Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

sang kien kinh nghiem Tổ chức công tác kế toán 1415

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205 KB, 25 trang )

Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

SƠ LƯỢC VỀ LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1.

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh.

2. Ngày, tháng, năm sinh: 05/11/1985.
3. Nam, nữ: Nữ.
4. Địa chỉ thường trú: Thôn Nà Mố - Xã Yên Đĩnh - Huyện Chợ Mới - Tỉnh
Bắc Kạn.
5.

Điện thoại: 0281 3865 449 , ĐTDĐ: 0978 378 980.

6.

Fax: 0281 3864 945

Email:

7. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Văn phòng.
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Yên Hân.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ chuyên môn cao nhất: Cử nhân.
- Năm tốt nghiệp: 2013.
- Chuyên ngành đào tạo: Kế toán.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Kế toán.
- Số năm có kinh nghiệm: 9 năm 10 tháng.


- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Một số kinh nghiệm
về quản lý tài sản trong trường THPT Yên Hân.

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

1

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự thành công hay kết quả của bất kỳ một công việc nào cũng phụ thuộc rất
nhiều vào công tác tổ chức. Tổ chức công việc một cách khoa học và phù hợp với
Pháp luật quy định, đặc điểm cụ thể của hoạt động thì chất lượng và hiệu quả công
việc cao; ngược lại, thì không thành công hoặc kết quả thấp.
Kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả trong mọi hoạt
động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai,
minh bạch của các đơn vị. Công việc cụ thể của kế toán là ghi chép, thu thập, xử lý
và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị cho các đối tượng sử dụng; các
công việc đó liên quan đến bộ máy kế toán, các phương pháp kế toán và các quy
định có tính chất pháp quy về chuyên môn kế toán. Điều đó khẳng định phải có tổ
chức công tác kế toán.
Tổ chức công tác kế toán bao gồm: Tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức vận
dụng các phương pháp kế toán; tổ chức vận dụng chính sách, chế độ liên quan để
thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán. Những vấn đề đó đều cần thiết đảm
bảo cho công tác kế toán của đơn vị thực hiện tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụ
của mình. Đồng thời tổ chức tốt công tác kế toán ở đơn vị có nhiều ý nghĩa to lớn

trong việc cung cấp thông tin kế toán trung thực, kịp thời thực hiện đầy đủ chức
năng, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán trong từng thời kỳ.
Trường THPT Yên Hân là trường non trẻ được thành lập theo Quyết định số
277/QĐ-UBND ngày 5/3/2004 của UBND tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua luôn
có sự thay đổi về bộ máy tổ chức kế toán của đơn vị. Là kế toán của đơn vị nhận
thức rõ vai trò quan trọng của công tác tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị cùng
với thực tế công tác tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế
toán trong trường THPT Yên Hân” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

2

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các cách tổ chức công tác kế toán của trường THPT
Yên Hân.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi về mặt thời gian nghiên cứu: Từ năm 2005 đến nay.
- Phạm vi về mặt địa lý: Trường THPT Yên Hân.
- Phạm vi về mặt kiến thức: Các cách tổ chức công tác kế toán trong trường
học
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu áp dụng những kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán như đã nêu
trong trường THPT Yên Hân thường xuyên và liên tục thì sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả trong công tác kế toán.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thử nghiệm.

NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG
THPT YÊN HÂN
1. Giới thiệu về Trường THPT Yên Hân
- Trường THPT Yên Hân tiền thân là trường THCS Yên Hân; Trường được
thành lập theo Quyết định số 277/QĐ-UBND ngày 5/3/2004 của UBND tỉnh Bắc
Kạn.
- Trường THPT Yên Hân hoạt động theo quy định của Thông tư số 12/2011/TTBGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v ban hành Điều lệ trường
trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

3

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

- Địa chỉ: Thôn Thôm Chầu-Xã Yên Hân- Huyện Chợ Mới-Tỉnh Bắc Kạn.
- Tổng số nhân sự: 44 người trong đó: Nữ 23 người; Dân tộc 34 người.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà trường: BGH : 02 người; Tổ tự nhiên THPT:
12 người; Tổ xã hội THPT: 06 người; Tổ tự nhiên THCS: 08 người; Tổ xã hội
THCS: 08 người; Văn phòng: 06 người.

- Cơ sở vật chất: Nhà trường có 03 nhà 2 tầng, 01 nhà 3 tầng, 02 nhà vệ sinh, 01
nhà tắm, 01 nhà bếp, 02 nhà máy bơm nước.
Trong đó:
+ 01 nhà hiệu bộ với 09 phòng chuyên môn và 01 phòng hội đồng.
+ 02 nhà lớp học với 02 phòng thư viện, 03 phòng thiết bị và 22 phòng học.
+ 01 nhà nội trú 3 tầng 24 phòng ở cho học sinh và cán bộ giáo viên trong
trường.
+ 01 nhà bếp 20 gian phục vụ ăn uống cho học sinh bán trú.
+ 02 nhà vệ sinh trong đó 01 nhà vệ sinh 12 gian khu bán trú và 01 nhà vệ
sinh khu lớp học.
+ 02 nhà để máy bơm nước trong đó 01 nhà để máy bơm khu hiệu bộ, 01 nhà
để máy bơm khu bán trú.
- Tổng lớp : 16 lớp; Trong đó: Khối THPT 08 lớp; Khối THCS: 08 lớp
- Tổng số học sinh: 438 học sinh; Trong đó: Khối THPT: 238 học sinh; Khối
THCS: 250 học sinh.
2.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Ban
giám hiệu nhà trường đối với công tác tài chính của đơn vị. Dự toán thu chi ngân
sách hàng năm được giao đúng thời gian quy định.
- Cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư trang bị khang trang đáp ứng
yêu cầu dạy và học.
- Quy mô trường lớp tương đối ổn định qua các năm.

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

4

Trường THPT Yên Hân



Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

- Được giao 01 biên chế làm công tác kế toán đáp ứng tiêu chuẩn theo đúng
quy định.
3. Khó khăn:
- Từ khi thành lập đến nay trường THPT Yên Hân đã có nhiều thay đổi về
nhân sự: Đã có 4 lần thay đổi về chủ tài khoản vào các năm 2010, 2012, 2014; 03
lần thay đổi về nhân sự làm công tác kế toán vào các năm 2004 và 2005 đã ảnh
hưởng không nhỏ tới việc tổ chức công tác kế toán của đơn vị.
- Chế độ chính sách thay đổi, điều chỉnh thường xuyên.
- Việc tập huấn bồi dưỡng về công tác tài chính cho Thủ trưởng đơn vị còn
ít: Từ 2005 đến nay có 02 lớp tập huấn công tác tài chính cho Thủ trưởng đơn vị do
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Tổ chức bộ máy kế toán
Đơn vị tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Thủ trưởng
đơn vị là người tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán. Tổ chức bộ máy
kế toán của đơn vị như sau:
Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán tổng hợp

Thủ quỹ
- Kế toán tổng hợp: Do đơn vị có quy mô nhỏ nên tổ chức bộ máy kế toán chỉ bố
trí 1 biên chế làm công tác kế toán (Đã được bổ nhiệm kế toán trưởng từ
1/5/2015) được hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số 0,2. Kế toán đơn vị có đầy đủ
các tiêu chuẩn quy định của người làm kế toán và thực hiện nhiệm vụ, trách
nhiệm và quyền quy định cho Kế toán trưởng. Nhiệm vụ của kế toán như sau:
+ Tổ chức công tác và tổ chức bộ máy kế toán, thống kê gọn nhẹ phù hợp với
yêu cầu quản lý của đơn vị;
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh


5

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

+ Tổ chức thu thập xử lý, kiểm tra phân tích và cung cấp thông tin chính xác,
trung thực, kịp thời, đầy đủ tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình hoạt
động của đơn vị;
+ Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp ngân sách, nộp cấp
trên, các quỹ để lại ;
+ Tham gia kiểm kê tài sản, phản ánh kịp thời kết quả kiểm kê và xử lý chênh
lệch kiểm kê, chênh lệch thừa, thiếu tài sản trong các trường hợp;
+ Lập đầy đủ và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính;
+ Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị;
+ Phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán,
thông tin kinh tế trong đơn vị;
+ Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ nhân viên
kế toán đơn vị;
+ Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá kết quả hoạt động, phát hiện
những lãng phí, bất hợp lý trong đơn vị, đề xuất biện pháp phát huy khả năng tiềm
tàng trong đơn vị;
+ Tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức hoạt động quản lý, đưa hoạt động của
đơn vị phù hợp với điều kiện mới, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Thủ quỹ: Đơn vị được bố trí 01 nhân viên văn thư kiêm nhiệm công tác thủ
quỹ. Thủ quỹ có nhiệm vụ: Quản lý tiền mặt của nhà trường, căn cứ vào phiếu thu,
phiếu chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu, chi. Sau đó
tổng hợp, đối chiếu thu chi với kế toán.

2. Chế độ kế toán áp dụng
Đơn vị áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ - BTC ngày
30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và sửa đổi bổ sung theo Thông tư số
185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính.
- Đối tượng kế toán: Đối tượng kế toán thuộc hoạt động hành chính sự nghiệp
gồm:
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

6

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

+ Tiền và các khoản tương đương tiền;
+ Vật tư và tài sản cố định;
+ Nguồn kinh phí, quỹ;
+ Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
+ Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
+ Các tài sản khác liên quan đến đơn vị kế toán.
- Kỳ kế toán:
+ Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc
vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
+ Kỳ kế toán quý là ba tháng, bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết
ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
- Đơn vị hạch toán kế toán:
+ Đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính tại là Đồng Việt
Nam (Ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VNĐ”).
+ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không phải Đồng Việt Nam được chuyển

đổi thành Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
+ Tiền và các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ chưa được thanh toán
vào ngày kết thúc năm tài chính được chuyển đổi thành Đồng Việt Nam theo tỷ giá
bình quân của thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam công bố vào ngày kết thúc năm tài chính.
+ Chênh lệch tỷ giá (nếu có) được hạch toán vào chi phí hoặc doanh thu hoạt
động tài chính của kỳ tương ứng.
- Hàng tồn kho:
+ Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Tài sản cố định
+Tài sản cố định của đơn vị được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao
mòn luỹ kế. Hao mòn tài sản cố định được xác định theo phương pháp đường
thẳng áp dụng cho tất cả các tài sản theo tỷ lệ được tính toán để phân bổ nguyên giá
trong suốt thời gian sử dụng ước tính và phù hợp với quy định tại Thông tư số
162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính.
+ Thời gian ước tính sử dụng cho mục đích tính toán này như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải
- Thiết bị quản lý
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

7

Năm
10- 80
5–8
10 - 15
5 - 10


Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

* Mức hàng năm của 1 TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ*Tỷ lệ KH năm
= Nguyên giá của TSCĐ*1/Số năm sử dụng dự kiến
3. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
3.1. Nội dung chứng từ kế toán
- Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung sau đây:
+ Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
+ Ngày, tháng, năm lập chứng từ;
+ Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
+ Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
+ Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số;
tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
+ Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan
đến chứng từ kế toán.
Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định kế toán có thể
thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
3.2. Lập chứng từ kế toán
- Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị phải lập chứng từ kế toán theo
quy định của Bộ tài chính ban hành. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
- Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên theo quy định, ghi chép
chứng từ phải đầy đủ, kịp thời, rõ ràng, trung thực, chính xác mọi hoạt động kinh
tế phát sinh, không được sửa chữa, tẩy xóa trên chứng từ.
- Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế
toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán liên quan đến trách

nhiệm của người ký.

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

8

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

- Các chứng từ kế toán sau khi được sử dụng để ghi sổ được lưu trữ và bảo
quản theo quy định hiện hành của Luật kế toán. Chứng từ kế toán khi lưu trữ phải
đảm bảo tính khoa học để dễ tra cứu khi cần thiết.
Chứng từ kế toán đơn vị sử dụng gồm :
+ Bảng chấm công (Mẫu số C01a-HD).
+ Bảng chấm công làm thêm giờ (Mẫu số C01b-HD).
+Giấy báo làm thêm giờ (Mẫu số C01c-HD).
+ Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số C02a-HD).
+ Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm (Mẫu số C02b-HD).
+ Bảng thanh toán phụ cấp (Mẫu số C05-HD).
+ Giấy đi đường (Mẫu số C06-HD).
+ Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (Mẫu số C07-HD).
+ Hợp đồng giao khoán công việc sản phẩm (Mẫu số C08-HD).
+ Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán (Mẫu số C10-HD).
+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (Mẫu số C11-HD).
+ Bảng kê thanh toán công tác phí (Mẫu số C12-HD).
+ Danh sách chi tiền lương và các khoản thu nhập qua tài khoản cá nhân
( Mẫu số C13-HD).
+ Phiếu nhập kho (Mẫu số C20-HD); Phiếu xuất kho (Mẫu số C21-HD).


+ Giấy bảo hỏng, mất công cụ dụng cụ (Mẫu số C22-HD).
+Bảng kê mua hàng (Mẫu số C24-HD).
+ Phiếu thu (Mẫu số C30-BB); Phiếu chi (Mẫu số C31-BB).
+ Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số C32-HD).
+ Giấy thanh toán tạm ứng (Mẫu số C33-BB).
+ Biên bản kiểm kê quỹ (Mẫu số C34-HD).
+ Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số C37-HD).
+ Biên lai thu phí, lệ phí.
+ Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại
TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính hao mòn TCSĐ.
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

9

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

+ Các chứng từ kế toán khác như: Hóa đơn bán hàng; hóa đơn dịch vụ viễn
thông, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; danh sách thanh toán chế độ ốm
đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; giấy rút dự toán ngân sách, giấy đề
xuất, bảng kê thanh toán tiền dạy thể dục ngoài trời,…
3.3. Ký chứng từ kế toán
- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký.
- Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực.
- Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc
sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.
- Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người

được ủy quyền ký.
- Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc
trách nhiệm của người ký.
- Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế
toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện.
- Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
3.4. Trình tự luân chuyển chứng từ và kiểm tra chứng từ
- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán gồm các bước:
Lập, tiếp
nhận, xử lý
chứng từ
kế toán

Kế toán viên, Kế
toán trưởng kiểm tra
& ký chứng từ hoặc
trình Thủ trưởng ký
duyệt theo quy định

- Phân loại
- Sắp xếp
-Định khoản
-Ghi sổ kế
toán

- Lưu trữ
- Bảo quản
chứng từ

kế toán


- Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán gồm:
Tính rõ ràng, trung
thực, đầy đủ của các
chỉ tiêu, các yếu tố
ghi chép trên chứng
từ kế toán

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

- Tính hợp pháp của
nghiệp vụ kinh tế phát
sinh
- Đối chiếu chứng từ với
các tài liệu khác có liên
quan

10

Tính chính xác
của các thông
tin trên chứng
từ kế toán

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

+ Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính

sách, chế độ, thể lệ kinh tế, tài chính của Nhà nước phải từ chối thực hiện xuất quỹ,
thanh toán, xuất kho… đồng thời báo ngay cho Thủ trưởng đơn vị biết ngay để xử
lý kịp thời theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành.
+ Đối với chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số
không rõ ràng, thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại hoặc báo
cho nơi lập chứng từ biết để làm lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới
dùng làm căn cứ ghi sổ.
4. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản đơn vị sử dụng bao gồm:
Loại TK 1 Tiền và vật tư có:
- TK 111: Tiền mặt
- TK 112: Tiền gửi ngân hàng
- TK 153: Công cụ, dụng cụ
Loại TK 2 - Tài sản cố định có :
- TK 211: Tài sản cố định hữu hình
- TK 213: Tài sản cố định vô hình
- TK 214: Hao mòn TSCĐ
Loại TK 3 – Thanh toán có :
- TK 311: Các khoản phải thu
- TK 312: Tạm ứng
- TK331: Các khoản phải trả
- TK332: Các khoản phải nộp theo lương
- TK 333: Các khoản phải nộp nhà nước
- TK334: Phải trả công chức, viên chức
- TK335: Phải trả các đối tượng khác
Loại TK 4 - Nguồn kinh phí có:
- TK431: Các quỹ
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

11


Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

- TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động
- TK 462: Nguồn kinh phí dự án
- TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Loại TK 5 – Các khoản thu có :
- TK 511: Các khoản thu
- TK 521: Thu chưa qua ngân sách
Loại TK 6 - Các khoản chi có :
- TK 661: Chi hoạt động
- TK 662: Chi dự án
Loại 0 - TK ngoài bảng :
- TK 004: Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên
- Tk 005: Dụng cụ lâu bền đang sử dụng
- TK 008: Dự toán chi hoạt động
- TK 009: Dự toán chi chương trình, dự án
5. Tổ chức vận dụng sổ kế toán và hình thức kế toán
5.1. Sổ kế toán:
- Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời
gian có liên quan đến đơn vị.
- Nội dung của sổ kế toán: Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên
sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày tháng, năm khóa sổ; tóm tắt nội dung của
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; số tiền của nghiệp vụ kinh tế , tài
chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán; Số dư đầu, số tiền phát sinh
trong kỳ, số dư cuối kỳ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại

diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang, đóng dấu giáp lai.
- Các loại sổ kế toán:
+ Sổ kế toán tổng hợp: Nhật ký, Sổ cái và sổ kế toán tổng hợp khác.

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

12

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

+ Sổ kế toán chi tiết: Sổ và thẻ kế toán chi tiết. Sổ kế toán chi tiết theo
dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý, số liệu sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông
tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, công nợ chưa được
phản ánh chi tiết trên Sổ tổng hợp.
- Mở sổ kế toán: Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm.
- Ghi sổ kế toán: Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào các chứng từ kế
toán. Mọi số liệu kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán chứng minh. Việc
ghi sổ kế toán phải dùng bút mực, không dùng bút đỏ, bút chì để ghi sổ kế
toán. Số và chữ viết phải rõ ràng, liên tục có hệ thống, khi ghi hết trang phải
cộng số liệu của từng trang để mang số cộng trang sang đầu trang kế tiếp. Sổ
kế toán không được tẩy xóa. Khi sửa chữa sổ phai sử dụng các phương pháp
sửa chữa theo quy định trong Luật Kế toán và Chế độ kế toán hiện hành.
- Khóa sổ kế toán: Cuối kỳ kế toán (quý, năm) trước khi lập báo cáo tài
chính, đơn vị phải khóa sổ kế toán. Ngoài ra phải khóa sổ trong các trường
hợp kiểm kê đột xuất hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Khóa sổ kế toán là việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có
và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ,

nhập xuất kho.
- Sửa chữa sổ kế toán: Do đơn vị sử dụng hình thức kế toán máy nên sẽ
tiến hành sửa chữa sổ kế toán như sau:
+ Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nọpp
cho cơ quan tài chính cấp trên thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của
năm đó trên máy vi tính;
+ Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp
cho cơ quan tài chính cấp trên thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của
năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế
toán năm có sai sót;

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

13

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

+ Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều
được thực hiện theo phương pháp ghi số âm hoặc phương pháp ghi bổ sung.
- Danh mục sổ kế toán đơn vị sử dụng như sau:
+ Chứng từ ghi sổ( Mẫu số S02a-H)
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Mẫu số S02b-H)
+ Sổ cái (Mẫu số S02c-H)
+ Sổ quỹ tiền mặt (Mẫu số S11-H)
+ Sổ tiền gửi Ngân hàng, kho bạc (Mẫu số S12-H)
+ Sổ kho (Mẫu số S21-H)
+ Sổ tài sản cố định (Mẫu số S31-H)

+ Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng (Mẫu số S32-H)
+ Sổ theo dõi dự toán (Mẫu số S41-H)
+ Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí (Mẫu số S42-H)
+ Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí (Mẫu số S43-H)
+ Sổ chi tiết các khoản thu (Mẫu số S52-H)
+ Sổ chi tiết chi hoạt động (Mẫu số S62-H)
+ Sổ chi tiết chi dự án (Mẫu số S62-H)
+ Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của Kho bạc (Mẫu số S72-H)
5.2. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán.
- Hình thức kế toán đang áp dụng tại đơn vị là hình thức: Kế toán trên máy
vi tính và đơn vị in sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ( Đơn vị sử dụng phần
mềm kế toán Imas từ năm 2006 đến năm 2008 và phần mềm kế toán Misa từ năm
2011 đến nay).
- Trình tự ghi sổ như sau:
+ Hằng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản
ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các menu được thiết kế sẵn trên phần

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

14

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

mềm kế toán ( Tiền mặt, tiền gửi, chuyển khoản, tài sản cố định, công cụ dụng
cụ….).
Theo quy trình của phẩn mềm kế toán, các thông tin được nhập vào máy vi

tính theo từng chứng từ, kế toán đơn vị phải tiến hành lập chứng từ ghi sổ trên máy
và máy tính sẽ tự động sinh ra sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái) và các sổ kế toán chi
tiết theo hình thức chứng từ ghi sổ.
+ Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện
các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp
với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực
theo thông tin được nhập trong kỳ. Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa
sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Cuối kỳ kế toán, sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện
các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Chứng từ
kế toán

Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại

Sổ kế toán
Phần mềm
kế toán

- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
Sổ chi tiết

Máy vi
tính
Báo cáo tài chính


Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày:
In sổ, báo cáo cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
6. Tổ chức lập, nộp Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

15

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

- Báo cáo tài chính dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử
dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của
đơn ị trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh
giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước,
lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị.
- Báo cáo tài chính lập theo đúng mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các
chỉ tiêu đã quy định, lập đúng kỳ hạn (Quý, năm), nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo
cáo tới từng nơi nhận báo cáo.
- Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu
dự toán năm tài chính và Mục lục ngân sách nhà nước, đảm bảo có thể so sánh
được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau.
- Số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác,
trung thực, khách quan và phải được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán. Báo
cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán
giữa các kỳ báo cáo. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và Thủ
trưởng đơn vị ký, đóng dấu trước khi nộp công khai.

- Kỳ hạn lập báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính được lập vào cuối kỳ kế
toán quý, năm.
- Kỳ hạn lập báo cáo quyết toán ngân sách: Báo cáo quyết toán ngân sách
của đơn vị là báo cáo tài chính kỳ kế toán năm.
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính:
+ Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý: Nộp lên đơn vị kế toán cấp I (Sở GD
& ĐT) chậm nhất 20 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
+ Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: Do đơn vị dự toán cấp I (Sở GD &
ĐT) quy định.
- Công khai báo cáo tài chính: Đơn vị công khai dự toán năm; quyết toán thu,
chi NSNN năm và các khoản thu, chi khác trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ
ngày báo cáo quyết toán năm của đơn vị được Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

16

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

Danh mục báo cáo tài chính mà đơn vị sử dụng như sau:
- Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01-H)
- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Mẫu số
B02-H)
- Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động (Mẫu số F02-1H)
- Báo cáo chi tiết kinh phí dự án (Mẫu số F02-2H)
- Bảng đối chiếu dự toán ngân sách tại kho bạc (Mẫu số 01-SDKP/ĐVDT)
- Bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách tại KBNN (Mẫu số
02-SDPP/ĐVDT)

- Bảng xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại KBNN (Mẫu số 05ĐCSDTK/KBNN)
- Báo cáo thu-chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất- kinh doanh
(Mẫu số B03-H)
- Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ (Mẫu số B04-H)
- Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang
(Mẫu số B05-H)
- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B06-H)
- Báo cáo thuyết minh quyết toán năm so với dự toán (Biểu số 02)
- Báo cáo quyết toán chi chương trình mục tiêu, dự án quốc gia ( Mẫu số
01/QTCTMTQG)
- Báo cáo số dư dự toán, dư tạm ứng ngân sách đề nghị xét chuyển năm sau
(Biểu số 02/ĐVDT)
- Tình hình thực hiện dự toán của các nhiệm vụ được chuyển sang năm sau
(Không phải xét chuyển) của ngân sách Trung Ương (Cấp tỉnh/ Cấp huyện) theo
hình thức rút dự toán (Biểu số 03/ĐVDT)
7. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán, kiểm kê tài sản

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

17

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

- Là đơn vị dự toán cấp II trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn đơn vị
chịu sự kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn và các cơ quan tài chính cấp
trên.
- Đơn vị tiến hành kiểm kê tài sản vào cuối năm học và cuối kỳ kế toán năm

trước khi lập báo cáo tài chính nhằm xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của
tài sản hiện có tại thời điểm kiểm kê để đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
8. Tổ chức bảo quản, lưu trữ, tiêu hủy tài liệu kế toán
- Tài liệu kế toán của niên độ kế toán đã kết thúc và không còn sử dụng để
ghi sổ kế toán trong niên độ tiếp theo, đưa vào lưu trữ chậm nhất 12 tháng kể từ
ngày kết thúc niên độ kế toán. Tài liệu kế toán phải bảo quản, lưu trữ bản chính
được ghi chép trên giấy, có giá trị pháp lý về kế toán, gồm:
+ Chứng từ kế toán (Chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ)
+ Sổ kế toán (Sổ tổng hợp và sổ chi tiết)
+ Báo cáo tài chính (Quý, năm)
+ Các tài liệu khác dùng làm căn cứ lập chứng từ kế toán.
- Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán:
+ Thời hạn lưu trữ tối thiểu là 5 năm đối với tài liệu kế toán không sử dụng
trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính như: Phiếu nhập kho, phiếu xuất
kho, phiếu thu, phiếu chi không lưu trong tập chứng từ kế toán.
+ Thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 năm đối với tất cả các tài liệu kế toán liên
quan trực tiếp đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính năm.
+ Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có ý nghĩa sử liệu, có ý
nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị xã hội như: Báo cáo tài chính năm; chứng từ
và tài liệu kế toán khác theo quy định của Pháp luật.
- Tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ: Tài liệu kế toán lưu trữ của
đơn vị nào thì đơn vị đó thực hiện tiêu hủy. Thủ trưởng đơn vị ra Quyết định thành
lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời gian lưu trữ; thành phần gồm có lãnh
đạo, kế toán và đại diện bộ phận lưu trữ. Hội đồng tiến hành kiểm kê, đánh giá,
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

18

Trường THPT Yên Hân



Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

phân loại và lập biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán. Thực hiện tiêu hủy bằng các hình
thức như: Đốt cháy, cắt, xé nhỏ… đảm bảo tài liệu kế toán đã tiêu hủy không thể sử
dụng được các thông tin, số liệu trên đó.
III. MỘT SỐ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết quả thu được
Từ một đơn vị mới thành lập gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật
chất, đội ngũ giáo viên, nhân sự làm công tác kế toán đến nay nhà trường đã trưởng
thành về mọi mặt; biên chế được giao đủ theo kế hoạch phát triển từng năm học; tỷ
lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THCS, THPT liên tục đạt 100%; Nhà trường liên tục đạt
tập thể lao động tiên tiến, xếp thứ nhất, nhì khối thi đua số 5; cơ sở vật chất được
trang bị đầy đủ đáp ứng yêu cầu dạy và học.
Tình hình cơ sở vật chất của nhà trường từ năm 2005 đến nay
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu

Năm 2005

Đất đai
Nhà cửa
Máy móc thiết bị
Công cụ, dụng cụ

72.040.000

2014
7.553.550.000
26.364.981.999

1.613.085.787
1.964.734.187

Về công tác tổ chức kế toán: Công tác tổ chức kế toán của đơn vị thực hiện theo
đúng chế độ kế toán hiện hành đáp ứng được yêu cầu; kế toán tại đơn vị dựa trên
tình hình thực tế tại đơn vị kịp thời theo dõi tình hình biến động các thông tin tại
đơn vị, phản ánh chặt chẽ, toàn diện về tài sản của đơn vị, cung cấp mọi thông tin
chính xác và kịp thời khi thủ trưởng cần.
Những năm đầu thành lập do thiếu kinh nghiệm chứng từ kế toán của đơn vị gặp
rất nhiều sai sót; hiện nay với việc thường xuyên thực hiện việc tự kiểm tra chứng
từ kế toán tại đơn vị đã kịp thời phát hiện những sai sót và sửa chữa, xử lý kịp thời.

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

19

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm với việc quy định tiêu chuẩn,
định mức, hồ sơ, thủ tục thanh toán đã giúp cho đơn vị nâng cao hiệu quả quản lý
thu- chi tài chính bám sát dự toán được giao.
Giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên và học sinh trong trường: Lương, công tác phí, chế độ học sinh bán trú,
học hỗ trợ chi phí học tập….Không có trường hợp nào khiếu kiện về chế độ, chính
sách.
Hiện tại, đơn vị sử dụng hình thức kế toán là hình thức kế toán máy và in sổ
theo hình thức chứng từ ghi sổ nên mẫu sổ đơn giản, dễ làm. Ngoài ra, việc áp dụng

kế toán máy đảm bảo thống nhất đồng bộ hệ thống không chỉ riêng ở bộ phận kế
toán. Bên cạnh đó nó sẽ tiết kiệm được thời gian.
Đơn vị thực hiện việc lập, nộp báo cáo tài chính và các báo cáo khác đúng thời
gian quy định. Kết quả thanh tra, kiểm tra về công tác kế toán của nhà trường do Sở
Giáo dục và đào tạo Bắc Kạn và cơ quan tài chính cấp trên đánh giá luôn đạt yêu
cầu trở lên.
2. Kinh nghiệm
Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị có hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất lớn
vào cách tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị. Nó có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối
với nhà trường mà còn cần thiết cho các cơ quan Nhà nước liên quan. Do vậy, việc
không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng bộ máy kế toán là vần đề mà trường cần
quan tâm.
Từ thực tế công tác tại trường tôi rút ra những kinh nghiệm sau:
Thường xuyên cập nhật, áp dụng các văn bản, chế độ chính sách mới về kế toán
thông qua tài liệu, sách, mạng internet.
Kế toán đơn vị thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra chứng từ kế toán và
tài khoản kế toán nhằm hạn chế những sai sót.
Thường xuyên cập nhật biến động tài sản trong đơn vị vào phần mềm quản lý
tài sản, có hệ thống sổ theo dõi, quản lý tài sản. Tổ chức thực hiện công tác kiểm kê
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

20

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

tài sản vào cuối năm học và cuối năm tài chính nhằm đánh giá hiện trạng, giá trị
của tài sản trong đơn vị.

Xây dựng và áp dụng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị phù hợp, tiết kiệm, hiệu
quả.
Thực hiện việc lập, nộp báo cáo tài chính và công khai tài chính đầy đủ theo quy
định.
Bảo trì máy vi tính chứa dữ liệu kế toán; thường xuyên cập nhật, nâng cấp phần
mềm kế toán để tránh phần mềm bị lỗi, không sử dụng được.
Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán theo đúng quy định một cách khoa
học.
Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nâng cao năng lực về công tác quản lý tài
chính. Ngoài ra kế toán cũng phải học hỏi kinh nghiệm, những cách làm hay từ các
đơn vị khác nhất là việc tổ chức chứng từ kế toán.
Trên đây là một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình tổ chức công tác kế toán
trong Trường THPT Yên Hân của bản thân tôi. Do trình độ còn hạn hẹp, bài viết
không tránh khỏi những sai sót, hạn chế, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của Ban thi đua nhà trường và Hội đồng khoa học để bài viết được hoàn chỉnh và
đầy đủ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.!.
Ngày
Xác nhận của Hội đồng Khoa học

tháng 5 năm 2015
Người viết

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

21

Trường THPT Yên Hân



Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam – Bộ tài chính ban hành theo các Quyết định
sau:
-

Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001.

-

Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002.

-

Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 32/12/2003.

-

Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005

-

Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005.

2. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp – NXB Tài chính năm 2011
3. Tổ chức công tác kế toán – NXB Lao động – Xã hội năm 2010
4. Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng đơn vị kế toán nhà nước – NXB Tài chính năm

2006.
5. Những quy định mới về quản lý, trưng mua, trưng dụng tài sản nhà nước – NXB Tài
chính năm 2008.
6. Báo cáo tài chính Trường THPT Yên Hân năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011,
2012, 2013, 2014.

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

22

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6

Các từ viết tắt
THPT
THCS
TSCĐ
TK
BGH

KH

Nội dung
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Tài sản cố định
Tài khoản
Ban giám hiệu
Khấu hao

MỤC LỤC

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

23

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”

NỘI DUNG
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG

I.THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG TRƯỜNG THPT YÊN HÂN
1. Giới thiệu về trường THPT Yên Hân
2.Thuận lợi
3. Khó khăn
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Tổ chức bộ máy kế toán
2. Chế độ kế toán áp dụng
3. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
4.Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
5. Tổ chức vận dụng sổ kế toán và hình thức kế toán
6. Tổ chức lập, nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân
sách
7. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán, kiểm kê tài sản
8. Tổ chức bảo quản, lưu trữ, tiêu hủy tài liệu kế toán
III: MỘT SỐ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM
1.Kết quả thu được
2.Bài học kinh nghiệm
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRANG
1
2
2
3
3
3
3
3

3
3
4
5
5
5
6
8
11
12
16
18
18
19
19
20
22

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC KẠN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG YÊN HÂN
~~~~~~*~~~~~~
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

24

Trường THPT Yên Hân


Đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán trong Trường THPT Yên Hân”



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI : MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC TỔ
CHỨC KẾ TOÁN TRONG TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG YÊN HÂN

HỌ VÀ TÊN : Nguyễn Thị Ngọc Ánh
NGÀY SINH : 05/11/1985
CHỨC VỤ : Tổ trưởng tổ Văn phòng
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: Trường Trung học phổ thông Yên Hân.

Yên Hân, tháng 5 năm 2015

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

25

Trường THPT Yên Hân


×