mô hình giáo dục trẻ khuyết tật. Trên trên cơ sở tìm hiểu về
các khó khăn cũng như sự vượt khó của NKT, người ta mới có cơ sở để xây dựng
các mô hình giáo dục: chuyên biệt, hội nhập hay hòa nhập. Do vậy vấn đề nêu trên
chỉ được coi là một vấn đề phụ, chiếm rất nhỏ trong các nghiên cứu. “Gần đây,
những tranh luận về “khuyết tật” tập trung vào các vấn đề quyền lực chính trị và xã
hội, sự chấp nhận của xã hội và quyền công dân. Ở các nước phát triển, các cuộc
tranh luận đã vượt ra khỏi mối quan tâm về chi phí cho những NKT để trở
thành một “cuộc chiến” rộng hơn nhằm tìm ra cách thức hiệu quả để đảm bảo
rằng NKT có thể tham gia và có những đóng góp quan trọng cho xã hội. Tuy nhiên,
nhiều người lo ngại rằng nhu cầu lớn nhất lại tồn tại ở các nước đang phát triển, nơi
mà ước tính có một số lượng lớn, khoảng 650 triệu NKT sinh sống.” [4,Ch1].

12


Năm 2010, trong “Bước đầu tìm hiểu khó khăn và biểu hiện vượt khó của
người khuyết tật vận động” để tiến tới xây dựng chỉ số Vượt khó (AQ) của
người khuyết tật vận động, 2 tác giả Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Thị Thủy
đã có những kết quả nghiên cứu lí luận và thực trạng về vấn đề khó khăn và
vượt qua khó khăn của người KTVĐ. Bài báo đã nêu lên những kết quả bước
đầu trong việc chỉ ra các dấu hiệu của sự vượt khó trên 3 mặt: nhận thức, thái độ
và hành vi vượt khó ở người KTVĐ [30].
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm tật học thuộc Viện Khoa học giáo
dục, cả nước có 58,18% số người tàn tật có việc làm, tự nuôi sống mình và tham

gia đóng góp cho xã hội bằng nhiều công việc khác nhau. Tỉ lệ người tàn tật có
nhu cầu song chưa có việc làm là 30,43%. Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông
Nam bộ là hai vùng có số người tàn tật chưa có việc làm chiếm tỉ lệ cao, tương
ứng là 41,86% và 35,77%. Đây là một nhiệm vụ cấp bách cần được đề cập trong
các chương trình, dự án hỗ trợ người tàn tật để giúp họ có điều kiện hòa nhập
vào cộng đồng.
Cũng theo kết quả điều tra của Trung tâm tật học, trên thực tế nguyện
vọng của người tàn tật trong tổng số người tàn tật được hỏi ý kiến như sau:
48,5% số người tàn tật mong muốn nhà nước trợ cấp vốn để tự tạo việc làm
23,9% có nguyện vọng phục hồi chức năng;
13,56% có nhu cầu được bố trí việc làm;
9,98% mong muốn nhà nước thu hút vào các cơ sở bảo trợ xã hội;
4,08% có nguyện vọng được học nghề.
Nếu tính gộp các nhu cầu được trợ cấp vốn để tự tạo việc làm và có
nguyện vọng được đào tạo thì tỉ lệ này lên tới 66,14%. Điều này chứng minh đa
số người tàn tật có ý chí vươn lên để có cuộc sống tự lập, độc lập về kinh tế và
hòa nhập với cộng đồng. Như vậy đáp ứng được các nguyện vọng trên thì số
NKT nói chung trong đó có người KTVĐ nói riêng sẽ có thể ứng phó hiệu quả
với các khó khăn của mình.

13


Luật pháp Việt Nam quy định các doanh nghiệp trên lãnh thổ có trách
nhiệm nhận lao động là người tàn tật vào làm việc với tỉ lệ 2% - 3% so với tổng
số lao động. Doanh nghiệp nào không thực hiện được thì phải trích một phần lợi
nhuận để đóng góp vào quỹ hỗ trợ việc làm cho người tàn tật. Tuy nhiên, theo
ông Đoàn Soát, Chủ tịch Hội người mù Việt Nam, quy định tỷ lệ 2% người tàn
tật vào làm việc ở các cơ quan hành chính, doanh nghiệp chưa được thực hiện.
Nhà nước cũng chưa có chế tài, chưa có cơ quan nào được phân công giám sát

các cơ quan hành chính, doanh nghiệp thực hiện quy định này. Ở Việt Nam hiện
có hơn 400 cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật.
Tóm lại, các nghiên cứu người KTVĐ nói chung, ứng phó với khó khăn
của người KTVĐ nói riêng ở Việt Nam vô cùng hiếm hoi. Hầu như 1 số nhà
nghiên cứu bước đầu chỉ nói đến sự vượt khó của người KTVĐ trong những bài
viết nói về gương NKT vượt khó. Nguyên nhân của điều này là do hầu hết các
nhà Tâm lý học, Giáo dục học, … đều thống nhất một quan điểm cho rằng người
KTVĐ chỉ bị khuyết tật liên quan đến quá trình vận động nên trí tuệ và các hiện
tượng tâm lý diễn ra như người bình thường. Vấn đề của họ chỉ là hỗ trợ các
phương tiện cho việc đi lại hoặc tập luyện phục hồi chức năng. Do đó, các
nghiên cứu về đối tượng khuyết tật này không đáng kể. Chính vì vậy, đây cũng
là một khó khăn rất lớn với chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu này. Thông qua
quá trình nghiên cứu, chúng tôi tự thấy rằng, người KTVĐ có trí tuệ phát triển
bình thường, tuy nhiên tâm lý của họ có rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu
để làm sáng tỏ vì có nhiều vấn đề rất khác biệt. Đặc biệt đây là loại khuyết tật
chiếm số lượng đông nhất trong các loại khuyết tật ở cả Việt Nam và thế giới.
Nếu đề ra các biện pháp hỗ trợ trong khi chưa có cơ sở về đặc điểm tâm lý của
người KTVĐ là không hợp lý.
1.2. Một số vấn đề lí luận về người khuyết tật vận động(KTVĐ)
1.2.1. Khái niệm NKT, KTVĐ
Quan niệm về NKT khá khác nhau giữa các nước trên thế giới do có
những hoàn cảnh xã hội, văn hóa, kinh tế và lịch sử khác nhau, biến đổi qua các
14


giai đoạn phát triển trong từng thời kì khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức, thái
độ và sự hiểu biết khác nhau.
“Tổ chức Y tế thế giới” (WHO) trong năm 1976 lần đầu tiên đưa ra các
thuật ngữ và định nghĩa sau:
- Khuyết tật (Impairment): là bất kì một sự mất mát hay bất thường về cấu

trúc hoặc chức năng tâm lý, sinh lý hoặc giải phẫu.
- Tàn tật (Disabilities): là bất kì một sự hạn chế hay thiếu hụt (do 1 khuyết
tật) khả năng này thực hiện được một hành động theo chức năng hay trong
phạm vi được coi là bình thường của con người.
- Tàn phế (Handicap): là sự thiệt thòi cho một cá nhân do khuyết tật hoặc
do tàn tật gây hạn chế hoặc cản trở cá nhân đó thực hiện vai trò bình thường,
phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, các yếu tố văn hóa, xã hội.”[6,11].
“Ở Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ LĐTBXH là hai bộ chính soạn thảo ra các
chính sách và cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng, chăm sóc và điều trị, hỗ
trợ và cung cấp phúc lợi xã hội cho NKT. Hai bộ này sử dụng những định nghĩa
sau về khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật của Tổ chức Y tế thế giới:
- Khiếm khuyết (ở cấp độ bộ phận cơ thể): bị mất hoặc tình trạng bất bình
thường một hay các bộ phận cơ thể hoặc chức năng tâm sinh lý. Khiếm khuyết
có thể là hậu quả của bệnh tật, tai nạn, các nhân tố môi trường hoặc bẩm sinh.
- Giảm khả năng (ở cấp độ cá nhân): giảm hoặc mất khả năng hoạt động do
khiếm khuyết gây ra; hạn chế hoặc mất chức năng (vận động, nghe, hoặc giao tiếp).
- Tàn tật (ở cấp độ xã hội): những thiệt thòi mà một người phải chịu do bị
khuyết tật. Hậu quả của sự tương tác giữa một cá nhân bị khiếm khuyết hoặc
giảm khả năng với những rào cản trong môi trường xã hội, văn hoá hoặc vật
chất, làm cho cá nhân này không thể tham gia một cách bình đẳng vào cuộc
sống cộng đồng chung hoặc hoàn thành một vai trò bình thường” [4,Ch1].
Điều 1 trong Pháp lệnh về người tàn tật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam định nghĩa người tàn tật “không phân biệt nguồn gốc gây ra
tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng
15


biểu hiện dưới những dạng tàn tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt
động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn” [31,9].
Người KTVĐ là những người có cơ quan vận động bị tổn thương, biểu

hiện đầu tiên là có khó khăn khi ngồi, nằm, di chuyển, cầm nắm,… Do đó, họ
gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, học tập, lao động, vui chơi,…
Tuy vậy, đa số người có khó khăn về vận động có não bộ phát triển bình thường
nên vẫn làm được những việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
1.2.2. Phân loại khuyết tật và KTVĐ
1.2.2.1. Phân loại khuyết tật nói chung
“Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra bảng phân loại các dạng tật khác
nhau bao gồm 8 dạng tật:
- Khó khăn về vận động (khoèo, cụt, liệt tứ chi, vận động khó khăn,…)
- Khó khăn về nhìn (khiếm thị - mù, nhìn kém, khuyết tật thị giác,..)
- Khó khăn về nghe – nói (điếc, nghễnh ngãng, nói ngọng, mất ngôn ngữ,
nói lắp, không nói được,…)
- Khó khăn về học (chậm phát triển trí tuệ và tinh thần)
- Hành vi xa lạ, khác thường (do rối loạn tâm thần, trầm cảm)
- Động kinh
- Mất cảm giác
- Đa tật.” [20,4]
“Hội đồng giáo dục Hoa Kì cũng đưa ra cách phân loại tật trong luật
IDEA (1997) theo 13 loại như sau:
- Tự kỉ
- Điếc mù
- Điếc
- Rối loạn cảm xúc
- Khiếm thính
- Chậm phát triển trí tuệ
- Đa tật
16


- Khuyết tật sức khỏe

- Khó khăn về học
- Khuyết tật ngôn ngữ
- Tổn thương não
- Khiếm thị” [20,4-5]
Bộ LĐTBXH cho biết hiện nay ở Việt Nam có trên 5,1 triệu người tàn tật
và trẻ mồ côi, chiếm 7% dân số
Các dạng tật:
Dạng tật

Vận

Thị giác

Thính

Ngôn

Trí tuệ

Thần

động
giác
ngữ
kinh
Tỉ lệ (%)
35,46
15,70
9,21
7,92

9,11
13,93
Tại Việt Nam, dựa trên những khó khăn mà trẻ mắc phải, người ta chia

thành 6 dạng tật sau:
- Khiếm thị
- Khiếm thính
- Khó khăn về vận động
- Chậm phát triển trí tuệ
- Rối loạn hành vi và cảm xúc
- Đa tật.
Hiện nay, ở nước ta chủ yếu đi sâu nghiên cứu về 3 dạng khuyết tật cơ
bản: khiếm thính, khiếm thị và chậm phát triển trí tuệ.
1.2.2.2. Phân loại khuyết tật vận động
KTVĐ thường biểu hiện rất đa dạng bởi mỗi người bị KTVĐ lại thể hiện
sự khác nhau ở khiếm khuyết của mình. Có nhiều tác giả chỉ chia ra đơn giản
KTVĐ thành: què, cụt,khoèo, gãy chân tay, liệt,…
Đa phần các tác giả phân loại KTVĐ như sau:
- Các dạng bại liệt: liệt chi, vẹo cột sống, bàn chân vẹo, bàn chân thuổng,
bàn chân voi;
- Các dạng bại não: thể co cứng, cơ bị co cứng lại;

17


- Thể múa vờn: có các cử động không kiểm soát được;
- Thể thất điều: khả năng thăng bằng kém;
- Các dạng co rút cơ chẳng hạn như tật chân ngắn, chân dài làm cho cơ thể
đi lại khó khăn;
- Còi xương hoặc mềm xương, ròn xương;

- Tật nứt cột sống. Riêng tật này không chỉ làm người khuyết tật mất khả
năng đi lại vì liệt hoàn toàn hai chân mà còn mất hoàn toàn cảm giác từ đốt sống
bị nứt. Do vậy họ không kiểm soát được việc tiểu tiện, đại tiện.
- Gù lưng: có thể gù thấp hoặc gù cao;
- Cụt chi: có thể là mất 1 hoặc cả 2 chân, 1 hoặc cả 2 tay, hoặc có thể là
mất 1 chân và 1 tay;
- Các dị dạng bẩm sinh như các ngón tay dính liền, thừa hoặc thiếu ngón
tay, biến dạng ngón tay, chân, tay chân chưa hoàn chỉnh, dị dạng,… [23,131].
1.2.3. Biểu hiện của khuyết tật vận động
Có nhiều dạng KTVĐ với các biểu hiện khác nhau:
“- Bại não: là 1 tình trạng gây tàn tật có nguyên nhân từ não. Chúng tật
này do não bị tổn thương trước khi sinh, trong khi sinh, sau khi sinh cho đến 5
tuổi. Dạng tật này thường gây ảnh hưởng đến các tư thế tự nhiên và hoạt động
bình thường của cá nhân. Người bị bại não có thể mềm nhũn, toàn thân co cứng
hoặc vận động không tự chủ.
- Bại liệt: là một loại bệnh truyền nhiễm do virus bại liệt lây qua đường
tiêu hóa gây nên. Người bị bại liệt có đặc điểm liệt mềm, nhiễu cơ.
- Bàn chân khoèo bẩm sinh: là bàn chân bị biến dạng gây khép phần bàn
chân trước, nghiêng trong ở gót chân và khớp cơ chân gấp lòng. Nhiều người đi
bằng mu bàn chân thay cho lòng bàn chân như người bình thường.” [25,32]
- Các dạng gù lưng, chân dài chân ngắn, lùn tuyến yên, ….
Có một số người bị khiếm khuyết các cơ quan vận động kèm theo một
hoặc hai khuyết tật khác như: chậm phát triển tinh thần, tật thính giác,…

18


Vì các dạng KTVĐ rất đa dạng nên biểu hiện của chúng cũng đa dạng.
Tùy theo dạng tật nào mà có biểu hiện tương ứng như thế.
1.2.4. Mức độ khuyết tật

Trong Thông tư Liên Bộ y tế - Bộ LĐTBXH quy định về tiêu chuẩn
thương tật 4 hạng, ban hành tháng 11/1985 có đưa ra bảng tiêu chuẩn thương tật
4 hạng (mới) được sắp xếp theo thứ tự từ loại nặng đến loại nhẹ và quy định về
tên gọi nội dung khái quát. Tuy nhiên theo cách phân chia này, các hạng thương
tật có bao gồm cả những dạng khuyết tật khác như chậm phát triển trí tuệ,
khuyết tật thị giác. Vì vậy, trên cơ sở tìm hiểu thực tế chúng tôi đưa ra một cách
chia thông dụng nhất theo ba mức độ:
- Mức độ KTVĐ đặc biệt nặng: ở mức độ này người bị KTVĐ không có
khả năng tự đi lại, không có khả năng tự phục vụ và do đó cần nhiều đến sự giúp
đỡ của người khác.
- Mức độ KTVĐ nặng: biểu hiện ở việc đi lại khó khăn trong đó có
kèm theo sự giúp đỡ của người khác hoặc các phương tiện hỗ trợ.
- Mức độ KTVĐ nhẹ: là NKT vẫn có khả năng tự mình đi lại và tự phục
vụ mà không cần đến sự trợ giúp của các phương tiện hay của người khác.
1.2.5. Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật.


Một số tài liệu chia nguyên nhân khuyết tật căn cứ vào thời gian bị

tật,nên các nguyên nhân khuyết tật như sau:
- Những nguyên nhân bẩm sinh và trong khi sinh:
Do di truyền từ bố, mẹ hoặc một trong hai người có tật có thể di truyền
sang thế hệ sau như điếc bẩm sinh, mù bẩm sinh và xuất hiện tật trong quá trình
phát triển.
+ Sự đột biến về nhiễm sắc thể làm cấu trúc gen bị sai lệch dẫn đến một
số hiện tượng hội chứng Down.
+Nhiễm độc thai nhi do người mẹ mang thai mắc một số bệnh như cúm,
sởi Rubela,… do hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng ma túy trong khi mang thai.
19



+ Do các bệnh xã hội của người mẹ như: lậu, giang mai, AIDS,…
+ Đẻ non, thiếu tháng,…
+ Do mệt mỏi, căng thẳng của người mẹ.
+ Nguyên nhân trong khi sinh do tai biến khi sinh phải dùng dụng cụ hỗ
trợ không đảm bảo an toàn cho trẻ,…
- Nguyên nhân mắc phải:
+ Hậu quả của một số bệnh viêm màng não, viêm tai, cúm, sởi, đậu mùa,…
+ Sử dụng thuốc sai hoặc không đúng chỉ định,…
+ Do hậu quả của chiến tranh, do chất độc da cam hay do chấn thương
trong lao động, tai nạn giao thông,…
+ Do điều kiện sống thấp, thiếu vệ sinh, không đủ dinh dưỡng,…
+ Do ô nhiễm môi trường, chất độc hại, nước bẩn,..,
+ Do thiên tai, khí hậu gây bất lợi cho cuộc sống,…” [2,11]


Theo một tài liệu khác thì các nguyên nhân chính, chủ yếu gây nên

khuyết tật là:
- Di truyền, dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng
- Thiếu chăm sóc trong thời kì mang thai và sơ sinh, dùng sai thuốc. Tật
bệnh không được phát hiện và chữa trị, phục hồi chức năng kịp thời
- Sự bất lực của y học và khoa học kỹ thuật
- Mù chữ và thiếu thông tin về các dịch vụ sẵn có, do không theo dõi hay
thiếu hiểu biết
- Nghèo đói, điều kiện ăn ở chật chội yếu kém, thiếu vệ sinh, ô nhiễm và
suy thoái môi trường, thiên tai
- Tai nạn thương tích giao trong, trong lao động, trong gia đình và trong
thể thao. Lạm dụng và nghiện rượu thuốc lá và ma túy, tuổi già bệnh tật (như
huyết áp cao, suy thận, suy tim mạch, rối loạn tâm thần và thần kinh….) kết hôn

trực hệ.
- Căng thẳng và áp lực trong cuộc sống và công việc hàng ngày.

20


- Chiến tranh và bạo lực, vi phạm luật quốc tế về quyền con người và luật
nhân đạo quốc tế nạn phân biệt chủng tộc và sắc tộc
- Các thử nghiệm khoa học lên thân thể mà ko có sự đồng ý của nạn nhân.
- Thay đổi chế độ ăn uống và hoàn cảnh sống
- Thái độ của xã hội, đô thị hóa, dân số gia tăng, di cư và các nguyên nhân
gián tiếp khác.” [6,19]


Theo Bộ LĐTBXH thì nguyên nhân của các dạng tật đó là:

- Bẩm sinh
- Bệnh tật
- Tai nạn
- Chiến tranh
- Nguyên nhân khác
Trên 1/3 khuyết tật là do bẩm sinh; 1/3 là do bệnh tật. Theo số liệu thống
kê của chính phủ thì 1/4 NKT là do hậu quả chiến tranh. Theo dự báo của Chính
phủ thì trong những năm tới tỷ lệ NKT trên tổng số dân sẽ tăng do tai nạn giao
thông hoặc tai nạn nghề nghiệp và do ô nhiễm môi trường do quá trình công
nghiệp hoá và hiện đại hoá [4, Ch1].


Một cách khác phân chia nguyên nhân gây ra khuyết tật mà chúng tôi


tìm hiểu đã nêu:
- Những nguyên nhân do môi trường sống :
+ Đói nghèo, bệnh tật chưa chấm dứt ;
+ Môi trường bị ô nhiễm ;
+ Sử dụng thuốc chữa bệnh bừa bãi ;
+ Các bệnh xã hội ;
+ Chấn thương do tai nạn, rủi ro ;
+ Chấn thương tinh thần ;
+ Chiến tranh, bạo loạn.
- Những nguyên nhân do xã hội :
+ Xã hội không quan tâm, thờ ơ, thái độ chưa đúng mực ;
21


+ Quan niệm, thái độ đối với trẻ ;
+ Môi trường chưa tạo điều kiện cho trẻ phát triển.
- Nguyên nhân bẩm sinh
+ Do di truyền ;
+ Do sinh đẻ không bình thường ;
+ Do lây truyền từ cha mẹ, từ trong bào thai.
+ Các nguyên nhân khác.” [25,32]
Tóm lại, các nguyên nhân gây khuyết tật hết sức đa dạng.
1.2.6. Một số đặc điểm tâm lý nổi bật của NKT, KTVĐ
“Trước thế kỉ XV, người ta cho rằng trẻ khuyết tật nói riêng, NKT nói
chung trong đó có KTVĐ đa số không có khả năng phát triển như bình thường.
Ở những người này khả năng nhận thức, giao tiếp tư duy đề bị hạn chế. Trẻ
khuyết tật không có thang bậc giá trị nhân cách bình đẳng với trẻ bình thường,
dẫn đến tình trạng trẻ bị bỏ rơi, quyền của trẻ khuyết tật không được thừa nhận
trong pháp luật và trong quá trình giáo dục đào tạo. Trẻ khuyết tật là người thừa
trong gia đình, xã hội.” [23,11]. Dần dần, những quan điểm tiến bộ, nhân văn

hơn về NKT đã xuất hiện. Mọi người đẫ thừa nhận người khuyết tật là thành
viên của cộng đồng, cũng có năng lực, có nhu cầu được học tập, vui chơi, giáo
dục,… như mọi người.
Một nét tâm lý nổi bật của NKT nói chung, người KTVĐ nói riêng là yếu
tố mặc cảm, tự ti. Người ta hay nói đến khuyết tật thứ phát. Khuyết tật thứ phát
do hai nguyên nhân: thứ nhất là do sự kì thị của xã hội, những điều kiện xã hội
hay có thể nói môi trường xã hội tạo ra không thuận tiện để người KTVĐ có thể
tiếp cận các dịch vụ xã hội. Ví dụ như vào trường học, vào bệnh viện, đến nơi
làm việc, siêu thị,…nhiều NKT không chỉ bị phân biệt đối xử, bị kì thị mà chính
những nơi đó, cơ sở hạ tầng ở đó không cho phép người KTVĐ có thể đi lại
thuận tiện (không có thang máy, không có thang dốc mà chỉ có thang bậc,…).
Tất cả những thứ đó tạo cho NKT mặc cảm về bản thân, không muốn, không
dám ra ngoài xã hội. Họ mất đi quyền và khả năng của họ. Nguyên nhân thứ hai
22


dẫn đến khuyết tật thứ phát là do chính tâm lý mặc cảm, tự ti vào thân, vào
khuyết tật của họ. Điều đó tự tạo nên rào cản tâm lý làm giảm khả năng của
NKT. Đối với một số người thì khuyết tật thứ cấp có thể nặng hơn cả khuyết tật
ban đầu. Vì bị kỳ thị và phân biệt đối xử trong nhiều hoàn cảnh khác
nhau và dưới nhiều hình thức khác nhau, hiển nhiên là NKT thường có thái
độ bi quan với cuộc sống. “Người có tật vận động thường ngại tham gia vào
các hoạt động vui chơi, lao động cần di chuyển nhanh mạnh, dễ có tâm trạng
buồn chán, mặc cảm với khuyết tật, ngại va chạm tiếp xúc, nhưng lại thích được
giúp đỡ. Họ thường biểu hiện tâm trạng lo lắng cho số phận, bi quan trong cuộc
sống hạnh phúc sau này, dẫn đến mất niềm tin vào chính mình. Với trẻ em, tuyệt
đại đa số trẻ có tật vận động ngoan, chăm chỉ học tập, lao động, sáng tạo trong hoàn
cảnh khuyết tật của mình, nhiều trẻ có năng khiếu đặc biệt. Trừ những người bị bại
não nặng kéo theo chậm phát triển trí tuệ, số còn lại trí tuệ vẫn phát triển bình
thường, thậm chí có người còn rất thông minh và có tài. Do vậy họ cũng dễ dàng

hòa nhập bình thường với xã hội hơn các dạng khuyết tật khác” [6,34].
“Do bị thiếu hụt một phần, một bộ phận của cơ thể là cơ quan vận động
(cụt, liệt chân tay,…) nên mọi hoạt động của trẻ em khuyết tật cũng như người
lớn bị KTVĐ trong vui chơi, chạy nhảy, … đều bị hạn chế và gặp khó khăn, trẻ
không thể thực hiện được theo ý muốn của mình. Hứng thú làm việc của trẻ
giảm đi rõ rệt, nhanh mệt mỏi. Đặc biệt trong học tập, trẻ không ngồi được lâu,
chẳng hạn trẻ bị cụt tay, phải viết bằng chân hoặc miệng nên các em viết chậm
hơn so với trẻ bình thường” [23,134]. “Sự thiếu hụt về thể chất dẫn tới khả năng
các chức năng hoạt động của trẻ em tàn tật bị giảm sút hoặc do khuyết tật các cơ
quan giác quan, thần kinh nên khả năng nhận thông tin của các em bị hạn chế.
Khó khăn trong việc đi lại, giao tiếp, quan hệ xã hội xung quanh bị thu hẹp và
mọi sinh hoạt, hoạt động, giao tiếp, học tập, vui chơi, giải trí,… đều có vật cản.
Vì vậy nhiều em thường bị ức chế dẫn tới bi quan, chán nản, mặc cảm, hay nóng
nảy và bất cần.” [6,77]. “Trừ một số em khuyết tật về tâm thần, trẻ em tàn tật
thường có đời sống đời sống nội tâm rất nhạy cảm và tế nhị, rất thông cảm với
23


những khó khăn của các em khác và sẵn sàng giúp đỡ bạn… Các em luôn có
những đòi hỏi thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần và nhu
cầu hoàn thiện bản thân mình để vươn tới chân, thiện, mỹ. Như những trẻ em
bình thường khác, các em cũng có những nhu cầu, cần được tạo cơ hội, được
đảm bảo bình đẳng trong việc xóa bỏ tất cả các trở ngại, định kiến xã hội về mặt
tâm lý đã loại trừ hoặc hạn chế sự tham gia hoàn toàn của các em trong đời sống
xã hội. Phần lớn các em đều có nguyện vọng và mơ ước: muốn có cuộc sống
đầy đủ về vật chất, phục hồi chức năng, đến trường học, vui chơi hòa đồng như
những trẻ em bình thường khác, được sống cùng gia đình, có các cơ hội học
nghề và có việc làm, hòa nhập cộng đồng.” [6,77].
Vấn đề tâm lý người KTVĐ rất phức tạp. bởi mỗi dạng tật, thời gian bắt
đầu bị khuyết tật, hoàn cảnh gia đình,…. có ảnh hưởng to lớn đến các nét tâm lý

của người KTVĐ đó.
1.3. Một số vấn đề lí luận về khó khăn của người KTVĐ về phương
diện tâm lý học
1.3.1. Khái niệm khó khăn về phương diện tâm lý học
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Khó khăn có nghĩa là có những
trở ngại làm mất nhiều công sức” [34,81].
Theo Từ điển láy Tiếng Việt: “Khó khăn có nghĩa là điều trở ngại” [8,43].
Trong từ điển Anh – Việt, từ “hardship” hoặc từ “dificulty” đều được
dùng để chỉ sự khó khăn, sự gay go, sự khắc nghiệt đòi hỏi nhiều nỗ lực để khắc
phục [32, 32 & 67].
Từ những định nghĩa trong các từ điển trên có thể hiểu khó khăn có nghĩa
là những cản trở, trở ngại. Thực tiễn đã chứng minh trong bất kì hoạt động
nào con người cũng gặp phải những khó khăn làm cho hoạt động đó bị
chệch hướng với mục đích đề ra từ trước, điều này có ảnh hưởng xấu đến
kết quả của hoạt động. Những khó khăn đó xuất hiện do các yếu tố mang
tính chất tiêu cực gây nên.

24


Vậy khó khăn tâm lý là những trở ngại tâm lý cản trở hoạt động của con
người. Hay khó khăn tâm lý là toàn bộ những nét tâm lý của cá nhân nảy sinh ở
chủ thể trong quá trình hoạt động không phù hợp với những yêu cầu đặc trưng
của một hoạt động nhất định, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình và kết quả của
hoạt động đó [9,24].
1.3.2. Khó khăn của người KTVĐ
1.3.2.1. Các loại khó khăn


“Những khó khăn đi liền với KTVĐ:


Đối với trẻ em, đa số trẻ có nhiều khó khăn đi liền với KTVĐ. Có một cái
nhìn càng toàn diện chúng ta càng có nhiều khả năng giúp trẻ vì nhiều khía cạnh
việc chăm sóc giáo dục trẻ có thể bị ảnh hưởng.
- Những khó khăn trong lời nói và ngôn ngữ
- Các vấn đề trong ăn uống và nuốt
- Khiếm thính
- Khiếm thị và các vấn đề về tri giác
- Các vấn đề tập trung và thiếu khả năng chú ý
- Bệnh động kinh
- Mệt mỏi và thường hay đau yếu
- Sự thay đổi gây khó khăn cho trẻ
- Các vấn đề xương khớp, thường ảnh hưởng đến hông, cột sống và bàn
chân.” [19,21-22].
Ở nhiều người lớn bị KTVĐ cũng gặp phải những khó khăn này.


Những khó khăn về mặt sinh thể:

“Những tác nhân hạn chế vận động:
- Yếu cơ: Khó vận động một bộ phận cơ thể theo cách bình thường. Cá
nhân, nhất là ở trẻ nhỏ gặp khó khăn nhiều hơn khi tìm hiểu môi trường xung
quanh và học thông qua vận động.
- Co cứng cơ: một phần cơ thể co cứng không vận động được, đặc biệt ở
vài tư thế nhất định.
25


×