Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Thực trạng chi và quản lý chi thường xuyên ngân sách phường trên địa bàn thị xã cửa lò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.91 KB, 45 trang )

Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

1
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

1

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
PHƯỜNG
1.1. Lý luận chung về chi thường xuyên ngân sách phường.
1.1.1. Khái quát chung sự về sự hình thành và phát triển của ngân sách phường.

Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế - lịch, là một phần trong
hệ thống tài chính. Theo Luật NSNN ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách
nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Sự hình thành và phát triển
của ngân sách nhà nước gắn liện với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế
hàng hóa – tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước


cuẩ từng cộng đồng. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương, Ngân sách trung ương bao gồm ngân sách của các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và cơ quan khác ở trung ương,
Ngân sách địa phương bao gồm ngân của đơn vị hành chính các cấp có Hội
đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân. Chính vì vậy, trong cơ cấu tổ chức hệ
thống NSNN ở các quốc gia đều có cấp ngân sách xã ( xã, phường, thị trấn).
Như chúng ta đã biết:
Lịch sử phát triển của nước ta cũng như các nước trên thế giới đề có
quỹ ngân sách xã (xã, phường, thị trấn). Mặc dù trong quá trình hình thành và
cơ chế quản lý có sự khác nhau nhưng ngân sách phường là một bộ phận
không thể thiếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hiện nay, hệ thống ngân sách
Nhà nước ta bao gồm: Ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính
quyền địa phương. Ngân sách địa phương gồm: Ngân sách cấp tỉnh (thành
phố), ngân sách cấp Thành phố (huyện) và ngân sách cấp phường. Ngân sách

2
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

2

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

phường là một bộ phận cấu thành ngân sách cấp xã (vì ngân sách xã, phường,
thị trấn thường gọi chung là ngân sách xã).
1.1.2 Những vấn đề chung về chi thường xuyên ngân sách phường.

1.1.2.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách phường.
Chi ngân sách phường là quá trình phân phối và sử dụng nguồn vốn đã
tập trung qua thu ngân sách phường nhằm đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu
gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền phường.
Chi thường xuyên ngân sách phường là các khoản chi ngân sách phục
vụ hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã và thực hiện quản lý nhà nước
của bộ máy đó, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất.
1.1.2.2 Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách phường.
Các khoản chi thường xuyên ngân sách phường đều có những đặc điểm chung
như các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước, cụ thể như:
Hầu hết các khoản chi thường xuyên đều mang tính ổn định. Bởi vì,
các hoạt động của UBND phường phải được duy trì một cách thường
xuyên, liên tục.
Phạm vi, mức độ chi thường xuyên NSP gắn chặt với cơ cấu tổ chức
của mỗi phường.
Các chỉ tiêu chi luôn mang tính pháp lý do hoạt động của ngân sách
phường luôn gắn với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền phường đã được phân
cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực phường.
Ngân sách phường vừa là một cấp ngân sách lại vừa là một đơn vị dự
toán cấp III. Nó cũng được thừa hưởng NSNN, đồng thời ngân sách phường
cũng phải duyệt, cấp, chi trực tiếp và tổng hợp các khoản chi.

3
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

3

Lớp: CQ48/01.02



Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

1.1.3. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách phường.
Để chính quyền tại cơ sở thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình
thì cần phải có kinh phí hoạt động và ngân sách phường cung cấp và duy trì
sự phát triển của ngân sách phường.
Ngân sách phường là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho chính
quyền Nhà nước cấp phường thực thi các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa
bàn. Để thực hiện các chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên địa
bàn theo sự phân cấp trong hệ thống chính quyền Nhà nước, chính quyền
phường cần phải có được nguồn tài chính đủ lớn. Trong số các Quỹ tiền tệ mà
chính quyền phường được quyền quản lý và sử dụng, thì ngân sách phường
được coi là Quỹ tiền tệ có qui mô lớn nhất, chỉ được phép sử dụng cho việc
thực hiện các nhiệm vụ mà chính quyền phường phải đảm nhận. Do vậy khả
năng đảm bảo nguồn tài chính từ ngân sách phường như thế nào sẽ có ảnh
hưởng không nhỏ đến mức độ thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế, xã hội của
chính quyền nhà nước cấp phường.
Ngân sách phường là công cụ tài chính quan trọng để giúp chính
quyền Nhà nước các phường khai thác thế mạnh về kinh tế, xã hội trên địa
bàn. Cùng với quá trình hoàn thiện Luật ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp
về quản lý kinh tế - xã hội cho chính quyền phường càng ngày càng nhiều hơn
tạo thế chủ động cho các phường trong quá trình xây dựng và phát triển kinh
tế xã hội trên địa bàn. Trong quá trình đó ngân sách phường đóng vai trò
không nhỏ thông qua việc tạo lập các nguồn tài chính cần thiết để chính
quyền phường đầu tư cho khai thác các thế mạnh về kinh tế xã hội nông thôn,
và từng bước tạo đà cất cánh cho kinh tế xã những năm sau này.
Ngân sách phường là công cụ tài chính giúp chính quyền Nhà nước
cấp trên giám sát hoạt động của chính quyền phường. Với một hệ thống tổ

chức nhà nước thống nhất, đồng thời lại có sự phân công, phân cấp trách
4
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

4

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

nhiệm, quyền hạn quản lý kinh tế xã hội cho chính quyền cấp dưới thì đòi hỏi
phải có sự giám sát thường xuyên của cơ quan Nhà nước, chính quyền Nhà
nước cấp trên đối với hoạt động của cơ quan Nhà nước chính quyền Nhà nước
cấp dưới. Ngân sách phường trở thành một trong những công cụ hữu hiệu cho
chính quyền Nhà nước cấp trên thực hiện quyền giám sát của mình đối với
hoạt động của chính quyền Nhà nước cấp dưới.
1.1.4 Nội dung chi thường xuyên của ngân sách phường.
Chi thường xuyên ngân sách phường có tính chất tích luỹ đặc biệt bởi
khoản chi này là một trong những nhân tố quyết định tới tỷ lệ thất nghiệp
cũng như tỉ lệ tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Chi thường xuyên ngân
sách phường xét theo nội dung kinh tế bao gồm các nội dung chi sau:
Thứ nhất: Chi thanh toán cá nhân:
Đây là nội dung chi quan trọng đầu tiên trong các yếu tố đầu vào của
bất kỳ cơ quan, tổ chức nào muốn tồn tại và hoạt động. Thuộc các khoản chi
cho con người gồm:
+ Tiền lương, tiền công cho công nhân viên chức.
+ Phụ cấp lương.

+ Các khoản phải nộp theo lương.
Nội dung chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất vào khoảng 80% trong tổng chi
NSP. Nó đáp ứng được nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhằm
tái sản xuất sức lao động của họ, từ đó động viên tinh thần làm việc của họ.
Thứ hai: Chi nghiệp vụ chuyên môn:
Được tính vào khoản chi nghiệp vụ chuyên môn phải là những khoản chi mà
xét về nội dung kinh tế nó phải thực sự hoạt động cho sự nghiệp chi thường
xuyên ngân sách phường, bao gồm:
+ Dịch vụ công cộng liên quan trực tiếp đến công tác ngân sách
phường: Tiền điện, tiền nước…
5
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

5

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

+ Chi cho các hội nghị nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
+ Chi phí nghiệp vụ chuyên môn khác.
Đây là khoản chi hết sức cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của
chi thường xuyên ngân sách phường do vậy phải hết sức chú trọng đến nội
dung chi này.
Thứ ba: Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ:
Các khoản chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ: Sửa chữa lớn tài sản,
mua tài sản vô hình, mua tài sản dùng cho nghiệp vụ chuyên môn,…

Các khoản chi này có tính ổn định không cao phụ thuộc vào tình trạng nhà
cửa và trang thiết bị của cơ quan và khả năng NSNN có thể chi cho nhu cầu
chi này.
Thứ tư: Chi khác
Bao gồm các khoản chi để kỷ niệm những ngày lễ, trích lập các quỹ,…
1.2 Lý luận chung về quản lý chi thường xuyên ngân sách phường.
1.2.1 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách phường.
Lập dự toán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến
toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự toán ngân sách thực
chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu-chi của ngân sách trong một năm
ngân sách. Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được HĐND phường
quyết định.
Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên ngân sách phường:
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của phường.
- Chính sách, chế độ thu NSNN; Định mức phân bổ; Chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi tiêu.
- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi.
- Số kiểm tra về dự toán thu, chi NSP do UBND cấp Thành phố thông báo.

6
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

6

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp


- Tình hình thực hiện dự toán NSP năm trước và một số năm liền kề,
ước thực hiện NS năm hiện hành.
- Dự báo những xu hướng và vấn đề có tác động đến ngân sách phường
năm kế hoạch.
Yêu cầu lập dự toán chi thường xuyên ngân sách phường:
- Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, MLNSNN, thời hạn qui định.
- Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
- Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa chọn các hoạt
động/dự án cần ưu tiên bố trí vốn.
- Đảm bảo nguyên tắc cân đối.
- Phải có thuyết minh rõ ràng các cơ sở, căn cứ tính toán.
Trình tự quản lý chi thường xuyên ngân sách phường.
Sơ đồ 1- Quy trình lập dự toán ngân sách phường
UBND Thị xã
(Phòng TC-KH)
1

6

7

8
5

UBND phường

2

3


4

HĐND phường
9

100

Các ban, đoàn thể, kế toán
phường

7
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

7

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Hướng dẫn xây dựng dự toán:
Bước (1): UBND Thị xã hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân
sách cho các phường.
Bước (2): UBND phường tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán
NSP và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể.
Lập và tổng hợp dự toán ngân sách phường:
Bước (3): Các ban ngành, đoàn thể, kế toán phường lập dự toán NSP

Bước (4): UBND phường làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự
toán ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSP
Bước (5): UBND phường trình thường trực HĐND phường xem xét
cho ý kiến về dự toán NSP
Bước (6): Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND phường, UBND
phường hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi Phòng TC - KH Thị xã.
Bước (7): Phòng TC – KH thị xã tổ chức làm việc về dự toán ngân sách
với các phường đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND phường
có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và
hoàn chỉnh dự toán ngân sách thị xã báo cáo UBND Thị xã.
Phân bổ và quyết định dự toán NSP
Bước (8): UBND Thị xã giao dự toán ngân sách chính thức cho các
phường.
Bước (9): UBND phường hoàn chỉnh lại dự toán NSP gửi đại biểu
HĐND phường trước phiên họp của HĐND phường về dự toán ngân sách;
HĐND phường thảo luận và quyết định dự toán ngân sách .
Bước (10): UBND phường giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng
gửi Phòng TC - KH Thị xã, Kho bạc nhà nước Thị xã; thực hiện công khai dự
toán NSP trước ngày 31/12/năm báo cáo.

8
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

8

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính


Luận văn tốt nghiệp

1.2.3 Tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách phường.
Trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức, cá nhân trong chấp hành chi
thường xuyên Ngân sách phường.
Các tổ chức đơn vị thuộc phường: chi đúng dự toán được giao, đúng chế
độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả.
Lập dự toán sử dụng kinh phí hàng quý (có chia tháng) gửi Kế toán phường.
Khi có nhu cầu chi, làm các thủ tục đề nghị Kế toán phường rút tiền tại Kho
bạc hoặc quỹ tại phường để thanh toán. Chấp hành đúng quy định của pháp
luật về kế toán, thống kê và quyết toán sử dụng kinh phí với Kế toán phường
và công khai kết quả thu, chi tài chính của tổ chức đơn vị.
Kế toán phường: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng
tài sản của các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề
suất kịp thời chủ tịch UBND phường về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn,
định mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.
Chủ tịch UBND phường hoặc người được ủy quyền quyết định chi: Việc
quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự
toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về
quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự.
1.2.4. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách phường.
Quyết toán chi thường xuyên ngân sách phường là khâu cuối cùng của
chu trình ngân sách có ý nghĩa quan trọng trong việc tổng kết, đánh giá lại
toàn bộ quá trình chi thường xuyên ngân sách phường trong một năm ngân
sách, cung cấp thông tin về quản lý của một năm đã qua. Nguyên tắc lập
quyết toán NSP là lập từ cơ sở, tổng kết từ dưới lên. Hết kỳ kế toán Kế toán
phường có trách nhiệm lập báo cáo, quyết toán chi thường xuyên ở ngân sách
9

SV: Hoàng Thị Thu Uyên

9

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

phường của mình trình UBND phường xem xét để trình HĐND phường phê
chuẩn, đồng thời gửi về phòng tài chính – kế hoạch Thành phố tổng hợp báo
cáo cơ quan chuyên môn cấp trên.
Kế toán phường có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết
toán theo chế độ kế toán ngân sách và tài chính phường và các văn bản pháp
quy khác do Bộ tài chính qui định. Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán
lập dựa trên số liệu của sổ kế toán. Báo cáo phải lập đầy đủ, chính xác, trung
thực, theo đúng nội dung và thời gian qui định.
Thời gian chỉnh lý quyết toán chi ngân sách phường hết ngày 31 tháng
01 năm sau.
Để thực hiện công tác khóa sổ và quyết toán hàng năm kế toán phường
thực hiện các việc sau đây:
Thứ nhất, ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản chi theo
dự toán, có biện pháp giải quyết kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán. Trường
hợp có khả năng hụt thu phải chủ động có phương án sắp xếp lại các khoản
chi để đảm bảo cân đối ngân sách phường.
Thứ hai, phối hợp với KBNN Thị xã nơi giao dịch đối chiếu tất cả các
khoản chi ngân sách phường trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác
các khoản chi theo Mục lục NSNN, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa

các cấp ngân sách theo tỉ lệ quy định.
Thứ ba, các khoản chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực
hiện theo nguyên tắc sau: các khoản chi theo quy định được thực hiện trong
thời gian chỉnh lý quyết toán thì được quyết toán và quyết toán năm trước.
Quyết toán ngân sách chi thường xuyên ngân sách phường hàng năm:
- Kế toán phường lập báo cáo quyết toán chi ngân sách phường hàng
năm trình UBND phường xem xét để trình HĐND phường phê chuẩn, đồng
thời gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch Thị xã để tổng hợp. Thời gian gửi báo
10
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

10

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính- Kế hoạch Thị xã do UBND cấp thị
xã quy định.
- Sau khi HĐND phường phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập
thành 05 bản để gửi cho HĐND phường, UBND phường, Phòng tài chính Thị
xã, KBNN nơi phường giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách),
lưu Kế toán phường và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân
trong phường biết.
- Báo cáo tài chính phường được lập theo tháng bao gồm: Bảng cân đối tài
khoản; Báo cáo tổng hợp chi ngân sách phường theo nội dung kinh tế. Thời gian
kế toán phường nộp báo cáo tài chính cho UBND phường và Phòng Tài chính Kế hoạch Thị xã chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán tháng.


11
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

11

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và bộ máy quản lý chi
thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu ở Thị xã Cửa Lò
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
Cửa Lò là một thị xã thuộc tỉnh Nghệ An, nằm ở phía Đông của tỉnh
Nghệ An, phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp Nghi Lộc, phía Nam giáp
Thành phố Vinh và huyện Nghi Xuân, phía bắc giáp Diễn Châu.
Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và yêu cầu công tác quản lý
trên tỉnh Nghệ An, thị xã Cửa Lò chính thức được thành lập ngày 29/8/1994
theo nghị định Số: 113/1994/NĐ-CP Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30
tháng 9 năm 1992.
Thị xã Cửa Lò có 27,82km2 diện tích tự nhiên và 70.398 nhân khẩu
(2010), có bảy đơn vị hành chính gồm các phường: Nghi Thu, Nghi Hải, Nghi
Hương, Nghi Hòa, Nghi Thủy, Nghi Tân và Thu Thủy.
Căn cứ vào Nghị quyết 38/NQ-CP của chính phủ thành lập Phường

Nghi thu thuộc thị xã Cửa Lò với địa giới hành chính: phía đông giáp biển
Đông, phía Tây giáp các phường: Nghi Khánh, Nghi Thạch , huyện Nghi Lộc,
phía nam giáp phường Nghi Khánh, huyện Nghi Lộc và phường Thu Thủy.
Nghi Thu là địa bàn nằm trung tâm du lịch thị xã Cửa Lò, diện tích 3,71 ha
với 1031 hộ dân và 4760 nhân khẩu được chia thành 10 khối dân cư. Trên địa
ban có 62 cơ quan khách sạn, nhà nghỉ, trên 80 phòng trọ phục vụ cho gần 1.000
sinh viên, học sinh lưu trú và hơn 100 ky ốt kinh doanh dịch vụ các loại, có 01

12
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

12

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

trường học PTTH và 01 trường cao đẳng di lich – Thương mại Nghệ An, mỗi
năm có hàng ngàn lượt khách đến nghỉ ngơi tắm biển và du lịch.
2.1.2 Bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách phường Thị xã Cửa
Lò.
Thực hiện quản lý thu chi ngân sách phường trên địa bàn Thị xã Cửa
Lò thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổ quản lý ngân sách phường thuộc phòng
tài chính thị xã và ở cấp phường thuộc chức năng, nhiệm vụ của kế toán ngân
sách phường.
Tổ quản lý chi ngân sách phường gồm 02 cán bộ:
- 1 Phó phòng

- 1 chuyên viên.
Chức năng của Tổ quản lý ngân sách phường là chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
các phường thực hiện về công tác xây dựng, quản lý chi ngân sách phường,
quản lý tình hình chi và tình hình thực hiện chính sách, chế độ tài chính ngân
sách của các phường trên địa bàn Thị xã Cửa Lò. Đồng thời giúp phòng tài
chính Thị xã hoàn thành chức năng và nhiệm vụ do UBND Thị xã giao.
Trong đó, bộ phận tài chính – kế hoạch phường Nghi Thu gồm:
- Trưởng ban tài chính phường: Chủ tịch UBND phường Nghi Thu.
- Kế toán phường: 1 cán bộ
Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận tài chính kế hoạch phường Nghi Thu:
- Tập trung đầy đủ các khoản thu theo chế độ quy định để đảm bảo
nhu cầu chi cho phường, đồng thời tiếp tục khai thác nguồn thu và thực hiện
tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm các công việc của phường.
- Xây dựng dự toán ngân sách phường hàng năm theo quy định chung,
căn cứ vào tình hình thực tế cụ thể tại phường.

13
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

13

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

- Chấp hành dự toán thực hiện tổ chức thu – chi ngân sách phường.
Trong đó cần sử dụng đồng bọ các biện pháp để động viên khai thác các

nguồn vốn trên dịa bàn phường và phân bổ vốn có hiểu quả.
- Có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán trên cơ sở dố liệu tuyệt đối
trung thực.
- Kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh về tài chính của các tổ
chức đơn vị kinh tế tập thể và các cá nhân thuộc phường Nghi Thu quản lý.
- Trên cơ sở nắm được tình hình thực hiện các kế hoạch tài chính qua
các ngành trong phường Nghi Thu mà Bộ phận tài chính – kế hoạch phường
Nghi thu giúp UBND phường Nghi Thu đề ra các biện pháp cần thiết cho các
ngành phối hợp với nhau được chặt chẽ, thực hiện kế hoạch ssanr xuất được
thuận lợi.
2.2 Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách phường
Nghi Thu trên địa bàn Thị xã Cửa Lò.
2.2.1 Phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách phường Nghi Thu.
- Chi quản lý hành chính: bao gồm các khoản chi cho hoạt động của các
cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội tại Phường Nghi Thu.
- Chi sự nghiệp kinh tế:
+ Chi sự nghiệp nông nghiệp, dịch vụ bao gồm: Chi cho các công việc
liên quan đến hoạt động ngành nông nghiệp, thủy lợi, hoạt động dịch vụ du
lịch do phường Nghi Thu quản lý. Chi phụ cấp cho nhân viên khuyến nông,
quản lý đê điều của phường Nghi thu.
+ Chi sự nghiệp kinh tế khác bao gồm: Chi đo đạc, lập bản đồ, lưu trữ
hồ sơ địa chính, quản lý duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc, tài sản,
công trình phúc lợi, đường giao thông, các sự nghiệp kinh tế khác do phường
Nghi thu quản lý theo quy định của pháp luật và UBND tỉnh Nghệ An.
14
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

14

Lớp: CQ48/01.02



Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo của NSP gồm: Chi hỗ trợ các trung
tâm giáo dục, cán bộ công chức phường đi học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn, hỗ trợ kinh phí bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo thuộc quản lý
của phường Nghi Thu.
- Chi công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: chi huấn luyện dân
quân tự vệ, chi phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về
dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của NSP Nghi Thu
- Chi bảo đảm xã hội gồm: Lương hưu, BHYT cho cán bộ nghỉ hưu.
Chi trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội theo nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày
13/4/2007, nghị định 13/2010 ngày 27/02/2010 cửa chính phủ về sửa đổi và
bổ sung một số điều cửa Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, chi thăm hỏi các gia
đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã hội khác.
- Chi sự nghiệp y tế: hỗ trợ chi thường xuyên , mua sắm trang thiết bị
phục vụ cho khám, chữa bệnh của trạm y tế phường Nghi Thu.
- Chi cho các sự nghiệp khác như: Chi cho sự nghiệp dân số, các hoạt
động văn hóa thông tin, thể dục – thể thao,chi sự nghiệp môi trường, công tác
quy hoạch, do phường Nghi Thu quản lý.
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
Về định mức phân bổ dự toán NSP Nghi Thu: Căn cứ vào Quyết định
103/2010 QĐ-UNBD tỉnh Nghệ An ngày 14/2/2010 về việc ban hành định
mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Nghệ An giai đoạn
2011-2015. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của phường Nghi
Thu được quy định như sau:
2.2.2 Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu.

Việc lập dự toán ngân sách phường thực hiện theo Thông tư số
60/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các
hoạt động tài chính khác của xã, các văn bản hướng dẫn của thị xã và các chế
15
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

15

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

độ, định mức theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của phường, đồng thời
phải bám sát tình hình và khả năng thực tế của phường
Hàng năm , vào khoảng đầu tháng 10 phòng tài chính - kế hoạch thị xã
yêu cầu báo cáo tình hình thực hiện dự toán năm nay và lập dự toán năm sau.
Ban tài chính phường Nghi Thu căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và
chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị tổ chức mình, tình
hình thực hiện : chế độ phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách phường, chế độ,
định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
phường, ban tài chính phường Nghi Thu lập báo cáo tình hình thực hiện dự
toán năm nay và dự toán năm sau gửi về phòng tài chính – kế hoạch Thị xã.
Căn cứ để lập các khoản chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu:
Thứ nhất, chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể: lập dự toán toán dựa
vào số kiểm tra và tình hình thực hiện dự toán mấy năm gần nhất để lập dự toán.
Thứ hai, chi sự nghiệp xã hội: ban tài chính phường dựa vào số kiểm
tra được giao, dựa vào mục tiêu, định hướng phát triển xã hội năm kế hoạch,

căn cứ vào số đối tượng hưu xã, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa,
cứu tế xã hội và mức trợ cấp cho từng đối tượng và số chi sự nghiệp năm
trước để lập dự toán.
Thứ ba, chi sự nghiệp kinh tế: chủ yếu căn cứ vào số kiểm tra được
giao, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được giao để lập dự toán chi sự
nghiệp kinh tế.
Thứ tư, chi sự nghiệp văn hóa – thông tin: lập dự toán căn cứ vào số
thực hiện năm trước và kế hoạch của năm.
Thứ năm, chi công tác dân quan tự vệ, an ninh trật tự: lập dựa toán dựa
vào chỉ tiêu thực hiện của năm trước và tình hình thực hiện.
Thứ sáu, chi sự nghiệp giáo dục: lập dự toán dựa vào số kiểm tra được
giao để lập.
16
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

16

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Thứ bảy, chi sự nghiệp thể dục thể thao: dựa vào chi năm trước và phát
sinh để lập.
Thứ tám, chi y tế - dân số: dựa vào số thực hiện năm trước và năm kế
hoạch để lập.
Thứ chín, chi khác: dựa vào tình hình thực hiện chi của năm trước và
tình hình biến động trong năm lập dự toán đê lập dự toán cho sát thực tế.

Tất cả các khoản chi trên đều bao gồm bốn mục chi cụ thể là: chi thanh
toán cá nhân, chi kinh phí cho nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa
tài sản và xây dựng nhỏ, chi thường xuyên khác.
Với cách lập dự toán chỉ dựa vào các căn cứ trên, thì các khoản chi ít
biến động như chi sự nghiệp y tế - dân số, sự nghiệp giáo dục hay chi quản lý
nhà nước, đảng, đoàn thể, chi sự nghiệp xã hôi áp dụng những căn cứ trên là
khá phù hợp. Tuy nhiên, những khoản chi có nhiều biến động như chi sự
nghiệp kinh tế, chi khác... thì chưa thực sự phù hợp, cần quản lý chặt chẽ hơn
do có sự lãng phí trong chi tiêu, thì việc lập dự toán chỉ dựa vào những căn cứ
đó là chưa đủ, không sát với thực tế và phải điều chỉnh trong quá trình thực
hiện gây ảnh hưởng tới quá trình chấp hành dự toán. Đối với khoản chi quản
lý nhà nước, phần lớn dành cho chi lương, mà nước ta đang thực hiện cải cách
tiền lương, do đó, việc tăng chi lương trong năm là điều tất yếu. Công tác lập
dự toán ở phường Nghi Thu hầu như chỉ dựa vào văn bản hướng dẫn của cấp
trên, số kiểm tra được giao, số thực hiện những năm trước đó. Do đó, công tác
lập dự toán NSP chưa thực sự linh hoạt và sát với thực tế.
Ban tài chính phường Nghi Thu lập dự toán chi trình UBND phường
Nghi Thu báo cáo chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Nghi
Thu để xem xét gửi UBND và Phòng tài chính – kế hoạch Thị xã. Thời gian
báo cáo dự toán ngân sách phường do phòng tài chính – kế hoạch quy định,
phòng tài chính – kế hoạch Thị xã sẽ làm việc với UB ND phường về cân đối
17
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

17

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính


Luận văn tốt nghiệp

thu chi ngân sách phường thời kỳ ổn định mới theo khả năng cân đối chung
và rà soát, kiểm tra nhiệm vụ chi của phường để lập dự toán ngân sách toàn
Thị xã rồi gửi Sở tài chính Nghệ An vào khoảng cuối tháng 10.
Sau khi có số kiểm tra và thông báo của Sở tài chính tỉnh Nghệ An về
số chi ngân sách thị xã năm kế hoạch, UBND thị xã sẽ tổ chức thảo luận dự
toán với các phường. Sau đó, phòng tài chính kế hoạch thị xã tổng hợp dự
toán chi ngân sách phường của các phường trong Thị xã, báo cáo UBND Thị
xã xem xét đề trình HĐND thị xã ra nghị quyết phê chuẩn về dự toán ngân
sách hàng năm.
Căn cứ vào nghị quyết của HĐND thị xã, UBND thị xã ra quyết định
giao dự toán ngân sách năm kế hoạch cho các phường để triển khai thực hiện(
có thông báo chi tiết kèm theo)
Từ thực tế cho thấy, phường Nghi Thu đã thực hiện đầy đủ, nghiêm
túc quy trình và các bước tiến hành lập dự toán chi ngân sách phường. Các
khoản chi được chi tiết đến từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục. Nhờ đó,
tác động tốt đến quá trình chấp hành dự toán cũng như công tác quyết toán
của phường. Đối với công tác chấp hành dự toán, các khoản chi được chi tiết
rõ ràng, cụ thể nên giảm bớt các khoản chi phát sinh ngoài dự toán, cụ thể từ
2011-2013 các khoản chi ngoài dự toán đã giảm rõ rệt. Nhờ các khoản chi chi
tiết, tác động tốt đến công tác chấp hành nên khâu quyết toán thuận lợi hơn.
Tuy nhiên công tác lập dự toán chưa bám sát với thực tế, công tác lập dự
toán chưa được ban tài chính phường Nghi Thu quan tâm sát sao, thể hiện ở
nhiều khoản chi có số quyết toán năm 2011 lớn hơn số dự toán, lập dự toán chỉ
dựa trên các văn bản hướng dẫn, số thực hiện của những năm trước, chưa thực
sự tìm hiểu sâu sát điều kiện, khả năng thực tế trước khi lập. Vì lập dự toán chưa
sát với thực tế dẫn tới việc phân bổ kinh phí không đạt hiệu quả cao.


18
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

18

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

2.2.3 Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách phường
Nghi Thu.
Căn cứ vào dự toán ngân sách phường và phương án phân bổ ngân sách
phường Nghi Thu cả năm đã được HĐND phường Nghi Thu quyết định,
UBND phường phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách phường theo Mục Lục
NSNN gửi kho bạc nhà nước Thị xã Cửa Lò nơi thực hiện giao dịch để làm
căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.
Ban tài chính phường Nghi Thu thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí các tổ
chức đơn vị, bố trí theo nguồn dự toán năm. Nguyên tắc chi phải đảm bảo các
điều kiện: Đã được ghi trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy
định; được người có thẩm quyền quyết định chi.
Đối với việc thanh toán các khoản chi của ngân sách phường bằng
lệnh chi tiền, khi cần chi cho các khoản chi trong dự toán, ban tài chính
phường Nghi Thu trình dự toán cho phòng tài chính kế hoạch thị xã Cửa Lò
yêu cầu phòng tài chính kế hoạch viết lệnh chi tiền. Sau đó, phòng tài chính
kế hoạch sẽ xem xét khoản chi đó có đủ điều kiện không, nếu đảm bảo điều
kiện thì phòng tài chính viết lệnh chi tiền yêu cầu kho bạc thanh toán khoản
chi đó. Sau khi Kho bạc thị xã nhận được lệnh chi tiền của phòng tài chính sẽ

cấp phát tiền cho Ban tài chính của phường.
Tình hình thực hiện chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu 3 năm
2011-2013 như sau

19
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

19

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2.1: Chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu 3 năm 2011-2013 trên địa bàn thị xã Cửa Lò
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2011
2012
2013
QT/
QT/D
Chitiêu
DT
QT
DT
DT
QT

DT
QT
T (%)
(%)
Tổng chi thường xuyên
3.934,23519
2.842,091312 3.645,834123 128 4.442,407
89
4.753150 4.662,863495
NSP Nghi Thu
9
1. Chi công tác dân
quân tự vệ, an ninh trật 166,106
185,0996
111 394,8272
250,6237
63
471,431
458,0308
tự
2. Chi Sự nghiệp giáo
69,2
68,750
99
20
18,750
94
50
52,974
dục

3. Chi sự nghiệp ý tế 27,88
16,850
60
42,940
42,730
100
32
31,870
dân số
4. Chi văn hóa, thông
176,560
132,8288
75
215,876
156,9669
73
247,144
210,866
tin
5. Chi thể dục thể thao 40
52
130 65
49,355
76
105
91,548
6. Chi sự nghiệp kinh
341,820
603,008
176 470,432

443,0082
94
305
312,172
tế
7. Chi sự nghiệp xã hội 570,3926
580,8926
102 569,023
543,3238
95
601,9032 609,974
8. Chi quản lý nhà ,
2.274,03839
1.230,902112 1.826,817123
148 2.366,3088
96
2.511,475 2.401,283395
Đảng, đoàn thể
9
9. Chi sự nghiệp môi
0
0
0
0
0
0
153,398
152,1453
trường
20

20
SV: Hoàng Thị Thu Uyên
Lớp: CQ48/01.02

QT/
DT
(%)
98
97
106
100
85
87
102
101
96
99


Học viện Tài chính

10. Chi xây dựng đời
0
sống dân cư và văn hóa
11. Chi khác
146,2306

Luận văn tốt nghiệp

0


0

0

0

0

70

62

89

189,588

130

206

138,4592

67

205,8

280

136


nguồn tài liệu:Báo cáo quyết toán chi NSP Nghi Thu năm 2011-2013 ở Phòng tài chính-kế hoạch Thị xã Cửa Lò và
Ban tài chính P.Nghi Thu)

21

21
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Từ bảng trên cho thấy ngân sách phường Nghi Thu năm 2012, 2013
luôn giữ ổn định ở mức cao so với năm 2011. Sở dĩ có sự ổn định như vậy là
do năm 2011 là năm đầu của thời kỳ ổn định theo Luật ngân sách nhà nước, là
năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015,
thực hiện cải cách tiền lương....nên nhu cầu tăng chi ngân sách là rất lớn. Do
đó, kéo theo việc tăng chi ngân sách phường nói chung cũng như phường
Nghi Thu nói riêng.
Qua 3 năm tổng chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu ở Thị
xã Cửa Lò là như sau: năm 2011 tổng chi thường xuyên ngân sách phường
Nghi Thu là 3.645,834123 triệu đồng, năm 2012 là 3.934,235199 triệu đồng
tăng 107,91% so với năm 2011 và năm 2013 ước thực hiện là 4.662,863495
triệu đồng tăng 118,52% so với năm 2012. Năm 2012 tổng chi NSP tăng
chậm 107,91% so với năm 2011 điều đó chứng tỏ phường đã áp dụng khá tốt
các biện pháp giảm chi và chi tiêu có hiệu quả hơn. Năm 2013 tổng chi

thường xuyên ngân sách phường tăng mạnh và chi tiết hơn so với 2012, 2011
là do chính sách thay đổi lương cán bộ công chức theo Nghị định 31/2012
NĐ-CP quy định tăng mức lương tối thiểu từ 830.000 đồng/tháng lên
1050.000 đồng/tháng, từ 1/7/2013 tăng mức lương tối thiểu lên 1150.000
đồng/tháng, tăng chi cho các hoạt động của phường, chi diễn tập quân sự năm
2012 nhưng không có nguồn và được chuyển sang chi ngân sách 2013. Do
vậy, tốc độ tăng chi thường xuyên cao năm 2013 là hợp lý. Tuy nhiên, vẫn
xảy ra các khoản chi ngoài dự toán đặc biệt chi khác, số thực hiện vượt ở mức
cao so với dự toán, đây là những khoản chi đột xuất hay khoản chi không báo
quát hết trong dự toán. Tuy các pháp lệnh chống chi tiêu lãng phí, khắc phục
hiện tượng chi tràn lan của chính phủ đã được quán triệt tại đơn vị nhưng
phương vẫn chưa thực hiện tốt việc, chi thường xuyên chưa thực sự tiết kiệm,
vẫn còn những khoản chi chưa đúng chế độ.
22
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

22

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Phường Nghi Thu đã thực hiện khá tốt việc chấp hành dự toán, thể
hiện qua số liệu thực hiện năm 2012, 2013 nhỏ hơn số dự toán trong năm, có
sự thay đổi rõ rệt so với năm 2011, chứng tỏ công tác quản lý chi NSP Nghi
Thu chặt chẽ hơn, công tác lập dự toán đã sát sao với thực tế nên có tác động
tốt tới công tác chấp hành, nhờ đó, đã hạn chế được hiện tượng chi ngoài dự

toán. Bên cạnh đó, trình độ kế toán viên của phường được nâng cao qua các
lớp tập huấn do Thị xã Cửa Lò tổ chức, do đó, công tác quản lý chi NSP Nghi
Thu đã có những chuyển biến tích cực.
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hiện nay, vai trò quản
lý của nhà nước ngày càng nâng cao. Theo đó, chức năng nhiệm vụ của
Phường nói chung cũng như Phường Nghi Thu nói riêng ngày càng quan
trọng, công việc quản lý trở nên phức tạp hơn. Thể hiện cụ thể qua một số
khoản chi như sau:
Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể:
Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong các khoản chi thường xuyên từ 50-60% tổng chi thường xuyên
ngân sách phường Nghi Thu. Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể bao gồm
các khoản chi hoạt động cho cơ quan nhà nước, chi hoạt động cửa Đảng cộng
sản Việt Nam, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản HCM,
hội liên hiệp phụ nữa, Hội cựu chiến binh, Hôi nông dân. Gồm chi cho quỹ
lương, kinh phí mua báo chí, tài liệu, sinh hoạt phí của các cơ quan đoàn thể,
chi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền công lao động theo hợp đồng…
Qua 3 năm, số chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể như sau:

23
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

23

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp


Bảng 2.3: Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể .
Đơn vị: triệu đồng.
Nội Dung

Dự toán

Thực hiện

Năm 2011

1.230,902112

1.816,817123

Năm 2012
Năm 2013

2.366,30880
0
2.511,475

So sánh năm trước với
năm sau (%)

2.274,038399

1,2516

2.401283395


0,9470

( nguồn tài liệu: Báo cáo quyết toán chi ngân sách phường 2011-2013 Phòng
tài chính – kế hoạch Thị xã Cửa Lò và Ban tài chính phường Nghi Thu.)
Từ bảng 2.3 cho thấy, số chi cho quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể
biến động không ổn định qua các năm. Năm 2012, 2013 chi quản lý nhà nước,
Đảng, đoàn thể tăng cao so với 2011. Sở dĩ tăng vì chi quản lý nhà nước bao
gồm các khoản chi : chi lương, phụ cấp, chi mua sắm sửa chữa tài sản cho trụ
sở và các khoản chi khác nhưng chủ yếu là chi lương cho cán bộ công chức
phường, các đại biểu HĐND phường. Theo Nghị định 31/2012 NĐ-CP quy
định tăng mức lương tối thiểu từ 830.000 đồng/tháng lên 1050.000
đồng/tháng, từ 1/7/2013 tăng mức lương tối thiểu lên 1150.000 đồng/tháng.
Do đó, chi dành cho quản lý nhà nước 2 năm 2012, 2013 luôn ở tăng cao là
khá hợp lý. Tuy nhiên, mức chi cho quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể luôn ở
mức cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên. Trong khi đó, bộ
máy quản lý tài chính phường chưa tinh gọn, năng lực của một số cán bộ từ
phường xuống cơ sở còn hạn chế, công tác đào tạo cán bộ chưa đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ đề ra, chưa thích ứng được với tình hình biến động của nền
kinh tế thị trường như hiện nay. Tuy mức lương của cán bộ công chức tăng
24
SV: Hoàng Thị Thu Uyên

24

Lớp: CQ48/01.02


Học viện Tài chính


Luận văn tốt nghiệp

nhưng giá cả thị trường luôn biến động tăng nên việc tăng lương là theo biến
động chung của thị trường, do vậy không khuyến khích được sự nhiệt huyết
trong công việc của cán bộ. Tư tưởng của cán bộ phường còn trì trệ, trông chờ
ỷ lại vẫn còn, việc xây dựng quy chế làm việc, chương trình công tác ở các
ban ngành đoàn thể và cơ sở để triển khai thực hiện hàng năm còn chậm. Vậy
việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, chấn chỉnh nề nếp, tác phong làm việc
cũng như khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ là vấn đề đáng quan tâm
của phường hiện nay.
Ngoài chi lương và các khoản phụ cấp theo lương thì chi quản lý còn
có các khoản chi khác bao gồm: chi công tác phí, hội nghị, văn phòng phẩm,
chi tiếp khách…Nhìn chung phường Nghi Thu đã đáp ứng được các nhu cầu
chi tối thiểu đảm bảo cho bộ máy chính quyền phường hoạt động thường
xuyên. Kế toán phường đã chấp hành đầy đủ mọi quy định về chế độ chứng
từ, chế độ kế toán trong quá trình thanh toán. Tuy nhiên, việc quản lý chi hoạt
động của phường Nghi Thu chưa thật sự chặt chẽ, chưa bám sát chế độ, định
mức chi nên một số khoản chi như chi hội nghị, chi tiếp khách….còn lớn.
- Đối với các khoản chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản nhỏ, phương
tiện làm việc được tăng lên , cải thiện điều kiện làm việc của các cơ quan
chính quyền, phục vụ công tác quản lý hiệu quả hơn.
- Đối với các khoản chi khác: chi văn phòng ủy ban, chi hội nghị, tiếp
khách,… chiếm khối lượng lớn. Mà những khoản chi này thường khó bao
quát hết trong dự toán nên rất dễ xảy ra hiện tượng chi ngoài dự toán. Các
khoản chi cho hội nghị, tiếp khách và một số khoản chi khác sử dụng còn
chưa tiết kiệm, gây lãng phí cho ngân sách của phường. Trên thực tế phường
Nghi Thu nội dung chi trên chưa thực hiện đúng quy định, chưa thực hành chi
tiết kiệm, hiệu quả.

25

SV: Hoàng Thị Thu Uyên

25

Lớp: CQ48/01.02


×