Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Báo cáo thực tập tại CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ và THIẾT bị kỹ THUẬT (AT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.3 KB, 44 trang )

Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHỆ VÀ THIẾT BỊ KỸ THUẬT (AT)
2.1. Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ KỸ THUẬT
(AT).
Tên giao dịch đối ngoại: Advanced Technology & Equipment Company Limited.
Tên giao dịch viết tắt

: AT Co., Ltd.

Địa chỉ trụ sở chính

: 231/111 Phố Chùa Bộc – Quận Đống Đa – T.P Hà Nội.

Năm thành lập

: 25/02/2000

Tài khoản Việt số

: 1506201018475

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hồ - Hà Nội


Mã số DN
Vốn điều lệ là

: 0100995373

Mã số xuất nhập khẩu : 0100995373

: 30.000.000.000 VNĐ ( Theo đăng ký kinh doanh lần 6 do

Sở kế hoạch & Đầu tư T.P Hà Nội cấp ngày 6/7/2010)

 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Kỹ thuật – tên giao dịch viết tắt
là AT Co., Ltd được chính thức thành lập vào tháng 02 năm 2000, được hợp nhất từ
Công ty Ứng dụng tin học & phát triển công nghệ cao – AIT (thành lập năm 1992)
và Công ty thương mại Hoàng Nam (thành lập năm 1996).
- Năm 2000: Công ty mới thành lập và chính thức đi vào hoạt động với số vốn
ban đầu là 10.000.000.000 VNĐ. Với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là buôn bán tư
liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng; sản xuất các sản phẩm cơ khí, sản phẩm từ nguyên
liệu giấy; buôn bán vật tư, máy móc thiết bị trong lĩnh vực viễn thông, đo lường,
Nguyễn Thị Thúy Hằng

24

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính


điều khiển tự động hóa, thiết bị y tế, khai thác dầu khí, phòng cháy chữa cháy,
camera quan sát.
- Từ tháng 7/2010 đến nay, công ty tăng vốn điều lệ lên 30.000.000.000 VNĐ
và mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh: Tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh
vực điện, điện tử, tin học viễn thông, tự động hóa và dây chuyền sản xuất; dịch vụ
trang trí nội thất, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nội thất gia đình, buôn bán thiết bị
phát thanh truyền hình. Thiết kế hệ thống công nghệ thông tin đối với công trình,
thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông; hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động và
thiết bị bảo vệ.
 Các hợp đồng đã và đang thực hiện:
TT

Tên hợp đồng

Tên dự án

Tên chủ đầu tư

Cung cấp vât tư, thiết
bị hệ thống camera
quan sát

Tổng cục Kỹ
Thuật - Bộ Công
an

Cung cấp vât tư, thiết
bị hệ thống camera
truyền hình hiện

trường

Tổng cục Kỹ
Thuật - Bộ Công
an

Giá hợp
đồng

Ngày kết
thúc hợp
đồng

HĐUTNK số:
100/05/ HĐUT
1

HĐKT số:
101/05/HĐKT

HĐUTNK số:
2

102/05/ HĐUT

3

HĐUT số:
12/2006/HĐUT/TC
6-AT


4

HĐKT số:
05/09/07/XMCPHĐKT

1.299.183.00
0 VNĐ

99.436 USD

08/03/2006

22/03/2005

999.999.000

HĐKT số:
11/2006/HĐKT/TC
6-AT

144.123,28
USD +

VNĐ

Cung cấp vật tư thiết
bị hệ thống camera
quan sát kinh phí dự
án 611


Tổng cục Kỹ
Thuật - Bộ Công
an

7.573.790.00
0

Cung cấp và lắp đặt
hệ thống camera
kiểm soát an ninh
cho Nhà máy Xi
măng Cẩm Phả

Ban quản lý dự
án xi măng Cẩm
Phả

944.953.000
VNĐ

Nguyễn Thị Thúy Hằng

25

VNĐ

14/02/2007
14/03/2006


20/10/2007

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

5

6

7

8

9

10

HĐKT số:
30/2007/HDDTC/I
TQGPTCN&TBKT

HĐKT số:
K390-04-2007

HĐKT số:
88/HĐKT/CAHPAT/2008
HĐUT số:
89/HĐKT/CAHPAT/2008


HĐKT số:
923C/C22-AT

Học viện tài chính
Cung cấp thiết bị và
lắp đặt hệ thống
Camera Giám sát
Nhà Máy in tiền
Quốc Gia

Nhà máy In Tiền
Quốc Gia

3.494.948.00
0 VNĐ

20/01/2008

Trung tâm
thương mại và
Siêu thị Big C Đà
Nẵng (Espace Big
C Đà Nẵng)

2.640.000.00
0 VNĐ

08/08/2007


Cung cấp, lắp đặt, thí
nghiệm và hiệu chỉnh
hệ thống camera
giám sát an ninh giao
thông

Công an thành
phố Hải Phòng

6.867.644.06
0 VNĐ

01/12/2008

Cung cấp dây cáp
quang, thiết bị, phụ
kiện và lắp đặt hoàn
thiện hệ thống Hội
nghị truyền hình 4
điểm

Cục cảnh sát bảo
vệ và Hỗ trợ tư
pháp - Tổng cục
cảnh sát - Bộ
công an

1.233.458.00
0 VNĐ


10/12/2008

Ban QLDAXD
Trung tâm hiện
thực ảo

33.861.000.0
00 VNĐ

31/12/2008

.100.000.000
VNĐ

15/01/2010

Cung cấp và lắp đặt
hệ thống camera
giám sát, chống
trộm, điện thoại

HĐKTsố:
68/2008/HĐKT/
BQL
Trung tâm hiện thực
ảo
DAXDTTTHAAT

HĐKT số: K390
-11-2009


Cung cấp, nhập khẩu
và lắp đặt hệ thống
camera quan sát, âm
thanh, chống trộm,
điện thoại và liên lạc
nội bộ thuộc gói thầu
C5: Điện nhẹ - dự án
Big C The Garden –
Mễ Trì, Từ Liêm –
Hà Nội

Nguyễn Thị Thúy Hằng

Công ty TNHH
Thương mại
Quốc tế & Dịch
vụ siêu thị Big C
Thăng Long
(EBT)

26

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

11


12

HĐKT số:
375/HĐ09/ĐHBKAT

HĐKT số:
01/2010/HĐKT/
AT- TCV

13

14

15

16

HĐKT số:
05/2010/SĐ-AIT

HĐKT số:
003/HĐKT/AT-HQ

HĐKT số: 080006-2010/EBV

HĐ số: 0212010
/HĐMBNKEPC/TCHC-KTAT

Học viện tài chính
Mua sắm thiết bị cho

Phòng máy tính
ngành Kỹ thuật Y
sinh – Khoa Điện tử
Viễn thông phục vụ
sinh viên Chương
trình tiên tiến

Trường Đại học
Bách Khoa

DA10/98 - Tổng Cục
V - Bộ Công An

579.665.900
VNĐ

21/01/2010

Tổng Cục V - Bộ
Công An

1.650.000.00
0 VNĐ

05/06/2010

Cung cấp thiết bị hệ
thống camera giám
sát cho tòa nhà HH4


Công ty CP Tự
động hóa và
Công nghệ thông
tin Sông Đà

3.499.936.00
0 VNĐ

23/04/2010

Cung cấp 03 Radar
hàng hải trang bị cho
03 hải đội thuộc cục
điều tra chống buôn
lậu.

Cục điều tra
chống buôn lậu –
Tổng Cục Hải
Quan

881.358.000
VNĐ

22/05/2010

Cung cấp, nhập khẩu
và lắp đặt hệ thống
điện nhẹTrung tâm
Thương mại Big C

Vinh

Big C Vinh

2.530.000
VNĐ

05/09/2010

Dự án Trung tâm
thông tin chỉ huy
(TTTTCH) Công an
Thành phố Đà Nẵng,
thuộc dự án 4TCH/05

Tổng Cục Hậu
Cần kỹ thuật –
Bộ Công An

HĐ số:
0202010/HĐMBT
N-EPC/TCHC-KTAT

Nguyễn Thị Thúy Hằng

27

433.583,91
USD +
2.025.983.74

0 VNĐ

11/11/2010

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

 Chiến lược phát triển của công ty
 Trợ giúp khách hàng trong việc quản lý dự án tư vấn, đưa giải pháp,
thiết kế mới hoặc nâng cấp hệ thống nhằm tăng chất lượng sản xuất và
tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
 Tích cực quan hệ, trao đổi và chia sẻ thông tin với các khách hàng.
 Quan hệ tốt với đối tác trong nước và ngoài nước.
 Nắm vững bí quyết công nghệ.
 Môi trường làm việc chuyên nghiệp.
 Phát triển các ngành nghề kinh doanh khác và mở thêm nhiều chi
nhánh ở Việt Nam.
 Uy tín trên thị trường.

2.1.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh chủ yếu và cơ cấu tổ chức bộ
máy của công ty.
2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.
• Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu vật tư, thiết bị máy móc
phục vụ sản xuất công, nông nghiệp, điện, điện tử, tin học, bảo vệ tự động);



Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;



Dịch vụ lắp đặt sửa chữa các sản phẩm công ty kinh doanh;

• Buôn bán vật tư, máy móc thiết bị trong các lĩnh vực viễn thông, đo lường,
điều khiển, tự động hoá, thiết bị y tế, khai thác dầu khí, phòng cháy, chữa
cháy, camera quan sát;
• Tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử, tin học, viễn
thông, tự động hoá và dây chuyền sản xuất;
• Buôn bán thiết bị phát thanh truyền hình;

Nguyễn Thị Thúy Hằng

28

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

• Thiết kế hệ thống thông tin đối với công trình, thông tin liên lạc, bưu chính
viễn thông.
• Thiết kế hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động và thiết bị bảo vệ.
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Thiết bị Kỹ thuật là nhà cung cấp các
giải pháp tự động điều khiển trong công nghiệp, là đơn vị tích hợp hệ thống. Công ty

có khả năng và kinh nghiệm tổ chức thiết kế, lắp đặt vận hành các hệ thống điều
khiển SCADA, DCS, DAS và HVAC; Cung cấp các phần mềm cho lập trình giao
diện hệ thống quản lý nhà máy, cơ sở dữ liệu công nghiệp được cập nhật chính xác
từ sàn nhà máy.
Hệ thống SCADA của công ty ứng dụng trong mọi lĩnh vực khác nhau, kết nối
điều khiển các hệ thống máy trong công nghiệp nói chung, hệ thống điện, nhà máy
sản xuất, hệ thống quan trắc môi trường, hệ thống xử lý và cung cấp nước, bưu chính
viễn thông; Công ty còn là nhà cung cấp các thiết bị trong hệ thống điều khiển tự
động như: Thiết bị đo và biến đổi ký hiệu, thiết bị bảo vệ, thiết bị phân tích, bộ điều
khiển chuyên dụng và bộ điều khiển đa năng, thiết bị vận hành, thiết bị truyền và
truyền dữ liệu điều khiển; thiết bị phát thanh truyền hình; tư vấn dự án, thiết kế tích
hợp hệ thống và lắp đặt.
Mục tiêu hoạt động của công ty là trở thành công ty kỹ thuật hàng đầu của
Việt Nam, cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng, trợ giúp khách hàng trong việc
đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật, tài chính và ứng dụng các công nghệ cao vào
các mô hình phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại.
Công ty luôn theo đường lối hợp tác lâu dài, thi công chất lượng, quản lý khoa
học, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Nguyễn Thị Thúy Hằng

29

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính


Công ty TNHH phát triển Công nghệ và thiết bị kỹ thuật (AT) có tư cách pháp
nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật. Công ty có con dấu riêng, thực hiện hách
toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và tự chủ về tài chính.
- Số lượng và trình độ cán bộ:
 Tổng số nhân viên

: 68 người

 Kỹ sư điện tử và cử nhân tin học : 19 người
 Cử nhân kinh tế và kỹ sư, cử nhân các ngành khác: 21 người
 Trung cấp

: 8 người

 Đội thi công

: 20 người

- Sơ đồ cơ cấu của công ty:

Công ty đã đề ra quy chế làm việc nội bộ rất chặt chẽ và đầy đủ, tạo cơ sở cho
việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các phòng
ban khi giải quyết công việc. Việc tạo ra một cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các
Nguyễn Thị Thúy Hằng

30

Lớp CQ 45/11.09



Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

phòng ban chức năng đã góp phần rất lớn vào hiệu quả công tác quản lý và hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.2.4. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty.


Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày

31/12 hàng năm.


Đơn vị tiền tệ trong kế toán là Đồng Việt Nam.



Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác: theo tỷ giá thực tế mua bán và

tỷ giá bình quân của thị trường liên ngân hàng.


Phương pháp kế toán tài sản cố định:

Nguyên tắc đánh giá tài sản: Theo nguyên giá thực tế và giá trị còn lại.
Phương pháp khấu hao áp dụng: Áp dụng khấu hao theo đường thẳng.



Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

Nguyên tắc đánh giá: đánh giá vật tư hàng hóa nhập theo thực tế.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
Phương pháp xác định trị giá vốn hàng xuất bán: Phương pháp thực tế đích
danh.
2.1.2.5. Sơ lược về tình hình kết quả hoạt động của công ty một số năm gần
đây.
 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Thuận lợi
 Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, Công ty đã tích luỹ được nhiều bài học
kinh nghiệm trong tổ chức chỉ đạo, điều hành và quản lý hoạt động kinh
doanh, tạo được uy tín , vị thế quan trọng cho việc phát triển trước mắt và lâu
dài.
 Công ty có đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên được đào tạo chính
quy, có trình độ và năng lực chuyên môn tốt. Điều này giúp công ty tự tin
tham gia đấu thầu nhiều dự án lớn và hoàn thành các dự án với hiệu quả cao.
Nguyễn Thị Thúy Hằng

31

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

 Với xu thế phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về thiết bị kiểm soát an ninh;
thiết bị viễn thông, tin học, điện tử,…Điều đó tạo thêm nhiều cơ hội cho Công

ty phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh.
 Đối tác của Công ty phần lớn là các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị an
ninh, quốc phòng như: Bộ Công an, tổng Cục Hải quan, Viện bảo hộ Lao
động, Nhà máy in tiền Quốc gia,… Và các tổ chức kinh tế lớn như hệ thống
Đại Siêu thị Big C. Đây là những tổ chức có yêu cầu rất cao về kiểm soát an
ninh. Điều đó chứng tỏ năng lực và uy tín của công ty rất mạnh.
Ngoài ra, vì đối tác là các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế lớn
nên việc thực hiên thanh toán khi kết thúc hợp đồng thường diễn ra rất đúng thời
hạn, do đó Nợ quá hạn gần như rất ít.
Khó khăn
 Sản phẩm của công ty là các thiết bị kiểm soát an ninh; thiết bị quản lý nhân
viên; hệ thống điện, điện tử, tin học, viễn thông; hệ thống truyền hình, các
thiết bị trình chiếu,…Mà công ty lại thường cung cấp với số lượng khá lớn.
VCSH nhiều khi không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho công ty. Nhưng cơ chế
quy định của Nhà nước về vay vốn cho đầu tư là khó khăn, do vậy công ty
cũng gặp không ít trở ngại trong việc huy động vốn.
 Trong quá trình tham dự thầu các dự án, công ty phải đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
 Tiền đọng về tài chính năm trước để lại làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế,
cụ thể: Việc thanh toán thường tiến hành sau khi các dự án hoàn thành, bàn
giao nên công ty gặp nhiều khó khăn về vốn để có thể tiếp tục đầu tư vào các
dự án khác hay tham gia đấu thầu nhiều dự án một lúc.
 Đội ngũ nhân viên trong công ty tuy được đào tạo chính quy nhưng tuổi đời
khá trẻ nên kinh nghiệm còn khá ít, do đó đôi khi gặp nhiều khó khăn khi thực
hiện các dự án lớn.
Nguyễn Thị Thúy Hằng

32

Lớp CQ 45/11.09



Chuyên đề thực tập

2.2.

Học viện tài chính

Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tổ chức sử dụng
vốn kinh doanh của Công ty TNHH phát triển công nghệ và
thiết bị kỹ thuật (AT).

2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2010.
Qua nhiều năm hoạt động, Công ty đã có nhiều cố gắng để thực hiện những
mục tiêu chiến lược kinh doanh đề ra. Cụ thể, năm 2010 quá trình hoạt động kinh
doanh của Công ty diễn ra tương đối thuận lợi.
Trong năm Công ty đã đấu thầu thành công được một số dự án mới, như:

TT

Tên hợp đồng

1

HĐKT số:
01/2010/HĐKT/
AT- TCV

2


3

4

HĐKT số:
05/2010/SĐ-AIT

Tên dự án

Tên chủ đầu tư

Giá hợp đồng

Ngày kết thúc
hợp đồng

DA10/98 - Tổng Cục V
- Bộ Công An

Tổng Cục V - Bộ
Công An

1.650.000.000
VNĐ

05/06/2010

Cung cấp thiết bị hệ
thống camera giám sát
cho tòa nhà HH4


Công ty CP Tự động
hóa và Công nghệ
thông tin Sông Đà

3.499.936.000
VNĐ

23/04/2010

Cục điều tra chống
buôn lậu – Tổng
Cục Hải Quan

881.358.000
VNĐ

22/05/2010

Big C Vinh

2.530.000
VNĐ

05/09/2010

Cung cấp 03 Radar hàng
hải trang bị cho 03 hải
HĐKT số:
đội thuộc cục điều tra

003/HĐKT/AT-HQ
chống buôn lậu.

HĐKT số: 080006-2010/EBV

Cung cấp, nhập khẩu và
lắp đặt hệ thống điện
nhẹTrung tâm Thương
mại Big C Vinh

Nguyễn Thị Thúy Hằng

33

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

5

HĐ số: 0212010
/HĐMBNKEPC/TCHC-KTAT
HĐ số:
0202010/HĐMBT
N-EPC/TCHC-KTAT

Dự án Trung tâm thông
tin chỉ huy (TTTTCH)
Công an Thành phố Đà

Nẵng, thuộc dự án 4TCH/05

Học viện tài chính

Tổng Cục Hậu Cần
kỹ thuật – Bộ Công
An

433.583,91
USD +
2.025.983.740
VNĐ

11/11/2010

Đồng thời, Công ty vẫn tiếp tục thực hiện các dự án của năm trước, như:
- Cung cấp, nhập khẩu và lắp đặt hệ thống camera quan sát, âm thanh,
chống trộm, điện thoại và liên lạc nội bộ thuộc gói thầu C5: Điện nhẹ dự án Big C The Garden – Mễ Trì, Từ Liêm – Hà Nội cho Công ty
TNHH Thương mại Quốc tế & Dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long
(EBT) với giá hợp đồng là 3.100.000.000 VNĐ
- Mua sắm thiết bị cho Phòng máy tính ngành Kỹ thuật Y sinh – Khoa
Điện tử Viễn thông phục vụ sinh viên Chương trình tiên tiến cho
Trường đại học Bách khoa với giá trị hợp đồng là 579.665.900 VNĐ.
2.2.2.

Kết quả sản xuất kinh doanh năm qua.
Năm 2010, với những nỗ lực lớn nên hoạt động kinh doanh của công ty có

chiều hướng phát triển. Tổng lợi nhuận tăng, tuy nhiên Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ giảm.

Để có cái nhìn tổng thể nhất về hoạt động kinh doanh của Công ty, ta cùng xem
xét Bảng 01: Kết quả kinh doanh của công ty năm 2010.
Qua bảng 01 ta thấy:
Doanh thu thuần năm 2010 là 24.188.181.782 đồng, so với năm 2009 là
16.841.356.964 đồng đã tăng lên 7.346.824.818 đồng ( tăng 43,62%). Tuy nhiên, giá
vốn hàng bán tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần (giá vốn hàng

Nguyễn Thị Thúy Hằng

34

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

bán tăng 52,45% ) nên làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm
rất mạnh ( giảm 84,76%).
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2010 là 1.480.564.075 đồng đã tăng rất
mạnh so với năm 2009 là 38.882.498 ( tăng 1.441.681.577 đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng là 3707,79% ). Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 so với năm 209 cũng có
tăng lên, tuy nhiên tỷ lệ tăng không cao ( tăng 18,63%). Điều này đã làm cho lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 so với năm 2009 tăng 59.277.442
đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 68,28%.
Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2010 là 146.090.761 đồng, năm 2009 là
86.813.319 đồng, so với năm 2009 đã tăng lên 59.277.442 đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng là 68,28%. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2010 là 109.568.071 đồng, còn
năm 2009 là 62.505.590 đồng, tăng tương ứng là 47.062.481 với tỷ lệ 75,29%.

Việc đánh giá kết quả kinh doanh qua các chỉ tiêu trên mới chỉ mang tính tổng
quát, chưa thật cụ thể và toàn diện. Để đánh giá cụ thể tình hình kinh doanh, ta cần đi
sâu vào phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của DN.

Nguyễn Thị Thúy Hằng

35

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

BẢNG 1: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2010
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU

Năm 2010

Năm 2009

Chênh lệch
Số tiền

1. Doanh thu bán hàng và
CCDV
2. Các khoản giảm trừ doanh
thu

3. Doanh thu thuần về BH và
CCDV
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về BH và
CCDV
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
7. Chi phí tài chính

24.188.181.78
2
24.188.181.78
2
24.023.033.25
9
165.148.523
1.480.564.075

Tỷ lệ
(%)

16.841.356.964 7.346.824.818

43,62

16.841.356.964 7.346.824.818

43,62

15.757.726.002 8.265.307.257


52,45

1.083.630.961

-918.482.438

-84,76

38.882.498 1.441.681.577 3707,79

270.949.704

270.949.704

-

8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

1.228.672.133

1.035.700.141

192.971.992

18,63

146.090.761


86.813.319

59.277.442

68,28

14. Tổng lợi nhuận trước thuế

146.090.761

86.813.319

59.277.442

68,28

15. Chi phí thuế TNDN hiện
hành

36.522.690

24.307.729

12.214.961

50,25

109.568.071

62.505.590


47.062.481

75,29

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động KD
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác

16. Lợi nhuận sau thuế TNDN

Nguyễn Thị Thúy Hằng

36

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập
2.2.3.

Học viện tài chính

Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của Công ty TNHH phát triển công
nghệ và thiết bị kỹ thuật (AT).

Bảng 2: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH phát triển công nghệ
và thiết bị kỹ thuật (AT)

Đơn vị tính : đồng
CHỈ TIÊU

31/12/2010

31/12/2009

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

TỔNG TÀI SẢN

20.629.771.529

100%

19.129.859.283

100%

A. TSLĐ và đầu tư ngắn
hạn

19.785.428.840


95,91%

18.243.001.396

95,36%

844.342.689

4,09%

866.857.887

4,64%

TỔNG NGUỒN VỐN

20.629.771.529

100%

19.129.859.283

100%

A. Nợ phải trả

10.363.973.873

50,24%


8.972.085.486

46.90%

B. Nguồn vốn chủ sở hữu

10.265.797.656

49,76%

10.157.773.797

53,10%

B. TSCĐ và đầu tư dài hạn

( Nguồn : Bảng cân đối kế toán công ty TNHH phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật (AT) )

Nhìn vào bảng 03 ta thấy: Tổng giá trị tài sản của công ty tính đến ngày
31/12/2010 là 20.629.771.529 đồng, tăng 1.499.912.246 đồng so với cùng kỳ năm
ngoái. Trong đó là do TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tăng 1.542.427.444 đồng và tỷ trọng
so với tổng giá trị tài sản có sự tăng lên ( từ 95,36% lên 95,91%); còn giá trị TSCĐ
và đầu tư dài hạn năm 2010 so với năm 2009 đã giảm 42.515.198 đồng, tương ứng
với mức tỷ trọng so với giá trị tài sản giảm ( từ 4,64% xuống còn 4,09%). Với tình
hình trên ta thấy rằng, trong năm qua, công ty đã đầu tư thêm vào nhiều dự án mới,
tuy nhiên, công ty lại chưa có sự đầu tư để mở rộng kinh doanh, đầu tư cho các trang
thiết bị của công ty. Việc thực hiện them nhiều dự án sẽ tạo điều kiện gia tăng lợi
nhuận cho công ty; tuy nhiên, bên cạnh đó, công ty cần có sự điều chỉnh hợp lý hơn
về cơ cấu vốn vì trong cơ cấu tài sản TSLĐ và đầu tư ngắn hạn đã chiếm tỷ trọng rất
cao lại còn tăng thêm, còn TSCĐ và đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng

Nguyễn Thị Thúy Hằng

37

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

tài sản lại còn có sự sụt giảm. Mặc dù đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
đòi hỏi vốn lưu động lớn nhưng VCĐ giữ vai trò quan trọng trong việc nâng vao
năng lực kinh doanh, sức cạnh tranh,... vì thế, trong những năm tới công ty nên điều
chỉnh lại cơ cấu vốn hợp lý hơn.
Về nguồn vốn kinh doanh, cơ cấu Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu tương
đối hợp lý. Cơ cấu Nợ phải trả so với tổng tài sản chiếm tỷ trọng 50,24%. So với
năm 2009, năm 2010 Nợ phải trả tăng lên 1.391.888.387 đồng (tăng 3,34%). Điều
này khá hợp lý vì năm 2010, công ty đã nhận được thêm rất nhiều dụ án, mà nguồn
vốn chủ sở hữu lại tăng khá ít ( Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2010 so với
năm 2009 chỉ tăng 108.023.859 đồng ( tăng 1,06%)) nên công ty phải đi vay thêm ở
ngoài là điều hợp lý. Ngoài ra, tỷ lệ giữa Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu tương
đối đều cho thấy, khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty cao, công ty khá an
toàn về mặt tài chính.
Ta đi xem xét chi tiết về nguồn vốn của công ty qua số liệu ở bảng số 3.
+ Đối với Nợ phải trả : Tỷ trọng nợ phải trả cuối năm 2010 cao hơn tỷ trọng
VCSH là 0,48%; còn cuối năm 2009, tỷ trọng Nợ phải trả thấp hơn tỷ trọng VCSH là
6,2%. Điều này cho thấy sự phụ thuộc về tài chính của công ty có xu hướng nagỳ
càng tăng, tuy nhiên, khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty vẫn được đảm
bảo, tỷ lệ giữa Nợ phải trả và VCSH ngày càng hợp lý. Tình hình tài chính của công

ty ngày càng tốt, cho thấy công đi đang đi đúng hướng, công ty nên duy trì tốt điều
này.
Trong cơ cấu Nợ phải trả, công ty chỉ có Nợ ngắn hạn, mà không có nợ dài hạn.
Điều đó cho thấy, nguồn vốn huy động của công ty đều là nguồn vốn ngắn hạn.
Trong nợ ngắn hạn, năm 2009, vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất là
61,39%. Tuy nhiên, đến năm 2010, tỷ trọng vay và nợ ngắn hạn trong Nợ ngắn hạn
giảm mạnh, chỉ còn có 19,08% ( giảm 42,31%). So với năm 2009, năm 2010 vay và
nợ ngắn hạn cũng đã giảm rất mạnh ( giảm 3.530.711.200 đồng, tương ứng với tỷ lệ
giảm là 64,10%).
Nguyễn Thị Thúy Hằng

38

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

Bên cạnh đó, năm 2010, phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng cao nhất 73,98%.
Năm 2009, phải trả cho người bán chỉ chiếm tỷ trọng là 26,74% trong nợ ngắn hạn.
Điều này thể hiện công ty đang dần khẳng định uy tín trên thị trường, đã tìm được
cac bạn hàng, từ đó mở rộng quy mô chiếm dụng vốn của các đối tác bên ngoài. Đây
là một kênh huy động vốn rất có lợi cho công ty, nhất là trong điều kiện công ty phải
đi vay vốn với lãi suất khá cao để bổ sung vốn như hiện nay. Do đó, công ty cần có
biện pháp sử dụng triệt để hơn để giảm được chi phí sử dụng vốn vay, tuy nhiên nợ
phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng cao trong tổng Nợ phải trả tạo ra sức ép lướn
đối với công ty về nghĩa vụ thanh toán tiền hàng đúng hạn cho nhà cung cấp. Bởi tín
dụng thương mại là hình thức tín dụng ngắn hạn, nhà cung cấp chỉ có thể cho vay

trong một khoảng thời gian ngắn nhất định, sau đó phải thu hồi lại để tiếp tục hoạt
động sản xuất kinh doanh của họ. Do vậy, công ty cần phải có kế hoạch trả nợ đúng
hạn nhằm duy trì và củng cố uy tín của công ty.
Tuy nhiên, người mua trả tiền trước đã giảm 413.133.734 đồng tương ứng với
tỷ lệ giảm là 40,10%. Điều này cho thấy, vốn của công ty cũng đang bị chiếm dụng
ngày càng tăng, trong khi nợ phải trả của công ty tăng. Tuy thấp hơn nhiều so với
vốn mà công ty chiếm dụng được của người bán, nhưng công ty cũng cần phải có
biện pháp thích hợp để giảm sự chiếm dụng vốn của khách hàng với công ty. Vì so
với khoản chiếm dụng của người bán, thì khoản này có lợi hơn nhiều. Nếu như
chiếm dụng của người bán phải lo gánh nặng trả nợ đúng hạn thì sử dụng khoản tiền
do khách hàng trả trước ta chỉ cần quan tâm đến việc hoàn thành dự án có theo đúng
hợp đồng hay không, do đó tạo tâm lý ổn định hơn khi sử dụng khoản vốn này.
Trong năm, thuế và các khoản phải nộp nhà nước và các khoản phải trả phải
nộp khác đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nợ phải trả ( thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước chiếm tỷ trọng là 0,52%, Các khoản phải trả, phải nộp khác chiếm tỷ trọng
0,46%). Tuy nhiên, so với năm 2009, thì tỷ lệ tăng của Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước và các khoản phải trả, phải nộp khác lại tăng rất cao. Cụ thể: Về thuế và
các khoản phải nộp Nhà nước so với năm 2009, năm 2010 tăng 34.198.911 đồng với
Nguyễn Thị Thúy Hằng

39

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

tỷ lệ tăng là 175,75%. Còn các khoản phải trả, phải nộp khác tăng 33.600.627 đồng

với tỷ lệ tăng là 218,60%.
+ Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: cuối năm 2010 tăng lên so với cuối năm 2009
là 108.023.859 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,06%. Vốn chủ sở hữu chiếm
100% trong tổng Nguồn vốn chủ sở hữu ( không có Nguồn kinh phí và quỹ khác).
Vốn chủ sở hữu tăng lên là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng lên
108.023.859 đồng, với tỷ lệ tăng là 68,47%.
Để có kết luận cụ thể hơn về tính hợp lý trong công tác tổ chức vốn kinh doanh
của công ty ta đi xem xét một số chỉ tiêu sau:
Đơn vị tính : đồng
STT

Chỉ tiêu

Cuối năm

Đầu năm

Chênh lệch

%

1

Tổng nguồn vốn

20.629.771.529 19.129.859.283 1.499.912.246

7,84%

2


Nợ phải trả

10.363.973.873

1.391.888.387

15,51%

3

Vốn chủ sở hữu

10.265.797.656 10.157.773.797

108.023.859

1,06%

4

Hệ số nợ = (2/1)

50,2%

46,9%

3,3%

7,04%


5

Hệ số VCSH = (3/1)

49,8%

53,1%

-3,3%

-6,21%

8.972.085.486

Ta thấy hệ số nợ tại thời điểm cuối năm 2007 là 50,2% tăng 3,3% so với đầu
năm. Nguyên nhân là do tổng nguồn vốn tăng 7,84%, trong khi đó nợ phải trả tăng
15,51%; tốc độ tăng của nguồn vốn thấp hơn tốc độ tăng của nợ phải trả. Hệ số nợ
tăng, tuy nhiên, tỷ lệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu vẫn ở múc rất hợp lý
nên cũng chưa ảnh hưởng gì nhiều tới việc giảm khả năng tài chính của công ty.
Nhưng mặt khác, tốc độ tăng của Nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của
vốn chủ sở hữu nên công ty không nên chủ quan, cần phải có nhưng biện pháp tổ
Nguyễn Thị Thúy Hằng

40

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập


Học viện tài chính

chức vốn kinh doanh hợp lý nếu không sẽ làm tăng khả năng về rủi ro tài chính cho
công ty.
Ta đi xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty
năm 2010 ( Bảng 4)

BẢNG 4 : MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN
VỐN CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ KỸ
THUẬT (AT) VÀO THỜI ĐIỂM 31/12/2010
Đơn vị tính: Đồng
Nguồn vốn

Số tuyệt đối

TT(%)

Tài sản

Số tuyệt đối

TT(%)

Nguồn vốn ngắn
hạn

10.363.973.873

50,24


TSLĐ và ĐTNH

19.785.428.840

95,91

Nguồn vốn dài hạn 10.265.797.656

49,76

TSCĐ và ĐTDH

844.342.689

4,09

100,0
0

Tổng

Tổng

20.629.771.529

Nguồn vốn ngắn hạn
50,24%

TSLĐ và ĐTNH

95,91%

Nguồn vốn dài hạn
49,76%

TSCĐ và ĐTDH (4,09%)

NGUỒN VỐN

Nguyễn Thị Thúy Hằng

20.629.771.529 100,00

41

TÀI SẢN

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

Qua bảng 4 ta thấy: Nguồn vốn dài hạn ( bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ
dài hạn) được dung để tài trợ cho toàn bộ TSCĐ và ĐTDH, một phần tài trợ cho
TSLĐ và ĐTNH, nguồn vốn ngắn hạn được dung toàn bộ để tài trợ cho TSLĐ và
ĐTNH.
Với cơ cấu tài trợ như trên thì công ty có vốn lưu chuyển, diều đó chứng tỏ công
ty dư thừa nguồn vốn dài hạn. Đây là dấu hiệu an toàn trong thanh toán, giúp công ty

thực hiện tốt nguyên tắc giữ chữ tín trong quan hệ thanh toán. Tuy nhiên, cơ cấu tài
trợ như vậy có chi phí sử dụng vốn cao, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kihn doanh.
Bên cạnh đó, sử dụng 45,67% nguồn vốn dài hạn tài trợ cho VLĐ, trong khi tỷ lệ
vốn đầu tư cho TSCĐ còn quá ít, chưa thật hợp lý.
2.2.4.

Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh ở công ty TNHH phát

triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật (AT).
2.2.4.1.

Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động.

Sản phẩm của công ty TNHH phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật (AT) có
giá trị lớn, mà công ty lại cung cấp với số lượng nhiều nên nhu cầu VLĐ thường rất
lớn. Do vậy, việc quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả là điều rất khó khăn, nó quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của công ty
Qua bảng kết cấu vốn lưu động ( Bảng 5) ta có thể thấy tình hình biến động
Vốn lưu động của Công ty. Cụ thể: tại thời điểm 31/12/2010 tổng vốn lưu động của
công ty là 19.785.428.840 đồng chiếm 95,91% vốn kinh doanh. Trong đó, khoản
mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất 47,98% tương ứng với 9.492.654.458
đồng, tiếp đến là tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 23,8% tỷ trọng vốn lưu
động ứng với 4.709.352.181 đồng, các khoản phải thu ngắn hạn 4.121.889.499 đồng
với tỷ trọng 20,83%, còn lại là tài sản ngắn hạn khác.
So với đầu năm 2010, quy mô vốn lưu động của công ty đã tăng 1.542.427.444
đồng với tỷ lệ tăng là 8,45%. Trong các thành phần vốn, khi các thành phần vốn khác
đều giảm chỉ có vốn bằng tiền tăng mà quy mô vốn lưu động của công ty vẫn tăng,
đó là do vốn băng tiền của công ty tăng rất mạnh. Cụ thể: Vốn bằng tiền tăng
Nguyễn Thị Thúy Hằng


42

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

4.602.090.630 đồng với tỷ lệ tăng 4290,53%, các khoản phải thu ngắn hạn giảm
1.739.139.302 đồng với tỷ lệ giảm 29,67%, hàng tồn kho giảm 1.231.726.565 đồng
tương ứng với tốc độ giảm 11,49%, tài sản ngắn hạn khác giảm 88.797.319 đồng với
tỷ lệ giảm 5,73%. Khi xem xét sự biến động của vốn lưu động của công ty có thể
thấy rằng quy mô vốn lưu động tăng lên cùng với sự tăng lên của doanh thu thuần,
nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng cảu vốn lưu động ( doanh
thu thuần tăng 43,62%) nên bước đầu cho thấy công ty sử dụng vốn lưu động khá
hiệu quả. Để đánh giá một cách toàn diện hơn, ta đi phân tích cơ cấu vốn lưu động
dựa theo vai trò của vốn trong từng khâu kinh doanh. (Bảng số 5).
2.2.4.1.1. Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán.
Trong hoạt động kinh doanh, vốn bằng tiền đóng vai trò hết sức quan trọng và
cần thiết. Thể hiện: nó là tiền đề để tạo ra các yếu tố cần thiết cho hoạt động của
công ty như mua sắm TSCĐ, hàng hoá,…đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu hàng
ngày của công ty như chi lương, thưởng, nộp thuế,… Ngoài ra còn xuất phát từ nhu
cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa được dự đoán.
Trong cơ cấu vốn bằng tiền của công ty năm vừa qua, tỷ trọng vốn bằng tiền và các
khoản tương đương tiền tương đối lớn ( chiếm 23,8%), với tỷ lệ tăng rất cao
4290,53%, cho thấy tỷ lệ vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu giao dịch là tốt. Mặt
khác, ta thấy toàn bộ vốn bằng tiền của công ty đều tồn tại dưới dạng tiền gồm tiền
mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng, không có các khoản tương đương tiền khác. Như
vậy tính sinh lời của vốn bằng tiền của công ty rất thấp, gần như bằng 0, thiếu sự linh

động trong hoạt động đầu tư và kinh doanh.
Căn cứ vào bảng 5 ta thấy:
Tại thời điểm 31/12/2010 vốn bằng tiền của công ty là 4.709.352.181 đồng so
với thời điểm đầu năm 2010 là 107.261.551 đồng đã tăng lên 4.602.090.630 đồng
với tỷ lệ tăng là 4290,53%.

Nguyễn Thị Thúy Hằng

43

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

Việc dự trữ vốn bằng tiền có liên quan mật thiết tới khả năng thanh toán của
công ty. Do đó, để đánh giá tính chất hợp lý việc tăng dự trữ vốn bằng tiền, ta xem
xét thêm khả năng thanh toán qua các chỉ tiêu thanh toán trong bảng 6.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát đầu năm và cuối kỳ đều lớn hơn 1. Chứng
tỏ các khoản huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên hệ số khả
năng thanh toán tổng quát cuối kỳ so với đầu năm đã giảm. Nếu ở đầu năm cứ 1
đồng vốn huy động từ bên ngoài có 2,13 đồng tài sản đảm bảo thì đến cuối năm con
số này chỉ còn có 1,99 đồng. Hệ số này ở cuối kỳ giảm so với đầu năm là do trong
năm, Tài sản và nợ phải trả đều tăng nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả (15,51%)
nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản (7,84%). Tuy nhiên, hệ số vẫn lớn hơn 1 rất nhiều,
vì vậy công ty vẫn đảm bảo an toàn trong khả năng thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối kỳ so với đầu năm cũng giảm, cụ
thể là cuối năm 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ đảm bảo được bằng 1,91 đồng TSLĐ và

ĐTNH, nhưng ở đầu năm là 2,03 đồng TSLĐ và ĐTNH. Tuy nhiên hệ số này vẫn
lớn hơn 1, nên có thể nói, cho dù cuối năm, hệ số khả năng thanh toán có giảm một
chút nhưng công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cho biết khả năng thanh toán
thực sự của công ty dựa trên các TSLĐ có thể chuyển đổi thành tiền. Ta thấy hệ số
khả năng thanh toán cuối kỳ so với đầu năm tăng 0,15 với tỷ lệ tăng 17,8% nhưng
đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến
hạn và quá hạn tại một thời điểm nhất định khi chưa thực hiện được việc chuyển đổi
TSLĐ thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Một trong những nguyên nhân
chính là do hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng vốn lưu
động (47,98%). Đây là loại tài sản có tính thanh khoản thấp, khó chuydển đổi thành
tiền, chính vì vậy, tỷ trọng trong vốn lưu động càng lớn thì càng làm cho hệ số khả
năng thanh toán nhanh càng thấp hơn. Mặt khác, sản phẩm của công ty là các thiết bị
kỹ thuật - công nghệ, mà các thiết bị khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ nhanh,
nên công ty không nên dự trữ hàng tồn kho nhiều và lâu. Tuy nhiên, nếu dự trữ ít quá
Nguyễn Thị Thúy Hằng

44

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

lại khiến hoạt động kinh doanh bị gián đoạn. Vì vậy, xác định đúng nhu cầu vốn dự
trữ sẽ có khả năng cải thiện hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Như vậy, qua phân tích các hệ số thanh toán trên ta thấy rằng công ty có khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, do đó có thể tập trung vào hoạt động kinh

doanh mà không bị áp lực gánh nặng nợ chi phối. Tuy nhiên, lượng vốn ứ đọng ở
hàng tồn kho chiếm khá lớn, mà khoản này có tính thanh khoản thấp nên sẽ là điểm
trở ngại cho công ty trong việc cần nhu cầu vốn gấp để tham gia dự thầu, nắm bắt
các cơ hội kinh doanh, hay thu được chiết khấu thanh toán do thanh toán đúng và
sớm kỳ hạn. Vì thế, công ty phải xác định nhu cầu vốn bằng tiền hợp lý nhất đảm
bảo khả năng thanh toán ngay các khoản nợ tới hạn, nếu không công ty sẽ phải đi
vay chịu mức lãi suất cao, từ đó càng gia tăng hơn nữa rủi ro tài chính.
2.2.4.1.2. Tình hình quản lý các khoản phải thu
Trong hoạt động kinh doanh, việc chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn là điều
bình thường do luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối
tượng như nhà cung cấp, khách hàng… Điều làm các nhà quản trị doanh nghiệp lo
ngại là các khoản nợ dây dưa, khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu
hồi. Cho nên, để quản lý tốt, nhà quản trị không những phải thường xuyên theo dõi
sát sao các khoản nợ mà còn phải giữ các khoản này ở mức hợp lý nhằm đảm bảo uy
tín cho doanh nghiệp cũng như khả năng thu hồi nợ.
Với đặc điểm là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp, lắp đặt
các sản phẩm là những thiết bị điện tử, kỹ thuật, các máy móc nông, công nghiệp,…
với số lượng nhiều, giá trị lớn. Ngoài ra phải đối mặt cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác trên thị trường nên công ty cũng áp dụng phương thức cho khách hàng
trả chậm.
Vào thời điểm cuối năm, giá trị các khoản phải thu của công ty là 4.121.889.499
đồng, chiếm 20,83%, giảm 1.739.139.302 đồng so với đầu năm với tỷ lệ giảm là
29,67%. Việc giảm các khoản phải thu là do việc giảm phải thu của khách hàng. Phải
Nguyễn Thị Thúy Hằng

45

Lớp CQ 45/11.09



Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

thu của khách hàng giảm 3.133.651.691 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 66,91% so
với đầu năm. Nguyên nhân là do đối tác của công ty chủ yếu là các tổ chức cính trị xã hội, các dơn vị an ninh, quốc phòng như Bộ Công an, Tổng cục hậu cần, công an
Hà Nội, Công an Hải phòng,…nên việc thanh toán sau khi hoàn thành hợp đồng
thường diễn ra rất nhanh chóng. Các khoản phải thu thấp giúp cho công ty tiếp kiệm
được rất nhiều chi phí như chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, và đặc biệt là chi phí
trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt vốn của công ty. Như vậy, các khoản
phải thu của khách hàng giảm sẽ giúp cho công ty sẽ sử dụng vốn hiệu quả hơn.
Khoản trả trước người bán tăng 1.394.512.389 đồng, việc tăng khoản trả trước
cho người bán là cần thiết bởi thị trường thời kỳ này thay đổi bất thường, làm giá cả
biến động; mà công ty thường giao kết hợp đồng khoán với bên khách hàng nên việc
trả trước cho người bán giúp cho công ty có nguồn cung cấp đầu vào ổn định.. Mặt
khác, sự tăng lên này cũng có thể phản ánh một thực tế khác là công ty thường xuyên
thanh toán nợ với người bán chậm hơn nên họ yêu cầu một tỷ lệ đặt cọc lớn hơn.
Nếu như vậy, công ty cần chú ý hơn nữa nhằm đảm bảo uy tín, giảm vốn bị chiếm
dụng, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Nhìn chung, năm 2010 các khoản phải thu của công ty đã giảm đáng kể. Để
đánh giá chính xác hơn ta đi xem xét về công tác quản lý nợ phải thu thông qua chỉ
tiêu vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân.
Qua số liệu ở bảng 7 ta thấy, năm 2009 số vòng quay các khoản phải thu là 4,34
vòng thì đến năm 2010 công ty đã thực hiện được 4,85 vòng, tăng 0,51 vòng. Do số
vòng quay các khoản phải thu tăng đã làm cho kỳ thu tiền bình quân giảm 9 ngày ( từ
83 ngày xuống còn 74 ngày). Có nghĩa là công ty đã nhận được tiền trả nợ của khách
hàng sớm hơn 9 ngày; điều này đồng nghĩa với việc năm qua công ty đã thắt chặt
hơn chính sách tín dụng đối với khách hàng, công tác thu hồi nợ của công ty đã cải
thiện tốt. Công ty cần phát huy hơn nữa để giảm hơn nữa tỷ trọng của các khoản phải
thu, để càng thấp càng tốt.

Nguyễn Thị Thúy Hằng

46

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

Trên đây ta vừa nghiên cứu các khoản phải thu, là các khoản mà công ty cung cấp
tín dụng cho khách hàng, ngoài ra công ty còn là người được chiếm dụng vốn của
các nhà cung cấp. Để thấy được tình hình về các khoản phải thu và phải trả như thế
nào ta xem xét số liệu ở bảng 8.
Ta nhận thấy, vào cuối năm so với đầu năm thì các khoản phải thu giảm, còn các
khoản phải trả tăng lên. Năm 2009, số vốn công ty bị chiếm dụng là 5.861.028.801
đồng, còn số vốn mà công ty chiếm dụng được là 3.464.159.427 đồng; công ty đã
phải huy động thêm 2.396.869.374 đồng để bù đắp thêm vào sự thiếu hụt về vốn do
bị chiếm dụng. Tuy nhiên, đến năm 2010, thì số vốn công ty đi chiếm dụng được là
8.386.759.011 đồng, lớn hơn số vốn công ty bị chiếm dụng là 4.264.869.512 đồng.
Do đó, công ty có thể sử dụng các khoản vốn chiếm dụng chưa tới hạn thanh toán
như một nguồn bổ sung để tài trợ cho các nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn cho công
ty. Việc sử dụng tín dụng thương mại đối với công ty là tương đối thuận lợi, linh
hoạt hơn là đi vay, bởi công ty đã có quan hệ thường xuyên và khá lâu dài với các
nhà cung cấp. Tuy nhiên, công ty cần phải tính toán để sử dụng tín dụng thương mại
cho thật hợp lý và hiệu quả, nếu không thì sẽ làm cho chi phí sử dụng tín dụng
thương mại cao hơn, do các nhà cung cấp sẽ thắt chặt hơn các điều kiện trong việc
thực hiện hợp đồng như tiền phạt, thanh toán lãi trả chậm hay không được hưởng các
khoản chiết khấu thanh toán khi thanh toán tiền hàng trong thời hạn được hưởng

chiết khấu. Vì thế, công ty cần chú trọng hơn nữa công tác theo dõi, đôn đốc thu hồi
các khoản bị chiếm dụng để bổ sung thêm nguồn bù đắp kịp thời khi có các khoản
phải trả tới hạn thanh toán, đồng thời khống chế tỷ lệ các khoản phải trả ở mức hợp
lý để áp lực gánh nặng nợ không ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của công ty.
2.2.4.1.3. Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho
Nhằm đảm bảo cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được tiến hành liên tục không bị gián đoạn, các doanh nghiệp đều dự trữ một lượng
hàng tồn kho nhất định. Việc lưu giữ một lượng hàng tồn kho sẽ làm phát sinh các
chi phí. Vốn tồn kho càng lớn thì cành không thể sử dụng cho mục đích khác và làm
Nguyễn Thị Thúy Hằng

47

Lớp CQ 45/11.09


Chuyên đề thực tập

Học viện tài chính

tăng chi phí cơ hội của đồng vốn này. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
cung cấp, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật, điện tử, viễn thông, khoản mục hàng tồn kho
của công ty cũng chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm kỹ thuật riêng của ngành.
Qua số liệu bảng 5 ta thấy Hàng tồn kho là lượng vốn chiếm tỷ trọng cao nhất
trong vốn lưu động của công ty. Xét cả về mặt giá trị và tỷ trọng ở cả 2 năm 2009 và
2010 đều giảm, cụ thể: vào thời điểm đầu năm giá trị hàng tồn kho là 10.724.381.023
đồng, chiếm tỷ trọng 58,79% trong vốn lưu động, thì đến cuối năm giảm xuống còn
9.492.654.458 đồng, chiếm tỷ trọng 47,98%. (giảm 1.231.726.565 đồng, với tỷ lệ
giảm 11,49%). Việc giảm hàng tồn kho là biểu hiện tốt bởi dự trữ hàng tồn kho nhiều
sẽ làm tăng chi phí quản lý và làm ứ đọng vốn lưu động. Đây là loại tài sản có tính

thanh khoản thấp, khó chuydển đổi thành tiền, chính vì vậy, tỷ trọng trong vốn lưu
động càng lớn thì càng làm cho hệ số khả năng thanh toán nhanh càng thấp.
Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn tồn kho dự trữ cần phải phân
tích mối quan hệ giữa hàng tồn kho với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
thông qua các chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng
tồn kho.
Qua số liệu bảng 9 ta thấy, vòng quay hàng tồn kho của công ty cuối kỳ là 2,38
vòng tăng 0,87 vòng so với đầu năm, nên làm số ngày của một vòng quay giảm 87
ngày ( từ 238 ngày xuống còn 151 ngày). Điều này phản ánh tốc độ luân chuyển của
vốn lưu động nhanh hơn, hiện tượng vốn bị ứ đọng không sinh lời có xu hướng
giảm, vì thế đã làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên, số ngày của
một vòng quay hàng tồn kho vẫn đang còn lớn, công ty cần phải giảm hơn nữa để
đẩy mạnh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động.
Qua xem xét tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho ta thấy, giá vốn hàng
bán năm 2010 so với năm 2009 tăng 52,45% còn hần tồn kho bình quân năm 2010
giảm 3,21% so với năm 2009. Điều này là dễ hiểu, vì giá vốn hàng bán tăng rất
mạnh, không ổn định, nên công ty giảm tỷ lệ dự trữ hàng tồn kho để nhằm giảm rủi
ro về giá. Ngoài ra, giảm dự trữ hàng tồn kho còn làm giảm lượng vốn bị ứ đọng,
Nguyễn Thị Thúy Hằng

48

Lớp CQ 45/11.09


×