Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

LUẬN văn TĂNG CƯỜNG CÔNG tác KIỂM TRA THUẾ TRÊN địa bàn HUYỆN tân kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.9 KB, 49 trang )

Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TÂN KỲ
1.Đặc điểm chung về tình hình kinh tế-xã hội của huyện Tân Kỳ
1.1.Tổng quan chung về huyện Tân Kỳ
Tân Kỳ là một huyện miền núi thấp ở vùng Tây bắc tỉnh Nghệ An, nằm tạo
độ từ 18058' đến 19032' vĩ độ bắc và từ 105002' đến 105014' kinh độ đông. Phía
bắc giáp các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp; phía nam giáp các huyện Đô Lương,
Anh Sơn; phía đông và đông bắc giáp các huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu; phía
tây và tây nam giáp huyện Anh Sơn.
phía tây của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 90 km. Huyện có đường
Trường Sơn đi ngang qua. Huyện lỵ là thị trấn Tân Kỳ.
- Địa lý
Diện tích 72.890,23 ha (đứng thứ 9 trong 19 huyện, thành, thị trong tỉnh). Địa
hình đồi, xen kẽ núi thấp, đất đỏ vàng đồi núi. Điểm cao nhất là đỉnh Pù Loi
(1.100 m). Có sông Con chảy qua.
- Dân cư
Dân số trên 140.000 người (2008) gồm các dân tộc Kinh, Thổ, Thái, Thanh.
- Khí hậu:
Tân Kỳ là huyện có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Song, đây là một vùng tiểu
khí hậu, hàng năm, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau thường xảy ra khô hanh
gây ra hạn đất và hạn không khí, có năm xảy ra mưa đá phá hoại hoa màu. Từ
1
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01



Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

tháng 5 đến tháng 8 có gió tây nam thổi mạnh, liên tục. Tháng 6 và tháng 7
nhiệt độ có khi lên tới 420C, gây hạn lớn. Tuy nhiên, lượng mưa tương đối lớn,
trung bình 1.700mm/năm hầu hết tập trung vào tháng 9 và 10.
- Hành chính
Gồm 1 thị trấn và 21 xã bao gồm: Tân Phú, Tân Hợp, Tân Xuân, Nghĩa Bình,
Giai Xuân, Nghĩa Thái, Nghĩa Đồng, Nghĩa Hợp, Đồng Văn, Nghĩa Phúc,
Nghĩa Hoàn, Nghĩa Dũng, Tiên Kỳ, Nghĩa Hành, Tân Hương, Hương Sơn, Kỳ
Sơn, Kỳ Tân, Phú Sơn, Tân Long, Tân An).
- Kinh tế
Trồng mía, thuốc lá, đậu tương, cây ăn quả (cam, chanh), trẩu. Chăn nuôi: trâu,
bò. Khai thác lâm, khoáng sản. Chế biến nông sản.
- Giao thông
Huyện có đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua địa bàn dài 38km, có tỉnh lộ 545
Đô Lương - Nghĩa Đàn đoạn qua Tân Kỳ dài 28 km nối quốc lộ 7 với quốc lộ
48. Đường huyện có 11 tuyến, tổng chiều dài 198 km. Đường thuỷ có sông Con
chảy qua địa phận 12 xã.
1.2.Tình hình kinh tế
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 1,303.2 tỷ đồng,tăng 1,73 lần so với
năm 2005 và bằng 93,1% mục tiêu đã đề ra.Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân đạt 10,23%/năm.Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế:Nông lâm nghiệp giảm từ
49,7% xuống 39,3% ;Công nghiệp-Xây dựng tăng từ 22,4% lên 32,6% ;Các
nghành dịch vụ tăng từ 27,9% lên 28,2% trong năm 2010.Thu nhập bình quân
đầu người năm 2010 đạt 11,2 triệu đồng,tăng 2,2 lần so với đầu nhiệm kỳ.
a.Nông-Lâm-Ngư nghiệp:
2

Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 405,3 tỷ đồng,bằng 122% so với năm
2005.Chỉ đạo chuyển đổi 1500ha đất lúa cao sản,đất trồng ngô năng suất thấp
đã kịp thời chuyển đổi sang trồng mía và đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất
nhiều…Tập trung đầu tư thâm canh,ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ KHKT,nhờ
đó năng suất cây trồng được nâng lên,so với năm 2005 :sản lượng lúa tăng
18,6%,ngô tăng 68,6%,mía tăng 41,86%,mủ cao su tăng 45,6%.Bảo đảm về an
ninh lương thực,bình quân lương thực đạt 417kg/người năm 2010 đạt 120% so
với năm 2005.
Số trang trại chăn nuôi bán công nghiệp và diện tích trồng cỏ được mở
rộng,chất lượng tổng đàn và tăng giá trị sản lượng xuất chuồng ngày càng nâng
cao;Đàn bò Laisind tăng 207%;đàn lợn tăng 109%.Khai thác có hiệu quả diện
tích mặt nước và diện tích lúa 2 vụ,chủ động nước để nuôi trồng thủy sản,sản
lượng đánh bắt hàng năm đạt 2,214 tấn;duy trì có hiệu quả trại ươm cá giống
cấp 3 trên địa bàn.
Diện tích rừng trồng mới hàng năm đạt 1,500 ha,đạt 150% kế hoạch;làm tốt
công tác khoanh nuôi bảo vệ phòng chống cháy rừng;nâng độ che phủ rừng lên
36%,tăng 6,5% so với năm 2005.
b.Công nghiệp-TTCN và xây dựng có bước phát triển khá:
Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng năm 2010 đạt 603 tỷ đồng,tăng bình
quân 18,7%/năm và bằng 101% kế hoạch.Giá trị một số sản phẩm công nghiệp
chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng tăng khá : đường tăng 151%,phân vi

sinh tăng 112,15%,ngói tăng 115,17%,gạch nung tăng 256,41%,đá xây dựng
tăng 307,22%,sỏi tăng 584% so với năm 2005…Bước đầu xây dựng quy hoạch
các cụm công nghiệp tại các xã Đồng Văn,Nghĩa Dũng,cụm khu công nghiệp ở
Nghĩa Hoàn để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn.Tranh thủ sự
giúp đỡ Tỉnh,của Chính phủ và phối hợp với các nhà đầu tư để triển khai dự án
3
Sv:Trần Hoàng Kiên
Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

xây dựng nhà máy xi măng Sài Gòn-Tân Kỳ giai đoạn I với công suất 1 triệu
tấn/năm.
Duy trì có hiệu quả làng nghề Cừa-Nghĩa Hoàn ve hình thành các làng nghề
mới,như nghề mây tre đan ở xã Kỳ Tân,nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Nghĩa
Đồng,nghề dệt thổ cẩm ở xã Tiên Kỳ.
Hệ thống giao thông nội huyện,kênh mương nội đồng cơ bản được nâng
cấp.Trong 5 năm đã nhựa hóa,bê tông hóa 65km và kiên cố hóa 228km kênh
mương cấp 1,tu bổ nâng cấp các công trình thủy lợi,tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển kinh tế-xã hội giữa các vùng trong huyện,100% số xã thị trấn có điện
lưới,97% hộ dân có điện sinh hoạt,SXKD;có 22/22 xã –thị trấn có bưu điện văn
hóa.
c.Các nghành dịch vụ-thương mại chuyển biến tích cực:
Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ hàng năm đạt 12%.Giá trị sản
xuất năm 2010 đạt 294,6 tỷ đồng,tăng gấp 2 lần so với năm 2005.Có 15/22 xãthị trấn quy hoạch xây dựng chợ khanh trang,thuận lợi cho việc trao đổi buôn
bán,thông thương giữa các vùng.Số hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tăng
38%;Hệ thống bưu chính,viễn thông,Đài truyền hình được nâng cấp và cơ bản

phủ sóng đến các xã vùng sâu vùng xa;có 18/22 xã-thị trấn có điểm truy cập
internet;bình quân sử dụng điện thoại đạt 50 máy/100 dân.
d.Thu,chi Ngân sách đạt và vượt kế hoạch đề ra:
Công tác quản lý thu,chi ngân sách đảm bảo đúng luật.Thu ngân sách trên
địa bàn hàng năm tăng 30%,các khoản chi đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát
triển kinh tế-xã hội và dành một phần cho đầu tư phát triển.
1.3.Tình hình văn hóa-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực,đời sống văn
hóa tinh thần và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng cao rõ
4
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

rệt
a.Công tác thông tin tuyên truyền:
Kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn.Phong trào văn hóa
văn nghệ,thể dục thể thao,phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng.Đến nay tỷ lệ gia đình văn
hóa đạt 69%,tăng 10%,tỷ lệ làng văn hóa,đơn vị văn hóa đạt 45,8%,tăng 12,3%
so với năm 2005.
b.Công tác giáo dục-đào tạo:
Có bước đổi mới khá toàn diện và mang lại nhiều kết quả tốt.Thực hiện tốt
cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục”;Quy mô trường lớp được sắp xếp hợp lý,có 65% phòng học được
kiên cố hóa,tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 99,5%;chất lượng giáo

dục được nâng lên,giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập
giáo dục trung học cơ sở;tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 33%,tăng 22% so
với năm 2005.Phong trào khuyến học,khuyến tài ngày càng được các cấp,các
ngành địa phương quan tâm phát triển mạnh.
c.Công tác y tế-dân số-kế hoạch hóa gia đình-trẻ em được đẩy mạnh
Các chỉ tiêu khám chữa bệnh đạt từ 145-300% so với năm 2005,không để
xẩy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn;tiêm chủng mở rộng hàng năm đạt trên
95%;mức giảm sinh hàng năm đạt 0,05%,có 13/22 xã-thị trấn đạt chuẩn quốc
gia về y tế,tăng 60% so với đầu năm 2005;tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt
82%,tăng 71%;tỷ lệ dân dùng nước hợp vệ sinh tăng 10%,100% trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn được chăm sóc;tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ
26% năm 2005 còn 21% năm 2010.
d.Lao động giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính
5
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

sách xã hội được quan tâm.
Hàng năm tạo việc làm trên 800 lao động có thu nhập ổn định và đưa tỷ lệ hộ
nghèo toàn huyện giảm qua mỗi năm 2-3%,năm 2009 giảm còn 18,42%và cuối
năm 2010 còn 16%;số hộ nghèo hàng năm được vay vốn là 1500 hộ,với số tiền
hàng tỷ đồng cho phát triển sản xuất,xóa đói giảm nghèo.Thực hiện tốt chính
sách người có công với cách mạng và các chính sách an sinh xã hội.
2.Thực trạng công tác kiểm tra thuế trên địa bàn huyện Tân Kỳ

2.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng,nhiệm vụ của đội kiểm tra Chi
Cục
2.1.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy đội kiểm tra Chi Cục

Chi cục
Thuế
Tân Kỳ

Đội Nghiệp
vụ-Tuyên
truyền và
hỗ trợ
người nộp
thuế

Đội Tổng
hợp-Dự
Toán-Kế
toán Thuế
và tin học

Đội Kiểm
tra-Quản lý
nợ và
cưỡng chế
nợ thuế

Đội Quản
lý Trước
bạ-Thu

khác và
Thuế thu
nhập cá
nhân

Đội Hành
chính-Nhân
sự-Tài vụẤn chỉ

Đội thuế
Liên xã,Thị
trấn

Bộ phận
một cửa

Đội Kiểm tra Chi cục Thuế Tân Kỳ gồm có 10 người,trong đó bao gồm Đội
trưởng và 3 đội phó.Đội kiểm tra chịu trách nhiệm thực thi 3 công tác chính là :
- Kiểm tra Doanh nghiệp
- Kiểm tra nội bộ
6
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính


- Quản lý nợ và cưỡng chế nợ Thuế
2.1.2.Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của đội kiểm tra
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê
khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm
thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
Nhiệm vụ cụ thể:
-Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê
khai thuế trên địa bàn;
-Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của
người nộp thuế;
-Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập
thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan
thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những
nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc
điều chỉnh kịp thời;
-Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của
người nộp thuế; kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của
Luật Quản lý thuế;
-Kiểm tra các hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện kiểm tra
trước; thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế, trình Lãnh đạo Chi cục ra
quyết định; chuyển hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế không thuộc thẩm
quyền cho cơ quan thuế cấp trên giải quyết theo quy định;
-Ấn định thuế đối với các trường hợp khai thuế không đủ căn cứ, không đúng
thực tế phát sinh mà người nộp thuế không giải trình được;
7
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01



Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

-Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian lận thuế để chuyển
hồ sơ cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp trên giải quyết;
-Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng
kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại
doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp...;
-Thực hiện kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh
hoá đơn theo quy định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng
hoá đơn, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn; tổ chức kiểm tra việc
chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế của người nộp
thuế và các tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí;
-Xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi
phạm pháp luật về thuế phát hiện khi kiểm tra thuế;
-Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải
quyết những thông tin phản ánh của nhân dân về hành vi vi phạm chính sách,
pháp luật thuế của người nộp thuế;
-Kiểm tra xác minh, giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế của
người nộp thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Thuế; đề xuất ý kiến đối
với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục
Thuế, chuyển cho các cơ quan thuế cấp trên và các cơ quan khác có liên quan
giải quyết;
-Cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;
thông tin, kết luận sau kiểm tra cho bộ phận chức năng có liên quan; Rà soát,
đôn đốc, theo dõi việc thực thi các quyết định xử lý, xử phạt về thuế, quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
-Nhận dự toán thu ngân sách của người nộp thuế thuộc Chi cục Thuế trực tiếp
8

Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

quản lý (trừ các đối tượng thuộc quản lý của Đội thuế liên xã, phường, thị trấn,
dự toán thuế thu nhập cá nhân); trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự
toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý;
-Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra thuế; giải
quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý;
-Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy
của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;
-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao
2.2.Thực trạng công tác kiểm tra Thuế trên địa bàn Tân Kỳ
2.2.1.Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế Tân Kỳ
2.2.1.1.Thu thập khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế
-Bộ phận kiểm tra thuế và cán bộ kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế
của người nộp thuế trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu
thông tin của người nộp thuế chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành
(nếu có) để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các
cơ sở kinh doanh có rủi ro về việc kê khai thuế.
-Ngoài các dữ liệu, thông tin trong hồ sơ khai thuế, bộ phận kiểm tra và cán
bộ kiểm tra thuế còn phải tổ chức thu thập thêm thông tin nếu có liên quan đến
việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế từ các nguồn thông tin của các
cơ quan như Ngân hàng, Kho bạc, Kiểm toán, Quản lý thị trường, tài nguyên
môi trường, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, công an, toà án...

Thông tin trong cơ sở dữ liệu của ngành và các thông tin thu thập được đã
phần lớn đáp ứng được yêu cầu kiểm tra,phân tích và đánh giá rủi ro về việc kê
khai thuế,xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
9
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

2.2.1.2.Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai
Thuế
Hàng năm,tổ kiểm tra thuộc Chi cục Thuế phải kiểm tra sơ bộ tất cả các loại
hồ sơ khai thuế. Phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về
thuế để lập danh sách phải kiểm tra.
a.Lựa chọn cơ sở kinh doanh có rủi ro về Thuế.
*Cơ sở kinh doanh có ý thức kém về tuân thủ pháp luật Thuế như:
- Nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộp
không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế.
- Khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều
chỉnh nhiều lần; Chi cục Thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục.
- Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà Chi cục Thuế phải ra Quyết định
kiểm tra tại trụ sở cơ sở kinh doanh ít nhất 3 lần trong 1 năm.
- Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên có
tình trạng nợ thuế.
*Có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc
năm trước như:

-Có âm thuế GTGT nhưng không xin hoàn hoặc có xin nhưng hồ sơ khai thuế
không đầy đủ,Chi cục yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhưng không thực hiện
được…
-Có sự đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng hoặc giảm trên 20%.
b.Lựa chọn cơ sở kinh doanh có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp
lớn.Chi cục trưởng quy định mức doanh thu và số tiền thuế phải nộp để xác
định cơ sở kinh doanh có doanh thu hoặc số thuế phải nộp lớn tùy theo quy mô
10
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

và từng loại hình doanh nghiệp.
c.Khi lập danh sách số lượng cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế
để trình Chi cục trưởng duyệt,Đội trưởng đội kiểm tra thuế cân đối với nguồn
nhân lực hiện có đảm bảo kiểm tra được tất cả các loại hồ sơ khai thuế của cơ
sở kinh doanh đã được lập theo danh sách.Thường thì thực hiện chia số hồ sơ
đều nhau theo số cán bộ đội kiểm tra hiện,từng người thực hiện công việc được
giao,viết báo cáo chi tiết trình đội trưởng,đội trưởng tổng hợp lựa chọn các đối
tượng có rủi ro về thuế cao lên kế hoạch kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
d.Đối với các loại hồ sơ khai thuế: Nộp tiền thuế sử dụng đất khi được giao
đất; thuế nhà đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông
nghiệp; thuế môn bài; lệ phí trước bạ; phí và các loại lệ phí khác... không thuộc
diện lập danh sách để Chi cục trưởng duyệt hàng năm. Đội kiểm tra kiểm tra
các loại hồ sơ khai thuế nêu trên bố trí cán bộ kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai

thuế phát sinh trong năm.
2.2.1.3.Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế
a.Chậm nhất là ngày 20 tháng 12 hàng năm, từng bộ phận kiểm tra thuế phải
trình Chi cục trưởng danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế
theo đánh giá rủi ro (nội dung 2 nêu trên).
b.Chậm nhất là ngày 30 tháng 12 hàng năm,Chi cục trương phải duyệt xong
danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế của từng bộ phận kiểm
tra thuế.
c.Căn cứ vào danh sách số lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế
đã được Chi cục trưởng duyệt,Đội trưởng kiểm tra thuế giao cụ thể số lượng
người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ thuế cho từng cán bộ kiểm tra thuế.
Cán bộ kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế
11
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

bao gồm: Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh; các loại hồ sơ khai thuế theo
tháng; các loại hồ sơ khai thuế theo quý; các loại hồ sơ khai thuế theo năm của
người nộp thuế được giao.Trong năm 2010,tại Chị Cục Thuế Tân Kỳ, điều
chỉnh 36 hồ sơ, số thuế tăng thêm 64 triệu.
2.2.1.4.Nội dung kiểm tra hồ sơ thuế tại Chi cục Thuế Tân Kỳ.
a.Kiểm tra việc ghi chép phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế. Trường
hợp phát hiện người nộp thuế không ghi chép, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu
trong hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Chi cục trưởng ra

thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung các chỉ tiêu chưa phản ánh trong hồ
sơ khai thuế.
Bằng những kinh nghiệm đã trải qua,kết hợp đối chiếu với các quy định
trong văn bản pháp luật về thuế,các chỉ tiêu trong tờ khai thuế,các chuẩn mực
kế toán ... các cán bộ kiểm tra đã phát hiện những sai sót thường gặp khi kiểm
tra hồ sơ khai thuế trên địa bàn Tân Kỳ như :
-Về kê khai thuế GTGT hàng tháng
+ Thiếu chỉ tiêu 5 (dòng thuế GTGT được khấu trừ)
+ Nhầm lẫn giữa các dòng làm sai lệch nội dung của tờ khai.
+ Nhân viên kế toán làm cho nhiều công ty khác nhau, khi lập tờ khai bằng
máy tính quên thay đổi mã số thuế, tên công ty, địa chỉ .... của công ty.
+ Gộp doanh thu và thuế đầu ra của nhiều thuế suất ghi chung vào một dòng
+ Không tính gộp cả doanh thu của hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT
vào chỉ tiêu 1.
12
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

+ Cấn trừ số thuế phát sinh âm kỳ này với nợ thuế GTGT chưa nộp của kỳ
trước.
+ Tính vào số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá nhập khẩu theo thông
báo của Hải Quan, trong khi chưa nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu đó.
+ Hàng tháng đã chặn trừ thuế thu nhập của người lao động nhưng chiếm
dụng không kê khai và nộp vào ngân sách kịp thời đúng theo qui định của pháp

lệnh thuế thu nhập.
+ Không chủ động kê khai đúng thời gian theo qui định của Luật thuế, bị cơ
quan thuế nhắc nhở, xử phạt hành chánh.
+ Đơn vị tính : Nội dung số liệu không tương ứng với đơn vị tính đã ghi bên
trên biểu mẫu.
+ Không ghi đầy đủ các khoản chi phí theo đúng mẫu qui định.
-Về hồ sơ báo cáo quyết toán thuế TNDN
+ Không thiết lập đầy đủ hồ sơ về tài sản cố định, mua sắm TSCĐ không có
hoá đơn hợp lệ. - Thiếu bảng đăng ký tiền lương; hạch toán chi phí tiền lương
nhưng thiếu hợp đồng lao động; bảng lương không có người ký nhận.
+ Thiếu bảng kê hồ sơ quyết toán thuế (liệt kê danh sách hồ sơ đính kèm
theo nhằm tránh thất lạc).
+ Doanh nghiệp được thụ hưởng chế độ miễn giảm do ưu đãi đầu tư nhưng
quên hoặc không biết cách hạch toán và báo cáo quyết toán với cơ quan thuế;
hoặc chờ cơ quan thuế đến kiểm tra để xác định số thuế được miễn giảm.
13
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

-Về tình trạng nộp thuế
+ Ghi nhầm tên người nộp là tên cá nhân đi nộp tiền ( Phải ghi tên pháp nhân
Doanh nghiệp ).
+ Không nắm rõ các qui định về thời hạn nộp thuế của từng sắc thuế để chủ
động nộp trước ngày hết hạn, bị cơ quan thuế nhắc nộp và bị phạt nộp chậm.

+ Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước : Không ghi rõ tài khoản của cơ
quan thuế trên giấy nộp tiền, thiếu quan tâm ý nghĩa của những mã hiệu mục
lục ngân sách nhà nước có liên quan (cấp, chương, loại, khoản, muc, tiểu mục)
để ghi cho đúng.
+ Khi phát sinh khoản phải nộp (không thuộc các loại thuế thông thường) đã
không lập tờ khai nộp cho cơ quan thuế
b.Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế
được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế... theo phương pháp đối chiếu so sánh như
sau:
- Đối chiếu với các quy định của các văn bản pháp luật về thuế.
- Đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo.
- Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ
khai thuế với tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế tháng trước, quý
trước, năm trước.
- Đối chiếu với các dữ liệu của người nộp thuế có quy mô kinh doanh tương
đương, có cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh.
- Đối chiếu với các thông tin, tài liệu thu thập được từ các nguồn khác.
14
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Chi Cục Thuế Tân Kỳ qua các năm :
STT Nội dung
1


Tổng hồ sơ Thuế phải

Đơn vị tính

2008

2009

2010

Hồ sơ

511

1,099

1,760

Hồ sơ

511

1,099

1,760

Hồ sơ

484


1.085

1,672

6

2

36

kiểm tra
2

Tổng số hồ sơ được
kiểm tra

3

+Số hồ sơ chấp nhận

4

+Số hồ sơ đề nghị điều Hồ sơ
chỉnh

5

+Số hồ sơ ấn định


Hồ sơ

21

12

52

6

+Số hồ sơ đề nghị

Hồ sơ

-

-

-

14,244

41,430

105,578

10,884

35,870


64,632

-

-

-

3,360

5,560

40,946

kiểm tra tại trụ sở NTT
7

Tổng số thuế phát hiện Triệu đồng
qua kiểm tra tại CCT

8

+Điều chỉnh tăng số Triệu đồng
thuế

9

+Điều chỉnh giảm số Triệu đồng
Thuế


10

+Ấn định

Triệu đồng

Qua kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế Tân Kỳ trong 3 năm trở
lại đây chúng ta thấy,cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhiều doanh
nghiệp và hộ kinh doanh cũng ra đời,khi đó số hồ sơ Thuế phải kiểm tra cũng
tăng rõ rệt,số hồ sơ đề nghị điều chỉnh và ấn định cũng chiếm một phần nhỏ
trong tổng số hồ sơ được kiểm tra,tổng số thuế phát hiện qua kiểm tra tại Chi
15
Sv:Trần Hoàng Kiên
Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

cục Thuế năm 2010 đạt 254,83% so với năm 2009 cho thấy công tác kiểm tra
hồ sơ kê khai thuế tại Chi cục thuế Tân kỳ đã thực hiện khá tốt,đồng thời cũng
cho thấy ý thức chấp hành pháp luật thuế của các đối tượng nộp thuế trên địa
bàn Tân Kỳ còn chưa tốt.
2.2.1.5.Xử lí kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế Tân Kỳ.
a.Kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế nhận xét hồ sơ
khai thuế theo mẫu.
b.Xử lý sau khi nhận xét hồ sơ khai thuế:
-Đối với các hồ sơ khai thuế khai đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp lý, chính
xác của các thông tin, tài liệu; không có dấu hiệu vi phạm thì bản nhận xét hồ

sơ khai thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế.
-Đối với các hồ sơ khai thuế phát hiện thấy căn cứ để xác định số thuế khai là
có nghi vấn thì cán bộ kiểm tra thuế báo cáo Chi cục trưởng ra thông báo yêu
cầu người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
-Đối với hồ sơ khai thuế, số liệu khai phát hiện thấy chưa chính xác hoặc có
những chỉ tiêu cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp; số tiền thuế được
miễn, giảm; số thuế được hoàn... Cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Chi cục
trưởng ra thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ
sung thông tin tài liệu theo mẫu số 01/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số
60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính.
Thời hạn người nộp thuế phải giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu được ghi
trong thông báo không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày Chi cục trưởng ký
thông báo.
-Trường hợp người nộp thuế trực tiếp đến Chi cục Thuế giải trình hoặc bổ
sung thông tin tài liệu theo thông báo của Chi cục, cán bộ kiểm tra thuế lập
16
Sv:Trần Hoàng Kiên
Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

biên bản làm việc theo mẫu số 02/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số
60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính.
-Xử lý sau khi người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu:
+Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu
chứng minh được số thuế khai là đúng thì Bản giải trình, tài liệu bổ sung hoặc
Biên bản làm việc (nếu làm việc trực tiếp) được chấp nhận và lưu lại cùng với

hồ sơ khai thuế.
+Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu
nhưng không chứng minh số thuế khai là đúng thì cán bộ kiểm tra thuế báo cáo
Chi cục trưởng ra thông báo lần 2 yêu cầu người nộp thuế tiếp tục giải trình
hoặc bổ sung thêm thông tin tài liệu. Thời hạn yêu cầu người nộp thuế tiếp tục
giải trình hoặc bổ sung thêm thông tin tài liệu được ghi trong thông báo không
quá 5 ngày làm việc kể từ ngày Chi cục trưởng Chi cục Thuế Tân Kỳ ký thông
báo.
-Hết thời hạn theo thông báo lần 2 của Chi cục Thuế mà người nộp thuế
không giải trình, bổ sung thêm thông tin tài liệu hoặc trong thời hạn theo thông
báo của Chi cụcThuế, người nộp thuế giải trình, bổ sung thêm thông tin tài liệu
nhưng không chứng minh được số thuế khai là đúng thì cán bộ kiểm tra thuế
báo cáo Chi cục trưởng :
+Quyết định ấn định số thuế phải nộp theo mẫu Quyết định số 03/AĐTH ban
hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài
chính; hoặc
+Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế trong trường hợp không đủ
căn cứ để ấn định số thuế phải nộp. Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của
người nộp thuế theo mẫu số 03/KTTT ban hành kèm theo thông tư số
17
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính.

c. Thủ tục hành chính khi cán bộ kiểm tra thuế trình Chi cục trưởng ra thông
báo thuế hoặc Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế như sau:
* Thủ tục trình lãnh đạo để thực hiện ra thông báo lần thứ nhất, lần thứ hai:
-Thông báo lần thứ nhất phải có tờ trình và kèm theo các tài liệu:
+ Dự thảo thông báo;
+ Bản nhận xét kết quả kiểm tra;
+ Hồ sơ khai thuế.
-Thông báo lần thứ hai phải có tờ trình và kèm theo các tài liệu:
+Dự thảo thông báo lần thứ hai
+Bản giải trình hoặc các thông tin tài liệu của người nộp thuế bổ sung theo
thông báo lần thứ nhất hoặc biên bản làm việc (đối với trường hợp người nộp
thuế trực tiếp đến Chi cục Thuế Tân Kỳ giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu).
+Toàn bộ hồ sơ trình theo thông báo lần thứ nhất.
* Hồ sơ trình Quyết định ấn định số thuế phải nộp gồm:
- Tờ trình nêu rõ các căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.
- Dự thảo thông báo ấn định số thuế phải nộp.
- Các tài liệu kèm theo thông báo lần thứ nhất và thông báo lần thứ hai.
*Hồ sơ trình quyết định kiểm tra gồm:
- Tờ trình nêu rõ lý do phải kiểm tra; nội dung kiểm tra được ghi cụ thể kiểm
tra vấn đề gì.
- Dự thảo quyết định kiểm tra thuế. Trong quyết định kiểm tra phải có những
18
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính


nội dung cơ bản sau đây:
+ Căn cứ pháp lý để kiểm tra;
+ Đối tượng kiểm tra (nếu đối tượng kiểm tra có các đơn vị thành viên thì phải
ghi cụ thể danh sách các đơn vị thành viên thuộc đối tượng kiểm tra);
+ Nội dung, phạm vi kiểm tra;
+ Thời gian tiến hành kiểm tra;
+ Thành phần đoàn kiểm tra gồm: Trưởng đoàn và các thành viên;
+ Quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và của đối tượng kiểm tra.
- Các tài liệu kèm theo thông báo lần thứ nhất và thông báo lần thứ hai.
2.2.2.Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trên địa bàn huyện Tân Kỳ
2.2.2.1.Đối với người quyết định kiểm tra
*Ban hành quyết định kiểm tra
-Quyết định kiểm tra theo chương trình kế hoạch hàng năm căn cứ vào dữ liệu
của đối tượng nộp thuế (BCTC,quyết toán thuế,các hồ sơ kê khai thuế…) đã
được phát hiện sai sót và kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Chi cục,khi đó,Chi cục
trưởng chỉ đạo đội kiểm tra tiến hành đánh giá,phân tích rủi ro theo nghành
nghề,loại hình doanh nghiệp,lựa chọn ra những nghành nghề hay loại hình
doanh nghiệp có độ rủi ro cao (thường là các nghành như xây dựng,vận tải,dịch
vụ...)
-Quyết định kiểm tra đột xuất
+Trường hợp phát hiện đối tượng nộp thuế vi phạm pháp luật thuế,trốn thuế
hoặc thông đồng với đơn vị,tổ chức cơ quan khác nhằm trốn thuế.Chi cục
trưởng Chi cục Thuế ra quyết định kiểm tra đồng thời báo cáo với cơ quan chủ
19
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01



Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

quản là Cục Thuế Nghệ An.
+Trường hợp có đơn thư phản ảnh,khiếu nại,tố cáo của quần chúng,công luận
báo chí Chi cục trưởng Chi cục Thuế cũng ra quyết định kiểm tra.
-Khi cần thiết cần phải tổ chức khảo sát ban đầu để có căn cứ thực tế khi ban
hành quyết đinh kiểm tra.
*Chỉ đạo đoàn kiểm tra tiến hành cuộc kiểm tra
-Quyết định kiểm tra,chọn người tham gia đoàn kiểm tra,bổ nhiệm Trưởng
đoàn kiểm tra.
-Chỉ đạo đoàn kiểm tra xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra và phê duyệt kế
hoạch đó.
-Giải quyết các tình huống thuộc thẩm quyền.
-Tạo điều kiện kinh phí,phương tiện,cơ sở vật chất cho Đoàn kiểm tra hoạt
động thuận lợi.
2.2.2.2.Trình tự tiến hành kiểm tra của đoàn kiểm tra.
a.Công tác chuẩn bị cho cuộc kiểm tra
Khi có quyết định kiểm tra của Chi cục trưởng Chi cục Thuế,thành lập ngay
một đoàn Kiểm tra (thường là đội trưởng đội Kiểm tra làm trưởng đoàn).Đoàn
Kiểm tra có công tác chuẩn bị để tiến hành cuộc kiểm tra.Thời gian chuẩn bị
kiểm tra được tính từ lúc Chi cục trưởng ký quyết định kiểm tra đến khi công
bố quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ quan đối tượng bị kiểm tra.Nội dung các
bước chuẩn bị bao gồm :
-Tự nghiên cứu trách nhiệm,mục đích,yêu cầu,nội dung cuộc kiểm tra.
-Thu thập,xử lý những thông tin cần thiết cho cuộc kiểm tra.
20
Sv:Trần Hoàng Kiên


Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

-Xây dựng và trình duyệt kế hoạch tiến hành cuộc kiểm tra.
-Tổ chức công tác tập huấn (tùy thuộc vào nội dung,tính chất cuộc kiểm tra)
-Xây dựng nội quy giờ giấc làm việc của đoàn kiểm tra.
-Chuẩn bị đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo,giải thích.
-Chuẩn bị kinh phí,phương tiện đi lại,cơ sở vật chất cho cuộc kiểm tra.
-Gửi Quyết định kiểm tra cho người nộp Thuế chậm nhất là 3 ngày làm việc
kể từ ngày quyết định kiểm tra được Chi cục trưởng Chi cục thuế ký.
-Trước thời điểm tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, người nộp
thuế có văn bản đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì trong thời hạn 5
ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian kiểm tra,
Trưởng đoàn kiểm tra thuế phải xem xét và trình Chi cục trưởng Chi cục Thuế
ra văn bản chấp nhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian kiểm tra
- Trước thời điểm tiến hành kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế mà người
nộp thuế chứng minh được số thuế khai là đúng thì trong thời hạn 5 ngày làm
việc Trưởng đoàn kiểm tra thuế trình Chi cục trưởng Chi cục Thuế ra quyết
định bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế.
Hồ sơ trình bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế gồm:
+Tờ trình nêu rõ lý do bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
+Dự thảo quyết định bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
+Các tài liệu của người nộp thuế chứng minh được số thuế khai là đúng.
b.Trực tiếp tiến hành kiểm tra
Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được tiến hành chậm
nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra thuế.

21
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

- Trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra thuế
và giải thích nội dung kiểm tra theo quyết định. Khi kết thúc công bố quyết
định kiểm tra, Đoàn kiểm tra thuế và người nộp thuế phải có biên bản xác định
thời gian và nội dung công bố quyết định kiểm tra theo mẫu số 05/KTTT ban
hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành
Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
- Thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra :
+ Sau khi công bố quyết định kiểm tra,các thành viên đoàn kiểm tra tiến
hành các công việc được giao.
+ Đoàn kiểm tra yêu cầu bố trí điều kiện làm việc thuận lợi để không ảnh
hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra và bảo quản lưu trũ
tài liệu được an toàn.
+ Trong quá trình thực hiện kiểm tra, Đoàn kiểm tra được quyền kiểm tra tài
sản, vật tư, hàng hoá, xem xét chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài
chính, các tài liệu có liên quan trong phạm vi nội dung của Quyết định kiểm tra
thuế.
+ Trường hợp cần phải tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn
thuế, gian lận thuế thì Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo Chi cục trưởng Chi

cục Thuế có quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan
đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định.Khi tạm giữ tài liệu, tang vật
liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế, Trưởng đoàn kiểm tra thuế phải
lập biên bản tạm giữ tài liệu, tang vật có xác nhận của người nộp thuế thực hiện
theo mẫu số 11/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 60/TT-BTC ngày
22
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

14/6/2007 của Bộ Tài chính.
-Tổ chức nghe ý kiến của quấn chúng và công luận báo chí (nếu có liên quan
đến nội dung kiểm tra)
-Thu thập thêm các thông tin liên quan từ các cơ quan đơn vị hữu quan (thu
thập trước,trong và sau kiểm tra)
-Nghe ý kiến từ các cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp.
-Tổ chức đối thoại,chất vấn các cá nhân chịu trách nhiệm.
-Xử lý nghiêm các hành vi chống đối nếu có.
-Xử lý tốt các mối quan hệ.
-Thời hạn kiểm tra tại trụ sở của Người nộp thuế không quá 5 ngày làm việc,
kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Trong trường
hợp xét thấy cần phải kéo dài thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ
thì chậm nhất là trước 1 ngày kết thúc thời hạn kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra
phải báo cáo Chi cục trưởng chi cục Thuế để có quyết định bổ sung thời hạn
kiểm tra.Mỗi cuộc kiểm tra chỉ được bổ sung thêm thời hạn kiểm tra một

lần.Thời gian bổ sung không quá 5 ngày làm việc.
-Lập biên bản hoàn chỉnh hồ sơ từng phần của cuộc kiểm tra,biên bản kiểm
tra gồm các nội dung chính như sau :
+ Các căn cứ pháp lý để thiết lập biên bản.
+ Mô tả diễn biến của sự việc theo nội dung đã kiểm tra. Nêu kết quả số liệu
của Đoàn kiểm tra so với số liệu kê khai, báo cáo của người nộp thuế; giải thích
lý do, nguyên nhân có sự chênh lệch.
+ Kết luận từng nội dung đã tiến hành kiểm tra, xác định hành vi, mức độ vi
phạm và đề xuất xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Kiến nghị biện pháp xử lý
23
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

không thuộc thẩm quyền của đoàn kiểm tra.
- Biên bản kiểm tra phải được thống nhất trong Đoàn kiểm tra trước khi công
bố công khai với người nộp thuế. Nếu có thành viên trong Đoàn không thống
nhất thì Trưởng đoàn kiểm tra có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về nội
dung Biên bản kiểm tra.Trong trường hợp này, thành viên trong đoàn kiểm tra
có quyền bảo lưu số liệu theo biên bản từng phần việc được giao.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn kiểm tra,
Trưởng đoàn kiểm tra phải công bố công khai Biên bản kiểm tra trước người
nộp thuế và các thành viên trong Đoàn kiểm tra. Nếu người nộp thuế yêu cầu,
Trưởng đoàn kiểm tra thuế phải giải thích các nội dung chưa rõ trong biên bản
kiểm tra thuế.

- Biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểm tra và người nộp thuế (hoặc
đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang và đóng dấu của
người nộp thuế (nếu có) ngay trong ngày công bố công khai. Trường hợp người
nộp thuế bảo lưu ý kiến trong Biên bản kiểm tra thì Trưởng đoàn kiểm tra phải
tạo điều kiện để người nộp thuế thực hiện quyền bảo lưu.
- Biên bản kiểm tra phải được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau.
+ 1 bản người nộp thuế giữ.
+ 1 bản Đoàn kiểm tra giữ.
+ 1 bản gửi cho bộ phận kê khai và kế toán thuế.
+ 1 bản lưu tại phòng kiểm tra của cục thuế hoặc đội kiểm tra của Chi cục
Thuế.
- Trường hợp người nộp thuế không ký biên bản kiểm tra thuế thì chậm nhất
là 5 ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai biên bản kiểm tra, Trưởng
24
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


Chuyên đề cuối khóa

Học viện tài chính

đoàn kiểm tra phải báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Thuế để ra thông báo yêu
cầu người nộp thuế ký biên bản kiểm tra. Nếu người nộp thuế vẫn không ký
biên bản kiểm tra thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày công bố công khai biên
bản kiểm tra,Chi cục trưởng ra Quyết định xử lý truy thu thuế; xử phạt vi phạm
hành chính về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế theo nội dung biên bản kiểm tra.
- Trường hợp mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế vượt quá thẩm quyền
của Chi cục trưởng Chi cục Thuế ra Quyết định kiểm tra thuế thì trong thời hạn

10 ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra thuế, Chi cục trưởng ra
Quyết định kiểm tra thuế có văn bản đề nghị Cục trưởng cục thuế Nghệ An
hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính về thuế và thông báo cho người nộp thuế biết về việc đề nghị nêu
trên.
-Qua kiểm tra thuế nếu phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu phát sinh việc
trốn thuế, gian lận về thuế thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày phát
hiện, Trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm báo cáo Chi cục trưởng để bổ
sung vào kế hoạch kiểm tra của Chi cục Thuế.
c.Kết thúc cuộc kiểm tra
*Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra: Chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ
ngày ký Biên bản kiểm tra thuế, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo Chi cục
trưởng Chi cục Thuế về kết quả kiểm tra thuế và dự thảo các quyết định xử lý
về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế.
- Trường hợp phải xử lý truy thu về thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuế
thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra, Chi cục
trưởng phải ký Quyết định xử lý truy thu về thuế; xử phạt vi phạm hành chính
về thuế.
25
Sv:Trần Hoàng Kiên

Lớp CQ45 02.01


×