Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác đánh gía rủi ro và ĐPHCTT bảo HIỂM hỏa HOẠN và các rủi RO đặc BIỆT tại SVIC hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 60 trang )

Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐGRR VÀ ĐPHCTT
TRONG BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC
BIỆT
1.1.

Khái quát về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

1.1.1. Sự cần thiết của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
Hỏa hoạn là một trong những rủi ro mang tính chất thảm hoạ và thường
gây ra thiệt hại rất lớn. Để khắc phục được hậu quả của thảm họa này đòi hỏi
phải có nguồn tài chính không nhỏ. Theo số liệu thống kê, trung bình hàng
năm trên toàn thế giới có khoảng 5 triệu vụ hỏa hoạn lớn nhỏ gây thiệt hại
hàng trăm tỷ đô la. Các vụ hỏa hoạn không chỉ xảy ra ở các nước có nền kinh
tế phát triển như Anh, Pháp, Mỹ… nơi mà có nền khoa học, công nghệ đã đạt
đến đỉnh cao của sự hiện đại và an toàn thì hỏa hoạn vẫn xảy ra và ngày càng
tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
và hoạt động sản xuất kinh doanh của con người.
Từ những vụ hỏa hoạn đã xảy ra, thì việc tham gia bảo hiểm tài sản, mà
cụ thể là bảo hiểm hoả hoạn, vẫn là phương án tối ưu nhất. Có thể nói, bảo
hiểm hoả hoạn giúp đảm bảo an toàn nguồn vốn cũng như tài sản cho hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp, hạn chế tối đa mức ảnh hưởng của
các rủi ro đến hoạt động sản xuất kinh doạnh, đảm bảo cho các doanh nghiệp
có khả năng phục hồi hoạt động nếu xảy ra rủi ro hoả hoạn. Khi tham gia bảo
hiểm hoả hoạn, doanh nghiệp còn được các Công ty bảo hiểm tư vấn về các
biện pháp phòng tránh tổn thất và thực hiện chính sách quản lý rủi ro từ đó
đảm bảo mức an toàn cao nhất.


Thực tế cho thấy, bảo hiểm hoả hoạn không chỉ đóng vai trò quan trọng
đối với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức mà nó còn có ý nghĩa to lớn đối

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

với nền kinh tế quốc dân. Một mặt, nó giúp các doanh nghiệp an tâm để phát
triển sản xuất, mặt khác bằng nguồn phí bảo hiểm nhàn rỗi thu được được các
doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để tái đầu tư vào nền kinh tế. Do đó điều cần
thiết hiện nay là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên thực sự quan tâm
tới việc tham gia loại hình bảo hiểm này.
1.1.2. Sự ra đời và phát triển
Hỏa hoạn cũng chỉ là một loại rủi ro, nó có thể xảy đến với một cá
nhân, doanh nghiệp, tổ chức nào không may mắn nhưng hậu quả của rủi ro
này là rất lớn. Nó có thể thiêu trụi bất cứ cái gì, có thể lan ra trên một địa bàn
lớn…Nếu không được ngăn chặn kịp thời, hỏa hoạn sẽ còn tiếp tục lan rộng.
Năm 1666, ở Luân đôn đã xảy ra một vụ hỏa hoạn thảm họa, hủy hoại đến
13.200 tòa nhà, trong đó có 87 nhà Thờ kéo dài gần một tuần lễ, gây ra một
thiệt hại rất lớn. Sau vụ hỏa hoạn này, năm 1667 các công ty bảo hiểm hỏa
hoạn đầu tiên lần lượt ra đời tại Anh như: The Fire Office (năm 1667),
Friendly and Society (năm 1684), Hand and Hand (năm 1696),…
Từ đó, thị trường bảo hiểm hỏa hoạn bắt đầu phát triển, nhiều công ty bảo
hiểm hỏa hoạn lần lượt ra đời ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, và đặc
biệt phát triển ở những nước có nền công nghiệp phát triển như Đức, Pháp,

Ý... Dần dần ở một số nước do nhận thấy được sự cần thiết của bảo hiểm hỏa
hoạn nên đã cho triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này dưới dạng bắt buộc.
Ở Việt Nam, bảo hiểm hỏa hoạn bắt đầu được thực hiện từ cuối năm 1989
sau khi có quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/01/1989 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành qui tắc và biểu phí bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.
Luật kinh doanh bảo hiểm ( có hiệu lực từ 01/04/2001) đã quy định bảo hiểm
hỏa hoạn được triển khai dưới hình thức bắt buộc. Nghị đinh số
130/2006/NĐ-CP( 08/11/2006) quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
đối với tài sản của các cơ sở có nguy cơ về cháy nổ. Bộ Tài chính cũng đã ban

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo Quyết định số
28/2007/QĐ-BTC ( 24/04/2007). Đến nay nghiệp vụ này đã cõ những bước
phát triển nhất định. Tính đến năm 2011, doanh thu phí của nghiệp vụ này
chiếm xấp xỉ trên 10% thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Sự hoàn thiện hệ
thống pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là một tín hiệu tốt thúc đẩy thị
trường bảo hiểm cháy nổ tiếp tục phát triển.
1.2.

Nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

1.2.1. Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng của bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt bao gồm các tài sản
là bất động sản, động sản ( trừ phương tiện giao thông, vật nuôi, cây trồng và
tài sản đang trong quá trình xây dựng – lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác)
thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các cá nhân đơn vị, các tổ chức,
cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
 Cụ thể đối tượng bảo hiểm bao gồm:
• Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng ( trừ đất đai).
• Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.
• Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho.
• Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây truyền sản xuất.
• Các loại tài sản khác như kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn,….
1.2.2. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm chính là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới
hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. DNBH cần nắm rõ phạm vi này bởi vì
nó có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện công tác đánh giá rủi ro, cũng như
đề phòng, hạn chế những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra.
 Phạm vi bảo hiểm
Các rủi ro trong Đơn bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt được chia
thành 2 loại:

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

a) Rủi ro cơ bản: là những rủi ro luôn được bảo hiểm, bao gồm 3 rủi ro

là: hỏa hoạn; sét; nổ nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt.
 Hoả hoạn: Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
Hỏa hoạn là cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, ngoài nguồn lửa
chuyên dùng và gây thiệt hại về người và/ hoặc tài sản.
Như vậy cháy chỉ được coi là hỏa hoạn được bảo hiểm khi hội tụ đủ các
yếu tố sau:
− Phải thực sự có phát lửa
− Lửa đó không phải là lửa chuyên dùng
− Việc phát sinh nguồn lửa phải là bất ngờ hay ngẫu nhiên: Đối với

người được bảo hiểm, việc phát sinh nguồn lửa không phải là do cố
ý, có chủ định hoặc có sự đồng lõa của họ. Nhưng cháy xảy ra do sự
bất cẩn của họ thì thuộc phạm vi bảo hiểm.
Tuy nhiên, người bảo hiểm chỉ loại trừ đối với những thiệt hại của tài sản
tự phát cháy, chứ không loại trừ đối với các hậu quả hỏa hoạn tiếp theo từ
đám cháy tự động phát cháy đó.
Mặc dù không được nêu rõ trong đơn bảo hiểm nhưng thiệt hại do hoả
hoạn ở đây bao gồm cả:


Thiệt hại do khói mà nguồn lửa gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm BH;

• Thiệt hại do nước dùng để chữa cháy;
• Thiệt hại do phá vỡ để ngăn chặn cháy lan;
• Thiệt hại do việc thực hiện nhiệm vụ chữa cháy;
• Thiệt hại mà người được bảo hiểm phải gánh chịu do việc bảo vệ tài
sản và kiểm soát sự phát triển của ngọn lửa.
– Tuy nhiên, hoả hoạn ở đây loại trừ:
• Nổ do ảnh hưởng của hoả hoạn;
• Động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên;


SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

• Tài sản bị phá huỷ hay hư hỏng do:
+ Tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt;
+ Chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt;
+ Tài sản bị đốt cháy theo lệnh của cơ quan công quyền;
+ Cháy do lửa ngầm dưới đất.
• Thiệt hại gây nên bởi hoặc do hậu quả của việc đốt rừng, bụi cây, đồng
cỏ, hoang mạc, rừng nhiệt đới, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch
đồng ruộng, đất đai, dù là ngẫu nhiên hay không.
 Sét đánh: Chỉ bồi thường cho những thiệt hại xảy ra do sét đánh trực

tiếp lên đối tượng bảo hiểm ( làm biến dạng hoặc gây ra hỏa hoạn cho tài sản
đó).
Ở đây cần lưu ý rằng trừ khi tia sét phá hủy trực tiếp các thiết bị điện thì
được bồi thường, còn nếu tia sét làm thay đổi dòng điện dẫn đến thiệt hại cho
thiết bị điện thì không được bồi thường ( sét gián tiếp).
 Nổ: Theo rủi ro A, phạm vi bảo hiểm chỉ bao gồm:
(i) Nồi hơi phục vụ sinh hoạt;
(ii) Hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hoặc sưởi ấm, trong một ngôi nhà
không phải là nhà xưởng làm các công việc sử dụng hơi đốt.
Các trường hợp nổ gây ra hoả hoạn đã nghiễm nhiên được bảo hiểm. Như

vậy ở đây còn lại những thiệt hại do nổ mà không gây cháy. Có thể hiểu các
trường hợp cụ thể như sau:


Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ nhưng không gây cháy thì không được
bồi thường, trừ trường hợp nổ nồi hơi hoặc khí phục vụ sinh hoạt, với
điều kiện là sự nổ đó không phải là do các nguyên nhân bị loại trừ.



Tổn thất hoặc thiệt hại do cháy xuất phát từ nổ thì được bồi thường,
với điều kiện là sự nổ đó không phải do các nguyên nhân bị loại trừ.

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ xuất phát từ cháy: Thiệt hại ban đầu do



cháy được bồi thường nhưng những tổn thất do hậu quả của nổ thì
không được bồi thường.
b) Những rủi ro phụ
Những rủi ro phụ không được bảo hiểm riêng mà chỉ có thể được bảo

hiểm cùng với rủi ro cơ bản. Các rủi ro phụ chỉ được bảo hiểm khi khách
hàng yêu cầu với điều kiện phải đóng thêm phí và phải được ghi rõ trong
GYCBH. Các rủi ro phụ bao gồm:
− Nổ ( B);


Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên
các phương tiện đó rơi vào ( C);



Gây rối, đình công, bãi công, sa thải ( D);



Hành động ác ý ( E);

− Động đất núi lửa phun, bao gồm cả lụt và nước biển tràn do hậu quả

của động đất và núi lửa phun ( F);
− Giông bão ( G);
− Giông bão, lụt ( H);
− Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc

đường ống dẫn nước ( I);
− Xe cộ hay súc vật không thuộc quyền sở hữu, kiểm soát của người

được bảo hiểm hay nhân viên của họ đâm vào ( J).
Lưu ý: Rủi ro E ( hành động ác ý) chỉ được nhận bảo hiểm với rủi ro D ( Gây
rối, đình công, bãi công, sa thải).

 Loại trừ bảo hiểm
Đơn bảo hiểm tiêu chuẩn loại trừ những thiệt hại sau đây:
 Tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng lõa của người được bảo hiểm
gây ra.

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

 Những thiệt hại gây ra do:
+ Gây rối, nổi dậy, quần chúng bãi công hay công nhân bế xưởng

khi rủi ro D được ghi nhận là được bảo hiểm thể hiện trong giấy chứng nhận
bảo hiểm/ hợp đồng bảo hiểm, nhưng chỉ với phạm vi bảo hiểm đã quy định
tại rủi ro đó.
+ Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch hành động khiêu

khích quân sự hoặc hiếu chiến của nước ngoài( dù có tuyên chiến hay không),
nội chiến; Những hành động khủng bố.
+ Binh biến, dấy binh bạo loạn, khởi nghĩa, cách mạng bạo động,

đảo chính, thiết quân luật phong tỏa, giới nghiêm hoặc những biến cố và
nguyên nhân dẫn đến việc tuyên bố hay duy trì tình trạng khẩn cấp hoặc giới
nghiêm, tịch thu trưng dụng, quốc hữu hóa, phá hoại.
 Những thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ tài sản, tổn thất hay chi phí nào

bắt nguồn từ những thiệt hại đó hoặc bất kỳ tổn thất có tính chất hậu quả
nào, trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên bởi hoặc phát sinh từ:
+ Nguyên liệu vũ khí hạt nhân.
+

Phóng xạ ion hóa hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân

hoặc từ chất thải hạt nhân do đốt cháy nguyên liệu hạt nhân.
 Những thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ máy móc, khí cụ điện hay bất
kỳ bộ phận nào của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự
đốt nóng, hồ quang điện hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào ( kể cả sét).
Tuy nhiên điểm loại trừ này chỉ áp dụng đối với chính những máy móc,
dụng cụ thiết bị điện hoặc những bộ phận của thiết bị điện chịu tác động trực
tiếp của những hiện tượng nêu trên chứ không áp dụng với những máy móc,
dụng cụ và thiết bị điện khác bị phá hủy, thiệt hại do cháy phát sinh từ chính
các máy móc thiết bị nói trên.

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

 Những thiệt hại gây ra do sự ô nhiễm, nhiễm bẩn, ngoại trừ những
thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm xảy ra do: Ô nhiễm, nhiễm bẩn phát
sinh từ những rủi ro được bảo hiểm; bất kỳ rủi ro được bảo hiểm nào mà
chính những rủi ro ấy lại phát sinh từ ô nhiễm hay nhiễm bẩn.

 Hàng hóa nhận ủy thác hay nhận bảo quản, vàng bạc và đá quý,
tiền, séc, thư bảo lãnh, tín phiếu, tem, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh,
hệ thống dữ liệu máy tính, hàng mẫu, vật mẫu, khuôn mẫu, sơ đồ, bản vẽ hay
tài liệu thiết kế, chất nổ, trừ khi được chấp nhận đặc biệt bằng sửa đổi bổ
sung là chúng được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm này.
 Thiệt hại xảy đối với tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được
bảo hiểm hay lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ trường
hợp phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường hay lẽ ra được bồi
thường theo đơn bảo hiểm hàng hải nếu không có đơn bảo hiểm này.
 Những tổn thất hoặc thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ
hình thức nào, trừ tổn thất về tiền thuê nhà nếu tiền thuê nhà được xác nhận
là được bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm/ hợp đồng bảo hiểm.
1.2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
 Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới của tài sản được
bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm là cơ sở để người bảo hiểm và người được bảo
hiểm thỏa thuận số tiền bảo hiểm.
- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc: Giá trị bảo hiểm được xác định
trên chi phí nguyên vật liệu và xây lắp tài sản đó ( giá trị xây dựng mới) trừ
khấu hao trong thời gian đã sử dụng. Giá trị xây dựng mới có thể xác định
dựa trên cơ sở thiết kế và bản dự toán, quyết toán xây dựng ban đầu hoặc xác
định giá trị mới cho từng phần như nền móng, sàn nhà, tường, tràn, mái, trang
trí nội thất,…

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính


Luận văn tốt nghiệp

- Đối với máy móc, thiết bị và các bất động sản khác: Giá trị bảo
hiểm được xác định dựa trên cơ sở giá trị thị trường, chi phí vận chuyển và
lắp đặt của loại máy móc thiết bị cùng chủng loại, công suất, tính năng kỹ
thuật, nơi sản xuất,…; hoặc xác định trên cơ sở giá mua mới tài sản tương
đương trừ đi khấu hao đã sử dụng.
- Đối với vật tư, hàng hóa, đồ dùng trong kho, trong dây chuyền
sản xuất, trong cửa hàng, văn phòng, nhà ở,…: Giá trị bảo hiểm được xác
định theo giá trị bình quân hoặc giá trị tối đa của các loại vật tư, hàng hóa có
mặt trong thời gian bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm
Nếu bảo hiểm theo giá trị bình quân, người được bảo hiểm tính trước và
thông báo cho người bảo hiểm giá trị số dư bình quân theo số dư thực tế của
từng tháng hoặc từng quý trong thời gian bảo hiểm. Giá trị bình quân này
được coi là số tiền bảo hiểm.
Nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa, người được bảo hiểm ước tính và
thông báo cho người bảo hiểm giá trị của số lượng vật tư hàng hóa tối đa vào
một thời điểm nào đó trong thời gian bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính theo
giá trị tối đa song chỉ tạm nộp một phần. Đầu mỗi tháng hoặc quý, người
được bảo hiểm thông báo cho người bảo hiểm số vật tư, hàng hóa tối đa thực
có trong tháng, trong quý trước đó. Cuối thời hạn bảo hiểm, trên cơ sở các giá
trị được thông báo, người bảo hiểm tính giá trị số vật tư, hàng hóa tối đa bình
quân của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm. Nếu trong thời hạn
bảo hiểm, xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm và số tiền bồi thường vượt
quá giá trị tối đa thì phí bảo hiểm được tính dựa vào số tiền bồi thường đã trả.
Trong trường hợp này số tiền bồi thường được coi là số tiền bảo hiểm.
Nếu vật tư, hàng hóa mua về để kinh doanh, nếu có thỏa thuận, còn
được bảo hiểm cả lãi kinh doanh. Lãi kinh doanh được xác định bằng tỷ lệ lãi


SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

bình quân của người được bảo hiểm thu được đối với vật tư, hàng hóa trước
khi xảy ra tổn thất.
1.2.4. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ phí và số tiền bảo hiểm. Tỷ lệ phí quy
định riêng cho từng loại rủi ro được xác định sau công tác đánh giá rủi ro. Về
phương diện kỹ thuật nghiệp vụ, đối với những rủi ro cơ bản trong đơn bảo
hiểm tiêu chuẩn ( gồm hỏa hoạn, sét, nổ nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt),
tùy theo từng loại tài sản, việc định phí dựa trên các yếu tố sau:
 Ngành nghề kinh doanh chính của người được bảo hiểm khi sử dụng
những tài sản được bảo hiểm vào kinh doanh.
 Vị trí địa lý của đối tượng bảo hiểm: nằm gần hoặc xa trạm cứu hỏa,
cùng địa lý ảnh hưởng của động đất, sóng thần…
 Độ bền vững và kết cấu của nhà xưởng, vật kiến trúc: Có thể xác định
thông qua các yếu tố như khung nhà, tường nhà, sàn nhà, số lượng tầng và độ
cao tòa nhà, mái nhà, trang trí nội thất…
 Yếu tố sử dụng điện trong khu vực có tài sản được bảo hiểm: hệ thống
cung cấp điện, hệ thống điện trong nhà xưởng kho tàng, nội quy sử dụng và
an toàn điện…
 Tính chất hàng hóa, vật tư và cách sắp xếp bảo quản trong kho.
 Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và đội ngũ tuần tra phòng cháy

chữa cháy của người được bảo hiểm.
Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu mà người bảo hiểm cần cân
nhắc trong việc định phí bảo hiểm đối với rủi ro cơ bản. Dựa theo những yếu
tố này, trong thực tế việc định phí bảo hiểm được chuẩn hóa theo quy trình
sau:
 Thứ nhất, xác định tỷ lệ phí cơ bản: Tỷ lệ này quy định trong biểu

phí cho từng loại đối tượng bảo hiểm theo ngành nghề kinh doanh. Riêng biểu

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

phí bảo hiểm cửa hàng và kho tàng, tỷ lệ phí cơ bản được xác định bằng cách
chọn tỷ lệ phí thích hợp từ bảng phân loại hàng hóa theo kho căn cứ vào bao
bì và đóng gói, sau đó điều chỉnh theo chiều cao và diện tích xếp hàng.
 Thứ hai, điều chỉnh tỷ lệ phí cơ bản theo những yếu tố làm tăng,
giảm phí.
• Điều chỉnh theo những yếu tố làm tăng mức độ rủi ro
+ Công trình có thiết bị phụ trợ có thể làm tăng khả năng xảy ra tổn

thất
+ Công trình có các điều kiện không thuận lợi đối với rủi ro được bảo

hiểm như có các nguồn cháy không được tách biệt hoàn toàn, có không khí bị

đốt nóng, thiếu các thiết bị chữa cháy thích hợp, không có biển báo phòng
cháy chữa cháy…
+

Công trình có trung tâm máy tính nhưng không được ngăn cách

bằng tường chống cháy, không có hệ thống phòng cháy chữa cháy riêng biệt
và phù hợp; có khả năng xảy ra rủi ro phá hoại, cố tình gây cháy,…
• Điều chỉnh theo những yếu tố làm giảm mức độ rủi ro
Những yếu tố này là cơ sở để giảm tỷ lệ phí cơ bản. Tuy nhiên người
bảo hiểm khống chế tỷ lệ giảm tối đa không quá 45%. Những yếu tố làm giảm
mức độ rủi ro bao gồm:
+ Các thiết bị phòng cháy, báo cháy nhưng có hệ thống báo cháy

tự động nối với phòng thường trực, nối thẳng đến trạm cứu hỏa công cộng…
Trong các yếu tố trên chỉ chọn yếu tố nào có mức giảm cao nhất, cho dù
người được bảo hiểm có đầy đủ các phương tiện nói trên.
+ Các thiết bị và phương tiện chữa cháy như có hệ thống thủ công

hoặc tự động phun nước, dập cháy bằng CO 2, chữa cháy bằng bột, bột khô,
dập tắt tia lửa điện, quạt thông khói và hơi nóng,…Trong các yếu tố kể trên,

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp


nếu có nhiều yếu tố để giảm phí thì mức giảm cao nhất được giữ nguyên, các
mức giảm khác chỉ tính 50%.
• Điều chỉnh theo mức miễn thường: Mức miễn thường tối thiểu là

0,2% số tiền bảo hiểm nhưng không dưới 100 USD/ mỗi vụ tổn thất và tối đa
không quá 2000 USD/ mỗi vụ tổn thất. Đây là mức miễn thường không được
giảm phí. Nếu người được bảo hiểm lựa chọn mức miễn thường cao hơn thì sẽ
được giảm phí theo các tỷ lệ giảm mà người bảo hiểm quy định trong bảng
“ Tỷ lệ giảm phí tương ứng với số tiền bảo hiểm và mức miễn thường tự
chọn”.
• Điều chỉnh theo tỷ lệ tổn thất trong quá khứ
Nếu trong những năm gần nhất, tỷ lệ tổn thất của người được bảo hiểm
nhỏ thì tỷ lệ phí cơ bản được điều chỉnh giảm và ngược lại.
Điều đặc biệt lưu ý là việc điều chỉnh tỷ lệ phí cơ bản nhất thiết phải
lần lượt theo các yếu tố tăng giảm ở trên. Không được tính gộp các yếu tố
tăng giảm phí, sau đó điều chỉnh tỷ lệ phí cơ bản theo mức tăng giảm gộp đó.
1.3.

Lý luận về công tác ĐGRR và ĐPHCTT trong bảo hiểm hỏa hoạn
và các rủi ro đặc biệt

1.3.1. Công tác đánh giá rủi ro
1.3.1.1. Vai trò của công tác đánh giá rủi ro
 Đối với công ty bảo hiểm
Công tác đánh giá rủi ro là công tác có ý nghĩa quan trọng trong khai
thác bảo hiểm, đây là những căn cứ để công ty bảo hiểm đưa ra mức phí hợp
lý cho từng đối tượng bảo hiểm, ở từng điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Từ
việc nắm bắt được các yếu tố rủi ro, công ty bảo hiểm có thể dễ dàng xác định
được mức trách nhiệm của mình trong hợp đồng, những rủi ro nào thuộc trách

nhiệm nhà bảo hiểm, và những trách nhiệm nào thuộc về người được bảo

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

hiểm. Từ đó xác định được mức phí hợp lý cũng như xây dựng một chính
sách ĐPHCTT hiệu quả.
Nhìn chung công tác đánh giá rủi ro có thể giúp doanh nghiệp bảo hiểm
xác định và đưa ra các quyết định cơ bản:
+ Có chấp nhận bảo hiểm hay không ?
+ Xác định mức phí phù hợp thông qua các tài liệu thu được từ
khách hàng hoặc trực tiếp do nhân viên đánh giá rủi ro thu thập.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp xác định được mức độ rủi ro, đây là cơ sở
để kiểm soát rủi ro, từ đó đưa ra các biện pháp ĐPHCTT đối với đối tượng
bảo hiểm, từ đó giảm thiểu được số tiền bồi thường. Tóm lại, thực hiện công
tác đánh giá rủi ro tốt chính là điều kiện cần để thực hiện tốt công tác
ĐPHCTT.
 Đối với người được bảo hiểm
Công tác đánh giá, tìm hiểu thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm cẩn
thận, sẽ giúp người bảo hiểm mua bảo hiểm với mức phí phù hợp với giá trị
của đối tượng bảo hiểm. Ngoài ra, nếu người được bảo hiểm cung cấp thành
thực, chính xác các thông có thể giúp các doanh nghiệp bảo hiểm tìm ra
những rủi ro của đối tượng bảo hiểm, từ đó đưa ra những biện pháp hiệu quả
giúp người tham gia bảo hiểm giảm thiểu được tối đa mức độ rủi ro.

1.3.1.2. Nội dung cơ bản công tác đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong
công tác quản lý rủi ro. Có làm tốt việc đánh giá rủi ro thì mới có thể thực
hiện được công tác quản lý rủi ro. Đối với KTV bảo hiểm, việc đánh giá rủi ro
sẽ giúp họ quyết định có nhận bảo hiểm hay không, mức phí bao nhiêu là phù
hợp. Tài liệu về đánh giá rủi ro được coi như báo cáo của họ trong hồ sơ về
khách hàng và cũng là tài liệu để cung cấp cho các nhà nhận tái bảo hiểm
đồng thời cũng là cơ sở đối chiếu khi giải quyết bồi thường.

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Công tác này phải dựa trên thông tin do khách hàng cung cấp ( theo các
tiêu chí của GYCBH). Trường hợp khách hàng không cung cấp đầy đủ thông
tin hoặc đối với các dịch vụ có mức độ rủi ro cao, số tiền bảo hiểm lớn CBKT
phải chủ động đến làm việc trực tiếp tại địa điểm đặt tài sản để xác định lại
thông tin rủi ro và lập báo cáo đánh giá rủi ro.
 Các nội dung cơ bản cần xem xét khi đánh giá rủi ro:
− KTV xác định số lượng đơn vị rủi ro và giá trị từng đơn vị rủi ro, có

họa đồ phân tích các rủi ro. Đối với mỗi đơn vị rủi ro tốt nhất nên sử
dụng danh mục giá trị riêng.
− Đánh giá tổn thất lớn nhất có thể xảy ra và tổn thất lớn nhất ước tính;
− Đánh giá nguy cơ tổn thất từ bên ngoài ( các nhà máy, xí nghiệp xung


quanh...);
− Biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất: các biện pháp và trang thiết bị

phòng và chống cháy, công tác an ninh/ bảo vệ được thực hiện như thế
nào?
− Tổn thất trong quá khứ: nguyên nhân tổn thất, mức độ tổn thất, tổn thất

có thuộc phạm vi bảo hiểm không?
− Đối với kho khi đánh giá cần chú ý: tính chất hàng hóa trong kho, bao

bì, đóng gói, chiều cao xếp hàng, cấu trúc kho, hệ thống PCCC. Đối với
những kho chuyên dùng như kho lạnh, kho xăng dầu thì cần chú ý đến
các tiêu chuẩn quy định về kho chuyên dùng.
− Đối với nhà ở, khách sạn, văn phòng ( nhỏ, rủi ro đơn giản):
+ Đánh giá về xây dựng: kết cấu, kiến trúc, vật liệu xây dựng, tình

trạng của công trình, việc bảo dưỡng nhà cửa, hệ thống thông nhiệt
và hệ thống thông khói, hệ thống chống sét.
+ Hệ thống điện ( nguồn cung cấp, tình trạng hệ thống dây dẫn ...).

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp


− Đối với khách sạn, văn phòng cao tầng: các nội dung xem xét giống

như đối với khách sạn, văn phòng nhỏ, ngoài ra còn cần chú ý đánh giá,
xem xét hệ thống PCCC, xem xét các nguồn gây cháy nguy hiểm.
− Nhà máy sản xuất, xí nghiệp: ngoài việc đánh giá cấu trúc xây dựng, hệ

thống cung cấp điện thì cần chú ý xem xét các nguy cơ từ quy trình sản
xuất, lưu kho, vệ sinh công nghiệp, quản lý sản xuất, quy định nội bộ;
nhiệt độ, áp suất trong quá trình sản xuất ...
1.3.2. Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất
1.3.2.1. Vai trò của công tác đề phòng hạn chế tổn thất
 Đối với doanh nghiệp bảo hiểm
Mặc dù mất một khoản chi ĐPHCTT trong doanh thu phí, song lợi ích mà
công tác này mang lại cho DNBH lớn hơn nhiều so với khoản chi đó, đặc biệt
khi rủi ro xảy ra nếu làm tốt công tác này DNBH sẽ giảm được rủi ro cho chính
ḿình. Nếu được quan tâm đúng mức công tác ĐPHCTT sẽ giúp doanh nghiệp
giảm được xác suất rủi ro, cũng như tỷ lệ bồi thường từ đó nâng cao được uy tín
doanh nghiệp. Chính vì vậy, ĐPHCTT là một trong những công tác được các
DNBH đặt lên hàng đầu sau khi đã chấp nhận BH để bảo toàn doanh thu cho
doanh nghiệp.
Ngoài ra, công tác đề phòng hạn chế tổn thất, đặc biệt trong bảo hiểm hỏa
hoạn có thể giúp người được bảo hiểm tránh hoặc giảm thiểu tối đa được các
tổn thất. Từ đó thể hiện được vai trò của các DNBH trong công tác chung của
cộng đồng là phòng cháy chữa cháy.
 Đối với người được bảo hiểm
ĐPHCTT có thể làm giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra từ đó không
những làm giảm trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm mà nó còn làm
giảm thiệt hại đối với người tham gia bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Hơn nữa, nếu như người tham gia bảo hiểm thực hiện tốt công tác này, đây


SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

chính là cơ sở để xác định các yếu tố giảm phí bảo hiểm khi DNBH thực hiện
tính phí. Ngoài ra, nhờ công tác ĐPHCTT của công ty bảo hiểm có thể giúp
công nhân, nhân viên ý thức tốt hơn trong công tác phòng cháy chữa cháy
giúp doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh.
Chính vì những lợi ích trên mà công tác ĐPHCTT không chỉ là nhiệm
vụ riêng của các DNBH mà còn là trách nhiệm đối với các bên có liên quan,
đặc biệt là người tham gia bảo hiểm.
1.3.2.2. Nội dung cơ bản công tác ĐPHCTT
ĐPHCTT là các hoạt động được thực hiện với mục đích nhằm ngăn
ngừa những hậu quả rủi ro được dự báo là có thể xảy ra gây thiệt hại cho đối
tượng BH. Để làm tốt công tác này yêu cầu cán bộ BH phải nắm vững nghiệp
vụ, có phương án quản lý rủi ro tốt mà đối tượng tham gia BH có thể gặp phải,
để từ đó có các biện pháp ĐPHCTT ở mức hiệu quả nhất.
Công việc chính của ĐPHCTT là từ những kết quả thu thập được từ công
tác ĐGRR, KTV của doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra các biện pháp phòng ngừa
rủi ro cũng như hạn chế tổn thất khi sự kiện bảo hiểm thực sự xảy ra. Đối với
mỗi nhóm đối tượng có mức độ rủi ro khác nhau, và với mỗi mức độ rủi ro đó,
KTV cần đưa ra một phương án ĐPHCTT phù hợp.
Nhận thấy được vai trò quan trọng của công tác này cho nên vào hàng
năm, để giảm thiểu tỷ lệ bồi thường cũng như tăng uy tín của doanh nghiệp,
DNBH cần bỏ ra các khoản chi ĐPHCTT ( quỹ ĐPHCTT) nhất định, cơ cấu

trong đó bao gồm:
oChi tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng tránh.
oChi tài trợ, hỗ trợ phương tiện vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro.
oChi hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm

nhẹ mức độ rủi ro, tổn thất cho các đối tượng bảo hiểm.

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Như vậy ở chương 1, chúng ta đã tìm hiểu sơ bộ về bảo hiểm hỏa hoạn
và các rủi ro đặc biệt, cũng như nội dung khái quát của công tác ĐGRR và
ĐPHCTT của nghiệp vụ này. Tiếp tục ở chương 2, chúng ta sẽ đi vào xem xét
cũng như đánh giá tình hình triển khai công tác ĐGRR và ĐPHCTT của
nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại công ty bảo hiểm SVIC Hà nội. Từ đó, nhìn
thấy được kết quả của công ty, đặc biệt tìm ra những hạn chế đang tồn tại, và
nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó.

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI
RO VÀ ĐỀ PHÒNG HẠN CHẾ TỔN THẤT CỦA BẢO
HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI
SVIC HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về Công ty Bảo hiểm SHB – VINACOMIN Hà Nội
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Bảo hiểm SVIC Hà nội

Năm 2008, nền kinh tế đất nước bắt đầu có những biến động phức tạp,
khủng hoảng kinh tế thế giới thực sự ảnh hưởng đến các ngành, lĩnh vực, và
hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Trong
bối cảnh như vậy, sự ra đời của Công ty cổ phần Bảo hiểm SHB VINACOMIN, nay chuyển đổi thành Tổng công ty, thể hiện quyết tâm rất lớn
của các cổ đông sáng lập bao gồm Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản
Việt Nam ( TKV), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB),
CTCP Tập đoàn T&T và các cổ đông khác.
Cũng như PVI nhận bảo hiểm cho các đối tượng bảo hiểm chủ yếu trong
lĩnh vực dầu khí, hay PTI trong lĩnh vực hệ thống bưu chính viễn thông, SVIC
bảo hiểm trong lĩnh vực than khoáng sản, với cổ đông lớn nhất là tập đoàn
than khoáng sản VINACOMIN. Đây là một lợi thế rất lớn của SVIC so với
các công ty bảo hiểm khác. Nắm bắt được lợi thế đó, SVIC đã triển khai, đưa
ra rất nhiều sản phẩm hấp dẫn về hầm lò, vừa có thể bảo hiểm cho ngành của
mình, vừa mang lại một doanh thu rất lớn, và chủ yếu cho SVIC, đặc biệt đối
với SVIC Quảng Ninh.
SVIC Hà nội được tách trực tiếp từ tổng công ty SVIC, chính thức đi vào
hoạt động vào tháng 12/2009. Mặc dù ra đời muộn so với các công ty SVIC
khác, song SVIC Hà nội đã sớm khẳng định được khả năng, vị trí của mình


SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

trong tổng công ty. Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã có những bước đi
vững chắc, từ đó đóng góp một phần quan trọng trong tiến trình phát triển và
xây dựng thương hiệu SVIC, để đạt được mục tiêu là một trong những nhà
bảo hiểm hàng đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
 Vài thông tin về Công ty Bảo hiểm SVIC Hà Nội:

• Tên đơn vị:

CÔNG TY BẢO HIỂM SHB – VINACOMIN HÀ

NỘI
• Tên tiếng Anh: Ha Noi SHB – VINACOMIN Insurance Company
• Tên viết tắt:

SVIC Hà Nội

• Địa chỉ : Tầng 7, Tòa nhà AC, Lô A1A, Cụm SXTTCN&CNN,
Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
• Cấp giấy phép và đi vào hoạt động : tháng 12/2009
• Là công ty trực thuộc tổng công ty cổ phần bảo hiểm SHB –
VINACOMIN

• Lĩnh vực kinh doanh : Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ trong đó chỉ
hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, những hoạt động tái bảo hiểm và
đầu tư tài chính vẫn do tổng công ty SVIC thực hiện. Ngoài ra, còn
cung cấp một số dịch vụ như giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn
thất, đại lý giám định,…

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

 Sơ đồ tổ chức
GIÁM ĐỐC

P. Kế toán

P. Nghiệp vụ 1

P. Nghiệp vụ 2

P. Nghiệp vụ 3

P. Bảo hiểm 1

P. Bảo hiểm 2


P. Bảo hiểm 3

P. Bảo hiểm 5

P. Bảo hiểm 6

P.BH Bắc Giang

 Những nghiệp vụ triển khai của SVIC Hà Nội:
→ Bảo hiểm xe cơ giới
→ Bảo hiểm kỹ thuật
→ Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người
→ Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu
→ Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
→ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
→ Các sản phẩm bảo hiểm khác như: bảo hiểm gián đoạn kinh
doanh; bảo hiểm hàng không, bảo hiểm trách nhiệm chung...
2.1.2. Tình hình kinh doanh của SVIC Hà Nội
2.1.2.1. Tình hình kinh doanh bảo hiểm chung
SVIC là một công ty đang còn khá non trẻ trên thị trường bảo hiểm
Việt Nam, cho nên mặc dù mang hình thức là tổng công ty với các công ty

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp


con, nhưng những công ty con này vẫn chỉ thực hiện hoạt động chính của
mình là kinh doanh bảo hiểm gốc, còn những hoạt động như kinh doanh tái
bảo hiểm và đầu tư tài chính vẫn do tổng công ty chịu trách nhiệm thực hiện.
SVIC Hà nội cũng vậy, với vị trí là một công ty con của SVIC, công ty này
chỉ triển khai kinh doanh bảo hiểm gốc các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc lĩnh
vực phi nhân thọ.
Xét trong toàn SVIC, thì SVIC Quảng Ninh là đơn vị đứng đầu về
doanh thu do có nhiều lợi thế từ Tập đoàn Than khoáng sản là cổ đông lớn
nhất của SVIC. Dù ra đời khá muộn so với các công ty khác trong toàn SVIC,
song SVIC Hà nội cũng đã sớm khẳng định khả năng khai thác bảo hiểm gốc
cũng như hiệu quả kinh doanh của mình trong tổng công ty. Thực tế, qua hai
năm đi vào hoạt động công ty đã có những bước tăng trưởng doanh thu đáng
nể, vượt lên SVIC Thăng Long và chỉ đứng sau SVIC Quảng Ninh về thị
phần doanh thu trong tổng công ty SVIC. Đây là sự nỗ lực rất lớn của cán bộ
cũng như nhân viên của cả SVIC Hà nội.
Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu doanh thu, tỷ lệ bồi thường của SVIC, SVIC
Hà nội, Thị trường trong 2 năm vừa qua
Năm 2010
Chỉ tiêu

Doanh thu
(Trđ)

Tỷ lệ BT

Năm 2011
Doanh thu
(Trđ)


Tỷ lệ BT

Tỷ lệ tăng
doanh thu

SVIC Hà Nội

38.825

31%

50.243

39%

37,45%

Toàn SVIC

275.067

23,7%

312.303

33,59%

13,54%

37%


20.497.000

42,33%

20,2%

Toàn thị trường 17.052.000

( Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam; SVIC; SVIC Hà nội)
Như vậy dựa vào bảng trên có thể đưa ra nhận xét như sau:
+ Tình hình kinh doanh bảo hiểm của SVIC Hà nội so với thị trường và
toàn SVIC có thể nói là rất hiệu quả, thể hiện ở chỉ tiêu doanh thu năm 2011

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

tăng trưởng tới 37,45% so với 2010, trong khi đó toàn SVIC, thị trường lần
lượt là 20,2% và 13,54% có thể xem đây là một thành tích rất tốt của SVIC
Hà nội trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như trong năm vừa rồi.
+ Mặc dù về doanh thu có nhiều thành tích, nhưng tỷ lệ bồi thường của
SVIC Hà nội vẫn đang khá cao so với toàn SVIC, và có sự gia tăng qua 2 năm
vừa rồi, điều này có thể dễ dàng giải thích là do công ty chưa thực sự có nhiều
kinh nghiệm trong công tác quản lý kiểm soát các rủi ro, hoặc tổ chức chưa

hiệu quả công tác giám định, BT khi sự kiện BH xảy ra. Song nếu so sánh với
tỷ lệ BT bình quân của thị trường vẫn đang thấp hơn, đây cũng là một kết quả
đáng ghi nhận so với điều kiện đang non trẻ của SVIC Hà nội hiện nay.
+ Mặc dù SVIC Hà nội mới được thành lập năm 2009, nhưng có nền
tảng thuận lợi là tách từ phòng kinh doanh của tổng công ty, do đó nhân lực
của công ty có ít nhiều hiểu biết về nghiệp vụ, thêm vào đó lại đóng tại thủ đô
Hà Nội, nơi có lượng khách hàng tiềm năng lớn, do đó công ty có nhiều điều
kiện hơn trong việc khai thác thêm các hợp đồng bảo hiểm mới. Chính vì lý
do này nên doanh thu phí bảo hiểm khai thác tăng trưởng tốt và đứng thứ 2
trong tổng công ty, chỉ đứng sau SVIC Quảng Ninh.
Ngoài ra, sau hơn 2 năm chính thức đi vào hoạt động, SVIC Hà nội đã
triển khai hầu hết các loại hình nghiệp vụ cơ bản trên thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ Việt Nam. Trong đó, công ty đã tập trung khai thác một số sản phẩm
chiến lược như: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, bảo hiểm kỹ thuật,
bảo hiểm tài sản... Để tìm hiểu chi tiết cơ cấu doanh thu của từng nghiệp vụ,
chúng ta có thể xem xét bảng sau:

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2.2: Cơ cấu DT bảo hiểm gốc của SVIC Hà nội trong 2 năm vừa qua
2010
Năm
Nghiệp vụ


Doanh thu
phí ( Trđ)

2011
% tổng
DT phí
(%)

Doanh thu

% tổng DT

phí ( Trđ)

phí ( %)

1. Xe cơ giới

11.842

30,5

17.233

34,3

2. Kỹ thuật

10.867


27,99

14.068

28,0

3.642

9,38

5.627

11,2

4. Tai nạn, sức khỏe

2.660

6,85

3.768

7,5

5. Hàng hóa vận chuyển

1.879

4,84


2.914

5,8

6. Các loại hình khác

3.879

10,8

6.632

13,2

3. Hỏa hoạn và các rủi
ro đặc biệt

( Nguồn: Tổng kết số liệu khai thác SVIC Hà nội năm 2010,
2011)
Ở bảng trên, tỷ trọng doanh thu phí của các nghiệp vụ được sắp xếp theo
thứ tự giảm dần từ trên xuống dưới. Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm cơ giới, và
bảo hiểm kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của công
ty. Cho thấy công ty, có thế mạnh và tập trung khai thác chủ yếu 2 nghiệp vụ
này. Trong khi đó, dễ dàng nhận thấy đối với nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn
và các rủi ro đặc biệt có tốc độ cũng tăng nhanh trong cơ cấu doanh thu, chỉ
đứng sau nghiệp vụ xe cơ giới. Điều đó cho thấy bảo hiểm hỏa hoạn đang dần
trở thành nghiệp vụ mũi nhọn và chủ đạo của công ty.
Đối với doanh thu phí từ các loại hình bảo hiểm khác như: BH hàng hóa
vận chuyển, BH thiệt hại kinh doanh lại chiếm một tỷ trọng nhỏ vì đây không

phải là loại hình bảo hiểm thế mạnh của SVIC Hà nội. Ngoài những nghiệp
vụ bảo hiểm truyền thống, trong thời gian qua SVIC Hà nội đã triển khai một

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: bảo hiểm tài chính, bảo hiểm trách nhiệm
giám đốc và nhà điều hành…
Không chỉ hoạt động triển khai kinh doanh bảo hiểm gốc, mà SVIC Hà
nội còn cung cấp một số dịch vụ cho các công ty bảo hiểm khác có liên quan
bảo hiểm như: giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám
định, xét giải quyết bồi thường và thu đòi người thứ ba….
Nhìn chung, mặc dù SVIC Hà nội có tăng trưởng khá cao về doanh thu
bảo hiểm gốc, nhưng vẫn giữ những điểm yếu cố hữu của thị trường vẫn chưa
được khắc phục như hạ phí, mở rộng phạm vi BH, tỷ lệ bồi thường cao..., làm
cho công ty vẫn đang thua lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, và lợi
nhuận chủ yếu của SVIC Hà nội được mang lại chủ yếu do hoạt động đầu tư
từ doanh thu BH của tổng công ty SVIC.
2.1.2.2. Tình hình kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
Nhu cầu bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt không chỉ tăng theo
đà tăng trưởng của đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân, mà nó còn tăng lên
do yếu tố khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn. Trong những năm gần
đây bảo hiểm hỏa hoạn có tốc độ tăng trưởng doanh thu khá cao. Tuy nhiên,
hiện vẫn còn không ít vấn đề khiến nghiệp vụ kinh doanh này chưa có lãi. Các

hành vi cạnh tranh gay gắt của các công ty bảo hiểm thường là hạ phí bảo
hiểm, mở rộng điều khoản điều kiện bảo hiểm, thậm chí sang cả phạm vi bảo
hiểm của loại sản phẩm BH khác, xem nhẹ công tác ĐGRR và ĐPHCTT của
đối tượng bảo hiểm nên dẫn đến tỷ lệ bồi thường ở nghiệp vụ này rất cao, đặc
biệt năm 2011, con số này lên đến 57,6% doanh thu bảo hiểm gốc.
Đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện áp dụng theo Quy tắc bảo hiểm hỏa
hoạn và các rủi ro đặc biệt. Và nó cũng là loại hình bảo hiểm quan trọng mang
lại tỷ trọng doanh thu cao cho công ty, nhưng cũng là nghiệp vụ có tỷ trọng

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

bồi thường tổn thất khá cao. Cho nên, công ty đã khuyến cáo các KTV cần
thực hiện nghiêm chỉnh các công tác khi triển khai nghiệp vụ này.
Bảng 2.3: Tình hình doanh thu và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn
của SVIC Hà nội 2 năm vừa qua
SVIC Hà nội
Chỉ tiêu

Doanh
thu
( Trđ)

Năm

2010

Năm
2011

Toàn thị trường

Tỷ lệ tăng

Tỷ lệ

Tỷ lệ

DT cùng kỳ

bồi

tăng

năm trước

thường

doanh

( %)

( %)

thu ( %)


Tỷ lệ bồi
thường
( %)

6 tháng đầu

1.217



25

22

6 tháng cuối

2.425



31

Cả năm

3.642



28


32,4

6 tháng đầu

2.246

84,55

22

25

6 tháng cuối

3.381

39,42

41

Cả năm

5.627

54,5

31.5

24,94


20,97

42,8

90,2
57,6

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2010; 2011)
Từ bảng 2.3, có thể đưa ra biểu đồ:

SV: Nguyễn Văn Ngọc

Lớp:CQ46/03.02


×