Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Xây dựng tiêu chí cho kỹ thuật viên trung cấp chuyên ngành điện tử của trường trung học kỹ thuật công nghiệp đồng nai đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRỊNH THỊ MỸ HIỀN

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ NĂNG LỰC CHO KỸ THUẬT VIÊN
TRUNG CẤP CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG
TRUNG HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S K C0 0 1 7 2 0

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRỊNH THỊ MỸ HIỀN

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ NĂNG LỰC CHO KỸ
THUẬT VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGÀNH
ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ
THUẬT CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI ĐÁP ỨNG
NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG



Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC
Mã số ngành: 60 14 01

TP. HCM, tháng 8 năm 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRỊNH THỊ MỸ HIỀN

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ NĂNG LỰC CHO KỸ
THUẬT VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGÀNH
ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ
THUẬT CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI ĐÁP ỨNG
NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Họ và tên học viên: KS. TRỊNH THỊ MỸ HIỀN
Người hướng dẫn: TS. LƯU ĐỨC TIẾN

TP. HCM, tháng 8 năm 2007


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Lƣu
Đức Tiến đã tận tình hướng dẫn, theo dõi, định hướng khoa
học cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài;

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy PGS, TS Nguyễn
Đức Trí đã quan tâm, dành nhiều thời gian quý báu để đóng
góp xây dựng và định hướng khoa học cho đề tài tôi được
hoàn thiện;
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô TS. Võ Thị Xuân đã
tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu,
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện quyển luận văn này;
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giảng dạy
lớp cao học khóa 13, đã truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu giúp tôi nhận thức sâu sắc hơn về cuộc
sống, về nghề nghiệp;
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý lãnh đạo, Quý Thầy,
Cô trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp Đồng Nai, các
công ty, xí nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt luận văn tốt nghiệp;
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến Gia đình, các
Anh, Chị, Em lớp cao học khóa 13 đã chia sẽ, giúp đỡ tôi
trong những lúc khó khăn, hỗ trợ tinh thần cho tôi trong suốt
thời gian học và hoàn thành quyển luận văn thạc sĩ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!.
Người thực hiện luận văn
KS. Trịnh Thị Mỹ Hiền


TÓM TẮT
Để đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập WTO,
cần phải có một đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ, kỹ năng lao động cần thiết.
Trong đó, đào tạo lao động kỹ thuật là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào
tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và việc “chuyển từ
đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu” cũng đã được Bộ trưởng Nguyễn

Thiện Nhân nhấn mạnh.
Vì vậy đề tài “xây dựng tiêu chí năng lực cho kỹ thuật viên trung cấp chuyên
ngành điện tử tại trường TH KTCN ĐN đáp ứng nhu cầu thị trường lao động” được
thực hiện. Đề tài được thiết kế gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về việc xây dựng tiêu chí năng lực nghề nghiệp cho kỹ
thuật viên trung cấp, bao gồm các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: tiêu
chuẩn nghề, tiêu chí năng lực, phân tích nghề, lao động kỹ thuật, kỹ thuật viên, chất
lượng và hiệu quả đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo và thị trường lao động. Ngoài
ra trong nội dung chương này còn có một số quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nước về giáo dục nghề nghiệp, mối quan hệ giữa đào tạo và sản suất, đặc điểm của
trường Trung học Kỹ thuật, vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng tiêu chí năng lực nghề
nghiệp cho KTV trung cấp và các thông tin cần thiết trong tiêu chí năng lực nghề
nghiệp.
Chương 2. Thực trạng đào tạo và nhu cầu thị trường lao động về chuyên ngành
điện tử tại Đồng Nai, bao gồm vài nét về trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp
Đồng Nai, thực trạng đào tạo KTV trung cấp chuyên ngành điện tử tại trường TH
KTCN ĐN, nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động về chuyên ngành điện tử tại
Đồng Nai
Chương 3. Xây dựng tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên ngành điện tử
tại trường TH KTCN ĐN, bao gồm: Cơ sở để xây dựng tiêu chí năng lực, các bước
trong quy trình xây dựng tiêu chí năng lực nghề nghiệp, dự thảo tiêu chí năng lực cho
KTV trung cấp chuyên ngành điện tử tại trường TH KTCN ĐN, kết quả ý kiến chuyên
gia về dự thảo và cuối cùng là hoàn chỉnh bộ tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp
chuyên ngành điện tử.
Sản phẩm cuối cùng mà đề tài thực hiện được là bộ tiêu chí năng lực của KTV
Kỹ thuật điện tử. Trong đó có các nhiệm vụ, các công việc mà các KTV thực hiện tại
các công ty, xí nghiệp; có sự mô tả công việc, tiêu chí để thực hiện công việc, điều kiện
thực hiện công việc và các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để thực hiện công việc.
Sản phẩm đã được trên 90% ý kiến chuyên gia đánh giá ở mức độ hợp lí và rất hợp lí.
Tác giả mong muốn sản phẩm này được đưa vào quá trình giảng dạy và đánh

giá năng lực của học sinh chuyên ngành điện tử sau khi tốt nghiệp ra trường tại các
trường có đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành điện tử.


ABSTRACT
To meet the requirement of industrialization, modernization and International
Cooperation, we have to train high skilled workers.
Training technical labour is one of important components constructive system
instruct manpower for industrialization, modernization and “we change the ability –
based training to need – based training” is said by minister of Education Nguyen Thien
Nhan.
So that, subject “Building competency criteria for technician at Dong Nai
Industrial Technical Secondary School to meet the demand of labour market” is
done. It includes 3 chapters.
In the first chapter, I present the methodology of building professional
competency criteria for technician. It is includes: concepts about reseach matter:
occupational standards, competency criteria, occupational analysis, technical labour,
technician, training qualification and effect, assessment qualification training and
labour market.
Chapter 2. Reality training and demand labour market about electronic
professional labour in Dong Nai. It is includes: description of Dong Nai Industrial
Technical Secondary School, reality of instruct and demand labour market about
electronic professional labour in Dong Nai.
Chapter 3. Building competency criteria for technician at Dong Nai Industrial
Technical Secondary School to meet the demand of labour market. It is includes:
methodology of building competency criteria, steps in process, draft criteria, ideas of
expert about draft and complete electronic professional competency criteria for
technician.
Final product is electronic professional competency criteria for technician.
There are duties, jobs, jobs description, performance jobs criteria, performance

condition and knowledge, skill, attitude needed to do works. Result is agreed with over
90% idea experts who assess it is good and very good.
Author expect this product practice in teach process and assess competency
students professional electronics after graduating in school training electronic
professional technician.


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.

23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.

TH KTCN ĐN
KTV
GDNN
KT – XH
KH – CN
GD&ĐT
NL
NLCM
NLNN
NLTH
TTLĐ

GD
GDKT&DN
GDNN
TCCN
THCN
THCS
LĐKT
THPT
THCS

CLĐT
KSA
HS
QLNN
QLĐT
QLDN
HQ
CTĐT
XHCN

Trung học kỹ thuật công nghiệp Đồng Nai
Kỹ thuật viên
Giáo dục nghề nghiệp
Kinh tế – xã hội
Khoa học – cơng nghệ
Giáo dục và đào tạo
Năng lực
Năng lực chuyên môn
Năng lực nghề nghiệp
Năng lực thực hiện
Thò trường lao động
Lao động
Giáo dục
Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề
Giáo dục nghề nghiệp
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung học chuyên nghiệp
Trung học cơ sở
Lao động kỹ thuật
Trung học phổ thơng

Trung học cơ sở
Chất lượng đào tạo
Kiến thức, kỹ năng và thái độ
Học sinh
Quản lý nhà nước
Quản lý đào tạo
Quản lý doanh nghiệp
Hiệu quả
Chương trình đào tạo
Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
1. Danh mục các hình:
Trang
Hình 1 : Sơ đồ về quá trình nhận thức và hình thành kỹ năng, thái độ
nghề nghiệp
Hình 2: Sơ đồ triết lí đào tạo theo năng lực thực hiện
Hình 3: Quy trình và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn nghề
Hình 4: Sơ đồ về chất lượng đào tạo
Hình 5: Sơ đồ tổng thể quá trình đào tạo – thị trường lao động

7
8
11
15
21

2. Danh mục các biểu đồ:
Biểu đồ 1. Số lượng tuyển sinh hệ THCS từ năm 2000 đến 2006

Biểu đồ 2. Số lượng tuyển sinh hệ THPT từ năm 2000 đến 2006
Biểu đồ 3. Số lượng tốt nghiệp hệ THCS từ năm 2000 đến 2006
Biểu đồ 4. Số lượng tốt nghiệp hệ THPT từ năm 2000 đến 2006
Biểu đồ 5. Số lượng tuyển sinh ngành Điện tử hệ THCS từ năm 2000 đến
2006
Biểu đồ 6. Số lượng tuyển sinh ngành Điện tử hệ THPT từ năm 2000
đến 2006
Biểu đồ 7. Số lượng tốt nghiệp ngành Điện tử hệ THCS từ năm 2000 đến
2003
Biểu đồ 8. Số lượng tốt nghiệp ngành Điện tử hệ THCS từ năm 2000 đến
2004
Biểu đồ 9. Kết quả tổng hợp bảng phân tích hoạt động nghề nghiệp của
KTV ĐTCN
Biểu đồ 11. Kết quả tổng hợp tiêu chí năng lực nghề nghiệp của KTV
ĐTCN

Trang
26
26
26
27
28
29
29
29
52
55


MỤC LỤC

Nội dung
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Đóng góp mới của luận văn
Chương 1. Cơ sở lí luận về xây dựng tiêu chí năng lực cho KTV trung
cấp
1.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu...............................
1.1.1 . Tiêu chuẩn nghề ..........................................................................
1.1.2 Tiêu chí năng lực .........................................................................
1.1.3 Phân tích nghề .............................................................................
1.1.4 Lao động kỹ thuật ........................................................................
1.1.5 Kỹ thuật viên ...............................................................................
1.1.6 Chất lượng và hiệu quả đào tạo ...................................................
1.1.7 Đánh giá chất lượng đào tạo ........................................................
1.1.8 Thị trường lao động......................................................................
1.2 Một số quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục
nghề nghiệp.......................................................................................................
1.3 Mối quan hệ giữa đào tạo và sản suất...............................................
1.4 Đặc điểm của trường Trung học Kỹ thuật.........................................
1.5 Vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng tiêu chí năng lực nghề nghiệp
cho KTV trung cấp......................................................................................
1.6 Các thông tin cần thiết trong tiêu chí năng lực nghề nghiệp.............
Chương 2. Thực trạng đào tạo và nhu cầu thị trường lao động về
chuyên ngành điện tử tại Đồng Nai

2.1 Vài nét về trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp Đồng Nai............
2.2 Thực trạng đào tạo KTV trung cấp chuyên ngành điện tử tại trường
TH KTCN ĐN....................................................................................................
2.2.1 Thực trạng đào tạo tại trường TH KTCN ĐN ...............................
2.2.2 Thực trạng đào tạo học sinh chuyên ngành Điện tử tại trường
THKTCN ĐN...................................................................................................
2.2.3 Khả năng ứng dụng chuyên môn vào công việc của học viên
ngành điện tử sau khi tốt nghiệp.......................................................................

Trang
1
2
2
2
2
2
3
3
3
4
4
4
4
12
14
14
14
17
18
18

20
21
22
22
23
23
25
26
28
32


2.2.4 Đánh giá thực trạng .......................................................................
2.2.5 Đánh giá chung về chất lượng đào tạo TCCN...............................
2.3 Nhu cầu của thị trường lao động về chuyên ngành điện tử tại Đồng
Nai....................................................................................................................
2.3.1 Nhu cầu sử dụng KTV trung cấp điện tử của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ..............................................................................
2.3.2 Yêu cầu đào tạo về năng lực nghề nghiệp cho KTV trung cấp
chuyên ngành điện tử của các Giáo viên..........................................................
2.3.3 Yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của KTV trung cấp chuyên
ngành điện tử của thị trường lao động tỉnh Đồng Nai......................................
Chương 3. Xây dựng tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên
ngành điện tử tại trường TH KTCN ĐN
3.1 Cơ sở để xây dựng tiêu chí năng lực.....................................................
3.2 Xây dựng tiêu chí năng lực nghề nghiệp...............................................
3.2.1 Nguyên tắc chủ đạo để xây dựng bộ tiêu chí................................
3.2.2 Các bước trong quy trình xây dựng tiêu chí năng lực nghề
nghiệp................................................................................................................
3.2.3 Dự thảo tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên ngành

điện tử tại trường TH KTCN ĐN......................................................................
3.3 Kết quả ý kiến chuyên gia về dự thảo tiêu chí năng lực........................
3.4 Hoàn thiện tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên ngành điện
tử ......................................................................................................................
Phần kết luận
1. Tóm tắt công trình nghiên cứu...................................................................
2.Tự nhận xét và đánh giá mức độ đóng góp của đề tài.................................
3. Hướng phát triển đề tài...............................................................................
4. Kết luận......................................................................................................
5. Kiến nghị ...................................................................................................

34
35
36
36
37
39
43
43
43
44
45
48
48
54
80
80
80
81
81

81


PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển kinh tế – xã hội của nƣớc ta đang có những chuyển biến mạnh mẽ
theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nhiều tác động nhƣ: Xu thế toàn cầu hoá,
sự phát triển nhƣ vũ bão của tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách rộng mở giao lƣu
với các nƣớc trong mọi lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, thƣơng mại,v.v... Sự phát triển KT –
XH đòi hỏi phải đáp ứng một lực lƣợng lao động kỹ thuật có năng lực phù hợp với yêu
cầu mới của thị trƣờng lao động trong và ngoài nƣớc.
Sứ mạng của Giáo dục và Đào tạo là phát triển tổng thể nguồn nhân lực cho đất
nƣớc, cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động,
thỏa mãn nhu cầu xã hội. Đối với các nƣớc, đặt biệt là các nƣớc công nghiệp phát triển
vận hành theo nền kinh tế thị trƣờng nhƣ: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh Quốc,
Singapore,...vấn đề đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội đã đƣợc thực hiện và
điều tiết khá đồng bộ và hiệu quả. Nhu cầu xã hội có thể gộp thành 3 nhóm nhu cầu cơ
bản sau: nhu cầu của nhà nƣớc, nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của ngƣời học.
Trong đó nhu cầu của doanh nghiệp là đào tạo lao động chuyên môn trực tiếp, đòi hỏi
ngƣời học có thể làm việc đƣợc ngay, phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng doanh
nghiệp. Nhu cầu đào tạo này phù hợp với các trình độ: đại học theo hƣớng nghề nghiệp
ứng dụng, kỹ thuật viên trình độ cao đẳng, TCCN và dạy nghề.[20]
Để đáp ứng đƣợc yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập WTO,
cần phải có một đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ, kỹ năng lao động cần thiết.
Trong đó, đào tạo lao động kỹ thuật là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào
tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.[2]
Trong phiên trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội khoá XI vào ngày
27/11/2006, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục – đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “phấn đấu
đến đầu năm 2008 sẽ xây dựng khung chiến lược phát triển giáo dục sau năm 2010;
trong đó tập trung một số nội dung cơ bản: thứ nhất là chuyển từ đào tạo theo khả

năng sang đào tạo theo nhu cầu...”.
Trong lí luận dạy học hiện nay, với xu thế áp đảo của cách tiệm cận hiện đại
đƣợc gọi là “đào tạo dựa trên năng lực” gần nhƣ tạo một cuộc cách mạng trong lĩnh
vực đào tạo, bồi dƣỡng, trong đó có lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực. Khiếm khuyết
trầm trọng của đào tạo bồi dƣỡng cho đến nay là tập trung vào việc cung cấp kiến thức,
nặng về lý thuyết mà chƣa hề quan tâm đến năng lực thực hiện của đội ngũ lao động kỹ
thuật. Trong khi đó một trong những yếu tố quyết định chất lƣợng đào tạo là kết quả
làm việc của học sinh sau khi tốt nghiệp. Hơn nữa chƣơng trình khung của Bộ hiện nay
đang trong tình trạng “ba chƣa”: chƣa chú trọng nhiều đến kỹ năng thực hành, chƣa tạo
điều kiện để ngƣời học tích luỹ dần kiến thức để đạt tới một trình độ nhất định, chƣa
thu hút đƣợc sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng.[18]
Cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế và vấn đề toàn cầu hoá, các trƣờng trung cấp, cao đẳng và đại học cũng không
ngừng nâng cao, đổi mới về cơ sở vật chất, công tác tổ chức quản lý, chƣơng trình, nội
Trang 1


dung và phƣơng pháp giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động mà trƣờng
TH KTCN ĐN cũng là một trong số đó. Hơn nữa, trƣờng nằm trong khu vực tam giác
công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dƣơng nên việc đào tạo đội
ngũ kỹ thuật viên có kiến thức vững vàng, có kỹ năng thành thạo, có tác phong công
nghiệp để phục vụ cho nhu cầu các khu công nghiệp trong phạm vi tỉnh nói riêng và cả
nƣớc nói chung là đều hết sức quan trọng và cần thiết.
Để thực hiện đƣợc điều này, cần phải xác định chi tiết mục tiêu đào tạo theo nhu
cầu của doanh nghiệp, tập trung vào việc lƣợng giá thành tích của ngƣời học liên quan
đến mức độ hay bộ phận năng lực nào đó (kiến thức, kỹ năng, thái độ).
Chính vì những lý do trên tác giả mong muốn “xây dựng tiêu chí năng lực cho kỹ
thuật viên trung cấp chuyên ngành điện tử tại trường TH KTCN ĐN đáp ứng nhu cầu
thị trường lao động” nhằm cụ thể hóa chƣơng trình đào tạo từ chƣơng trình khung của
Bộ GD&ĐT theo hƣớng đáp ứng thị trƣờng lao động, sao cho học sinh sau khi ra

trƣờng làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp mà không phải đào tạo lại, nhà trƣờng có thể
giảng dạy theo đơn đặt hàng của công ty, học sinh luôn tự tin khi học liên thông lên cao
đẳng, đại học hay làm việc tại bất kỳ một nơi nào khác.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu các yêu cầu của thị trƣờng lao động của tỉnh Đồng Nai đối với kỹ
thuật viên (KTV) trung cấp chuyên ngành điện tử qua đó xây dựng tiêu chí năng lực
cho KTV trung cấp chuyên ngành điện tử nhằm đáp ứng các yêu cầu này và phục vụ
cho công tác đào tạo tại trƣờng TH KTCN ĐN.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát yêu cầu của thị trƣờng lao động về năng lực của KTV trung cấp
chuyên ngành điện tử
2. Đánh giá chất lƣợng đào tạo chuyên ngành điện tử của trƣờng TH KTCN
ĐN so với nhu cầu thị trƣờng lao động
3. Phân tích hoạt động nghề nghiệp cho KTV điện tử
4. Xây dựng tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên ngành điện tử tại
trƣờng TH KTCN ĐN.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do điều kiện thực tiễn nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Đồng Nai
và chủ yếu là năng lực chuyên môn nghề nghiệp của KTV trung cấp chuyên ngành
điện tử.
V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã công bố, sách, báo, tạp chí
khoa học, các văn bản pháp qui,... để phân tích, chọn lọc, vận dụng vào đề tài một cách
logic và có khoa học.
5.2 Nghiên cứu thực tiễn
 Phƣơng pháp điều tra – phỏng vấn để thu thập thông tin thực tế về ngành
đào tạo điện tử của trƣờng TH KTCN ĐN
 Phƣơng pháp chuyên gia để tham khảo ý kiến về xây dựng và đánh giá
tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên ngành điện tử

Trang 2


 Phƣơng pháp phân tích – định lƣợng kết quả đã khảo sát.
 Phƣơng pháp thống kê để xử lý số liệu.
VI. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
6.1 Khách thể nghiên cứu
 Kỹ thuật viên chuyên ngành điện tử
 Ngƣời quản lý lao động
6.2 Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí năng lực của KTV trung cấp chuyên ngành điện tử
VII. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Bộ tiêu chí năng lực của KTV chuyên ngành điện tử khi đƣợc áp dụng trong đào
tạo ở các trƣờng TCCN sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo đáp ứng
nhu cầu thị trƣờng lao động.
VIII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
 Về lí luận: xác định cơ sở lí luận và thực tiễn để xây dựng tiêu chí năng lực
của KTV trung cấp chuyên ngành điện tử.
 Về thực tiễn: xây dựng tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên ngành
điện tử nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo cho trƣờng TH KTCN ĐN và có thể vận dụng
cho các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp khác.
IX. CẤU TRÖC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc cấu trúc
thành ba chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận về xây dựng tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp
Chƣơng 2. Thực trạng đào tạo và nhu cầu thị trƣờng lao động về chuyên ngành điện tử
tại Đồng Nai
Chƣơng 3. Xây dựng tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên ngành điện tử tại
trƣờng TH KTCN ĐN.


Trang 3


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ NĂNG LỰC
CHO KTV TRUNG CẤP
1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1.1 Tiêu chuẩn nghề
 Khái niệm
Khái niệm tiêu chuẩn nghề (Occupational Standards) hay tiểu chuẩn kỹ năng
nghề (Competency Skill Standards) đƣợc hiểu thống nhất tƣơng đối nhƣ sau: tiêu
chuẩn nghề là những công bố xác định cụ thể về các kiến thức, kỹ năng và thái độ đòi
hỏi người lao động phải có trong một nghề nhất định và về trình độ của sự thực hiện
hay năng lực thực hiện (Tiêu chí/ Tiêu chuẩn thực hiện) mà người đó phải đạt được để
hành nghề có kết quả.
 Các thành phần của tiêu chuẩn nghề
Tiêu chuẩn nghề gồm 5 thành phần chủ yếu sau:
a. Sự thực hiện (hành động hoặc kỹ năng cần thực hiện):
Trong cấu phần này cần trình bày ngắn gọn, bắt đầu bằng động từ chỉ hành động
về công việc/kỹ năng mà ngƣời lao động cần thực hiện.
b. Điều kiện thực hiện:
Bao gồm các thông tin, công cụ, trang thiết bị và các nguồn lực cần thiết khác
cung cấp cho ngƣời lao động để thực hiện công việc/hành động.
c. Tiêu chuẩn/ Tiêu chí của sự thực hiện:
Trong cấu phần này trình bày các tiêu chí dùng để xác định mức độ cần đạt
đƣợc của sự thực hiện. Chúng có thể bao gồm các đặc tính của sản phẩm (ví dụ hình
dạng, kích thƣớc,..), các yêu cầu về quá trình hoặc quy trình (ví dụ các quy định về an
toàn), các yêu cầu về thời gian và độ chuẩn xác.
d. Kiến thức và khả năng có liên quan:
Bao gồm các kiến thức và khả năng mà ngƣời lao động (ngƣời tốt nghiệp) cần
có để thực hiện công việc hoặc kỹ năng.

e. Phƣơng pháp đánh giá và lập sơ đồ:
Trong nội dung này ghi ra các phƣơng pháp đƣợc dùng để đánh giá hoặc đo
lƣờng sự thực hiện công việc của một ngƣời và quy trình lập hồ sơ về kết quả đánh
giá.[15]
1.1.2 Tiêu chí năng lực
 Khái niệm tiêu chí
“Tiêu chí là đặc trƣng, dấu hiệu làm cơ sở, căn cứ để nhận biết, xếp loại các sự
vật, các khái niệm” [21, trang 1640]
“Tiêu chí là dấu hiệu dựa vào mà đánh giá hay là cơ sở của một điều phê phán”.
Tiêu chí gồm nhiều chỉ số. [24]
Chỉ số là mức độ yêu cầu và điều kiện về một thành phần cụ thể của tiêu chí. [7,
trang 1819]
Khi xác định vấn đề đào tạo, cần xác định tiêu chí về những gì ngƣời lao động
cần thực hiện đƣợc. Có hai quan điểm về tiêu chí:

Trang 4


Thứ nhất, theo Springer, 1980: tiêu chí là tiêu chuẩn thực hiện, tức là chuẩn thấp
nhất có thể chấp nhận đƣợc về sự thực hiện công việc.
Thứ hai, theo Odiorne, 1979: tiêu chí là mục tiêu thực hiện, tức là những mong
đợi về sự thực hiện công việc .[1]
Vì vậy trong phạm vi nội dung đề tài, tác giả nhận thấy tiêu chí là những dấu
hiệu, tính chất làm căn cứ để đánh giá kết quả của sự thực hiện công việc.
 Khái niệm tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn là “điều quy định làm căn cứ để đánh giá” hay “mức quy định đƣợc
hƣởng, đƣợc cung cấp theo chế độ”.[21]
Ngoài ra, theo TS. Nguyễn Đức Trí-Viện chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục:
“Tiêu chuẩn là những quy định về yêu cầu, chỉ tiêu đƣợc đặt ra tuân thủ những nguyên
tắc nhất định, đƣợc dùng làm thƣớc đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm, dịch

vụ,v.v...trong một lĩnh vực nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con ngƣời”.
Tiêu chuẩn thƣờng do các tổ chức, cơ quan đƣợc công nhận và ủy quyền hoặc
có trách nhiệm tiến hành xây dựng và ban hành. Tiêu chuẩn thƣờng phải đáp ứng nhu
cầu của cộng đồng, của ngành hay lĩnh vực đời sống xã hội nào đó thông qua một quá
trình xây dựng, trong đó việc lấy ý kiến và thảo luận rộng rãi với những ngƣời liên
quan là đòi hỏi có tính nguyên tắc bắt buộc.
Và thuật ngữ tiêu chuẩn NL nghề nghiệp đƣợc xác định đó là “một tập hợp các
quy định tối thiểu về các công việc cần làm và mức độ cần đạt đƣợc khi thực hiện các
công việc đó trong điều kiện trang thiết bị, dụng cụ ở cấp trình độ nghề tƣơng ứng phù
hợp với thực tế; và những kiến thức cần thiết làm cơ sở cho việc thực hiện các công
việc trên”. Năng lực đó gồm KSA mà một ngƣời cần có để thành công tại nơi làm việc.
 Khái niệm năng lực
Theo từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2002 “năng lực”
đƣợc hiểu là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẳn có để thực hiện một hoạt
động nào đó” hoặc “là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con ngƣời khả năng hoàn
thành một loại hoạt động nào đó với chất lƣợng cao”
Năng lực là khả năng ứng dụng hiểu biết và kỹ năng chuyên môn một cách có
kết quả trong thực tiễn.[13]
Năng lực là phẩm chất sinh lý, tâm lý tạo cho con ngƣời khả năng hoàn thành
một loại hoạt động đó với chất lƣợng cao. Hay năng lực là sự tổng hợp nhiều kỹ năng
và kiến thức để thực hiện thành công một nhiệm vụ.[19]
Trong lí luận day học hiện nay, khái niệm “năng lực” gần nhƣ đƣợc nhiều ngƣời
thừa nhận bao gồm ba thành tố với chức năng ngang nhau, thể hiện nhƣ sau:
Kiến thức

Trong đó:

Kỹ năng

Thái độ


Trang 5


 Kiến thức là những điều hiểu biết đƣợc, hoặc do từng trải, hoặc nhờ học tập;
hay kiến thức là tổng thể của các tri thức có thể ứng dụng đƣợc phù hợp với tình huống
một cách nhanh chóng và chính xác. Kiến thức đƣợc phân thành hai loại chính: kiến
thức hiện đƣợc thể hiện trên các vật mang tri thức nhƣ: sách, tài liệu, đĩa mềm, băng
video,...và có khả năng lan truyền rộng rãi. Loại thức hai là kiến thức ngầm đƣợc tích
lũy trong từng bộ não con ngƣời hoặc một tổ chức cần thiết cho việc khai thác và sự
dụng kiến thức hiện đã đƣợc điển chế hóa. Vì vậy quá trình đào tạo là quá trình thực
hiện sự phát triển và chuyển hóa lẫn nhau giữa kiến thức ngầm và kiến thức hiện.
 Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận đƣợc trong một
lĩnh vực nào đó vào thực tế.
Kỹ năng là những thuộc tính khác nhau của nhân cách (những đặc điểm của cá
nhân) tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công những hoạt động nhất định.[13]
Kỹ năng xuất hiện trên cơ sở các tri thức và kinh nghiệm lao động thuộc về cá
nhân, nó phát triển với tốc độ khác nhau và đạt tới trình độ khác nhau, góp phần vào
việc phát triển năng khiếu và tài năng. Có một kỹ năng không đủ mà phải có nhiều kỹ
năng thì con ngƣời mới thực hiện đƣợc một loạt hoạt động nào đó.
Quá trình hình thành kỹ năng là quá trình vận dụng các kiến thức, hiểu biết,
kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Do đó có thể nói kỹ năng là kiến thức trong
hoạt động.
Kỹ năng nghề nghiệp là khả năng vận dụng những kiến thức nghề nghiệp thu
nhận đƣợc vào thực tế.
 Thái độ là những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, hành động,
lời nói) của ý nghĩ, tình cảm với ai, hoặc đối với sự việc nào đó.
Thái độ nghề nghiệp là sự phản ánh mối quan hệ giữa ý nghĩa, giá trị, yêu cầu,
điều kiện của nghề nghiệp với thế giới quan của mỗi cá nhân và đƣợc biểu hiện cụ thể
trong học nghề, hành nghề.[16]

Đối với học sinh, học tập là một quá trình nhận thức và hành động nhằm thu
nhận kiến thức mới, hình thành và phát triển kỹ năng trí tuệ và hành động trong một
lĩnh vực cụ thể góp phần hình thành và phát triển nhân cách, tạo ra thái độ và giá trị
đúng đắn trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp của mỗi cá nhân trong xã hội. Quá
trình nhận thức và hình thành kỹ năng, thái độ nghề nghiệp của HS đƣợc thể hiện qua
sơ đồ sau:

Trang 6


Nhận thức cảm tính
Trực quan
sinh động

Luyện tập

Nhận thức lý tính
Tƣ duy trừu
tƣợng

Hình thành
khái niệm
(tri thức)

Hình thành
các thao tác,
động tác
thực hành

Hình thành

kỹ năng/
thái độ

Hành động thực tiễn
Vận dụng
thực tiễn
Lao động
nghề
nghiệp:
- Các kiến
thức
- Các kỹ
năng
- Thái độ

Hình 1 : Sơ đồ về quá trình nhận thức và hình thành kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

Ngoài ra trong lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp, ngƣời ta hiểu “Năng lực là khả
năng bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ thực hiện nhiệm vụ một cách thành công
theo chuẩn xác định” (TITI Master Document. Glossary. 8 February 1998).
Thuật ngữ năng lực thực hiện có lẽ để chỉ rõ hơn khả năng thực hành nghề
nghiệp trong lĩnh vực đào tạo. Do vậy năng lực đƣợc hiểu là NLTH một khả năng thực
hiện đƣợc các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối
với từng nhiệm vụ, công việc đó.
NLTH bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ đòi hỏi đối với một ngƣời để thực
hiện hoạt động có kết quả ở một công việc hay một nghề. NLTH là cái mà ngƣời học
cần có để “hành nghề”.
Nếu năng lực đƣợc ví nhƣ một tảng băng thì sự thực hiện chính là bề nổi của
tảng băng đó. Nhƣ vậy, sự thực hiện của một ngƣời thể hiện năng lực của ngƣời đó. Do
đó trong đào tạo để đánh giá NL của HS chúng ta phải dựa vào sự thực hiện của HS

sau khi tốt nghiệp.
NLTH còn đƣợc gọi là năng lực chuyên môn nghề nghiệp hay năng lực hành
nghề chỉ có ở ngƣời lao động sau khi đƣợc huấn luyện hoặc tự huấn luyện và đƣợc thể
hiện qua bộ 3 các tiêu chí: Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ. Không có đủ các thành tố
trên không bao giờ có năng lực.
NLTH bao gồm: Các kĩ năng thực hành, giao tiếp, giải quyết vấn đề và các kĩ
năng trí tuệ; thể hiện đạo đức lao động nghề nghiệp tốt; có khả năng thích ứng để thay
đổi; có khả năng áp dụng kiến thức của mình vào công việc; có khát vọng học tập và
cải thiện; có khả năng làm việc cùng với ngƣời khác trong tổ, nhóm, v.v....
Triết lý của đào tạo theo NLTH có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:

Trang 7


THẾ GIỚI LAO ĐỘNG

THẾ GIỚI ĐÀO TẠO CHO LĐ

NGHỀ / VIỆC LÀM
(Occupation/ Job)

ĐÀO TẠO NGHỀ THEO NLTH
(CBT)

Phân tích nghề
(Nhiệm vụ - Công việc)

Mục tiêu đào tạo
(Các năng lực thực hiện)


Năng lực thực hiện
(Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ)
Hoạt động

Điều kiện

Hành vi

Cho trƣớc
cái gì
Địa điểm

Sự thực
hiện

Thời gian

Kiến thức

Tiêu chuẩn

Kỹ năng

Thái độ

Mục tiêu tạo khả năng

Tốc độ

Mục tiêu thực hiện


Sự chính
xác
Chất
lƣợng

Hoạt động Điều kiện Tiêu chuẩn

ĐÁNH GIÁ THEO CÁC

ĐÁNH GIÁ THEO CÁC

CHUẨN CÔNG NGHIỆP

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Hình 2: Sơ đồ triết lí đào tạo theo năng lực thực hiện

Hiện nay, năng lực hành nghề của một ngƣời LĐKT đƣợc xem là quan trọng
hàng đầu và không thể thiếu, ngành nghề nào cũng phải có để hoàn thành đƣợc các
nhiệm vụ đƣợc giao trong quá trình hành nghề theo các vị trí lao động mà thị trƣờng
đòi hỏi.
 Khái niệm tiêu chí năng lực
Tiêu chuẩn/tiêu chí năng lực là sự mô tả (dƣới dạng văn bản) về kiến thức, kỹ
năng và thái độ cần thiết để thực hiện một công việc hoặc một nghề tƣơng ứng với các
tiêu chuẩn về NLTH do nơi làm việc yêu cầu.

Trang 8



Tiêu chí thực hiện chỉ rõ những yêu cầu thực hiện đƣợc sử dụng để đánh giá
năng lực đạt đƣợc. Tiêu chí thực hiện có thể chỉ ra các nhiệm vụ, chức năng, kỹ năng
và kiến thức áp dụng để làm tƣờng minh năng lực thực hiện.[31]
Theo TS. Nguyễn Lộc – Viện chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục, tiêu chí NL
cần phải bao gồm:
Năng lực
chuyên
môn

Năng lực
quan hệ
con ngƣời

Năng lực
khái quát

Trong đó:
HỆ THỐNG TIÊU CHÍ NĂNG LỰC
Năng lực quan hệ
Năng lực khái quát
Năng lực chuyên môn
con ngƣời
NL chuyên môn theo
ngành
NL chuyên môn hỗ trợ

NL quan hệ con ngƣời
đối với cá nhân
NL quan hệ con ngƣời
đối với nhóm


NL khái quát dài hạn
NL khái quát cập nhật

NL chuyên môn về quản lý
NL chuyên môn theo ngành: tiêu chí năng lực này yêu cầu ngƣời LĐKT phải có
kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn theo ngành mà họ làm
việc.
Ngoài ra, theo phƣơng thức đào tạo MES và AMES của Inwent, Tổ chức bồi
dƣỡng và phát triển quốc tế Đức, năng lực nghề nghiệp bao gồm:

1
NĂNG LỰC
CHUYÊN
MÔN

4
NĂNG
LỰC
HÀNH
ĐỘNG
3
NĂNG LỰC
XÃ HỘI

Trang 9

2
NĂNG LỰC
PHƢƠNG

PHÁP


Ƣu điểm của phƣơng pháp đào tạo nghề theo NLTH là đáp ứng đƣợc nhu cầu
của cả ngƣời học lẫn ngƣời sử dụng lao động. Ngƣời tốt nghiệp chƣơng trình đào tạo
theo NLTH đạt đƣợc sự thành thạo theo các tiêu chuẩn quy định trong công nghiệp,
đồng thời có thể dễ dàng tham gia vào các khoá đào tạo nâng cao hoặc cập nhật các
năng lực mới để di chuyển vị trí làm việc. Mặt hạn chế của đào tạo theo NLTH là
ngƣời học không đƣợc trang bị một cách cơ bản, toàn diện và hệ thống các kiến thức
theo lôgíc khoa học, không hiểu sâu bản chất của các sự vật và hiện tƣợng, bởi vậy
năng lực sáng tạo bị hạn chế khi hành nghề.
 Quy trình xây dựng tiêu chí năng lực
Căn cứ trên quy trình và phƣơng pháp xây dựng tiêu chuẩn nghề của tiểu bang
phân tích nghề DACUM.[15, trang 13]
Trong phạm vi đề tài xây dựng tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên
ngành điện tử, tác giả thực hiện quy trình xây dựng tiêu chí thực hiện cho trình độ KTV
trung cấp trên cơ sở kế thừa có sửa đổi, bảng phân tích nghề DACUM, trên cơ sở đã
tham khảo ý kiến của tác giả là PGS,TS Nguyễn Đức Trí – Viện phát triển và chƣơng
trình giáo dục, cụ thể nhƣ sau:

Trang 10


SẢN PHẨM

QUÁ TRÌNH
Bước 1. Lựa chọn và
xác định tên nghề

Bước 2. Phân tích

nghề ra các nhiệm
vụ và công việc

Chưa đạt

Bảng phân tích nghề

Bước 3. Lấy ý kiến về
sự đúng đắn và hợp lý
của bảng phân tích nghề
Đạt

Bước 4. Viết tiêu chí thực
hiện cho các công việc
theo mẫu định dạng

Chưa đạt

Dự thảo tiêu chí năng lực
nghề nghiệp

Bước 5. Lấy ý kiến về sự
đúng đắn và hợp lý của
bảng tiêu chí năng lực
Đạt

Bước 6. Hoàn chỉnh bảng
tiêu chí năng lực

Bộ tiêu chí năng lực nghề

nghiệp đã hoàn thiện

Hình 3: Quy trình xây dựng tiêu chí năng lực

Trang 11




×