Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phát triển kĩ năng dạy học số và các phép tính ở lớp 2 theo mô hình trường học mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.6 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

CAO THỊ THU HÀ

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG DẠY HỌC
SỐ VÀ CÁC PHÉP TÍNH Ở LỚP 2
THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

CAO THỊ THU HÀ

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG DẠY HỌC
SỐ VÀ CÁC PHÉP TÍNH Ở LỚP 2
THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC (GIÁO DỤC TIỂU HỌC)
MÃ SỐ
: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ QUỐC CHUNG

HÀ NỘI - 2014




MỤC LỤC

Trang
1

MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Lý do chọn đề tài
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Giả thuyết khoa học
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới, ý nghĩa khoa học của luận văn
Cấu trúc của đề tài

1
3
3
4

4
5
5
5

NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG

6

DẠY HỌC SỐ VÀ CÁC PHÉP TÍNH Ở LỚP 2 THEO MÔ HÌNH
TRƢỜNG HỌC MỚI (VNEN)

6

1.1.
1.2.
1.3.

Cơ sở lí luận
Mô hình trƣờng học mới VNEN
Thực trạng phát triển kĩ năng dạy học Số và các phép
tính ở lớp 2 –VNEN

6
26
31

Chƣơng 2.


MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG
DẠY HỌC SỐ VÀ CÁC PHÉP TÍNH Ở LỚP 2 THEO MÔ
HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI (VNEN)

Hƣớng dẫn GV tổ chức cho học sinh tự học cá nhân
thông qua các hoạt động trải nghiệm
2.1.1. Sự cần thiết phải tổ chức cho HS tự học cá nhân thông qua
các hoạt động trải nghiệm
2.1.2. Tổ chức cho HS tự học cá nhân thông qua các hoạt động
trải nghiệm
2.1.3. Tác dụng của việc tổ chức cho HS tự học cá nhân thông
qua các hoạt động trải nghiệm
2.2.
Hƣớng dẫn GV tổ chức cho học sinh hoạt động học
nhóm thông qua các hoạt động trải nghiệm

38

2.1.

39
39
39
44
45


2.2.1. Sự cần thiết tổ chức cho học sinh hoạt động học nhóm
thông qua các hoạt động trải nghiệm
2.2.2. Tổ chức cho học sinh hoạt động học nhóm thông qua các

hoạt động trải nghiệm trong mô hình VNEN
2.2.3. Tác dụng của việc tổ chức cho học sinh hoạt động học
nhóm thông qua các hoạt động trải nghiệm - VNEN
2.3.
Hƣớng dẫn GV phối hợp các biện pháp đánh giá trong
quá trình dạy học để giúp cho học sinh phát triển kĩ
năng làm toán về số và các phép tính
2.3.1. Một số vấn đề về đánh giá kết quả học tập của HS theo
mô hình VNEN
2.3.2. Một số gợi ý cụ thể về hoạt động đánh giá kết quả học tập
của HS theo mô hình VNEN
Kết luận chương 2
Chƣơng 3. KIỂM NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
3.1.
Mô tả thử nghiệm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
3.1.2. Nội dung thử nghiệm
3.1.3. Đối tượng thực nghiệm
3.1.4. Phương pháp thực nghiệm
3.2.
Kết quả thử nghiệm
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
2. Kiến nghị - Đề xuất
3. Hƣớng phát triển đề tài
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

45
46

52

52
52
54
60
61
61
61
62
63
65
71
73
73
74


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ quá báu của các Thầy cô, đồng nghiệp và
các em học sinh. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin gửi tới:
Thầy PGS.TS. Vũ Quốc Chung – người Thầy kính mến đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và tạo mọi thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện Luận văn Thạc sĩ;
Tôi xin cảm ơn các Thầy cô phòng Sau Đại học – trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và hoàn thanh Luận văn;
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và học sinh trường Tiểu học
Đồng Tâm, trường Tiểu học Trưng Trắc quận Hai Bà Trưng, trường tiểu học

Phúc Tân quận Hoàn Kiếm, trường Tiểu học Trung Tự quận Đống Đa –
những ngôi trường dạy học theo mô hình trường học mới và hiện hành - đã
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát và thực nghiệm Luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình và đồng nghiệp những người luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để tôi có
thể hoàn thành Luận văn của mình.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Cao Thị Thu Hà


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là khách quan, trung thực và
không tr ng l p với các đề tài khác. Tôi c ng xin cam đoan rằng mọi sự giúp
đ cho việc thực hiện luận văn này đ được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đ được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Cao Thị Thu Hà


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT

1

2
3
4
5
6
7

NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT

Giáo viên
Học sinh
Dạy học
Hoạt động
Kĩ năng
Kĩ năng dạy học
Phương pháp dạy học

CHỮ VIẾT TẮT

GV
HS
DH

KN
KNDH
PPDH


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
đang đ t ra cho ngành giáo dục nước ta một nhiệm vụ hết sức n ng nề, đó là
đào tạo một lớp người có đủ phẩm chất và năng lực thích ứng với nền kinh tế
thị trường, tham gia phát triển kinh tế, văn hoá xã hội một cách bền vững. Để
đạt được mục tiêu đó, ngành giáo dục cần phải đổi mới toàn diện, triệt để cả
về nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức giáo dục đào tạo.
Vấn đề đổi mới giáo dục đ được đưa vào nghị quyết của các Đại hội
Đảng IX, X, XI. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 8, khóa XI, đ
thông qua Nghị quyết 29 “Về đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện Kinh tế
thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Một trong những đổi mới trong giai đoạn hiện nay là triển khai mô hình
trường học mới (VNEN) vào các trường Tiểu học trên toàn quốc, tập trung ở
lớp 2, 3 và 4. Đây là một trong mô hình dạy học hiện đại được nhiều nước
tiên tiến trên thế giới áp dụng từ lâu và mang lại hiệu quả cao trong giáo dục.
Mô hình này hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu của đổi mới PPDH. Do đó,
việc triển khai mô hình này là yêu cầu mang tính cấp thiết cả về m t lý luận
c ng như thực tiễn ở nước ta hiện nay, phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục
của khu vực, thế giới, là cơ sở quan trọng để nước ta có thể hội nhập quốc tế.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học đóng vai trò là bậc
học nền tảng, cơ sở cho việc đào tạo con người toàn diện. Cùng với môn
Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của
môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết
cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và


2


chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc trung học; Môn toán giúp HS nhận
biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới
hiện thực; góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy
nghĩ, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh. Những thao tác tư
duy có thể rèn luyện cho HS qua môn Toán bao gồm phân tích tổng hợp, so
sánh, tương tự, KQH, TTH, cụ thể hoá, đ c biệt hóa. Các phẩm chất trí tuệ có
thể rèn luyện cho HS bao gồm: tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuần
nhuyễn, tính sáng tạo.
Đ c biệt, nội dung toán liên quan đến Số và các phép tính là mảng kiến
thức trọng tâm nhất trong bốn mảng kiến thức toán cơ bản ở Tiểu học nói
chung. Thông qua mảng kiến thức này, HS có kĩ năng đọc, viết, so sánh tập
hợp số tự nhiên, số hữu tỉ và thực hành các phép toán cộng, trừ, nhân, chia
trên 2 tập số đó. Các mảng kiến thức còn lại (Đại lượng và đo đại lượng, Các
yếu tố hình học, Số và các phép tính có lời văn) đều được xây dựng xoay
quanh mạch kiến thức trọng tâm này, củng cổ thêm cho mảng kiến thức này.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt các mục tiêu dạy học toán nói chung
và tổ chức có hiệu quả việc dạy học mảng kiến thức Số và các phép tính theo
mô hình Trường học mới VNEN nói riêng thì yêu cầu trước tiên có tính chất
quyết định đối với người GV (GV) là phải nâng cao hơn nữa kỹ năng dạy học
mảng kiến thức đó. Trên thực tế, một GV nếu chỉ có tri thức thì chỉ gọi là “thợ
dạy”, và khi nào họ có kỹ năng sư phạm c ng như bộc lộ hệ thống kỹ năng ấy
một phù hợp vào thực tiễn giáo dục mới gọi là “Thầy”. Một GV giỏi phải có
hệ thống kỹ năng sư phạm được chuyên môn hóa cao, sâu sắc và luôn thích
ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ngoài việc chú trọng rèn luyện phương
pháp dạy học, GV cần có khả năng truyền lửa, kỹ năng tổ chức những hoạt
động tương tác với HS, kỹ năng sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, kỹ
năng quản lý đội, nhóm...Với những lý do trên, tôi đ lựa chọn nghiên cứu đề


3


tài “Phát triển KNDH Số và các phép tính ở lớp 2 theo mô hình trƣờng
học mới” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học giáo dục của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu về KNDH Số và các phép tính đ có một số công trình
nghiên cứu, đề cập dưới các góc độ khác nhau, trong đó đáng chú ý là công
trình của Trần Thị Thu Hồng với đề tài “Góp phần nâng cao chất lƣợng dạy
học số học trong môn Toán lớp 4 theo hƣớng dạy học phù hợp với đối
tƣợng HS trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng” (2010); Vũ Thị Lan với đề tài
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo hƣớng tích hợp” (2011); Đặng Thị Thanh
Nhàn với đề tài “Vấn đề suy luận trong dạy học số tự nhiên ở Tiểu học”
(2004);
Qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy, các tác giả đ đề cập đến
KNDH Số và các phép tính với những đối tượng khác nhau như cho HS tiểu
học, HS mầm non… Các công trình trên đ giải quyết được một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về KNDH Số và các phép tính ở những khía cạnh khác
nhau, nhưng chưa có một công trình nào đề cập một cách sâu sắc, toàn diện
và có hệ thống về phát triển KNDH Số và các phép tính ở lớp 2 theo Mô hình
trường học mới VNEN. Do đó, việc nghiên cứu một cách đầy đủ cả trên
phương diện lý luận và thực tiễn c ng như đưa ra những giải pháp nhằm phát
triển KNDH Số và các phép tính ở lớp 2 theo mô hình trường học mới là một
yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, góp phần hoàn thiện lý luận và đáp
ứng yêu cầu thực tiễn đ t ra cho việc triển khai mô hình trường học mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển KNDH Số và các
phép tính ở lớp 2 theo mô hình trường học mới;



4

- Đánh giá thực trạng phát triển KNDH Số và các phép tính ở lớp 2 theo mô
hình trường học mới;
- Trên cơ sở đó, luận văn đứ ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần phát
triển được KNDH Số và các phép tính ở lớp 2 theo mô hình trường học mới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải
quyết những nhiệm vụ chính sau đây:
- Nghiên cứu văn bản, tài liệu liên quan đến phát triển KNDH Số và các phép
tính ở lớp 2 theo mô hình trường học mới;
- Thu thập tài liệu, số liệu phản ánh tình hình phát triển KNDH Số và các
phép tính ở lớp 2 theo mô hình trường học mới;
- Điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng phát triển KNDH Số và các
phép tính ở lớp 2 theo mô hình trường học mới;
- Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra những giải pháp và đề xuất nhằm phát triển
KNDH Số và các phép tính ở lớp 2 theo mô hình trường học mới.
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu hướng dẫn GV tổ chức cho HS lớp 2 học Toán thông qua hoạt
động trải nghiệm của cá nhân và nhóm, kết hợp với kiểm tra đánh giá thì góp
phần phát triển được KNDH Số và các phép tính ở lớp 2 của GV trong mô
hình trường học mới VNEN.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lý luận về phát triển KNDH Số và các phép tính ở
môn Toán lớp 2 theo mô hình trường học mới.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực tiễn phát triển KNDH Số và các phép tính ở lớp 2
theo mô hình trường học mới tại một số trường tiểu học trên địa bàn thành
phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2009 đến 2014.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình hoàn thiện luận văn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: phân tích; tổng hợp; so sánh; đối chiếu, toạ đàm; trao



5

đổi; sử dụng tài liệu, báo cáo của một số ngành có liên quan như của một số
trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội về mô hình trường học mới.
7. Những điểm mới, ý nghĩa khoa học của luận văn
Luận văn đ phân tích, làm rõ đ c trưng rèn luyện dạy học Số và các
phép tính ở lớp 2 mô hình trường học mới VNEN, đồng thời luận văn c ng
làm rõ những vấn đề lý luận về mô hình trường học mới. Luận văn đ đánh
giá thực trạng tình hình phát triển KNDH Số và các phép tính ở lớp 2 theo
mô hình trường học mới VNEN. Trên cơ sở đó, luận văn đ đề ra một số giải
pháp có tính khoa học góp phần phát triển KNDH Số và các phép tính ở lớp 2
theo mô hình trường học mới
Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên
cứu khoa học và công tác giảng dạy trong các trường tiểu học trên địa bàn
thành phố Hà Nội và các địa phương khác khi triển khai dạy học theo mô hình
trường học mới.
8. Cấu trúc của đề tài
Đề tài được cấu trúc gồm 3 phần:
- Phần mở đầu;
- Phần nội dung: Được chia làm 3 chương:
+ Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KNDH Số và
các phép tính ở lớp 2 theo mô hình trường học mới
+ Chương 2: Các biện pháp nhằm phát triển KNDH Số và các phép tính ở
môn Toán lớp 2 theo mô hình trường học mới.
+ Chương 3: Một số biện pháp kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả của các biện
pháp nhằm góp phần phát triển KNDH Số và các phép tính ở lớp 2 theo mô
hình trường học mới.
- Phần kết luận;

- Phần cuối Luận văn là Danh mục tài liệu tham khảo.


6

NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG
DẠY HỌC SỐ VÀ CÁC PHÉP TÍNH Ở LỚP 2
THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI (VNEN)
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1. Kĩ năng
Cho đến nay đ có nhiều công trình nghiên cứu về kĩ năng và đưa ra
nhiều khái niệm khác nhau về nó. Tuy các tác giả đưa ra những quan điểm
khác nhau, nhưng nổi lên hai khuynh hướng cơ bản sau:
Khuynh hướng thứ nhất: Xem xét kĩ năng nghiêng về m t kĩ thuật của
hành động. Đó là quan điểm của các tác giả Hoàng Phê Từ điển Tiếng Việt),
V.A. Krutecki (V.A.Kruteki – Tâm lí năng lực toán học của HS – NXBGD,
1973, Trần Trọng Thủy (Tâm lí học lao động – NXBGD, 1978)… Theo các
tác giả này, kĩ năng là phương tiện thực hiện hành động mà con người nắm
vững. Con người có kĩ năng là người nắm được tri thức về hoạt động đó và
thực hiện hoạt động đó theo đúng yêu cầu của nó mà không cần tính đến kết
quả của hành động.
Khuynh hướng thứ hai: Xem xét kĩ năng nghiêng về năng lực của con
người. Đó là quan niệm của các tác giả N.Đ. Levitop (Gây hứng thú học Toán
cho HS như thế nào:), K.K.Platonop, G.G.Goolubev (Tâm lí học NXBGD,1997), Nguyễn Quang Ẩn, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Ánh Tuyết…
Theo quan điểm này, kĩ năng thể hiện khả năng thực hiện một hành động có
kết quả với chất lượng cần thiết và với thời gian tương ứng trong điều kiện
xác định.



7

Như vậy, khác với khuynh hướng thứ nhất, các tác giả theo khuynh
hướng thứ hai xem xét kĩ năng không chỉ đơn thuần mà là m t kĩ thuật của
hành động mà còn là biểu hiện năng lực. Các tác giả còn chú ý đến cả kết quả
của hành động.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, chúng tôi sử dụng khái niệm kĩ
năng theo khuynh hướng thứ hai. Theo GS.TS Nguyễn Quang Ẩn: “Kĩ năng
là khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một hành động
hay một hoạt động nào đó để đạt được mục đích đã xác định bằng cách lựa
chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện thực tiễn
cho phép”,
Khái niệm kĩ năng này tương đối chính xác vì: Tri thức là nền tảng của
kĩ năng và bất cứ một hành động nào c ng có những mục đích nhất định. Quá
trình con người tiến hành hành động là quá trình con người tiến hành thực
hiện một hệ thống thao tác theo một trật tự nhất định. Và để hành động có kết
quả, con người phải có những tri thức cần thiết về mục đích của hành động,
về cách thức hành động đi đến kết quả, những điều kiện cần thiết để triển khai
cách thức hành động đó. Nhưng chỉ có tri thức cần thiết thì chưa đủ, con
người phải biết vận dụng những tri thức đó để thực hiện hành động có kết
quả. Chỉ khi nào con người hành động có kết quả thì lúc đó con người mới
được gọi là có kĩ năng về hành động đó.
1.1.2. Kĩ năng dạy học
1.1.2.1. Khái niệm:
* Theo lí luận dạy học, dạy học chính là con đường tổ chức cho HS
thực hiện các thao tác, các hành động học tập theo chương trình hóa dưới sự
điều khiển và hướng dẫn của GV. Đây chính là con đường luyện tập các KN
học tập có hiệu quả tránh được những mò mẫm, sai sót.



8

* Kỹ năng dạy học (KNDH) là khả năng của người dạy thực hiện một
cách có kết quả các hoạt động dạy học của mình để đạt được mục đích giáo
dục đ xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động
ph hợp với người học, điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định.
1.1.2.2. Đặc trưng của kĩ năng dạy học
- KNDH biểu hiện m t kỹ thuật của hành động giảng dạy và m t năng lực
giảng dạy của mỗi người dạy. Có KNDH nghĩa là có năng lực giảng dạy ở
một mức độ nào đó.
- KNDH luôn hướng tới mục đích của hoạt động giảng dạy và học tập và có
ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học tập.
- KNDH là một hệ thống mở, mang tính phức tạp, nhiều tầng bậc và mang
tính phát triển, trong đó có những KNDH cơ bản.
- Đ c trưng của KNDH cơ bản là chúng có liên hệ mật thiết với chất lượng và
kết quả dạy học; có những hình thái phát triển liên tục trong suốt thời gian
làm công tác dạy học ở nhà trường; có tính khả thi, thiết thực đối với người
dạy trong điều kiện dạy học hiện nay.
Các KNDH Tiểu học cơ bản:
NHÓM KN CHUẨN BỊ BÀI
GIẢNG

KN
phân tích
nội dung
bài dạy

KN

xác định
mục tiêu
và điều
kiện DH

KN
chuẩn bị
phương
tiện và
thiết bị
DH

KN
phân
phối thời
gian

KN thiết
kế kế
hoạch
DH (soạn
giáo án)


9

NHÓM KN THỰC HIỆN BÀI GIẢNG

KN
mở

đầu
bài
dạy

KN
Thuyết
trình có
minh
họa

KN
Vấn
đáp

KN
Trình
diễn
mẫu

KN
quản
lí lớp
học

KN tổ
chức
HĐ học
nhóm

KN sử

dụng
phương
tiện dạy
học

KN
kiểm
tra
đánh
giá

1.1.2.3. Kĩ năng dạy học Số và phép tính ở môn Toán lớp 2 – VNEN:
Dựa trên quan điểm đ được trình bày về kĩ năng, chúng tôi hiểu
KNDH Số và phép tính ở môn Toán lớp 2 như sau:
“KNDH “Số và Phép tính ở môn Toán lớp 2” là khả năng của người
dạy (GV) vận dụng một cách có kết quả những kiến thức và kinh nghiệm dạy
Toán đ có vào trong quá trình dạy học những nội dung đó, nhằm giúp HS
chiếm lĩnh kiến thức Số và phép tính, hình thành kĩ năng học tập và ứng dụng
những kiến thức, kĩ năng đ được học vào thực tế”.
* Những biểu hiện của KNDH Số và phép tính ở môn Toán lớp 2 VNEN
Người GV được gọi là có KNDH Số và Phép tính phải đảm bảo một số
yêu cầu sau:
- Về kiến thức: Nắm chắc kiến thức về dạy học Tập hợp số và các Phép
toán.
Sự phát triển kĩ năng dạy học Số và các phép tính được thể hiện qua các
mức độ khác nhau: Từ mức độ chưa biết → mức độ biết → hình thành kĩ năng
→ phát triển kĩ năng. Một GV sẽ trải qua những mức độ này để phát triển kĩ
năng dạy học của mình.
Xuất phát điểm từ một sinh viên chưa biết về quy trình hay phương pháp
để dạy học Số và các phép tính. Khi hướng dẫn cho HS Số và các phép tính sẽ

nói hết những gì mình biết, chỉ cho HS cần phải làm những gì để giải bài đó.


10

Đôi khi là vô tình đ nói cho HS kết quả của bài toán. Làm như vậy HS chỉ có
thể hiểu bài toán cụ thể đó nhưng khi g p những bài toán tương tự có thể lại
phải nhờ đến sự giúp đ của người khác mà không thể tự giải.
Sau khi đ được học, nắm được quy trình dạy học Số và các phép tính
thì GV sẽ đi đúng hướng hơn trong việc hướng dẫn HS tìm ra cách giải bài cho
bài toán. Tuy nhiên, một vấn đề lớn có thể g p phải khi GV chỉ dừng lại ở mức
độ biết cách dạy, đó là sa vào việc nói nhiều, hướng dẫn HS quá chi tiết. Từ
những việc dễ cho đến nhưng bước khó GV đều can thiệp hướng dẫn HS mà
không để các em tự suy nghĩ, tự tìm cách giải quyết. Điều đó sẽ làm cho HS
phụ thuộc vào GV, làm việc gì c ng lư ng lự không biết đúng hay sai, và cần
đến sự giúp đ của người khác.
Khi đ có kinh nghiệm, dần dần GV sẽ hình thành kĩ năng dạy học Số và
các phép tính. GV không còn nói nhiều, hướng dẫn cụ thể chi tiết nữa mà có sự
định hướng rõ ràng để HS từ đó tự tìm cách giải quyết bài toán. Những bước
làm dễ GV chỉ hướng dẫn lần đầu còn những lần làm bài sau để HS tự làm. Ví
dụ như bước: đọc đề bài, xác định các dự liệu của đề bài,tóm tắt bài toán. GV
sẽ chỉ giúp đ HS khi g p khó khăn trong việc xác định dạng toán và tìm cách
giải. Hơn nữa, việc đ t câu hỏi của GV khi có kỹ năng c ng sẽ được cải thiện
đáng kể, những câu hỏi ngắn ngọn, dễ hiểu, đi đúng hướng mà không cho HS
sẵn cách giải.
Trên cơ sở kỹ năng sẵn có, GV sẽ phát triển được kỹ năng dạy học Số và
các phép tính của mình. Một GV có sự phát triển trong kỹ năng dạy học Số và
các phép tính thì thường thể hiện qua những việc làm sau:
 Biết hướng dẫn cho HS nhận diện được các dạng toán theo từng chủ
đề:

Chủ đề 1: Các số trong phạm vi 1000
- Dạng 1: Hình thành số, đọc số, viết số có ba chữ số


11

- Dạng 2: So sánh các số có ba chữ số
Khi hướng dẫn HS làm các dạng bài này, GV cần phải biết đưa ra
những yêu cầu ngắn gọn, xúc tích, thao tác với đồ d ng trực quan phải nhanh
gọn, chính xác, không có các động tác thừa.
Để phát triển kĩ năng, GV phải thường xuyên tiến hành trên lớp để cô
và trò tạo thành thói quen sử dụng đồ d ng trực quan.
Chủ đề 2: Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
- Dạng 1: Cộng có nhớ trong phạm vi 20 (thành lập các bảng cộng)
- Dạng 2: Thực hiện tính cộng có nhớ (trong phạm vi 1000)
Ví dụ: Em nghe thầy/cô hướng dẫn cách đ t tính và tính 49+25
GV phải giúp HS hiểu rằng bảng hướng dẫn thực hiện các bước tính đưa ra
một quá trình gồm 3 bước, bước đầu tiên: đ t tính (viết các chữ số thẳng cột),
bước thứ hai: cộng các số ở hàng đơn vị, bước thứ ba: cộng các số ở hàng
chục.
GV phải biết kết hợp hướng dẫn HS đối chiếu từng bước tính ghi trong hướng
dẫn với quá trình tính thực trên bảng. Cách làm như sau:
- GV cho HS đọc đoạn hướng dẫn đầu, đồng thời thể hiện nó bằng cách đ t
tính trên bảng.
- Tiếp đó, GV cho HS quan sát, đọc hướng dẫn thứ hai (9 cộng 5 bằng 14, viết
4 nhớ 1), đồng thời GV viết kết quả lên bảng (viết 4 thẳng cột với 5 và 9)
- Cuối c ng GV cho HS đọc hướng dẫn cuối, GV nêu cách nhớ: ”thêm 1 bằng
7” và GV viết nốt số 7 thẳng cột với 4 và 2 ở hàng chục trên bảng.
Việc làm này của GV sẽ giúp HS có thể hiểu dễ dàng các hướng dẫn tương tự
ở phần tiếp theo. Trong các bài sau, HS có thể tự đọc hướng dẫn, thảo luận

trong nhóm và tự làm theo hướng dẫn, và dần dần HS có thể độc lập tự thực
hiện các phép tính mà không cần đọc hướng dẫn.
- Dạng 3: Trừ có nhớ (Trong phạm vi 20)


12

- Dạng 4: Thực hiện phép trừ có nhớ (trong phạm vi 100)
Tương tự với các bài thực hiện tính cộng có nhớ, mức độ tự học trừ có
nhớ của HS được tăng dần. Với bài đầu tiên 51-15, GV phải hướng dẫn kĩ cho
HS nắm được các bước: đọc hướng dẫn, viết trên bảng theo từng bước hướng
dẫn để HS thấy quá trình thực hiện phép trừ có nhớ.
GV cần chú ý nhắc HS nhớ: Với phép trừ, chẳng hạn có 1 không trừ được cho
5, ta phải lấy 11 (vay 1chục ở hàng chục của số bị trừ )trừ 5 bằng 6, viết 6 nhớ
1, khi nhớ thì nhớ thêm vào hàng chục của số trừ, có 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2
bằng 3, viết 3.
Chủ đề 3: Phép nhân và phép chia
- Dạng 1: Khái niệm ban đầu về phép nhân, phép chia
- Dạng 2: Các bảng nhân, bảng chia 2, 3, 4, 5
GV phải hướng dẫn HS thành lập 3 phép nhân/phép chia đầu tiên
trong bảng nhân/bảng chia bằng thao tác với đồ vật thật, tiếp theo hình thành
các phép nhân/phép chia còn lại bằng cách kết hợp các phép nhân/phép chia
trong bảng ho c nhận xét về đ c điểm của một vài phép tính trong bảng, dựa
vào những phép tính đ biết để thành lập những phép tính còn lại.
- Dạng 3: Tìm thừa số của phép nhân, tìm số bị chia
GV phải biết thông qua các trò chơi học tập để gợi động cơ học tập và ôn lại
tên gọi các thành phần của phép nhân và phép chia. GV có thể linh hoạt chọn
và thay đổi trò chơi để tạo hứng thú, phát huy tính tích cự cho HS, tránh sự
nhàm chán l p lại. Các trò chơi ph hợp với loại bài này có thể sử dụng như:
„ghép thẻ”, „Ai nhanh, ai đúng”...

Ngoài ra, một GV có sự phát triển trong kỹ năng dạy học Số và các
phép tính còn có những biểu hiện sau:
* Có kỹ năng đọc, viết, so sánh các số và thực hiện tính tốt


13

* Nắm vững quy trình dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học.
* Biết dạy đúng trọng tâm, tháo g những vướng mắc, khó khăn của
HS đúng lúc, đúng chỗ.
* Lường trước và có cách giải quyết tối ưu với những tình huống có thể
xảy ra trong quá trình dạy học c ng như quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn kỹ
năng đọc, viết, so sánh các số và thực hiện tính của HS.
* Biết giúp HS phát huy được hết khả năng, sáng tạo. Biết khơi gợi,
phát triển niềm đam mê toán học của HS.
* Biết thông qua dạy học Số và các phép tính để phát triển năng lực tư
duy, rèn luyện phương pháp suy luận …cho HS…
Ngoài ra, người GV phải có khả năng truyền đạt kiến thức Toán học
một cách chính xác, tốc độ thực hiện hoạt động dạy học nhanh chóng, linh
hoạt; Có khả năng độc lập thực hiện công việc dạy học; Biết bố trí thời gian,
sắp xếp công việc dạy học một cách khoa học, hợp lí; Biết lựa chọn các
phương tiện và phương pháp dạy học khác nhau để thực hiện hành động dạy
học trong thực tế một cách hợp lí, đa dạng; Biết đánh giá kết quả học tập của
HS một cách chính xác theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng.
1.1.3. Phát triển kĩ năng dạy học:
1.1.3.1. Phát triển:
Theo từ điển Triết học: Phát triển là một phạm tr d ng để khái quát
quá trình vận động từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn (Giáo trình triết học Mác – Lê Nin, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội)

- Theo từ điển X hội học: Phát triển là sự biến đổi hợp quy luật theo
phương hướng không thể đảo ngược, được đ c trưng bởi sự chuyển biến chất
lượng, bởi sự chuyển biến sang một trình độ mới. Phát triển là đ c điểm cơ
bản của vật chất, là nguyên tắc giải thích về sự tồn tại và hoạt động của các hệ


14

thống bất cân bằng, lưu động, biến đổi (Từ điển quản lý xã hội, NXB ĐHQG,
Hà Nội)
- Theo tác giả Fran Emanuel Weinert: Phát triển là sự trải qua, tăng
trưởng hay lớn lên tự nhiên, phân hoá ho c tiến hoá tự nhiên với những thay
đổi liên tục kế tiếp nhau (Franz Emanuel Weinert (1998), Sự phát triển nhận
thức học tập và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội.)
Từ các định nghĩa trên cho ta thấy: Phát triển là một trường hợp đặc
biệt của sự vận động biểu hiện chiều hướng đi lên của các đối tượng trong
hiện thực khách quan, là quá trình chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng
thái khác ngày càng hoàn thiện hơn. (Denomme Jean-Marc & Madeleine Roy
(2000), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, NXB Thanh niên, Hà
Nội.)
Nguyên nhân của sự phát triển là kết quả của quá trình tích luỹ đủ về
lượng tạo ra sự thay đổi về chất, là biểu hiện của quy luật phủ định của phủ
định trong hiện thực khách quan
1.1.3.2. Phát triển kĩ năng dạy học:
Phát triển KNDH là quá trình chuyển hóa kỹ năng dạy học của người
GV từ mức độ thấp đến mức độ cao hơn, từ mức độ đơn giản đến mức độ
hoàn thiện hơn.
Nguyên nhân của sự phát triển KNDH là kết quả của quá trình trải qua
thực tế giảng dạy, đúc rút và tích l y kinh nghiệm c ng như không ngừng
nâng cao và bồi dư ng kiến thức chuyên môn...của bản thân người GV.

1.1.3.3.Các giai đoạn phát triển kĩ năng:
Theo cách phân chia của Kixegof X.I, quá trình hình thành và phát triển
KNDH chia thành 5 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Tiếp nhận sự hướng dẫn (bao gồm việc nhận biết mục đích,
ý nghĩa, yêu cầu và cách thức thực hiện hành động) (bắt chước)


15

- Giai đoạn 2: Diễn đạt quy trình, tái hiện hành động (làm được)
- Giai đoạn 3: Quan sát, nắm vững cách thức hành động (làm chính xác)
- Giai đoạn 4: Thực hiện thành thạo hành động một cách có ý thức (Làm
thành thạo)
- Giai đoạn 5: Vận dụng sáng tạo kinh nghiệm vào những tình huống
khác nhau (sáng tạo)
Tương ứng với 5 giai đoạn là 5 mức độ của KN từ thấp tới cao, đó là các
mức độ: Bắt chước -> Làm được -> Làm chính xác -> Làm thành thạo ->
Biến hóa, sáng tạo với 3 tiêu chí đánh giá kĩ năng là: tính đúng đắn, tính thành
thạo, tính hiệu quả.
Có thể mô tả quá trình phát triển kĩ năng nói chung bằng sơ đồ sau:

Biến hóa, sáng tạo
Làm thành thạo
Làm chính xác
Làm được
Bắt chước

1.1.3.4. Biểu hiện của sự phát triển KNDH của ngƣời GV
Đối với người GV, quá trình hình thành và phát triển kĩ năng qua 5 giai
đoạn c ng được thể hiện cụ thể như sau:

- Từ khi còn là Sinh viên ngồi trên giảng đường trường Sư phạm, thông qua
việc nghiên cứu giáo trình, tài liệu học tập và thực hành sư phạm dưới sự
hướng dẫn của Giảng viên, KNDH của họ hình thành và dần phát triển từ giai
đoạn 1 đến 2 (Bắt chước cách dạy học, Dạy học có sự hướng dẫn của GV)


16

- Tốt nghiệp trường Sư phạm, bước chân vào trường học Tiểu học, lúc
này người GV bằng việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đ được học ở
trường Sư phạm kết hợp việc dạy học thực tế, trải qua những sai lầm, vấp váp
đ tự bổ sung kiến thức, trau dồi và phát triển KNDH của mình lên mức độ
cao hơn ( mức độ 3 - dạy đúng yêu cầu trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng).
Càng dạy học lâu năm, tích l y nhiều kinh nghiệm dạy học thì người GV càng
có nhiều kiến thức và càng thuần thục về kĩ năng, lúc này mức độ phát triển kĩ
năng của họ có thể ở mức cao ho c rất cao (ở mức 4, 5 - dạy hay, dạy giỏi,
trong bất kì hoàn cảnh điều kiện nào, với bất kì đối tượng HS nào, xử lí tình
huống sư phạm khéo léo). Người GV được coi là GV dạy giỏi là người GV có
mức độ phát triển ở mức 5. Đây là điều mà bất cứ người GV nào c ng đang
phấn đấu.
Có thể mô tả quá trình phát triển KNDH bằng sơ đồ sau:
Dạy cuốn hút, sáng tạo
Dạy học thành thạo, chủ động
Biết tự tiến hành dạy học
Dạy học có sự hướng dẫn của GV

GV

Học cách dạy học
Sinh viên

Người xưa có câu “Thầy già, con hát trẻ” - đây là câu nói phản ánh khá
đúng thực tế trên. Tuy nhiên, không phải cứ dạy lâu năm là trở thành GV giỏi,
c ng không thể nói GV trẻ mới vào nghề thì dạy không tốt, điều này còn t y
thuộc vào khả năng và niềm say mê nghề nghiệp của từng GV. Việc dạy học
là một công việc vô c ng vẻ vang nhưng c ng đầy rẫy khó khăn thử thách, nó


17

đòi hỏi người GV không ngừng tích l y kiến thức, trau dồi kĩ năng để đạt
được những mục đích giáo dục đ đề ra.
1.1.4. Phát triển KNDH Số và phép tính ở môn Toán lớp 2 theo mô hình
trƣờng học mới VNEN
* Luận văn này đề cập đến vấn đề phát triển kỹ năng dạy học Số và
phép tính ở môn Toán lớp 2 cho GV Tiểu học theo mô hình trường học mới
(VNEN) như sau:
- Là một loạt biện pháp giúp cho GV nắm vững các yêu cầu cần đạt về
kĩ năng dạy Số và phép tính ở môn Toán lớp 2;
- Được thực hiện thông qua các hoạt động bồi dư ng chuyên môn giúp
GV củng cố vốn kĩ năng đ có, bổ sung, hoàn thiện, phát triển KNDH Số
và phép tính ở môn Toán lớp 2 – VNEN, từ đó đổi mới phương pháp dạy học,
cải thiện tình trạng dạy học hiện nay;
- Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy Số và phép tính ở
môn Toán lớp 2 nói riêng, Toán học nói chung và yêu cầu đổi mới PPDH
đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Nguyên nhân của sự phát triển KNDH “Số và phép tính ở môn Toán
lớp 2 theo mô hình trường học mới VNEN” là kết quả của quá trình trải qua
thực tế giảng dạy, đúc rút và tích l y kinh nghiệm c ng như không ngừng
nâng cao và bồi dư ng kiến thức chuyên môn...của bản thân người GV, c ng
là yêu cầu của thực tiễn khách quan: đứng trước yêu cầu đổi mới hình thức và

phương pháp dạy học từ mô hình truyền thống quen thuộc nhưng lạc hậu sang
mô hình dạy học hiện đại mới mẻ, tích cực, đem lại hiệu quả giáo dục cao
hơn.


18

Có thể mô tả quá trình phát triển KNDH số và phép tính ở môn Toán
lớp 2 – VNEN bằng sơ đồ sau:
Đổi mới
Phát triển
Hoàn thiện
Bổ sung
Củng cố

KN

1.1.5. Biểu hiện của sự phát triển KNDH Số và phép tính ở môn Toán
lớp 2 theo mô hình trƣờng học mới (VNEN)
* Hệ thống mức độ kỹ năng Dạy học số và phép tính ở môn Toán lớp 2
mô hình VNEN nêu trên được cụ thể hóa thành các yêu cầu cần đạt để bồi
dư ng cho GV và đó c ng chính là tiêu chuẩn đánh giá về sự phát triển kỹ
năng Dạy học số và phép tính ở môn Toán lớp 2 mô hình VNEN của GV lớp
2, cụ thể như sau:
- GV được củng cố những kiến thức và kĩ năng về KNDH Số và phép tính ở
môn Toán lớp 2 bằng cách nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp...
- Kịp thời bổ sung những kiến thức và kĩ năng về KNDH Số và phép tính ở
môn Toán lớp 2 mà mình còn chưa cập nhật ho c chưa thành thạo bằng cách
nghiên cứu tài liệu, tự học, tự trau dồi, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy...
- Tự mình hoàn thiện vốn kiến thức và kĩ năng về KNDH Số và phép tính ở

môn Toán lớp 2 để làm dày thêm hành trang kiến thức, kĩ năng cho bản thân
như: biết dạy đúng trọng tâm bài, dạy đúng phương pháp...
- Trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng đ được trang bị, người GV đáp ứng tốt
những yêu cầu đổi mới PPDH, tiến tới phát triển KNDH Số và phép tính ở
môn Toán lớp 2 lên mức độ cao hơn như: biết chủ động tháo g những khó


×