Tải bản đầy đủ (.docx) (146 trang)

DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN MỘT NGƯỜI HÀ NỘI CỦA NGUYỄN KHẢI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 146 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS.Trịnh Thị Lan - người đã
trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu, thực
hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong tổ LL và
PPDH bộ môn Văn – Tiếng Việt, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Phòng Sau
đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tơi trong
q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã hết sức tạo điều kiện, ủng
hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học.
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015
Học viên

Đinh Thị Thùy Linh

1


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

2

DA

:Dự án

DH

: Dạy học

DHDA



: Dạy học theo dự án

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

NL

: Năng lực

PP

: Phương pháp

PPDH

: Phương pháp dạy học

SGK

: Sách giáo khoa

THPT

: Trung học phổ thông


TPVC

: Tác phẩm văn chương


MỤC LỤC

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Việc đổi mới giáo dục trung học phải dựa trên những đường lối,
quan điểm chỉ đạo giáo dục của nhà nước; đó là những định hướng quan trọng
về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục trung
học. Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo
dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn
bản, đặc biệt trong các văn bản sau đây:
Nghị quyết 29 của Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 8 (khóa XI) đã yêu
cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó, việc đổi
mới giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm của
việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là phát triển năng lực(NL)
của người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong quá trình
phát triển đất nước.
Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/06/2014 ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng
11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi
mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và

hội nhập quốc tế xác định: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp
đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kì học, cuối năm học theo mơ hình
của các nước có nền giáo dục phát triển”.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm
theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ
rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng
lực tự học của người học”; “Đổi mới kì thi tốt nghiệp trung học phổ thơng,
4


kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả,
khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình
giáo dục với kết quả thi”.
Những quan điểm, định hướng trên đã tạo tiền đề, cơ sở và môi trường
pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thơng nói chung, đổi mới
đồng bộ phương pháp dạy học(PPDH), kiểm tra đánh giá theo định hướng
phát triển NL. Quán triệt theo tinh thần này, các yếu tố của quá trình giáo dục
trong nhà trường cần được tiếp cận theo hướng đổi mới. Đây cũng chính là
việc đặt ra đối với vấn đề đổi mới dạy học(DH) Ngữ văn ở trường phổ thông.
1.2. Đại thắng mùa xuân năm 1975 mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử
dân tộc, đồng thời cũng đưa nền văn học Việt Nam bước vào một chặng
đường mới. Do những thay đổi và yêu cầu nhất định của lịch sử, văn xi sau
1975 đã có những sự đổi mới trên nhiều phương diện như: đề tài, chủ đề,quan
niệm nghệ thuật về con người, nghệ thuật biểu hiện… đem lại nhiều giá trị to
lớn cho nền văn học nước nhà. Cùng với nỗ lực đổi mới phương pháp (PP) để
nâng cao hiệu quả giảng dạy, các nhà soạn sách hiện nay đang tiến hành một
bước cải cách lớn đối với chương trình và sách giáo khoa(SGK) phổ thông.
Trong các tác giả của giai đoạn sau 1975, bên cạnh những gương mặt đã

quen thuộc trong chương trình và SGK phân ban thí điểm, SGK Ngữ văn
trung học cơ sở, SGK Ngữ văn trung học phổ thông(THPT) hiện hành cịn
giới thiệu thêm những tác giả khác. Khơng phải là “người mở đường tinh
anh” như Nguyễn Minh Châu, không đổi mới hình thức triệt để như Phạm Thị
Hồi và cũng không phải là một hiện tượng phức tạp như Nguyễn Huy Thiệp
nhưng Nguyễn Khải là một gương mặt riêng. Vương Trí Nhàn khi viết lời
giới thiệu Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải đã khẳng định: “Muốn hiểu
con người thời đại với tất cả những cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu
cách nghĩ của họ, cuộc sống tinh thần của họ phải đọc Nguyễn Khải”.Vì thế,
việc dạy và học văn học Việt Nam sau 1975 nói chung, truyện ngắn Nguyễn
5


Khải trong thời kì đổi mới nói riêng là rất cần thiết. Sự có mặt của thể loại
truyện ngắn, cũng như sự xuất hiện đều đặn của Nguyễn Khải trong đời sống
văn học cũng như trong nhà trường phổ thông qua nhiều lần thay đổi, chỉnh lí
SGK, từ Tầm nhìn xa, Mùa lạc, Nắng chiều đến Một người Hà Nội không
những thể hiện sự năng động của văn học nhà trường để hòa chung với xu thế
đổi mới tiến bộ trên thế giới trong lĩnh vực giáo dục mà còn thể hiện sự trân
trọng của xã hội, của các nhà nghiên cứu và các thế hệ bạn đọc đối với những
đóng góp to lớn của nhà văn ở mỗi thời kì lịch sử khác nhau. Trong chương
trình SGK hiện hành (2000), tác phẩmMột người Hà Nội của Nguyễn Khải
được giảng dạy chính ở Chương trình nâng cao và đọc thêm ở Chương trình
chuẩn có giá trị tư tưởng và ý nghĩa giáo dục cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới PP
giáo dục và phân hóa đối tượng người học. Do đó, việc dạy và học văn học
Việt Nam sau 1975 nói chung, DH truyện ngắn Một người Hà Nội của
Nguyễn Khải nói riêng nhằm phát triển NL khơng chỉ là vấn đề mang tính
thời sự, cập nhật của chương trình, SGK Ngữ văn mới mà còn là một đòi hỏi
tự thân của văn học nhà trường để phát triển.
1.3. Văn xuôi sau 1975 đã đi được một chặng đường khá dài song việc

DH trong nhà trường THPT những tác phẩm của giai đoạn văn học này cịn
khơng ít những khó khăn cần tháo gỡ.
Bên cạnh đó, bối cảnh xã hội ở nước ta hiện nay địi hỏi phải có những
cải cách mạnh mẽ trong giáo dục, đảm bảo cung cấp nguồn lực có chất lượng
cao cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc
tế. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh (HS) được học cái gì đến chỗ quan tâm HS vận
dụng được cái gì qua việc học. Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá
trình đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết

6


phải đổi mới đồng bộ PPDH và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo định
hướng phát triển NL người học.
Tóm lại, xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH văn nhằm đáp ứng nội
dung, chương trình và SGK Ngữ văn mới, từ vị trí quan trọng của truyện ngắn
Việt Nam sau 1975 ở trường THPT và Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
nói riêng, chúng tơi nhận thấy việc DH truyện ngắn Một người Hà Nội của
Nguyễn Khải theo định hướng phát triển NL ở nhà trường có ý nghĩa hết sức
to lớn. Do vậy, chúng tôi coi đây là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
DH truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi triển khai đề tài này, chúng tôi đã tham khảo, tiếp thu và học tập
được rất nhiều điều của những người nghiên cứu đi trước.
2.1. Tình hình nghiên cứu về dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh bộ môn Văn.
Trong bài viết Môn Ngữ văn hướng tới đánh giá bộ đánh giá năng lực
Bloom, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp cho rằng một trong những con đường cải

cách là áp dụng một cách sáng tạo những thành quả cải cách giáo dục của các
nước tiên tiến vì những thành quả này là kết tinh của nhiều nghiên cứu, thử
nghiệm. Tác giả đã trình bày trong bài viết một phương thức cải cách bộ môn
Ngữ văn, hướng đến phần ngôn ngữ (verbal) trong bộ đánh giá NL Bloom,
hiện được xem là cơ sở nền tảng để thiết kế các đề thi đại học (SAT, viết tắt
của cụm từ Scholastic Aptitude Test) và sau đại học (GRE, viết tắt của cụm từ
Graduate Record Examination) phổ biến trên thế giới hiện nay, đặc biệt là ở
Mỹ. Theo tác giả, phần ngôn ngữ trong các đề thi SAT và GRE tránh được
những tranh cãi hàn lâm về khái niệm, và quan trọng hơn cả, là tạo điều kiện
để đánh giá toàn diện các NL cần phải có của người học, với tư cách là những
tiền đề để đảm bảo cho giáo dục thành công.
TS. Nguyễn Thị Hồng Vân trong bài viết Phát triển chương trình
GDPT mơn Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực đã đưa ra quan điểm phát
7


triển NL trong chương trình ngơn ngữ và văn học của một số nước như
Chương trình Quebec (Canada), Chương trình Singapore. Chương trình tiếng
Anh của Canada đã nêu rõ quan điểm phát triển NL, quan điểm này được thể
hiện rất nhất quán trong tất cả các yếu tố của chương trình. Chương trình của
hai nước trên cho thấy quan điểm xây dựng chương trình theo định hướng NL
của các nước được thể hiện ở các mức độ, với các cách diễn đạt khác nhau khi
xác định mục tiêu và các mạch nội dung của mơn học. Bài viết cịn nêu rõ về
sự tiếp cận phát triển NL trong chương trình Ngữ văn hiện hành của Việt
Nam về mục tiêu môn học, về nội dung học tập, về PPDH, về đánh giá kết
quả học tập… Từ đó rút ra những nhận xét về chương trình giáo dục phổ
thơng Ngữ văn hiện hành của Việt Nam. Cho rằng bên cạnh một số vấn đề
cịn nảy sinh thì về cơ bản, chương trình đã thể hiện khá rõ quan điểm hình
thành và phát triển NL của người học, từ việc đưa NL vào một trong các mục
tiêu của chương trình, xây dựng bài học theo sự gắn kết các nội dung văn học,

tiếng Việt, làm văn để hướng tới các hoạt động đọc – hiểu văn bản và tạo lập
văn bản của HS, định hướng DH theo PP tích hợp và tích cực, tăng cường các
nội dung gắn với thực tế cuộc sống. Từ đó, tác giả đã đưa ra định hướng phát
triển chương trình mơn Ngữ văn sau 2015 theo cách tiếp cận NL.
Trong tập 1 của giáo trình Phương pháp dạy – học văn, các tác giả đã
dành một chương để bàn về hệ thống cấu trúc NL văn cần hình thành cho HS.
Mặc dù phải thừa nhận việc nghiên cứu vấn đề NL văn cịn là “một cơng việc
cần bắt tay từ đầu”. Các tác giả cũng đã chỉ ra: “Loại năng lực văn tương ứng
với ba hình thức hoạt động khác nhau về văn: loại năng lực sáng tác văn,
loại năng lực nghiên cứu phê bình văn học và loại năng lực tiếp nhận văn
học”. Thực trạng nghiên cứu vấn đề này được khái quát: “Năng lực văn học
tiếp nhận cũng như sáng tạo là một vấn đề khoa học chưa có đáp số ở nước
ta và nhiều nước tiên tiến khác nhất là trong phạm vi học đường thì vấn đề
lại khá mới mẻ”. Trong giáo trình này, GS. Phan Trọng Luận cũng đã đề
cập tới một hệ thống NL tiếp nhận văn cần hình thành cho HS. Bên cạnh
8


đó, tác giả đã phân biệt tư duy nhận thức thông thường với tư duy nhận
thức văn học dựa vào đối tượng nhận thức đặc thù của nó, khẳng định vai
trò của tiếp nhận văn học.
Trong chuyên luận Văn chương bạn đọc sáng tạo, GS.Phan Trọng
Luận đã bàn về vấn đề NL văn học, việc định hướng phát triển chúng cho
HSTHPT.
Cơng trình Rèn tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương
của TS. Nguyễn Trọng Hoàn cho thấy một hướng tiếp cận bài bản với vấn đề
NL tư duy văn học của HS trong nhà trường. Tiếp cận nghiên cứu những tiền
đề khoa học tâm lí, tâm lí sáng tạo nghệ thuật đi đến xác định tính chất đặc
thù của tư duy cảm thụ và tiếp nhận nghệ thuật ở cơ chế liên tưởng, tưởng
tượng, chuyên luận đi sâu vào bản chất của hoạt động tiếp nhận tác phẩm và

kĩ năng tiếp nhận theo lí thuyết hiện đại. Ở phần trọng tâm cơng trình, từ việc
phân tích sâu sắc đối tượng, mục đích, phương thức tiếp nhận thẩm mĩ cho
đến cơ chế liên tưởng, tưởng tượng, tác giả đi sâu vào thực tiễn của hoạt động
tiếp nhận tác phẩm văn chương (TPVC) trong nhà trường, gắn các vấn đề của
lí thuyết mĩ học tiếp nhận với việc tổ chức DH tác phẩm, với các hoạt động
của HS. Quan trọng hơn, trong các giải pháp cụ thể nhằm rèn luyện tư duy
sáng tạo, TS. Nguyễn Trọng Hoàn đã đưa ra giải pháp xây dựng câu hỏi liên
tưởng, tưởng tượng, sáng tạo và giải pháp đa dạng hóa các hình thức luyện
tập sáng tạo. Đây là những biện pháp tích cực để hướng HS vào quá trình tiếp
nhận, hình thành NL độc lập, tự chủ trong tiếp nhận thẩm mĩ.
2.2. Tình hình nghiên cứu tác giả Nguyễn Khải và truyện ngắn
“Một người Hà Nội”.
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử
dân tộc, đồng thời cũng đưa nền văn học Việt Nam bước vào một chặng
đường mới. Từ mốc lịch sử đó, văn học Việt Nam có chuyển biến rõ rệt, đóng
một vai trị quan trọng trong việc phản ánh cơng cuộc xây dựng và đổi mới.
Những thành tựu, cống hiến của văn học thời kì này vào quá trình phát triển
và đổi mới văn học dân tộc đang dần dần được ghi nhận va thu hút sự chú ý
9


khá sâu rộng trong giới nghiên cứu phê bình văn học. Cho đến nay, đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu, bài báo, luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ của
sinh viên, học viên các trường Đại học thuộc chuyên ngành văn học đã nghiên
cứu, tổng hợp, khái quát những dấu hiệu đổi mới và đóng góp của văn học
giai đoạn này. Tiêu biểu là các cơng trình như: Văn học Việt Nam trong thời
đại mớicủa PGS.TS Nguyễn Văn Long; Những đổi mới của văn xuôi nghệ
thuật Việt Nam sau 1975của PGS.TS Nguyễn Thị Bình, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội. Mỗi tác giả có những kiến giải khác nhau nhìn từ nhiều bình
diện của văn học Việt Nam sau 1975, song đều thống nhất trên những nét lớn:

những đặc điểm cơ bản về xu thế phát triển, đổi mới quan niệm nghệ thuật về
con người và thành tựu mang lại những diện mạo mới cho văn học.
Trong số các nhà văn xuất hiện và trưởng thành từ văn nghệ quần
chúng trong những năm kháng chiến, Nguyễn Khải là một gương mặt tiêu
biểu. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải là một tập khảo luận về những vấn
đề về cuộc sống và con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh ái quốc vĩ
đại, trong hịa bình xây dựng kiến tạo xã hội mới, trong cơng cuộc đổi mới
tồn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sáng tác của ơng bao
gồm nhiều thể loại: kí, truyện ngắn, truyện vừa, tiêu thuyết, kịch và tản văn…
Nếu ở lĩnh vực tiểu thuyết, Nguyễn Khải kiên trì mở đường và khai phá một
hướng đi mới với những tác phẩm đặt ra và góp phần giải quyết những vấn đề
chính trị - xã hội nổi lên trong nhiều thời kì quan trọng của đất nước với một
giọng văn nghiêng về chất chính luận, triết luận thì trên lĩnh vực truyện ngắn,
Nguyễn Khải đã để lại dấu ấn bởi một thứ văn xi đích thực, khai thác thật
hết lợi thế của chất văn xuôi và cái hôm nay, cùng những suy ngẫm, chiêm
nghiệm về nhân tình thế thái.
Bắt đầu từ những tác phẩm đầu tiên có tiếng vang lớn của Nguyễn Khải
là Xung đột (tập 1) cho đến những tác phẩm tiếp theo, các báo, tạp chí văn
nghệ, tạp chí nghiên cứu văn học nghệ thuật đã quy tụ nhiều bài viết về
Nguyễn Khải và tác phẩm của ơng như: Bình truyện ngắn: “Người gặp hàng
10


ngày” của Nguyễn Khải – Bùi Hiển, Phụ chương 2 báo Văn nghệ tháng 6
năm 1987; Nguyễn Khải và “Chiến sĩ”–Nguyễn Đăng Mạnh, Tạp chí Văn
nghệ quân đội tháng 3 năm 1974; Nguyễn Khải – đời người, đời văn– Nguyễn
Đăng Mạnh, tạp chí nhà văn số 9 năm 2000; Cuộc sống và tiếng nói nghệ
thuật của Nguyễn Khải– Phan Cự Đệ, Báo Văn nghệ số 322 ngày 12 tháng 12
năm 1969; Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết– Nguyễn Thị Bình, tạp chí Văn
học số 7 năm 1998…

Trong lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải (tập 1, NXB Văn học Hà
Nội 1996). Vương Trí Nhàn đã chứng tỏ một khả năng khái quát, tổng hợp,
một thái độ khách quan khoa học cần thiết trong khi theo sát những chặng
đường sáng tác của đời văn Nguyễn Khải. Những trang viết của Vương Trí
Nhàn về sáng tác của Nguyễn Khải hơm nay, trong đó có nhắc đến Một người
Hà Nội là những gợi ý q báu cho chúng tơi trong q trình nghiên cứu và
triển khai đề tài.
Một cơng trình nghiên cứu khác rất cơng phu của Bích Thu: Giọng
điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải từ những năm 80 đến
naytrong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục Hà Nội, 2002 đã
ghi nhận sức chinh phục của truyện ngắn Nguyễn Khải thời đổi mới trước hết
là bởi nghệ thuật kể chuyện, trong đó giọng điệu trần thuật có thể nói là một
trong những yếu tố quan trọng nhất.
Một người Hà Nội của Nguyễn Khải lần đầu tiên đến với bạn đọc qua
tập Một người Hà NộiNxb Hà Nội – 1990 (Lần thứ hai in trong tập truyện
ngắn Hà Nội trong mắt tôi, Nxb Hà Nội – 1995) và in lần thứ 3 trong tập
Nguyễn Khải truyện ngắn – Nxb Hội Nhà văn 1996. Tác phẩm này đã gây
được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình.
Đinh Quang Tốn trong bài viết Nguyễn Khải với Hà Nội (Báo Văn
nghệ sĩ số 19 – 1997) có đề cập tới nhân vật cô Hiền: “Cô Hiền trong “Một
người Hà Nội” là một người làm chủ của cuộc sống, có thể nói là làm chủ
thời thế trước những biến đổi lớn lao như sự cực đoan của cách mạng những
11


năm đầu giải phóng, hay sự cực đoạn của cơ chế thị trường. Ta hãy nghe cơ
nói thản nhiên: “Tao có bộ mặt tư sản, một cách sống rất tư sản nhưng lại
khơng bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được”. Đó là sự thản nhiên của
người có nhân cách sống “dĩ bất biến vạn biến”.
Trần Thanh Phương cũng đưa ra nhận xét về nhân vật cô Hiền: “Nhờ

khơng khí cởi mở trong đời sống văn học thời kì đổi mới mà cách nhìn nhận
của Nguyễn Khải với người thân trong họ hàng cũng có nhiều khác biệt. Có
lẽ với “Hà Nội trong mắt tơi” lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỉ những nhân vật
thuộc các gia đình thế gia vọng tộc ở Hà Nội từ trước Cách mạng tháng Tám
mới xuất hiện trở lại trên trang viết Nguyễn Khải với vị trí trang trọng…Cơ
Hiền từ thuở còn con gái cho đến lúc già đã sống đúng với phong cách quý
phái và tư thế thanh lịch, sang trọng của một người Hà Nội”. (Nguyễn Khải
với “Hà Nội trong mắt tôi”– Phụ san Báo Văn nghệ Quân đội số 11 tháng 6
năm 1985).
Trong bài viết Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên
cứu phân tích (Tạp chí Văn học số 11 năm 2001), Đào Thuỷ Nguyên khi viết
về mối quan hệ con người – gia đình có đưa ra ý kiến: Cơ Hiền thơng minh
sắc sảo, sang trọng và biết thích ứng tính tốn việc nước việc nhà vừa khơn
khéo theo chuẩn mực là lịng tự trọng. Nhờ thế bà gây dựng được một nếp nhà
vững vàng “khơng hề lung lay trước những cơn gió lạ”. Giữa lúc gia pháp của
nhiều gia đình danh gia vọng tộc ở Hà Nội đang gặp hồi khủng hoảng.
Như vậy, các nhà nghiên cứu, phê bình đều tiếp cận Một người Hà Nội
trên tinh thần quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải trong thời
kì đổi mới văn học. Các bài viết đặc biệt nhấn mạnh đến thần thái cốt cách
của người Hà Nội qua nhân vật cô Hiền.
Truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải lần đầu tiên được
đưa vào văn học nhà trường trong chương trình phân ban thí điểm và đến thời
điểm hiện tại đã được đưa vào giảng dạy chính ở Chương trình nâng cao và

12


đọc thêm ở Chương trình chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi triển
khai đề tài này.
Đây là những tư liệu hết sức bổ ích, giúp chúng tơi có thể triển khai đề

tài một cách khoa học, từ đó xây dựng được một số phương hướng trong tổ
chức các hoạt động DH đọc hiểu văn bản Một người Hà Nội của Nguyễn
Khải nói riêng và các văn bản truyện ngắn sau 1975 ở trường THPT nói
chung nhằm phát triển NLHS.
2.3. Tình hình nghiên cứu về dạy học truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
Với thể loại truyện ngắn, đến nay đã có khá nhiều cơng trình nghiên
cứu ở các cấp độ khác nhau. Bàn về con đường và cách thức DH truyện
ngắn có:
PGS.TS Nguyễn Viết Chữ trong cơng trình nghiên cứu Phương pháp
dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể đã có những đề xuất về phương
pháp và biện pháp DH truyện ngắn như sau: “Vấn đề cơ bản của truyện ngắn
là tình huống của nó. Dù là trữ tình hay tự sự thì cũng phải quan tâm đến tình
huống cụ thể của nó. (…). Với những truyện ngắn tự sự, biết được thi pháp
tác giả có thể theo bước tác giả, theo nhân vật… để tìm ra tư tưởng chủ đề.
Nhưng lại có những nhà văn đi tới những triết luận bất ngờ mà sâu sắc kiểu
Nam cao, những trữ tình ngoại đề giàu chất suy tưởng kiểu Nguyễn Khải,
những phát hiện độc đáo từ suy tư đến ngơn ngữ và hình ảnh của Nguyễn
Tn, những liên tưởng duyên dáng mà sắc sảo, trong sáng kiểu Nguyễn
Minh Châu…, ta phải tùy từng tác phẩm cụ thể mà có PP và biện pháp thích
hợp. Những đoạn văn trữ tình hay, nếu cần thiết phải thuộc bằng biện pháp
tích cực qua đọc diễn cảm kết hợp với giảng bình. Tránh những quy trình
nhàm chán lặp đi lặp lại như: giới thiệu, chủ đề, bố cục, phân tích, tổng kết.
Đây vẫn có thể là lơ-gic bên trong của một tiết dạy học tác phẩm văn chương
nói chung, nhưng khơng phải là công thức chung cho mọi giờ dạy học tác
phẩm mà phải hết sức linh hoạt. Đi vào mỗi truyện ngắn cụ thể lại có một
cách tổ chức kể cấu, một cách vận hành riêng”.
13


Chuyên luận Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường của

PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng, Nxb giáo dục, Hà Nội, 2008 không chỉ là một
cuốn sách kịp thời cho việc vận dụng lí luận DH hiện đại vào thực tế mà còn
chỉ ra những đặc điểm của truyện ngắn hiện đại từ góc nhìn độc đáo, sắc sảo
của khoa học PP, cung cấp tri thức đọc hiểu và đề xuất cách thức DH truyện
ngắn hiện đại: “Trong DH truyện ngắn hiện đại, khơng nghi ngờ gì nữa,
cần dạy cho học sinh phương pháp đọc – hiểu và không nên lặp lại mãi
một sai lầm là chỉ dạy họ đọc diễn cảm bên ngồi. Mục đích đọc và đặc
điểm thi pháp truyện ngắn hiện đại sẽ quy định sự lựa chọn dạng đọc, kiểu
đọc, lối đọc, cách đọc, biện pháp đọc, kĩ thuật đọc trong kho tàng lí luận
đọc và thực tiễn nghiên cứu và dạy học văn đã tích lũy được qua sự phát
triển của nhiều người”.
Chuyên luận Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy trong nhà
trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009, Phân tích tác phẩm văn học Việt Nam
hiện đại từ góc nhìn thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009 của GS. Nguyễn
Văn Long… đã góp thêm tiếng nói khẳng định việc nâng cao chất lượng DH
TPVC nói chung, DH truyện ngắn nói riêng ở nhà trường THPT.
Bên cạnh đó, cịn một số cơng trình nghiên cứu đi sâu phân tích những
truyện ngắn cụ thể trong chương trình từ phương diện thi pháp tác phẩm của
GS.TS Trần Đình Sử, GS. Nguyễn Đăng Mạnh, PGS.TS Phùng Ngọc Kiếm…
Ngồi ra, cịn một số Khóa luận tốt nghiệp, Luận văn Thạc sĩ cũng đã
có những đề xuất về PPDH truyện ngắn sau 1975 ở trường THPT như: tác giả
Đặng Thị Mây với Hướng dẫn học sinh trung học phổ thông tiếp nhận hai
truyện ngắn: “Nắng chiều” và “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải theo
đặc trưng thể loại (2004), tác giả Đoàn Thị Thanh Huyền với Hiệu quả thẩm
mĩ của giọng điệu đối với quá trình đọc hiểu tác phẩm văn xuôi hiện đại qua
hai truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Một người Hà Nội” (2005), tác
giả Nguyễn Thị Thúy với Dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” theo
định hướng hoạt động sản sinh – sáng tạo(2006), tác giả Chu Thị Len với
14



Hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện ngắn “Một người Hà Nội” theo hướng
tiếp cận phương thức trần thuật của Nguyễn Khải (2009),…
Tóm lại, những kết quả, những thành tựu của những người nghiên cứu
đi trước đã là cơ sở, nền tảng để chúng tôi thực hiện đề tài của mình – một đề
tài thú vị nhưng cịn bỏ ngỏ từ trước đến nay. Chúng tơi hi vọng cơng trình
của mình có thể góp phần tìm ra được những giá trị cịn đang tiềm ẩn của lĩnh
vực truyện ngắn nói riêng, văn xi Việt Nam sau 1975 nói chung và góp một
phần vào sự đổi mới giáo dục, nâng cao hiệu quả giảng dạy hiện nay. Tất
nhiên, tất cả đó mới chỉ là bước đầu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn xây dựng cơ sở khoa học, đồng thời đề xuất cách tổ chức DH
truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải ở trường THPTnhằm nâng
cao chất lượng DH truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải nói riêng
và DH truyện ngắn sau 1975 nói chung cũng như phát triển NL của người
học, HS lớp 12 ở trường THPT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về DH phát triển NL, DH truyện ngắn
Một người Hà Nội ở trường THPT.
- Nghiên cứu và đề xuất cách thức DH truyện ngắn Một người Hà Nội
của Nguyễn Khải nhằm phát triển những NL của HS như: NL tự học; NL giải
quyết vấn đề; NL sáng tạo; NL tự quản lý; NL hợp tác; NL sử dụng công
nghệ thông tin và truyền thông; NL giao tiếp tiếng Việt; NL thưởng thức văn
học/cảm thụ thẩm mĩ; NL đọc – hiểu truyện ngắn Việt Nam sau 1975…
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình tổ chức DH truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn
Khải ở trường THPT nhằm phát triển NL người học.
15



4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phát triển các NL chung và NL chuyên biệt cho HS lớp 12 ở
trường THPT chỉ trong quá trình DH truyện ngắn Một người Hà Nội của
Nguyễn Khải.
5. Dự kiến đóng góp của luận văn.
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu, hệ thống hóa lí luận về vai trị của NL
đối với sự thành cơng trong việc giảng dạy truyện ngắn sau 1975 nói chung và
truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải nói riêng, trên cơ sở đó hình
thành NL cho người học. Từ đó, luận văn đã đề xuất được việc tổ chức DH
truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải ở trường THPT nhằm phát
triển NL HS .
Trên phương diện thực tiễn DH, luận văn đáp ứng yêu cầu đổi mới DH,
chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thơng sau
năm 2015, góp một phần vào cách thức tổ chức DH nhằm phát triển NL HS
lớp 12 ở trường THPT, phù hợp với xu thế chung của thời đại.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sử dụng các PP nghiên cứu
chính sau:
- PP điều tra, khảo sát: Trên cơ sở thực tế, chúng tôi tiến hành điều tra,
khảo sát thực trạng DH phát triển NL HS trong môn Ngữ văn ở THPT hiện
nay và tình hình DH truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải ở
trường THPT để bước đầu đánh giá thực trạng vận dụng PP DH tích cực trong
việc nâng cao chất lượng DH nhằm hướng đến sự phát triển NL ở HS THPT
và đề xuất những giải pháp sư phạm cụ thể, thiết thực.
- PP phân tích, so sánh, đánh giá: Dựa trên kết quả kháo sát, chúng tơi
tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá yêu cầu phát triển NL người học trong
DH Ngữ văn ở trường THPT; những nét chính về truyện ngắn Một người Hà
Nội của Nguyễn Khải và khả năng phát triển NLHS qua truyện ngắn; Từ đó

16


phân tích, định hướng cách thức tổ chức DH truyện ngắn Một người Hà Nội
của Nguyễn Khải ở trường THPT nhằm phát triển NL HS.
- PP thực nghiệm sư phạm: Để thể nghiệm kết quả nghiên cứu đề tài,
chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm. PP này sẽ kiểm tra tính khả thi của
các vấn đề nêu ra trong luận văn đồng thời kiểm nghiệm, đánh giá kết quả của
giả thuyết khoa học do đề tài đề xuất.
- PP tổng hợp – hệ thống hóa: Từ các kết quả khảo sát, chúng tơi tiến
hành phân tích, so sánh – đối chiếu tư liệu rồi tổng hợp và sắp xếp, hệ thống
hóa một cách lơ-gic, mạch lạc và khoa học.
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc dạy học truyện ngắn “Một người
Hà Nội”của Nguyễn Khải ở trường trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực
học sinh.
Chương 2: Tổ chức dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn
Khải ở trường trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực học sinh.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

17


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN
“MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1.1. Yêu cầu phát triển năng lực người học trong dạy học Ngữ văn
ở trường Trung học phổ thông.

1.1.1. Năng lực người học
Chương trình giáo dục định hướng NL (định hướng phát triển NL) nay
còn gọi là DH định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm
90 của thế kỉ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế.
Trên thế giới có rất nhiều cách trình bày khái niệm NL, tuy nhiên đều
thống nhất ở quan niệm “NL là sự kết hợp linh hoạt và có tổ chức kiến thức,
kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu
quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định” [8,49]
Chương trình dựa vào NL chú ý tới kết quả đầu ra, các NL cần cho cuộc sống,
học tập và việc tham gia có hiệu quả trong xã hội. Tuy nhiên, các nước có sự
khác nhau trong sự xác định khung NL, trong cách thức và mức độ thể hiện
cụ thể các NL, trong đó có chương trình mơn ngơn ngữ và văn học.
Để hình thành và phát triển NL cần xác định các thành phần và cấu trúc
của chúng. Cấu trúc chung của NL được mô tả là sự kết hợp của bốn NL
thành phần: NL chuyên môn, NL PP, NL xã hội, NL cá thể.
Mơ hình bốn thành phần NL trên phù hợp với bốn mục tiêu giáo dục (4
trụ cột giáo dục) theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
(UNESCO):

18


Các thành phần năng lực

Các mục tiêu giáo dục theo UNESCO

Năng lực chuyên môn

Học để biết


Năng lựcphương pháp

Học để làm

Năng lực xã hội

Học để cùng chung sống

Năng lực cá thể

Học để tự khẳng định

NL thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người
lao động, kiến thức và kĩ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá
nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. NL có các yếu tố cơ bản mà
mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các NL chung cốt
lõi. Yếu tố NL cốt lõi xuyên suốt mọi hoạt động cơ bản của con người. Định
hướng xây dựng chương trình GDPT sau 2015 đã xác định một số NL chung
cốt lõi mà mọi HS Việt Nam đều cần có để thích ứng với nhu cầu phát triển
xã hội. Các NL này liên quan đến nhiều mơn học, theo đó, mỗi mơn học, với
đặc trưng và thế mạnh riêng của mình, sẽ tập trung hướng đến một số NL, để
cùng với những môn học khác sẽ có mục tiêu hình thành và phát triển một số
NL chung cốt lõi cần thiết đối với mỗi HS.
Theo Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT (năm
2014) của Bộ Giáo dục và đào tạo, các NL chung, cốt lõi được sắp xếp theo các
nhóm sau: NL làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: NL tự học, NL giải quyết
19



vấn đề, NL sáng tạo, NL quản lý bản thân; NL xã hội, bao gồm: NLgiao tiếp, NL
hợp tác; NL cơng cụ, bao gồm: NL tính tốn, NL sử dụng ngôn ngữ, NL ứng
dụng công nghệ thông tin.
Các NL chung
(1) NL tự học

Biểu hiện

- Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học
tập trước đây và định hướng phấn đấu tiếp; mục tiêu
học được đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trung
nâng cao hơn những khía cạnh cịn yếu kém.
- Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập;
hình thành cách học tập riêng của bản thân; tìm được
nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ
học tập khác nhau; thành thạo sử dụng thư viện,
chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng
chủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép
thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp,
thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần
thiết; tự đặt được vấn đề học tập.
- Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế
của bản thân trong q trình học tập; suy ngẫm cách
học của mình, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia sẻ,
vận dụng vào các tình huống khác; trên cơ sở các
thông tin phản hồi biết vạch kế hoạch điều chỉnh
cách học để nâng cao chất lượng học tập.
(2) NL giải quyết - Phân tích được tình huống trong học tập, trong
vấn đề
cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn

đề trong học tập, trong cuộc sống.
- Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến
các vấn đề; đề xuất và phân tích được một số giải
pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù
hợp nhất.
- Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề;
suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn
đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.
- Quy trình giải quyết vấn đề nhìn chung được thực
hiện qua các bước cơ bản sau:
+ Xác định vấn đề: chuyển vấn đề trong tình huống
thực tế thành vấn đề địi hỏi khám phá, giải quyết.
+ Thu thập và phân tích thơng tin, từ đó đưa ra các
phương án giải quyết vấn đề.

20


(3) NL sáng tạo

(4) NL tự quản lý

(5) NL giao tiếp

21

+ Chọn phương án tối ưu và biện giải về sự lựa
chọn.
+ Thực hiện phương án đã chọn và điều chỉnh trong
quá trình thực hiện.

+ Đánh giá hiệu quả của phương án và đề xuất để
vận dụng vào tình huống mới.
- Đặt câu hỏi có giá trị để làm rõ các tình huống và
những ý tưởng trừu tượng; xác định và làm rõ thông
tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thơng tin
khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc lập để
thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng
mới.
- Xem xét sự vật với những góc nhìn khác nhau;
hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để
thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh;
đánh giá rủi ro và có dự phịng.
- Lập luận về q trình suy nghĩ, nhận ra yếu tố sáng
tạo trong các điểm trái chiều; phát hiện được các
quan điểm hạn chế trong quan điểm của mình; áp
dụng điều đã biết trong hồn cảnh mới.
- Say mê; nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập
và cuộc sống; khơng sợ sai; suy nghĩ khơng theo lối
mịn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác
nhau.
- Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố tác động
đến hành động, việc làm của mình trong học tập và
trong cuộc sống hàng ngày; làm chủ được cảm xúc
của bản thân trong học tập và cuộc sống.
- Bước đầu biết làm việc độc lập theo thời gian biểu;
nhận ra được những tình huống an tồn hay khơng
an tồn trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
- Nhận ra và tự điều chỉnh được một số hạn chế của
bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt, ở nhà,
ở trường.

- Diễn tả được một số biểu hiện bất thường trong cơ
thể; thực hiện được một số hành động vệ sinh và
chăm sóc sức khỏe bản thân; nhận ra được và không
tiếp cận với những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe, tinh thần trong gia đình và nhà trường.
- Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối
tượng, bối cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi,


khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp.
- Chủ động trong giao tiếp; tôn trọng, lắng nghe
phản ứng tích cực trong giao tiếp.
- Lựa chọn nội dung, ngơn ngữ phù hợp với ngữ
cảnh và đối tượng giao tiếp; biết kiềm chế; tự tin khi
nói trước đơng người.
(6) NL hợp tác
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết
một vấn đề do bản thân và những người khác đề
xuất; lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô
phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
- Tự nhận trách nhiệm và vai trị của mình trong hoạt
động chung của nhóm; phân tích được các cơng việc
cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ đáp ứng được
mục đích chung, đánh giá khả năng của mình có thể
đóng góp thúc đẩy hoạt động của nhóm.
- Phân tích được khả năng của từng thành viên để
tham gia đề xuất phương án phân công công việc; dự
kiến phương án phân công, tổ chức hoạt động hợp
tác.
- Theo dõi tiến độ hồn thành cơng việc của từng

thành viên và cả nhóm để điều hòa hoạt động phối
hợp; khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia
sẻ, hỗ trợ các thành viên khác.
- Căn cứ vào mục đích hoạt động của nhóm để tổng
kết kết quả đạt được; đánh giá mức độ đạt được mục
đích của cá nhân và của nhóm để rút ra kinh nghiệm
cho bản thân và góp ý cho từng người trong nhóm
(7) NL sử dụng cơng - Lựa chọn và sử dụng có hiệu quả các thiết bị công
nghệ thông tin và nghệ thông tin để hồn thành nhiệm vụ cụ thể; hiểu
truyển thơng
được các thành phần của hệ thống mạng để kết nối,
điều khiển và khai thác các dịch vụ trên mạng; tổ
chức và lưu trữ dữ liệu an toàn và bảo mật trên các
bộ nhớ khác nhau và với những định dạng khác
nhau.
- Xác định được thông tin cần thiết và xây dựng
được tiêu chí lựa chọn; sử dụng kỹ thuật để tìm
kiếm, tổ chức, lưu trữ để hỗ trợ nghiên cứu kiến thức
mới; đánh giá được độ tin cậy của các thông tin, dữ
liệu đã tìm được; xử lý thơng tin hỗ trợ giải quyết
vấn đề; sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ quá
trình tư duy, hình thành ý tưởng mới cũng như lập
22


kế hoạch giải quyết vấn đề; sử dụng công cụ công
nghệ thông tin để chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp
tác với người khác một cách an toàn, hiệu quả.
(8) NL sử dụng ngôn - Nghe hiểu và chắt lọc được thơng tin bổ ích từ các
ngữ

bài đối thoại, truyện kể, lời giải thích, cuộc thảo
luận; nói với cấu trúc logic, biết cách lập luận chặt
chẽ và có dẫn chứng xác thực, thuyết trình được nội
dung chủ đề thuộc chương trình học tập; đọc và lựa
chọn được các thơng tin quan trọng từ các văn bản,
tài liệu; viết đúng các dạng văn bản với cấu trúc hợp
lý, logic, thuật ngữ đa dạng, đúng chính tả, đúng cấu
trúc câu, rõ ý.
- Sử dụng hợp lý từ vựng và mẫu câu trong hai lĩnh
vực khẩu ngữ và bút ngữ; có từ vựng dùng cho các
kỹ năng đối thoại và độc thoại; phát triển kỹ năng
phân tích của mình; làm quen với các cấu trúc ngôn
ngữ khác nhau thông qua các cụm từ có nghĩa trong
các bối cảnh tự nhiên trên cơ sở hệ thống ngữ pháp.
- Đạt NL bậc 3 về một ngoại ngữ,
(9) NL tính tốn
- Vận dụng thành thạo các phép tính trong học tập
và cuộc sống; sử dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ
năng về đo lường, ước tính trong các tình huống ở
nhà trường cũng như trong cuộc sống
- Sử dụng hiệu quả các thuật ngữ, ký hiệu tốn học,
tính chất các số và tính chất của các hình trong hình
học; sử dụng được thống kê tốn để giải quyết vấn
đề nảy sinh trong bối cảnh thực; hình dung và vẽ
được hình dạng các đối tượng trong mơi trường
xung quanh, hiểu tính chất cơ bản của chúng.
- Mơ hình hóa tốn học được một số vấn đề thường
gặp; vận dụng được các bài toán tối ưu trong học tập
và trong cuộc sống; sử dụng được một số yếu tố cua
logic hình thức trong học tập và trong cuộc sống.

- Sử dụng hiệu quả máy tính cầm tay với chức năng
tính tốn tương đối phức tạp; sử dụng được một số
phần mềm tính tốn và thống kê trong học tập và
trong cuộc sống.
(10) NL cảm thụ - Nhận thức được các cảm xúc của bản thân
thẩm mỹ
- Làm chủ các cảm xúc của bản thân
- Nhận biết các cả xúc của người khác và những
biểu hiện của cuộc sống từ phương diện thẩm mĩ.
23


- Làm chủ những liên hệ, những giá trị của con
người và cuộc sống.

1.1.2. Năng lực Ngữ văn của học sinh Trung học phổ thông.
Từ các NL chung trên đây, mỗi môn học xác định những phẩm chất,
NL cá biệt và những yêu cầu đặt ra cho từng môn học, từng hoạt động
giáo dục.
Trong định hướng phát triển chương trình sau năm 2015, môn Ngữ văn
được coi là môn học cơng cụ, theo đó, NL giao tiếp tiếng Việt và NL thưởng
thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ là các NL mang tính đặc thù của mơn học;
ngồi ra, NL giao tiếp, NL tư duy sáng tạo, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác,
NL tự quản bản thân (là các NL chung) cũng đóng vai trị quan trọng trong
việc xác định các nội dung DH của môn học.
Theo Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT (năm
2014) của Bộ Giáo dục và đào tạo, các NL mà môn học Ngữ văn hướng đến
được thể hiện cụ thể như sau:
Các NL

cần phát
triển qua
Khái niệm
môn Ngữ
văn cấp
THPT
(1) NL giải Giải quyết vấn đề là
quyết vấn một NL chung, thể
đề
hiện khả năng của
mỗi người trong việc
nhận thức, khám phá
được những tình
huống có vấn đề trong
học tập và cuộc sống
mà khơng có định
24

Biểu hiện qua mơn Ngữ văn

- Quy trình hình thành NL có thể gắn
với các bối cảnh học tập (tiếp nhận
và tạo lập văn bản) của mơn học, khi
nảy sinh những tình huống có vấn đề.
- Các nội dung DH cơ bản trong môn
Ngữ văn:
+ Xây dựng kế hoạch cho một hoạt
động tập thể.
+ Tiếp nhận một thể loại văn học



hướng trước về kết
quả, và tìm các giải
pháp để giải quyết
những vấn đề đặt ra
trong tình huống đó,
qua đó thể hiện NLtư
duy, hợp tác trong
việc lựa chọn và
quyết định giải pháp
tối ưu.

(2)
NL NL sáng tạo được
sáng tạo
hiểu là việc thể hiện
khả năng của HS
trong việc suy nghĩ
tìm tịi, phát hiện
những ý tưởng mới
nảy sinh trong học tập
và cuộc sống, từ đó đề
xuất được các giải
pháp mới một cách
thiết thực, hiệu quả để
thực hiện ý tưởng.
Trong việc đề xuất và
thực hiện ý tưởng, HS
bộc lộ óc tị mị, niềm
say mê tìm hiểu,

khám phá.

(3) NL hợp NL hợp tác được hiểu
tác
là khả năng tương tác
của cá nhân với cá
nhân và tập thể trong
học tập và cuộc sống.
NL hợp tác cho thấy
25

mới.
+ Viết một kiểu loại văn bản.
+ Lý giải các hiện tượng đời sống
được thể hiện qua văn bản.
+ Thể hiện quan điểm của cá nhân
khi đánh giá các hiện tượng văn học.
-> Qúa trình học tập các nội dung
trên là quá trình giải quyết vấn đề
theo quy trình đã xác định.
- Qúa trình giải quyết vấn đề trong
mơn Ngữ văn có thể được vận dụng
trong một tình huống DH cụ thể hoặc
trong một chủ đề DH.
- Xác định những tình huống và
những ý tưởng, đặc biệt những ý
tưởng được gửi gắm trong các văn
bản văn học.
- Tìm hiểu, xem xét các sự vật, hiện
tượng từ những góc nhìn khác nhau.

- Trình bày quá trình suy nghĩ và cảm
xúc của HS trước một vẻ đẹp, một
giá trị của cuộc sống.
- NL suy nghĩ sáng tạo bộc lộ thái độ
đam mê và khát khao được tìm hiểu
của HS, khơng suy nghĩ theo lối mịn,
theo cơng thức.
- Trong các giờ đọc hiểu văn bản,
một trong những yêu cầu cao là HS,
với tư cách là người đọc, phải trở
thành người đồng sáng tạo với tác
phẩm (khi có được những cách cảm
nhận riêng, độc đáo về nhân vật, về
hình ảnh, ngơn từ của tác phẩm; có
cách trình bày, diễn đạt giàu sắc thái
cá nhân trước một vấn đề…)
Trong môn học Ngữ văn, NL hợp tác
thể hiện ở việc HS cùng chia sẻ, phối
hợp với nhau trong các hoạt động học
tập qua việc thực hiện các nhiệm vụ
học tập diễn ra trong giờ học. Thông
qua các hoạt động nhóm, cặp, HS thể


×