Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CỦA NHÂN VIÊN TẠI TẬP ĐOÀN VẬN TẢI PHƯỢNG HOÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.54 KB, 6 trang )

NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CỦA NHÂN VIÊN TẠI TẬP ĐOÀN
VẬN TẢI PHƯỢNG HOÀNG
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Phượng Hoàng cần đặt ra phương hướng cụ thể để phát triển thành một tổng
công ty mạnh có tiềm lực về tài chính, quản lý và điều hành nhằm giữ vai trò chủ
đạo, tập trung, chi phối, hỗ trợ và liên kết các hoạt động. Mục đích cuối cùng của
Tập đoàn vẫn là tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhân viên; tối đa hóa lợi
nhuận trong kinh doanh; không ngừng nâng cao đời sống của người lao động; kinh
doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu; hoàn thành các nhiệm vụ do
Nhà nước giao.
Trong tương lai, Phượng Hoàng hướng tới hoạt động sản xuất kinh doanh đa
ngành nghề: du lịch, bất động sản, cho thuê tài sản, đầu tư lĩnh vực nhà hàng khách
sạn… nhưng dịch vụ vận tải hành khách vẫn chiếm vai trò chủ đạo.
Tổ chức triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và định hướng cho các
công ty liên doanh, liên kết theo quy hoạch của thành phố.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG ĐỘNG LỰC Ở CÔNG TY PHƯỢNG
HOÀNG
1. Hoàn thiện sắp xếp lại đội ngũ lao động.
Do lao động trong một số bộ phận của Công ty chưa hợp lý nên còn có tình
trạng thừa hay thiếu lao động Công ty còn phân công và hợp tác các bộ phận để kết
hợp tốt hơn nữa việc sử dụng lao động và năng suất lao động của từng cá nhân.
Công ty cần giáo dục tư tưởng cho người lao động theo hướng làm vì nhu cầu của
họ, làm việc vì cộng đồng, và làm việc vì một trường lành mạnh. Công ty cần phải
chỉ rõ cho người lao động ngay từ ngày đầu đến tổ chức định hướng, mong muốn
của tổ chức: tạo cho khách hàng sự thoải mái nhất. Khánh hàng chính là miếng
cơm manh áo của họ cho nên lợi ích của khách hàng là lợi ích của người lao
động.Tư tưởng ý thức lao động là một xuất phát điểm quan trọng trong nền kinh tế


thị trường hiện nay. Người lao động có tư tưởng tiến bộ sẽ hăng say làm việc với
tinh thần trách nhiệm cao, đôi khi không vì mục đích tài chính.


Những quan điểm còn sai lệch đề cao tính cá nhân, vị kỷ… cần chấn chỉnh,
giác ngộ ngay lập tức. Tùy vào nhu cầu và động lực của họ mà ta có thể áp dụng
các cách khác nhau: cử người giám sát, phạt tài chính, chuyển công tác… và nếu
không thực sự thay đổi thì nên sa thải.
Công ty vẫn phải tiếp tục tổ chức lại sản xuất kinh doanh, đổi mới cơ chế
làm việc theo hướng nâng cao tinh thần tự giác của nhân viên.
Duy trì khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, quan tâm chăm sóc cả về thể
xác lẫn tinh thần của người lao động để đảm bảo nhân viên luôn thấy hài lòng. Đây
cũng là cơ hội để giám đốc quan tâm đến các nhân viên của mình, lắng nghe tâm lý
của họ, trò chuyện và tâm sự để tạo cảm giác gần gũi. Từ đó tạo trạng thái hợp tác
giữa lao động với cấp trên để đạt đến mục tiêu cao hơn là hài lòng của khách hàng.
Khuyến khích các nhân viên tham gia góp ý, hoàn thiện cơ chế quản lý hiêụ
quả hơn. Đồng thời cũng cho họ có quyền tham gia vào hoạch định chính sách phát
triển của công ty, lên kế hoạch làm việc, đưa ra mong muốn cá nhân. Cho dù là
không có thì đó cũng là cách để giám đốc có biện pháp với mỗi người.
Luôn có số điện thoại lóng để khách hàng có thể phản ánh bất kỳ bức xúc gì
về nhân viên của công ty. Đây không chỉ là biện pháp hiệu quả cho giám đốc biết
được thực tế mà còn là động lực với những nhân viên khó hay chểnh mảng, khó
huấn luyện, chỉ nghe lời trước mặt.
2. Tổ chức và cơ cấu lại lao động.
Sắp xếp lao động sao cho hao phí lao động ít nhất để thực hiện quá trình sản
xuất với kết quả và hiệu quả cao nhất là mục tiêu của công tác này. Đầu tiên, cần
tuyển dụng lao động căn cứ vào yêu cầu công việc; tuyển dụng đối tượng mà phù
hợp với đòi hỏi công việc như vậy sẽ tránh tình trạng lãng phí lao động, góp phần
nâng cao năng suất lao động.


Tổ chức lao động trong Công ty vận tải cần phải đảm bảo tính khoa học, lành
mạnh, rõ ràng, bố trí lao động hợp lý, nâng cao năng suất chất lượng lao động đồng
thời sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất. Cụ thể:

Về mặt kinh tế: phải đảm bảo sử dụng hợp lý tiết kiệm vật tư, lao động, tiền
vốn, thúc đẩy tăng năng suất lao động trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Về mặt xã hội: Phải đảm bảo mọi điều kiện để nâng cao trình độ văn hoá kỹ
thuật của CBCNV, làm cho họ phát triển toàn diện và cân đối, tạo cho người lao
động hứng thú say mê làm việc.
Về lao động sửa chữa: Việc hoàn thiện tổ chức lao động công nhân bảo
dưỡng sửa chữa có ý nghĩa quan trọng. Do nền kinh tế hàng hoá cơ chế thị trường
với sức cạnh tranh gay gắt thì xưởng sửa chữa cũng như bất kỳ bộ phận nào trong
Công ty vận tải ô tô cũng trở thành một đơn vị hạch toán nội bộ đòi hỏi công tác
quản lý xưởng cũng được chấn chỉnh lại cho phù hợp với cơ chế mới . Nếu không
sẽ dẫn tình trạng mất cân bằng lao động không có việc làm.
Về lao động lái xe: Đây là đối tượng rất phức tạp trong quản lý lao động vì
người lái xe luôn gắn với quá trình hoạt động của phương tiện, phải tổ chứ lao
động của lái xe sao cho vừa khai thác tối đa năng lực phương tiện vừa đảm bảo chế
độ làm việc nghỉ ngơi khoa học. Đội trưởng có trách nhiệm đôn đốc lái xe, là
người nắm rõ tình hình phương tiện vận tải để giúp Công ty gìn giữ tải sản được
giao.
Về lao đông quản lý: Sau khi sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, xác định nhiệm kỳ,
nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban chức năng và bố trí lao động theo yêu cầu của
từng vị trí công tác chúng tôi quan tâm đến quĩ lương của bộ phận lao động gián
tiếp.
3. Hoàn thiện cơ cấu tiền lương.


Do Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho lao động gián
tiếp nên phải quản lý chặt chẽ ngày công cuả nhân viên. Ngoài ra yêu cầu các đội
trưởng, xưởng trưởng.... phải có sự quản lý đối với các nhân viên của mình, thực
hiện việc chấm công lao động của các cá nhân theo từng ngày đối với những qui
định nghiêm ngặt về thời gian đến và về, thời gian có mặt tại nơi làm việc. Việc

chấm công này đòi hỏi phải công bằng khách quan. Nếu nhân viên nào có thời gian
đến và thời gian về, không theo qui định thì sẽ phải chịu một khoản trừ vào tiền
lương mà họ nhận được khi thực hiện đủ ngày công lao động.
Còn đối với hình thức trả lương theo sản phẩm: Việc tính toán đơn giá sản
phẩm và sản lượng định mức cho việc trả lương khoán sản phẩm còn một số vướng
mắc. Công ty cần có kế hoạch theo dõi mức khoán từ đó thống kê tìm ra mức
khoán bình quân để có căn cứ tính sản lượng cho nhân viên.
Doanh nghiệp trả lương cần chú ý:
- Hệ thống tiền lương của doanh nghiệp phải luôn tuân thủ các yêu cầu về
mặt pháp luật và phải thể hiện tính công bằng trong trả lương. Trả lương cho nhân
viên, phải căn cứ vào năng lực và sự cố gắng cùng những đóng góp của nhân viên
đối với hoạt động phát triển của doanh nghiệp, có hướng tới năng suất lao động,
chất lượng và hiệu quả công việc.
- Trong cơ cấu tiền lương nên có phần cứng (ổn định), và phần mềm (linh
hoạt) để có thể dễ dàng điều chỉnh khi có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến sự
trả công lao động. Cách tính tiền lương phải đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng để mọi
người đều hiểu và có thể tính toán, kiểm tra được tiền lương của mình.
4. Tạo môi trường thuận lợi:


- Tạo bầu không khí thoải mái, cho nhóm hay cả doanh nghiệp, khuyến
khích lao động phát huy ý kiến bản thân, tạo các phong trào thi đua trong doanh
nghiệp. Thiết lập nên những mục tiêu thiết thực vừa phù hợp với mục tiêu của
người lao động vừa thoả mãn mục đích của doanh nghiệp, sử dụng các biện pháp
kích thích về cả vật chất lẫn tinh thần…
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được làm việc, nghỉ ngơi: Xây
dựng tôt chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ đảm bảo cho việc tái sản xuất sức
lao động, là điều kiện để giảm tai nạn lao động, tăng năng suất và chất lượng lao
động. Các cuộc picnic, dã ngoại, đền chùa, thăm quan… là cách tạo cho nhân viên
được mởi rộng kiến thức, giải trí… cũng là cách để lãnh đạo hiểu được tập quán,

thói quen mỗi người.
- Tổ chức các buổi lấy ý kiến, chấm điểm lẫn nhau giữa các nhân viên. Bình
bầu nhân viên xuất sắc của tuần, tháng, năm. Khen thưởng để những người khác có
nhu cầu phấn đấu. Đưa ra lý do tại sao thàng công cũng như thất bại của nhân viên
với một thái độ đóng góp.
Trong cơ chế thị trường, Doanh nghiệp nào nắm bắt một cách nhanh
nhạy nhu cầu phát triển của xã hội thì sẽ tồn tại. Nhân lực luôn được xem là yếu tố
và động lực tạo nên thành công của doanh nghiệp. Xét cho cùng, nhân lực là tác
nhân chính tạo ra vốn và tài sản vật chất, đề xuất những ý tưởng mới đồng thời
cũng đảm nhận vai trò chọn lựa và ứng dụng các công nghệ tiên tiến và thực thi
các chỉ tiêu kinh doanh nhằm nâng cao “vị thế” của doanh nghiệp. Trong nhiều
trường hợp, vốn và công nghệ có thể huy động và thực hiện, nhưng để xây dựng
được một đội ngũ nhân sự nhiệt tình, tận tâm, có khả năng thích hợp và năng lực
làm việc có hiệu quả thì rất phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Có thể nói, chính con
người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.
Trước nguy cơ tụt hậu về mặt kinh tế hơn bao giờ hết, yếu tố nhân lực cần
được các doanh nghiệp nhận thức một cách đúng đắn và sử dụng nguồn lực hiệu


quả hơn. Cơ sở để huy động con người là thừa nhận và sử dụng nhân tố con người
đặc biệt là tính sáng tạo và tính xã hội. Đưa tính nhân bản vào công việc: Con
người trong tổ chức làm việc trên cơ sở tôn trọng nhau, có trách nhiệm với bản
thân và cộng đồng, không cần thúc giục, ra lệnh…



×