Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

ý nghĩa phương pháp luận của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.68 KB, 24 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện tiểu luận này, tôi rất vui mừng vì đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của Thầy giáo TS. Vi Thái Lang, các đoàn thể, cá nhân và sự nỗ
lực cố gắng của bản thân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lời cám ơn tới Thư viện, phòng sau đại học, tập
thể K16 TGT, các đơn vị liên quan của trường ĐHSP Hà Nội 2 và lòng biết
ơn sâu sắc tới TS. Vi Thái Lang người đã trang bị cho tôi những kiến thức
quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện tiểu luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên,
chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có được
một kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 01 năm 2013
TÁC GIẢ

ĐÀO XUÂN TIẾN

Đào Xuân Tiến – K16 - TGT

Page 1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong tiểu luận
này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện tiểu luận này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong tiểu luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 01 năm 2013
TÁC GIẢ

ĐÀO XUÂN TIẾN



Đào Xuân Tiến – K16 - TGT

Page 2


Mục lục
Lời mở đầu......................................................................................................
Nội dung..........................................................................................................
Chng I: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ
nghĩa Mác - Lênin............................................................................................
I.1. Khái niệm thực tiễn và lý luận.....................................................................
I.1.a Khái niệm thực tiễn và các hình thức thực tiễn........................................
I.1.b. Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn.......................................
I.2. Khái niệm lý luận và các cấp độ lý luận.....................................................
I.2.a. Khái niệm lý luận...................................................................................
I.2.b. Các cấp độ..............................................................................................
Chng II: Những nguyên tắc cơ bản của sự thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn............................................................................................
II.1. Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, của lý luận ,
lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn.................................................................................................
II.2. Phê phán bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm.......................................
Chng III: í nghĩa phơng pháp luận của việc vận dụng nguyên
tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn cách mạng
hiện nay ở nớc ta............................................................................................
III.1. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, t tởng Hồ Chí Minh
cũng nh các tri thức khoa học mà nhân loại đã đạt đợc vào điều kiện cụ
thể ở nớc ta..........................................................................................................
III.2. Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam và quốc tế

để tiếp tục hoàn thiện lý luận về CNXH và con đờng đi lên CNXH................
III.3. Trong GD & T phải kết hợp nhà trờng với xã hội, lý luận với
nhận thức............................................................................................................
Kết luận.........................................................................................................
Tài liệu tham khảo..............................................................................

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 3


LI M U
1. Lớ do chn ti
Cụng cuc cỏch mng nc ta tri qua nhiu giai on phỏt trin. T xa
xa cỏc vua Hựng ó cú cụng gõy dng t nc, gi nc. Dõn tc ta anh
dng ỏnh ui bố l xõm lng t quõn Mụng Nguyờn n thc dõn Phỏp,
quc M. V ngy nay trong tỡnh hỡnh chung ca th gii, cụng cuc cỏch
mng ca nc nh ang trong giai on phỏt trin mi, xõy dng t nc.
Trong cỏc giai on phỏt trin ca cỏc mng nc nh, ng v Nh
nc luụn chỳ ý n nguyờn tc thng nht gia lớ lun v thc tin, kt hp
gia lớ thuyt v thc hnh. Thc t ó chng minh,chỳng ta ó t c
nhng thnh qu t vic vn dng nguyờn tc thng nht gia lớ lun v thc
tin trong mi tỡnh hỡnh c th ca nc nh. Nguyờn tc ú v cú ý ngha
quan trng trong giai on cỏch mng hin nay nc ta.
gúp thờm mt ting núi ng h ng li chớnh sỏch ng h m
ng v nh nc ta ang xõy dng nc nh, tụi chn vn " ý nghĩa phơng pháp luận của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nớc ta lm ti tiu
lun ca mỡnh.
Hon thnh tiu lun ny, tụi hi vng cú th gúp mt phn nh ca mỡnh
trong vic lm rừ, cng c lũng tin ca mi ngi vo cụng cuc i mi ca

nh nc ta, v giỳp mi ngi hiu hn nguyờn tc thng nht gia lớ lun v
thc tin v vai trũ ca nú trong iu kin cỏch mng nc ta hin nay.
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu ti
Phơng pháp luận của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn cú ý ngha vụ cựng quan trng trong giai đoạn cách mạng hiện

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 4


nay ở nớc ta . c ng v Nh nc quan tõm, c bit trong thi kỡ cụng
cuc cỏch mng nc nh phỏt trin trong tỡnh hỡnh kinh t, chớnh tr th gii
cú nhiu bin ng, tiu lun cn c quan tõm v lm sõu sc hn.
3. Mc ớch v nhim v nghiờn cu ca tiu lun
- Mc ớch nghiờn cu: Nghiờn cu v ý nghĩa phơng pháp luận của
việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giai
đoạn cách mạng hiện nay ở nớc ta
- Nhim v nghiờn cu:
+ Tỡm hiu v nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn .
+ Vn dng ca nú trong trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nớc ta.
4. Phng phỏp nghiờn cu v ngun ti liu tham kho
Phng phỏp nghiờn cu: Tiu lun s dng phng phỏp nghiờn cu
DVBC, DVLS, c bit coi trng v s dng ch yu phng phỏp logic lch
s, phõn tớch, tng hp, so sỏnh.
Ngun t liu tham kho: Mt s giỏo trỡnh trit hc v cỏc ti liu cú
liờn quan.
5. Kt cu tiu lun
Ngoi phn m u, kt lun v danh mc ti liờu tham kho, tiờu lun
gm 3 chng.


o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 5


NI DUNG
CHNG I
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
của chủ nghĩa Mác - Lênin
I.1. Khái niệm thực tiễn và lý luận
I.1.a Khái niệm thực tiễn và các hình thức thực tiễn
Khái niệm thực tiễn.
* Lợc sử vấn đề thực tiễn trớc Mác - Lênin :
Thực tiễn (Practice) là phạm trù cơ bản trong lý luận nhận thức mácxít.
Một số nhà triết học duy tâm chủ quan cho rằng, hoạt động thực tiễn bị
chế định bởi ý chí, bản năng những nhân tố tiềm thức của con ngời.
Hêghen - nhà triết học duy tâm khách quan thì cho thực tiễn là hoạt
động ý chí của t tởng, là một suy lý lôgíc. Thực tiễn chỉ đợc ông giới hạn ở
hoạt động t tởng, ở ý niệm. Tuy nhiên, Hêghen đã có lý khi bàn đến ý niệm
thực tiễn. Theo ông, bằng thực tiễn, chủ thể tự nhân đôi mình, đối tợng hoá
bản thân mình trong quan hệ với thế giới bên ngoài.
Nh vậy, các trào lu triết học trớc Mác hoặc hoàn toàn phủ nhận hoạt
động thực tiễn của con ngời, hoặc hiểu thực tiễn chỉ trong phạm vi quan sát
trực quan hay trong phòng thí nghiệm, hoặc đều tách rời hoạt động thực tiễn
với quá trình nhận thức của con ngời.
* Khái niệm thực tiễn trong triết học Mác - Lênin
Kế thừa những yếu tố hợp lý của các hệ thống triết học trớc đó, vận
dụng phép biện chứng duy vật vào xem xét đời sống xã hội, C.Mác và Ph.
Ăngghen đã đa ra quan niệm đúng đắn về thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối

với nhận thức nói riêng và đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ng ời
nói chung.
Theo quan niệm của triết học Mác - Lênin thì hoạt động thực tiễn chỉ có
thể có đợc ở xã hội loài ngời; nó ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 6


triển của xã hội loài ngời. Thực tiễn là phạm trù trung tâm, nền tảng của triết
học duy vật biện chứng.
Trong Luận cơng về phoiơbắc C.Mác nhấn mạnh rằng : Đời sống xã
hội, về thực chất, là có tính thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đa lý luận
đến chủ nghĩa thần bí, đều đợc giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của
con ngời và trong sự hiểu biết thực tiễn ấyĐể tồn tại và phát triển trớc hết con
ngời phải chế tác và sử dụng công cụ lao động, tác động vào tự nhiên nhằm
cải biến tự nhiên tạo ra
của cải vật chất nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất của con ngời nh
ăn, mặc, đi lại Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiên, cơ bản của
con ngời. Nhờ đó, tất cả các mặt của đời sống xã hội đợc hình thành, phát
triển, đợc tái tạo lại. Xã hội chính là giới tự nhiên thứ hai đợc tạo ra thông
qua hoạt động thực tiễn của con ngời.
Mác cho rằng, thực tiễn chính là hoạt động vật chất mà tất cả các hoạt
động khác nh hoạt động tinh thần, hoạt động chính trị, hoạt động tôn giáo đều
phụ thuộc vào nó.
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất, cảm tính, có mục đích,
có tính lịch sử - xã hội của con ngời, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Nói một
cách cụ thể hơn, thực tiễn là hoạt động có suy nghĩ, có ý thức, có tính toán,
hoạt động có đối tợng cảm tính của con ngời.

Theo Mác, vấn đề tìm hiểu xem t duy của con ngời có thể đạt tới chân
lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một
vấn đề thực tiễn.
Hoạt động thực tiễn có tính năng động, sáng tạo, là quá trình chuyển
hoá cái tinh thần (mục đích, ý thức) thành cái vật chất. Hoạt động thực tiễn là
quá trình tơng tác giữa chủ thể và khách thể nhận thức, trong đó chủ thể hớng
vào việc cải tạo khách thể, trên cơ sở đó nhận thức khách thể. Do vậy, thực
tiễn trở thành mắt khâu trung gian nối liền ý thức của con ngời với thế giới
bên ngoài. Thông qua hoạt động thực tiễn, con ngời làm biến đổi giới tự nhiên,
biến đổi hình ảnh sự vật trong nhận thức và đồng thời biến đổi chính bản thân
mình.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con ngời. Chỉ có con ngời
mới có các hoạt động thực tiễn, còn con vật chỉ hoạt động theo bản năng. Thực

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 7


tiễn chính là phơng pháp tồn tại cơ bản của con ngời và xã hội, là phơng thức
đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con ngời và thế giới.
Các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử xã hội có các trình độ
phát triển khác nhau của hoạt động thực tiễn.
Thực tiễn là hoạt động có ý thức,có mục đích cuả con ngời. Hoạt động
thực tiễn nhằm mục đích cao nhất là cải tạo hiện thực. Con ngời nhận thức thế
giới hiện thực và tích cực tác động một cách có mục đích để cải tạo nó.Trên cơ
sở đó, thế giới mới bộc lộ những đặc tính, bản chất, nội dung, qui định,... nhờ
đó con ngời mới có tri thức về thế giới. Có nh vậy, con ngời mới có thể cải tạo
hiện thực theo điều kiện của sự phát triển tự nhiên và xã hội.
Nếu xem thực tiễn tồn tại dới dạng một chính thể thì nó bao gồm nhiều

yếu tố nh : nhu cầu, lợi ích, mục đích, phơng tiện và kết quả. Các yếu tố đó
góp phần tạo nên hoạt động thực tiễn của con ngời. Nếu con ngời không có
nhu cầu vật chất và tinh thần, không theo đuổi các mục đích khác nhau, gắn
liền lợi ích với các hoạt động của mình, không có công cụ và phơng tiện vật
chất để thực hiện các hoạt động và hoạt động không có kết quả thì đơng nhiên
không thể hoạt động thực tiễn .
I.1.b. Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn :
Hoạt động thực tiễn rất đa dạng, phong phú. Có ba dạng cơ bản: hoạt
động sản xuất vật chất, hoạt động thực nghiệm khoa học; hoạt động chính trị xã hội.
Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiên cơ bản, nền tảng của
đời sống xã hội. Hoạt động này có ý nghĩa quyết định đối với tất cả các dạng
hoạt động khác, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội. Theo
quan điểm duy vật lịch sử, nhân tố quyết định trong lịch sử, xét đến cùng, là sự
sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực.
Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động nhằm cải biến xã hội, phát
triển các quan hệ xã hội, chế độ xã hội. Đấu tranh giai cấp nhằm cải tạo xã
hội, lật đổ ách thống trị của giai cấp này, thay vào đó sự thống trị của giai cấp
khác đại diện cho phơng thức sản xuất mới tiến bộ là hoạt động chính trị - xã
hội mang tính cơ bản, phổ biến. Hoạt động chính trị - xã hội là một dạng đặc
biệt - dạng cao nhất của Hoạt động thực tiễn.
Hoạt động thực nghiệm khoa học là hoạt động đợc tiến hành trong
những điều kiện do con ngời tạo ra gần giống, hoặc lặp lại những trạng thái

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 8


của tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển của
đối tợng nghiên cứu. Nhờ có hoạt động thực nghiệm khoa học con ngời ngày

càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc về thế giới. Thời đại ngày nay- thời đại của
nền kinh tế tri thức thì hoạt động thực nghiệm khoa học ngày càng có vai trò
triết học lớn đối với sự phát triển của xã hội.
I.2. Khái niệm lý luận và các cấp độ lý luận
I.2.a. Khái niệm lý luận
Lý luận có nghĩa là sự quan sát, nghiên cứu, nhận ra, thảo luận.
Lý luận là hệ thống tri thức chung, đáng tin cậy về một lĩnh vực nào đó
trong thế giới. Nói cách khác, lý luận là hệ thống các luận điểm nhất định gắn
bó chặt chẽ với nhau về mặt lôgic và phản ánh bản chất, các quy luật, hoạt
động và phát triển của khách thể đợc nghiên cứu.
Lý luận khác với giả thuyết ( Hypôthesis) ở chỗ, giả thuyết là những
hiểu biết mang tính giả định cha đợc kiểm định. Lý luận khác với thực tiễn ở
chỗ nó thuộc lĩnh vực ý thức, t duy, là sự phản ánh, tái hiện khách quan. Lý
luận có chức năng phản ánh hiện thực khách quan và phục vụ thực tiễn.
I.2.b. Các cấp độ
- Cấp độ của nhận thức : Kinh nghiệm ( Experience) là sự hiểu biết (tri
thức) thu nhập đợc từ chính thực tiễn cuộc sống, do những hoạt động quan sát
và thí nghiệm mang lại. Có tri thức kinh nghiệm thông thờng và tri thức kinh
nghiệm khoa học.
Tri thức kinh nghiệm thông thờng nảy sinh trực tiếp, phong phú va sinh
động các mặt của đời sống xã hội, song nó có hạn chế là chỉ cho ta biết cái
bên ngoài, chứ cha phải la cái bên trong, cái bản chất, quy luật của đời sống
xã hội. Tri thức kinh nghiệm khoa học thu nhận đợc từ những kinh nghiệm,
khảo sát khoa học. Tri thức kinh nghiệm khoa học bổ sung những hiểu biết về
thế giới mà tri thức kinh nghiệm thông thờng không có.
Cả hai dạng tri thức này tuy rất phong phú, đa dạng song chỉ dừng lại ở
cấp độ kinh nghiệm, cha đạt đợc độ tin cậy cao, cha mang tính khái quát cao
và hệ thống, cha đạt tới cấp độ lý luận. Không có tri thức kinh nghiệm thì
không có tri thức lý luận . Kinh nghiệm chính là cơ sở để con ngời kiểm tra lý
luận, sửa đổi bổ sung lý luận đã có, tổng kết khái quát lý luận mới.

Trình độ cao hơn của nhận thức là lý luận. Lí luận đợc hình thành từ
kinh nghiệm, trên cơ sơ tổng kết kinh nghiệm, là sự khái quát, hệ thống các
tri thức kinh nghiệm. lý luận thờng đợc trình bày thông qua các lý thuyết, học

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 9


thuyết với hệ thống các khái niệm, phạm trù , quy luật. Khác với tri thức kinh
nghiệm, tri thức lý luận là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách trừu tợng, gián tiếp, khái quát về bản chất, quy luật của các sự vật hiện tợng. Nó
đem lại sự hiểu biết sâu sắc về cái bên trong, cái bản chất, cái tất yếu của sự
vật, hiện tợng.
Lý luận có những cấp độ khác nhau. Hệ thống lý luận chung nhất về
các qui luật vận động của thế giới là lý luận triết học. Còn lý luận về một lĩnh
vực riêng biệt nào đó trong thế giới là lý luận chuyên ngành. Thí dụ nh lý luận
toán học, vật lý. hoá học, sinh học, văn học, lịch sử,lý luận về pháp quyền,
lý luận về phơng pháp,
Lý luận triết học có vai trò là cơ sở để hình thành thế giới quan và phơng pháp luận cho lý luận chuyên ngành. Lý luận chuyên ngành có tác dụng
bổ sung , làm sâu sắc thêm cho lý luận triết học.
Lý luận triết học Mác Lênin mang tính khách quan, khoa học , cách
mạng, không những giải thích đúng thế giới mà còn góp phần cải tạo thế
giới.

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 10


CHNG II

những nguyên tắc cơ bản của sự thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn
II.1. Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, của lý luận , lý
luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn phát triển
kết tiếp nhau của quá trình nhận thức. Giữa chúng có mối liên hệ biện chứng
với nhau.
Nhận thức kinh nghiệm là nền tảng, cơ sở của nhận thức lý luận . Nó
cung cấp cho nhận thức lý luận những dữ liệu cụ thể, đa dạng, phong phú.
Nhận thức kinh nghiệm là sự phản ánh trực tiếp thực tiễn đời sống xã hội, cho
ta những hiểu biết ban đầu về sự vật hiện tợng, là cơ sở hiện thực để kiển tra,
đánh giá, sửa chữa, bổ sung cho lý luận.
Lý luận đợc hình thành và phát triển trên cơ sở của kinh nghiệm, thực
tiễn. Quá trình phát triển của thực tiễn đã đặt ra những vấn đề đòi hỏi lý luận
phải giải đáp. Lý luận phản ánh gián tiếp hiện thực khách quan song lại đáng
tin cậy hơn kinh nghiệm. Lý luận thông qua hệ thống các khái niệm, phạm
trù, quy luật thể hiện tâm lý sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn. Do đó
phạm vi ứng dụng của nó mang tính phổ biến hơn so với tri thức kinh nghiệm.
Lý luận đợc hình thành và phát triển trên nền tảng thực tiễn song nó có
tính độc lập tơng đối. Điều đó đợc biểu hiện ở chỗ, không phải lý luận nào
cũng xuất phát từ kinh nghiệm , có lý luận đợc xây dựng không trên cơ sở
những kinh nghiệm có trớc . Điều này chỉ có thể lý giải bởi tính u việt, vợt trội
của t duy trừu tợng của con ngời. Lý luận đợc hình thành và phát triển, trở lại
chỉ đạo hoạt động thực tiễn, kiểm nghiệm trong thực tiễn, bổ sung, phát triển
trong thực tiễn.
Mác cho rằng, lý luận cũng sẽ trở thành lực lợng vật chất, một khi nó
thâm nhập vào quần chúng lý luận đợc xem nh kim chỉ nam cho hành
động. Nó có thể dự kiến đợc phơng thức vận động phát triển của sự vật hiện
tợng, phơng hớng phát triển của thực tiễn .V.I Lênin cho rằng, không có sách


o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 11


thì không có tri thức. Không có tri thức cách mạng thì không có lý luận cách
mạng. Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng.
Lý luận khoa học phản ánh đúng hiện thực khách quan. Nó góp phần
hạn chế tính mò mẫn, tự phát, tăng cờng tính tự giác, chủ động tích cực trong
hoạt động của con ngời.
Lý luận xuất phát từ thực tiễn, không xa rời thực tiễn, phản ánh đúng
thực tiễn là lý luận khoa học. lý luận góp phần thúc đẩy sự phát triển của thực
tiễn, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội và lý luận khoa học tiến bộ.
V.I.Lênin trong Bút ký triết học cho rằng, thực tiễn cao hơn nhận thức
(lý luận) vì nó có u điểm không những của tính phổ biến, mà còn của tính hiện
thực trực tiếp. Thực tiễn của con ngời đợc lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần đợc in vào ý thức thành những cách logic.
Do vậy giữa lý luận và thực tiễn phải thống nhất với nhau. Coi trọng lý
luận, song không cờng điệu, tuyệt đối hoá vai trò của lý luận, xem thờng thực
tiễn, tách lý luận khỏi thực tiễn . Lênin cho rằng, bản thân ý chí của con ngời,
thực tiễn của con ngời, đối lập với sự thực tiễn của mục đích của con ngời
Do chúng tách rời khỏi nhận thức và không thừa nhận hiện thực bên ngoài là
tồn tại chân thực (chân lý khách quan). Phải có sự thống nhất giữa thực tiễn và
nhận thức. Lênin xem đây chính là một nguyên tắc của lý luận nhận thức, sự
thống nhất của lý luận (của nhận thức ) và của thực tiễn chính là trong lý luận
nhận thức. Mác trớc đó cũng đã nhấn mạnh rằng, chính trong thực tiễn mà con
ngời chứng minh đợc chân lý, chứng minh tính hiện thực. Do đó t duy không
tách rời hiện thực. Nếu tách rời hiện thực, thực tiễn khỏi t duy là vấn đề thuần
tuý kinh viện.
Thực tiễn có vai trò quan trọng đối với nhận thức. Nó vùa là cơ sở, nền

tảng, động lực, mục đích của nhận thức . Thực tiễn còn là tiêu chuẩn của
chân lý.
Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và
thực tiễn rằng: thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản
của chủ nghĩa Mac- Lênin. Thực tiễn không có lý luận hớng dẫn thì thành
thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là lý luận khoa học của giai cấp công nhân đợc
hình thành và phát triển trong phong trào đấu tranh cách mạng. Là ngọn hải
đăng soi đờng cho tiến trình cách mạng của giai cấp công nhân. Mác viết :
Giống nh triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 12


sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình Thứ triết học ấy - vũ khí
tinh thần của giai cấp vô sản - chính là triết học Mác.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết mang tính cách mạng. Nó
xuất phát từ thực tiễn đồng thời không bao giờ chịu chấp nhận thực tiễn đã lạc
hậu đó là chủ nghĩa t bản, nó mở ra con đờng phát triển cho thực tiễn tơng lai chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa Mác Lênin là một học thuyết mở, linh hồn của học thuyết
đó là phép biện chứng macxít. Thực tiễn luôn vận động và biến đổi không
ngừng, do đó t duy lý luận cũng phải vận động biến đổi và phát triển để có thể
phản ánh kịp thời, phản ánh đúng, hơn nữa còn định hớng cho thực tiễn phát
triển.
Chúng ta còn nhớ mỗi lần tái bản các tác phẩm kinh điển, Mác và
Ăngghen chủ trơng vẫn giữ nguyên nội dung, chỉ bổ sung trong lời tựa những
dữ liệu thông tin mới từ thực tiễn nóng bỏng của cuộc đấu tranh cách mạng
của giai cấp công nhân. Lênin cũng là tấm gơng sáng về sự phát triển chủ

nghĩa Mác trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử mới. Việc chuyển đổi từ chính
sách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới cho phù hợp với giai
đoạn cách mạng mới là một ví dụ điển hình. ở đây, Lênin đã vận dụng sáng
tạo học thuyết Mác vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nớc Nga.
Tuy nhiên, không phải lúc nào những ngời cộng sản và phong trào cộng
sản quốc tế cũng vận dụng đúng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn. Họ, hoặc là quá đề cao lý luận mà xa rời thực tiễn, hoặc là quá đề cao
kinh nghiệm, thực tiễn mà không chịu học tập phát triển lý luận, vận dụng
sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào thực tiễn cuộc sống. Bệnh giáo điều và bệnh
kinh nghiệm trở thành khá phổ biến đối với nhiều đảng viên cộng sản ở nhiều
nớc trong thời gian qua.
II.2. Phê phán bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm .
Bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm hình thành và trở thành phổ biến
trong các nớc xã hội chủ nghĩa trớc đây là vì ở đó nhiều đảng viên cộng sản đã
vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn .
Bệnh giáo điều có nguyên nhân là do cờng điệu, tuyệt đối hoá vai trò
của lý luận đối với thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn .
Biểu hiện của bệnh giáo điều là bệnh kinh viện, sách vở. Xem lý luận,
sách vở nh là cái gì tuyệt đối đúng không cần phải bổ sung, phát triển. Học

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 13


tập lý luận Mác- Lênin thì không chú ý tới nội dung và bản chất cách mạng
của nó, chỉ chú ý tới câu chữ và vận dụng câu chữ của các nhà kinh điển vào
bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào. Hoặc học tập lý luận Mác - Lênin theo kiểu
thuộc lòng, không chú ý tới những đổi thay đang diễn ra trong cuộc sống.
Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin một cách phiến diện, vận dụng một cách rập

khuôn những mô hình chủ nghĩa xã hội ở nớc ngoài mà không chú ý tới đặc
thù của nớc mình. Các chủ trơng, chính sách lại thờng xuất phát từ ý muốn
chủ quan, không thấy đợc hiện thực sinh động và phù hợp với thực tiễn cuộc
sống.
Nh vậy, nhìn chung bệnh giáo điều là khuynh hớng t tởng quá coi
trọng vai trò của lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn,
thiếu quan điểm lịch sử cụ thể, vận dụng lý luận, áp dụng kinh nghiệm một
cách máy móc, rập khuôn.
Đối lập với bệnh giáo điều là bệnh kinh nghiệm. Bệnh kinh nghiệm là
khuynh hớng t tởng quá coi trọng kinh nghiệm, thực tiễn, xem thờng lý luận.
Biểu hiện của bệnh kinh nghiệm là t tởng kinh nghiệm chủ nghĩa
theo kiểu sống lâu lên lão làng thoả mãn với những thành tích đã đạt đợc.
Trong công việc, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đã tích luỹ đợc, chủ quan, lời
hoặc không chịu khó tích cực học tập để không ngừng nâng cao trình độ t duy
lý luận. Không thấy đợc vai trò quan trọng của giáo dục và khoa học kỹ thuật.
Không tôn trọng và sử dụng ngời tài, có t tởng bảo thủ, trì trệ không chịu tiếp
thu và vận dụng cái mới, cái tiến bộ.

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 14


Đào Xuân Tiến – K16 - TGT

Page 15


CHNG III
ý nghĩa phơng pháp luận của việc vận dụng nguyên

tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giai
đoạn cách mạng hiện nay ở nớc ta
III.1. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, t tởng Hồ Chí Minh
cũng nh các tri thức khoa học mà nhân loại đã đạt đợc vào điều kiện cụ
thể ở nớc ta
Thời đại ngày nay đang có những biến đổi hết sức sâu sắc trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Để hội nhập và phát triển, không bị hoà tan trong
xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Đảng ta đã chủ động vận dụng lý luận Mác Lênin, t tởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn cách mạng Việt
Nam hiện nay. Đại hội IX của Đảng đã khẳng định lấy chủ nghĩa Mác Lênin, t tởng Hồ Chí Minh làm nền tảng t tởng, kim chỉ nam cho hành động.
Đó là bớc phát triển quan trọng trong nhận thức và t duy lý luận của Đảng ta.
Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội của triết học Mác - Lênin,
Đảng ta cho rằng con đờng đi lên của nớc ta là sự phát triển quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ t bản chủ nghĩa. Bỏ qua ở đây không có nghĩa là
bỏ qua tất cả, mà chỉ bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất
và kiến trúc thợng tầng t bản chủ nghĩa. Đồng thời có tiếp thu, kế thừa những
thành tựu mà nhân loại đã đạt đợc dới chế độ t bản chủ nghĩa, đặc biệt về
khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lợng sản xuất, xây dựng nền
kinh tế hiện đại.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ t bản chủ nghĩa là sự nghiệp
rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với
nhiều chặng đờng, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ.
Vận dụng lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác
Lênin, Đảng ta cho rằng, nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai
đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
khắc phục tình trạng nớc nghèo, kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội,
chống áp bức bất công. Đấu tranh, ngăn chặn và khắc phục những t tởng và
hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mu và hành động

o Xuõn Tin K16 - TGT


Page 16


chống phá của các thế lực thù địch bảo vệ độc lập dân tộc, kiên định con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng các quy luật kinh tế của thời kỳ quá độ, Đảng ta chủ trơng
thực hiện nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta kiên định mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
Đại hội Đảng lần thứ IX và dự thảo văn kiện đại hội Đảng lần thứ X vẫn
khẳng định t tởng Hồ Chí Minh soi đờng cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta
giành thắng lợi, là tài sản tinh thần triết học lớn của Đảng và dân tộc ta.
T tởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nớc ta, kế
thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại. Đó là t tởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con ngời, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức
mạnh của nhân dân, của khối đoàn kết dân tộc, về quyền làm chủ của nhân
dân, xây dựng nhà nớc thật sự là của dân, do dân, vì dân, về quốc phòng toàn
dân, xây dựng lực lợng vũ trang nhân dân, về phát triển kinh tế và văn hoá,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, về đạo đức
cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô t. Về chăm lo bồi dỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau, về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ
đảng viên vừa là ngời lãnh đạo, vừa là ngời đầy tớ thật trung thành của nhân
dân
Thời đại ngày nay là thời đại kinh tế tri thức. Cuộc cách mạng khoa học
- công nghệ ảnh hởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tế
những thành tựu của công cuộc đổi mới của Đảng gần 20 năm qua cho thấy
rằng, Đảng đã vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học nhân loại vào điều kiện

cụ thể ở nớc ta.
Để có thể phát triển lực lợng sản xuất, thực hiện mục tiêu đến năm 2020
nớc ta cơ bản trở thành nớc công nghiệp phát triển, Đảng ta xem phát triển
khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục là nền tảng, động lực đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 17


Đảng chủ trơng tiếp thu tinh hoa, trí tuệ của nhân loại bằng cách tăng cờng giao lu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Thực hiện tốt
chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ. Ưu tiên, quan tâm và tạo điều kiện cho đội
ngũ trí thức, khuyến khích các nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu
xuất sắc. Với phơng châm đi tắt đón đầu Đảng chủ trơng đi sâu, phát triển
nhanh một số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao nh
tin học, sinh học, vật liệu mới, tự động hóa.
Đảng cũng chỉ rõ, khoa học xã hội nhân văn tập trung hớng vào giải đáp
các vấn đề lý luận và thực tiễn, dự báo các xu thế phát triển, cung cấp luận cứ
khoa học cho việc hoạch định đờng lối, chủ trơng, chính sách phát triển kinh
tế - xã hội, xây dựng con ngời, sáng tạo những giá trị văn hoá mới của Việt
Nam.
Khoa học tự nhiên hớng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, xây
dựng cơ sở khoa học để phát triển khoa học, công nghệ trọng điểm, khai thác
các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trờng sống, phòng chống thiên tai.
III.2. Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam và quốc tế để
tiếp tục hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đờng đi lên chủ
nghĩa xã hội.
Tình hình thế giới và trong nớc hơn 30 năm qua là cơ sở để Đảng ta
tổng kết kinh nghiệm thực tiễn hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội.

Khi hầu hết các nớc XHCN lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã
hội trầm trọng do mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung quan liêu, bao cấp đợc
duy trì quá lâu. Trong khi đó, CNTB do điều chỉnh đợc mâu thuẫn xã hội, sử
dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sử dụng các học
thuyết xã hội đã tỏ ra ổn định và phát triển. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô cũ
và các nớc XHCN ở Đông Âu thất bại, Trung Quốc, Cu Ba thực hiện đờng lối
cải cách, mở cửa từng bớc đã thu đợc thắng lợi đáng kể.
Sau thắng lợi năm 1975, do chủ quan, nóng vội, duy ý chí muốn tiến
nhanh lên chủ nghĩa xã hội, mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu
bao cấp không còn phù hợp, gây cản trở tới tiến trình phát triển xã hội. Mặt
khác, ở bên ngoài bị các thế lực thù địch bao vây, cấm vận, hai cuộc chiến
tranh biên giới xảy ra nớc ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội .

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 18


Trớc tình hình đó, Đảng ta chủ trơng đổi mới toàn diện, trớc hết là đổi
mới t duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta.
Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một dịp để Đảng ta tổng kết kinh nghiệm thực
tiễn bổ sung, phát triển lý luận Mác - Lênin.
Đại hội IV ( năm 1986), Đảng đề ra chủ trơng đổi mới toàn diện đất nớc. Đại hội VII ( năm 1991) đã thông qua Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó nêu rõ những nét khái quát
nhất về xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh là nền tảng t tởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng,
khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ
chế thị trờng có sự quản lý của nhà nớc, theo định hớng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội VIII của Đảng ( năm 1996) đa ra nhận định nớc ta đã ra khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội, chỉ rõ hơn quan niệm về chặng đờng đầu tiên và
chặng đờng tiếp theo của thời kỳ quá độ, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đa nớc ta cơ bản trở thành nớc công nghiệp
vào năm 2020. Xác định đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, kiên trì định
hớng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân ; coi phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ
là quốc sách hàng đầu.
Đại hội IX của Đảng ( năm 2001) xác định mục tiêu của các mạng Việt
Nam là : Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nớc mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trờng
định hớng xã hội chủ nghĩa.
Dự thảo đề cơng báo cáo chính trị Đại hội X của Đảng đã thẳng thắn
chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm trong 20 năm đổi mới, rút ra những bài
học bổ ích từ những yếu kém và thành tựu trong công cuộc đổi mới. Trong đó
bài học lớn số 1 là, trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập, dân
tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và t tởng Hồ Chí
Minh, đồng thời luôn luôn nhạy bén với cái mới, với những phát triển của thực
tiễn.
Nh vậy, có thể nói Đảng ta đã vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin
vào thực tế công cuộc đổi ở nớc ta. Đến nay, về cơ bản hệ thống quan điểm lý
luận về công cuộc đổi mới và con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta đã

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 19


hình thành, nhận thức về chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn. Đó là cơ sở
cho việc xây dựng và phát triển đờng lối của Đảng góp phần bổ sung, phát
triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
xã hội.
Qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, liên tục tổng kết kinh

nghiệm thực tiễn, chúng ta ngày càng thấy rõ hơn con đờng đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nớc ta.
Để đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ t bản chủ nghĩa chúng ta phải
tiếp tục phát triển kinh tế thị trờng xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ trung tâm của
thời kỳ quá độ là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Từng bớc xây dựng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện nhà nớc pháp quyền của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, khẳng định
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chú trọng tăng trởng kinh tế bền
vững đi đôi với phát triển văn hoá, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, thực hiện công bằng
xã hội. Vừa xây dựng vừa bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục mở rộng
quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Những vấn đề lý luận trên đây là kết quả của quá trình đổi mới t duy lý
luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn của Đảng, là minh chứng cho việc Đảng vận
dụng sáng tạo lý luận Mác- Lênin, t tởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và
con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
III.3. Trong giáo dục &đào tạo phải kết hợp nhà trờng với xã hội, lý luận
với nhận thức
Đảng ta đã xác định: Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngời - yếu tố cơ bản để phát triển
xã hội, tăng trởng kinh tế nhanh và bền vững.
Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, Đảng chủ trơng giáo dục, đào tạo phải đáp ứng đợc nhu cầu phát triển của xã hội, kết hợp
giữa lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đòi hỏi sự nghiệp giáo dục,
đào tạo phaỉ có những biến đổi mạnh mẽ về quy mô và chất lợng. Thực hiện
phơng châm giáo dục cho mọi ngời, cả nớc trở thành một xã hội học tập
ngành giáo dục, đào tạo đã chú ý nâng cao chất lợng giáo dục, toàn diện, đổi

o Xuõn Tin K16 - TGT


Page 20


mới nội dung, phơng pháp dạy và học, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã
hội hoá hệ thống trờng lớp và hệ thống quản lý giáo dục.
Đảng cũng chỉ đạo ngành giáo dục & đào tạo coi trọng công tác hớng
nghiệp, phát triển mạnh việc đào tạo nghề sao cho phù hợp với sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong phạm vi cả nớc. Bồi dỡng đào tạo cho lớp trẻ những kiến
thức sản xuất, kỹ năng lao động và năng lực tiếp thu công nghệ mới của các nớc phát triển. Trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng ta một lần
nữa nhấn mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo phải khắc phục những yếu kém,
bất cập, phát huy những thành tựu đã đạt đợc để đáp ứng yêu cầu phát triển
đất nớc trong tình hình mới.
Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo, Đảng chủ trơng thực hiện phơng châm giáo dục : học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trờng gắn với xã hội.
Nhà trờng là một thiết chế xã hội đặc biệt có chức năng đặc biệt là giáo
dục kiến thức, văn hoá, khoa học cho con ngời đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhà trờng
ngoài việc trang bị kiến thức văn hoá, khoa học giáo dục còn phải giáo dục ý
thức, kỹ năng lao động, thực hành cho học sinh. Học sinh không chỉ nắm vững
lý thuyết mà còn giỏi thực hành, khi ra trờng có thể hoà nhập ngay với thực
tiễn sản xuất, không bị lạc hậu, ngỡ ngàng trớc những yêu cầu ngày càng cao
của nền kinh tế thị trờng. Những kiến thức trong nhà trờng học sinh thu nhận
đợc phải bổ ích trực tiếp cho nghề nghiệp và cuộc sống của họ sau này.
Một trong những yếu kém, bất cập của nền giáo dục nứơc ta là cha thờng xuyên cập nhật những vấn đề thực tiễn của xã hội hiện đại vào trong
giảng dạy lý luận, lý thuyết. Bệnh học chay còn khá phổ biến lối học truyền
thống không động viên đợc tính năng động, chủ động trong t duy của ngời
học. Nội dung, chơng trình học tập quá tải đối với học sinh, nội dung cha
phù hợp với thực tiễn cuộc sống xã hội.
Mục tiêu giáo dục của ta là đào tạo thế hệ trẻ không những giỏi về lý

luận mà còn giỏi về thực hành, về đạo đức phẩm chất t cách, chuyên về
nghề nghiệp kỹ thuật, có thể đảm đơng đợc sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hóa. Để đạt đợc mục tiêu đó chúng ta càng phải quán triệt và vận dụng tốt
phơng châm giáo dục phải kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, học đi đôi với
hành.

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 21


Thực tiễn đất nớc đang đòi hỏi rất nhiều ở đội ngũ trí thức - những ngời
đi tiên phong trong lĩnh vực đổi mới t duy lý luận. Chính vì vậy, trong tình
hình hiện nay lý luận có vai trò hết sức quan trọng. Đổi mới và phát triển lý
luận là một yếu tố góp phần tạo nên thắng lợi của công cuộc xây dựng và phát
triển đất nớc. Lý luận Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh cần đợc hiểu và vận
dụng một cách đúng đắn, sáng tạo. Đồng thời Đảng phải không ngừng tự
chỉnh đốn, nâng cao trình độ lý luận, nâng cao trí tuệ. Chỉ có nh vậy sự nghiệp
đổi mới do Đảng lãnh đạo mới đạt đợc những thắng lợi to lớn hơn nữa.

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 22


KT LUN
Đảng cộng sản Việt Nam, trớc sau nh một, vẫn khẳng định ý ngha
quan trng ca vic thng nht gia lớ lun v thc tin trong s phỏt trin hi
nhp của cách mạng Việt Nam hin nay . Nhng trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nớc ta đã xuất hiện bệnh chủ quan duy ý chí, bnh giỏo iu,

bnh kinh nghim. Cú mt s b phn coi trng lớ lun m xem nh thc tin
hoc ngc li. Đại Hội VII Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi,
xây dựng đờng lối, xây dựng mục tiêu và phơng hớng xã hội chủ nghĩa. Quán
triệt nguyên tắc khách quan, khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, bnh giỏo
iu, bnh kinh nghim là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.
Nắm bắt và vận dụng đợc có hiệu quả các quy luật tất yếu khách quan
để hoạt động và đem nó vào thực tiễn để kiểm nghiệm là một phơng tâm chủ
đạo trong công cuộc đổi mới hiện nay. Chỉ có dám nghĩ, dám làm kết hợp với
tri thức khoa học đợc trang bị, chúng ta mới thành công đợc.
Tơng lai đất nớc nằm trong tay mỗi hc viờn,sinh viên chúng ta, việc
cải tạo nó, biến đổi nó làm cho nó ngày càng đẹp đẽ hơn là nhiệm vụ của bất
cứ ngời dân nào. Hiện nay, Việt Nam còn là một nớc đứng vào hàng những nớc nghèo trên thế giới, việc đa nớc ta thoát khỏi tình trạng này đòi hỏi sự nỗ
lực hết mình của mỗi ngời.

Tài liệu tham khảo

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 23


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Triết học - tập 3 3 tập. (dùng cho nghiên cứu
sinh và cao học không thuộc chuyên nghành triết học), Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2001.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
3. Hội đồng Trung Ương chỉ đạo biên soạn bộ giáo trình quốc gia các môn
khoa học Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh : Giáo trình triết học Mác Lênin trong thời đại hiện nay , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
4. V.I. Lênin: Toàn tập, tập 5, Nxb . Sự thật, Hà Nội, 1962

5. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ , Matxcơva, 1981,tập 29.
6. C. Mác và Ph. Ăngghen : Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993
1996, các tập 1,3,20, 25,phần II.
7. Hồ Chí Minh : Toàn tập , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 1,8.
8. Hữu Ngọc (chủ biên) : Từ điển triết học giản yếu, Nxb. Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987.
9. Viện triết học: Chủ nghĩa Mác - Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

o Xuõn Tin K16 - TGT

Page 24



×