Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Các gải pháp để tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh cá thể theo phương pháp ấn định tại chi cục thuế quận hà đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.97 KB, 49 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Phần mở đầu:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước và là công cụ
quan trọng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã
hội, khuyến kích sản xuất phát triển. Với vai trò quan trọng và ngày càng
trở nên quan trọng, nhiều quốc gia trên thế giới đã rất coi trọng chính sách
thuế và các biện pháp quản lý thuế.
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta đã thực
hiện đổi mới kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ tập trung quan liêu bao
cấp sang cơ cấu kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Để phù
hợp với cơ chế quản lý mới, nước ta đã cải cách hệ thống chính sách thuế
và tổ chức lại ngành thuế, và áp dụng luật thuế GTGT.Luật thuế GTGT
được Quốc hội khoá 9 thông qua tại kỳ họp lần thứ 11 (từ ngày
02/04/1997 đến ngày 10/05/1997) và được áp dụng ngày 01/01/1999. Luật
thuế GTGT có nhiều ưu điểm như: phù hợp với hoạt động kinh tế thị
trường, khác phục tình trạng đánh thuế trùng, đảm bảo công bằng và
khuyến kích đầu tư phát triển…Qua 10 năm áp dụng, luật thuế GTGT đã
phát huy tốt những ưu điểm đó, đem lại hiệu quả rõ rệt trong thực tiễn
công tác quản lý thuế.
Trong cơ cấu kinh tế mới này có sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế cá thể. Kinh tế cá thể bao gồm
những đơn vị kinh tế hoạt động sản xuất chủ yếu dựa trên vốn và sức lao
động của từng hộ kinh doanh.
Trong thời gian vừa qua công tác quản lý thuế GTGT đối với các hộ
kinh doanh cá thể có những chuyển biến tích cực góp phần tăng thu ngân
sách cho nhà nước, hạn chế thất thu và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật
thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể. Song bên cạnh đó vẫn còn những
hạn chế như: tuy thất thu có giảm nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng không
SV: Hoàng Trường Giang

1



Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
quản lý hết các hộ kinh doanh, doanh thu tính thuế không sát thực tế, nợ
đọng thuế còn nhiều và đặc biệt là không khai thác hết tiềm lực thu để đạt
được mức thu thuế cao hơn.
Vì vậy, vấn đề cấp thiết đòi hỏi ngành thuế phải có những phương
pháp nghiên cứu và giải pháp phù hợp trong quản lý thuế GTGT đối với
các hộ kinh doanh cá thể.Công tác quản lý Thuế đối với các hộ kinh doanh
cá thể tại chi cục Thuế Quận Hà Đông cũng nằm trong tình trạng chung
đó. Qua thực tập tại chi cục Thuế Quận Hà Đông em xin mạnh dạn chọn
đề tài: “Các gải pháp để tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các hộ
kinh doanh cá thể theo phương pháp ấn định tại chi cục Thuế Quận
Hà Đông”. Đề tài tập trung phân tích thực trạng quản lý, từ đó chỉ ra hạn
chế và nguyên nhân của những bất cập còn tồn tại, đề xuất hướng giải
quyết và giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các
hộ kinh doanh cá thể nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong thực tiễn quản
lý.
Chuyên đề gồm 2 phần:
Phần 1: Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh
cá thể theo phương pháp ấn định tại Chi cục Thuế Quận Hà Đông.
Phần 2: Các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT
đối với các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp ấn định tại
Chi cục Thuế Quận Hà Đông.
Em xin chân thành cảm ơn TS Vương Thị Thu Hiền và các bác, các anh
chị trong Chi cục Thuế Quận Hà Đông đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
HÀ NỘI , ngày tháng năm 2011
Sinh viên


SV: Hoàng Trường Giang

2

Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Hoàng Trường Giang

SV: Hoàng Trường Giang

3

Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Phần 1:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH
DOANH CÁ THỂ THEO PHƯƠNG PHÁP ẤN ĐỊNH TẠI CHI CỤC
THUẾ QUẬN HÀ ĐÔNG
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy Chi cục Quận Hà
Đông
1.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Quận Hà Đông
Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ,
cách trung tâm Hà nội 11km về phía tây, quận Hà Đông là quận lớn thứ
hai của thủ đô Hà Nội chỉ sau quận Long Biên. Trước 2006, diện tích thị
xã Hà Đông là 16 km2 , dân số 9,6 vạn người.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị định số
23/2008/NĐ-CP, Hà Đông có có 4.791,40 ha diện tích tự nhiên và 198.687
nhân khẩu. Quận Hà Đông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của thành phố, là
vị trí thuận lợi cho các hoạt động giao thông buôn bán và kinh doanh, phát
triển công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Quận nằm dọc theo Quốc lộ 6
từ Hà Nội đi Hòa Bình, ngoài ra có quốc lộ 21B và đường 430 đi qua. Địa
giới hành chính: phía bắc giáp huyện Từ Liêm, huyện Hoài Đức, phía
đông giáp huyện Thanh Trì, phía đông bắc giáp một chút quận Thanh
Xuân, phía tây giáp các huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ, phía tây
nam giáp huyện Chương Mỹ, phía nam giáp các huyện Thanh Oai,
Chương Mỹ.
Trong những năm qua, với cơ chế quản lý khá thông thoáng, Nhà
nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thì hoạt động sản
xuất kinh doanh của quận khá sầm uất. Các thành phần kinh tế của quận
Hà Đông phát triển khá đa dạng từ kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân,
HTX cho đến kinh tế tư bản tư nhân hoạt động trong mọi ngành nghề lĩnh
SV: Hoàng Trường Giang

4

Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
vực. Với vị trí thuận lợi, diện tích hành chính rộng, dân số đông, quận Hà
Đông là nơi tập trung chợ Hà Đông, có 17 đơn vị hành chính phường, trên
300 cơ quan TƯ Thành phố và quận đóng trên địa bàn. Đây là điều kiện
thuận lợi về thị trường để các thành phần kinh tế hoạt động có tổ chức và
quy mô. Đặc biệt quận là nơi tập trung nhiều làng nghề lâu đời nổi tiếng
khắp cả nước như làng lụa Vạn Phúc, làng rèn Đa Sỹ,… Điều này có ảnh

hưởng rất lớn đến sự phát triển của các đối tượng kinh doanh chủ yếu trong
các ngành nghề: thủ công nghiệp, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ, vận tải,
du lịch....Hiện nay Hà Đông từ đô thị loại ba đã trở thành đô thị loại một có
vị trí quan trọng trong thành phố Hà Nội và cả nước. Nhiều khu dân cư mới
được hình thành, nhiều doanh nghiệp và các trường Cao đẳng, Đại học
được mở rộng trên địa bàn quận do đó các nghành nghề về xây dựng,
thương mại, kinh doanh bất động sản ngày càng thu hút được nhiều tầng lớp
tham gia tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các công ty trách
nhiệm hữu hạn phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Hà Đông cũng đã mở rộng hệ thống giao thông, nâng cấp sửa mới
các tuyến đường tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá giữa các vùng, thúc
đẩy sự phát triển của ngành thương mại dịch vụ. Công tác giáo dục, văn
hóa, xã hội của quận Hà Đông ngày càng phát triển. Nhìn chung điều kiện
sống và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Qua tìm hiểu điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội có thể thấy rõ thế
mạnh tiềm năng thu nhập, tiềm năng lao động, trình độ dân trí và điều kiện
sống của dân cư trên địa bàn quận Hà Đông. Trên cơ sở đó có thể khái
quát thế mạnh và cũng như hạn chế của từng yếu tố tác động đến sự phát
triển kinh tế mà cụ thể là tác động đến các doanh nghiệp, công ty trên địa
bàn quận Hà Đông.
1.1.2. Tổ chức bộ máy tại chi cục thuế Quận Hà Đông
Chi cục thuế quận Hà Đông là tổ chức trực thuộc cục thuế TP Hà
Nội, có trụ sở tại đường Tô Hiệu phường Hà Cầu, Hà Đông – TP Hà Nội.

SV: Hoàng Trường Giang

5

Lớp: CQ45/02.02



HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Chi cục Thuế quận Hà Đông được thành lập và đi vào hoạt động từ
năm 1990 với nhiệm vụ tổ chức bộ máy quản lý thu thuế công thương
nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh và các khoản thu khác trên địa bàn. Chi
cục Thuế Hà Đông được giao nhiệm vụ quản lý thu ngân sách trên địa bàn
quận Hà Đông với 17 đơn vị hành chính phường, số cán bộ Chi cục tại
thời điểm tháng 12/2010 là: 160 cán bộ, được tổ chức thành 13 đội thuế
trong đó có 5 đội thuế quản lý thu tại các phường và chợ Hà Đông còn lại
các đội thuế hoạt động tại Chi cục Thuế.
Căn cứ quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007 của Thủ
tướng chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Tổng cục thuế trực thuộc Bộ tài chính. Căn cứ quyết định
số 49/2007/QĐ- BTC ngày 15/06/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực
thuộc Tổng cục thuế; Theo quyết định số 504/QĐ- TCT của Tổng cục
thuế, thì bộ máy của Chi cục thuế Hà Đông đã được tổ chức lại cho phù
hợp với chức năng và nhiệm vụ mới.
Với tổng số 160 cán bộ công chức của Chi cục, trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại Chi cục thuế quận Hà Đông - Tp
Hà Nội, cơ cấu bộ máy của Chi cục bao gồm:
- Ban lãnh đạo Chi cục gồm 04 đồng chí (01 đồng chí Chi cục
trưởng và 03 đồng chí Phó Chi cục trưởng)
- Toàn chi cục có 13 đội thuế, trong đó có 08 đội chuyên môn, 04
đội thuế liên phường và 01 đội thuế chợ Hà Đông.
Lãnh đạo chi cục:
o 1 Chi cục trưởng: phụ trách chung, phụ trách trực tiếp đội hành
chính - ấn chỉ, tài vụ; đội kê khai – kế toán thuế - tin học – nghiệp vụ kế
toán.
SV: Hoàng Trường Giang


6

Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
o 1 Chi cục phó: phụ trách các khoản thu về đất; phụ trách trực tiếp
các đội tuyên truyền hỗ trợ, trước bạ và thu khác, phí và lệ phí.
o 1 Chi cục phó: phụ trách các khoản thuế NQD đối với các doanh
nghiệp; phụ trách trực tiếp các đội kiểm tra số 2, 3.
o 1 Chi cục phó: phụ trách các khoản thu quốc doanh; phụ trách
trực tiếp các đội thuế chợ Hà Đông; đội quản lý và cưỡng chế nợ thuế.
Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các đội chức năng như sau:
• Đội tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Chi cục trưởng tổ
chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ
người nộp thuế trong việc thực hiện pháp luật thuế.
• Đội kê khai – kế toán thuế - tin học -ấn chỉ: Giúp Chi Cục trưởng
tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán
thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống
trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm
ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.
• Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Chi Cục trưởng tổ
chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền
phạt đối với người nộp thuế trong phạm vi quản lý.
• Đội hành chính – tài vụ - ấn chỉ: Giúp Chi Cục trưởng tổ chứcthực
hiện về công tác hành chính, văn thư, lưu trữ;công tác quản lý nhân sự;
quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục thuế.
• Đội trước bạ và thu khác: Giúp Chi Cục trưởng quản lý thu lệ phí
trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các

khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản,phí, lệ phí và các
khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
• Đội kiểm tra số 1: Làm công tác kiểm tra nội bộ và kiểm tra hồ sơ
khai thuế đối với người nộp thuế theo phương pháp kê khai.
• Đội kiểm tra số 2: Kiểm tra hồ sơ khai thuế đối với các tổ chức.
• Đội kiểm tra số 3: Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
SV: Hoàng Trường Giang

7

Lớp: CQ45/02.02


HC VIN TI CHNH
4 i thu liờn phng: Qun lý, thu thu i vi h khoỏn v cỏc
ngun thu phỏt sinh trờn a bn phng.
i thu ch H ụng: Qun lý i vi cỏc h kinh doanh trờn ch H
ụng.
1.1.3. Cụng tỏc thu thu trờn a bn Qun H ụng nm 2010
Trong thi gian qua, Chi cc thu H ụng ó thc hin thnh cụng
nhim v trng tõm l t chc ch o v hon thnh xut sc nhim v
thu ngõn sỏch nh nc.
Năm 2010 là năm có nhiều thay đổi ảnh hởng đến tình hình quản lý
thu ngân sách.Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X, Nghị quyết Đảng bộ Hà Đông lần thứ 18, năm 2010 cũng là năm
Quận uỷ, HĐND, UBND quận đề ra nhiều chủ trơng, chuyên đề về phát
triển kinh tế- xã hội của quận. Những chủ trơng thu hút đầu t, trong đó tập
trung vào các dự án xây dựng các khu đô thị, chung c, khu công nghiệp đã
kích thích sự tăng trởng kinh tế trên địa bàn tạo nguồn thu cho ngân sách.
Một số khu đô thị đã hoàn chỉnh mở rộng thị trờng kinh doanh trên địa

bàn.
Chi cục thuế quận Hà Đông đợc sự song trùng lãnh đạo của Cục
thuế thành phố Hà Nội và quận Hà Đông, nhiệm vụ thu ngân sách trên địa
bàn quận Hà Đông với 17 đơn vị hành chính phờng, số cán bộ là 160 tính
đến ngày 31/12/2010 đợc chia thành 13 đội thuế trong đó có 5 đội thuế
quản lý thu tại các phờng và chợ Hà Đông, còn lại các đội thuế hoạt động
tại Chi cục Thuế.
Năm 2010, Chi cục Thuế Hà Đông đợc Cục thuế giao thu ngân sách
trên địa bàn dự toán là: 1.618,3 tỷ đồng.So với thực hiện 2009 bằng
29%.Trong đó tiền thu sử dụng đất 1.210 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75%; lệ
phí trớc bạ: 202 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12,2%, thuế CTN - DV -NQD là
150 tỷ đồng chiếm tỷ trọng9,3%,thuế thu nhập cá nhân 27 tỷ chiếm tỷ
SV: Hong Trng Giang

8

Lp: CQ45/02.02


HC VIN TI CHNH
trọng 1,7% ; các khoản thu khác 29,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng :1,8%.Tổng
thu cả năm toàn Quận thu đạt: 2.880 tỷ 137,8 triệu đồng đạt 178% dự toán,
so với thực hiện năm 2009 bằng51%.
Năm 2010, có 8/9 ch tiêu ựoc giao hoàn thành và hoàn thành vợt ch
tiêu

1.2. Thc trng qun lý thu GTGT i vi cỏc h kinh doanh cỏ th
np thu theo phng phỏp n nh trờn a bn qun H ụng
Trong cỏc loi hỡnh hot ng sn xut trờn a bn qun H ụng,
cỏc h kinh doanh cỏ th khụng phi l i tng kinh doanh ch yu,

song do tim lc thu ngy cng phỏt trin, li cú c im phự hp vi xu
hng phỏt trin ca t nc nhng nm gn õy, cụng thờm l nhng
mt trỏi d phỏt sinh trong cụng tỏc qun lý thu ca c quan thu cng
nh trong vic chp hnh thu ca i tng np thu; m cụng tỏc qun
lý thu i vi cỏc h kinh doanh cỏ th c ngnh thu núi chung v
Chi cc thu qun H ụng núi riờng ht sc chỳ trng. Hin nay trờn
ton qun H ụng cú khong 4000 h kinh doanh cỏ th nm ri rỏc khp
cỏc phng xó, ch. Trong s 17 phng xó, Nguyn Trói l phng cú s
h kinh doanh nhiu nht v cng l phng phỏt trin nht ca qun H
ụng. i vi cỏc ch, qun H ụng ch cú 1 ch ln, ú l ch H
ụng. Cỏc h kinh doanh hot ng ch yu trong 4 ngnh ngh: dch v,
n ung, kinh doanh v sn xut - l nhng ngnh ngh phự hp vi c
im kinh doanh nh l ca h kinh doanh, v c bit cú th trng tiờu
th rng ln, ng thi khụng ũi hi vn kinh doanh quỏ nhiu.
S phỏt trin ca cỏc h kinh doanh cỏ th trong qun H ụng ó
gúp phn ỏp ng nhu cu i sng vt cht, vn hoỏ ca nhõn dõn trong
qun, gúp phn thỳc y tr li i vi sn xut. S phỏt trin mnh m c
v s lng ln quy mụ, h kinh doanh cỏ th ó gúp phn tng thu Ngõn
SV: Hong Trng Giang

9

Lp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
sách Nhà nước và giải quyết việc làm cho nhân dân trong tỉnh. Song, với
số lượng hộ kinh doanh lớn và ngày càng tăng đã khiến cho công tác quản
lý thuế trở lên phức tạp, tạo điều kiện cho những hành vi vi phạm pháp
luật thuế nảy sinh và phát triển.

Vì vậy, để đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với các hộ
kinh doanh cá thể theo phương pháp ấn định trên địa bàn Quận Hà Đông
ta đi tìm hiểu những nội dung sau:
- Công tác quản lý đối tượng nộp thuế
- Công tác quản lý doanh thu hộ kinh doanh cá thể
- Công tác đôn đốc thu nộp thuế
- Công tác triển khai kế toán hộ kinh doanh cá thể
- Công tác thực hiện miễn giảm thuế
- Công tác thanh tra kiểm tra
1.2.1. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế
Quản lý đối tượng nộp thuế là khâu đầu tiên và cũng là một trong
những khâu quan trọng trong công tác quản lý thuế tại Chi cục. Nhằm đáp
ứng được mục tiêu bao quát nguồn thu, tránh thất thoát nguồn thu, và mục
tiêu kiểm tra tình hình thực hiện đúng pháp luật của khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh nói chung, kinh tế cá thể nói riêng, yêu cầu đặt ra cho Chi cục
phải quản lý tốt đối đối tượng nộp thuế đặt nền móng cho các khâu tiếp
theo.
Yêu cầu đặt ra trong quản lý đối tượng nộp thuế là các hộ kinh
doanh trên điạ bàn quận:
- Đưa hết số hộ thực tế kinh doanh vào diện quản lý thu thuế, không
phân biệt ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất kinh
doanh.
SV: Hoàng Trường Giang

10

Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

- Nắm được ngành nghề và quy mô kinh doanh của từng hộ kinh
doanh.
- Nắm được các biến động trong quá trình kinh doanh có liên quan
đến công tác quản lý thu thuế như thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh
doanh, thay đổi quy mô kinh doanh, đặc điểm kinh doanh…
* Công tác cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh:
Đội thuế nhận hồ sơ đăng ký thuế, vào sổ nhận hồ sơ và lập phiếu
hẹn. Đội thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, đối chiếu với các chỉ tiêu trên
tờ khai đăng ký thuế, trường hợp nếu phát hiện tờ khai đăng ký có sai sót
thì yêu cầu hộ kinh doanh chỉnh sửa tờ khai đăng ký thuế theo đúng quy
định. Sau khi kiểm tra hồ sơ đã hợp lệ, đội thuế chuyển ngay trong ngày
cho Tổ xử lý dữ liệu (có xác nhận).
Tổ xử lý dữ liệu nhập tờ khai đăng ký thuế vào máy vi tính và
truyền dữ liệu về Cục thuế. Cục thuế kiểm tra, xác nhận thủ tục cấp mã số
thuế cho từng hộ kinh doanh và chuyển kết quả về chi cục thuế. Tổ xử lý
dữ liệu lưu giữ hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh theo từng địa bàn và
Đội thuế.
Căn cứ vào mã số thuế do Cục thuế truyền về, Tổ xử lý dữ liệu in
Giấy chứng nhận đăng ký thuế của các hộ kinh doanh trình lãnh đạo Chi
cục ký. Tổ xử lý dữ liệu trả Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã ký trong
ngày cho Đội thuế. Đội thuế cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho từng
hộ kinh doanh và lập sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Tổ xử lý dữ liệu lập danh bạ hộ kinh doanh đã đăng ký thuế và đã
được cấp mã số thuế, đồng thời thông báo cho đội thuế phường, xã biết để
đội thuế đưa vào bộ thuế. Đội thuế có trách nhiệm phối hợp với chính
quyền địa phương, xã điều tra số hộ có sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để
đối chiếu với danh bạ do Tổ xử lý dữ liệu đã lập. Đối với các trường hợp có
SV: Hoàng Trường Giang

11


Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
biến động như: hộ mới ra kinh doanh, hộ nghỉ kinh doanh, hộ kinh doanh
đổi tên, di chuyển địa điểm kinh doanh… đội thuế hướng dẫn và đôn đốc để
hộ kê khai theo quy định, các thông tin thay đổi chuyển cho Tổ xử lý dữ
liệu để bổ xung chỉ tiêu thay đổi hoặc đóng mã số thuế theo quy định.
Tình hình quản lý hộ ấn định trên địa bàn quận Hà Đông được thể
hiện trên bảng số liệu sau:
Bảng 1: Công tác quản lý hộ ấn định thông qua công tác cấp mã
số thuế:
Năm

Số hộ

Số hộ

điều tra

có mã

thống kê

số

Số hộ quản lý

Số hộ mới đưa vào

quản lý

Số hộ thu thuế

Số hộ thu

môn bài

thuế GTGT

Hộ

Số thuế
(đồng)

2009

3.180

3.120

3.180

2.430

330

31.287.000

2010


3.408

3.378

3.408

2.655

402

38.125.000

Từ bảng số liệu trên cho thấy trong 2 năm vừa qua, tình hình quản
lý số hộ khoán tại chi cục đã có nhiều tiến triển:
- Công tác cấp mã số thuế: Qua công tác cấp mã số thuế, hàng năm
chi cục đã đưa thêm được nhiều hộ vào diện quản lý thuế. Năm 2009, chi
cục đã đưa thêm được 330 hộ, với số thuế 31.287.000 đ và năm 2010 là
402 hộ với số thuế là 38.125.000 đ.
Số hộ khoán được đưa vào diện quản lý thuế (được cấp mã số thuế)
tăng ở năm 2010 cụ thể:
+ Năm 2010 tăng 258 hộ so với năm 2009( tăng 8,11%)
SV: Hoàng Trường Giang

12

Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Số hộ kinh doanh quản lý thu thuế GTGT tăng và tăng với số lượng
không nhỏ năm 2010 tăng 326 hộ so với năm 2009( tăng 13,4%)
Từ tình hình thực tế cho thấy công tác quản lý đối tượng nộp thuế
tại chi cục đã có nhiều thành công, số hộ được cấp mã số thuế, số hộ thu
thuế GTGT và số hộ mới được đưa vào quản lý hàng năm đều tăng và tăng
với số lượng lớn, chênh lệch giữa các hộ theo điều tra thống kê và số hộ
được cấp mã số thuế không nhiều giúp hạn chế thất thu.
Ví dụ với số liệu năm 2010 từ bảng số liệu 1 số hộ quản lý thuế
GTGT chếm tỷ lệ 77,9% so với hộ quản lý môn bài và 78,59% so với số
hộ được cấp mã số thuế.
Trong khi đó số hộ thực tế kinh doanh nhưng chưa được cấp mã số
thuế rất thấp:
+ Năm 2009, số hộ chưa được cấp mã số thuế là 60 hộ.
+ Năm 2010, số hộ chưa được cấp mã số thuế là 30 hộ.
Nguyên nhân của sự bỏ sót này trong quá trình quản lý đối tượng
nộp thuế tại địa bàn quận là do:
- Hàng năm có nhiều hộ mới ra kinh doanh, chi cục thuế chưa quản
lý hết được.
- Số lượng hộ kinh doanh lớn, quy mô kinh doanh nhỏ lại nằm rải
rác khắp địa bàn thành phố.
- Có những hộ kinh doanh bán thời gian như bán đồ ăn sáng,
khuya,.., những hộ kinh doanh không có nơi kinh doanh cố định khiến chi
cục thuế khó quản lý được.
- Trình độ văn hoá, ý thức chấp hành pháp luật của các hộ kinh
doanh còn yếu, vì thế xẩy ra tình trạng có rất nhiều hộ ra kinh doanh
nhưng không đăng ký thuế.
SV: Hoàng Trường Giang

13


Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Tình trạng bỏ sót hộ kinh doanh không những gây khó khăn trong
công tác quản lý mã số thuế mà còn gây thất thu cho Ngân sách nhà nước.
Vì vậy chi cục thế cần đặc biệt chú trọng trong công tác quản lý đối tượng
nộp thuế.
Quá trình quản lý nghiêm ngặt của chi cục của chi cục Thuế quận
Hà Đông cùng với thực hiện kiểm tra,thống kê đôn đốc thường xuyên nên
đã giảm được tương đối tỷ lệ thất thu và bỏ sót ít các hộ kinh doanh.
* Công tác phân loại hộ kinh doanh:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý đối tượng nộp thuế, chi cục thuế thực
hiện phân loại hộ kinh doanh.
- Đối với các hộ kinh doanh nói chung, chi cục thuế phân loại theo
quy mô kinh doanh mà tiêu thức phân loại được căn cứ theo bậc môn bài.
Hộ kinh doanh có bậc môn bài 1, 2 được xếp vào hộ kinh doanh lớn, hộ
kinh doanh có môn bài bậc 3, 4 xếp vào hộ vừa, 5 và 6 là các hộ kinh
doanh nhỏ. Đối với các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
ổn định thường là những hộ kinh doanh nhỏ và vừa, có bậc thuế môn bài
cao.
Tình hình quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn qua công tác phân loại
theo bậc môn bài được thể hiện dưới bảng 2:

SV: Hoàng Trường Giang

14

Lớp: CQ45/02.02



HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Bảng 2 Phân loại hộ kinh doanh theo bậc môn bài
Năm

Số hộ bậc

Số hộ bậc

Số hộ bậc

Số hộ nộp

Số hộ nộp

môn bài 1, môn bài 3,

môn bài

thuế

thuế

2 (hộ kinh 4 (hộ kinh

5,6 (hộ

GTGT


GTGT

doanh

doanh

kinh

theo

theo

lớn)

vừa)

doanh

phương

phương

nhỏ)

pháp kê

pháp ấn

khai


định

2009

156

486

2.694

156

3,180

2010

171

624

2.784

171

3,408

Từ bảng số liệu ta thấy các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Hà
Đông các hộ trong mỗi chỉ tiêu phân loại của chi cục đều tăng:
+ Số hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khai trực
tiếp là các hộ có bậc môn bài 1, 2: năm 2010 tăng 15 hộ so với năm 2009,

chiếm tỷ lệ 9,61%
+ Số hộ khoán là các hộ kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, có bậc
môn bài 3, 4 và 5, 6: năm 2010 tăng 228 hộ(7,16%) so với năm 2009
(trong đó 138 hộ có bậc môn bài 3,4 và 90 hộ có bậc môn bài 5,6)
Nhìn chung qua công tác phân loại hộ kinh doanh trên địa bàn quản
lý của Chi cục ta thấy số hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp ấn
định còn ở mức trung bình . Các hộ kinh doanh ở mỗi bậc môn bài đều
tăng song tăng nhiều hơn là các hộ có bậc môn bài cao. Điều đó chứng tỏ
các hộ kinh doanh trên địa bàn đa phần là các hộ nhỏ lẻ, hoặc vừa có phổ

SV: Hoàng Trường Giang

15

Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
biến việc áp dụng ghi chép sổ sách, sử dụng hóa đơn chứng từ trong hoạt
động kinh doanh nhưng chưa được toàn bộ.
- Sau khi phân loại theo bậc môn bài, chi cục thuế tiếp tục phân loại
theo ngành nghề và phương thức quản lý.
Tại chi cục quận Hà Đông các hộ kinh doanh được phân loại thành
4 loại ngành nghề chủ yếu đó là: dịch vụ, ăn uống, kinh doanh và sản xuất.
Theo phương thức quản lý gồm có các hộ kinh doanh theo ấn định ổn
định và kê khai
Bảng 3: Phân loại hộ ấn định theo ngành nghề (năm 2010)
Ngành nghề

Số hộ


Tỷ trọng (%)

Dịch vụ

610

23

Ăn uống

266

10

Thương nghiệp

1619

61

Sản xuất

160

6

Tổng

2.655


100

Qua bảng số liệu phân loại hộ khoán theo ngành nghề ta thấy số hộ
khoán kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất
(chiếm 61 %), trong lĩnh vực sản xuất chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (chỉ có 6
%).
Các hộ ấn định kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp trên địa
bàn thành quận Hà Đông chủ yếu là các chủ cửa hàng buôn bán vừa và
nhỏ, nhưng chiếm một tỷ trọng lớn do đây là 1 Quận mới sát nhập vào
Thành Phố Hà Nội, trước đây là trung tâm của tỉnh Hà Tây(cũ) nên hoạt
động buôn bán rất phát triển.
Các hộ ấn định kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ do điều kiện sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
SV: Hoàng Trường Giang

16

Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
* Công tác quản lý hộ cá thể nghỉ kinh doanh:
Trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế, chi cục cũng đặc biệt
chú trọng tới công tác quản lý hộ cá thể nghỉ kinh doanh vì nó không
những ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng nộp thuế mà còn liên
quan trực tiếp đến công tác miễn giảm thuế.
Các hộ xin nghỉ phải có đơn nộp lên chi cục, chi cục lập danh sách
trình lãnh đạo và dự thảo thông báo miễn, giảm thuế. Đội thuế có trách
nhiệm giám sát tình trạng nghỉ của hộ kinh doanh để kịp thời phát hiện các

hành vi gian lận thuế như: xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế không nghỉ,
chưa hết thời gian nghỉ ghi trong đơn đã trở lại kinh doanh nhưng không
khai báo… Qua phúc tra nếu phát hiện vi phạm, tổ thanh tra - kiểm tra dự
thảo quyết định xử phạt trình lãnh đạo ký duyệt. Đội thuế có trách nhiệm
giao thông báo miễn giảm và quyết định xử lý cho hộ kinh doanh và đôn
đốc hộ kinh doanh thực hiện.
Thực tế tại chi cục thuế Quận Hà Đông cho thấy các hộ kinh doanh
nghỉ kinh doanh do các lý do sau: chuyển hướng ngành nghề kinh doanh,
thay đổi địa điểm kinh doanh, nghỉ để sát nhập hoặc chia tách, do điều
kiện kinh doanh gặp khó khăn…
Theo quy định thì hộ kinh doanh nghỉ từ 15 ngày trở lên được xét
giảm 50% thuế phải nộp của tháng, nếu nghỉ cả tháng thì được miễn nộp
thuế của tháng đó. Quy định này tạo điều kiện giải quyết khó khăn cho các
hộ kinh doanh trong trường hợp phải nghỉ do có lý do khách quan. Song
mặt khác nếu không quản lý tốt công tác miễn giảm thuế sẽ tạo kẽ hở cho
các hộ kinh doanh lợi dụng để gian lận thuế, gây thất thu cho Ngân sách
Nhà nước.
Thực tế hiện nay cho thấy mặc dù công tác kiểm tra hộ nghỉ kinh
doanh đã được đội thanh tra - kiểm tra phối hợp với các đội thuế tiến hành
SV: Hoàng Trường Giang

17

Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
chặt chẽ, thường xuyên. Song qua kiểm tra hàng năm chi cục thuế vẫn
phát hiện được đáng kể những hành vi gian lận và đã có những quyết định
xử lý truy thu và phạt đối với các hộ vi phạm.

Tình hình quản lý số hộ nghỉ kinh doanh trên địa bàn thành phố
được thể hiện trên bảng số liệu sau:
Bảng 4: Kết quả kiểm tra số hộ nghỉ kinh doanh
Năm

Số hộ nghỉ Số
kinh

hộ

doanh phạm

vi Tỷ lệ hộ vi Số thuế truy
phạm

thu và phạt

hoặc bỏ kinh
doanh
2009

837

2010

292

73
17


8,7 %

20.028.000

5,8 %

4.708.000

Từ bảng số liệu trên ta thấy: năm 2009 tỷ lệ hộ có đơn xin nghỉ
nhưng vẫn tiến hành kinh doanh là 8,7%; năm 2010 tỷ lệ này giảm xuống
còn 5,8 %. Qua đó cho thấy tình hình quản lý hộ kinh doanh, đặc biệt là
tình hình kinh doanh của các hộ nằm trong chính sách miễn giảm thuế
được chi cục rất quan tâm và đem lại kết quả cao. Song mặc dù vậy tình
hình vi phạm này vẫn còn tồn tại gây ra thất thu thuế, không đảm bảo công
bằng trong cạnh tranh và làm giảm ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các
đối tượng khác.
Nguyên nhân:
- Các hộ ấn định thường là các hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, vốn
đầu tư ít, buôn bán vụn vặt nhỏ lẻ. Vì vậy quá trình hoạt động kinh doanh
của hộ khoán có thể dừng lại bất cứ lúc nào mà không để lại ảnh hưởng
quá lớn, và cũng có thể quay lại hoạt động bất cứ lúc nào.

SV: Hoàng Trường Giang

18

Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

- Ý thức chấp hành pháp luật thuế của các hộ kém, có những hành
vi cố ý tránh và trốn thuế.
- Lợi dụng khó khăn của chi cục thuế trong quản lý hộ với số lượng
quá đông nằm rải rác khắp địa bàn với nhiều hình thức kinh doanh khác
nhau.
- Chi cục thuế chưa có các biện pháp kiểm tra triệt để, chưa có
những biện pháp xử lý phù hợp, chưa nghiêm minh.
Vì vấn đề này liên quan trực tiếp đến nguồn thu ngân sách nhà nước
và để cao tính nghiêm minh của pháp luật, chi cục cần cố gắng hơn nữa để
giảm thiểu tối đa số lượng hộ vi phạm.
1.2.2. Công tác quản lý doanh thu hộ kinh doanh cá thể
Doanh thu của các hộ kinh doanh là cơ sở để xác định số thuế phải
nộp, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa các hộ kinh doanh. Vì vậy,
để nâng cao công tác quản lý thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh cá thể,
yêu cầu đặt ra không chỉ quản lý tốt đối tượng nộp thuế mà còn cần phải
quản lý tốt doanh thu kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể. Việc quản
lý chặt chẽ doanh thu của hộ kinh doanh, đặc biệt là các hộ lớn có ý nghĩa
quyết định đến việc hoàn thành dự toán thu, và tăng cường động viên vào
ngân sách.
Yêu cầu của việc quản lý doanh thu kinh doanh:
- Đảm bảo quản lý sát doanh thu thực tế phát sinh.
- Đảm bảo công bằng và bình đẳng giữa các hộ kinh doanh.
- Đảm bảo dân chủ, công khai.
Việc quản lý doanh thu của các hộ kinh doanh cá thể theo phương
pháp ấn định ổn định được thực hiện với hộ mới ra kinh doanh, hộ đang
kinh doanh:
SV: Hoàng Trường Giang

19


Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Hộ kinh doanh nộp tờ kê khai doanh thu cho đội thuế, đội thuế vào
sổ nhận hồ sơ theo mẫu số 01/HKD.
Đội thuế chọn một số hộ kinh doanh đại diện ngành nghề, bậc môn
bài để điều tra doanh thu điển hình làm căn cứ đánh giá tính chính xác của
các tờ khai do hộ tự kê khai. Doanh thu thực tế thu được phải lập thành
biên bản có ký xác nhận giữa đại diện đoàn kiểm tra và chủ hộ kinh doanh,
và phản ánh theo mẫu 04/HKD.
Việc quản lý doanh thu các hộ cá thể theo phương pháp ấn định ổn
định rất phức tạp, các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo doanh số ấn định
của Chi cục thuế, để xác định được mức doanh số ấn định đó phải trải qua
nhiều bước và nhiều bộ phận cùng tham gia. Phương pháp này có ưu điểm
đơn giản trong việc tính thuế, tạo được sự ổn định cho cả đối tượng nộp
thuế và chi cục. Song bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều nhược điểm như:
mang tính áp đặt, thiếu công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế, khó theo
sát được tình hình biến động của giá cả, tình hình sản xuất kinh doanh của
đối tượng nộp thuế nên thu thuế không sát với tình hình thực tế.
Từ thực tế ta có thể thấy vấn đề thường nẩy sinh trong quản lý thuế
GTGT đối với các hộ ấn định: doanh thu tính thuế GTGT ấn định không
thống nhất với doanh thu quản lý thuế môn bài, thường thì doanh thu tính
thuế GTGT nhỏ hơn nhiều so với doanh thu tính thuế môn bài. Tuy vấn đề
này là vấn đề chung của hầu hết các cơ quan thuế nhưng nó cũng thể hiện
sự khập khiễng trong xác định doanh thu tính thuế.
Tình hình quản lý doanh thu hộ ấn định trên địa bàn quận Hà Đông
được thể hiện dưới bảng 5:

Bảng 5: Quản lý thuế đối với hộ ấn định ổn định:


SV: Hoàng Trường Giang

20

Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Số hộ ghi thu thuế

2.430

2.655

Doanh thu

34.588.766.900

39.560.345.900

Thuế

1.495.834.100


1.681.697.521

Doanh thu bình

14.234.060

14.900.318

615.569

633.407

GTGT

quân/hộ
Thuế bình quân/hộ

Từ bảng số liệu ta thấy doanh thu từ năm 2009, doanh thu năm 2010
có sự biến động lớn: tăng 4.971.579.000đ(14,3%) , làm số thuế thu được
tăng 185.863.421đ (12,42%), trong khi đó mức thuế bình quân hộ tăng
17.838đ(2,89%) là do có sự tăng đáng kể số hộ kinh doanh vừa (225 hộ).
* Công tác ấn định doanh thu:
Theo quy định, căn cứ để ấn định doanh thu là tài liệu điều tra của
cơ quan thuế hoặc doanh thu các hộ kinh doanh cùng ngành nghề cùng
quy mô. Do đó căn cứ vào tài liệu điều tra của một số hộ kinh doanh điển
hình, đội thuế ấn định doanh thu tính thuế cho các hộ kinh doanh khác
kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô với hộ điều tra. Mức ấn định
phải bằng mức điều tra.
Một số nguyên nhân gây ra chênh lệch giữa doanh thu tính thuế và

doanh số phát sinh thực tế:
- Doanh thu điều tra để tính thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh
chưa có cơ sở chính xác, còn mang nặng tính hình thức, máy móc, đồng
thời còn theo kiểu hiệp thương hai bên dẫn đến căn cứ ấn định thuế hộ
kinh doanh phải nộp còn hạn chế.
SV: Hoàng Trường Giang

21

Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
- Các biện pháp mạnh đối với các hộ kinh doanh thực hiện chưa triệt
để đủ để tạo nên chuyển biến ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của các hộ.
- Một số quy định chưa rõ ràng trong việc quy định căn cứ tính thuế,
cách làm chưa được quy định cụ thể.
Trong thực tiễn, việc quy các hộ kinh doanh vào cùng một quy mô
cũng chỉ mang tính tương đối, mức độ kinh doanh còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khách quan khác; vì vậy, khi ấn định doanh thu cụ thể của
từng hộ kinh doanh cần xem xét thêm một số điểm để điều chỉnh cho phù
hợp với thực tế, đó là:
+Quy mô kinh doanh.
+ Địa điểm kinh doanh có thuận lợi hay không thuận lợi.
+ Lợi thế riêng trong kinh doanh như kỹ năng giao tiếp của chủ hộ
kinh doanh, thời gian kinh doanh…
* Công tác rà soát, điều chỉnh lại doanh thu:
Căn cứ vào tờ kê khai và kết quả điều tra doanh thu thực tế của hộ
kinh doanh, đội thuế lập danh sách hộ kinh doanh, dự kiến doanh thu từng
hộ theo mẫu 05/HKD. Đội thuế phải niêm yết công khai doanh thu dự

tính, căn cứ vào ý kiến đóng góp của đại diện hộ kinh doanh, đội thuế điều
chỉnh lại những trường hợp bất hợp lý sau đó chuyển Hội đồng tư vấn thuế
tham gia và có ý kiến xác nhận, nếu Hội đồng tư vấn không chấp nhận thì
báo cáo lãnh đạo chi cục quyết định.
Kết quả doanh thu dự tính thu được đội thuế lấy làm căn cứ để tính
thuế. Trong quá trình kinh doanh nếu doanh thu tăng hoặc giảm 25% thì
đội thuế yêu cầu kê khai lại và ấn định lại doanh thu tính thuế.
Mặc dù vậy công tác rà soát điều chỉnh lại doanh thu ở chi cục thuế
vẫn chưa đạt được kết quả cao: số lượt hộ được điều chỉnh còn thấp so với
SV: Hoàng Trường Giang

22

Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
số hộ công bố ổn định thuế, còn nhiều hộ từ 2-3 năm nay vẫn chưa xem
xét lại mức doanh thu nên nhìn chung vẫn chưa bao quát hết doanh thu
thực tế phát sinh (mức doanh thu khoán nhỏ hơn mức doanh thu thực tế
kinh doanh).
* Điều tra doanh thu hộ khoán theo ngành nghề:
Bảng 6: Kết quả điều tra doanh thu hộ ấn định theo ngành nghề(năm
2010):

Ngành nghề

Số hộ

Dịch vụ


610

Tỷ lệ

Doanh thu

Doanh thu điều

Chênh lệch

khoán (đồng)

tra (đồng)

(đồng)

9.307.672.640

11.455.520.10

2.147.847.460

81,25%

khoán/điều
tra

0
Ăn uống


266

3.200.455.270

6.183.129.050

3.980.836.270

51,76 %

Thương nghiệp

1619

24.923.017.920 31.067.122.20

6.144.104.280

80,22%

0
Sản xuất

160

2.129.200.070

3.185.515.550


1.056.315.480

66,84%

Tổng

2.655

39.560.345.90 51.724.322.90

12.163.977.00

76,48%

0 0

0

Từ bảng kết quả điều tra doanh thu trên tổng số 2.655 hộ khoán trên
địa bàn tỉnh cho thấy chênh lệch giữa doanh thu khoán và doanh thu điều
tra khá lớn: 12.163.977.000đ, doanh thu khoán chỉ đạt 76,48% so với
doanh thu điều tra, đặc biệt là với ngành ăn uống doanh thu ấn định chỉ
bằng 51,76% so với doanh thu điều tra, trong khi đó doanh thu điều tra
dịch vụ ăn uống của chi cục thuế thường thấp hơn so với doanh thu thực tế
của các hộ kinh doanh ăn uống kê khai.
Ví dụ tiêu biểu của một số hộ kinh doanh có chêch lệch lớn:
SV: Hoàng Trường Giang

23


Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Doanh thu

Doanh thu điều

khoán (đồng)

tra (đồng)

Hộ kinh doanh

Địa chỉ

Ngành nghề

Lê Mạnh Hùng

233 Quang Trung

Ăn uống

10.560.000

35.880.000

Ăn uống


5.965.710

16.724.730

Nguyễn Thị Hà

7 Trần Phú

Nguyên nhân:
- Địa bàn kinh doanh, diện tích kinh doanh, các phòng ăn, bàn ăn, số
lượng công nhân phục vụ trong quán ăn thường có thể dễ dàng thay đổi.
- Số lượng khách đến ăn chỉ tập trung ở một số thời điểm, vì vậy có
những lúc đông khách cũng có những lúc vắng khách.
- Các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống thường không xuất hóa
đơn.
Như vậy, tình trạng thất thu doanh thu ấn định trên địa bàn quận còn
nhiều và phổ biến ở tất cả các ngành nghề.
1.2.3. Công tác đôn đốc thu nộp thuế
Đôn đốc thuế là khâu quan trọng, đảm bảo thu sát thực tế số thuế
trên địa bàn vào Ngân sách Nhà nước. Các đội thuế, đặc biệt là các đội
thuế liên phường, xã; đội thuế chợ... có trách nhiệm đôn đốc các hộ kinh
doanh nộp thuế đảm bảo đúng thời hạn và sát số thuế phát sinh và đúng
thời hạn quy định.
* Tình hình đôn đốc thu nộp thuế:
Tình hình đôn đốc thu nộp thuế GTGT đối với các hộ khoán trên địa
bàn quận được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 7: Tình hình đôn đốc thu nộp thuế
ĐV: Đồng
SV: Hoàng Trường Giang


24

Lớp: CQ45/02.02


HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Số thuế thực

Năm Số thuế ghi thu

2009

2010

nộp

Tỷ lệ
nộp

Tỷ lệ
Số thuế nợ

nợ

đọng

đọng

(%)


10.485.900.00

10.185.324.00

97,13

0

0

%

11.540.370.00

11.331.600.00

98,19

0

0

%

(%)
300.576.000

2,54 %


208.770.000

1,81 %

Căn cứ vào kết quả quản lý, số thuế ghi thu và số thực thu cho thấy
số thuế quản lý hàng năm đều tăng, năm sau tăng cao so với năm trước (và
đều trên 96.5%). Đồng thời tỷ lệ nợ đọng đã giảm dần, năm sau đọng ít
hơn năm trước. Các hộ thực hiện nghĩa vụ thuế rất cao làm cho số thuế
thực thu cao, chi cục đã có cố gắng trong công tác đôn đốc thu nộp thuế
làm cho tỷ lệ thuế tồn đọng thấp và giảm dần: năm 2009 tỷ lệ nợ đọng là
2,54%, sang năm 2010 tỷ lệ nợ đọng chỉ còn 1,81 %.
Xét về số hộ khoán nợ đọng các năm cũng giảm dần:
- Năm 2009: Số hộ khoán đọng thuế là 765 hộ, trong đó chỉ có 107
hộ có khả năng thu nợ với số thuế là 19.186.000đ và 658 hộ trong tình
trạng trong tình trạng không có khả năng thu hồi thuế với số thuế là
126.222.000đ.
- Năm 2010: Số hộ khoán nợ đọng thuế là 630 hộ, nhưng trong đó
chỉ có 98 hộ có khả năng thu nợ với số thuế là 16.026.000đ, và 532 hộ
trong tình trạng không có khả năng thu hồi với số thuế là 100.435.000đ.
Năm 2010 đã giảm được 135 hộ khoán nợ đọng tương ứng với tỷ lệ
17,64% , số hộ trong tình trạng không có khả năng thu hồi thuế cũng giảm
126 hộ tương ứng với tỷ lệ 19,1%.

SV: Hoàng Trường Giang

25

Lớp: CQ45/02.02



×