Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá thực hành môn kỹ thuật lập trình tại trường cao đẳng CNTT tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẠM THỊ TRÀ MY

XÂY DỰNG BỘ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THỰC HÀNH MÔN KỸ THUẬT LẬP TRÌNH
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT TP.HCM
S

K

C

0

0

3

9
6

5
1

9
3


NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401

S KC 0 0 3 7 3 4

Tp. Hồ Chí Minh, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHẠM THỊ TRÀ MY

XÂY DỰNG BỘ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH
MÔN KỸ THUẬT LẬP TRÌNH
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT TP.HCM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
Hướng dẫn khoa học
PGS.TS. ĐỖ VĂN DŨNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09/ 2012


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên : Phạm Thị Trà My


Giới tính : Nữ

Ngày tháng năm sinh: 02/04/1984

Nơi sinh : Quảng ngãi

Quê quán

: Châu Ổ, Bình Sơn, Quảng Ngãi Dân tộc

: Kinh

Địa chỉ liên lạc: 384/25 Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Điện thoại :0917524206
II.

Email:

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Đại học
Hệ đào tạo

: Chính Quy

Nơi học

: Trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM


Ngành học

: CNTT

Thời gian

: từ năm 2002 đến 2007

Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống quản lý đặt báo và tạp chí qua mạng
2. Sau đại học

III.

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Nơi học

: Trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM

Ngành học

: Giáo dục học

Thời gian

: từ năm 2010 đến 2012

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC
Thời gian

4/2007 -> 9/2009
10/2009 đến nay

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Công ty LARION Computing, Công

Lập trình viên, Kỹ sư

viên phần mềm Quang Trung

quản lý chất lượng

Trường cao đẳng CNTT Tp.HCM

Giảng viên

Xác nhận của cơ quan

Ngày

(Ký tên, đóng dấu)

tháng


năm 2012

Người khai ký tên

Phạm Thị Trà My
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TP.HCM ngày tháng

năm 2012

Người cam đoan

PHẠM THỊ TRÀ MY

ii


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, em xin chân thành gởi lời cảm
ơn đến:
 Thầy PGS. TS. Đỗ Văn Dũng đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em hoàn thành luận văn này

 Cô TS. Võ Thị Xuân, giáo vụ ngành Cao học Giáo Dục Học,
thầy cô khoa Sư Phạm Kỹ Thuật, Phòng Đào Tạo trường ĐH
SPKT TP.HCM đã giảng dạy, chỉ bảo và tạo điều kiện cho
em hoàn thành luận văn này
 Gia đình, các bạn học viên lớp GDH 18A, 18B luôn luôn
động viên và giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn
Xin chân thành cảm ơn

Phạm Thị Trà My

iii


TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Kiểm tra đánh giá đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Nhiệm vụ của
kiểm tra và đánh giá là xác định được tình hình nhận thức kiến thức, sự thành thạo các
kỹ năng của người học. Nhận biết được tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá, đặc biệt
là kiểm tra đánh giá đối với các kỹ năng tư duy, người nghiên cứu đã thực hiện luận
văn tốt nghiệp với tên đề tài “Xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá thực hành môn Kỹ
thuật lập trình tại trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Tp.HCM”.
Trong thuyết minh, tác giả đã trình bày tính cấp thiết đề tài, mục tiêu, nhiệm vụ, đối
tượng, phương pháp nghiên cứu.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện, đề tài đạt được những kết quả như sau:
1.

Nghiên cứu tổng quan về tình hình kiểm tra đánh giá nói chung và kiểm tra đánh
giá thực hành nói riêng trên toàn thế giới và Việt Nam;

2.


Làm sáng tỏ các khái niệm liên quan đến đề tài;

3.

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về kiểm tra đánh giá, các mô hình đánh giá từ đó lựa
chọn mô hình phù hợp với đề tài;

4.

Nghiên cứu thang đo kiến thức và kỹ năng, quy trình xây dựng bộ đề kiểm tra và
đánh giá kỹ năng;

5.

Nghiên cứu thực trạng kiểm tra đánh giá môn thực hành Kỹ thuật lập trình tại
trường cao đẳng CNTT Tp.HCM;

6.

Xây dựng bộ 39 tiêu chí đánh giá kỹ năng dành cho sinh viên, 20 tiêu chí đánh
giá kỹ năng sử dụng khi chấm bài và 45 đề thi cho môn học;

7.

Tiến hành thử nghiệm áp dụng bộ đề tại trường cao đẳng CNTT Tp.HCM;

8.

Xác định nội dung liên quan đến đề tài để tiếp tục phát triển sau này;


iv


ABSTRACT
Examination and evaluation are the most important part during lecturing. It defines and
measures the acknowledgment and skill of trainee. The postgraduate decide to do the
essay, its theme is “Building the exam question collection to evaluate practice skill
in subject Programming technology at Information Technology College”.
In this theme, the author mentioned an imperative need, goal, function, object and
researching method to bring it to light.
This theme got following results during searching and performing:
1.

Overall researching about common and specific evaluating situation in the world
and Viet Nam;

2.

Clarfiy concepts relate to the theme;

3.

Research basis theories regarding to evaluation, evaluating model then choose
suitable model for performing this theme;

4.

To research knowledge and skill scale, building exam question process and skill
evaluation;


5.

To research real evaluating situation of programming technology subject at
Information Technology College;

6.

To build 39 criterias for evaluating student’s skills, 20 criterias for evaluating
applying skill during marking exam papers and 45 exam question for this subject;

7.

To perform an experiment apply exam question collection at Information
Technology College;

8.

To define relative content in order to continue developing this theme in the
future;

v


MỤC LỤC
Trang tựa

Trang

Quyết dịnh giao đề tài

LÝ LỊCH KHOA HỌC .....................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................. xi
PHẦN A - MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 2
1.1 Lý do khách quan .............................................................................................. 2
1.2 Lý do chủ quan .................................................................................................. 3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 4
2.1 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 4
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 5
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................... 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 5
4.2 Khách thể nghiên cứu ........................................................................................ 5
5. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................ 5
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 5
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ....................................................................... 5
6.2 Phương pháp thử nghiệm................................................................................... 6
6.3 Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu .......................................................... 6
6.4 Phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia ......................................................... 6
PHẦN B- NỘI DUNG ..................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 8
1.1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU....................................................... 9
1.1.1.Trên thế giới .................................................................................................... 9

vi


1.1.2.Ở Việt Nam .................................................................................................... 10
1.1.3.Một số công trình khoa học nghiên cứu về kiểm tra đánh giá thực hành...... 11
1.2

CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ..................................................................... 12
1.2.1.Kỹ năng.......................................................................................................... 12
1.2.2.Kiến thức ....................................................................................................... 12
1.2.3.Đề thi kiểm tra đánh giá thực hành ............................................................... 13
1.2.4.Bộ đề kiểm tra đánh giá thực hành ................................................................ 13
1.2.5.Kỹ thuật lập trình ........................................................................................... 13
1.2.6.Tiêu chí đánh giá ........................................................................................... 13
1.2.7.Đào tạo kỹ thuật thực hành ............................................................................ 14

1.3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ........................................ 14
1.3.1.Khái niệm ...................................................................................................... 14
1.3.1.1 Định nghĩa ......................................................................................... 14
1.3.1.2 Vai trò, mối quan hệ giữa kiểm tra – đánh giá .................................. 14
1.3.1.3 Phân loại các phương pháp đánh giá ................................................. 15
1.3.1.4 Chức năng .......................................................................................... 15
1.3.1.5 Mục đích ............................................................................................ 15
1.3.2.Các nguyên tắc đánh giá ................................................................................ 16
1.3.2.1 Khách quan ........................................................................................ 16
1.3.2.2 Dựa vào mục tiêu dạy học ................................................................. 16
1.3.2.3 Toàn diện ........................................................................................... 17
1.3.2.4 Thường xuyên và có kế hoạch ........................................................... 17

1.3.2.5 Nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy, hoàn chỉnh chương trình học ..
........................................................................................................... 17
1.3.3.Các tiêu chuẩn của một một bài kiểm tra ...................................................... 17
1.3.3.1 Có giá trị ............................................................................................ 17
1.3.3.2 Đáng tin cậy ....................................................................................... 18
1.3.3.3 Dễ sử dụng ......................................................................................... 18

1.4

CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ ........................................................................... 18
1.4.1.Mô hình Kirkpatrick ...................................................................................... 18
1.4.2.Mô hình CBAM ............................................................................................. 19
1.4.3.Nhận xét và lựa chọn mô hình ....................................................................... 20

1.5

THANG ĐO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG ..................................................... 20
vii


1.6
CƠ SỞ XÂY DỰNG BỘ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHO MÔN HỌC
THỰC HÀNH ................................................................................................................ 31
1.6.1.Quy trình xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá kỹ năng ................................... 31
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN THỰC HÀNH KỸ
THUẬT LẬP TRÌNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT TP.CHM ......................... 33
2.1

Giới thiệu về trường Cao đẳng CNTT TP.HCM và khoa CNTT ..................... 34
2.1.1.Trường cao đẳng CNTT TP.HCM ................................................................ 34

2.1.2.Khoa CNTT ................................................................................................... 35

2.2
Giới thiệu về môn học thực hành Kỹ thuật lập trình tại trường Cao đẳng CNTT
TP.HCM ......................................................................................................................... 37
2.2.1.Vị trí môn học ................................................................................................ 37
2.2.2.Đề cương môn học......................................................................................... 39
2.2.3.Mục tiêu môn học .......................................................................................... 43
2.2.4.Chức năng môn học ....................................................................................... 44
2.2.5.Đối tượng người học...................................................................................... 44
2.3
Khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá môn thực hành kỹ thuật lập trình tại
trường Cao đẳng CNTT Tp.HCM .................................................................................. 44
2.3.1.Mục đích, phạm vi, đối tượng, nội dung và thời gian khảo sát ..................... 44
2.3.1.1. Mục đích khảo sát .............................................................................. 44
2.3.1.2. Phạm vi khảo sát ................................................................................ 45
2.3.1.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................. 45
2.3.1.4. Nội dung khảo sát .............................................................................. 45
2.3.1.5. Thời gian khảo sát ............................................................................. 45
2.3.2.Kết quả khảo sát ............................................................................................ 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................... 55
CHƯƠNG 3 – XÂY DỰNG BỘ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH CHO
MÔN KỸ THUẬT TRÌNH ............................................................................................ 56
3.1.

Xác định nội dung môn học, mục tiêu cụ thể của môn học .............................. 57

3.2.

Xác định những kỹ năng cần đánh giá cho môn học ........................................ 60


3.3.

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cho môn học .................................................... 60

3.4.

Lấy ý kiến tham khảo về bộ tiêu chí ................................................................. 64

3.5.

Xác định số lượng các bài thi kiểm tra đánh giá của môn học ......................... 67

3.6.

Xác định nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá của môn học ................... 68

3.7.

Biên soạn bộ đề thi kiểm tra đánh giá cho môn học ......................................... 70
viii


3.8.

Lấy ý kiến tham khảo về bộ đề ......................................................................... 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................... 78
CHƯƠNG 4 – THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN KỸ THUẬT LẬP
TRÌNH KHI SỬ DỤNG BỘ ĐỀ .................................................................................... 79

4.1

Mục đích thử nghiệm ........................................................................................ 80

4.2

Cách thức tiến hành........................................................................................... 80

4.3

Kết quả thử nghiệm ........................................................................................... 80

4.4

Phân tích, nhận xét ............................................................................................ 81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................................... 88
PHẦN C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 89
1. Kết luận.................................................................................................................... 90
1.1. Quá trình thực hiện .......................................................................................... 90
1.2. Kết quả đã đạt được ......................................................................................... 91
2. Tự đánh giá những đóng góp của đề tài .................................................................. 92
2.1. Về mặt lý luận.................................................................................................. 92
2.2. Về mặt thực tiễn .............................................................................................. 92
3. Hướng phát triển của đề tài ..................................................................................... 93
4. Kiến nghị ................................................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 94

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 1.1 Xu hướng thay đổi về kiểm tra đánh giá .......................................................... 9
Bảng 1.2 Các mức độ mục tiêu về nhận thức theo Bloom ............................................. 21
Bảng 1.3 Định lượng quá trình nhận thức ...................................................................... 23
Bảng 1.4 Định lượng kiến thức ...................................................................................... 29
Bảng 2.1 Vị trí môn học trong khung chương trình đào tạo ngành ............................... 37
Bảng 2.2 Lịch trình dạy học của môn thực hành Kỹ thuật lập trình .............................. 41
Bảng 2.3 Tổng hợp ý kiến khảo sát giảng viên về ......................................................... 46
Bảng 2.4 Tổng kết ý kiến của sinh viên về tình hình kiểm tra đánh giá môn học ......... 53
Bảng 3.1 Mục tiêu chi tiết của môn học ........................................................................ 57
Bảng 3.2 Bộ 39 tiêu chí đánh giá ................................................................................... 61
Bảng 3.3 Tổng hợp ý kiến chuyên gia về bộ tiêu chí đánh giá ...................................... 64
Bảng 3.4 Phân bổ thời gian giảng dạy theo từng nội dung ............................................ 67
Bảng 3.5 Số lượng bài thi ứng với từng nội dung .......................................................... 67
Bảng 3.6 Phương pháp đánh giá ứng với từng kỹ năng ................................................. 68
Bảng 3.7 Các dạng của đề thi ......................................................................................... 70
Bảng 3.8 Tổng hợp ý kiến chuyên gia về bộ đề ............................................................. 73
Bảng 4.1 Danh sách các sinh viên tham gia phỏng vấn ................................................. 82
Bảng 4.2 Thống kê điểm số môn thực hành Kỹ thuật lập trình cơ bản ......................... 83
Bảng 4.3 Phân tích số liệu môn thực hành KTLT cơ bản lớp C11CT9, C11CT6 ......... 84
Bảng 4.4 Phân tích số liệu môn thực hành KTLT cơ bản lớp C11CT3 ......................... 84
Bảng 4.5 Thống kê điểm số môn thực hành Kỹ thuật lập trình nâng cao ...................... 85
Bảng 4.6 Phân tích số liệu thực hành KTLT nâng cao lớp C11CT9, C11CT6 ............. 86
Bảng 4.7 Phân tích số liệu môn thực hành KTLT nâng cao lớp C11CT3 ..................... 86


x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức khoa CNTT .............................................................................. 36
Hình 2.2 Vị trí môn học trong chương trình đào tạo ngành ........................................... 38
Hình 2.3 Biểu thị về độ bao phủ nội dung trong đề thi .................................................. 48
Hình 2.4 Biểu thị về có tiêu chí giữa các lớp khi ra đề thi............................................. 48
Hình 2.5 Biểu thị về mức độ công bằng trong đề thi giữa các lớp ................................ 49
Hình 2.6 Biểu thị về thang điểm chi tiết trong chấm bài ............................................... 50
Hình 2.7 Biểu thị về công bố các tiêu chí kiểm tra đánh giá khi bắt đầu môn học ....... 50
Hình 2.8 Biểu thị về mức độ cần thiết để xây dựng bộ đề cho môn học ....................... 51
Hình 2.9 Biểu thị về hình thức của đề thi ...................................................................... 51
Hình 2.10 Biểu thị về cách thức ra đề thi ....................................................................... 52
Hình 2.11 Biểu thị về mức độ kỹ năng cần đánh giá ..................................................... 53
Hình 4.1 Biểu đồ biểu thị tỉ lệ xếp loại môn thực hành KTLT cơ bản của các lớp ....... 85
Hình 4.2 Biểu đồ biểu thị tỉ xếp loại môn thực hành KTLT nâng cao của các lớp ....... 87

xi


PHẦN A - MỞ ĐẦU

PHẦN A:

MỞ ĐẦU


1


Lý do chọn đề tài

1.
1.1

Lý do khách quan
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế. Nhân tố quyết định cuộc thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa này chính là nguồn lực con người. Để nguồn lực con người Việt Nam được
phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí cao thì vai trò của
giáo dục là hết sức quan trọng. Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng phát triển
giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn lực con người, coi đó là yếu tố cơ bản của
sự phát triển nhanh và bền vững.1
Theo báo cáo phát triển con người của UNESCO năm 20092, chỉ số Giáo dục Việt
Nam (Education Index) xếp thứ hạng 115/ gần 200 nước trên thế giới; chỉ số phát
triển con người (Human Development Index) xếp hạng 116/gần 200 nước trên thế
giới. Qua hai con số trên, ta thấy rằng nền giáo dục Việt Nam hiện còn rất yếu
kém so với các nước trên thế giới. Do đó, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến hành rất
nhiều đổi mới để nâng cao chất lượng của giáo dục và đào tạo, trong đó đổi mới
phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá là hai biện pháp
rất quan trọng.
Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở một môn học là một vấn đề
không đơn giản. Nhiệm vụ của kiểm tra và đánh giá là xác định được tình hình
nhận thức kiến thức, sự thành thạo các kỹ năng, nâng cao khả năng tư duy: phân
tích, tổng hợp, phán đoán, hệ thống hóa, khái quát hóa các kiến thức của môn học
đã được giảng dạy. Qua kiểm tra và đánh giá, sinh viên tự nhận biết được việc

học tập của mình; giảng viên tự xem lại, đánh giá các phương pháp giảng dạy đã

1

Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp,
NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr.5
2
/>
2


sử dụng, thấy được các mặt đạt được cũng như những mặt chưa đạt để cải tiến,
định ra được những biện pháp sư phạm thích hợp hơn nữa nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy ngày một hoàn thiện hơn. Ðối với nhà trường - khoa, các người
quản lý đào tạo, qua kiểm tra - đánh giá có thể rút ra được những giai đoạn, công
cụ - thiết bị thích hợp hỗ trợ cho giảng viên hoàn thành tốt việc giảng dạy của họ
và quan trọng hơn nữa là hoàn thiện mục tiêu đào tạo của trường. Kiểm tra và
đánh giá là luôn đi cùng nhau và hỗ trợ cho nhau. Kiểm tra mà không đánh giá là
kiểm tra vô bổ. Đánh giá không dựa trên kiểm tra là đánh giá không cơ sở.
Giảng dạy thực hành đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Muốn
sinh viên sau khi học có thể đáp ứng được các nhu cầu xã hội cần thì việc kiểm
tra đánh giá phải khách quan, công bằng và theo những chuẩn mực và tiêu chí
nhất định. Công việc kiểm tra đánh giá phải khảo sát được mức độ đạt được các
mục tiêu giảng dạy đã đề ra về lĩnh vực kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đo lường
thành quả học tập là lượng giá mức độ đạt được các mục tiêu cuối cùng hay tiêu
chí3. Đối với thực hành, kiểm tra đánh giá phải cho ta kết quả về mức độ thành
thạo của mỗi sinh viên so với những kiến thức và kỹ năng đã đề ra.
Lý do chủ quan

1.2


Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam
nêu rõ: một trong những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 –
2015 là phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn
nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Đảng cũng rất đề cao
vai trò của Công nghệ thông tin trong công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà nước
quan tâm và khuyến khích phát triển, là công cụ hàng đầu thực hiện mục tiêu

3

Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB Khoa học xã hội, Tr 352

3


thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin và rút ngắn quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Đặc thù của các môn học thực hành bên lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin là cung
cấp và rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng tư duy, kỹ năng trí tuệ. Hiện tại các
môn học ở trường cao đẳng Công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh được
kiểm tra đánh giá theo hình thức tự luận, rời rạc, không theo tiêu chí nhất định
nên dẫn đến không có sự công bằng, rõ ràng trong việc đánh giá giữa các lớp học
và giữa các sinh viên. Quá trình kiểm tra đánh giá hiện tại không hoàn thành các
nhiệm vụ và đạt được mục đích của kiểm tra đánh giá. Là một giáo viên giảng
dạy tại khoa công nghệ thông tin của trường, nhận thấy những bất cập nêu trên,
người nghiên cứu tiến hành chọn đề tài “Xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá thực
hành môn Kỹ thuật lập trình tại trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin
Tp.HCM” để thực hiện.


2.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá thực hành cho môn Kỹ thuật lập trình tại
trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Tp.HCM.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu trên, cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
 Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá, kỹ năng trí
tuệ; quy trình xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá thực hành;
 Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thực trạng về kiểm tra đánh giá thực hành môn Kỹ
thuật lập trình tại trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Tp.HCM;
 Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu và xây dựng bộ tiêu chí, thang đo, bộ đề kiểm tra
đánh giá thực hành cho môn Kỹ thuật lập trình;

4


 Nhiệm vụ 4: Lấy ý kiến tham khảo về bộ tiêu chí và bộ đề kiểm tra đánh
giá thực hành môn Kỹ thuật lập trình;
 Nhiệm vụ 5: Thử nghiệm, phân tích và điều chỉnh các đề thi thực hành;
xác định tính khả thi của các đề thi khi áp dụng vào thực tiễn;

3.

Phạm vi nghiên cứu
 Đề tài chỉ tập trung thực hiện hai nội dung chính: Xây dựng bộ tiêu chí,
thang đo và bộ đề kiểm tra đánh giá cho phần thực hành cho môn Kỹ thuật
lập trình tại trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Tp.HCM.


4.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu
Bộ đề kiểm tra đánh giá thực hành môn Kỹ thuật lập trình
4.2 Khách thể nghiên cứu
 Chuẩn đầu ra đối với môn học thực hành Kỹ thuật lập trình;
 Danh sách các bài tập thực hành môn Kỹ thuật lập trình;
 Sinh viên khoa CNTT trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Tp.HCM;

5.

Giả thuyết nghiên cứu
Nếu bộ đề kiểm tra đánh giá thực hành môn Kỹ thuật lập trình được xây dựng và
áp dụng tại trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Tp.HCM thì chất lượng kiểm
tra đánh giá thực hành môn Kỹ thuật lập trình tại trường sẽ được nâng cao.

6.

Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 Nghiên cứu các tài liệu là cơ sở lý luận của đề tài;
 Nghiên cứu các tài liệu về mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo môn Kỹ
thuật lập trình của trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Tp.HCM;

5



 Nghiên cứu các tài liệu khác liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu của đề
tài;
6.2 Phương pháp thử nghiệm
Thử nghiệm các đề thi thực hành trong điều kiện thực tế tại khoa CNTT, Trường
cao đẳng CNTT Tp.HCM để xác định tính khả thi của bài thi khi áp dụng vào
thực tiễn và từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp.
6.3 Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu
Thống kê, tổng hợp các số liệu trong quá trình thử nghiệm để từ đó phân tích,
đánh giá và đưa ra những kết luận hoặc điều chỉnh nội dung nghiên cứu.
6.4 Phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia
Lấy ý kiến từ các chuyên gia xây bộ đề kiểm tra, giáo viên giảng dạy môn học về
bộ đề kiểm tra đánh giá thực hành môn Kỹ thuật lập trình.

6


PHẦN B- NỘI DUNG

PHẦN B:

NỘI DUNG

7


CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1:


CƠ SỞ LÝ LUẬN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

8




×