BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
------- ***-------
LÊ THỊ BÍCH THÚY
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG DẠY HỌC
SÁNG TẠO Ở TRƢỜNG THCS QUẬN NAM TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
------- ***-------
LÊ THỊ BÍCH THÚY
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG
DẠY HỌC SÁNG TẠO Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành
: Quản lý giáo dục
Mã số
: 60140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ĐÌNH MẠNH
HÀ NỘI - 2015
1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em đƣợc bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy
giáo, cô giáo đã mang hết tâm huyết, kiến thức của mình giảng dạy, truyền đạt cho
em trong suốt quá trình học cao học tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
Với tình cảm chân thành nhất em xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo, TS.
Nguyễn Đình Mạnh đã giảng dạy, chỉ bảo hƣớng dẫn em rất nhiều trong suốt thời
gian em làm Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm, Hiệu trƣởng
các trƣờng THCS quận Nam Từ Liêm và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về tƣ liệu để
tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2015
Tác giả
Lê Thị Bích Thúy
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi
sự
ệc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2015
Tác giả
Lê Thị Bích Thúy
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................2
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
MÔI TRƢỜNG DẠY HỌC SÁNG TẠO Ở TRƢỜNG THCS
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI....................................................12
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................12
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí hoạt động xây dựng môi trƣờng
dạy học khuyến khích sự sáng tạo.............................................................................24
2.1. Sơ qua về tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục quận Nam Từ Liêm ................28
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ..........................................................................29
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng
dạy học khuyến khích sự sáng tạo ở trƣờng THCS quận Nam Từ Liêm
thành phố Hà Nội ......................................................................................................31
2.3.1. Thực trạng môi trường dạy học khuyến khích sự sáng tạo ở trường THCS
quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội ......................................................................31
2.3.2. Thực trạng hoạt động xây dựng môi trường dạy học khuyến khích
sự sáng tạo ................................................................................................................43
2.3.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học
khuyến khích sự sáng tạo ..........................................................................................45
2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng
dạy học khuyến khích sự sáng tạo của Hiệu trƣởng trƣờng THCS quận Nam Từ
Liêm, thành phố Hà Nội. ...........................................................................................50
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG
DẠY HỌC KHUYẾN KHÍCH SỰ SÁNG TẠO Ở TRƢỜNG THCS CÔNG LẬP
QUẬN NAM TỪ LIÊM, TP HÀ NỘI ......................................................................54
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................54
3.2. Biện pháp cụ thể .................................................................................................56
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp. .......................................................................75
4
3.4. Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý xây dựng môi
trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo bằng phƣơng pháp chuyên gia. ..............77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................90
PHỤ LỤC .................................................................................................................98
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá tầm quan trọng các yếu tố môi trƣờng vật chất .........................37
Bảng 2.2. Các mức đáp ứng các yếu tố về môi trƣờng vật chất của các trƣờng
tham gia khảo sát ...................................................................................................... 39
Bảng 2.3. Đánh giá tầm quan trọng các yếu tố tinh thần ..........................................41
Bảng 2.4. Các mức đáp ứng các yếu tố về môi trƣờng tinh thần của các trƣờng
tham gia khảo sát .......................................................................................................43
Bảng 2.5. Mức độ học sinh thích môi trƣờng học tập...............................................45
Bảng 2.6. Mức độ đáp ứng nhu cầu của học sinh về môi trƣờng học tập sáng tạo ..47
Bảng 2.7. Các mức độ về sự quan tâm xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích
sự sáng tạo của trƣờng tham gia khảo sát .................................................................48
Bảng 2.8. Tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng
dạy học khuyến khích sự sáng tạo ở trƣờng THCS ..................................................50
Bảng 2.9.Tầm quan trọng của các biện pháp quản lí xây dựng môi trƣờng dạy học
khuyến khích sự sáng tạo ở trƣờng THCS ................................................................50
Bảng 2.10. Đánh giá hiệu quả thực hiện những biện pháp quản lý xây dựng môi
trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo ở trƣờng tham gia khảo sát .....................52
Bảng 2.11. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến chất lƣợng quản lý hoạt động
xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo........................................ 55
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động
xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo ở trƣờng THCS quận Nam
Từ Liêm, thành phố Hà Nội theo ý kiến chuyên gia. ..........................................
86
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo ở trƣờng THCS quận Nam
Từ Liêm, thành phố Hà Nội theo ý kiến chuyên gia. ................................................88
Bảng 3.3. Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo ở trƣờng THCS
quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.....................................................................83
6
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa của từ
STT
Từ viết tắt
1
CBQL
2
ICT
3
CSVC
4
GD&ĐT
5
GV
6
GVCN
7
HS
8
HĐND
Hội đồng nhân dân
9
PHHS
Phụ huynh học sinh
10
QLGD
Quản lý giáo dục
11
TP
12
THCS
Trung học cơ sở
13
UBND
Ủy ban nhân dân
14
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
Cán bộ quản lý
Công nghệ thông tin truyền thong
Cơ sở vật chất
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên
Giáo viên chủ nhiệm
Học sinh
Thành phố
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của hội nghị lần thứ
VIII Ban chấp hành Trung ƣơng (khóa XI) và các chƣơng trình kế hoạch của thành
phố Hà Nội về: “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN
và hội nhập quốc tế”, có thể khẳng định rằng, việc đổi mới quản lý giáo dục sẽ góp
phần quyết định vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo
nƣớc ta. Trƣớc hết, cần phải tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo, coi
trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng
lập nghiệp cho học sinh, sinh viên…Muốn vậy, phải đổi mới cơ chế tài chính trong
giáo dục, thực hiện kiểm định chất lƣợng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học, xây
dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với gia đình
và xã hội. Một trong những giải pháp đƣợc đƣa ra là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học; khắc phục lối truyền thụ áp
đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích
tự học, tạo cơ sở đề ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển
năng lực…”
Nhƣ vậy, để đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo
dục, đào tạo thì ở mỗi cấp học, mỗi nhà trƣờng cần phải xây dựng môi trƣờng dạy
học khuyến khích sự sáng tạo để giáo viên, học sinh phát huy đƣợc tính tích cực,
chủ động, năng lực sáng tạo của bản thân. Sáng tạo trong trƣờng học sẽ không thể
có đƣợc nếu nhà quản lí không có biện pháp quản lí hoạt động xây dựng môi trƣờng
dạy học khuyến khích sự sáng tạo.
1.2.Cơ sở thực tiễn
Huyện Từ Liêm cũ là một vùng ven đô, có gần một nghìn năm gắn bó với sự
phát triển thăng trầm của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, có truyền thống hiếu
8
học, có nhiều học sinh đạt giải Quốc gia và Quốc tế. Thực hiện Nghị quyết
132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về việc: “Điều chỉnh địa giới hành
chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận thuộc địa bàn thành phố Hà Nội”, quận
Nam Từ Liêm chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/4/2014. Toàn quận hiện
nay có 8 trƣờng THCS công lập, 7 trƣờng dân lập.
Trong những năm qua, Thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khóa VIII) và các chủ
trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục, đào tạo
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đƣợc sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của
thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội, Huyện Từ Liêm trƣớc đây, Quận ủy – HĐND –
UBND quận Nam Từ Liêm ngày nay; sự nghiệp GD&ĐT quận Nam Từ Liêm đã và
đang phát triển; Quy mô giáo dục tiếp tục đƣợc phát triển. Các loại hình trƣờng, lớp
đã và đang phát triển đa dạng, phong phú. Công tác xây dựng CSVC và xây dựng
trƣờng đạt chuẩn Quốc gia đƣợc quan tâm. Công tác đổi mới trong giảng dạy đƣợc
coi trọng. Công tác quản lý đã tạo nên những bƣớc chuyển biến mới. Để đáp ứng
yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của giáo dục, đa số các nhà trƣờng đều quan tâm đầu
tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm phát huy sự
sáng tạo của thầy và trò. Môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo ở các trƣờng
THCS công lập quận Nam Từ Liêm đã đƣợc quan tâm xây dựng nhƣng vẫn chƣa
đáp ứng đƣợc với thực tế đòi hỏi. Vì vậy, nhà quản lí giáo dục cần phải tìm ra
những biện pháp quản lí xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo
trong các nhà trƣờng. Đây chính là một bài toán đối với các nhà quản lí giáo dục ở
Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Quản lí
hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo ở trường THCS quận Nam Từ
Liêm, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn về môi trƣờng dạy học sáng tạo, đề tài sẽ đề
xuất các biện pháp quản lí hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự
sáng tạo ở trƣờng THCS công lập quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
9
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu: biện pháp quản lí hoạt động xây dựng môi trƣờng
dạy học sáng tạo ở trƣờng THCS Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lí hoạt động xây dựng môi trƣờng
dạy học khuyến khích sự sáng tạo của Hiệu trƣởng trƣờng THCS .
4. Giả thuyết khoa học.
Môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo ở các trƣờng THCS công lập
quận Nam Từ Liêm đã đƣợc quan tâm xây dựng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc với
yêu cầu thực tế. Dựa vào kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, có thể đề xuất
đƣợc các biện pháp quản lí hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sáng
tạo, góp phần phát triển năng lực sáng tạo của giáo viên và học sinh, nhằm từng bƣớc
nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng THCS quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận: quản lý, hoạt động quản lý, hoạt động
xây dựng, môi trƣờng, môi trƣờng dạy học, môi trƣờng dạy học khuyến khích sự
sáng tạo, vai trò của quản lí hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích
sự sáng tạo đối với chất lƣợng giáo dục ở trƣờng THCS quận Nam Từ Liêm, thành
phố Hà Nội.
5.2. Thực trạng quản lí hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích
sự sáng tạo ở các trƣờng THCS công lập quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học
khuyến khích sự sáng tạo ở trƣờng THCS công lập quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
6.1.Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Môi trường dạy học khuyến khích sự
sáng tạo
6.2. Giới hạn về chủ thể quản lí: Hiệu trƣởng trƣờng THCS
6.3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: chỉ nghiên cứu các biện pháp quản lí
hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo thuộc lĩnh vực
10
môi trƣờng vật chất (khung cảnh sƣ phạm, phòng học, phƣơng tiện dạy học) và môi
trƣờng tinh thần (bầu không khí tâm lí).
6.4. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: chỉ nghiên cứu ở 8 trƣờng THCS công
lập quận Nam Từ Liêm.
6.5. Giới hạn về khách thể điều tra:
- Cán bộ quản lí (Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng)
- Giáo viên (Bao gồm giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn)
- Học sinh: các trƣờng THCS nghiên cứu:
6.6. Số liệu thống kê: lấy số liệu thống kê 3 năm học gần đây
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Các phƣơng pháp sau đƣợc phối hợp sử dụng
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc tài liệu nghiên cứu, thu thập, tổng
hợp thông tin, phân tích xử lí thông tin…
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1.Phương pháp quan sát.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: đƣợc sử dụng để tìm hiểu thực
trạng môi trƣờng dạy học sáng tạo, công tác quản lí hoạt động xây dựng môi trƣờng
dạy học sáng tạo của Hiệu trƣởng.
7.2.3. Phương pháp trao đổi, phỏng vấn sâu: đƣợc sử dụng để thu thập thêm
thông tin về thực trạng công tác quản lí hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học
sáng tạo của Hiệu trƣởng.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia: đƣợc sử dụng để lấy ý kiến về những vấn đề
có liên quan đề tài.
7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: đƣợc sử dụng để đúc rút các kinh
nghiệm quản lí tốt về hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học sáng tạo.
7.2.6. Phương pháp toán thống kê: đƣợc sử dụng để xử lí số liệu thu thập đƣợc
trong đề tài nghiên cứu, trên cơ sở đó rút ra các nhận xét khoa học về quản lí hoạt
động xây dựng môi trƣờng...
11
8. Dự kiến cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn có 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của đề tài.
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến
khích sự sáng tạo ở trƣờng THCS công lập quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Chƣơng 3. Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến
khích sự sáng tạo ở trƣờng THCS quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
MÔI TRƢỜNG DẠY HỌC SÁNG TẠO Ở TRƢỜNG THCS
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về môi trường dạy học, môi trường dạy
học khuyến khích sự sáng tạo
1.1.1.1 Ở nước ngoài.
Chúng ta biết rằng, nếu không có tƣ duy và kĩ năng sáng tạo thì con ngƣời khó
hòa nhập và phát triển trong thế giới biến đổi mau chóng ngày nay. Chính vì vậy
trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về môi trƣờng khuyến khích sự phát
triển sáng tạo trong dạy học của các nƣớc có nền giáo dục tiên tiến. Có thể kể đến
một số công trình, sách và bài viết liên quan trong lĩnh vực này:
- R.R. Singh, nền giáo dục của thế kỉ XXI – những triển vọng của Châu á –
Thái Bình Dƣơng, Hà Nội 1994 (tài liệu dịch)
- Marvin Bartel (2004), Khuyến khích tƣ duy sáng tạo với các câu hỏi nhận
thức, website www.Iferd.edu.vn.
- Marvin Bartel (2008), Dạy học sáng tạo, website www.Iferd.edu.vn.
- Walton A.P, (2003) “Các tác động của các yếu tố cá nhân về sự sáng tạo”,
Tạp chí Quốc tế Hành vi kinh doanh và nghiên cứu, - Torrance, 2005, tr. 312
- Teresa M Amabile, Mukti Khaire, “Sáng tạo và vai trò của lãnh đạo” Tăng
trƣởng Vol. 36 số 3 tháng 12 năm 2008
Theo tổ chức Parnership, cơ sở vật chất nhà trƣờng ở thế kỉ XXI phải có đầy
đủ các phƣơng tiện dạy học với nguồn tài nguyên kiến thức phong phú để học sinh
khám phá, tìm hiểu để phát triển hết các khả năng và các năng lực sáng tạo của bản
thân. Torrance định nghĩa khái niệm môi trƣờng nhƣ là “Một trong những yếu tố
liên quan đến việc hấp thụ, nghe, phản kháng lại những lời chỉ trích là nhạo báng,
khích động, thiếu sự phản hồi. Môi trƣờng đó đòi hỏi sự nỗ lực trung thực để học
hỏi và có các phần thƣởng để khuyến khích nhân viên tổ chức đó tiếp tục nỗ lực tập
trung vào tiềm năng hơn là chỉ tiêu” Torrance, (2005, tr. 312).
13
Các tác giả đã chỉ ra môi trƣờng sáng tạo cần thiết cho sự phát triển sáng tạo của
mỗi cá nhân. Môi trƣờng đó có không gian cho học sinh học tập, hoạt động phát triển
sự sáng tạo và có sự khích lệ của giáo viên. Các công trình nghiên cứu cho rằng, trên
thực tế nhiều trƣờng học đã có giải pháp xây dựng môi trƣờng dạy học sáng tạo. Các
giải pháp xây dựng môi trƣờng sáng tạo trong kinh doanh và những kinh nghiệm thực
tế cũng có thể áp dụng đƣợc vào trong trƣờng học. Môi trƣờng dạy học khuyến khích
sự sáng tạo cần đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, các yếu tố tinh thần và ngƣời
lãnh đạo là ngƣời quyết định để tạo ra các điều kiện đó thông qua các điều kiện quản
lý nhƣ đầu tƣ, phát triển trƣờng học, các chính sách khuyến khích…
1.1.1.2. Trong nƣớc.
Trong một số trƣờng học đã quan tâm đến các lớp học phát triển một số năng
khiếu nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật, TDTT), câu lạc bộ toán học của học sinh và
thƣờng tập trung vào lứa tuổi nhỏ. Một số cá nhân, tổ chức đã quan tâm nghiên cứu,
phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, trong đó có yếu tố về môi trƣờng. Nhiều
trung tâm do các cá nhân thành lập (trung tâm Kĩ năng sống, trung tâm sáng tạo
Eveil), mạng giáo viên sáng tạo của Microssoft đƣợc thành lập.
Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục – một viện tƣ nhân dành nhiều nghiên
cứu về giáo dục sáng tạo, phát triển trang web để giới thiệu về giáo dục sáng tạo và
các bài viết về môi trƣờng dạy học sáng tạo của các tác giả trong và ngoài nƣớc.
Một số bài viết liên quan đến phát triển môi trƣờng sáng tạo mà trang web của Viện
đã sƣu tầm và đƣa lên website của mình (www.iferd.edu.vn) nhƣ:
+ Môi trƣờng cho sự sáng tạo
+ Môi trƣờng dạy học tự do và sáng tạo qua một số hình ảnh
+ Môi trƣờng giáo dục nƣớc ngoài tạo cảm hứng sáng tạo (14/01/2005)
+ Dạy học phát triển khả năng sáng tạo
Các tác giả viết nhiều về phát triển năng lực sáng tạo ở Việt Nam nhƣ: Phạm
Thành Nghị, Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Đức Uy, Nguyễn Cảnh Toàn,…Tuy nhiên các
tác giả này cũng chủ yếu bàn về các khía cạnh tâm lý học của sáng tạo và có đề cập đến
môi trƣờng nhƣ một yếu tố tác động đối với sự phát triển sáng tạo của một con ngƣời
nhƣng không nói đến các giải pháp quản lí xây dựng môi trƣờng dạy học sáng tạo.
14
Để có một nền kinh tế sáng tạo, trƣớc hết cần một nền giáo dục biết kích thích
và mở đƣờng cho trí sáng tạo của học sinh. Đó là nền tảng để phát triển trí tuệ và
tạo sức bật cho kinh tế. Diễn đàn Kinh tế Việt Nam đang đăng tải loạt bài “Kinh tế
sáng tạo – giải pháp đột phá cho Việt Nam bật lên?”, trong đó có đƣa ra một số ví
dụ thành công của những doanh nghiệp Việt Nam trong việc mang các sản phẩm
sáng tạo của Việt Nam thâm nhập thị trƣờng quốc tế. Ngoài ra, loạt bài cũng đƣa ra
những trăn trở làm thế nào để óc sáng tạo của ngƣời Việt tạo ra nhiều sản phẩm,
dịch vụ có giá trị hơn nữa trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế, góp phần
phát triển kinh tế đất nƣớc.
Từ nƣớc Mỹ, độc giả Phạm Ngọc Duy, hiện đang theo học khóa Thạc sỹ về Quản
lý Giáo dục tại ĐH Boston, đã gửi tới Diễn đàn Kinh tế Việt Nam một bài viết chia sẻ
góc nhìn về kinh tế sáng tạo từ góc độ giáo dục. Tác giả Phạm Ngọc Duy trong “Khởi
đầu bằng nền giáo dục sáng tạo” giới thiệu hình thức dạy học ở một số nƣớc và kiện
môi trƣờng để thực hiện hoạt động dạy học sáng tạo. các điều VietNamnet giới thiệu
môi trƣờng dạy học sáng tạo ở Thụy Điển qua bài viết và rất nhiều hình ảnh cụ thể:
Sáng tạo, trƣờng không có lớp học, trong đó trƣờng không bị chia cắt bởi các lớp học
với các bức tƣờng bao quanh mà là một không gian mở, rộng và thoáng mát để học
sinh giao lƣu với nhau, chơi các trò chơi và phát triển sự sáng tạo
Trích dẫn từ nguồn: />Theo nhiều nghiên cứu cho thấy khi làm việc trong một môi trƣờng sáng tạo,
dƣờng nhƣ ở các nhân viên cũng nảy sinh nhiều ý tƣởng sáng kiến hơn. Họ sẽ phát
huy đƣợc sự năng động của mình để thích nghi với những thay đổi tại công ty.
Nhƣ vậy, đƣợc làm việc trong môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo,
giáo viên và học sinh sẽ đam mê hứng thú hơn, sẽ phát triển đƣợc nhiều ý tƣởng
sáng tạo hơn. Để có một môi trƣờng sáng tạo lành mạnh, lãnh đạo nhà trƣờng cần
đƣa ra các yêu cầu và tiêu chí đánh giá việc dạy học sáng tạo, có các chính sách
khen thƣởng bằng vật chất và tinh thần cho các hoạt động sáng tạo của giáo viên và
học sinh. Các công trình nghiên cứu, đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục ở cấp
trung học cơ sở về xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo hiện
nay hầu nhƣ không có.
15
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lí môi trường dạy học khuyến
khích sự sáng tạo ở trường THCS
Giáo sƣ tại Đại học Stanford, tác giả của rất nhiều bài viết về việc quản lý
sáng tạo, Robert Sutton tin rằng "các phƣơng pháp chính sách truyền thống không
làm việc ở nơi có sáng tạo".
Từ ngƣời quản lý, làm việc trong môi trƣờng sáng tạo, đòi hỏi sự linh hoạt đặc
biệt. Anh ta có thể chỉ đạo việc chấp hành đúng hƣớng, trong khi duy trì một bầu
không khí của sự sáng tạo và sự hiểu biết, điều khiển chính xác lịch trình, nhƣng
hoàn toàn loại bỏ đƣợc áp lực.
Các công trình nghiên cứu về quản lý môi trƣờng dạy học khuyến khích sự
sáng tạo ở trƣờng THCS hầu nhƣ không có.
Quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo ở
trƣờng THCS quận Nam Từ Liêm chƣa có ai nghiên cứu.
1.2. Quản lý
1.2.1.Khái niệm quản lý
Thuật ngữ “quản lý” gồm 2 quá trình: Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ
gìn, duy trì ở trạng thái ổn định; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đƣa hệ
thống vào trạng thái “phát triển” mới. Nếu ngƣời đứng đầu tổ chức chỉ lo việc
“quản” tức là lo việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ, tuy nhiên, nếu chỉ quan
tâm việc “lý”, tức là chỉ lo việc sắp xếp tổ chức đổi mới mà không đặt nền tảng của
sự ổn định thì việc phát triển của tổ chức sẽ không bền vững. Trong “quản” phải có
“lý”, trong “lý” phải có “quản” để động thái của hệ luôn ở thế cân bằng động. Hệ
vận đông phù hợp, thích ứng có hiệu quả trong mối tƣơng tác giữa các yếu tố bên
trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực).
Khái niệm “quản lý” cũng có thể quan niệm nhƣ một số tác giả cho rằng: đó là
hoạt động nhằm cho hệ thống vận động theo mục đích đề ra và tiến tới trạng thái
chất lƣợng mới.
Có ngƣời cho quản lý là hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành
công việc qua những nỗ lực của ngƣời khác.
16
Có tác giả lại cho quản lý là hoạt động phối hợp có hiệu quả hoạt động của
những cộng sự khác cùng chung một tổ chức.
Cũng có tác giả cho quản lý là hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp
những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đƣợc mục đích của cả nhóm.
Đã có nhiều tác giả đƣa ra khái niệm quản lý theo những cách tiếp cận hoạt
động ở các góc độ khác nhau.
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động có tính định hƣớng, có
kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tƣợng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ
chức, nhằm đạt đƣợc mục đích nhất định” [23, tr27]
“Quản lý nhằm kết hợp những nỗ lực của nhiều ngƣời, sao cho mục tiêu của
từng cá nhân biến thành thành tựu của tổ chức, của xã hội.”
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh
hƣởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt đƣợc mục đích nhất
định” [33, tr176]
Tất cả mọi ngƣời lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành
trên quy mô tƣơng đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo điều hòa những
hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ vận động độc
lập của nó. “Một ngƣời độc tấu thì tự điều khiển lấy mình còn một giàn nhạc thì cần
phải có một nhạc trƣởng” [7]
Theo quan điểm của Đỗ Hoàng Toàn: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
hƣớng đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất
các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra trong điều kiện
biến động của môi trƣờng” [39]
Theo định nghĩa trên thì quản lý bao gồm các yếu tố, điều kiện sau:
- Phải có mục tiêu đặt ra cho các đối tƣợng và chủ thể, mục tiêu này là căn cứ
để chủ thể tạo ra các tác động.
- Chủ thể phải thực hiện việc tác động. Chủ thể có thể là một ngƣời, nhiều
ngƣời, một thiết bị còn đối tƣợng có thể là con ngƣời (có thể một hoặc nhiều ngƣời)
hoặc giới vô sinh (máy móc, thiết bị, đất đai, hầm mỏ) hoặc giới sinh vật (vật nuôi,
cây trồng).
17
Nhóm tác giả là chuyên gia về khoa học quản lý thuộc trung tâm nghiên cứu
khoa học tổ chức quản lý nhà nƣớc cũng đã đƣa ra khái niệm về quản lý: “Quản lý
là một quá trình tác động gây ảnh hƣởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung” [34]
Các định nghĩa, quan niệm về quản lý có thể khác nhau tùy theo góc độ xem
xét. Căn cứ vào điểm chung khi bàn về quản lý có thể hiểu: Quản lý là một quá
trình tác động có tổ chức, có hƣớng đích gây ảnh hƣởng của chủ thể quản lý lên đối
tƣợng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng để đạt đƣợc mục tiêu
đặt ra trong điều kiện biến động của môi trƣờng.
Để hình thành nên hoạt động quản lý trƣớc tiên cần có chủ thể quản lý: ai là
ngƣời quản lý? Sau đó cần xác định đối tƣợng quản lý: quản lý cái gì? Cuối cùng
cần xác định mục đích quản lý: quản lý vì cái gì?
Có đƣợc 3 yếu tố trên nghĩa là có đƣợc điều kiện cơ bản để hình thành nên
hoạt động quản lý. Đồng thời cần chú ý rằng, bất cứ hoạt động quản lý nào cũng
không phải là hoạt động độc lập, nó cần đƣợc tiến hành trong môi trƣờng, điều kiện
nhất định nào đó.
Luận văn sử dụng khái niệm quản lý trên làm khái niệm công cụ để phân tích
quá trình quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo
1.2.2. Những chức năng cơ bản của quản lý
Các chuyên gia về tổ chức quản lý của trƣờng Cán bộ Quản lý giáo dục Đào
tạo thuộc Bộ giáo dục đã đƣa ra 4 chức năng sau:
- Chức năng kế hoạch hóa: Là soạn thảo và thông qua đƣợc những quyết định
về chủ trƣơng quản lý quan trọng. Dựa trên những yêu cầu cơ bản kết hợp với thực
tiễn của cơ sở để đƣa ra mục tiêu, những phƣơng hƣớng kế hoạch cho sát hợp và có
tính khả thi cao.
- Chức năng tổ chức: Thực hiện các quyết định, chủ trƣơng bằng cách xây
dựng cấu trúc tổ chức của đối tƣợng quản lý, tạo dựng mạng lƣới quan hệ tổ chức,
tuyển lựa sắp xếp bồi dƣỡng cán bộ, làm cho mục tiêu trở nên có ý nghĩa, tăng tính
hiệu quả về mặt tổ chức.
18
- Chức năng chỉ đạo: Chỉ dẫn, vận động, điều chỉnh và phối hợp các lực lƣợng
tích cực hăng hái, chủ động theo sự phân công và kế hoạch đã định.
- Chức năng kiểm tra đánh giá: Là chức năng liên quan đến mọi cấp quản lý để
đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống. Nó thực hiện việc xem xét tình hình thực
hiện công việc, đối chiếu với yêu cầu để có cơ sở đánh giá đúng đắn.
1.3. Môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo
1.3.1. Khái niệm môi trường và môi trường dạy học
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Môi trƣờng bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố
vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời có ảnh hƣởng đến
đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và thiên nhiên. Là nơi xảy ra các
hiện tƣợng, các hoạt động của con ngƣời trong môi trƣờng tƣơng tác với nhau.
GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Tạp chí Giáo dục Thủ đô số 62+63 (tháng 2-3/2015)
đã viết:
Môi trường: đƣợc hiểu là môi trƣờng vật chất và bao quanh, ở đó diễn ra hoạt
động sƣ phạm. Churchill cho rằng, “chúng ta rèn giũa môi trƣờng và môi trƣờng rèn
giũa chúng ta”, có nghĩa là chúng ta có thể sắp xếp môi trƣờng cho phù hợp với sự
thoải mái của con ngƣời. Lớp học phải tạo ra điều kiện tốt nhất cho hoạt động học
của trò và dạy của thày, điều này giải thích vì sao phải sắp xếp bàn ghế phù hợp với
hoạt động dạy học (xếp bàn tròn, hay hình chữ U…). Trang trí lớp học phải ý nghĩa,
đơn giản và hấp dẫn. Màu sắc có tác động mạnh đến tâm thần: màu da cam là màu
của sáng tạo, màu vàng gây kích thích, màu xanh làm cho đầu óc thanh thản, màu
hồng làm dịu đi nóng nảy khó chịu….
Lớp học không chỉ là một không gian vật chất mà còn là một không gian tâm
lý mang nặng dấu ấn của ngƣời dạy và ngƣời học. Vào đầu năm học, giáo viên
thƣờng cho HS tự tìm cho mình một chỗ ngồi, sau này trở thành cố định. Qua chỗ
ngồi, ngƣời ta có thể thấy đƣợc phần nào tính cách của con ngƣời. Một HS dễ thích
nghi và tự tin thƣờng chọn cho mình chỗ ngồi phía trƣớc, trong khi đó HS hay lo sợ,
thiếu tự tin thƣờng tìm cách ngồi xa thày, gần ngƣời hay giúp đỡ mình, HS nghịch
ngợm hay chọn ngồi ở giữa để gây đƣợc chú ý đến nhiều ngƣời khác.
19
Yếu tố âm thanh và ánh sáng cũng có ý nghĩa quyết định trong học tập. Ivanov
đã chỉ ra, một bộ phận rất đáng kể của bộ não con ngƣời chuyên trách về thị giác.
Có ít nhất 50% nguồn thần kinh con ngƣời đƣợc sử dụng để xử lý hình ảnh đến với
chúng ta từ bên ngoài và hình ảnh nhìn đƣợc chiếm tỉ lệ cao hơn so với thông tin
nghe, chính vì vậy ngƣời dạy cần chuẩn bị giáo cụ trực quan, bản đồ, bản vẽ, chữ
viết… rõ ràng, nếu HS nhìn mà không thấy gì thì hiệu quả là không.
Môi trường ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học như thế nào?
Theo GS Hà Thế Ngữ, môi trƣờng giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ trong đó
nhà giáo dục và ngƣời đƣợc giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học. Môi trƣờng
giáo dục rất đa dạng, bao gồm môi trƣờng nhà trƣờng, gia đình và môi trƣờng xã
hội, tự nhiên. Môi trƣờng dạy học bao gồm các phƣơng tiện và điều kiện vật chất, kĩ
thuật và tâm lý xã hội tác động thƣờng xuyên và tạm thời, đƣợc ngƣời dạy và ngƣời
học sử dụng một cách có ý thức để đảm bảo cho lao động dạy và học tiến hành
thuận lợi và đạt hiệu quả cao, đây là một trong các yếu tố của quá trình giáo dục. Ở
một phƣơng diện khác, môi trƣờng giáo dục là tập hợp không gian với các hoạt
động xã hội của cá nhân, các phƣơng tiện và giao lƣu đƣợc phối hợp với nhau tạo
điều kiện thuận lợi để giáo dục đạt kết quả cao nhất. Do đó việc xác định nhiệm vụ
xây dựng và phát triển môi trƣờng giáo dục cho thế hệ trẻ là trọng tâm của ngành
giáo dục, của mỗi nhà trƣờng, mỗi cộng đồng và của toàn xã hội.
Từ trƣớc đến nay, các nhà sƣ phạm cũng nhƣ các nhà quản lý giáo dục thƣờng
quan tâm đến câu hỏi: Dạy cho ai? Dạy cái gì? Dạy như thế nào? Dạy để làm gì?
Thực ra, câu hỏi đầu tiên cần quan tâm là: “Người học học như thế nào?”.
Dựa trên khám phá của khoa học thần kinh nhận thức, các chuyên gia về lí
luận dạy học đã đƣa ra một triết lý dạy học dựa trên sự vận hành năng động của hệ
thần kinh trong quá trình tiếp thu và xử lý thông tin. Đây là một cách tiếp cận rất cơ
bản, năng động và hệ thống về khoa học sƣ phạm, một tiếp cận lấy ngƣời học làm
trung tâm, một tiếp cận về mối tƣơng tác giữa ba tác nhân chính là người học, người
dạy và môi trường. Trong đó, môi trƣờng là tác nhân có tác động thƣờng xuyên, liên
tục đối với quá trình học và phƣơng thức dạy.
20
Các yếu tố môi trƣờng trong hoạt động sƣ phạm không tách biệt, khép kín độc
lập mà chúng có tác động lẫn nhau, VD: một lớp học sạch sẽ trang trí hài hòa phù
hợp sẽ tạo cảm giác thuận lợi cho dạy và học, yếu tố vật lý này cùng lúc tác động
kích thích giá trị thẩm mỹ ở ngƣời học và ngƣời dạy điều đó làm tăng gấp đôi ảnh
hƣởng của môi trƣờng đến hoạt động sƣ phạm.
Môi trƣờng dạy học theo sƣ phạm học tƣơng tác: Môi trƣờng dạy học là một
trong bốn yếu tố tạo thành cấu trúc hoạt động dạy học, chi phối trực tiếp đến chất
lƣợng và hiệu qủa của dạy và học. Theo quan điểm sƣ phạm học tƣơng tác thì môi
trƣờng dạy học là những điều kiện cụ thể, đa dạng do ngƣời dạy tạo ra và tổ chức
cho ngƣời học hoạt động, thích nghi, trên nền tảng những lựa chọn đúng đắn, phù
hợp với yêu cầu đặt ra cho ngƣời học nhằm đạt tới mục tiêu của nhiệm vụ dạy học.
1.3.2. Khái niệm sáng tạo và môi trường dạy học khuyến khích sự sáng tạo
Tham khảo từ điển Tiếng Việt, sáng tạo có thể đƣợc hiểu ngắn gọn là tìm thấy
và làm nên cái mới, sự tạo ra một sản phẩm tinh thần hoặc vật chất mới có giá trị từ
những vật liệu sẵn có. Một nhà văn viết nên một tác phẩm có giá trị văn học đƣợc
ngƣời đọc đón nhận là một ngƣời có năng lực sáng tạo. Một công nhân cải tiến quy
trình sản xuất khiến sản phẩm đƣợc tạo ra nhanh hơn và giá thành hạ hơn, đó cũng
là sáng tạo. Nhƣ vậy bản chất của quá trình sáng tạo là quá trình tạo ra những giá trị
mới, hoặc gia tăng giá trị cho những thứ đang có trong thực tế hay còn ở dạng tiềm
năng. Sáng tạo là khả năng của một con ngƣời, của một tổ chức đƣa ra những ý
tƣởng mới, tƣ duy theo cách mới, nhìn thấy vấn đề mới trong các vấn đề cũ. Sáng
tạo đó là kĩ năng sản sinh ra các ý tƣởng hay các thiết kế về sản phẩm mới, chất
lƣợng cao và có giá trị cao. Sáng tạo bao gồm con ngƣời (chủ thể của sự sáng tạo),
quá trình (tâm lí và xã hội), môi trƣờng và sản phẩm sáng tạo. Đứng về mặt giá trị
của kết quả hành động thì cho đó là việc tạo ra những giá trị mới về vật chất hay
tinh thần. Đứng về mặt phƣơng pháp hành động thì cho đó là việc tìm ra cách giải
quyết mới có hiệu quả hơn cho một vấn đề quen thuộc; đứng về mặt cấu trúc hệ
thống của kết quả hành động thì cho đó là việc tạo ra một hệ thống cấu trúc mới cho
một sự vật hiện tƣợng mới từ các thành phần cấu trúc của các sự vật hiện tƣợng
tƣơng ứng đã có. Đó có thể là sự thêm, bớt, thay đổi của sự vật hiện tƣợng cũ hay
21
tạo ra một sự vật hiện tƣợng hoàn toàn mới từ sự tổng hợp các bộ phận của những
sự vật hiện tƣợng tƣơng ứng đã có. Hình tƣợng con rồng là kết quả của trí tƣởng
tƣợng sáng tạo hoàn toàn mới. Nó không có trong tự nhiên. Nhƣng nếu tách từng bộ
phận trên cơ thể nó ra thì đầu nó giống đầu sƣ tử; mình giống trăn và rắn, vẩy giống
cá; chân giống chân cá sấu và thằn lằn.
Theo tôi: Môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo là môi trƣờng mà
trong đó con ngƣời cảm thấy thoải mái diễn ra các ý tƣởng của mình và nhận đƣợc
sự hỗ trợ để phân tích và phát triển các ý tƣởng này. Môi trƣờng dạy học khuyến
khích sự sáng tạo có những đặc điểm:
- Ý tƣởng của bạn đƣợc lắng nghe và khám phá trƣớc khi đƣa ra đánh giá.
- Bạn đƣợc khuyến khích khi đƣa ra các ý tƣởng mới.
- Bạn có thể đƣa ra các giải pháp giải quyết vấn đề cho một nhóm khác mà
không bị xem là can thiệp hay xâm phạm họ.
- Bạn đƣợc tự quyết định và sử dụng thời gian theo cách riêng của mình khi
thực hiện một dự án.
- Bạn đƣợc quyền tự do để thực hiện công việc theo cách của mình.
- Bạn không bị kiểm soát chặt chẽ.
- Thử nghiệm đƣợc khuyến khích.
- Bạn đƣợc tự do diễn tả ý tƣởng với lãnh đạo của mình.
- Bạn đƣợc tôn trọng và đánh giá cao vì các cống hiến của bạn với tổ chức.
Môi trƣờng của một tổ chức chịu tác động của nhiều yếu tố (Ekvall G, 1996)
gồm các yếu tố bên trong nhƣ: sứ mệnh và cơ cấu tổ chức, các nguồn lực, kĩ năng
và năng lực của các thành viên, thái độ của lãnh đạo, văn hóa của tổ chức, các chính
sách, nhu cầu và động cơ cá nhân…và các yếu tố bên ngoài: các điều kiện kinh tế,
tự nhiên, xã hội, văn hóa và truyền thống của một dân tộc…Tại các nƣớc phƣơng
Tây, một trong các hoạt động không thể thiếu của các bậc phụ huynh là đƣa trẻ em
đi thăm các viện bảo tàng về khoa học, nghệ thuật, tự nhiên, lịch sử…Ngoài ra các
điểm thăm quan có giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học khác nhƣ các khu vƣờn sinh
vật học, các khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử, các phòng hòa nhạc, triển
lãm nghệ thuật cũng là nơi các em đƣợc tạo điều kiện lui tới. Tiếp xúc với các công
trình, sản phẩm sáng tạo của nhân loại sẽ kích thích trí não các em hoạt động. Học
22
sinh muốn sáng tạo cần có một môi trƣờng đáp ứng các yêu cầu sáng tạo. Quá trình
sáng tạo có thể đƣợc khuyến khích trong tất cả các hoạt động giảng dạy. Dạy học
phát triển sự sáng tạo bao gồm việc thiết lập một môi trƣờng học tập khuyến khích
học sinh nhìn thấy đƣợc bản chất cũng nhƣ chi tiết của đối tƣợng, xây dựng và
khuyến khích học sinh nhìn thấy đƣợc bản chất cũng nhƣ chi tiết của đối tƣợng, xây
dựng và giải quyết vấn đề,..
Môi trƣờng dạy học có quan hệ mật thiết, là yếu tố quan trọng quyết định khả
năng sáng tạo trong dạy học của giáo viên và học sinh. Giáo viên và học sinh chỉ có
thể phát triển khả năng sáng tạo trong môi trƣờng có đầy đủ điều kiện cơ sở vật
chất, đáp ứng khả năng sáng tạo của thầy và trò.
1.4. Quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo
ở trƣờng THCS của Hiệu trƣởng
1.4.1. Khái niệm quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học khuyến
khích sự sáng tạo ở trường THCS của Hiệu trưởng
Quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có hƣớng đích gây ảnh hƣởng
của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm
năng để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra trong các điều kiện biến động của môi trƣờng.
Quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo là
quá trình tác động có định hƣớng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia quá
trình hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng môi trƣờng dạy học
khuyến khích sự sáng tạo. Nhƣ vậy, quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy
học khuyến khích sự sáng tạo là hoạt động điều hành việc xây dựng môi trƣờng dạy
học khuyến khích sự sáng tạo để môi trƣờng dạy học vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu
của nền giáo dục.
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học khuyến
khích sự sáng tạo
Nội dung quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự
sáng tạo đƣợc xây dựng trên bốn chức năng của quản lý nói chung là: Xây dựng kế
23
hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc xây dựng môi trƣờng
dạy học sáng tạo.
1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động xây dựng môi trường dạy học
khuyến khích sự sáng tạo:
Phân tích thực trạng hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự
sáng tạo trong năm học của ngành, trƣờng, địa phƣơng; xác định điều kiện xây dựng
cơ sở vật chất (khung cảnh sƣ phạm, phòng học, phƣơng tiện dạy học…), điều kiện
xây dựng môi trƣờng tinh thần (bầu không khí tâm lí); phối hợp với lực lƣợng giáo
dục trong trƣờng và ngoài nhà trƣờng để xác định mục tiêu và các hoạt động đạt
mục tiêu trong hoạt động xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo.
1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch
Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự
sáng tạo sau khi đã lập xong kế hoạch, đó là lúc cần chuyển hóa những ý tƣởng
thành hiện thực.
Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự
sáng tạo là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa
các bộ phận trong nhà trƣờng để giúp họ thực hiện thành công kế hoạch và đạt đƣợc
mục tiêu tổng thể của nhà trƣờng về xây dựng môi trƣờng dạy học sáng tạo. Vì vậy
các thành viên và các bộ phận cần đƣợc giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch
xây dựng môi trƣờng dạy họckhuyến khích sự sáng tạo; thảo luận biện pháp thực
hiện kế hoạch; phân công trách nhiệm quản lý; huy động cơ sở vật chất; tiến độ thực
hiện; thời gian bắt đầu; thời gian kết thúc.
Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng môi trƣờng dạy họckhuyến khích sự
sáng tạo cần đƣợc tiến hành theo 4 bƣớc sau:
- Lập danh sách những công việc cần phải hoàn thành để đạt đƣợc mục tiêu về
xây dựng môi trƣờng dạy học khuyến khích sự sáng tạo.
- Phân chia những công việc thành những nhiệm vụ cụ thể.
- Kết hợp các nhiệm vụ một cách logic và hiệu quả.