Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Sở thích ca khúc dành cho lứa tuổi học đường của học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Tất Thành, Cầu Giấy, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 54 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, hội
nhập và phát triển dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế, xã hội. Song
song với nó sự thay đổi mạnh mẽ về văn hóa, trong đó có lĩnh vực âm nhạc.
Thói quen nghe nhạc của các em học sinh THCS hiện nay đang có xu hướng
theo trào lưu, theo mốt và thiếu sự chọn lọc.
Những ca khúc dành cho học sinh lứa tuổi học đường đã một thời được
nhiều thế hệ học sinh yêu thích và ca hát. Tên tuổi của những nhạc sĩ nổi tiếng
như: Hoàng Long, Hoàng Lân, Phạm Tuyên, Hoàng Vân gắn với những ca
khúc như “Đi học”, “Cánh én tuổi thơ”, “Em yêu trường em” vv… đã trở nên
quen thuộc đối với các em học sinh trong cả nước. Tuy nhiên, hiện nay trong
bối cảnh xã hội hiện đại, dường như những bài hát đó đang dần dần mất đi vị
trí trong lịng các em học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 9.
Một bộ phận học sinh phổ thông hiện nay thường thích nghe những ca
khúc nước ngồi với tiết tấu sơi động như Rock, Rap. Đã có hiện tượng trẻ em
hát ca khúc của người lớn nhiều hơn là những ca khúc dành cho lứa tuổi của
mình và học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành cũng khơng nằm ngồi
quy luật đó. Hiện nay nhiều em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 9
khơng thích hát những ca khúc trong chương trình học giáo dục âm nhạc ở
trường THCS mà lại thích những ca khúc có tính chất âm nhạc và nội dung
không phù hợp với lứa tuổi các em.
Qua quá trình thực tập và giảng dạy phân môn Học hát, được giao lưu
trực tiếp với các em học sinh, tôi nhận phát hiện ra hiện tượng này từ đó tơi
chọn đề tài “Sở thích ca khúc dành cho lứa tuổi học đường của học sinh lớp 9
trường THCS Nguyễn Tất Thành, Cầu Giấy, Hà Nội’’ với mục đích tìm hiểu
kỹ vấn đề này cụ thể là như thế nào.


2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sở thích ca khúc học đường trong học sinh khối lớp 9 trường


THCS Nguyễn Tất Thành, Cầu Giấy, Hà Nội nhằm đưa ra một số nhận định,
lý giải và từ đó có những ý kiến về công tác giảng dạy và các hoạt động gắn
với ca hát.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sở thích ca khúc dành cho lứa tuổi học
đường của học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Tất Thành, Cầu
Giấy, Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh 4 lớp thuộc khối 9 trường THCS
Nguyễn Tất Thành, Cầu Giấy, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp khảo sát: Khảo sát thực tế để tìm hiểu sở thích ca
khúc của học sinh lớp 9.
4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Kế thừa và phân tích tài liệu liên
quan.
5. Đóng góp của khóa luận
Với những kết quả thu được từ việc tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát
thực tế, khóa luận góp phần chỉ ra sở thích của các em học sinh lớp 9 trường
THCS Nguyễn Tất Thành hiện nay đối với ca khúc dành cho lứa tuổi học
đường từ đó có những ý kiến đề xuất đổi mới giảng dạy và thu hút học sinh
lớp 9 đối với ca khúc học đường.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Trường THCS Nguyễn Tất Thành và những hoạt động gắn
với ca hát.
Chương 2: Những khảo sát thực tế về sở thích ca khúc học đường.


CHƯƠNG 1
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG
GẮN VỚI CA HÁT

1.1. Vài nét về trường THCS Nguyễn Tất Thành
1.1.1. Lịch sử hình thành
Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành nằm trong khuôn viên của
trường Đại học Sư phạm Hà Nội Số 136, đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy,
TP Hà Nội. Được thành lập vào ngày 04/07/1998 theo quyết định của Bộ
Giáo dục – Đào tạo, trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành là trường
Thực hành sư phạm thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội. Trường được giao hai
nhiệm vụ chiến lược là đào tạo học sinh phổ thông và góp phần đào tạo
nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
1.1.2. Công tác giảng dạy âm nhạc
Xuất phát từ mục tiêu chung của bộ môn âm nhạc ở trường Trung học
cơ sở. Môn âm nhạc phải thực hiện những mục tiêu sau đây:
- Xây dựng và phát triển năng lực âm nhạc của học sinh thông qua việc
học hát, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức được thực hiện trong sách giáo khoa.
- Qua việc hướng dẫn học hát, học nhạc, giáo dục cho các em có tình
cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng tới những điều thiện và cái đẹp
trong cuộc sống.
- Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp cho việc phát
triển toàn diện cân bằng và hài hịa.
- Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và
giúp các em phát triển năng khiếu của mình.
- Giúp học sinh hát đúng, tập hát diễn cảm và bước đầu tập luyện một
số kỹ năng đọc nhạc, giúp các em hiểu biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu


biểu và một vài sinh hoạt âm nhạc trong đời sống xã hội, cung cấp cho các em
thêm một số kiến thức mang tính chất văn hóa âm nhạc.
Căn cứ vào đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc, căn cứ vào mục tiêu và
thời lượng của môn học và đặc điểm tiếp thu âm nhạc của học sinh đại trà,
chương trình mơn Âm nhạc THCS được cấu trúc dựa trên những nguyên tắc

sau đây: Lấy học hát làm trọng tâm, học Nhạc lý – Tập đọc nhạc để nâng cao,
coi trọng nghe nhạc và dạy những kiến thức âm nhạc sơ giản, tất cả nhằm xây
dựng và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc để hình thành một trình độ học
vấn âm nhạc phổ thơng.
Chương trình giáo dục âm nhạc của trường THCS Nguyễn Tất Thành
cũng được sắp xếp theo quy định chung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Cụ thể
như sau:
Môn Âm nhạc dạy một tiết trên một tuần, mỗi kì học 35 tiết. Ngồi ra
cịn có thêm một tiết học tự chọn vào buổi chiều. Riêng lớp 9 chỉ học 1 kỳ-18
tiết và khơng có thêm giờ học tự chọn. Cấu trúc chương trình âm nhạc bao
gồm ba phân môn: Học hát, Nhạc lý - Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức.
Về phân môn Học hát chủ yếu học một số kỹ năng ca hát phổ thông để
hát các bài hát quy định trong chương trình SGK và biết các hình thức gõ
đệm, vận động theo nhạc, nhảy múa khi hát. Nghe các bài hát có tính lịch sử,
có tính nghệ thuật và thẩm mỹ. Bồi dưỡng cho học sinh có tình cảm trong
sáng, lành mạnh, tình yêu ca hát và nghệ thuật âm nhạc.
1.2. Về ca khúc học đường
Ca khúc học đường là những ca khúc đã được phổ biến và đưa vào nhà
trường phổ thông với hơn 150 bài hát từ lớp 1 đến lớp 9. Mỗi ca khúc đều
mang nội dung riêng, được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn học. Mỗi
bài đều mang lại những cảm xúc riêng cho các em học sinh. Các ca khúc
mang tính chất giáo dục về tình cảm học trị giữa bạn bè, thầy cơ, gia đình,


mái trường, tình yêu thiên nhiên…Với cấu trúc ngắn gọn, dễ hiểu và dễ thuộc.
Những ca khúc học đường thường được biểu diễn trong trường học, cung văn
hóa thiếu nhi, trong những cuộc thi dành cho học sinh như: Giai điệu tuổi
hồng, Nhớ ơn thầy cô vv…
Riêng về ca khúc học đường, xin điểm ra đây một số ca khúc đã được
phổ biến và đưa vào nhà trường như: Chiều thu nhớ trường - Cao Minh

Khanh, Tạm biệt mái trường - Bùi Anh Tú, Khi tóc thầy bạc trắng- Trần Đức,
Mùa thu ngày khai trường - Vũ Trọng Tường, Con đường đến trường - Phạm
Đăng Khương, Bóng dáng một ngơi trường - Hồng Lân, Tuổi đời mênh
mơng - Trịnh Cơng Sơn, Ơi cuộc sống mến thương - Nguyễn Ngọc Thiện
vv…Những bài hát phổ biến rộng rãi trong nhà trường và được đơng đảo học
sinh đón nhận, biểu diễn và ca hát say sưa.
Ca khúc học đường giúp phần định hướng suy nghĩ, tư duy, giúp các
em bày tỏ quan tâm và chia sẻ với thế giới xung quanh, với gia đình, bạn bè,
thầy cơ vv…Chương trình giáo dục âm nhạc hiện hành đã sử dụng ca khúc
của những nhạc sĩ hàng đầu trong lĩnh vực sáng tác ca khúc thiếu nhi, có thể
kể tên các nhạc sĩ như: Lưu Hữu Phước, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu,
Phạm Tuyên, Phong Nhã, Mộng Lân, Hồng Long, Hồng Lân, Hàn Ngọc
Bích, Trịnh Cơng Sơn, Bùi Đình Thảo,…Những bài hát nổi tiếng đi cùng năm
tháng như: Tiếng chuông và ngọn cờ, Niềm vui của em, Ngày đầu tiên đi học,
Tia nắng hạt mưa, Khúc hát chim sơn ca, Tuổi hồng, Nối vịng tay lớn… ln
là những bài hát được yêu thích trong thế giới âm nhạc tuổi thơ, được truyền
qua nhiều thế hệ, đi sâu vào lòng người bằng những cung bậc, ca từ đẹp nhất,
hay nhất.
Ngồi ra ca khúc cịn kích thích điều hịa trạng thái tâm sinh lý, cân
bằng các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của các em. Những bài hát hay
viết cho các em THCS đã có tác dụng giáo dục các em biết yêu quê hương,
đất nước, yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô, mái trường và bạn bè, hướng các em


tới những tình cảm trong sáng và lành mạnh…Đấy là những nội dung mà ca
khúc có thể chuyển tải và nội dung của âm nhạc có tính bất định. Tùy theo
khả năng và đặc điểm tâm lý, quan điểm, sở thích, trình độ văn hóa… của mỗi
người mà ở họ có sự cảm nhận khác nhau về nội dung của cùng một bài hát.
Với sự phối hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu bản
nhạc, ca khúc đã tác động lớn đến người nghe bằng những cung bậc cảm xúc

khác nhau.
Đối với học sinh THCS, ca khúc là một trong những phương tiện hiệu
quả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp phần giáo
dục tồn diện cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người. Ca
khúc dành cho lứa tuổi học đường phổ biến trong nhà trường nhằm mục đích
giáo dục văn hố âm nhạc cho học sinh, trang bị cho các em những kiến thức
cơ bản, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật
âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm
nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và
nhu cầu âm nhạc
1.3. Chương trình dạy hát chính khóa
Dạy hát ở trường phổ thơng là khơng phân biệt học sinh có năng khiếu
âm nhạc hay khơng. Việc dạy hát nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng ca
hát phổ thông cho học sinh.
Hiện nay phân môn Học hát của khối lớp 9 chỉ học 1 kì gồm 18 tiết và
trong đó chỉ có 4 tiết học hát với 4 ca khúc: Bóng dáng một ngơi trường
(Hồng Lân), Nụ cười (Nhạc Nga), Nối vòng tay lớn (Trịnh Cơng Sơn), Lý kéo
chài (Dân ca Nam Bộ). Ngồi ra cịn có 5 bài hát trong chương trình bổ sung
dành cho hoạt động ngoại khóa và giờ tự chọn: Ơi cuộc sống mến thương
(Nguyễn Ngọc Thiện), Tháng ba học trò (Hàn Ngọc Bích), Tuổi trẻ niềm tin
và mơ ước (An Chung),Ước mơ hồng (Phạm Trọng Cầu), Cánh diều đỏ thắm
(Duy Quang).


Nhìn chung, ca khúc dành cho học sinh lớp 9 phù hợp với lứa tuổi của
các em. Những bài hát trong chương trình bổ sung cũng rất hay, có nội dung
phù hợp với tâm tư tình cảm lứa tuổi của các em. Ví dụ: Bài hát ‘‘Ước mơ
hồng’’ của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu với lời ca trong sáng, giai điệu nhẹ
nhàng. Cuộc sống của chúng ta với muôn vàn ước mơ tươi đẹp và những ước
mơ đó được vun đắp ở tuổi thơ, tuổi học trò hồn nhiên trong sáng với bao

khát vọng và tình u mênh mơng. Với tuổi thơ với tuổi học trị được ví như
tiếng chim ca hát trên cành, như hương hoa ngát thơm trong vườn đời, như lá
hoa đón mùa xuân sang. Tất cả, tất cả để cho chúng ta thêm yêu cuộc sống,
yêu thiên nhiên, biết xây đắp ước mơ cho tương lai của mình.
Khảo sát thực tế chúng tơi thấy, trong giờ học hát, đa số các em học
sinh đều chú ý lắng nghe bài giảng nhưng lớp cịn trầm và khơng thấy được
sự hào hứng của các em đối với bài hát mà giáo viên đang dạy. Sự hứng thú
của học sinh đối với bài hát như thế nào cũng tùy thuộc vào phương pháp dạy
của giáo viên, có gây được sự chú ý và say mê cho học sinh hay không. Trong
thực tế tôi nhận thấy giáo viên trong quá trình giảng dạy, khi vào bài giáo
viên thường cho học sinh nghe giai điệu bài hát qua băng đĩa chứ không trực
tiếp thể hiện bài hát, nhưng đa số tâm lý họ sinh lại rất thích nghe thầy cơ tự
thể hiện bài hát trước lớp.
Giáo viên chỉ chú trọng hát đúng cao độ và tiết tấu của bài, nội dung của
bài hát được hiểu chủ yếu dựa vào lời ca mà chưa có sự cảm thụ sâu sắc. Chưa
chú trọng đến kỹ thuật hát, các em chỉ cảm nhận tình cảm, sắc thái do chính giai
điệu và tiết tấu bài hát mang lại. Nhưng ở đây giáo viên cần nắm rõ được là ở lứa
tuổi các em mức độ cảm thụ âm nhạc với mỗi thể loại đã mang màu sắc rõ ràng.
Vì thế giáo viên cần rèn luyện cho học sinh những kĩ năng ca hát thông thường
như tư thế hát, ngắt câu, hát rõ lời và hướng các em thể hiện sắc thái, tình cảm
một cách ý thức.
Qua quan sát tôi nhận thấy phần lớn các em chỉ thích hát to mà khơng
chú ý đến sắc thái biểu cảm, thậm chí có em cịn cố tình hát sai lời, hát xuyên


tạc để gây cười ảnh hưởng xấu đến các em khác. Có bài hát với tính chất vui
tươi, nhí nhảnh nhưng giáo viên cũng chỉ dạy với tinh thần thuộc giai điệu,
khơng có thêm động tác phụ họa cho học sinh để tăng thêm sự sinh động cho
bài hát, vì vậy làm cho tiết học giảm bớt sự sôi nổi và hiệu quả giờ học không
cao. Không cuốn hút được học sinh u thích và hứng thú với mơn học mà

trên thị trường hiện nay lại có rất nhiều thể loại âm nhạc phong phú, đa dạng
đang rất được giới trẻ u thích. Vì thế các em đa phần chỉ thích nghe, thưởng
thức những bài hát đó mà thờ ơ với những ca khúc học đường mà các em
đang được học trên lớp.
Qua quá trình thực tập, trực tiếp giảng dạy và giao lưu với các em
chúng tôi nhận thấy rằng các em thuộc rất nhiều bài hát nhạc trẻ và nhạc nước
ngồi, thậm chí cịn hát rất đúng rất chính xác giai điệu, nhưng khi giáo viên
yêu cầu kiểm tra bài cũ về những bài hát trong chương trình học hát trên lớp
thì các em khơng thuộc và thậm chí nhìn sách cịn hát sai giai điệu. Trong
những chương trình văn nghệ hay ngoại khóa của trường mà học sinh tham
gia văn nghệ thì đa số các em chỉ hát những ca khúc người lớn, những ca
khúc nước ngoài hay nhảy những ca khúc trên nên nhạc sôi động đang được
các bạn trẻ yêu thích hiện nay, những bài hát truyền thống về thầy cơ, trường
lớp rất ít được các em quan tâm tới.
1.4. Những chương trình ca hát gắn với hoạt động ngoại khóa
Hoạt động âm nhạc ngoại khóa trong trường Nguyễn Tất Thành hiện
nay tồn tại dưới hai dạng đó là hoạt động ngoại khóa bắt buộc và các hoạt
động ngoại khóa khơng bắt buộc.
Các hoạt động ngoại khóa bắt buộc là những chương trình được tổ chức
vào các ngày lễ lớn trong năm như: Lễ khai giảng năm học mới, Chào mừng
ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày Quốc tế Phụ nữ, Thành lập Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 (Xem PL 7 trang 41). Thực tế học sinh lớp 9
hiện nay không thực sự hứng thú với các chương trình văn nghệ của nhà


trường, chỉ có các em khối lớp 6, lớp 7 và lớp 8 tham gia nhiều và có phần hào
hứng, sơi nổi, đăng kí tham gia nhiều tiết mục văn nghệ phong phú. Các em tự
tìm tiết mục biểu diễn mà mình u thích, tự lên lịch và địa điểm tập luyện với
nhau, khơng có sự giám sát và hướng dẫn của các thầy cô chuyên môn về âm
nhạc. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của các hoạt động

ngoại khóa âm nhạc của nhà trường. Các tiết mục văn nghệ được biểu diễn
trong chương trình ngoại khóa bắt buộc rất ít các bài hát truyền thống, khơng
có sự đầu tư và dàn dựng cơng phu, đa phần các em chỉ hát ca khúc tiếng Anh
và các bài hát dành cho người lớn như: Nồng nàn Hà Nội, Xinh tươi Việt Nam,
Tìm lại, …Nhất là các bạn gái rất thích nhạc Hàn Quốc, các em sẽ tự thành lập
nhóm nhạc trong lớp và nhảy những ca khúc có tiết tấu sơi động, bắt chước
những động tác của các nhóm nhảy Hàn Quốc. Điều đặc biệt là các em rất
hứng thú và say sưa tập luyện. (Xem PL 6, trang 41).
Các hoạt động ngoại khóa khơng bắt buộc thường được biểu diễn vào
các giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp, tiết học tự chọn. Các hoạt động này phần
lớn là do học sinh tự tập luyện và đăng ký biểu diễn với giáo viên tổng phụ
trách, giáo viên chủ nhiệm lớp. Nội dung phong phú và đa dạng, khơng bó
buộc trong một chủ đề nhất định nên được các em hưởng ứng tham gia rất nhiệt
tình và hào hứng. Nhà trường tổ chức cho các em những cuộc thi văn nghệ
giữa các lớp, các khối với nhau nhằm tạo khơng khí vui chơi, giao lưu và giải
trí. Trong giờ sinh hoạt lớp, các em hát cho nhau nghe những ca khúc mà các
em u thích như: Khơng cảm xúc, Thu cuối…đều là những bài hát rất quen
thuộc với tất cả các em, thậm chí cả tập thể lớp đều thuộc.
Ngoài ra được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường, một số mơ hình
những câu lạc bộ ca hát đã được thành lập ra giúp các em học sinh có những
sân chơi bổ ích, phát triển được khả năng ca hát của các em và được học sinh
tham gia hưởng ứng nhiệt tình như: Câu lạc bộ Rock, CLB Hợp xướng, CLB


guitar vv... Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, còn một số hạn chế. Chẳng
hạn, tôi đã được tham dự nhiều chương trình văn nghệ ngoại khóa của các em
học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Tất Thành và nhận thấy sự lúng túng
của các em khi chọn bài hát phù hợp với lúa tuổi để biểu diễn. Trong những
chương trình văn nghệ hay ngoại khóa của trường mà học sinh tham gia văn
nghệ thì đa số các em chỉ hát những ca khúc người lớn, những ca khúc nước

ngoài hay nhảy những ca khúc trên nên nhạc sôi động đang được các bạn trẻ
yêu thích hiện nay, những bài hát truyền thống về thầy cơ, trường lớp rất ít
được các em quan tâm tới. Các CLB vẫn sinh hoạt nhỏ lẻ chưa tập trung
thống nhất về thời gian, địa điểm tập luyện, chưa hoạt động thường xuyên và
hiệu quả. Giáo viên chun mơn chưa thực sự quan tâm dìu dắt và hướng dẫn
các em nên nhiều học sinh vẫn chưa phát huy được hết khả năng của mình,
các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn để thể hiện năng khiếu vốn có của bản thân.
Tơi đã được tham dự chương trình văn nghệ của các em học sinh THCS
Nguyễn Tất Thành và nhận thấy sự lúng túng của các em khi chọn bài hát
biểu diễn. Ðó là do hiện nay, những ca khúc có thể sử dụng được với lứa tuổi
này số lượng không nhiều, chưa thật sự thuyết phục các em, chưa được các
em yêu thích. Thực trạng đó dẫn đến việc khi chọn bài hát để biểu diễn thì
phần đa các em tìm đến những sáng tác mang tính chất nhạc người lớn, mà
nội dung những bài hát đó lại khơng phù hợp với lứa tuổi học trị. Chẳng hạn
như trong giờ chào cờ đầu tuần thì lớp trực tuần sẽ có một chương trình văn
nghệ biểu diễn trong 15 phút. Các em thường hát ca khúc tiếng Anh, diễn một
tiểu phẩm mà lớp tự dàn dựng, trong đó chèn những đoạn nhạc được trích từ
các ca khúc đang được giới trẻ yêu thích và thịnh hành trên các phương tiện
truyền thơng hiện nay, nhảy nhóm trên nền nhạc sôi động của ca khúc Hàn
Quốc hay Âu Mỹ.


Tiểu kết chương 1
Ca khúc học đường chính là phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm
vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp phần giáo dục tồn diện cho học
sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người, trang bị cho các em những
kiến thức cơ bản, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện
nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt
động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ
thuật và nhu cầu âm nhạc.

Những ca khúc dành cho lứa tuổi học đường đều được sáng tác bởi
những nhạc sĩ hàng đầu trong lĩnh vực sáng tác cho tuổi hồng. Hầu hết các ca
khúc đều phù hợp với lứa tuổi của các em và đều là những ca khúc hay.
Chương trình SGK của mơn Âm nhạc lớp 9 học 4 bài hát trong 1 học
kì, đều là những ca khúc hay, một thời đã gắn liền với nhiều thế hệ các em
học sinh, đều là những bài ca đi cùng năm tháng rất quen thuộc.
Các hoạt động ngoại khóa gắn với ca hát trong nhà trường đã được xây
dựng và mang lại những kết quả đáng kể. Tuy nhiên một số hạn chế còn tồn
tại như: Chất lượng chương trình, thời gian hạn hẹp, thầy cơ chun mơn
chưa có nhiều thời gian quan tâm tới chương trình…Vậy để biết cụ thể về
mức độ yếu thích ca khúc dành cho lứa tuổi học đường của các em học sinh
lớp 9 trường THCS Nguyễn Tất Thành như thế nào, chúng tơi xin được
chuyển sang chương 2 đó là đi vào khảo sát thực tế để tìm ra những số liệu và
bằng chứng cụ thể.


CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ SỞ THÍCH CA KHÚC HỌC ĐƯỜNG
TRONG HỌC SINH LỚP 9
2.1. Tiêu chí chọn mẫu
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 181 học sinh các lớp khối 9, tôi chọn 4
lớp 9A1, 9A2, 9A3, 9A4 để điều tra xã hội học, mỗi lớp phát 50 phiếu, trong đó:
- Số phiếu phát ra: 200 phiếu
- Số phiếu thu về: 188 phiếu
- Số phiếu hợp lệ: 181 phiếu
- Số phiếu không hợp lệ: 7 phiếu (học sinh bỏ trống không điền vào
phiếu điều tra).
Câu 1: Các em có thích hát ca khúc dành cho lứa tuổi học đường khơng?

Rất thích


Mức độ u thích
Thích
Bình thường

Khơng thích

Tại sao khơng thích?.....................................................................................
Ý kiến khác…………………………………………………………………….
Câu 2: Em thích thể loại ca khúc nào nhất?
A.

Ca khúc nhạc trẻ trong nước B. Ca khúc học đường C. Ca khúc Nước
ngoài

Ý kiến khác:…………………………………………………………………..
2.2. Kết quả khảo sát
Từ những số liệu thu được từ quá trình khảo sát đã cho kết quả về sở
thích đối với ca khúc của học sinh lớp 9 như sau:


Bảng 2.2
Lớp

u thích ca khúc học đường
Rất

Thích

thích


9A1
9A2
9A3
9A4

1,3%
1,7%
0,7%
4%

11,7%
12%
7%
16,3%

Các dịng ca khúc khác

Bình

Khơng

Ca khúc

Ca

Ca khúc

thường


thích

nhạc trẻ

khúc

nước

học

ngồi

đường
14%
11,3%
8%
13,7%

40%
45,7%
56,7%
42,3%

48%
49,3%
45%
49,7%

39%
37%

47,3%
30%

46%
43%
35,3%
44%

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy: Mức độ u thích các dịng
ca khúc giữa 4 lớp 9 với nhau khơng đồng đều nhưng nhìn chung cũng cho
thấy sự suy giảm về yêu thích ca khúc học đường rất rõ ràng. Ca khúc học
đường có mức độ u thích thấp nhất so với các dịng ca khúc khác. Đa số các
em học sinh lớp 9 đều nghiêng về ca khúc nhạc trẻ và nhạc nước ngồi : Ở
lớp 9A1 phần trăm u thích ca khúc học đường chỉ có 14%, trong khi sự u
thích đối với ca khúc nhạc trẻ và nước Ngoài rất nhiều, chiếm 46% nhạc trẻ
và 40% nhạc nước ngoài. Ca khúc học đường được các em yêu thích ở mức
độ rất rất ít như: 9A1 chỉ có 14%, 9A2 là 11,3%, 9A3 là 8%, 9A4 là 13,7%
Vậy tại sao lại có hiện tượng này? Chúng tôi xin đưa ra một số nhận định và
lý giải như sau:


2.3. Một số nhận định
2.3.1. Mức độ yêu thích ca khúc học đường của học sinh lớp 9
Có thể nói, khi tuổi của các em học sinh càng lớn thì độ yêu thích các
ca khúc của các em càng giảm và thay vào đó là sở thích đối với âm nhạc
ngoài luồng, những ca khúc người lớn, ca khúc nước ngồi. Đó cũng một
phần do sự thay đổi cơ bản về mặt tâm sinh lý, các em đã có nhiều sự thay đổi
cơ bản về cơ thể và nhận thức, điều này làm cho các em có suy nghĩ rằng
mình khơng cịn trẻ con nữa, mình đã là người lớn một cách có căn cứ, vì vậy
mà các em khơng muốn người khác coi mình là trẻ con, những bài hát THCS

lúc này không phù hợp với các em nữa mà là những ca khúc nhạc trẻ hiện đại,
những ca khúc về tình yêu đang được giới trẻ quan tâm hiện nay. Một phần
nữa là do các em sống trong môi trường THCS và THPT nên nhiều hoạt động
âm nhạc các em được tham gia với anh chị lớp trên nên tư tưởng cũng bị ảnh
hưởng theo phong trào, thích bắt chước, thích được coi là người trưởng thành.
Lớp 9A1, 9A2, 9A4 có sự chênh lệch khơng lớn giữa các mức độ yêu
thích, trong giờ học các em vẫn tham gia nhưng chưa thực sự sôi nổi, hào hứng.
Khi giáo viên yêu cầu làm động tác phụ họa bài hát đang học thì đa số các em
khơng có ý ủng hộ và tham gia nhiệt tình, các em cảm thấy ngại ngùng và có vẻ
ấp úng, gượng ép, thậm chí GV phải nhắc nhở đến 2, 3 lần thì học sinh mới đứng
dậy. Điều đó khiến cho tiết học trở nên trầm và kém phần hiệu quả.
Riêng lớp 9A3 có mức độ u thích rất ít và khơng thích lên tới 47,3%,
độ chênh lệch khá lớn so với 3 lớp trên, lớp 9A3 là lớp chọn, toàn những học
sinh giỏi, xuất sắc, mỗi em có thế mạnh về một mơn học riêng và mỗi tính
cách, sở thích khác nhau. Có thể nói lớp này khá đặc biệt so với các lớp cịn
lại. Trong lớp có nhiều em xuất sắc được ra nước ngoài tham gia các cuộc thi
học sinh giỏi, đa số các em rất giỏi ngoại ngữ, vì vậy khi ra nước ngoài các


em lại được tiếp cận với một nền văn hóa âm nhạc mới của các nước khác nên
cũng bị ảnh hưởng.
Tôi nhận thất rằng hiện tượng lười phát biểu trong giờ học là do một số
câu hỏi nhàm chán, do áp lực khối lượng kiến thức các môn học quá nhiều,
một số học sinh lại chưa đủ tự tin về năng lực của bản thân nên ngại phát
biểu, do các em càng học lên cao nên chỉ tập trung vào một số môn nhất định.
Và trong giờ dạy, giáo viên chưa thu hút được học sinh. Từ kết quả khảo sát
trên đã cho thấy sở thích và mức độ yêu thích của học sinh lớp 9 hiện nay đối
với ca khúc học đường đã suy giảm.
2.3.2. Vị trí của ca khúc dành học đường trong học sinh lớp 9 hiện
nay

Những bài hát dành cho thiếu niên, nhi đồng và các bạn thanh niên hiện
nay khá nhiều, nhưng có lẽ cịn ít những bài hát dành cho lứa tuổi trung học
phổ thông. Ðây là đối tượng rất đáng được quan tâm của các nhà giáo dục
nghệ thuật. Khơng khó để nhận thấy âm nhạc quốc tế, nhạc trẻ luôn thu hút sự
quan tâm chú ý của giới trẻ hơn những ca khúc thiếu nhi và âm nhạc truyền
thống. Trên thông tin đại chúng đa số là những chương trình ca nhạc của Hàn
Quốc, Mỹ, hàng loạt những ca khúc mới ra đời nhưng nội dung không phù
hợp với lứa tuổi THCS mà các em vẫn rất thích nghe. Dần dần âm nhạc
truyền thống mất dần vị trí trong lịng thế hệ trẻ, người nghe trong tồn xã
hội. Nhiều chương trình văn nghệ trong nhà trường các em cũng thể hiện
những bài hát nước ngoài bằng tiếng anh, các bước nhảy trên nền nhạc sôi
động của Hàn Quốc mà không rõ nội dung các em định thể hiện là cái gì,
hiếm khi thấy những ca khúc về quê hương, mái trường, những điệu múa
mềm mại, duyên dáng trên nền nhạc đậm chất Việt.
Nói như vậy khơng có nghĩa là chúng ta khơng cho các em tiếp cận
với cái mới, cái hiện đại nhưng phải định hướng cho các em nhận thức rõ


những cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, kiểm soát các em trong vấn đề thưởng
thức âm nhạc.
Một số học sinh cho rằng âm nhạc THCS hiện nay đã không cịn hấp
dẫn, lời q cũ và nhàm chán, khơng mới mẻ và khơng thích hợp với nhịp
sống hiện đại ngày nay. Có nhiều bài hát mới ở ngồi luồng rất sơi động, hấp
dẫn hơn rất nhiều, các em có thể giải trí, trao đổi, rất dễ thuộc và nhiều phong
cách biểu diễn hơn, phù hợp với tâm tư mới lớn của các em hơn. Ý kiến của
một số học sinh chia sẻ: Em Đức Trung (15 tuổi) kể: ‘‘Em thích nghe nhất là
nhạc chế trên mạng Internet. Nhạc chế bây giờ phong phú đủ loại, từ chế nhạc
Việt đến nhạc Thái Lan. Ưu điểm của thể loại này là lời lẽ vui nhộn, đả kích,
thậm chí có khi vơ nghĩa, nhảm nhí nhưng quan trọng là cả lớp 46 người thì
q nửa ai cũng biết những bài nhạc chế đó. Nó tràn lan trên mạng và em thấy

nó vui, giải trí thoải mái"…Em Thùy Trang, 15 tuổi, học sinh lớp 9 cịn cho
biết: "Với nhạc Hàn, mặc dù khơng hiểu khi họ hát nhưng sau đó chúng em có
thể lên mạng nghe lại những bản có phụ đề Việt ngữ do nhóm fan hâm mộ Việt
dịch lại ngơn ngữ. Cái chính là chúng em thích vũ đạo điêu luyện của họ,
phong cách thời trang quá bắt mắt, ca sĩ rất xinh đẹp và cá tính’’.
Âm nhạc thịnh hành của giới trẻ bây giờ mang tính tiết tấu, phá phách,
có nội lực, đặc biệt giới trẻ thành phố rất ưa chuộng. Các em tìm đến những
ca khúc như: Giấc mơ trưa của Giáng Son. Ơi q tơi của Lê Minh Sơn, Con
cò của Lưu Hà An vv...Cả lối hát và diễn theo kiểu “gào thét” thường gặp trên
các sân khấu ca nhạc hiện nay có ảnh hưởng khơng nhỏ tới nhà trường.
Qua những kết quả mà chúng tôi khảo sát và điều tra đã cho thấy vị trí
của ca khúc học đường trong học sinh lớp 9 hiện nay đã bị mai một, sở thích
của các em bây giờ có xu hướng hướng tới những ca khúc đang thịnh hành
trên thị trường, sôi động và hấp dẫn. Các em đang dần quên đi những ca khúc


dành cho lứa tuổi của mình. Vậy tại sao lại có hiện tượng này? Có thể nêu
một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
2.3.3. Ảnh hưởng của các dòng âm nhạc nước ngồi
Do dịng âm nhạc đã và đang chạy theo sự hối hả của cuộc sống, của
kinh tế thị trường, dẫn đến tình trạng rối ren, xơ bồ… Điều đó ảnh hưởng rất
lớn đến thị hiếu thưởng thức âm nhạc của giới trẻ. Hiện nay, dòng nhạc trẻ
đang thịnh hành ở nước ta chịu sự chi phối và ảnh hưởng của phong cách âm
nhạc các nước trên thế giới với nhiều thể loại như: Rock, Pop, Hiphop, Rap…
sôi nổi, trẻ trung phù hợp với cuộc sống nhộn nhịp, nên được nhiều bạn trẻ
đón nhận. Trong thời đại cơng nghệ thơng tin tồn cầu vơ cùng rộng mở,
thơng tin, kiến thức, kho tàng âm thanh để thưởng thức là vô tận. Qua
Internet, thế hệ trẻ có thể trao đổi âm thanh, video - clip để cùng nhau bàn
luận, cùng nhau thưởng thức những ca khúc đang rất ‘‘hot’’ trên thị trường
hiện nay. Điều đáng lo ngại nhất là hiện nay các em lựa chọn biểu diễn những

ca khúc nước ngoài đặt lời Việt, chương trình ca nhạc thiếu nhi mà các em lại
hát những bài của người lớn.
Ví dụ: Hiện nay trên truyền hình có những chương trình dành cho lứa
tuổi từ 9-15 tuổi như ‘‘The Voice kids’’,Vietnam's Got Talent. Dù là sân chơi
dành cho thiếu nhi nhưng ngay từ vịng sơ tuyển và trong tồn bộ đêm thi,
khán giả khơng thể tìm thấy một bài hát thiếu nhi nào đúng nghĩa. Theo dõi
phần trình diễn của các thí sinh, nhiều khán giả giật mình khi xem các phần
biểu diễn của các thí sinh ‘‘nhí’’ trong các ca khúc tiếng Anh không phù hợp
với lứa tuổi như: A moment like this, Stronger, That should be me… Những
bài hát Rock chỉ dành cho người lớn như: Đám cưới chuột, Tìm lại, Hồ trên
núi…Hiếm khi thấy các em xuất hiện với hình ảnh chiếc ái dài thướt tha, nón
quai thao, áo tứ thân…Thay vào đó là những bộ trang phục lộng lẫy, rất bụi
và phong cách người lớn, trông các em già hơn rất nhiều so với lứa tuổi .


Nhạc trẻ hấp dẫn người nghe bởi tính sơi động, phù hợp với xã hội hiện
đại và phát triển ở nhiều thể loại, Tuy nhiên, vì mải chạy theo “thị trường” mà
nhiều ca khúc mất đi tính nghệ thuật và gây ảnh hưởng xấu tới thị hiếu âm
nhạc của giới trẻ. Các em học sinh bị ảnh hưởng khá lớn, thậm chí phong
cách ăn mặc của các em cũng thay đổi khi nghe những thể loại nhạc ngồi
luồng đó, khả năng bắt chước để giống với ca sĩ mà mình thần tượng, cắt tóc,
nhuộm tóc giống theo các ca sĩ Hàn Quốc, quần áo thì trơng rất “dị” nhưng
các bạn trẻ lại cho đó là “gu” thẩm mỹ và cho là rất đẹp, rất “phong cách”.
(Xem PL 6, trang 41).
Mặt khác, nhu cầu thưởng thức âm nhạc của các em hiện nay khác với
trẻ em của những năm trước. Các em có những nhu cầu thưởng thức, cách
nhìn nhận, cách tiếp cận với âm nhạc khác với các thế hệ trước kia rất nhiều.
Một điều quan trọng hơn cả là trên các phương tiện thơng tin đại chúng,
những chương trình ca nhạc dành cho thiếu nhi không nhiều, một số chương
trình dành cho thiếu nhi chưa tốt, chưa phù hợp với thiếu nhi nên đã ảnh

hưởng việc truyền bá âm nhạc trong sáng lành mạnh cho các em.
Trong những năm qua, văn hóa Hàn Quốc đã du nhập vào Việt nam,
được hầu hết giới trẻ Việt Nam quan tâm, phong cách Hàn Quốc ngày càng
trở thành làn sóng ngầm có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới thị hiếu, thẩm mỹ âm
nhạc của giới trẻ. Trong trường học đa số các em học sinh rất thích âm nhạc
Hàn Quốc, các em có thể bắt chước các nhóm nhạc Hàn để nhảy và hát, các
em thuộc lời nhưng không hề hiểu nghĩa của ca khúc đó như thế nào nhưng
vẫn rất yêu thích.
2.3.4. Phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên âm nhạc
Trong quá trình dạy hát GV vẫn dạy theo lối dạy cũ, gõ đàn rồi học
sinh hát theo, chưa ứng dụng dụng nghệ thông tin hiện đại vào trong tiết
giảng nên làm giảm bớt sự hứng thú của học sinh, chưa tìm tịi, nghiên cứu
thêm tài liệu bên ngồi để giới thiệu thêm cho học sinh. Một giáo án giáo


viên có thể sử dụng lại của mấy năm cũ và không hề đổi mới, gây nên sự
nhàm chán, không có sự sáng tạo, tìm tịi những cái mới. Năng lực của mỗi
giáo viên không đồng đều về chuyên môn, khả năng sử dụng đàn cịn hạn
chế, khơng phát huy được hết hiệu quả khi dạy một bài hát, có giáo viên sử
dụng nhạc beat có sẵn. Như vậy khi học sinh hát sai rất khó điều chỉnh, lại
phải hát lại từ đầu gây mất nhiều thời gian và không đạt hiệu quả cao,
khơng chủ động được trong q trình dạy học. Thái độ và cách diễn đạt của
giáo viên cũng góp phần quan trọng trong việc thu hút học sinh học tập,
giọng nói giáo viên cứ trầm trầm từ đầu giờ đến cuối giờ tạo cảm giác cho
học sinh thấy giờ học khơng có khơng khí, khơng sơi nổi, thậm chí gây
buồn ngủ.
Ngồi ra có một số giáo viên cho rằng môn Âm nhạc chỉ là môn học phụ
cho vui để lấp chỗ trống, nhiều khi cần thời gian ôn luyện cho các môn học
khác như: Toán, Tiếng anh, Hóa thì giờ âm nhạc lại bị thay thế bởi những mơn
học đó.

Khó khăn nhất khi dạy phân mơn Học hát là dạy những bài dân ca đa
số các em học sinh khơng thích dân ca và tiết học dân ca cũng khiến các em
thấy chán và không hứng thú, giai điệu không hay. Thực tế cho thấy ngay
những giáo viên học chun ngành ra, khơng phải ai cũng có khả năng hát
dân ca hay, dạy dân ca hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh. Một bất cập nữa là
trường hiện có 3 giáo viên nhạc, nhưng do thời lượng môn học rất hạn hẹp
nên việc giáo dục dân ca cho học sinh khó có thể đi vào chiều sâu. Bên cạnh
đó, trình độ chun mơn của giáo viên âm nhạc tại trường cũng là một vấn đề
đáng quan tâm. Hiểu biết về dân ca của giáo viên còn hạn chế, tư liệu tham
khảo ít ỏi, khó tìm".
Giáo viên âm nhạc ở trường THCS Nguyễn Tất Thành chia sẻ: “Có lẽ
học sinh trường chúng tôi đều lớn lên ở thành phố từ nhỏ, khơng có điều kiện
tiếp cận với Dân ca. Trong khi đó, các em bị tác động rất lớn bởi âm nhạc
hiện đại qua các phương tiện thông tin đại chúng, băng đĩa nhạc tràn lan âm


nhạc nước ngoài. Nhiều em cảm thấy dân ca Việt Nam xa lạ với thị hiếu âm
nhạc hàng ngày các em vẫn được tiếp cận. Khơng ít em cịn nêu ý kiến:
‘‘khơng thích học Dân ca’’.
Muốn việc dạy và học dân ca trong trường phổ thông phát huy hiệu
quả, cần phải đặt vấn đề diễn xướng như một phương pháp dạy. Tuy nhiên,
hiện nay, việc dạy chay vẫn rất phổ biến, lên lớp tập thể, học thuộc lời, hát
đúng giai điệu là xong. Giáo viên rất ít sử dụng phương pháp diễn xướng.
Phần lớn giáo viên dạy theo sách giáo khoa, kết quả dừng lại ở việc thuộc
lòng bài hát, làn điệu. Tiết học nhạc khô cứng, muốn học sinh yêu thích và
hứng thú đối với các bài hát dân ca thì địi hỏi giáo viên phải có một sự
hiểu biết sâu sắc về thể loại, kiểu hát, lối hát.
2.3.5. Về phía học sinh
Xuất phát từ sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi, lứa tuổi từ 14, 15
là thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành từ những suy nghĩ

ngây thơ, trong sáng của tuổi thiếu nhi sang những suy tư sâu sắc và được gọi
với những tên khác nhau như: ‘‘tuổi khó bảo’’, ‘‘tuổi quá độ’’, ‘‘tuổi bất trị’’.
Các em đã biết quan tâm đến vẻ đẹp bên ngoài, chăm chút sắc đẹp, thích gây
sự chú ý. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em
đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang một bước phát triển cao hơn, vừa
tính trẻ con, vừa tính người lớn nhưng cũng thể hiện sự bồng bột của tuổi trẻ.
Một số học sinh cịn coi mơn học này là một môn học phụ, các em chỉ
quan tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai
sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú học. Lớp 9 là lớp cuối
cấp, chuẩn bị bước sang THPT nên có suy nghĩ, sở thích khác hẳn với các em
học sinh lớp dưới. Khi đó các em khơng cịn nhí nhảnh như các em lớp 6, 7, 8
nữa, là lớp cuối cấp nên các em có tính trầm tư và các em đã bắt đầu thấy ngại
khi thể hiện một bài hát trước tập thể lớp. Thậm chí trong giờ học âm nhạc có
em cịn mang bài tập của mơn học khác ra làm, đó một phần cũng là do áp lực


cuối cấp, các em muốn thi vào một trường cấp 3 mà các em thích, mà mơn âm
nhạc lại khơng phục vụ cho thi tốt nghiệp lên lớp 10 nên các em có phần lơ là
và khơng muốn hợp tác như các em lớp dưới nữa.
Khi chúng tôi phỏng vấn về mức độ yêu thích của các em học sinh
đối với ca khúc học đường thì em Hồng Mạnh, học sinh lớp 9A3 chia
sẻ: ‘‘Năm nay chúng em sắp thi tốt nghiệp cấp 2, em muốn thi vào
trường chuyên sư phạm lớp chun Tốn. Em chỉ tập trung học những
mơn em sẽ thi, mơn Âm nhạc lớp em khơng thích lắm vì nó khơng phục
vụ thi tốt nghiệp và khơng ảnh hưởng tới bảng điểm nên chúng em không
quan tâm, với lại các bài hát không hay, nghe không phù hợp với chúng
em’’.
Tâm lý và thị hiếu nhạc lứa tuổi này rất phức tạp. Các em thích nghe
nhạc theo phong trào của nhóm, lớp, khơng có nhu cầu nghe nhạc theo lứa
tuổi của mình như học sinh cấp 1, các em thích những cái mới mẻ. Ở giai

đoạn này, các em đã có những định hình hơn về sở thích và điều quan trọng
hơn nữa, đó là ảnh hưởng của bạn bè, các em bắt đầu tìm kiếm để gắn bó với
những người bạn hay nhóm bạn cùng sở thích, và chịu tác động “hiệu ứng
đám đông” nên khi thấy có nhiều bạn của mình thích một ca khúc nào đó thì
cũng dễ có khuynh hướng hưởng ứng theo.
2.3.6. Về phía gia đình
Xã hội càng hiện đại thì dường như người ta càng ít có thời gian để
chăm lo cho đời sống tinh thần, đặc biệt là nghệ thuật. Các ông bố bà mẹ
nhiều khi cũng mải kiếm tiền mà không chăm lo được chu đáo cho con cái.
Tôi thấy mảng văn hóa tinh thần dành cho thiếu nhi ngày nay cịn yếu. Phải
cơng nhận học sinh THCS bây giờ rất thơng minh, chín chắn, nhưng chúng
cũng mất dần đi sự hồn nhiên, ngây thơ của lứa tuổi thiếu nhi. Chúng bị ảnh
hưởng bởi mơi trường, bởi lối sống ích kỷ, toan tính của người lớn. Trong


thực tế, phần lớn bậc cha mẹ hiện nay dường như ít quan tâm đến chuyện các
em hát gì và thể loại nào, người lớn đã không ý thức lựa chọn âm nhạc giúp
các em. Có em cịn say mê một thần tượng âm nhạc nào đó của Hàn Quốc hơn
cả bố mẹ mình.
Ở nơng thơn, các em phải giúp đỡ gia đình nên ít có thời gian, điều kiện
để nảy sinh hiện tượng lệch lạc thần tượng. Còn ở thành phố, các em có điều
kiện, được giao lưu với văn hóa bên ngồi nhiều hơn, có cơ hội tìm hiểu, theo
đuổi đam mê thần tượng. Hơn nữa, các bậc phụ huynh ở thành phố có tâm lý
chiều chuộng con hơn, có điều kiện kinh tế hơn và đó lại chính là yếu tố chính
khiến con trở nên mê muội thần tượng.
Bố mẹ q nng chiều nhưng lại ít dành thời gian tìm hiểu, quan tâm
đến con, đồng thời khơng đủ làm thần tượng của con, không khiến con cảm
thấy tin tưởng và có thể chia sẻ. Trong khi đó, các ngơi sao âm nhạc, điện ảnh
thường được đánh bóng hình ảnh, xuất hiện với vẻ đẹp hào nhống, cuốn
hút... khiến trẻ u thích, rồi say mê. Ngồi ra sức ép học tập từ phía gia đình,

nhà trường lên các em rất lớn. Nhiều em thấy học là vì cha mẹ ép chứ khơng
phải cho chính mình nên khơng hứng thú. Trong khi đó, thế giới giải trí lại có
nhiều hấp dẫn, trẻ mong muốn được như thần tượng, theo đuổi sở thích cá
nhân, thoải mái vui chơi... Ngồi xã hội lại ít có những hình tượng mẫu mực
trong các lĩnh vực để giới trẻ ngưỡng mộ, trong khi nhiều phương tiện truyền
thông tập trung tung hô những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng nên càng khiến giới
trẻ bị lệch lạc. Ở gia đình, người lớn chưa thật sự có ý thức xây dựng hình
tượng của mình trong mắt con cái, chưa thực sự quan tâm chia sẻ và lắng
nghe tâm tư tình cảm của các em. Cha mẹ ngồi nghĩa vụ là người sinh thành,
đồng thời hãy là người bạn tốt nhất và đáng tin cậy nhất của con.
2.3.7. Về phía các nhạc sĩ sáng tác


Có thể nói, cho đến nay, hầu hết những ca khúc học đường phần lớn là
những bài hát đã có mấy chục tuổi đời. Hầu như khơng có thêm nhiều các bài
hát thể hiện tâm tư của lứa tuổi các em vốn đang trong giai đoạn chuyển tiếp
nhận thức của một người bắt đầu biết suy nghĩ và trưởng thành. Trong tuyển
tập “50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20” do báo Thiếu niên tiền phong,
hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức bình chọn vào năm 2000 vẫn là các ca khúc mà
trẻ em cách đây khoảng 30 năm thường hát như ‘‘Tuổi hồng’’ (Trương Quang
Lục), ‘‘Bụi phấn’’ (Võ Hồng), ‘‘Cánh én tuổi thơ’’ (Phạm Tun). Theo
chúng tơi, gần như khơng có bài hát mới nào lọt vào tuyển tập các ca khúc
thiếu nhi được xuất bản gần đây nhất. Trong khi những sáng tác cho người
lớn xuất hiện nhiều đến mức “khủng hoảng thừa” thì suốt một thời gian dài,
mảng ca khúc dành cho lứa tuổi THCS lại trong tình trạng “khủng hoảng
thiếu”. Nhu cầu thì cao mà không được đáp ứng nên các em quay sang nghe
và hát nhạc người lớn, đặc biệt là nhạc nước ngoài, nhạc trẻ, nhạc Hàn Quốc,
nhạc Trung Quốc, nhạc Nhật Bản, nhạc Anh, nhạc Mỹ... Lứa tuổi của các em
là cần những bài hát phù hợp để các em có thể cảm nhận và diễn đạt theo
đúng khả năng của mình.

Hiện nay xu thế thưởng thức âm nhạc của xã hội đang thay đổi đồng
hành với nhịp sống sôi động và hiện đại. Họ say mê âm nhạc hiện đại, thích
những loại hình âm nhạc sơi động, trẻ trung và những nhạc sĩ trẻ luôn mong
muốn những tác phẩm của họ nhanh chóng đến với cơng chúng mà cơng
chúng hiện nay là lớp trẻ, thích những gì mạnh mẽ, sơi động, về những vấn đề
của xã hội đặc biệt là viết về tình yêu, mà những ca khúc thiếu nhi khó để đáp
ứng được yêu cầu như thế.
Điểm qua danh sách những bài hát thiếu nhi hay nhất hiện nay vẫn là
những cái tên khá cũ như: ‘‘Chúng em cần bầu trời hịa bình’’, ‘‘Mái trường


mến yêu’’, ‘‘Nối vòng tay lớn’’, ‘‘Nụ cười’’... Phần đa số những bài hát đó
đều có ‘‘tuổi thọ’’ nhiều gấp nhiều lần tuổi đời hiện tại của các em.
Số nhạc sĩ sáng tác cho lứa tuổi học đường hình như càng ngày càng ít
dần. Những ca khúc mới, hay, hợp với lứa tuổi của các em không nhiều. Các
em đang rất thiếu bài hát cho lứa tuổi của mình, ln khao khát có những bài
hát mới và hay. Những gì đang diễn ra trong trường học hiện nay thực sự là
vấn đề đáng lo ngại thực sự.
2.4. Một số ý kiến đề xuất
2.4.1. Đổi mới phương pháp giảng dạy phân mơn Học hát
Khi dạy một bài hát mới, ngồi việc giới thiệu bài, tên tác giả, tác
phẩm, xuất sứ và nội dung bài hát, giáo viên cần sưu tầm và tìm hiểu thêm vài
thơng tin về tác giả, những tác phẩm cùng tác giả. Giáo viên không chỉ nêu
tên bài mà còn phải hát cho học sinh nghe qua giai điệu trích đoạn hoặc nghe
cả bài.
Trong q trình học cần kết hợp nhiều hình thức như trị chơi, đố vui,
tập đặt lời mới…để giờ học hát thêm vui tươi, sôi động. Một số kiến thức
mang tính liên mơn hoặc tích hợp các nội dung của môn Văn học, Lịch sử,
Địa lý, Mỹ thuật…cũng có thể sử dụng vào phân mơn học hát ở mức độ cho
phép với liều lượng vừa phải.

Giáo viên không nên ép buộc học sinh phải hát theo những cách mà
mình quy định, thay vào đó là sự gợi ý để các em tự chon cách hát theo cảm
nhận của mình. Kết hợp nhiều hình thức hát như: hát đối đáp, hát nối tiếp…
Ví dụ: Trong tiết ôn tập bài hát giáo viên yêu cầu học sinh tự chọn
nhóm từ 3-5 bạn trình bày bài hát trước lớp, các em chọn cách hát thích hợp
và tự vận động động tác phụ họa, biểu diễn phù hợp với nội dung, nhịp điệu
bài hát.


Giáo viên dạy nhạc cần không ngừng trau dồi vốn kiến thức về văn hóa
dân gian, để giờ học tránh nhàm chán, giáo viên phải hiểu cội nguồn dân ca
một cách sâu sắc, phải có trình độ để giảng cho học sinh thì giờ học mới trở
nên cuốn hút, sinh động, hiệu quả. Lưu ý khi giảng dạy nội dung này, đi kèm
với việc hát dân ca cần giới thiệu cả nhạc cụ dân tộc. Cần sử dụng một số
nhạc cụ dân tộc thích hợp trong q trình dạy hát dân ca.
Giáo viên nên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trình
chiếu powpoint để cho học sinh cảm giác thích thú hơn trong q trình học.
Ứng dụng cơng nghệ giúp việc giảng dạy dễ dàng hơn, tránh mất thời gian
vào những việc như: Treo tranh, kẻ khuông nhạc, chép bài TĐN, ghi tiết
tấu…Mà thay vào đó chỉ cần một động tác nhấp chuột đơn giản chúng ta có
thể cho học sinh quan sát được những hình ảnh sinh động, rõ nét. Việc chia
câu, chia đoạn, ngắt hơi, kí hiệu trong bài …Cũng được thể hiện rõ ràng hơn
khi giáo viên sử dụng công nghệ thông tin, học sinh được quan sát trực tiếp và
giúp cho tiết học thêm sinh động, phong phú, tạo được khơng khí sơi nổi
trong giờ học.
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy âm nhạc là vô
cùng cần thiết, giúp cho giờ học thêm sinh động, hiệu quả.
2. 4. 2. Tổ chức trị chơi trong giờ học ngoại khóa
Trị chơi âm nhạc là một hoạt động giúp học sinh phát triển năng khiếu
âm nhạc cho học sinh. Đồng thời ôn luyện những kiến thức, kĩ năng thực

hành và hoạt động nghệ thuật, trò chơi giúp phát triển tai nghe về âm nhạc.
(Xem PL 10, trang 42).
Trị chơi ‘‘Nghe nhạc đốn bài’’:Giáo viên chuẩn bị những bài hát
trong SKG âm nhạc THCS, những bài hát dân ca quen thuộc mà các em đã
được học, một số bài nước ngoài lời Việt. Bật nhạc cho HS nghe một đoạn bất
kì để học sinh có thể đốn được bài hát đó tên gì? Của nhạc sĩ nào? Nếu bài


×