Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm vận động theo nhạc trẻ 45 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523 KB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN BÌNH TÂN
TRƯỜNG MẦM NON RẠNG ĐÔNG
------*****------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập- tự do –hạnh phúc
------*****---------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy
vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Người viết: Đinh Thị Hòa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Mầm Non Rạng Đông

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận:
* Khái niệm về vận theo âm nhạc:
- Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm thanh và các hoạt động nhảy
múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc để tạo cho con người sự cảm nhận về nhịp điệu
góp phần về nhịp điệu góp phần vào việc phát triển nhân cách trẻ.
- Tất cả các vận động theo nhạc như gõ nhịp, âm hình tiết tấu múa đều thực hiện
nhiệm vu là cảm nhận tiết tấu âm nhạc.
- Động tác vỗ tay, gõ nhịp dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu nhịp
phách trong âm nhạc.
- Múa là dạng vận động phát triển tính thẫm mĩ cho trẻ, hình thành tư thế dáng đẹp
và động tác đẹp.
* Đặc điềm vận động theo nhạc trẻ 4-5 tuổi
- Vận động theo nhạc giáo dục nhịp điệu cho trẻ là sự vận động của cơ thể phù hợp


với tính năng động của trẻ.


- Trẻ 4-5 tuổi biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của nhạc thay đổi các
bước chuyển động theo điệu nhạc từ tốc độ nhịp nhàng chuyển sang tốc độ nhanh
hơn hay thực hiện các bước nhảy.
- Trẻ 4-5 có khả năng sử dụng các nhạc cụ như phách tre, xắc xô, trống đệm theo
nhịp tiết tấu chậm.
2. Cơ sở thực tiễn
* Thuận lợi
- Trường Mầm Non Rạng Đông có đội ngũ cán bộ giáo viên thống nhất, đoàn kết.
- Lớp học được ban giám hiệu thường xuyên đầu tư cơ sở vật chất mua sắm các
dụng cụ âm nhạc cho trẻ tạo điều kiện cho trẻ phát triển.
- Trường tạo điều kiện cho giáo viên học chuyên môn nâng cao trình độ chuyên
môn.
- Giáo viên có chương trình học ngay từ đầu năm.
- Lứa tuổi trẻ đồng đều.
- Phụ huynh luôn mong muốn con em mình vui vẻ và hứng thú trong hoạt động âm
nhạc.
* Khó khăn
- Phần lớn bé là con em của công nhân, kinh tế gia đình còn hạn chế ít có điều kiện
cho con em mình tiếp xúc với âm nhạc.
- Vào đầu năm có 50% trẻ mới đi học còn thiếu hụt kiến thức âm nhạc và chưa có
nề nếp tốt.
- Sĩ số trẻ đông khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng:
- Thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo đúng chương trình qui luật là
trách nhiệm của người giáo viên mà trước tiên là tôi.
- Để khảo sát và đánh giá được kĩ năng vận động theo nhạc tôi ra 2 bài tập cho 35

cháu mẫu giáo 4-5 tuổi thực hiện.
*Bài tập 1: Con hãy hát và vỗ tay theo nhịp bài hát “Con chim non”.
- Số cháu thực hiện là 18 cháu: Chưa đạt 8 cháu.
Đạt
10chau.
- Các cháu thường mắc những lỗi sau: + Trẻ vỗ tay lúc theo nhịp lúc không theo
nhịp.
+ Trẻ không tự thực hiện được.
*Bài tâp 2: Các bé múa bài “Múa cho mẹ xem”
- Số cháu thực hiện la 17 cháu: Đạt
7 cháu.
Chưa đạt 10 cháu.


- Các cháu thường mắc các lỗi sau: + Trẻ không thuộc động tác.
+ Động tác của trẻ chưa chính xác.
+ Trẻ múa không khớp với nhạc.

CÔ DẠY TRẺ VẬN ĐỘNG
* Nguyên nhân thực trạng:
- Qua nghiên cứu tôi tìm ra những nguyên nhân sau:
+ Trẻ thiếu hụt kiến thức ngay từ lứa tuổi nhà trẻ.
+ Do trẻ mới đi học còn nhút nhát.
+ Trẻ chưa ôn luyện vận động theo nhạc nhiều.
+ Hình thức tổ chức không thu hút trẻ.
+ Đồ dùng chuẩn bị cho hoạt động chưa đẹp.
- Trong hoạt động giáo dục âm nhạc, âm nhạc đóng vai trò chủ đạo còn vận động là
hình tượng âm nhạc.Trước thực trạng của lớp tôi nghiên cứu tìm ra “Một số biện
pháp nâng cao chất lượng vận động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”.
2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ 4-5

tuổi:

TRẺ HỨNG THÚ HOẠT ĐỘNG VỚI NHẠC CỤ
* Làm mẫu chuẩn vận động theo nhạc và có sáng tạo:
- Âm nhạc trừu tượng có ý nghĩa rất sâu sắc vì vậy việc sớm duy trì trực quan và
kích thích những yếu tồ ban đầu là rất cần thiết.Vai trò của cô giáo là phải tạo hứng
thú để trẻ say mê thích hoạt động. Cô cần có những hình thức gợi mở, giới thiệu và
xem cô biểu diễn mẫu trước khi trẻ hoạt động.
- Làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn.


- Có nhiều cách dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc. Giáo viên cần phải
căn cứ vào loại nhịp cấu trúc hình tiết tấu của cấu trúc để chọn hình thức vỗ tay gõ
đệm hay cách dạy cho phù hợp.

CÔ LÀM MẪU TRẺ THỰC HIỆN THEO
- Với mẫu giáo 4-5 tuổi thường có những cách sau:

Dạy vỗ tay (hoặc gõ) tiết tấu chậm: vỗ tay hoặc gõ 3 tiếng, mỗi tiếng bằng 1
nốt đen, rồi nghỉ bằng 1 tiếng
Ví dụ: Trong bài “Hoa trường em” có câu:
Em ngắm chiếc lá, em ngắm cánh hoa
vỗ
vỗ vỗ nghỉ vỗ vỗ vỗ

Dạy vỗ tay hoặc gõ theo nhịp: Vỗ tay hoặc gõ 1 tiếng vào phách mạnh đầu ô
nhịp, phách yếu nghỉ
Ví dụ: Trong bài “Con chim non” có câu:
Con chim non trên cành cây
vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ.

- Khi cô cho trẻ tập sử dụng một loại nhạc cụ nào đó để đệm cho bài hát cô cần nói
rõ cách gõ cho âm thanh phát ra như thế nào?

CÔ DẠY TRẺ SỬ DỤNG NHẠC CỤ


Ví dụ: Dạy trẻ sử dụng 1 loại nhạc cụ trống: tay trái cầm trống, tay phải cầm dùi,
khi gõ là phải gõ vào giữa trống rồi sau đó gõ vào thành trống.
+ Khi có nhiều người tham gia vận động, di chuyển đội hình động tác của bạn trai
khác bạn gái nên muốn thể hiện toàn vẹn trong sự kết hợp giữa âm thanh và âm
nhạc là điều không thể được. Vì vậy muốn đảm bảo tính toàn vẹn của tri giác tôi cần
sử dụng biện pháp trình bày cùng lời giả thích của bạn trai trước bạn gái sau.
Ví dụ: Dạy trẻ vận động bài “Múa cho mẹ xem” thì có động tác 2 tay đưa lên
cao rồi vẫy xuống. Cô có thể nói “đưa cao và vẫy xuống giống như những chú
bướm đó các con”
- Trong chương trình 1 số bài múa đã được biên soạn động tác mua, gợi ý nhưng cô
có thể dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân thành hình phối hợp với nét mặt kết
hợp với âm nhạc.
Ví dụ: Trong sách “Chăm sóc giáo dục mầm non và hướng dẫn thực hiện 4-5
tuổi không biên soạn động tác mùa bài “Cháu yêu bà” của tác giả Xuân Giao. Dựa
vào đặc điểm trẻ của lớp tôi. Các bé có khả năng múa những động tác đơn giản dựa
vào nội dung bài hát.
+ Phần nhạc dạo đầu: Đứng thẳng, chân đứng rộng bằng vai và nhún theo nhịp.
+ Động tác 1: “Bà ơi bà…lắm” 2 tay dang rộng từ từ áp vào ngực vào từ (lắm) kết
hợp nhún chân.
+ Động tác 2: “Tóc bà trắng…mây” 2 tay đưa lên đầu vuốt nhẹ xuống 2 bên ngực,
kết hợp nhún chân vào tiếng mây.
+ Động tác 3: “Cháu yêu bà cháu nắm bàn tay” 2 tay từ từ áp lên ngực vào từ “lắm”
sau đó đặt 2 tay úp vào nhau và kết hợp với nhún chân vào tiếng tay.
+ Động tác 4: “Khi cháu vâng lời…vui” vỗ tay theo nhịp và lắc lư theo nhạc.

+ Phần nhạc kết thúc: Bé nhún chân theo nhạc.
- Để tạo hứng thú cho trẻ cô cũng có thể cho trẻ di chuyển đội hình như sau:
+ Cô cho cả lớp múa
+ Cho trẻ múa theo nhóm bạn trai bạn gái
+ Cho trẻ múa theo tổ, nhóm
+ Cho cá nhân trẻ múa…
- Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau cô sẽ hình thành tư duy trực quan cho
trẻ, tạo những yếu tố ban đầu cho trẻ cảm nhận nghệ thuật.
* Tăng cường luyện tập vận động theo nhạc cho trẻ
- Cũng giống như học hát học vẻ trẻ cần bắt chước và luyện tập nhiều lần động tác
mới một cách chính xác và chi tiết. Tôi cần sử dụng biện pháp sau:
+ Làm mẫu lại động tác có sự kết hợp giữa âm nhạc với mục đích giúp trẻ nhớ lại
trình tự động tác.
+ Chỉ dẫn trẻ chi tiết, chính xác đặc điểm động tác cùng với âm nhạc đồng thời
kích thích trẻ hoạt động độc lập.
+ Sửa những chi tiết không chính xác bằng cách tách những bé sai ra tập riêng.


+ Tổ chức linh hoạt đa dạng cách học thuộc các động tác để gây hứng thú và giúp
trẻ thích tham gia các hoạt động tổ chức dưới hình thức cả lớp, tổ, nhóm luyện tập.
Cô nên khuyến khích trẻ tự vận động.
+ Cô luôn chú ý đến đội hình của trẻ sao cho cô làm mẫu tất cả các bé đều nhìn
thấy được.

CÔ LUYỆN TẬP ĐỘI HÌNH CHO TRẺ
+ Đa dạng hóa các vận động: Để trẻ đỡ chán và nâng cao khả năng của trẻ tôi có
thể đa dạng hóa các vận động của trẻ thành các trò chơi.
Ví dụ: Dạy trẻ vận động theo tiết tấu chậm

Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ. Mời 3 trẻ lên chơi cùng cô, trẻ gõ đệm

cô vỗ tay
|
|
|
|
ì ì
ì
ì
Trẻ1 Trẻ2 Trẻ3 Cô vỗ tay

Hoặc cho các cháu 2 tay chống hông dậm chân 3 phách đầu, phách 4 dậm gót
chân.
/
/
/
/
ì
ì
ì
ì
dậm
dậm
dậm
dậm
chân chân
chân
gót
+ Củng cố và hoàn thiện kĩ năng là bước giúp trẻ thể hiện độc lập sáng tạo truyền
cảm với hình tượng nghệ thuật. Tôi có thể yêu cầu trẻ nhớ lại trình tự các động tác.
Biết cùng bạn thực hiện bài tập.

* Tạo môi trường âm nhạc. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy
* Tạo môi trường:
- Do đặc điểm tâm sinh lí tuổi Mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ nhưng thích màu sắc
sặc sỡ, mới lạ. Vì vậy tôi cố gắng tạo nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí
xung quanh lớp.


TRANG PHỤC VÀ NHẠC CỤ
* Sử dụng đồ điện tử: Ti vi, đầu đĩa, vi tính.
- Vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh có nội dung về hoat động âm nhạc để trang trí hay làm
đồ dùng dạy học.
- Tôi chuẩn bị đồ dùng âm nhạc vì đồ chơi là nhu cầu không thể thiếu với cuộc sống
của trẻ.
+ Đồ chơi công nghiệp: Xắc xô, trống, kèn, mõ.

XẮC XÔ, ĐÀN

TRỐNG CƠM


+ Đồ chơi tự tạo: Những đồ chơi từ nguyên vật liệu mở như:
Vỏ lon bia, lon nước ngọt để làm xúc xắc, những đoạn tre già để làm phách tre
Tận dụng bia cứng để tạo thành đàn, xốp để làm mũ múa.

PHÁCH, MŨ MÚA
* Sử dụng 1 cách hiệu quả:
- Âm nhạc rất trừu tượng nhưng có tính giáo dục rất sâu sắc. Vai trò của cô giáo là
phải tạo cho trẻ hứng thú say mê hoạt động nghệ thuật.
Ví dụ: Day trẻ gõ đệm bài “Con gà trống” Cô phải tạo hứng thú bằng cách cho trẻ
quan sát con gà trống. Trò chuyện về con gà kết hợp phải giáo dục trẻ biết yêu quí

bảo về chúng. Cô gợi ý hỏi trẻ ai biết những bài hát về con gà trống, kể tên những
bài hát và do ai sáng tác. Sau đó cô dạy trẻ vận động.
- Trẻ được mặc trang phục, sử dụng đạo cụ và biểu diễn phù hợp với tính chất âm
nhạc và nội dung bài hát sẽ làm phong phú them đời sống văn hóa góp phần vào
việc hình thành nhân cách trẻ.
* Sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học
- Để đáp ứng nhu cầu xã hội, ở các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy.

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIỜ HỌC


- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp trẻ hứng thú hang say tích
cực tham gia các hoạt động. Đặc biệt giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết giảm
bớt sức lao động của giáo viên và giảm chi phí.
Ví dụ: Khi dạy trẻ gõ đệm theo tiết tấu chậm “Con yêu thủ đô” của tác giả Bảo
Trọng cô cần tạo dựng lên 1 số hình ảnh đẹp về thủ đô bằng cách cô chọn trên mạng
1 số hình ảnh đẹp về thủ đô Hà Nội để lưu trong máy. Khi tiến hành dạy cô cho trẻ
quan sát trên máy vi tính.

HỒ GƯƠM

LĂNG BÁC
- Để dạy trẻ tôi không chỉ tìm trên mạng mà tôi còn tìm trò chơi trong các bang đĩa
có nội dung liên quan đến kiến thức tôi cần truyền đạt.


* Tận dụng môi trường ở mọi lúc mọi nơi
* Trong tiết học
- Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi tôi chủ nhiệm thực hiện theo chương trình mới. Giáo dục

âm nhạc cho trẻ gồm 4 hoạt động: Hát, nghe, vận động, trò chơi. Ở mỗi tiết học có
những trọng tâm khác nhau. Riêng vận động theo nhạc trọng tâm rơi vào tiết 3. Khi
dạy trẻ vận động lần 1 (tiết 3). Cô yêu cầu trẻ bắt chước những động tác của cô theo
đúng nhịp đúng động tác.

GIỜ VẬN ĐỘNG ÂM NHẠC CỦA TRẺ
- Dạy trẻ vận động những lần sau thì sẽ yêu cầu tăng dần trẻ không những tập đúng
động tác mà còn biết thay đổi đội hình theo âm nhạc và thể hiện diễn cảm
Ví dụ: Dạy vận động gõ nhịp bài “Em đi qua ngã tư đường phố” dạy vận động lần 1
yêu cầu trẻ cầm dụng cụ âm nhạc và sử dụng đúng
+ Dạy những tiết vận động sau thì yêu cầu sẽ tang lên trẻ phải gõ đúng nhịp nhún
theo nhạc. Biết thể hiện sự vui tươi hồn nhiên của mình trong vận động.
- Mục đích giáo dục của hướng đổi mới là giáo viên hướng dẫn tạo điều kiện cho trẻ
thực hiện. Trẻ hoạt động không bị áp lực để tích cực phát huy năng lực bản thân trẻ
tự trao đổi, tự nhận xét để năng động hơn.
Ví dụ: Dạy trẻ vận động bài “Tay thơm tay ngoan” sau khi tôi cho làm quen 1 số
cách vận động theo nhạc tôi có thể chia thành 2 nhóm cho trẻ tự hội ý với nhau xem
nhóm mình sẽ vận động theo nhóm nào sau đó cho 2 nhóm thực hiện cùng lúc.
* Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi
- Vận động theo nhạc ở đầu giờ đón trẻ
- Tích hợp vận động theo nhạc vào tiết học: ở lứa tuổi mẫu giáo “Học mà chơi, chơi
mà học” do đó phải sử dụng nhiều biện pháp thủ thuật trong giờ học để gây hứng
thú cho trẻ. Vận động theo nhạc có thể tích hợp nhẹ nhàng vào 1 số môn học khác.
Ví dụ: Dạy trẻ gõ đệm tiết tấu chậm bài “Cháu thương chú bộ đội” cô có thể tích
hợp toán bằng cách cho trẻ đếm số chú bộ đội lên biểu diễn.


NHỮNG CHÚ BỘ ĐỘI DỄ THƯƠNG
Hoặc trong hoạt động tạo hình “Vẽ con cá” cô có thể tích hợp vận động vào âm
nhạc bài “Cá vàng bơi”

- Vận động âm nhạc trong giờ sinh hoạt chiều: Cô có thể tổ chức cho trẻ hoạt động
âm nhạc theo ý muốn như trẻ hát múa gõ đệm…Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn
nhau chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn
* Tổ chức cho trẻ trong ngày hội, ngày lễ
- Vào các ngày hội, lễ như ngày khai trường, ngày nhà giáo Việt Nam, lễ hội Noel,
trung thu, tết,…là những ngày có hình thức tổ chức quan trọng nên âm nhạc đóng
vai trò không thể thiếu.
- Âm nhạc tạo cho trẻ niềm vui, những cảm xúc mới mẽ, tang cường khả năng cảm
thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ.
- Bằng những tiết mục văn nghệ trong những ngày lễ hội tạo điều kiện giúp trẻ nâng
cao kĩ năng hoạt động âm nhạc đồng thời củng cố những điều trẻ lĩnh hội được.
- Hiểu được ý nghĩa của hoạt động âm nhạc trong ngày lễ hội tôi luôn chú ý rèn
những kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ. Chọn những bài hát phù hợp với chủ đề
chuẩn bị trang phục tốt cho trẻ để khi biểu diễn trẻ cảm thấy tự tin hào hứng.


NHỮNG TIẾT MỤC VĂN NGHỆ NGÀY LỄ HỘI
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
- Sau khi tôi sử dụng 1 số biện pháp trên áp dụng vào việc dạy vận động theo nhạc
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Đến tháng 11/2014 tôi tiến hành đưa ra thêm 2 bài tập để
kiểm tra kĩ năng vận động theo nhạc của 35 trẻ tham gia thực hiện ở những bài tập
trước.
Bài tập 1: Các con hãy gõ đệm bài “Đi học về”
Bài tập 2: Các con hãy múa bài “Tay thơm tay ngoan”
Cô cho từng trẻ lên thực hiện lại bài tập và ghi lại kết quả
Bảng khảo sát kĩ năng vận động theo nhạc của trẻ 4-5 tuổi
STT

Họ và tên trẻ


1
2

Võ Minh Thiên Toàn
Nguyễn Lê Yến
Quỳnh
Dương Hội Luân
Võ Ngọc Phương
Trang
Chống Hải My
Bùi Anh Đức
Nguyễn Cao Bảo Như
Đặng Phương Linh
Trần Ngọc Bảo Châu
Lê Thị Bảo Huyền
Đặng Nguyễn Quốc
Dũng
Trần Thị Khánh Hà
Đỗ Thế Nghĩa
Nguyễn Minh Khang
Phụng Thiên Phúc
Tô Hoàng Phi
Nguyễn Trần Thành
Nhân
Nguyễn Hoàng Nam
Đặng Huỳnh Thảo
Nguyên
Lê Thái Sang
Nguyễn Thị Minh Anh
Thạch Chí Trung

Võ Thành Nhân
Nguyễn Thị Tường Vy
Nguyễn Tam Tuấn
Kiệt

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Bài tập 1

Đạt
Chưa đạt
X
X

Bài tập 2
Đạt
Chưa đạt
X
X

X
X

X
X

X
X
X
X
X
X
X

X
X
X
X
X

X
X

X
X
X
X
X
X

X

X
X

X
X

X

X
X
X

X
X
X
X
X


X
X
X
X
X

X
X
X


26
27
28

Hồ Nguyễn Hân Hân
X
X
Phạm Trung Hiếu
X
X
Nguyễn Thị Như
X
X
Quỳnh
29
Lâm Văn Tiến
X
X
30

Vũ Văn Đạt
X
X
31
Nguyễn Hữu Thịnh
X
X
32
Phạm Hoàng Hiệp
X
X
33
Trần Thiên Ân
X
X
34
Nguyễn Trọng Nhân
X
X
35
Trần Quốc Nhân
X
X
Nhận xét:
- Ở bài tập 1: Số trẻ thực hiện 35 trẻ có 32 trẻ đạt chiếm 93%
Có 3 trẻ chưa đạt chiếm 7%
- Ở bài tập 2: Có 31 trẻ đạt chiếm 90%
Có 4 trẻ chưa đạt chiếm 10%
Kết luận và thực nghiệm kiểm tra
- Giáo viên dạy bình thường thì kết quả kĩ năng vận động theo nhạc thấp hơn so với

giáo viên dạy có sử dụng 1 số biện pháp nâng cao chất lượng vận động theo nhạc.
- Tóm lại: tôi nhận thấy trẻ hứng thú hang say tích cực hoạt động và đã thu được kết
quả tốt đẹp khi vận dụng 1 số biện pháp nâng cao chất lượng vận động theo nhạc
cho trẻ 4-5 tuổi
- Điều đó chứng minh rằng thực nghiệm thành công và phù hợp.
Bài học kinh nghiệm
Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ nói chung và nâng cao chất lượng
dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỏ 4-5 tuổi nói riêng, tôi tự rút cho mình
một bài học như sau:
- Cô giáo phải nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp bộ môn.
- Không ngừng học tập nâng cao trình ddoojj chuyên môn, nghiệp vụ.
- Nghiên cứu, học tập, sáng tạo, rèn luyện để thể hiện thất hấp dẫn và phù hợp với
trẻ.
- Cô giáo phải biết đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm
nhạc, đặc điểm khả năng vận động, cơ quan phát âm…để có phương pháp dạy thích
hợp.
- Tạo môi trường giáo dục âm nhạc phong phú. Sử dụng đồ dùng trực quan một
cách có hiệu quả. Biết khai thác những nội dung, thông tin cần thiết để ứng dụng
công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
- Linh hoạt sử dụng đa dạng hóa các hoạt động cho trẻ đỡ nhàm chán và làm tang sự
tích cực hoạt động của trẻ.
- Cô giáo phải biết truyền đạt chính xác, hấp dẫn, truyền cảm để thu hút, hấp dẫn
trẻ.
- Thường xuyên rèn luyện kĩ năng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.


- Luôn khuyến khích, động viên, tạo cho trẻ niềm say mê hoạt động.
- Phối kết hợp với phụ huynh để trao đổi, thống nhất quan điểm giáo dục.
IV. KẾT LUẬN
- Âm nhạc thật sự gần gũi với trẻ thơ để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc đòi hỏi

giáo viên phải có lòng yêu nghề và mến trẻ có tinh thần trách nhiệm cao trong công
việc đặc biệt có kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm sử dụng những phương pháp
biện pháp thủ thuật đề ra trong tiết học để gây hứng thú cho trẻ
- Để hình thành kĩ năng vận động âm nhạc cho trẻ, phải có một quá trình sư phạm
dài cho dù ở thành phố hay nông thôn miền núi hay hải đảo thì người lớn phải tạo
điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới âm nhạc từ đó trẻ có những hiểu biết nhất
định về âm nhạc.
- Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi nhận ra rằng trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi rất thích,
hứng thú và có khả năng vận động theo nhạc rất tốt. Cô giáo cần khuyến khích trẻ
thực hiện không áp đặt gò bó trẻ. Tiết học tổ chức sao cho nhiều trẻ được tham gia,
cô giáo là người đặt nền móng âm nhạc cho trẻ.

Bình Hưng Hòa A, ngày 1 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện

Đinh Thị Hòa



×