Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Báo cáo tự đánh giá kiểm định chất lượng Trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 91 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá
Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. TỰ ĐÁNH GIÁ

Tiêu chuẩn 1:Tổ chức và quản lí nhà trường.
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
Tiêu chí 6
Tiêu chí 7
Tiêu chí 8
Tiêu chí 9
Tiêu chí 10
Tiêu chuẩn 2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
Tiêu chuẩn 3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3


Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
Tiêu chí 6
Tiêu chuẩn 4. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chuẩn 5. Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Trang
1
3
4
5
8
8
10
10
11
12
13
15
16
18
19
20
22
24
26
27

28
30
32
33
34
35
36
37
39
40
42
44
44
46
48
50
1


Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
Tiêu chí 6
Tiêu chí 7
Tiêu chí 8
Tiêu chí 9
Tiêu chí 10
Tiêu chí 11

Tiêu chí 12
III. KẾT LUẬN CHUNG
PHẦN III: PHỤ LỤC DANH MỤC VÀ MÃ MINH CHỨNG

2

51
52
54
55
58
59
60
62
63
65
66
68
70
72


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Nội dung

Viết tắt

1


Cán bộ giáo viên

CBGV

2

Công nghệ thông tin

CNTT

3

Giáo dục và Đào tạo

GD&ĐT

4

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

GDNGLL

5

Phương pháp dạy học

PPDH

6


Thanh niên cộng sản

TNCS

7

Thiếu niên Tiền phong

TNTP

8

Trung học cơ sở

THCS

9

Trung học phổ thông

THPT

10

Uỷ ban Nhân dân

UBND

11


Thiết bị dạy học

TBDH

3


BẢNG TỔNG HỢP
KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lí nhà trường
Tiêu chí
Đạt
Không đạt
Tiêu chí

Đạt

1
X
6
X
2
X
7
X
3
X
8
X

4
X
9
X
5
X
10
X
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh
Tiêu chí
Đạt
Không đạt
Tiêu chí
Đạt
1
X
4
2
X
5
X
3
X
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Tiêu chí
Đạt
Không đạt
Tiêu chí
Đạt
1

X
4
X
2
X
5
X
3
X
6
X
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí
Đạt
Không đạt
Tiêu chí
Đạt
1
X
3
X
2
X
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Tiêu chí
Đạt
Không đạt
Tiêu chí
Đạt
1

X
7
X
2
X
8
X
3
X
9
X
4
X
10
X
5
X
11
X
6
X
12
X
Tổng số các chỉ số đạt: 101/103, tỷ lệ: 98 %.
Tổng số các tiêu chí đạt: 34/36, tỷ lệ 94,4%.

4

Không đạt


Không đạt
X

Không đạt

Không đạt

Không đạt


PHẦN I: CƠ SỞ DỮ LIỆU
- Tên trường: TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THẠCH BÌNH.
- Tên trước đây: Trường PTCS Thạch Bình.
- Cơ quan chủ quản: Phòng GD & ĐT huyện Thạch Thành.
Tỉnh/thành phố

Thanh Hóa

Họ và tên
hiệu trưởng

Quách Thị Thủy

Huyện/quận/thị
xã/thành phố

Thạch Thành

Điện thoại


0974292212

Xã/phường/thị trấn

Xã Thạch
Bình

FAX

Đạt chuẩn quốc
gia

X

Website

Năm thành lập

1961

Số điểm
trường

Công lập

thcsthachbinh.tt@than
hhoa.edu.vn
http//:thcsthachbinh.th
achthanh.edu.vn
không


Có học sinh
khuyết tật
Có học sinh
bán trú
Có học sinh
nội trú
Loại hình
khác

X

Tư thục
Thuộc vùng đặc
biệt khó khăn
Trường liên kết
với nước ngoài
Trường phổ thông
DTNT

X
không
không

1. Số lớp.
Số lớp
Khối lớp 6
Khối lớp 7
Khối lớp 8
Khối lớp 9

Cộng

Năm học

Năm học

Năm học

Năm học

Năm học

2010 - 2011

2011 - 2012

2012- 2013

2013- 2014

2014- 2015

3
3
3
3
12

3
3

3
3
12

3
3
2
3
11

3
3
2
2
10

3
3
3
2
11
5


2. Số phòng học.
Năm học

Năm học

Năm học


Năm học

Năm học

2010 - 2011

2011 - 2012

2012- 2013

2013- 2014

2014- 2015

11

10

11

10

10

10

1

0


1

0

0

0

11

10

11

Tổng số
14
12
Phòng học
10
10
kiên cố
Phòng học
4
2
bán kiên cố
Phòng học
0
0
tạm

Cộng
14
12
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:

Trình độ đào tạo

Hiệu trưởng
Phó hiệu trưởng
Giáo viên
Nhân viên
Cộng

Tổng
số

Nữ

Dân
tộc

1
2
24
3
30

1
0

14
2
17

1
0
3
0
4

Đạt
Trên
chuẩn chuẩn

Chưa
đạt
chuẩn

Ghi chú

1
2
17
2
22

7
1
8


b) Số liệu của 5 năm gần đây:

Tổng số giáo viên
Tỷ lệ giáo viên/lớp
Tỷ lệ giáo
viên/học sinh
Tổng số giáo viên
dạy giỏi cấp
huyện và tương
đương
Tổng số giáo viên
dạy giỏi cấp tỉnh
6

Năm học

Năm học

Năm học

Năm học

Năm học

2010-2011

2011- 2012

2012-2013


2013-2014

2014- 2015

25
2,08

25
2,08

26
2,16

25
2,08

27
2,45

0,06

0,06

0,06

0,06

0,08

6


4

7

8

2

1

1
(Bảo lưu)

1
(Bảo lưu)

6
1
(Bảo lưu)


trở lên
4. Học sinh .

Tổng số
- Khối lớp 6
- Khối lớp 7
- Khối lớp 8
- Khối lớp 9

- Nữ
- Dân tộc
- Đối tượng chính
sách
Khuyết tật
Tuyển mới
Lưu ban
Bỏ học
Học 2 buổi/ngày
Bán trú
Nội trú
Tỷ lệ bình quân học
sinh/lớp
Tỷ lệ đi học đúng độ
tuổi
- Nữ
- Dân tộc
Tổng số học
sinh/học viên hoàn
thành chương trình
cấp học/tốt nghiệp
- Nữ
- Dân tộc
Tổng số học sinh/học
viên giỏi cấp tỉnh
Tổng số học sinh/học
viên giỏi quốc gia

Năm học


Năm học

Năm học

Năm học

Năm học

2010-2011

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

341
69
97
76
99
173
110
110

317
81
67

94
75
156
101
101

310
78
77
68
87
147
97
97

296
83
78
69
66
148
101
103

315
91
81
76
67
144

101
13

0
69
2
3
0
0
0

0
81
4
2
0
0
0

0
78
3
3
0
0
0

2
83
5

1
0
0
0

2
91
6
1
0
0
0

28.4

26.4

25.8

26,9

28.3

341

317

310

296


315

173
110

156
101

147
97

148
101

144
101

87

66

65

42
24

40
19


39
30

28
16

1

4

2

5

6

0

02

0

03

0

95

63


144
101

7


Tỷ lệ chuyển cấp

8

27,8%

27,4%

21,3%

21,96%

20,0%


PHẦN II: TỰ ĐÁNH GIÁ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tình hình chung:
Trường THCS Thạch Bình được thành lập năm 1961, khi mới thành lập
nhà trường có 04 lớp với 86 học sinh và 12 GV và CBQL. Thời điểm này, nhà
trường đang chung cả hai cấp học: cấp 1 và cấp 2, gọi chung là trường PTCS
Thạch Bình. Khi mới thành lập nhà trường đang còn thiếu thốn rất nhiều về
cơ sở vật chất, các phòng học chủ yếu là tranh tre nứa lá.
Năm 1995, trường PTCS Thạch Bình được tách thành 2 trường Tiểu

học và THCS. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự lãnh đạo của các
cấp uỷ Đảng chính quyền, sự tín nhiệm tin yêu, tận tâm góp sức của nhân dân
địa phương nên cơ sở vật chất nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Đội ngũ CBGV ngày càng được đầu tư hơn về chất lượng. Đây là những nhân
tố quan trọng thúc đẩy, quyết định chất lượng GD đào tạo, ươm mầm tài
năng, tri thức cho thế hệ trẻ, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài cho quê
hương, đất nước…Cùng với sự phát triển chung của xã hội, GD Thạch Bình
đã và đang không ngừng vươn lên, đổi mới từng bước, nhanh mạnh, vững
chắc về chất lượng, hiệu quả GD &ĐT, về cảnh quan môi trường. Tất cả
hướng tới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, hướng tới
chiến lược hội nhập và CNH, HĐH đất nước.
Từ khi thành lập đến nay, tập thể thầy và trò nhà trường luôn nỗ lực cố
gắng vươn lên. Chất lượng GD cũng ngày một nâng cao. Năm học 2010
-2011 trường THCS Thạch Bình là một trong những trường nằm trong đề án
xây dựng thành trung tâm chất lượng cao theo kế hoạch của HĐND huyện
Thạch Thành. Năm học 2012-2013, 2013-2014 nhà trường đạt “Tập thể lao
động xuất sắc” và được Chủ tịch UBND Tỉnh tặng giấy khen, năm học 20142015 nhà trường đạt “Tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh” được Chủ tịch
UBND Tỉnh tặng Bằng khen. Năm học 2015-2016, nhà trường được Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia.
9


2. Mục đích tự đánh giá:
Trên cơ sở những thành tích và kết quả đã đạt được, nhà trường tiến
hành tự đánh giá thực chất chất lượng cơ sở giáo dục, để thấy được những
tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đã đạt hoặc chưa đạt được, xác định rõ nhà trường
đạt chất lượng ở cấp độ nào, uy tín của nhà trường đối với cha mẹ học sinh và
nhân dân địa phương đến đâu…Từ đó, biết rõ thực trạng chất lượng giáo dục
của trường để giải trình với các cơ quan cấp trên, đồng thời có kế hoạch cải
tiến chất lượng.

Việc tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục là nhằm đánh giá và kiểm
định chất lượng giáo dục ở bậc THCS; đăng kí kiểm định chất lượng cơ sở
giáo dục với cấp có thẩm quyền, để được công nhận theo quy định, nhanh
chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục; đồng thời giúp nhà
trường biết được một cách tổng thể về chất lượng giáo dục, từ đó nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Đây cũng chính là cơ sở để các
cơ quan chức năng đánh giá và công nhận nhà trường đạt hay không đạt
những tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
3. Những căn cứ và công cụ để thực hiện công tác tự đánh giá:
Khi tiến hành tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục, trường THCS
Thạch Bình đã nghiên cứu và thực hiện nội dung các Thông tư, các Công văn
hướng dẫn sau:
- Thông tư số 13/2012/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung
học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
-Thông tư số 42/2012/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo ngày 23 tháng 11 năm 2012 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục
phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
- Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 28 tháng 12 năm
2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá
ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
10


- Công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT, ngày 15 tháng 01 năm 2013
của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục về việc xác định yêu cầu,
gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
Tiểu học và trường Trung học.
4. Quy trình đánh giá:

Nhà trường thành lập Hội đồng Tự đánh giá gồm 9 thành viên với đầy
đủ các thành phần: Ban giám hiệu, Tổ trưởng tổ chuyên môn, Tổ văn phòng,
Phụ trách các tổ chức đoàn thể để thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng .
Hội đồng Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục của nhà trường đã phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên theo chức năng, năng lực của mỗi người
để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Quy trình tự đánh giá của nhà trường được thực hiện theo 6 bước sau:
1. Thành lập Hội đồng Tự đánh giá.
2. Xây dựng kế hoạch Tự đánh giá.
3. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng.
4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
5. Viết báo cáo Tự đánh giá.
6. Công bố báo cáo Tự đánh giá.
II. TỰ ĐÁNH GIÁ:
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lí nhà trường.
Mở đầu: Trường THCS Thạch Bình có cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp
với quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định của Bộ GD&ĐT.
Nhà trường có đủ số lượng cán bộ quản lý, có tổ chức Chi bộ Đảng Cộng sản
Việt Nam, các tổ chức đoàn thể như: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP
Hồ Chí Minh, Công đoàn... Tất cả đều hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ
theo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định của pháp luật.
Với sức mạnh của đội ngũ cán bộ, giáo viên giàu tâm huyết, nhà trường
đã xây dựng “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn
đến năm 2020”. Hiệu trưởng nhà trường đã đưa ra nhiều biện pháp quản lý
các hoạt động giáo dục, quản lý giáo viên, học sinh theo Điều lệ trường trung
11


học. Nhà trường đã xây dựng và triển khai có hiệu quả công tác bồi dưỡng đội
ngũ kế cận. Công tác an ninh trật tự học đường luôn được đảm bảo. Hệ thống

hồ sơ, sổ sách được quản lý khoa học. Quản lý tài chính, tài sản nghiêm túc,
công khai. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn chấp hành
nghiêm túc chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, của địa phương và của cơ quan quản lý giáo dục các cấp.
Tiêu chí 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường phù hợp với quy
định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi là Điều lệ trường trung
học) và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối
với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua và
khen thưởng, hội đồng kỷ luật, các hội đồng tư vấn khác);
b) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội
khác;
c) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng (tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh,
tổ Quản trị Đời sống và các bộ phận khác đối với trường chuyên biệt).
1. Mô tả hiện trạng:
a) Trường THCS Thạch Bình có 01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng
do Uỷ ban Nhân dân huyện Thạch Thành bổ nhiệm [H1-1- 01-01]; Có Hội
đồng trường [H1-1-01-02]; Hội đồng thi đua khen thưởng [H1-1-01-03]. Nhà
trường chưa thành lập Tổ tư vấn.
b) Nhà trường có đầy đủ các tổ chức Chi bộ Đảng, đoàn thể xã hội. Chi
bộ với 23 Đảng viên, có Bí thư và Phó Bí thư Chi bộ [H1-1-01-04]; Các tổ
chức đoàn thể chính trị như: Công đoàn cơ sở [H1-1-01-05]; Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh [H1-1-01-06]; Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ
Chí Minh [H1-1-01-07]; Hội Chữ thập đỏ [H1-1-01-08].
c) Nhà trường có 2 tổ Chuyên môn gồm: Tổ Khoa học Tự nhiên, Tổ Khoa
học Xã hội và 01 Tổ Văn phòng [H1-1- 01-09].
12



2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đầy đủ cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều lệ trường
trung học, có Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các tổ chức Đảng, Công đoàn,
Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Hội chữ thập đỏ, các tổ chuyên môn, tổ
văn phòng.
3. Điểm yếu:
Nhà trường chưa thành lập Tổ tư vấn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Nhà trường duy trì đảm bảo về cơ cấu, các tổ chức đoàn thể.
- Năm học 2016-2017, nhà trường sẽ thành lập Tổ tư vấn để nhằm trợ
giúp cho học sinh về nhiều vấn đề trong cuộc sống sinh hoạt và học tập trong
môi trường tập thể.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 2. Lớp học, số học sinh theo quy định của Điều lệ trường tiểu
học và Điều lệ trường trung học.
a) Lớp học được tổ chức theo quy định;
b) Số học sinh trong một lớp theo quy định;
c) Địa điểm của trường theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng:
a) Trường THCS Thạch Bình có 10 lớp (từ lớp 6 đến lớp 9), mỗi lớp có
một lớp trưởng, hai lớp phó, mỗi lớp được chia thành 4 tổ, mỗi tổ có một tổ
trưởng, một tổ phó [H1-1-02-01].
b) Các lớp từ lớp 6 đến lớp 9, mỗi lớp không quá 45 học sinh theo quy
định của Bộ GD&ĐT [H1-1- 02-02].
c) Nhà trường được xây dựng tại địa chỉ Gò Chóng, Xã Thạch Bình,
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Nhà trường có một khuôn viên riêng,
tuy nhiên địa điểm trường THCS ở gần các trường Tiểu học, Mầm non nên
vào buổi sáng và cuối buổi chiều phụ huynh đưa đón học sinh đi học gây cản
trở giao thông khu vực cổng trường [H1-1- 02- 03].

2. Điểm mạnh:
13


- Trường có cơ cấu tổ chức bộ máy lớp học theo đúng quy định của
Điều lệ trường học.
- Số học sinh trên một lớp, đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường
trung học, thuận lợi cho công tác giảng dạy học sinh.
- Nhà trường có khuôn viên riêng biệt, đảm bảo an ninh trật tự, thuận
lợi cho công tác giáo dục.
3. Điểm yếu:
Địa điểm trường THCS ở gần các trường Tiểu học và Mầm non nên
vào buổi sáng và cuối buổi chiều phụ huynh đưa đón học sinh đi học gây cản
trở giao thông khu vực cổng trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Nhà trường tiếp tục duy trì số lượng của học sinh trên một lớp đảm
bảo theo quy định của Điều lệ trường trung học.
- Tăng cường công tác giáo dục về thực hiện luật giao thông và ATGT
khi tham gia.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 3. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ
chức xã hội khác và các hội đồng hoạt động theo quy định của Điều lệ trường
trung học và quy định của pháp luật.
a) Hoạt động đúng quy định;
b) Lãnh đạo, tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm
và quyền hạn của mình;
c) Thực hiện rà soát, đánh giá các hoạt động sau mỗi học kỳ.
1. Mô tả hiện trạng:
a) Các tổ chức nhà trường hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo

quy định. Chi bộ Đảng luôn giữ vai trò lãnh đạo tất cả các hoạt động trong
nhà trường [H1-1-03-01]; [H1-1-03-02]; Công đoàn trường hoạt động theo đúng
Điều lệ Công đoàn [H1-1-03-03]; [H1-1-03-04]; Chi đoàn giáo viên hoạt động
theo Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tuy nhiên hiệu quả sinh hoạt
14


chưa cao do số lượng Đoàn viên ít [H1-1-03-05]; [H1-1-03-06]; Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động đúng theo quy định của Điều lệ Đội [H1-1-0307]; [H1-1-03-08]. Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỉ luật, Chi Hội chữ
thập đỏ thực hiện tốt nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mình [H1-1-03-09];
[H1-1-03-10]; [H1-1-03-11].
b) Chi bộ nhà trường đã phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của
nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Các kế hoạch, chương trình
hành động của Chi bộ được chỉ đạo, giám sát, thực hiện nghiêm túc. Các đồng chí
Đảng viên luôn đảm nhiệm vai trò hạt nhân trong các hoạt động của nhà trường
[H1-1-03-12]. Các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Chi đoàn, Liên Đội...tư vấn
cho Hiệu trưởng quản lý và điều hành trong nhà trường về những vấn đề liên
quan đến công tác tổ chức các hoạt động theo quy định của Điều lệ trường
trung học và quy định của pháp luật [H1-1-03-13]; [H1-1-03-14]; [H1-1-0315].
c) Hằng năm các tổ chức đoàn thể đã thực hiện tốt công tác rà soát,
đánh giá hoạt động sau mỗi học kì, mỗi năm học [H1-1-03-13]; [H1-1-03-14];
[H1-1-03-15].
2. Điểm mạnh:
- Hoạt động của các tổ chức Chi bộ Đảng, Công đoàn, Hội đồng thi đua
khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Chi đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác trong nhà trường theo đúng các
quy định hiện hành.
- Các tổ chức đoàn thể đều thực hiện tốt việc lãnh đạo, tư vấn cho Hiệu
trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của
mình.

- Thực hiện tốt công tác rà soát, đánh giá các hoạt động sau mỗi học kỳ.
3. Điểm yếu:
Hoạt động của Đoàn Thanh niên hiệu quả chưa cao, do số lượng Đoàn
viên quá ít (có 05 đồng chí).
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
15


- Nhà trường tiếp tục duy trì hoạt động của các tổ chức, đoàn thể đúng
theo quy định.
- Năm học 2015-2016, nhà trường chỉ đạo tổ chức Đại hội Chi đoàn để
kiện toàn lại BCH cũng như số lượng Đoàn viên, để có biện pháp cải tiến hoạt
động của Đoàn.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 4. Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại
Điều lệ trường trung học của các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng (tổ Giáo vụ và
Quản lý học sinh, tổ Quản trị Đời sống, các bộ phận khác đối với trường
chuyên biệt).
a) Có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Có kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm học và sinh hoạt tổ
theo quy định;
c) Thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng:
a) Trường THCS Thạch Bình có 2 tổ chuyên môn (Tổ Khoa học Xã hội, tổ
Khoa học Tự nhiên) và 01 tổ Văn phòng. Tổ Khoa học Xã hội gồm 10 giáo viên,
trong đó có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó [H1-1- 04- 01]. Tổ Khoa học Tự nhiên gồm
12 giáo viên, trong đó có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó [H1-1- 04- 02]. Tổ trưởng và
tổ phó được Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm hàng năm ngay từ đầu các
năm học. Cơ cấu bộ môn trong các tổ phù hợp với tình hình dạy học của nhà
trường. Tổ Văn phòng có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó [H1-1- 04- 03].

b) Vào đầu năm học các tổ trưởng xây dựng kế hoạch năm, học kì,
tháng, tuần rõ ràng, đầy đủ, sát với đặc điểm của nhà trường, được Ban giám
hiệu phê duyệt [H1-1- 04- 04]. Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt ít nhất 2
lần/tháng theo đúng quy định [H1-1-04-05]. Tuy nhiên một số ít buổi sinh
hoạt chuyên môn, nội dung sinh hoạt chưa phong phú.
c) Các tổ chuyên môn bám sát sự chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch của
nhà trường để thực hiện nhiệm vụ theo Điều lệ trường trung học: Thực hiện

16


tốt kế hoạch hoạt động chung của tổ đã đề ra; Tổ chức đánh giá, xếp loại các
thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đề xuất
khen thưởng và kỷ luật đối với các thành viên trong tổ [H1-1-04-05].
2. Điểm mạnh:
- Nhà trường có đủ cơ cấu tổ chức theo quy định.
- Các tổ chuyên môn có kế hoạch công tác cụ thể, khoa học; Tổ chức
các hoạt động chuyên môn, các chuyên đề hội thảo đầy đủ theo kế hoạch đề
ra.
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của tổ theo quy định.
3. Điểm yếu:
Một số ít buổi sinh hoạt tổ chuyên môn nội dung chưa phong phú.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Duy trì cơ cấu tổ chức của các tổ, thực hiện hoạt động đúng quy định.
- Cải tiến các nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn: Đưa ra các giải
pháp để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh giỏi các cấp, đặc biệt là học
sinh giỏi cấp tỉnh; Tăng cường công tác Hội thảo chuyên đề, tổ chức sinh hoạt
chuyên môn qua nghiên cứu bài học; Quản lí sinh hoạt chuyên môn qua
mạng; Trao đổi những nội dung, những bài khó, thực hiện dạy mẫu trên lớp
để cùng nhau học tập, rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt

tổ.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 5. Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường.
a) Chiến lược được xác định rõ ràng bằng văn bản, được cấp quản lý trực
tiếp phê duyệt, được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại nhà trường
hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên
website của Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo hoặc website của
nhà trường (nếu có);
b) Chiến lược phù hợp mục tiêu giáo dục của cấp học được quy định tại
Luật Giáo dục, với các nguồn lực của nhà trường và định hướng phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương;
17


c) Rà soát, bổ sung, điều chỉnh chiến lược của nhà trường phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn.
1. Mô tả hiện trạng:
a) Nhà trường đã xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2011- 2015 và
tầm nhìn đến năm 2020. Nội dung chiến lược phát triển của nhà trường đã thể hiện
rõ thực trạng giáo dục, những thành tựu đã đạt được, những khó khăn thách thức,
các mục tiêu phát triển trong giai đoạn. Chiến lược đã được Phòng GD&ĐT phê
duyệt và được công bố công khai tới toàn thể CBGV, nhân viên trong các phiên
họp

hội

đồng;

Được


đăng

tải

trên

Website

của

nhà

trường

( [H1-1-05-01]. Tuy nhiên, chiến lược
chưa được công bố rộng rãi trên thông tin đại chúng của địa phương .
b) Chiến lược được xây dựng trên mục tiêu cấp học được quy định tại Luật
giáo dục, phù hợp với đặc điểm địa phương, với định hướng phát triển kinh tế của
Xã Thạch Bình, phù hợp với các nguồn lực của nhà trường [H1-1-05-01].
c) Sau khi xây dựng xong chiến lược, nhà trường đã tiến hành rà soát,
bổ sung, điều chỉnh chiến lược phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương theo từng giai đoạn [H1-1-05-02].
2. Điểm mạnh:
- Chiến lược nhà trường đã được xây dựng bằng văn bản.
- Chiến lược phát triển của nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục
phổ thông cấp trung học cơ sở được quy định tại Khoản 3, Điều 27 Luật Giáo
dục (2005); Được cụ thể hoá thành những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ,
trong kế hoạch các năm học; Phù hợp với các nguồn lực của nhà trường và định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Hàng năm, nhà trường làm tốt công tác rà soát, tự bổ sung, điều chỉnh

và tham mưu với địa phương, với Phòng GD &ĐT bổ sung về nguồn lực và
xây dựng chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường theo từng giai đoạn.
3. Điểm yếu:

18


Chiến lược phát triển nhà trường theo giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn đến
năm 2020 chưa được nhân dân và chính quyền địa phương đóng góp ý kiến rộng
rãi, chưa được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Năm học 2015-2016, nhà trường tiếp tục công tác phổ biến và lấy ý
kiến góp ý của CBGV, nhân viên nhà trường về chiến lược phát triển; Tiếp
tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện Chiến lược phát triển của nhà trường trong
mỗi giai đoạn để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới.
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chiến lược phát triển của nhà trường
trên các thông tin đại chúng của địa phương.
5. Tự đánh giá: Không đạt.
Tiêu chí 6. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan
quản lý giáo dục các cấp.
a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý
hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của
cơ quan quản lý giáo dục;
b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;
c) Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng:
a) Cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn thực hiện tốt các
Chỉ thị, Nghị quyết của cấp uỷ Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của
chính quyền địa phương và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng

Giáo dục [H1-1-06-01]; [H1-1-06-02]; [H1-1-06-03].
b) Nhà trường thực hiện tương đối nghiêm túc, trung thực chế độ báo
cáo định kỳ hàng tháng, đột xuất đối với các cấp quản lí giáo dục và các cơ
quan có liên quan theo đúng quy định [H2-1-06-04]; [H2-1-06-05]. Tuy nhiên
một số ít báo cáo đột xuất đôi khi còn chậm.

19


c) Nhà trường thực hiện đúng các quy định về Quy chế dân chủ
[H2-1-06-06]; Thực hiện đầy đủ chế độ “Ba công khai” theo quy định của Bộ
GD&ĐT [H2-1-06-07].
2. Điểm mạnh:
- Cán bộ giáo viên, nhân viên trường THCS Thạch Bình đều có ý thức
tốt trong việc chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành
sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, chỉ đạo về chuyên môn
nghiệp vụ của Phòng GD&ĐT Thạch Thành.
- Các hoạt động của nhà trường đều đảm bảo nguyên tắc công khai, dân
chủ. Vì vậy trong nghiều năm qua, nhà trường luôn giữ vững mối đoàn kết
thống nhất trong đơn vị.
3. Điểm yếu:
Nội dung thực hiện báo cáo đột xuất đôi khi còn chậm, do bị động về
thời gian.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của địa phương, của
ngành đến toàn thể CBGV, nhân viên thông qua các phiên họp hội đồng, giao
ban, qua website của nhà trường để mọi người biết, hiểu và tự giác chấp hành;
Thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong nhà trường.
- Ban giám hiệu và nhân viên Văn thư nhà trường cần sắp xếp thời gian

hợp lý để thực hiện tốt công tác báo cáo.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 7. Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua.
a) Có đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định
của Điều lệ trường trung học;
b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ;
c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo
hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.
1. Mô tả hiện trạng:
20


a) Nhà trường có đầy đủ hệ thống hồ sơ, sổ sách về hoạt động giáo dục
theo quy định tại Điều 27, Điều lệ trường trung học. Các loại hồ sơ được cập
nhật, lưu trữ hàng năm: Sổ đăng bộ học sinh [H1-1-07-01]; Sổ gọi tên ghi
điểm [H1-1-02-02]; Số đầu bài [H1-1-07-02]; Học bạ [H1-1-07-03]; Số quản
lý văn bằng chứng chỉ [H1-1-07-04].
b) Hồ sơ, sổ sách và các loại văn bản của nhà trường được lưu trữ đầy
đủ theo quy định của Luật Lưu trữ [H1-1-07-01]; [H1-1-02-02]; [H1-1-0702]; [H1-1-07-03]; [H1-1-07-04]. Tuy nhiên việc lưu trữ hồ sơ chưa được
khoa học do thiếu phòng Văn thư.
c) Nhà trường thực hiện đầy đủ các cuộc vận động, các phong trào thi
đua do các cấp các ngành phát động; Tổ chức phát động và duy trì các cuộc
vận động, các phong trào thi đua trong suốt các năm học như: Cuộc vận động
“Hai không” với 4 nội dung; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” ; “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức tự học
và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” [H1-1-07- 05];[H1-1-07- 06].
2. Điểm mạnh:
- Nhà trường có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định tại Điều 27, Khoản
1, Điều lệ trường trung học. Hồ sơ, sổ sách của nhà trường đã phản ánh đúng

và đầy đủ các thông tin hoạt động của nhà trường về chuyên môn và các hoạt
động giáo dục khác.
- Việc quản lý, lưu trữ hồ sơ văn bản được thực hiện tương đối chặt
chẽ.
- Nhà trường đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua
do các cấp, các ngành phát động. Các cuộc vận động và các phong trào thi
đua đã được CBGV và học sinh hưởng ứng tích cực.
3. Điểm yếu:
Việc lưu trữ hồ sơ chưa thực sự tốt vì trong những năm học trước cơ sở
vật chất nhà trường còn thiếu, lại phải chuyển phòng nhiều lần trong năm học.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
21


Trong năm học 2015- 2016, nhà trường đã được công nhận là trường
chuẩn Quốc gia nên đã mua thêm một số tủ đựng hổ sơ để thực hiện tốt việc
bảo quản, lưu trữ hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 8. Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh.
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh
theo Điều lệ trường trung học;
b) Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo và các cấp có thẩm quyền;
c) Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và
nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Lao
động, Điều lệ trường trung học và các quy định khác của pháp luật.
1. Mô tả hiện trạng:
a) Nhà trường thực hiện việc quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý
học sinh đúng theo Điều lệ trường Trung học. Hàng năm, căn cứ vào sự chỉ

đạo của cấp trên, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể để
quản lý các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp, nhằm giúp học
sinh phát triển toàn diện [H1-1-08-01]; [H1-1-08-02], đồng thời tổ chức và
quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề, chủ điểm dưới
các hình thức ngoại khoá, tổ chức các trò chơi dân gian, sinh hoạt tập thể, các
hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo [H1-1-08-03]. Tuy nhiên một số hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hình thức tổ chức chưa phong phú.
b)Thực hiện việc quản lý dạy thêm, học thêm theo quy định ban hành
kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết
định số 3573/2010/QĐ-UBND ngày 08/10/2010 của UBND tỉnh Ban hành
Quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá và văn bản
Hướng dẫn số 1616/HDLN-GD&ĐT-TC ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Liên
ngành GD&ĐT - Tài chính, quy định mức thu và quản lý, sử dụng tiền dạy
thêm, học thêm. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch dạy thêm, học thêm một
22


cách cụ thể cho từng năm học [H1-1-08- 04], đã được Phòng GD&ĐT Thạch
Thành cấp giấy phép dạy thêm, học thêm [H1-1-08- 05]. Nhà trường đã tổ
chức dạy thêm, học thêm cho học sinh theo yêu cầu nguyện vọng của phụ
huynh, theo đúng công văn hướng dẫn của các cấp [H1-1-08- 06].
c) Nhà trường không được tuyển dụng đề bạt, bổ nhiệm cán bộ giáo viên
và nhân viên, công tác này do quản lí cấp trên tiến hành. Tuy nhiên nhà
trường đã làm tốt công tác tham mưu cho các cấp quản lý về xây dựng nguồn
nhân sự để có đội ngũ CBGV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng theo
đúng cơ cấu phân môn. Nhà trường đã làm tốt công tác quản lý cán bộ giáo
viên, nhân viên theo đúng Luật Viên chức, Luật Lao động, Điều lệ trường
trung học và các quy định hiện hành của pháp luật [H1-1-08-07].
2. Điểm mạnh:
- Trường THCS Thạch Bình đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các hoạt

động giáo dục và quản lý học sinh theo Điều lệ trường trung học.
- Việc quản lý dạy thêm, học thêm được thực hiện theo đúng quy định
của Bộ GD &ĐT và các cấp có thẩm quyền; Có đủ các loại hồ sơ quản lý việc
dạy thêm, học thêm. Việc thu chi tiền dạy thêm, học thêm được thực hiện
công khai theo đúng hướng dẫn của Phòng GD &ĐT .
- Việc tuyển dụng đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên:
Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu cho các cấp quản lí theo đúng quy định
của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động, Điều lệ trường trung
học và các quy định khác của pháp luật.
3. Điểm yếu:
Một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hình thức tổ chức chưa
phong phú.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Nhà trường tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý các hoạt động giáo
dục, quản lý học sinh theo đúng quy định.
- Năm học 2016 - 2017, nhà trường sẽ tổ chức các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn hơn, đồng thời nâng
23


cao chất lượng các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 9. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường.
a) Có hệ thống các văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản và lưu trữ
hồ sơ, chứng từ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính, tài
sản theo quy định của Nhà nước;
c) Công khai tài chính, thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính theo quy
định, xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ.
1. Mô tả hiện trạng:

a) Nhà trường có đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm hiện hành quy
định, hướng dẫn về công tác quản lý tài chính, tài sản của Nhà nước. Hàng
năm, nhà trường lưu trữ đầy đủ các hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định của
tài chính [H1-1-09-01]; [H1-1-09-02].
b) Theo định kỳ, nhà trường thực hiện lập dự toán thu chi [H1-1-0903]; Quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính, tài sản theo đúng quy định của
Nhà nước [H1-1-09-04]. Cuối mỗi năm học, có kiểm kê và lập biên bản kiểm
kê tài sản [H1-1-09-05]. Tuy nhiên, công tác lập dự toán trong việc tham mưu
xây dựng cơ sở vật chất đôi lúc chưa đầy đủ.
c) Hàng tháng, hàng kỳ có tổ chức công khai tài chính thông qua các
phiên họp hội đồng sư phạm [H1-1-09-06]. Nhà trường đã xây dựng được
Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế được xây dựng một cách dân chủ, công khai,
lấy ý kiến của tất cả CBGV, nhân viên trong nhà trường [H1-1-09-07]. Hàng
năm, Ban Thanh tra Nhân dân tổ chức kiểm tra và công khai tài chính, tài sản
của nhà trường trước Hội đồng [H1-1-06-07].
2. Điểm mạnh:
- Có đầy đủ hệ thống văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản,
được nhà trường lưu giữ đầy đủ, làm cơ sở pháp lý để thực hiện trong quản lý
chi tiêu, quản lý cơ sở vật chất.

24


- Công tác lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo
cáo tài chính, tài sản rõ ràng, minh bạch, đảm bảo dân chủ và tuân thủ theo
quy định của ngành, của cơ quan tài chính và quy định của Nhà nước.
- Công khai tài chính, thực hiện công tác kiểm tra tài chính theo quy
định, xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ. Qua đó, thực hiện chặt chẽ việc
quản lý và sử dụng tài chính, tài sản. Trong nhiều năm, chưa để xảy ra tình
trạng khiếu nại, tố cáo hoặc thất thoát, mất mát tài chính, tài sản.
3. Điểm yếu:

Công tác lập dự toán trong việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất đôi
lúc chưa đầy đủ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tiếp tục thực hiện quản lý tốt tài sản, tài chính theo đúng quy định
hiện hành của nhà nước. Duy trì thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Hiệu trưởng chỉ đạo kế toán lập dự toán khoa học, chặt chẽ hơn trong
việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất đối với địa phương.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 10. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán
bộ, giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch
bệnh, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trường.
a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích,
cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực
phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội của nhà trường;
b) Đảm bảo an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong
nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng:
a) Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức các hoạt động
đảm bảo an ninh trật tự [H1-1-10-01]. Hiệu trưởng nhà trường đã thành lập
Ban an toàn về an ninh trật tự, phòng chống tai nạn, thương tích, cháy nổ, các
hiểm hoạ thiên tai, bao gồm 01 nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ bảo quản cơ sở
25


×