Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá của người dân về việc ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn trên địa bàn xã văn xá, huyện kim bảng, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

Trần Văn Hào

Đánh giá của người dân về việc Ứng dụng công nghệ
đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Văn
Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Xã Hội Học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

Trần Văn Hào

Đánh giá của người dân về việc Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong
chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Hào Quang

Hà Nội - 2015




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngành Xã hội học với đề tài “Đánh
giá của ngƣời dân về việc Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi
lợn trên địa bàn xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” đã đƣợc hoàn thành
với sự nỗ lực của bản thân cũng sự giúp đỡ nhiệt tình, tâm huyết của các thầy cô và
bạn bè.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trƣớc tiên tôi xin chân thành cám ơn các
thầy cô giáo trong khoa Xã hội học- Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn
- ĐHQGHN. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – PGS.TS
Vũ Hào Quang đã nhiệt tình trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo, tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong luận văn này không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong thầy cô giáo và các bạn góp ý .
Tôi xin chân thành cảm !
Sinh Viên
Trần Văn Hào

Hà nội, tháng 12 năm 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1.

Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................... 1


2.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................. 3
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................ 3
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 4

3.
4.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 4
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 8
4.1.Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 8
4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 8

5.

Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8
5.1.Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 8
5.2.Khách thể nghiên cứu .............................................................................................. 8
5.3.Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 8

6.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 8
6.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 8
6.2. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 9

7.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................... 9

7.1. Phương pháp luận ............................................................................................... 9
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ....................................................................... 10
7.2.1.Phương pháp phân tích tài liệu ......................................................................... 10
7.2.2.Phương pháp quan sát tham dự ........................................................................ 11
7.2.3.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ............................................................... 11
7.2.4.Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung ........................... 12

PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 13
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................................................................... 13
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 13
1.1.1. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu ........................................................... 13

i


1.1.1.1. Lý thuyết hành động xã hội ........................................................................ 13
1.1.1.2. Lý thuyết trao đổi xã hội ............................................................................ 15
1.1.1.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội ........................................................................ 17
1.1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài ........................................................................ 20
1.1.2.1. Đệm lót sinh học ........................................................................................ 20
1.1.2.2. Hộ gia đình ................................................................................................ 20
1.1.2.3. Gia đình ..................................................................................................... 21
1.1.2.4. Dòng họ...................................................................................................... 22
1.1.2.5. Nông thôn ................................................................................................... 22
1.1.2.6. Ô nhiễm môi trường ................................................................................... 23
1.2. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu ................................. 23
1.2.1. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong
chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Nam ....................................................................................... 23
1.2.2. Tình hình chăn nuôi tại tỉnh Hà Nam................................................................ 24

1.2.3. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu ......................... 28
1.2.3.1.

Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................... 28

1.2.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................. 29
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CỦA NGƢỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN XÁ VỀ
VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
LỢN ............................................................................................................................. 32
2.1. Thông tin chung về các hộ trong mẫu điều tra ...................................................... 32
2.1.1. Về độ tuổi và giới tính ......................................................................................... 32
2.1.2. Quy mô hộ gia đình ............................................................................................. 34
2.1.3. Trình độ học vấn ................................................................................................. 35
2.2. Hiện trạng chăn nuôi lợn bằng công nghệ đệm lót sinh học trên địa bàn xã
Văn Xá. ........................................................................................................................... 36
2.3. Đánh giá của người dân trên địa bàn xã Văn Xá về việc ứng dụng công nghệ
đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn ............................................................................. 41
2.3.1. Tổ chức triển khai thực hiện ............................................................................... 41
2.3.1.1.Phổ biến thông tin về đề án ........................................................................... 41
2.3.1.2.Tập huấn, đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ gia đình ...................... 44
2.3.2. Về cơ chế chính sách của đề án ........................................................................... 48
ii


2.3.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội ..................................................................................... 50
2.3.4. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường .......................................................................... 64
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP .......................................................... 68
1. Kết luận ................................................................................................................. 68
2.


Giải pháp và khuyễn nghị ...................................................................................... 70

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 73
Phụ lục ............................................................................................................................ 75
Phụ lục 1: Bảng phỏng vấn sâu ...................................................................................... 75
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát kinh tế xã hội ........................................................................ 82
Phụ lục 3: Một số hình ảnh về mô hình chăn nuôi lợn bằng công nghệ đệm lót sinh
học ............................................................................................................................. 88

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Cỡ mẫu khảo sát ............................................................................................... 12
Bảng 2. 1: Độ tuổi của người trả lời.............................................................................. 32
Bảng 2. 4: Trình độ học vấn của người trả lời .............................................................. 35
Bảng 2. 5: Mối liên hệ giữa yếu tố thôn/xóm với quy mô chăn nuôi lợn của các hộ
gia đình tại xã Văn Xá .................................................................................................... 36
Bảng 2. 6: Quy mô đàn lợn nuôi trong nông hộ trong toàn tỉnh ................................... 37
Bảng 2.7: Mối quan hệ giữa quy mô hộ gia đình và quy mô chăn nuôi lợn .................. 39
Bảng 2.8: Hoạt động phổ biến thông tin của đề án ....................................................... 41
Bảng 2.9: Đánh giá của người dân về hoạt động phổ biến thông tin của đề án theo
từng thôn/xóm ................................................................................................................. 42
Bảng 2.11: Đánh giá của người dân về hình thức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho
các hộ gia đình ............................................................................................................... 47
Bảng 2.13: Xếp loại kinh tế của các hộ gia đình theo thôn/xóm ................................... 52
Bảng 2.15: Sự thay đổi kinh tế hộ gia đình so với 3 năm trước đây ............................. 54
Bảng 2.16. So sánh hiệu quả làm nền xi măng và làm nền đệm lót ............................... 56
Bảng 2.17: So sánh hiệu quả giữa hai hình thức chăn nuôi .......................................... 59
Bảng 2.18: So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai hình thức chăn nuôi .............................. 60

Bảng 2.19: Mối tương quan giữa lợi nhuận trung bình trên một con lợn với quy mô
chăn nuôi lợn của hộ gia đình ........................................................................................ 62
Bảng 2.20: Ước tính lượng chất thải rắn và lỏng trong tỉnh Hà Nam năm 2010 ................ 64
Bảng 2.21: Mức độ ô nhiễm các loại khí thải do chăn nuôi .......................................... 66

iv


DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 1. 1: Cơ cấu kinh tế của xã Văn Xá .................................................................. 30
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện quy mô chăn nuôi lợn theo quy mô hộ gia đình ............. 41
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện sự khác nhau về đánh giá hoạt động phổ biến thông
tin của Đề án giữa phụ nữ và nam giới.......................................................................... 44
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện sự đánh giá về hoạt động tập huấn kỹ thuật chăn nuôi
cho các hộ gia đình trên địa bàn xã Văn Xá theo từng nhóm tuổi................................. 48
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi kinh tế hộ gia đình ... 56
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện hiệu quả kinh tế giữa hai hình thức chăn nuôi ............... 59
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ so sánh lợi nhuận thu được giữa hai hình thức chăn nuôi .......... 61

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam đã thực hiện đƣợc hơn
hai thập kỷ qua, đặc biệt trong những năm gần đây quá trình này ngày càng diễn ra
mạnh mẽ. Trong quá trình đó chúng ta đã và đang triển khai nhiều dự án hƣớng về
các vùng nông thôn hơn với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của dân cƣ nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo
hƣớng bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả.

Trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng có nhiều các dự án đƣợc triển khai ở
khắp các vùng miền và đã phát huy hiệu quả của nó, nhờ đó mà tỷ lệ hộ nghèo ngày
càng giảm đi, đời sống kinh tế của ngƣời dân ở các vùng nông thôn và miền núi
ngày càng đƣợc nâng lên.Trong những năm gần đây chăn nuôi chiếm một tỷ trọng
ngày càng lớn của ngành nông nghiệp, góp phần ổn định kinh tế của nƣớc ta. Với
vai trò là nguồn cung cấp khối lƣợng thực phẩm lớn nhất hiện nay, ngành chăn nuôi
lợn nƣớc ta ngày càng phát triển, trở thành nguồn thu nhập quan trọng với các hộ
nông dân và là một trong những nghề có tác dụng ổn định kinh tế, làm giàu hiệu
quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong Nông nghiệp.
Tuy nhiên hiện nay ngƣời chăn nuôi vẫn dùng một số biện pháp truyền thống
nhƣ quét dọn, rửa chuồng hàng ngày, tẩy rửa, hay thu gom chất thải cho vào hố ủ
hoặc thay thế chất độn chuồng, việc xử lý này còn nhiều hạn chế do tốn nhiều công
sức và tiền của, mặt khác có thể gây ra ảnh hƣởng đến sức khỏe của gia súc gia
cầm, thậm chí còn độc hại lâu dài cho môi trƣờng sinh thái. Vì vậy, việc nghiên cứu
một chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi một cách triệt để, giảm thiểu
mùi, tạo môi trƣờng sạch cho sự phát triển của động vật, giảm chi phí cho ngƣời
chăn nuôi và khắc phục những hạn chế của các chế phẩm cũ trở nên ngày một cấp
bách.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong chăn nuôi, các nhà khoa
học đã nghiên cứu và đƣa vào ứng dụng nhiều công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm
nhƣ sử dụng biogas, hồ sinh thái, công nghệ vi sinh… Hiện nay tại Việt Nam đã

1


ứng dụng thành công mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học của Trung quốc,
Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã phân lập và nuôi cấy đƣợc chủng vi sinh
và đã tiến hành áp dụng thử nghiệm mô hình nuôi lợn tại Xuân Thủy, Hải Hậu tỉnh
Nam Định, Sóc Sơn thành phố Hà Nội đều đạt kết quả tốt. Sở Nông nghiệp &
PTNT Hà Nam đã tổ chức cho lãnh đạo huyện, xã và một số hộ chăn nuôi huyện Lý

Nhân, Bình lục, Kim Bảng thăm quan mô hình tại Sóc Sơn Hà Nội, đƣợc mọi ngƣời
đánh giá kết quả tốt, khắc phục đƣợc ô nhiễm môi trƣờng trong chăn nuôi.
Tỉnh Hà Nam là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với diện tích 86.049,4 ha, dân số 846.653 ngƣời
(năm 2014), bao gồm 05 huyện, 01 thành phố là một trong những tỉnh có vai trò
quan trọng trong phát triển vùng chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho Thủ đô Hà Nội
và các tỉnh lân cận.
Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh
đã thƣờng xuyên chỉ đạo và đề ra các chính sách hỗ trợ, đầu tƣ thúc đẩy chăn nuôi
phát triển, vì vậy chăn nuôi những năm qua phát triển mạnh mẽ, năm 2010 giá trị
ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng hơn 40% trong nông nghiệp. Đàn lợn của tỉnh phát
triển mạnh, năm 2000 có 278.400 con đến năm 2010 đã tăng lên 367.750 con, tăng
bình quân 102,82% năm. Tuy nhiên chăn nuôi tỉnh ta vẫn chủ yếu phân tán trong
dân cƣ chiếm 94%, chăn nuôi trang trại và doanh nghiệp chỉ chiếm 6% trong tổng
đàn.Sự phát triển của chăn nuôi lợn tại Hà Nam ngày càng đƣợc mở rộng về quy mô
đàn lợn và diện tích chuồng trại. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó là vấn đề ô
nhiễm môi trƣờng chăn nuôi, ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời chăn nuôi và ngày
càng nhiều dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn.1
Để phấn đấu đạt đƣợc mục tiêu nâng cao thu nhập cho nông dân, tỉnh Hà Nam
đã trển khai rất nhiều các chƣơng trình, đề án nhƣ: Chƣơng trình xây dựng nông thôn
mới, Đề án Xây dựng khu chăn nuôi tập trung giai đoạn 2011-2015, Đề án phát triển
1

Báo cáo kết quả phát triển chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 – 2013 của

Sở NN và PTNT tỉnh Hà Nam

2



sản xuất nấm ăn giai đoạn 2012-2015…Tỉnh Hà Nam cũng đãxây dựng nhiều cơ
chế chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nhƣ: hỗ trợ chăn nuôi tập trung, hỗ trợ
chăn nuôi nông hộ bằng công nghệ đệm lót sinh học, thí điểm mô hình liên kết ba
nhà cung ứng thức ăn chăn nuôi và tín dụng ngân hàng... Các chƣơng trình hỗ trợ
này đƣợc ngƣời dân hết sức phấn khởi và tích cực tham gia thực hiện.
Để đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển chăn nuôi hiện nay nhằm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp và tăng thu nhập cho ngƣời nông dân, thực hiện thành công
chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, việc xây dựng Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm
môi trƣờng bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn giai đoạn 2011- 2015 " là
hết sức cần thiết nhằm giải quyết đƣợc nạn ô nhiễm môi trƣờng và duy trì số đầu
con chăn nuôi trong toàn tỉnh.
Công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn đƣợc đƣa vào thí điểm tại
Việt Nam từ năm 2009, trên địa bàn tỉnh Hà Nam Đề án này đƣợc thực hiện năm
2010 tính đến nay đề án này đã thực hiện đƣợc hơn 4 năm và đã phát huy đƣợc hiệu
quả rất cao trong việc phát trển kinh tế hộ gia đình tuy nhiên vẫn đang trong giai
đoạn xây dựng và hoàn thiện công nghệ. Đến nay chƣa có nhiều nghiên cứu về công
nghệ này, xuất phát từ thực tế trên mà tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá của người
dân về việc Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn đối với các hộ gia đình
trên địa bàn xã Văn Xá huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam”. Đề tài sẽ tiến hành tiếp cận
dƣới góc độ xã hội học để tìm hiểu xem ngƣời dân đánh giá nhƣ thế nào về việc
Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn ? Đề án có mang lại
những hiệu quả tích cực cho ngƣời dân hay không nếu không thì nguyên nhân là do
đâu, từ đó có thể đề xuất các khuyến nghị để khai đề án một cách có hiệu quả hơn
trong những năm tiếp theo.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
2.1.

Ý nghĩa khoa học của đề tài
Việc vận dụng lý thuyết trong xã hội học sẽ giúp cho ngƣời đọc thấy rõ hơn về


những đánh giá của ngƣời dânvề việc triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh
tế ở các vùng nông thôn dƣới góc độ xã hội. Những kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu

3


này hi vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ và chứng minh cho tính thực tiễn của phép duy
vật biện chứng và phép duy vật lịch sử - chủ nghĩa Mác Lênin, lý thuyết hành động
xã hội, mạng lƣới xã hội…Đồng thờicung cấp thêm một số thông tin cụ thể về hiệu
quả của việc triển khai thực hiện đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng bằng công
nghệ sinh học trong chăn nuôi lợndƣới cách nhìn nhận và đánh giá của ngƣời dân trên
địa bàn xã Văn Xá huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
2.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc nghiện cứu và thu thập những số liệu cụ thể để tìm hiểu về những đánh

giá của ngƣời dân trên địa bàn xã Văn Xá huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam về việc
Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn. Qua đó đánh giá về hiệu
quả của việc triển khai thực hiện đề án qua cách đánh giá, nhìn nhận từ phía ngƣời
dân, những ngƣời đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ đề án. Từ đó có thể đề xuất một số
khuyến nghị nhằm triển khai Đề án một cách có hiệu quả hơn.
3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn đƣợc coi là vấn đề then chốt, quyết
định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nói riêng của nhiều quốc gia. Đặc biệt
với Việt Nam, một nƣớc có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, sự đóng góp
của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của quốc dân càng to lớn. Phát
triển nông nghiệp, nông thôn là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bền vững
về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trƣờng. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều dự

án đƣợc triển khai ở các vùng nông thôn nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thu
hẹp sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Theo đó cũng đã có rất
nhiều các đề tài, công trình nghiên cứu hay bài viết đề cập đến vấn đề này:
-

Đề tài Đánh giá mức độ ô nhiễm nƣớc mặt tại các trang trại chăn nuôi lợn trên

địa bàn tỉnh Hƣng Yên, Cao Trƣờng Sơn và cộng sự (2011), cho thấy nguồn chất
thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi lợn là khoảng 30 tấn chất thải rắn và 600
m3 nƣớc thải/ngày. Hiện tại các trang trại nuôi lợn của Văn Giang áp dụng khá

4


nhiều các biện pháp xử lý chất thải khác nhau trong đó phổ biến nhất là các biện
pháp nhƣ: Biogas với 47,62%; bón cho cây là 38,10%; sử dụng làm thức ăn cho cá
với 52,38%; thu gom phân để bán 28,57%, ủ compose là 9,52%. Tuy nhiên tỷ lệ
chất thải không xử lý mà thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trƣờng vẫn còn ở mức cao
với 28,57%. Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt của các trang trại lợn là khá xấu.
Trong đó, mức độ ô nhiễm nƣớc ở các ao nuôi Cá trong mô hình VAC và AC nhẹ
hơn nhiều so với mức độ ô nhiễm ở các ao, hồ, kênh, mƣơng xung quanh hai hệ
thống VC và C. Nƣớc ngầm hầu hết các trang trại lợn đều bị nhiễm bẩn nitơ vô cơ,
trong đó nồng độ NH4+ đã vƣợt quá ngƣỡng cho phép của QCVN09/BTNMT và
QCVN01/BYT. Mùi và tiếng ồn phát sinh từ các trang trại nuôi lợn chỉ tác động
trong phạm vi 100 m quanh trang trại nên chỉ các trang trại nằm trong khu dân cƣ
mới ảnh hƣởng tới đời sống của ngƣời dân.
-

Trong đề tài nghiên cứu Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải bằng bể biogas của


một số trang trại chăn nuôi lợn vùng đồng bằng sông Hồng, Vũ Đình Tôn và cộng
sƣ (2008), tiến hành tại 12 trang trại chăn nuôi lợn của ba tỉnh Hải Dƣơng, Hƣng
Yên và Bắc Ninh. Kết quả cho thấy, Trung bình mỗi một trang trại có lƣợng chất
thải rắn và chất thải lỏng đƣợc thải ra hàng ngày tƣơng đối lớn (50 - 260 kg chất
thải rắn; 3 - 20 m3 nƣớc thải). Việc sử dụng hệ thống biogas để xử lý chất thải đã
giảm thiểu đáng kể nồng độ BOD5 và COD trong nƣớc thải: BOD5 trong nƣớc thải
ở chuồng lợn nái giảm 75,0 - 80,8 %, chuồng lợn thịt giảm 75,89 - 80,36 %; COD ở
chuồng lợn nái giảm 66,85 %, ở chuồng lợn thịt giảm 64,94 - 69,73%. Tuy nhiên,
nồng độ COD sau khi xử lý qua hầm biogas vẫn còn cao hơn chỉ tiêu vệ sinh cho
phép (CTVSCP). Nồng độ sulfua hoà tan giảm đƣợc đáng kể, song vẫn còn cao hơn
CTVSCP từ 3,63 - 7,25 lần. Nitơ tổng số giảm 10,1 - 27,46 %. Nồng độ Cl- thay đổi
không đáng kể khi qua hầm biogas. Nồng độ Cu2+ và Zn2+ trong nƣớc thải sau khi
đã qua hầm biogas đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên các vấn đề về hiệu
quả kinh tế, đánh giá từ phía của các hộ chăn nuôi về công nghệ này lại chƣa đƣợc
tác giả đề cập đến.

5


-

Đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn tại

tỉnh Hà Nam của Vũ Minh Thìn (luận văn thạc sỹ 06/2014). Trong đề tài này tác giả
đã đi phân tích 10 mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm
men vi sinh HUA Biomix trên địa bàn tỉnh Hà Nam, đồng thời đánh giá ƣu nhƣợc
điểm của nền đệm lót sinh học tác động đến phƣơng thức chăn nuôi nông hộ. Tác
giả cũng xác định đƣợc tồn tại của chủng vi khuẩn Bacillus subtilis, vi sinh vật hiếu
khí, vi sinh vật chỉ điểm vệ sinh (Coliform) trong nền đệm lót sinh học theo thời
gian. Tuy nhiên trong đề tài lại không đề cập đến những đánh giá về hiệu quả của

việc triển khai thực hiện đề án trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
-

Bài viết “Hiệu quả từ mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi” của tác giả

Thanh Nga đăng trên trang web của Hội nông dân Việt Nam ngày 04 tháng 12 năm
2014. Bài viết đã tổng kết sơ bộ về hiệu quả chung của việc triển khai thực hiện mô
hình này, Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, trên cả nƣớc có 691 trang trại
và57.755 hộ có sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà với tổng số khoảng
5.400.000 m2 nền đệm lót; 28 trang trại và 3.658 hộ có sử dụng đệm lót sinh học
trong chăn nuôi lợn với tổng số khoảng 70.000 m2 nền đệm lót. Thực tế triển khai ở
nhiều địa phƣơng nhƣ Hà Nam, Hải Phòng, Hƣng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam
Định, Ninh Bình, Hà Giang, Cà Mau...cho thấy: sử dụng đệm lót sinh học trong
chăn nuôi lợn và gà nếu đƣợc làm và vận hành đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi
ích, giúp giảm công vệ sinh chuồng trại hằng ngày; giảm chi phí phòng trừ bệnh cho
lợn. Lợn không bị thối bàn chân hoặc què chân, lông da bóng mƣợt và sạch. Đặc
biệt, nuôi lợn theo mô hình này hạn chết đƣợc tình trạng ô nhiễm môi trƣờng (mùi
hôi, ruồi, muỗi…). Đặc biệt, cách làm và vận hành đệm sinh học không phức tạp,
các hộ chăn nuôi ở quy mô lớn hay nhỏ đều áp dụng đƣợc.
- Bài viết “ Sử dụng đệm lót sinh hoc trong chăn nuôi lợn, nuôi gà hiệu quả” của tác
giả Vũ Bá Quan trên báo Nông dân làm giàu ngày 15/04/2014. Trong bài viết này
tác giả đã phân tích lợi ích của việc chăn nuôi lợn và chăn nuôi gà trên nền đệm lót
sinh học và kỹ thuật chăn nuôi lợn bằng công nghệ đệm lót sinh học: kỹ thuật xây
dựng chuồng trại, cách ủ men vi sinh... Lợn con nuôi trên đệm lót sẽ khỏe mạnh,

6


đồng đều, ít bị bệnh và tăng trƣởng tốt. Lợn nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn
chân, không bị què chân, lông da bóng mƣợt và sạch, thịt chắc, thơm ngon, giảm

tồn dƣ kháng sinh. Làm tiêu phân do đó mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu
nhƣ không còn, tạo môi trƣờng sống tốt không ô nhiễm. Từ đó cải thiện môi trƣờng
sống cho ngƣời lao động và tạo cơ hội có thể phát triển chăn nuôi nơi khu dân cƣ.
Nuôi lợn không cần thay phân và rửa chuồng trong quá trình nuôi do đó giảm nhân
công, lƣợng nƣớc và lƣợng điện dùng.Tuy nhiên trong bài viết tác giả mới chỉ nêu
một cách khái quát về hiệu quả của việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi
lợn, nuôi gà tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
-

Bài viết: “Lối thoát cho chăn nuôi nông hộ” của tác giả Kế Toại, đăng trên Báo

nông nghiệp Việt Nam ngày 26/05/2014 cũng đã có những đánh giá về hiệu quả của
việc ứng dụng mô hình đệm lót sinh học vào trong nuôi. Trong bài viết, tác giả đã
nêu khái quát về tình hình chăn nuôi ở nƣớc ta. Năm 2013, cả nƣớc có tổng đàn trâu
là 2,6 triệu con, đàn bò 5,2 triệu con, đàn lợn 26,3 triệu con và đàn gia cầm là 314,7
triệu con. Theo đó, sản lƣợng chăn nuôi và cơ cấu sản phẩm đều tăng trƣởng mạnh.
Tuy nhiên, so với chăn nuôi trang trại, hình thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỉ
trọng tƣơng đối lớn. Tính đến tháng 11/2013, 40/63 tỉnh thành trong cả nƣớc đã có
mô hình áp dụng ĐLSH trong chăn nuôi. Trong đó có 752 trang trại và trên 61
nghìn hộ gia đình áp dụng với tổng diện tích 5,74 triệu m2 ĐLSH. Công nghệ này
đang phát triển mạnh ở các tỉnh phía Bắc nhƣ Hà Nam với 3.000 hộ, Bắc Giang 208
trang trại và 49 nghìn hộ. Các tỉnh phía Nam đang trong giai đoạn phát triển mô
hình, bƣớc đầu gặp một số khó khăn về công nghệ, nguyên liệu và quy trình áp
dụng...... tuy nhiên bài viết mới chỉ đánh giá khái quát về hiệu quả kinh tế của việc
triển khai đề án trong thời gian vừa qua.
Chính vì vậy mà vấn đề đánh giá hiệu quả của việc triển khai thực hiện các dự
án ở các vùng nông thôn đã có nhiều các nhà nghiên cứu cũng nhƣ các bài viết đề
cập đến vấn đề này tuy nhiên chƣa có một đề tài nghiên cứu nào vềviệc Đánh giá
của người dân về việc Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn đối với các
hộ gia đình trên địa bàn xã Văn Xá huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.


7


4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.

Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về những đánh giá của ngƣời dân về việc Ứng dụng công nghệ đệm

lót sinh học trong chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Văn Xá huyện Kim Bảng tỉnh Hà
Nam trên cơ sở đó đề xuấ t các khuyế n nghi ̣với ngƣời dân

, với chính quyề n điạ

phƣơng và với Đ ề án để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của việc ứng dụng công
nghê ̣ đê ̣m lót sinh ho ̣c trong chăn nuôi lơ ̣n.
4.2.
-

Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về thực trạng chăn nuôi lợn bằng công nghệ đệm lót sinh học trên địa

bàn xã Văn Xá huyện kim Bảng, tỉnh Hà Nam
-

Ngƣời dân trên địa bàn xã Văn Xá huyện Kim Bảng tỉnh Hà Namđánh giá nhƣ

thế nào về hiệu quả của việc chăn nuôi lợn bằng công nghệ đệm lót sinh học ?
-


Đề án có mang lại những hiệu quả tích cực cho ngƣời dân hay không nếu không

thì nguyên nhân là do đâu, từ đó có thể đề xuất các khuyến nghị để khai đề án một
cách có hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá của ngƣời dân về việc Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong

chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Văn Xá huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
5.2.

Khách thể nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các hộ gia đình Ứng dụngcông nghệ đệm lót

sinh học vào trong chăn nuôi lợn và một số cán bộ địa phƣơng.
5.3.


Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Văn Xá huyện Kim

Bảng tỉnh Hà Nam.


Thời gian nghiên cứu: từ tháng 04/2015 – 12/2015

6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

6.1.

Câu hỏi nghiên cứu

8




Hiện trạng chăn nuôi lợnbằng công nghệ sinh học trên địa bàn xã Văn Xá,

huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hiện nay đang diễn ra nhƣ thế nào ?


Việc Ứng dụng mô hình này có đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với

hình thức chăn nuôi truyền thống hay không ?


Các hộ gia đình trên địa bàn xã Văn Xá đánh giá nhƣ thế nào về việc

Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn ?
6.2.

Giả thuyết nghiên cứu


Việc Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn trên địa bàn xã

Văn Xá đƣợc triển khai rộng rãi ở khắp các thôn/xóm, đƣợc đông đảo các hộ gia

đình tham gia.


Quy mô hộ gia đình không có mối quan hệ với quy mô chăn nuôi của các

hộ gia đình


Ngƣời dân trên địa bàn xã Văn Xá đánh giá rất tích cực về hiệu quả kinh

tế của việc Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1.

Phương pháp luận
Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ

sở phƣơng pháp luận cho nghiên cứu của mình.
Trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nghiên cứu đề tài đã chỉ
ra cách nhận thức và giải thích các hiện tƣợng ,các quá trình xã hội luôn luôn nằm
trong nằm trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau và có tính quy luật giữa chúng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khảng định rằng chỉ có một thế giới vật
chất thống nhất ,thế giới đó bao gồm vô vàn những thuộc tính,những yếu tố khác
nhau không ngừng biến đổi và tất cả đều nằm trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau
vì vậy tất cả các yếu tố phụ thuộc xã hội loài ngƣời cũng không nằm ngoài qui luật
đó
Đề tài cũng lấy triết học Mác –Lê Nin làm phƣơng pháp luận cho nghiên cứu
của mình trên cơ sở thu nhận tính khách quan của các qui luật hoạt động và phát


9


triển xã hội thừa nhận quan điểm lịch sử cụ thể đối với sự nhận thức đối với các
hiện tƣợng và các quá trình của đời sống xã hội ,thừa nhận quan điểm nhận thức xã
hội ,tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, tồn tại xã hội nhƣ thế nào thì ý thức xã
hội sẽ nhƣ thế ấy.Sự thay đổi của tồn tại xã hội sớm hay muộn cũng dẫn tới sự thay
đổi của ý thức xã hội,ý thức xã hội không thể tồn tại độc lập mà nó luôn luôn phụ
thuộc vào tồn tại xã hội bằng cách nào đó trực tiếp hay gián tiếp nhƣ Mác đã từng
nói”Ý thức con ngƣời trƣớc hết là là ý thức về những hoàn cảnh gân nhất có thể
cảm giác đƣợc và ngay cả những ảo tƣởng đƣợc hình thành trong đầu óc con ngƣời
cũng là sản phẩm của quá trình sinh hoạt vật chất của con ngƣời đồng thời ý thức xã
hội cũng là một mặt không thể tách rời của tồn tại xã hội trong đời sống sinh hoạt
nó là hoạt động tinh thần không thể tiếu của con ngƣời nhờ nó mà hoạt động xã hội
của con ngƣời có tính tự giác đồng thời nó có thể thúc đẩy hoạc kìm hãm tồn tại xã
hội tùy thuộc vào múc độ phù hợp.
Trong đề tài này, tác giả sẽ tiến hành tiếp cận và nghiên cứu từ nhiều chiều
cạnh khác nhau, phƣơng pháp tiếp cận từ dƣới lên trên (từ các hộ gia đình đƣợc
hƣởng lợi trực tiếp từ dự án đến đơn vị quản lý dự án) và phƣơng pháp tiếp cận từ
trên xuống dƣới (từ đơn vị quản lý dự án xuống các hộ gia đình) nhằm thu thập
thông tin, nghiên cứu vấn đề một cách khách quan và khoa học nhất. Chính vì vậy,
tác giả sẽ sử dụng cả phƣơng pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng
trong nghiên cứu về Hiệu quả cuả việc thực hiện dự án Đƣa mô hình đệm lót sinh
học vào trong chăn nuôi lợn đối với các hộ gia đình. Bốn (04) phƣơng pháp cụ thể
sẽ đƣợc áp dụng trong nghiên cứu bao gồm: (i) Phân tích tài liêu; (ii) Phƣơng pháp
quan sát tham dự (iii) Khảo sát bằng bảng hỏi đối với các hộ gia đình; (iv) Thảo
luận nhóm và phỏng vấn sâu
7.2.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể


7.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Các tài liệu liên quan đến Đề án cũng nhƣ là các báo cáo về tình hình phát
triển kinh tế xã hội của địa phƣơng trong những năm gần đây đã đƣợc tác giả thu
thập nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình:

10


-

Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2012, 2013 và
2014 của xã Văn Xá huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

-

Các tài liệu liên quan đến dự án
Ngoài ra đề tài cũng kế thừa có chọn lọc những tác phẩm, những công trình

khoa học của các tác giả đi trƣớc trong lĩnh vực này để phục vụ cho việc nghiên cứu
của đề tài.
Qua việc phân tích tài liệu, tác giả có thể nhận thấy khía cạnh nào của vấn đề
đã đi sâu nghiên cứu, khía cạnh nào chƣa đƣợc nghiên cứu để đề tài tiếp tục tìm tòi,
khám phá tạo nên giá trị khoa học của đề tài.
7.2.2. Phương pháp quan sát tham dự
Mục đích của việc quan sát là nhằm tìm hiểu điều kiện sống thực của các hộ
gia đình: Nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt, đặc biệt là mô hình chăn nuôi lợn của các hộ
gia đình (quy mô chăn nuôi, cách thức xây dựng chuồng trại, ủ men vi sinh…)
Thời gian quan sát mỗi hộ gia đình khoảng 1 giờ bao gồm cả việc hỏi thăm
sức khoẻ và các vấn đề khác trong cuộc sống.

Đối tƣợng quan sát cả những hộ áp dụng mô hình đệm lót sinh học vào trong
chăn nuôi lợn cũng nhƣ là các hộ không áp dụng mô hình này vào trong chăn nuôi
lợn.
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp chọn mẫu: Cỡ mẫu đƣợc ấn định khoảng 50% số hộ, các hộ
đƣợc phỏng vấn đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên theo phƣơng pháp phân khoảng dựa trên
danh sách hộ ởcác thôn trên địa bàn xã (thôn Đặng Xá, Điền Xá, Tranh Thôn và
thôn Trung Đồng). Danh sách các hộ này đƣợc UBND xã vàtrƣởng thôn/xóm cung
cấp. Tổngsố hộ gia đình đƣợc khảo sát bằng bảng hỏi là 125 hộ/260hộ gia đình trên
địa bàn toànxã Văn Xá tham gia vào đề án sử dụng đệm lót sinh học trong chăn
nuôi. Một số lƣợng mẫu dự phòng cũng đƣợc chọn ra để thay thế trong trƣờng hợp
không thể tiếp cận số hộ nào đó trong mẫu. Tuy nhiên, sự thay thế này rất hạn chế
để đảm bảo tính đại diện ngẫu nhiên khách quan.

11


Ngƣời đƣợc hỏi là chủ hộ (chồng hoặc vợ) hoặc chủ hộ thực tế- là ngƣời trực
tiếp tham gia vào quá trình nuôi lợn của gia đình và có vai trò kinh tế chính trong
hộ. Trong quá trình điều tra, tác giả cũng có chú ý đến tỷ lệ ngƣời trả lời là nam/nữ
để đảm bảo tính đại diện giới. Các thông tin thu thập đƣợc từ hiện trƣờng sẽ đƣợc
tác giả mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS.
Bảng 1: Cỡ mẫu khảo sát
Thôn

Số hộ Ứng dụng mô hình
đệm lót SH vào chăn nuôi

Số hộ đƣợc khảo sat


Chanh Thôn

71

35

Điền Xá

54

27

Đặng xá

60

33

Trung Đồng

75

30

Tổng

260

125


7.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung
Để đảm bảo những thông tin thu đƣợc cụ thể, chính xác đảm bảo tính khách
quan, ngoài 125 hộ gia đình đƣợc khảo sát bằng bảng hỏi, tác giả cũng đã tiến hành
phỏng 8 cuộc phỏng vấn sâu đối với những ngƣời cung cấp thông tin chính bao gồm
có 1 cán bộ của Sở nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, 1 cán bộ thuộc
phòng nông nghiệp huyện Kim Bảng, 1 lãnh đạo UBND xã, 2 trƣởng thôn và 5 hộ
gia đình chăn nuôi lợn bằng việc ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học. (Danh sách
những ngƣời tham gia phỏng vấn sâu đã đƣợc đính kèm trong phụ lục 2).
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng đã tiến hành thảo luận nhóm (1 cuộc)
đối với cán bộ thuộc Sở nông nghiệp, cán bộ phòng nông nghiệp huyện và các cán
bộ hợp tác xã nông nghiệptrực tiếp triển khai, hƣớng dẫn kỹ thuật cho các hộ gia
đình.
Tác giả cũng đã tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm tập trung đối với các hộ gia đình
chăn nuôi lợn bằng việc ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học ở các thôn Chanh
thôn, Đăng xã và thôn Trung Đồng để có đƣợc thông tin khách quan, đa chiều và

12


toàn diện về việc đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn
nuôi lợn.

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận

1.1.

1.1.1. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

1.1.1.1.

Lý thuyết hành động xã hội

Lý thuyết hành động xã hội hƣớng vào giải thích những động cơ khác nhau
của hành động khi cá nhân nhận thức rõ ràng nhu cầu cũng nhƣ cân nhắc và thăm dò
tính hợp lý của hành động sẽ thực hiện. Lý thuyết hành động xã hội gắn liền với tên
tuổi của các nhà xã hội V. Pareto, Max Weber, sau này T.Parson, V. Pareto.
Pareto nhà xã hội học ngƣời Ý, là ngƣời đầu tiên sử dụng thuật ngữ hành động
xã hội. khi ông chỉ ra 2 loại hành động xã hội của con ngƣời là hành động mang tính
logic và hành động phi logic.
Bên cạnh đó thì Pason khi nghiên cứu về hành động xã hội, ông lại đặt chúng
nằm trong một chỉnh thể về hệ thống hành động xã hội. Ông cho rằng: “hành động
là một quá trình trong một hệ thống tác nhân – tình huống mà hệ thống đó có ý
nghĩa động cơ đối với tác nhân cá nhân, hay trong trƣờng hợp của một tập thể, các
cá nhân thành viên của tập thể”2. Theo Parson cái bản chất của hành động là cá
nhân không những “phản ứng” đối với một “kích thích” nhất định của tình huống
mà còn phát triển một hệ thống các “kỳ vọng” đối với các đối tƣợng khác nhau của
tình huống xã hội.Theo Parsons, một đơn vị hành động đƣợc cấu tạo bởi năm yếu tố
vật chất và tinh thần, khách quan và chủ quan:
- Mục đích của hành động
- Phƣơng tiện thực hiện để hành động
- Điều kiện diễn ra hành động
2

Lê Ngọc Hùng (2010). Lịch sử & lý thuyết xã hội học. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. . Tr 229

13



- Các chuẩn mực để lựa chọn mục đích và phƣơng tiện hành động cho phù
hợp.
- Sự nỗ lực những thao tác, công việc cần làm để thực hiện hành động
Cấu trúc của hành động đƣợc quy chiếu, triển khai trên các cấp độ hệ thống khác
nhau trong đó hệ thống xã hội chỉ la một trong các hệ thống của nó. Parsons phân
biệt ít nhất bốn cấp độ hệ thống và cho rằng thông qua quá trình xã hội hóa cá nhân,
hành động của con ngƣời đƣợc hình thành và biểu hiện trên cấp độ hệ thống từ cấp
hành vi của cơ thể lên cấp nhân cách, cấp xã hội và cấp văn hóa. Tất cả các cấp độ
hệ thống hành động từ cấp hành vi đến cấp văn hóa đều phải đƣơng đầu với các vấn
đề về chức năng “những nhu cầu” của tổng hệ thống, đó là vấn đề thích nghi, hƣớng
đích, thống nhất và duy trì khuôn mẫu.
Hành động đƣợc hình thành các kiểu, loại, hay dạng thức khác nhau là do tác
động của những yếu tố định hƣớng mà Parsons gọi là các biến khuôn mẫu. Parsons
nêu ra năm biến khuôn mẫu của việc xác định vai trò đó là:
-

Sự lựa chọn động cơ, tình cảm giữa sự thiên vị và sự vô tƣ

-

Sự lựa chọn lợi ích giữa các cá nhân và lợi ích tập thể

-

Sự lựa chọn phƣơng thức hành động giữa giành lấy và gán cho

-

Sự lựa chọn quy mô của lợi ích giữa lợi ích đặc trƣng riêng và lợi ích phổ
biến chung.


M. Weber coi hành động xã hội là cốt lõi của các mối quan hệ xã hội, là cơ sở
của đời sống con ngƣời. Ông cho rằng: “Hành động xã hội là hành vi mà chủ thể
gắn cho nó một ý nghĩ chủ quan nhất định, có tính đến hành vi của người khác, định
hướng tới người khác trong quá trình đường lối. Ý nghĩ chủ quan đó định hướng
hành động xã hội của cá nhân” (Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng, 1997: 127).Ở một
góc độ khác thì Weber đã nghiên cứu hành động xã hội dƣới góc nhìn về xã hội học
lý giải (interpretive Sociology). Ông viết: “xã hội học lý giải coi cá nhân và hành
động của họ nhƣ là đơn vị cơ bản, nhƣ là “nguyên tử” của nó”3

3

Lê Ngọc Hùng (2010) Lịch sử & lý thuyết xã hội học. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.. Tr197

14


Theo Weber hành động xã hội là: “hành động đƣợc chủ thể gắn cho nó một ý
nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của ngƣời khác……..ông
nhấn mạnh “động cơ bên trong của chủ thể” và coi đó là nguyên nhân của mọi hành
động, ông nhấn mạnh “ý nghĩ chủ quan” và coi đó là cơ sở để phân biệt giữa hành
động bản năng sinh học và hành động xã hội.
Theo Weber ông phân biệt 4 loạt hành động xã hội 4:
-

Hành động duy lý – công cụ: là hành động đƣợc thực hiện với sự sự cân
nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phƣơng tiện, mục đích sao cho hiệu quả
cao nhất.

-


Hành động duy lý giá trị: là hành động đƣợc thực hiện vì bản thân hành động
(mục đích tự thân)

-

Hành động cảm tính (cảm xúc): là hành động do các trạng thái, xúc cảm hoặc
tình cảm bộc phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối
quan hệ giữa công cụ, phƣơng tiện và mục đích hành động.

-

Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen,
nghi lễ, phong tục, tập quán, đã đƣợc truyền lại từ đời này qua đời khác.
Weber cho rằng tất cả các loại hành động của con ngƣời đều thuộc một trong

bốn loại hành động này. Tuy nhiên, sự tồn tại của bốn loại hành động này không
phải độc lập với nhau mà chúng đan xen, bổ trợ và đặc biệt trong thực tiễn ranh giới
giữa các hành động không phải lúc nào cũng có thể minh định đƣợc.
Trong công trình nghiên cứu của mình tôi vận dụng thuyết hành động xã hội
để tìm hiểu về các nhân tố tác động đến hành vi, mục đich dẫn đến các hộ Ứng dụng
công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn. Qua đó có thể tìm hiểu về thực
trạng triển khai đề án tại địa phƣơng cũng nhƣ là hiệu quả mà đề án mang lại.
1.1.1.2.

Lý thuyết trao đổi xã hội

Lý thuyết trao đổi xã hội có nguồn gốc từ sự kết hợp của tâm lý học, kinh tế
học và xã hội học đƣợc vận dụng vào công tác xã hội nhóm. Lý thuyết này đƣợc
giới thiệu trong những năm 1960 bởi George Homans. Sau khi Homans thành lập lý

4

Lê Ngọc Hùng (2010). Lịch sử & lý thuyết xã hội học. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. Tr 199

15


thuyết, nhiều lý thuyết nhƣ Richard Emerson, John Thibaut. Tuy nhiên đại diện tiêu
biểu của lý thuyết trao đổi xã hội là Peter Blau, Blau tập trung vào quá trình trao đổi
mà theo ông, điều khiển hành vi con ngƣời và các quan hệ xã hội tiềm ẩn giữa các
cá thể cũng nhƣ các nhóm. Hậu quả là Blau hình dung ra một chuỗi bốn giai đoạn đi
từ sự trao đổi liên nhân vị tới cấu trúc xã hội và tới sự biến đổi cấu trúc: Bƣớc 1:
Các giao dịch trao đổi cá nhân giữa mọi ngƣời làm phát sinh…Bƣớc 2: Sự phân biệt
về địa vị và quyền lực dẫn tới…Bƣớc 3: Sự thống hóa và sự tổ chức đã gieo hạt
giống của…Bƣớc 4: Sự đối lập và biến đổi.
Trong quá trình tƣơng tác xã hội, mọi thu hút lẫn nhau vì nhiều lý do khác
nhau đã thúc đẩy họ thiết lập nên các tổ chức xã hội. Một khi các mối ràng buộc đã
thắt chặt, các phần thƣờng mà họ cung cấp lẫn nhau giúp duy trì nâng cao những
mối dây liên hệ. Hoàn cảnh đối lập xảy ra với các đền bù không thỏa đnags, một sự
liên kết yếu sẽ yếu đi hay bị phá vỡ. Các ban thƣờng đƣợc trao đổi có thể là bên
trong hoặc bên ngoài. Các bên không thể luôn đền bù cho bên kia một cách bình
đẳng, khi có bình đẳng trong trao đổi một khác biệt về quyền lực sẽ nảy sinh trong
lòng một tổ chức.
Khi một bên cần có gì đó từ bên khác nhƣng không có gì so sánh đƣợc để đổi
lại, có sẵn bốn khả năng lựa chọn đặt ra. Thứ nhất, mọi ngƣời có thể ép buộc ngƣời
khác giúp họ. Thứ hai, họ có thể tìm một nguồn khác để đạt đƣợc điều họ muốn.
Thứ ba, họ có thể cố gắng tiếp tục mà không có cái họ cần ở ngƣời khác. Cuối cùng
và quan trọng nhất họ có thể tự hạ thấp bản thân với những ngƣời khác, từ đó trao
đổi với những ngƣời khác “ Uy tín khái quát hóa” trong mối quan hệ giữa họ, những
ngƣời kia có thể rút ra thứ uy tín này khi họ làm một điều gì đó (lựa chọn cuối cùng

này, dĩ nhiên là đặc tính cơ bản của quyền lực)
Ông cho rằng “ Nói chung là nhất trí về các giá trị và tiêu chí ở ý nghĩa trung
gian của đời sống xã hội và các liên kết trung gian cho các giao dịch xã hội. Chúng
làm cho sự trao đổi xã hội gián tiếp có thể xảy ra và chúng điều hành các quá trình
hòa hợp xã hội và phân biệt xã hội trong các cấu trúc xã hội phức tạp cũng nhƣ sự
phát triển của tổ chức xã hội bên trong chúng”. Ở đây Blau tập trung vào sự liên

16


ứng giá trị. Ví dụ nhƣ một thành viên luôn tuân thủ tiêu chí, giá trị nào đó của nhóm
và nhận sự tuân thủ đó đóng góp vào duy trì sự bền vững của nhóm. Nói cách khác,
nhóm hay tập thể thực hiện một quan hệ trao đổi với cá thể.
Richard Emerson làm việc đầu tiên trên lý thuyết gắn bó với nhau trên cả hai ý
tƣởng của Homans và ý tƣởng của Blau. Tƣ tƣởng của Homans, ông tin rằng lý
thuyết trao đổi xã hội đƣợc dựa trên các nguyên tắc tăng cƣờng. Theo Emerson, trao
đổi là không một lý thuyết nhƣng khuôn khổ mà từ đó các giả thuyết khác có thể
hội tụ và so thuyết chức năng cấu trúc của Emerson quan điểm là tƣờng tự của Blau
kể từ khi cả hai tập trung trên các sức mạnh mối quan hệ đã có với quá trình trao
đổi. Emerson nói rằng Lý thuyết trao đổi xã hội là một phƣơng pháp tiếp cận trong
công tác xã hội, đƣợc mô tả đơn giản nhƣ là một phân tích kinh tế các tình huống xã
hội.
Nhƣ vậy thông qua lý thuyết trao đổi xã hội, tôi muốn tìm hiểu xem giữa với
các hộ gia đình chăn nuôi,có diễn ra các hoạt động trao đổi thông tin về kinh
nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống bệnh tật..hay không ?
1.1.1.3.

Lý thuyết mạng lưới xã hội

Khi nghiên cứu các kiểu mạng lƣới xã hội, nhà xã hội học kinh tế Mark

Granovetter cho biết mật độ và cƣờng độ của các mối liên hệ có tác dụng khác nhau
đối với giao tiếp và sự hội nhập xã hội. Trái với quan niệm thông thƣờng, ông cho
rằng những ngƣời có mạng lƣới xã hội dày đặt khép kín trong đó mọi ngƣời đều
quen biết và thân thiết nhau có thể sẽ tạo ra sự hạn chế trong việc trao đổi thông tin
và cản trở sự liên hệ với thế giới bên ngoài. Ngƣợc lại, một mạng lƣới xã hội gồm
các mối liên hệ yếu ớt, lỏng lẻo, thƣa thới, luôn luôn mở lại tỏ ra có lợi cho sự trao
đổi thông tin và tạo ra sự hội nhập với xã hội cũng nhƣ tạo ra cơ hội cho cá nhân
theo đuổi mục đích của họ. Granovetter gọi đó là “ hiệu ứng mạnh của những mối
liên hệ yếu ớt”, ông đã phân loại các mối ràng buộc thành ba nhóm: strong tie (mối
ràng buộc mạnh), weak tie (mối ràng buộc yếu) và absent tie (mối ràng buộc vắng
mặt).

17


×