Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Ứng phó với ngập lụt của người dân hà nội ( nghiên cứu trường hợp xã tân triều huyện thanh trì và phường tân mai quận hoàng mai, hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.64 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

BÙI VĂN ĐỀ

ỨNG PHÓ VỚI NGẬP LỤT CỦA NGƢỜI DÂN HÀ NỘI
(Nghiên cứu trƣờng hợp xã Tân Triều huyện Thanh Trì và
phƣờng Tân Mai quận Hoàng Mai, Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

BÙI VĂN ĐỀ

ỨNG PHÓ VỚI NGẬP LỤT CỦA NGƢỜI DÂN HÀ NỘI
(Nghiên cứu trƣờng hợp xã Tân Triều huyện Thanh Trì và
phƣờng Tân Mai quận Hoàng Mai, Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN TUẤN ANH

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS. TS Nguyễn Tuấn Anh
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo
tính khách quan, khoa học, dựa trên kết quả khảo sát thực tế. Các số liệu,
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả luận văn

Bùi Văn Đề


MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. .............. Error! Bookmark not defined.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ... Error! Bookmark not defined.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ......... Error! Bookmark not defined.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nguyên cứu.... Error! Bookmark not defined.
7. Phương pháp nghiên cứu .................................... Error! Bookmark not defined.
8. Khung Phân tích.................................................. Error! Bookmark not defined.
9. Kết cấu luận văn ................................................. Error! Bookmark not defined.
Phần 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................... Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined

1.1. Khái niệm công cụ ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm ứng phó ............................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm ngập lụt ............................. Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Khái niệm biến đổi khí hậu ................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu .......... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Lý thuyết xã hội rủi ro ....................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Lý thuyết vốn xã hội .......................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ......................... Error! Bookmark not defined.

1.3.1. Xã Tân Triều huyện Thanh Trì thành phố Hà NộiError! Bookmark not defined

1.3.2. Phường Tân Mai quận Hoàng Mai thành phố Hà NộiError! Bookmark not defi
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP LỤT ĐẾN ĐỜI
SỐNG NGƢỜI DÂN. ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng ngập lụt tại phường Tân Mai, quận Hoàng Mai và xã Tân Triều,
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ...................... Error! Bookmark not defined.

2.2. Tác động của ngập lụt đến sinh hoạt hàng ngày của người người dânError! Bookmark n
2.3. Tác động của ngập lụt đến việc làm và thu nhậpError! Bookmark not defined.
2.4. Tác động của ngập lụt đến sức khỏe ................ Error! Bookmark not defined.


Chƣơng 3. HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ CỦA NGƢỜI DÂN VỚI NGẬP LỤT.Error! Bookm
3.1. Hoạt động ứng phó của người dân trước khi ngập lụtError! Bookmark not defined.
3.1.1. Hoạt động ứng phó độc lập của từng hộ gia đìnhError! Bookmark not defined
3.1.2. Hoạt động ứng phó dựa trên sự phối hợp của hộ gia đình với cộng
đồng và chính quyền địa phương.................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Hoạt động ứng phó trong khi ngập lụt ............. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Hoạt động ứng phó độc lập của từng hộ gia đìnhError! Bookmark not defined
3.2.2. Phối hợp giữa gia đình với cộng đồng và chính quyền địa phương để ứng

phó trong khi ngập lụt ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Hoạt động ứng phó của người dân sau khi ngập lụtError! Bookmark not defined.
3.3.1. Hoạt động ứng phó độc lập của từng hộ gia đìnhError! Bookmark not defined
Tu sửa nhà cửa sau ngập lụt............................ Error! Bookmark not defined.

3.3.2. Cộng đồng và chính quyền địa phương phối hợp xử lý hậu quả của ngập lụtError! Boo
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 5
PHỤ LỤC ................................................................... Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Danh mục bảng
Bảng 1: Nhân khẩu học của người trả lời ................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 2: Mức độ ảnh hưởng của ngập lụt đến các hoạt động sinh hoạt của người dânError! Bookm
Bảng 3: Tác động của ngập lụt đến cuộc sống của người dânError! Bookmark not defined.
Bảng 4: Những hoạt động ứng phó mà người dân thực hiện sau ngập lụtError! Bookmark not
Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 1: Mô tả của người dân về mức độ ảnh hưởng của ngập lụtError! Bookmark not defin

Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của ngập lụt đến các hoạt động của người dân.Error! Bookmark not de

Biểu đồ 3: Những ảnh hưởng của ngập lụt đến việc làm của người dânError! Bookmark not d
Biểu đồ 4: Tác động của ngập lụt đến thu nhập .......... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 5: Tỷ lệ đối tượng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt phân theo nhóm ngườiError! Bookmark
Biểu đồ 6: Những bệnh mà người dân gặp phải do lũ lụt gây raError! Bookmark not defined.

Biểu đồ 7: Những hoạt động người dân thực hiện trước khi ngập lụt xảy raError! Bookmark n


Biểu đồ 8: Mức độ hiệu quả của hoạt động ứng phó trước khi ngập lụt xảy ra.Error! Bookmark
Biểu đồ 9: Biến động việc làm trong thời gian ngập lụtError! Bookmark not defined.
Biểu đồ 10: Hoạt động nâng sân và nền nhà của hai khu vựcError! Bookmark not defined.

Biểu đồ 11: Những hoạt động ứng phó khắc phục hậu quả sau khi lũ lụt xảy ra.Error! Bookma

Biểu đồ 12: mức độ quan trọng của các hoạt động ứng phó sau ngập lụtError! Bookmark not d

Biểu đồ 13: Mức độ hiệu quả của các hoạt động ứng phó sau ngập lụtError! Bookmark not de


Phần 1.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. Biến đổi khí
hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và môi trường toàn
cầu. Trong những năm qua, nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai
nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt,
gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới,
với khoảng 70% dân số sẽ phải đối mặt với những rủi ro vì bão, mưa lớn và lũ lụt.
Bờ biển dài, địa hình rừng núi, nhiều sông suối và khí hậu nhiệt đới gây ra bão và
mưa lớn khiến Việt Nam phải chịu thiên tai và thời tiết khắc nghiệt với tần suất
ngày càng gia tăng. Nghiên cứu mới đây của Quỹ Châu Á chỉ ra rằng trong 20 năm
qua Việt Nam là trong 5 nước có rủi ro thiên tai cao nhất thế giới, với mức thiệt hại
ước tính chiếm 1,5% GDP hàng năm [6]
Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực ứng phó với thiên tai qua việc giảm thiểu rủi
ro, đẩy mạnh công tác chuẩn bị và xây dựng nhiều kịch bản khác nhau về tác động
của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn chưa có tiến

bộ rõ rệt và chưa có phương án cụ thể. Các cam kết chính trị rất rõ ràng và mạnh
mẽ, nhưng vẫn còn những thiếu hụt lớn trong việc xây dựng khả năng ứng phó của
cộng đồng và năng lực của chính quyền địa phương. Điều này dẫn tới việc người
dân vẫn còn phải chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn hán, lũ lụt gây ra. Làm tăng tính
dễ bị tổn thương của cộng đồng, dân cư khu phố, tính dễ bị tổn thương gồm tổn
thương về xã hội, kinh tế, thể chất. Đặc biệt ở những khu vực nhà ở được phát triển
tự phát, cơ sở hạ tầng thiếu thốn và chưa đồng bộ, hệ thống thoát nước không phù
hợp và dịch vụ thu gom rác không bao quát được một cách toàn diện các đợt ngập
lụt không chỉ gây ra trở ngại trong đi lại, hư hại về tài sản, ảnh hưởng đến việc làm
và thu nhập mà còn dẫn đến nguy cơ khủng hoảng về môi trường, gây ra những tác
động về sức khỏe và điều kiện vệ sinh.
1


Thời gian gần đây tại nhiều thành phố lớn của nước ta, đặc biệt là hai thành
phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, mưa lớn đã gây ngập lụt trong lòng cả hai thành
phố, gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động giao thông và sinh hoạt của nhân dân.
Ngập lụt cục bộ tại các đô thị được xem là một trong những hiện tượng có tính
quy luật trong quá trình phát triển đô thị và là một vấn đề nổi bật cần giải quyết.
Những hậu quả do ngập lụt gây ra với đời sống con người trong những năm gần
đây đã cho thấy yêu cầu cấp thiết cần xác định nguyên nhân trọng tâm và đề xuất
các giải pháp giải quyết một cách có hiệu quả hiện tượng này, thúc đẩy quá trình
đô thị hóa diễn ra thuận lợi. Yêu cầu giải quyết ngập úng tại các đô thị Việt Nam
đã được xác định trong Quyết định phê duyệt định hướng phát triển cấp, thoát
nước đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2050 với việc đến năm 2015 ưu tiên giải quyết thoát nước mưa, xóa bỏ tình trạng
ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở các đô thị loại II trở lên, đến năm 2025
xóa bỏ hoàn toàn tình trạng ngập úng tại các khu đô thị [12, tr.2].
Kết quả từ các công trình nghiên cứu cho thấy, ngoài nguyên nhân là do thiên
tai thì việc xảy ra tình trạng ngập lụt trên diện rộng cũng là do vấn đề quy hoạch đô

thị có nhiều sai sót. Hệ thống thoát nước được xây dựng thiếu hợp lý, sự yếu kém
trong quy hoạch và quản lý đã dẫn đến tình trạng ngập nặng khi có mưa lớn kéo dài.
Trước những tác động của ngập lụt, người dân luôn phải tìm cách ứng phó để hạn
chế thiệt hại, đảm bảo hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Vậy các hoạt động ứng phó
với ngập lụt của người dân là như thế nào? Đã thực sự đem lại hiệu quả? Các cơ
quan chức năng có vai trò gì trong việc giúp đỡ người dân ứng phó với tình hình
ngập lụt đang diễn ra liên tục trên địa bàn thành phố Hà Nội như hiện nay. Để có
câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Ứng phó với
ngập lụt của người dân Hà Nội” nhằm đem đến một cách nhìn khái quát từ góc độ
khoa học xã hội mà cụ thể là từ khoa học xã hội học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi có rất nhiều thuận lợi trong
việc tìm nguồn tài liệu tham khảo, bởi liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các học giả
2


đi trước đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đề cập về việc
ứng phó của người dân trước thiên tai, đặc biệt là lũ lụt. Có thể kể đến một vài công
trình tiêu biểu sau đây:
Cuốn sách chuyên khảo “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” của Viện
khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, đã nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp, chiến lược
phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam. Cuốn
sách đã giới thiệu những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, thực trạng biến đổi khí
hậu toàn cầu và ở Việt Nam, từ đó nêu ra những tác động của biến đổi khí hậu đến các
ngành, lĩnh vực và các khu vực địa lý – khí hậu trong cả nước [25, tr.9].
Nhóm tác giả Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành có công trình nghiên cứu
về“Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội
trong hội nhập quốc tế”. Công trình nêu lên một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở
Việt Nam trong các thập kỷ qua, xu thế biến đổi trong tương lai cũng như một số

bằng chứng và khả năng tác động tiềm ẩn của nó. Việc nghiên cứu biến đổi khí hậu
trong quá khứ được dựa trên các tập số liệu quan trắc từ hệ thống mạng lưới trạm
khí tượng thuỷ văn của Việt Nam; việc đánh giá xu thế biến đổi trong tương lai
được thực hiện thông qua các mô hình khí hậu khu vực nhằm chi tiết hoá các kịch
bản biến đổi khí hậu toàn cầu. Bên cạnh các yếu tố như lượng mưa, nhiệt độ, tốc độ
gió,... báo cáo cũng chỉ ra một số kết quả về sự biến đổi của các hiện tượng khí hậu
cực đoan như mưa lớn, nắng nóng, rét đậm, rét hại, hạn hán, hoạt động của xoáy
thuận nhiệt đới...Vấn đề hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu biến
đổi khí hậu và xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, phục vụ chiến
lược và kế hoạch ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu [14, tr.42-55].
Tác giả Nguyễn Phú Thắng có công trình nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng,
nguyên nhân ngập lụt cục bộ địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và đề
xuất các giải pháp khắc phục”. Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn nội ô thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang để đánh giá hiện trạng và xác định các nguyên
nhân gây ngập lụt cục bộ, từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng
ngập úng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 19 điểm ngập, trong đó có 3 điểm ngập
3


nặng, 4 điểm ngập trung bình và 12 điểm ngập nhỏ. Các điểm ngập nặng nhất là
đường Võ Thị Sáu, Yết Kiêu và Phan Đăng Lưu, thời gian kéo dài trên 1 giờ.
Nguyên nhân gây ngập là do mưa cường suất lớn; hệ thống tiêu thoát nước chưa
hoàn thiện; quá trình đô thị hóa làm ra tăng bề mặt không thấm nước; rác thải dân
sinh làm ảnh hưởng đến hệ thống tiêu thoát [15, tr.57-64].
Tác giả Hồ Long Phi có nghiên cứu về “Vấn đề ngập úng và thoát nước ở
thành phố Hồ Chí Minh”. Dựa trên những cơ sở khoa học, tác giả đưa ra nhận định:
“Tình trạng gia tăng liên tục của mực nước trên sông Sài Gòn cùng với những trận
mưa có vũ lượng lớn xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn, trong khi hệ thống
thoát nước và kiểm soát thủy triều vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng đã làm cho tình
trạng ngập lụt đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Hơn 70 vị trí ngập xuất hiện ở thành phố Hồ Chí Minh sau những cơn mưa có vũ
lượng 40mm trở lên ngay cả khi thủy triều đang ở mức thấp cho thấy dòng tràn đô
thị do mưa lớn vượt quá khả năng thoát nước của cống đang là tác nhân gây ngập
hiện nay”. Bài viết đưa ra kết luận là việc xác định để tiến tới giảm nhẹ các yếu tố
chủ đạo gây ra tình trạng ngập úng ở thành phố Hồ Chí Minh trong thập niên gần
đây cần được ưu tiên xem xét theo hướng can thiệp vào các hoạt động bất lợi ở
thượng lưu, chung quanh khu vực và ở cả khu vực nội thành [11, tr.476-481].
Nhóm tác giả Vũ Thị Thu Lan, Hoàng Thanh Sơn với đề tài “Nghiên cứu biến
động của thiên tai ở tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. Trong
nghiên cứu này các tác giả hướng tới mục đích nghiên cứu và đánh giá mức độ và
tác động của biến đổi khí hậu (lũ lụt và hạn hán) đối với các thiên tai liên quan đến
tài nguyên nước tại khu vực tỉnh Quảng Nam để đưa ra các biện pháp ứng phó với
biến đổi khí hậu vì mục tiêu phát triển bền vững. Chính vì sử dụng các phương pháp
phân tích của khoa học tự nhiên đặc biệt là các phương pháp mô hình thủy văn,
công nghệ GIS vào xây dựng bản đồ ngập lụt ở lưu vực sông, kết hợp với phân tích
lượng mưa. Từ đó đưa ra các dự báo biến đổi dòng chảy lũ và ngập lụt để đưa ra các
cảnh báo, dự báo về mức độ ngập lụt và hạn hán tới chính quyền và người dân để họ
có kế hoạch thích ứng và ứng phó [8, tr.66-74].

4


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Nguyễn Hồng Anh (2013), “Bài học kinh nghiệm qua tri thức dân gian và thực tế
của các địa phương trong phòng chống lũ” Nxb Viện Phát triển vùng Trung Bộ.
2. Nguyễn Tuấn Anh (2011), Xã hội học môi trường, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
3. Nguyễn Tuấn Anh (2011), Đóng góp của khoa học xã hội – nhân văn trong
phát triển kinh tế - xã hội, Hội thảo Quốc tế.
4. Nguyễn Tuấn Anh (2011), “Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên

cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Xã hội học số 3, Nxb Viện Xã
hội học.
5.

David Satterthwaite (2008), “Biến đổi khí hậu và đô thị hóa: tác động và ý
nghĩa đối với quản trị đô thị” Tại hội nghị nhóm chuyên gia LHQ về phân bố
dân cư, đô thị hóa, dịch cư và phát triển, phòng dân số, ban kinh tế và phúc lợi
xã hội Liên hợp quốc, New york.

6. Thiên Hương, Việt Nam là 1 trong 5 nước có rủi ro thiên tai cao nhất thế giới,
[ngày 18 tháng 12 năm 2015] .
7. Judith Ehlert (2010),“Sống chung với lũ Tri thức địa phương ở Đồng bằng sông
Cửu Long, Việt Nam” trường Đại học Nghiên cứu và Phát triển Quốc tế Bonn.
8. Vũ Thị Thu Lan, Hoàng Thanh Sơn (2013 ), “Nghiên cứu biến động của thiên
tai ở tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu” Nxb Viện Địa lý, viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
9.

Vũ Thị Ngọc (2013), “Sống chung với lũ, lụt những vấn đề lý thuyết và thực
tiễn” Nxb Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ.

10. R.K. Pachauri (2012 ), “Biến đổi khí hậu và tài nguyên nước”, Nxb Đại học
Thủy lợi Hà Nội.
11. Hồ Long Phi (2012), “Vấn đề ngập úng và thoát nước ở thành phố Hồ Chí
Minh” Nxb Đại học Bách Khoa TP, Hồ Chí Minh.

5


12. Số: 1929/QĐ TTg “Phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu

công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”, (2009)
h />=1&mode=detail&document_id=91732 [18 tháng 12 năm 1015] .
13. Tài liệu hội thảo tham vấn quốc gia về chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với BĐKH và nước biển dâng (biendoikhihau.jimdo.com/địa-lý/phần-i/ [28
tháng 12 năm 2015].
14. Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành (2013), “Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Một số
kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong hội nhập quốc tế”, Nxb Đại
Học Quốc Gia Hà Nội, Các Khoa học trái đất và môi trường, tập 29, số 2.
15. Nguyễn Phú Thắng, (2014), “Đánh giá hiện trạng, nguyên nhân ngập lụt cục
bộ địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và đề xuất các giải pháp khắc
phục”, Nxb Đại học An Giang.
16. Ulrike, Lê Diệu Ánh, Frank Schwartze (2011), “Làm thế nào để Ứng phó với Tác
động của Biến đổi khí hậu ở đô thị” Nxb Đại học công nghệ Brandenburg Cottbus.
17. UBND xã Tân Triều (2014), “Báo cáo xây dựng nông thông mới”, số 25/BCBCĐ ngày 25 tháng 3 năm 2014.
18. UBND thành phố Hà Nội (2014), quyết định “Công nhận xã đạt nông thôn
mới” số 2173/QĐ – UBND, ngày 22/04/2014.
19. UBND phường Tân Mai (2011), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm
2011, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 – số 53/BC-UBND ngày
22 tháng 12 năm 2011.
20. UBND phường Tân Mai (2014), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm
2014, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2015 – số 163 /BC-UBND ngày
18 tháng 12 năm 2014.
21. UBND phường Tân Mai (2011), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm
2011, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 – số 53/BC-UBND ngày
22 tháng 12 năm 2011.
22. UBND phường Tân Mai (2014), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm
2014, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2015 – số 163 /BC-UBND ngày
18 tháng 12 năm 2014
6



23. UBND xã Tân Triều (2009), “Báo Cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội – an ninh quốc phòng năm 2009, nhiệm vụ trọng tâm 2010” BC - UBND
24. UBND Tân Triều, Thanh Trì Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng xã Tân Triều (2010) BC –. UBND
25. Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2010), Biến đổi khí hậu và
tác động ở Việt Nam” Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường.
26. Vanessa Manceron “Các quan niệm về xã hội rủi ro: một số cách sử dụng khái
niểm rủi ro và bất trắc trong ngành khoa học xã hội” (2013), Nxb Viện Dân tộc học
và Xã hội học so sánh, Trung tâm nghiên cứu Khoa học Quốc Gia Pháp (CNRS).
Tài liệu tiếng Anh
27. Rusell R. Dynes (2002), The importance of social capital in desaster
response” Desaster research center, University of Dalaware.
Website
28. [ngày 20 tháng 2 năm 2016].
29. Trung tâm khí tượng thủy văn – Bộ Tài nguyên và Môi trường– nhms.gov.vn/tintuc/2673/Cau-77: Bien doi khi hau la gi.html. [ngày 16 tháng 01 năm 2016]
30. Trung tâm khí tượng thủy văn – Bộ Tài nguyên và Môi trường – nhms.gov.vn/tintuc/2673/Cau-86: Lut-la-gi.html [ngày 16 tháng 01 năm 2016].
31. Theo

công

ước

LHQ

về

Biến

đổi


khí

hậu

-

sgs.vnu.edu.vn/Vietnamese/TinTucChiTiet&action=ViewNews&id=2775.
[ngày 17 tháng 11 năm 2015].
32. [ngày 10 tháng 11 năm 2015] .
33. [ngày 18 tháng
12 năm 2015].
34. Hoa Mai, tổng hợp từ tài liệu của WHO và cục quản lý, Bộ Y tế.

[ 26 tháng 12 năm 2015]

7



×